Khảo sát ảnh hưởng của các loại giá thể đến sự sinh trưởng phát triển của sen trồng bằng hạt, thí nghiệm được bố thí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yếu tố, bốn nghiệm th
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TR ƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG SEN TỪ HẠT
VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN NPK ĐẾN
SỰ SINH TRƯỞNG CỦA HOA SEN TRỒNG CHẬU
Họ và tên sinh viên: TÔN THỊ THÚY Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2008-2012
Tp HCM, tháng 07/2012
Trang 2KHẢO SÁT KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG SEN TỪ HẠT
VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN NPK ĐẾN
SỰ SINH TRƯỞNG CỦA HOA SEN TRỒNG CHẬU
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ba và Mẹ là người đã sinh ra, nuôi dưỡng tôi nên người Không ngôn từ nào có thể diễn tả hết những hy sinh mà Ba Mẹ đã dành cho tôi Cảm ơn Ba Mẹ và Anh Chị trong Gia Đình đã luôn bên cạnh, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi ăn học đến ngày hôm nay
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Khoa Nông học cùng tất cả quý Thầy Cô trong và ngoài trường đã truyền đạt kiến thức cho Tôi trong suốt quá trình học tại trường
TS Bùi Minh Trí cùng Cô Đoàn Phạm Ngọc Ngà đã tận tình giúp đỡ, dìu dắt, hướng dẫn và hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn trong Bộ môn Công nghệ sinh học đã hỗ trợ cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài tại Nhà lưới Bộ môn Công nghệ sinh học
Cảm ơn các bạn Hồ Văn Nhứt, Lê Minh Nhựt, Phan Hải Văn, Nguyễn Thị Phùng Nhị cùng tập thể lớp DH08NH đã hỗ trợ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian làm đề tài tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn
Tp Hồ Chí Minh, tháng 07/2012
Tôn Thị Thúy
Trang 4TÓM TẮT
Tôn Thị Thúy 2012 Khảo sát kỹ thuật nhân giống sen từ hạt và hiệu quả một số
loại phân bón NPK đến sự sinh trưởng của hoa sen trồng chậu Khóa luận Tốt
nghiệp ngành Nông học, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh,
Giảng viên hướng dẫn TS Bùi Minh Trí
Sen là một cây trồng xuất hiện từ rất lâu đời Hiện nay sen đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới Diện tích trồng sen ở miền Nam chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, trồng trên diện rộng với mục đích làm thực phẩm Các tài liệu về trồng sen trong chậu còn hạn chế Canh tác sen lấy hạt trồng trên diện tích lớn chắc chắn có nhiều vấn
đề khác biệt so với trồng sen trong chậu lấy hoa Vì vậy việc nghiên cứu cho giống sen lấy hoa trồng chậu là cần thiết Với mục tiêu xác định loại giá thể và loại phân nào thích hợp nhất cho sự sinh trưởng phát triển của giống sen trồng chậu
Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2012 tại Nhà lưới Bộ môn công nghệ sinh học thực vật, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM Đề tài được tiến hành trên giống sen trồng chậu gồm hai thí nghiệm 1 Khảo sát ảnh hưởng của các loại giá thể đến sự sinh trưởng phát triển của sen trồng bằng hạt, thí nghiệm được bố thí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yếu tố, bốn nghiệm thức, ba lần lặp lại 2 Xác định loại phân thích hợp cho giống sen trồng bằng ngó, thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yếu tố, sáu nghiệm thức, ba lần lặp lại
Kết quả đạt được:
Trong thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của các loại giá thể đến sự sinh trưởng phát triển của sen trồng bằng hạt cho thấy hạt sen khi cắt 1/3 vỏ sẽ cho tỷ lệ nảy mầm tốt hơn Phản ứng nảy mầm của hạt sen trong các loại giá thể là khác nhau, tỷ lệ nảy mầm trong cát là tốt nhất Cây sen được trồng trong đất có sự sinh trưởng tốt hơn các loại giá thể khác Trong thí nghiệm xác định loại phân thích hợp cho giống sen trồng bằng ngó thì phânbón NPK 16-16-13 có ảnh hưởng tốt nhất đến sự sinh trưởng của các cây sen
Trang 5MỤC LỤC
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iv
Mục lục iv
Danh sách các bảng viii
Danh sách hình và đồ thị ix
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu đề tài 1
1.3 Yêu cầu cần đạt 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Giá trị của cây sen 3
2.1.1 Giá trị dinh dưỡng và dược liệu 3
2.1.2 Giá trị về tinh thần 4
2.2 Nguồn gốc và phân bố cây sen 5
2.3 Phân loại cây sen 5
2.3.1 Phân loại thực vật 5
2.3.2 Phân loại sen theo đặc tính sử dụng 6
2.4 Đặc điểm hình thái cây sen 6
2.5 Các phương pháp nhân giống sen 8
2.5.1 Nhân giống từ hạt 8
2.5.2 Nhân giống bằng nuôi cấy mô 8
2.5.3 Nhân giống vô tính từ củ 9
2.5.4 Phương pháp tách cây 10
2.6 Các nhu cầu về môi trường của cây sen 10
2.6.1 Đất 10
2.6.2 Thời tiết 10
2.6.3 Chất lượng nước 11
2.6.4 Yêu cầu về chậu trồng sen 12
2.7 Nhu cầu dinh dưỡng của sen 12
Trang 62.7.1 Nhu cầu dinh dưỡng của sen 12
2.7.2 Triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên sen 13
2.8 Tình hình trồng sen trên thế giới và Việt Nam 14
2.8.1 Trên thế giới 14
2.8.2 Việt Nam 14
2.9 Thị trường tiêu thụ sen 15
2.10 Thuận lợi và khó khăn trong nghề trồng sen ở Đồng bằng sông Cửu Long 16
2.10.1 Thuận lợi 16
2.10.2 Khó khăn 18
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Vật liệu thí nghiệm 18
3.2 Phương pháp nghiên cứu 18
3.2.1 Điều kiện thí nghiệm 18
3.2.1.1 Địa điểm thí nghiệm và đặc điểm đất đai 18
3.2.1.2 Đặc điểm khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm 18
3.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 19
3.3 Phương pháp xử lý thống kê: 23
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
4.1 Xác định một số thông số kỹ thuật nhân giống và loại giá thể thích hợp cho sen trồng chậu: 24
4.1.1 Giai đoạn gieo hạt 24
4.1.2 Giai đoạn sinh trưởng 25
4.1.2.1 Động thái tăng trưởng số lá và tốc độ ra lá 25
4.1.2.2 Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 27
4.1.2.3 Động thái và tốc độ tăng trưởng đường kính cuống lá 29
4.1.2.4 Động thái và tốc độ tăng trưởng đường kính lá 31
4.1.3 Xây dựng kỹ thuật nhân giống cho cây sen trồng bằng hạt 33
4.2 Xác định nhu cầu phân bón của cây sen trồng bằng ngó 33
4.2.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón phân đến sự phát triển chung của cây sen 34
4.2.1.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón đến động thái và tốc độ ra lá của cây sen 34
Trang 74.2.1.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón đến động thái và tốc độ tăng trưởng chiều
cao cuống lá 35
4.2.1.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón đến động thái và tốc độ tăng trưởng đường kính cuống lá của cây sen 37
4.2.1.4 Ảnh hưởng của các loại phân bón đến động thái và tốc độ tăng trưởng đường kính lá sen 39
4.2.2 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sự sinh trưởng của lá đứng cây sen
41
4.2.2.1 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sự hình thành lá đứng 41
4.2.2.2 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến số lượng lá đứng 42
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 44
5.1 Kết luận 44
5.2 Đề nghị 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
PHỤ LỤC 47
Phụ lục 1: Một số hình ảnh trong thí nghiệm 47
Phụ lục 2 51
Trang 8DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng của 100 g củ sen và hạt sen 3
Bảng 2.2: Thị trường Sen nhập khẩu của Nhật 15
Bảng 2.3: Thị trường củ sen ở Nhật từ 1995-1998 16
Bảng: Tình hình thời tiết, khí hậu nơi thí nghiệm 18
Bảng 4.1 Tỷ lệ nảy mầm của hai loại hạt sen được gieo trên bốn loại giá thể ở các thời điểm khác nhau 24
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của 4 loại giá thể đến sự ra lá của cây sen (lá) 26
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của bốn loại giá thể đến chiều cao cây sen (cm) 28
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của bốn loại giá thể đến sự tăng trưởng đường kính cuống lá (cm) 30
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của bốn loại giá thể đến đường kính lá sen (cm) 31
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các loại phân bón NPK đến sự ra lá của các cây sen (lá) 34
Bảng 4.7: Chiều cao cuống lá của các cây sen ở các thời điểm sinh trưởng dưới ảnh hưởng của các loại phân bón NPK 36
Bảng 4.8:Ảnh hưởng của các loại phân bón NPK đến sự tăng trưởng đường kính cuống lá các cây sen 38
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến động thái tăng trưởng đường kính lá 39
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sự hình thành lá đứng (NTKBĐTN) 41
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến tỷ lệ lá đứng/tổng lá (%) 42
Trang 9DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 4.1: Tốc độ ra lá của các cây sen được trồng với bốn loại giá thể khác
nhau (lá/cây/15ngày) 27
Hình 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cuống lá ở các cây sen được trồng với các loại giá thể khác nhau (cm/lá/15ngày) 29
Hình 4.3: Tốc độ tăng trưởng đường kính cuống lá ở các cây sen được trồng với các loại giá thể khác nhau (cm/lá/15ngày) 31
Hình 4.4: Tốc độ tăng trưởng đường kính lá ở các cây sen được trồng với các loại giá thể khác nhau (cm/lá/15ngày) 32
Hình 4.5: Tốc độ ra lá của các cây sen ở các NT (lá/cây/15ngày) 35
Hình 4.6: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cuống lá các cây sen ở các NT (cm/lá/15ngày) 37
Biều đồ 4.7 Tốc độ tăng trưởng đường kính cuống lá các cây sen ở các NT (cm/lá/15ngày) 38
Hình 4.8: Tốc độ tăng trưởng đường kính lá của các cây sen ở các NT (cm/lá/15ngày) 40
Hình 4.9 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến số lượng lá đứng 42
Hình 6.1 Hai kiểu xử lý hạt: để nguyên vỏ và cắt 1/3 vỏ 47
Hình 6.2 Cây sen con trồng trong thí nghiệm 1 47
Hình 6.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 48
Hình 6.4 Lá đứng ở NT không bón phân rất yếu 48
Hình 6.5 Các cây sen ở 45 NTKBĐTN 49
Hình 6.6 Nhện đỏ trên cuống và lá sen Error! Bookmark not defined Hình 6.7 Sâu xanh cắn phá lá sen 50
Trang 10Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây sen có tên khoa học là Nelumbo nucifera Geartn, là một loài có hoa đẹp và
đã được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới
Sản phẩm từ cây sen có ý nghĩa cả về mặt mỹ thuật, giá trị dinh dưỡng và dược liệu Nhờ vậy sen đang mở ra nhiều triển vọng giao thương trên thị trường Châu Á và quốc tế
Ở nước ta, sen là một loại cây trồng phổ biến, đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Tiền Giang
Hiện nay, hoa sen được người dân đô thị mua về cắm khá phổ biến nhưng nhiều gia đình còn muốn trồng được chậu sen của riêng mình trong khuôn viên nhỏ bé trong thành phố Như bất kỳ một mô hình canh tác nào, để phát triển thì nhu cầu cây giống
và chế độ chăm sóc (đặc biệt là dinh dưỡng) là hết sức quan trọng Các tài liệu về kỹ thuật trồng sen lấy hạt, lấy ngó được canh tác trên đồng ruộng đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm và đúc kết Tuy nhiên kiến thức và kinh nghiệm cũng như tài liệu hướng dẫn trồng sen trong chậu lại rất hạn chế Canh tác sen để lấy hạt hay ngó sen, trồng trên diện tích lớn và trồng sen trong chậu để lấy hoa chắc chắn có nhiều khác biệt cả về phương thức trồng và nhu cầu dinh dưỡng
Xuất phát từ những vấn đề thực tế trên, dưới sự hướng dẫn của thầy TS Bùi Minh Trí, tôi tiến hành đề tài “Khảo sát kỹ thuật nhân giống sen từ hạt và hiệu quả một
số loại phân bón NPK đến sự sinh trưởng của hoa sen trồng chậu”
1.2 Mục tiêu đề tài
- Xác định một số kỹ thuật nhân giống, loại giá thể thích hợp cho sen trồng chậu
- Khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển, mức độ nhiễm sâu bệnh của giống sen trồng chậu dưới ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau
Trang 111.3 Yêu cầu cần đạt
Thực hiện nghiêm túc, chính xác quá trình thí nghiệm Ghi nhận, đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát triển, tình hình nhiễm sâu bệnh của giống sen trồng bằng hạt trong các loại giá thể khác nhau Theo dõi, đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát triển, tình hình nhiễm sâu bệnh của giống sen trồng bằng ngó dưới ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm 4 loại giá thể và 6 công thức phân bón ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của giống sen trồng chậu Thời gian thực hiện: từ 02/2012 đến 06/2012 Địa điểm tại Nhà lưới thuộc Bộ môn công nghệ sinh học thực vật, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM
Trang 12Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giá trị của cây sen
Cây sen là loại thủy sinh được trồng và tiêu thụ phổ biến ở châu Á Lá, bông, hạt và củ sen đều là những bộ phận có thể ăn được Riêng bông sen được sử dụng trong nhiều lễ hội ở các nước châu Á Các bộ phận khác của cây sen như hoa, lá, củ đều có công
dụng khác nhau
2.1.1 Giá trị dinh dưỡng và dược liệu
Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng của 100 g củ sen và hạt sen
Năng lượng (kj)
Calcium (mg) 18,0 17,6 95,0 190,0
Phosphorus (mg)
Trang 13Hạt sen: Hạt sen là thực phẩm cao cấp dùng cho người già yếu, trẻ em hoặc dùng làm các món ăn quý có chất lượng cao: mứt, chè sen Trong y học cổ truyền, hạt sen có
vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, sáp trường, cố tinh Dùng làm thuốc
bổ, chữa tỳ hư sinh tiết tả (ỉa chảy), di mộng tinh, băng lậu, đới hạ, mất ngủ, thần kinh suy nhược
Tâm sen: dù vị rất đắng nhưng có tác dụng an thần nhẹ Người ta có thể dùng tâm sen chữa sốt và khát nước, di mộng tinh, tim đập nhanh, huyết áp cao, hồi hộp hoảng hốt, mất ngủ
Gương sen: Có tác dụng tiêu ứ, cầm máu, chữa các bệnh chảy máu: chảy máu tử cung, băng huyết, ỉa và đái ra máu, đau bụng dưới do ứ huyết Trong các bài thuốc chữa băng huyết, rong huyết thường có liên phòng cùng các vị thuốc khác
Tua nhị sen: có vị chát, tính ấm và có tác dụng sáp tinh, ích thận, thanh tâm, chỉ huyết Tua sen được dùng để chữa băng huyết, thổ huyết, di mộng tinh, trĩ, bạch đới Hạt gạo: có hương thơm Người ta thường chọn bông sen sắp nở, tách lấy hạt gạo
để ướp chè Chè tàu loại ngon, ướp hương sen này, pha với nước sương hứng trên các
lá sen vào sáng sớm là thú vui ẩm thực tao nhã của người xưa
Lá sen: Lá sen có vị đắng, tính bình, vào can tỳ vị, có tác dụng hạ huyết áp, an thần, thanh thử, lợi thấp, tán ứ, chỉ huyết Lá sen dùng để gói cốm làm cho cốm dẻo và
có hương thơm mát đặc biệt khó quên
Mầm ngó sen: Vị ngọt chát, tính bình, vào kinh can tâm vị Có tác dụng thu liễm cầm máu, tráng dương, an thần
2.1.2 Giá trị về tinh thần
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 3/2/2012 cho biết, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án “Quốc hoa Việt Nam” Trong đó, hoa sen được chính thức đề cử làm Quốc hoa
Hoa sen không chỉ là loài hoa gần gũi, thân thiết mà còn là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang, thuần khiết Từ bao đời nay hoa sen đã trở thành một hình tượng đặc biệt trong văn hóa người Việt Nam Từ thời xa xưa biểu tượng hoa sen đã
có trong văn học nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa ẩm thực, y học của người Việt Nam
Trang 14Hoa sen với những đặc tính sinh học, nét đẹp về hình thức, màu sắc, hương thơm, tính hữu dụng trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày, biểu tượng cho đất nước và con người Việt Nam Từ lâu hoa sen được đại đa số nhân dân Việt Nam yêu thích và tôn vinh, xứng đáng là Quốc hoa Việt Nam
2.2 Nguồn gốc và phân bố cây sen
Cây sen (Nelumbo nucifera) là loại cây thủy sinh đa niên có nguồn gốc ở châu
Á, xuất phát từ Ấn Độ (Makino, 1979), sau đó lan qua Trung Quốc, Nhật Bản, vùng đông bắc Úc châu và nhiều nước khác Nhìn chung sen phân bổ từ Bắc Kinh ở vĩ tuyến
40oBắc đến Úc ở vĩ tuyến 20o
Nam
Hoa sen là một trong những cây trồng xuất hiện sớm nhất Năm 1972, các nhà khảo cổ của Trung Quốc đã tìm thấy hóa thạch của hạt sen 5000 tuổi ở tỉnh Vân Nam Shen Miker (1995) phát hiện hạt sen 1228 ± 271 tuổi trong những hồ cổ của tỉnh Pulatien, Liaoning vẫn còn khả năng nảy mầm, một kỷ lục về sức sống bền lâu nhất được ghi nhận từ trước đến nay
Các nhà khảo cổ Nhật Bản cũng tìm thấy các hạt sen bị thiêu đốt ở trong hồ cổ sâu 6 m ở tại Chiba, ở niên đại 1200 năm (Iowa, 1986) Họ tin rằng có một số giống sen xuất phát từ Nhật Bản, nhưng sen lấy củ thì từ Trung Quốc (Takashashi, 1994) Một số giống sen Trung Quốc khi du nhập sang Nhật Bản một thời gian mang tên Nhật như Taihakubasu, Benitenjo, Kunshikobasu, Sakurabasu và Tenjikubasu
2.3 Phân loại cây sen
Trang 152.3.2 Phân loại sen theo đặc tính sử dụng
Viện Nghiên cứu thực vật Wuhan Trung Quốc đã sưu tập được 125 giống sen Tùy theo mục đích sử dụng mà phân ra các nhóm sau:
- Nhóm sen cho củ: cho năng suất củ rất cao, chất lượng tốt nhưng không có hoặc
có rất ít hoa
- Nhóm sen cho hoa: Cho hoa to, nhiều, màu sắc đẹp nhưng không có củ Hoa có một, hai hay nhiều tầng cánh, có giống có đến 1000 cánh Màu sắc của hoa rất thay đổi
từ màu trắng, vàng, tím, đỏ hoặc có 2 màu trên 1 cánh, thường màu trắng ở phần dưới
và màu tím ở trên Nhóm sen cho hoa cũng có gương nhưng hạt nhỏ, năng suất kém
- Nhóm sen cho hạt: cho nhiều hoa với tỷ lệ hạt chắc cao Hạt lớn, có hương vị thơm ngon Giống thường chỉ có một tầng cánh, màu đỏ, rễ thường nhỏ và không có
củ
2.4 Đặc điểm hình thái cây sen
Cây sen thuộc họ Nelumbonaceae, thuộc nhóm cây một lá mầm, là cây C3, cây
thủy sinh đa niên, số nhiễm sắc thể 2n=16 Cây sen gồm có rễ, củ, lá, hoa, gương và hạt
Những bộ phận của sen:
- Rễ: sen có rễ chùm, có khoảng 20 - 50 rễ trên một đốt của củ Rễ thường có màu trắng kem khi còn non và mang một ít lông hút Rễ tăng trưởng đến 15 cm và khi già chuyển sang màu nâu
- Củ: củ sen giống như miếng súc-xích có màu trắng kem xen lẫn màu nâu Củ sen được hình thành từ một đoạn rễ, thường có 3 - 4 lóng, dài 60 - 90 cm, lóng cuối thường nhỏ, đường kính 4 – 6 cm, dài 10 - 15 cm Lóng thứ hai thường to nhất đường kính 5 -
10 cm, dài 10 - 12 cm Lóng thứ nhất thường ngắn, chỉ dài 5 - 10 cm và mang thân mới Cấu tạo của củ xốp, cho phép không khí thông suốt chiều dài của củ
- Lá: lá sen thường lớn, hơi tròn có đường kính 20 - 100 cm và có màu xanh, xanh xám, xanh đỏ, mặt trên dầy, mặt dưới màu xanh nhạt Gân lá xuất phát từ tâm nơi cuống lá toả đều ra mép lá Lá đầu tiên nảy mầm từ hạt có màu xanh hơi ửng đỏ, nhỏ, yếu ớt và phiến lá cuống vào trong, sau đó lá này bung ra trong nước Lá thứ hai nổi trên mặt nước nhưng thân vẫn còn rất yếu, những lá tiếp theo vươn khỏi mặt nước Lá
Trang 16sen ở giai đoạn đầu nhỏ và thấp, sau đó lớn và cao dần trong giai đoạn tăng trưởng, khi
trổ hoa và phát triển củ lá nhỏ và thấp lại Khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá
do vậy nếu lá sen không vượt qua được mặt nước thì sen sẽ khó khăn trong việc hấp thu oxygen Lá chứa các hợp chất thơm mà 40% là cis-3-hexenol (Omata và ctv, 1992)
Các nhà sinh học ở Viện Thực Vật của Đại học Bonn đã nghiên cứu hiện tượng như sau Dưới kính hiển vi điện tử, bề mặt lá có cấu trúc đặc biệt đẩy nước và đất bụi, gồm những u nổi lên gồ ghề có kích thước 20 - 40 micrometers, phía trên có đính những tinh thể sáp có kích thước 200 nanometers - 2 micrometers Chính cấu trúc gồ ghề này và đặc tính kỵ nước của tinh thể sáp làm nước rớt trên lá sen thay vì chảy tràn
ra mà tạo thành giọt lớn lăn tròn trên lá, cuộn tất cả hạt bụi dính trên đó Hiệu ứng này (lotus effect) được ứng dụng trong chế tạo những vật liệu tự làm sạch và không dính nước thường để ngoài trời
- Cuống lá thường xốp, đường kính và chiều cao thay đổi tùy vào tuổi cây Cuống
lá nhỏ, mềm và xốp khi còn non, lớn và cứng khi già Tuy nhiên những giống sen có cọng láng thường không thích hợp để cho củ, vấn đề này đang tiếp tục nghiên cứu Cuống lá có các đường dẫn khí để truyền dẫn oxygen hút được qua các khí khổng trên phiến lá xuống cung cấp cho bộ rễ Nhờ đặc tính này mà sen có thể phát triển tốt ngay
cả trong điều kiện ngập nước và yếm khí cao Chiều cao cuống lá cây sen sẽ thay đổi
từ 45,72 cm đến 152,4 cm tùy thuộc vào giống
- Hoa: Ở xứ lạnh mầm hoa chỉ vươn ra vào mùa xuân Ở xứ nhiệt đới và đối với
các giống sen cảnh, hoa có thể ra đều quanh năm Hoa sen là loại hoa có hoa tự đối xứng hoàn toàn (actinomorphic) và bầu noãn nổi (Shen-Miller, 1995), có 4 - 6 đài hoa màu xanh hay đỏ, 12 - 20 cánh hoa hình elip Cánh hoa có màu biến thiên từ trắng, tím, cam, đỏ Có những giống cánh mang hai màu, trắng với hồng hoặc hồng với tím Phía trong có gương sen màu vàng mang các hạt sen Bao quanh gương sen là các vòi nhụy màu nâu, mang các hạt phấn màu vàng Mùi thơm của hoa 65% là các hydrocarbon 1,4 dimethoxybenzen, 1,8 - cineole, terpinol-4-ol và linalool (Omata và ctv, 1972) Hoa sen nở vào giữa buổi sáng và khép lại vào giữa buổi chiều Mỗi hoa kéo dài ba ngày trước khi cánh hoa rụng đi để lộ ra một vỏ hạt Những cái vỏ này tiếp
Trang 17tục phát triển thêm sáu tuần cho đến khi tăng gấp đôi kích thước Sen mới trồng không phải lúc nào cũng ra hoa trong năm đầu tiên Các cơ hội của ra hoa tốt hơn nếu là đầu mùa hè rất ấm áp và đầy nắng Hầu hết các cây lai được phát triển từ các loài bản địa tại Đông Ấn Độ
- Gương sen: gương sen đính vào phần cuối của cuống hoa, nằm phía trong cánh sen Lúc đầu gương có màu xanh, sau chuyển sang màu nâu tím trước khi phía trong phôi nhũ trở nên khô cứng Phía trong vỏ quả lúc đầu chứa nước và không khí, sau đó phôi nhũ bắt đầu tăng trưởng, những hạt lép chỉ chứa nước và không khí đến lúc già Nước và không khí là yếu tố quyết định đến sức sống của hạt Tâm sen chứa hai mầm
chồi màu xanh do có chứa Chlorophyll, giúp cây có thể quang hợp ngay khi vừa mới nảy mầm (Eseau, 1965)
2.5 Các phương pháp nhân giống sen
2.5.1 Nhân giống từ hạt
Hạt sen được ghi nhận giữ kỷ lục về sức sống, hạt có thể tồn trữ được đến 1.500
năm Nguyên nhân do hạt khô cứng, vỏ hạt không thấm nước Nhiêt độ đóng vai trò quyết định đến sự nảy mầm của hạt sen, nó kích thích phôi nảy mầm và phát triển, phá
vỡ miên trạng và tăng sự hòa tan các chất ức chế trong hạt (Baskin và CTV, 2005) Ở
15oC, hầu như hạt sen không nảy mầm được, ở 20o
C thời gian nảy mầm mất 9 ngày, từ 25-40oC, thời gian nảy mầm rút còn 6 ngày, ở 40o
C xuất hiện triệu chứng mầm chết do nóng (David J Hicks, 2005) Do bản thân tâm sen có chứa diệp lục nên nó nảy mầm không cần ánh sáng trong 10 ngày (C-Q Tang và CTV, 2002)
Nhân giống bằng hạt sẽ không giữ được đặc tính mong muốn ban đầu của giống sen do tỷ lệ thụ phấn chéo cao Do đó biện pháp này chủ yếu được sử dụng trong các chương trình nghiên cứu lai tạo giống mới
Tại Đồng Tháp, nông dân gieo hạt trong nương mạ để tiện chăm sóc, sau 7 ngày hạt nảy mầm, nhổ đem ra ruộng cấy vào 23 ngày sau khi gieo
2.5.2 Nhân giống bằng nuôi cấy mô
Biện pháp cấy mô sẽ cho ra một lượng cây giống thật lớn đồng cỡ, giống hệt nhau, kháng sâu bệnh, giúp cho nhà nông khai thác tối đa diện tích đất canh tác Biện pháp cấy mô góp phần làm hạ giá cung cấp hạt sen giống
Trang 18Bất lợi của biện pháp cấy mô là kỹ thuật sản xuất giống sạch bệnh trong cấy mô rất khó Mô sen chiếm thể tích rất lớn do xốp nên khó thanh trùng Bản chất của môi trường cấy, cũng như nguồn carbon cần thiết để quang hợp trong ống nghiệm khác với điều kiện tự nhiên, không tương quan tuyến tính với mô cấy Cấy mô nhằm nhân giống thân hơn là điều chỉnh sự phân cắt của thân Môi trường cấy có triển vọng hiện nay là
sử dụng tỷ lệ hợp lý hormone BA và NAA liên kết với thiadiazuron (TDZ) Tuy nhiên môi trường này cần được khảo sát kỹ hơn Hơn nữa, qui trình chăm sóc cây khi chuyển
ra khỏi ống nghiệm chưa có, nhằm giúp cây thích nghi với điều kiện tự nhiên bên ngoài
2.5.3 Nhân giống vô tính từ củ
Đây là phương pháp thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng nhất nhằm giữ được các đặc tính của cây giống ban đầu Nguồn củ giống được lấy từ vụ trước hoặc những hồ sen chuyên sản xuất giống Củ giống có ít nhất hai lóng, củ sen càng lớn càng cho cây mạnh Những chiếc lá đầu tiên sẽ nằm phẳng trên những mặt giá thể trồng (đất, bùn chẳng hạn) hoặc nước Những lá còn lại sau đó sẽ vươn lên không Người ta có thể dần dần bắt đầu đưa mực nước lên
Củ phải được xử lý một cách cẩn thận để không phá vỡ đỉnh đang lớn, được gọi
là một "mắt" Mắt là một phần của củ nơi mà lá sẽ phát triển Người ta thường đặt củ sen ngang qua mặt chậu và trải thêm đất bổ sung, đầu đang phát triển không bị phủ hoặc hoa sen sẽ bị hỏng Đặt chậu nơi đầy nắng và thêm nước vào chậu
Cây sen phát triển chậm lúc đầu Sau đó lá sẽ bắt đầu xuất hiện cùng lúc từ củ
đã bén rễ Ở những nơi ấm áp hơn, các lá sẽ xuất hiện nhanh hơn Nếu giữ ở nơi quá lạnh củ sẽ thối trước khi mọc rễ
Điều cần lưu ý là củ sen có tính miên trạng nên không thể trồng ngay sau khi vừa thu hoạch Phải mất ít nhất ba tháng củ mới có thể nảy mầm, nếu trồng ngay phải
xử lý bằng nước nóng
Tại Đồng Tháp, phần lớn sen trồng bằng cách tách ngó từ bụi sen đem cấy với mật độ hàng cách hàng 2,5 – 3 m, cây cách cây 2 - 2,5 m, kỹ thuật này cho phép bắt đầu thu hoạch gương sau 4 tháng
Trang 19Các biện pháp nhân giống sen nêu trên được áp dụng trong canh tác trồng sen lấy hạt ở diện tích lớn
2.5.4 Phương pháp tách cây
, đổ nước vào làm thành bùn (vớt bỏ vật tạp) Thời gian trồng nên vào mùa xuân hè, khi nhiệt độ lên tới
250C Hoa sen ưa mọc nơi đủ ánh sáng, ấm áp Ch
nam, tránh gió Ngoài ra, khi đào ngó sen làm giống của cây năm trước, cần đào cây chồi đỉnh có 2 đốt hoàn chỉnh, đem chồi đỉnh đặt nghiêng vào trong bùn, sâu 15-20
cm Sau khi trồng 1 tuần không nên đổ nước, để cho ngó sen cố định trong bùn, xúc tiến nảy chồi Khi mới mọc lá nhỏ, cuống lá dài mềm, lá nổi trên mặt nước Tùy theo
lá nổi và độ dài cuống mà đổ nước Từ khi trồng đến khi ra hoa mất khoảng 110 ngày
2.6 Các nhu cầu về môi trường của cây sen
2.6.1 Đất
Đất không thích hợp cho sen bao gồm đất sét nặng rất khó cho rễ phát triển và thu hoạch củ Tương tự đất cát cũng làm thu hoạch khó khăn do bản chất di động và trọng lượng cao của cát, không mang nhiều chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến chất lượng củ (Liu, 1994)
Chất hữu cơ phải bón khi đất khô, tốt nhất là trước khi trồng Nếu củ giống đã hết miên trạng thì chất hữu cơ tốt nhất là bón trên mặt hơn là trộn trong đất Nếu củ sen chưa hết miên trạng thì nhiệt độ cao của chất hữu cơ sẽ kích thích sen nảy mầm
2.6.2 Thời tiết
Cây sen cần nhiệt độ ấm của vùng nhiệt đới, bình quân là 250
C Sen không tăng trưởng ở vùng bị sương giá do nó rất nhạy cảm với nhiệt độ lạnh Tuy nhiên củ sen có đặc tính miên trạng nhằm giúp sen tồn tại qua đông Sen yêu cầu ánh sáng ít nhất là sáu giờ một ngày Ít hơn sáu giờ sen sẽ phát triển nhưng không nở hoa Để hoa nở tốt chúng cần đủ ánh sáng trong ngày Yếu tố quan trọng nhất là ánh sáng mặt trời Để nở tốt, chúng cần khoảng chín mươi ngày có nhiệt độ đất từ 23,90C đến 30,60
C Nếu đặt vào nước lạnh, sen có thể trở về trạng thái không hoạt động và không có đủ tích lũy năng lượng để mọc lại Cây sen bị chết vào cuối mỗi năm nếu trời lạnh
Tại Đồng Tháp, sen đuợc trồng vào 2 thời vụ chính
Trang 20- Vụ Đông xuân: trồng vào tháng 12 đến tháng 1 dương lịch
- Vụ Hè thu: trồng vào tháng 5 đến tháng 6 dương lịch
2.6.3 C hất lượng nước
Chất lượng nước rất quan trọng để sen tăng trưởng tốt, nhiệt độ nước thích hợp
và nước phải trong Nước cũng là yếu tố giới hạn ở các vùng ven biển của nhiều quốc gia Ngay cả nước có mưa biến đổi theo mùa
pH đất biến động không lớn ở các nước trồng sen châu Á Sen có thể thích nghi tốt với biến động của pH đất pH thích hợp nhất là 6 - 6,5
Độ sâu lớp nước thích hợp nhất là 20 cm, khi mới gieo chỉ cần 5 cm Thay đổi
độ sâu sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ nước Độ sâu càng tăng, tính giữ nhiệt càng kéo dài
Việc tăng độ sâu của nước sẽ giúp khống chế bệnh thối củ do nấm Fusarium
oxysporum pv nelumbicola do nấm này cần oxygen Nước sâu quá sẽ ảnh hưởng đến phát triển bộ rễ vì việc vận chuyển không khí từ lá qua hệ thống vận chuyển khí gặp trở ngại (Honda, 1987) Cây sen có thể chịu được nồng độ muối nhất định Những khảo nghiệm bước đầu cho thấy thành phần natri trong muối được thay thế bởi ion kali
ở nồng độ thấp, mở triển vọng trồng sen ở những nơi bị nhiễm mặn Nồng độ muối được thể hiện qua độ dẫn điện EC, cây sen chịu được EC 2,8 - 3,1 mS cm Lá non bắt đầu bị vàng khi EC 3,2 - 3,5 mS cm, tăng trưởng ngừng lại
2.6.4 Yêu cầu về chậu trồng sen
Sen là một loại cây trồng có tác động xâm nhập rất mạnh và phải được trồng trong các thùng chứa trong các khu vườn nước để giữ chúng không thoát ra ngoài và
cố định rễ vào đất Một khi đã bám rễ chặt vào đất, chúng rất khó lấy ra Trồng trong thùng chứa là cách tốt nhất để sen thích ứng nếu không những mối nguy hiểm sẽ tấn công chúng trong ao hoặc hồ
Sen nên được trồng trong các thùng chứa hay chậu chứa đầy đất vườn hoặc trộn với đất bùn Chậu chứa dạng nông và rộng sẽ tốt hơn so với thùng chứa cao mà hẹp
Thay chậu cho sen: Bởi vì củ sen không phù hợp với sự xáo trộn, cây sen chỉ có thể được thay chậu vào đầu mùa xuân khi sự tăng trưởng bắt đầu Khi nhìn thấy những chồi xanh, người ta có thể nâng củ từ các chậu ban đầu để thay chậu
Trang 212.7 Nhu cầu dinh dưỡng của sen
2.7 1 Nhu cầu dinh dưỡng của sen
Bón phân nên dựa trên phân tích đấtvà tùy vào giai đoạn tăng trưởng Phân tích đất sẽ phát hiện các dưỡng chất bị thiếu, dư thừa, pH và các chỉ tiêu cần thiết Người trồng sen có thể đối chiếu giữa kết quả phân tích đất và lá , quan sát màu sắc lá để đưa
ra biện pháp xử lý thích hợp Trong luận án tiến sĩ của David J Hiicks (2005), môi trường thích hợp để trồng sen mà không gây thiếu dinh dưỡng sẽ không được thấp hơn 2,66 % N, 3,9 g/kg P, and 9,97 mg/kgCa Nồng độ gây độc khi lớn hơn 4,25 % N, 6,00g/kg P, và 19,30 g/kgCa Hàm lượng dưỡng chất thích hợp nhất nằm trong khoảng
253 - 439 ppm N, 20 - 60 ppm P, and 82 - 195 ppm Ca Lá là bộ phận thích hợp nhất
để phân tích đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Lượng phân bón phải căn cứ vào thành phần các chất dễ tiêu trong đất, tính đệm và khả năng trao đổi cation CEC Đất có CEC cao sẽ giữ các cation trong đất cao, cho phép cung cấp các chất dinh dưỡng đều đặn cho cây CEC thấp sẽ không có khả năng giữ chất dinh dưỡng do phần lớn chúng nằm trong đất, do đó khi bón phân cần cẩn thận vì dễ gây ngộ độc
Theo kỹ thuật canh tác sen lấy hạt trồng ở Đồng Tháp thì chế độ phân bón được đề nghị như sau:
Phân bón được chia 4-5 lần:
- Lần đầu bón lót ¼ lượng phân đạm và kali, ½ lượng phân lân và các loại phân trung vi lượng Nên dùng máy xới vùi phân vào trong đất sau khi rút nước ra, nếu diện tích nhỏ cào bằng tran
- Bón thúc lần thứ nhất 2 tháng sau khi cấy, ¼ lượng đạm và kali
- Bón thúc lần thứ hai 3,5 tháng sau khi cấy, ¼ lượng kali, toàn bộ phân đạm, lân
và các loại phân trung vi lượng khác
- Bón thúc lần thứ ba ¼ lượng kali còn lại Vào giai đoạn này cây phát triển củ nên rất cần kali, ít cần phân đạm
Lượng phân bón cụ thể đuợc nông dân Đồng Tháp áp dụng như sau:
- Lần 1: vào 10 ngày sau khi cấy (NSKC) tiến hành làm sạch cỏ, rải đều khắp ruộng 25 kg DAP và 25 kg Urê
Trang 22- Lần 2: vào 30 NSKC với lượng phân 50 kg Urê, 50 kg DAP và 50 kg NPK
- Lần 3: vào 50 NSKC với lượng phân 50 kg Urê, 50 kg DAP và 50 kg NPK
- Lần 4: khi cây sen bắt đầu ra hoa, rải phân với liều lượng 25kg Urê, 25kg DAP
và 100kg kali
Cây sen không chịu được nước có độ mặn cao và không nên bón Ure vào mùa mưa
vì cây sẽ mọc vống cao và yếu, đồng thời không bón bánh dầu cho cây vì sẽ gây thối thân cây
2.7.2 Triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên sen
Theo Nguyễn Phước Tuyên (2007), một số triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên sen như sau:
Thiếu đạm: sen có nhu cầu đạm rất lớn vào giai đoạn tăng trưởng dinh dưỡng
Triệu chứng thiếu đạm xuất hiện trên lá già, phiến lá chuyển sang màu vàng do đạm từ
lá già chuyển sang nuôi đỉnh sinh trưởng Sau đó lá khô nhanh chóng Thiếu đạm trầm trọng sẽ làm cây lùn lại Tuy nhiên bón nhiều phân đạm, đặc biệt lúc hình thành củ sẽ kích thích phát triển thân ngầm hơn là củ Ngộ độc phân đạm phiến lá bị cháy tạo vết hình tròn ở giữa 2 gân lá, nơi trao đổi khí xảy ra
Thiếu lân: sen rất nhạy cảm với phân lân Thiếu lân lá có biểu hiện màu xanh đậm có những vệt tím (anthocyanosis) trên lá non Khi thiếu trầm trọng lá sẽ chuyển sang màu tím hòan toàn, gân lá chuyển sang màu xám đen và khô, cây tăng trưởng rất chậm Thừa lân lá non bị biến dạng, không bung ra được
Thiếu kali: sen có nhu cầu kali rất lớn vào giai đoạn trổ hoa và hình thành củ Biểu hiện đầu tiên là những vệt vàng chạy dọc theo gân lá già Vệt vàng sẽ ngày càng lan rộng sau đó chuyển sang màu nâu
Thiếu magiê: triệu chứng xuất hiện trên lá già, có những đốm vàng giữa hai gân
lá, do Mg di chuyển sang đỉnh sinh trưởng Thiếu trầm trọng vệt vàng sẽ lan rộng ra cả phiến lá
Thiếu calci: thiếu calci có triệu chứng tương tự như thiếu mg, những đốm vàng xuất hiện trên lá già, sau đó chuyển sang màu cam Có khác là lá dòn dễ vỡ
Trang 232.8 Tình hình trồng sen trên thế giới và Việt Nam
2.8 1 Trên thế giới
Hiện nay Trung Quốc là nước trồng cây sen đứng hàng đầu trên thế giới với diện tích khoảng 140.000 ha Năng suất củ sen khoảng 22,5 tấn/ha/năm Sản lượng củ sen khoảng 3 triệu tấn/năm Ngoài tiêu thụ nội địa, hàng năm Trung Quốc xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng 2.000 tấn củ sen tươi (292 triệu Yên) và khoảng 15.000 tấn củ sen muối (1,5 tỷ Yên) Viện nghiên cứu sen Wuban của Trung Quốc đã chọn lọc được 125 giống sen để sản xuất các sản phẩm từ cây sen theo cả 4 hướng: lấy hoa, lấy hạt, lấy củ
và lấy ngó
Đứng hàng thứ nhì trên thế giới là Nhật bản, nước này hàng năm trồng khoảng 5.000 ha Sản lượng củ sen ở Nhật Bản khoảng 72.000 tấn/năm Nhu cầu tiêu dùng của Nhật Bản khoảng 100.000 tấn củ/năm Do đó hàng năm phải nhập khẩu từ 20.000-30.000 tấn củ sen
Đài Loan có diện tích trồng sen không đáng kể, sản lượng củ sen hàng năm chỉ khoảng 600-700 tấn và sản lượng hạt khoảng 30-35 tấn, nhưng nhu cầu tiêu thụ củ sen
và hạt sen của nước này rất cao
Hàn Quốc có diện tích trồng sen chỉ khoảng 300 ha, nhưng năng suất củ khoảng 31,83 tấn/ha/năm Đây là nước cần nhập nhiều củ và hạt sen
Tại Úc chỉ có 2 trang trại trồng sen ở vùng Đông Bắc với sản lượng hàng năm khoảng 100 tấn củ/năm Tại nước này có khoảng 1,2 triệu dân gốc Châu Á với hệ thống khoảng 2.000 cửa hàng dành cho người Châu Á và nhu cầu tiêu thụ hàng năm trên 1.000 tấn củ sen Nước này không cho phép nhập củ sen tươi vì lý do kiểm dịch thực vật Nhưng họ cho phép nhập củ sen dạng đông lạnh và sấy khô Trung Quốc đang độc quyền xuất khẩu củ sen đông lạnh vào nước Úc với dạng đóng gói 0,5 kg
2.8.2 Việt Nam
Ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính xác về diện tích trồng sen Ước tính chỉ trên dưới 3.000 ha (theo Ngoisaoblog.vn) Cây sen Việt nam chủ yếu là giống hoang dại địa phương được khai thác tự nhiên hay trồng quảng canh, năng xuất ngó sen, củ sen, hạt sen đều rất thấp so các giống nhập nội từ Trung Quốc và Đài Loan Hiện nay giống sen lấy củ từ Trung Quốc được nhập vào Việt nam nhưng diện tích
Trang 24phát triển không đáng kể Trong khi đó giống sen Đài Loan lấy ngó rất phát triển ở ĐBSCL, hiện nay có một số doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp bắt đầu đầu tư trồng sen lấy hạt có hiệu quả khá khả quan
Hiện nay giống sen Trung Quốc và Đài Loan đang dần dần thay thế diện tích sen trồng trong cả nước, tuy nhiên chỉ hướng vào lấy ngó sen, chưa chú trọng chọn giống trồng sen lấy củ và lấy hạt Cả nước có thể phát triển từ 10.000-20.000 ha trồng sen theo các hướng lấy hạt, lấy củ và lấy ngó sen xuất khẩu là điều dễ dàng
2.9 Thị trường tiêu thụ sen
Nhật Bản là thị trường củ sen chính trên thế giới Năm 1982, sản lượng củ sen của Nhật đạt 82.200 tấn trên diện tích 6.350 ha thì năm 1998 chỉ còn 71.900 tấn trên diện tích 4.900 ha, giảm 1.450 ha so với 16 năm trước Thời vụ thu hoạch sen chính từ tháng 9 đến tháng 5 Sen thu hoạch trong tháng 8 được trồng trong nhà kính Do đó tháng 6 và tháng 7 giá củ sen trên rất cao, bình quân 664 -1.182 Yen/kg (5 - 9 USD/kg) Những tháng khác giá của sen bình quân 317 Yen/kg (2,43 USD/kg)
Nhật Bản tiêu thụ mỗi năm 90.000-100.000 tấn củ sen, do đó kể từ năm 1995 Nhật phải nhập 20.000 tấn/năm, chủ yếu từ Trung Quốc, dưới dạng chế biến, củ sen tươi nhập rất ít Trung Quốc cũng không đáp ứng nhu cầu củ sen của Nhật vào tháng 6
và tháng 7 vì cũng ngoài thời vụ thu hoạch Việt Nam gần đây cũng xuất khẩu củ sen qua Nhật, nhưng với lượng không đáng kể, chỉ chiếm 0,33% (Nguyễn Phước Tuyên,
Cây sen trên thị trường thế giới)
Số liệu thống kê từ 1997 – 1998 của Bộ Nông lâm ngư Nhật về lượng sen tươi nhập khẩu của Nhật đều từ Trung Quốc và củ sen chế biến chiếm trên 99%
Bảng 2.2: Thị trường Sen nhập khẩu của Nhật
lượng
(tấn)
Giá trị (triệu Yen)
Giá (Y/kg)
Từ Trung Quốc (%)
Số lượng (tấn)
Giá trị (triệu Yen)
Giá (Yen/kg)
Từ Trung Quốc (%)
1995 1.347 139 103 100 14.887 878 59 100
1996 1.809 237 131 100 16.484 1.372 84 99,98
1997 2.007 292 145 100 15.332 1.511 99 99,67
Trang 25Bảng 2.3: Thị trường củ sen ở Nhật từ 1995-1998
Sản lượng (tấn) 81.000 69.900 68.100 71.900 Nhập khẩu
Tươi Muối Khác
19.000 1.347 14.887 2.766
22.000 1.809 16.484 3.707
20.000 2.007 15.332 2.661
Úc: củ sen không được phép nhập khẩu vào Úc theo qui định kiểm dịch Chỉ có
củ sen đông lạnh và khô có thể nhập khẩu được Hai sản phẩm này được nhập chủ yếu
từ Trung Quốc được đóng bao plastic dạng nữa ký
Việt Nam: Năm 1996, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu 3 tấn củ sen muối sang Nhật với giá CIF 343 Yen/kg, trong khi sản phẩm của Trung Quốc chỉ có 84 Yen/kg Năm
1997, xuất được 50 tấn với giá 93 Yen/kg
2.10 T huận lợi và khó khăn trong nghề trồng sen ở Đồng bằng sông Cửu Long 2.10.1 Thuận lợi
Ở những khu vực đầu nguồn của Đồng bằng sông Cửu Long lũ thường tràn đồng sớm làm ngập sâu những chỗ trũng Tận dụng địa hình này, nhiều nông dân đã
mở rộng diện tích đất trồng sen nhằm thu lợi nhuận cao trong mùa nước nổi Đặc biệt, một số nơi còn tận dụng ao cá bỏ không để cải tạo trồng sen Trồng sen, ngoài tiền bán gương, còn có thể bán bông, lá, ngó sen và cả tâm sen, nhụy, hạt sen nên lợi nhuận khá lớn Cây sen trồng từ ngó bốn tháng bắt đầu ra bông, một tháng sau sẽ cho gương, trung bình mỗi mét vuông được 4 bông và cứ 2-3 ngày cắt một lần Sen rất dễ trồng và
ít sâu bệnh nên giảm được chi phí phân và thuốc bảo vệ thực vật Cứ 6 tháng sen sẽ
Trang 26cho thu hoạch gương 1 lần, cứ 2 ngày thu hoạch 1 lần, mỗi công trung bình có thể thu hoạch được 600-700kg, giá sen gương rất ổn định và luôn ở mức cao, trung bình từ 12.000 đồng-30.000 đồng Cây sen rất bền, người trồng có thể thu hoạch trong 5-6 tháng cho đến khi sen tàn, lá rụi Thực tế cho thấy, bên cạnh cây lúa và một số giống cây trồng khác đang phát huy hiệu quả kinh tế, trong thời gian qua mô hình trồng sen cũng giúp bà con nông dân đem lại lợi nhuận khá
Ưu điểm của sen là trồng được quanh năm, thích hợp với nhiều loại đất, kể cả vùng đất phèn Chính vì vậy, việc tận dụng đất trồng lúa kém hiệu quả để trồng sen đang được nhân rộng, thu nhập bình quân 12 triệu đồng/ha, mang lại giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với lúa Có nơi thu nhập còn cao hơn nhờ kết hợp với nuôi cá và bán bông, đặc biệt ngó và hạt sen non đang là những mặt hàng tiêu thụ khá mạnh
Tạo thương hiệu cho cây sen.Trước đây, vì lúa có giá nên người dân bỏ sen trồng lúa Hiện nay, khi sen có lợi nhuận cao nên một số hộ đã bỏ lúa trồng sen Tình trạng này cứ lập đi lập lại, thay đổi theo lợi nhuận và nhu cầu của thị trường Tuy nhiên, ồ ạt chạy theo lợi nhuận dẫn đến lượng cung quá lớn so với cầu, dễ rớt giá và bị
ép giá
Từ những tài liệu trên cho thấy vấn đề tạo giống và chăm sóc sen ở góc độ làm kiểng chưa được quan tâm và đúc kết nhiều Do đó việc nghiên cứu các vấn đề về sen trồng kiểng là cần thiết
Trang 27Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu thí nghiệm
Vật liệu được sử dụng trong thí nghiệm gồm:
- Giống sen thí nghiệm được chọn là giống sen hồng lá nhỏ cuống vừa phải thích hợp cho việc trồng chậu
- Hạt sen: hạt sen mới thu hoạch
- Ngó sen: từ ao sen giống tại ĐHNL
- Giá thể
+ Bùn: lấy từ ruộng trồng sen ở Q.9, TP.HCM
+ Cát: cát xây dựng được rửa bằng nước cho hết bùn đục trước khi sử dụng + Đất: lấy tại khu vực trường Đại học Nông lâm TP HCM
- Phân bón các loại đều do công ty phân bón Bình Điền sản xuất
- Chậu nhựa với kích thước: 19-28-17 cm (đáy nhỏ-đáy lớn-chiều cao)
- Các dụng cụ thí nghiệm khác: thước dây, thước đo đường kính
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Điều kiện thí nghiệm
3.2.1.1 Địa điểm thí nghiệm và đặc điểm đất đai
Thí nghiệm được thực hiện tại Nhà lưới thuộc Bộ môn công nghệ sinh học thực vật, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM
3.2.1.2 Đặc điểm khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm
Thí nghiệm đựơc tiến hành từ tháng 02 năm 2012 đến tháng 06 năm 2012
Thời tiết trong thời gian làm thí nghiệm có nhiều biến động và ít nhiều ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng của cây sen
Trong suốt quá trình sinh trưởng cây sen cần nhiều ánh sáng, nhiệt độ không khí phải đạt từ 250C Nhiệt độ trung bình từ tháng 2 đến tháng 6 trên 280C là thỏa mãn yêu cầu cho sen phát triển Tuy nhiên từ tháng 4 trở đi, thời tiết có mưa nhiều, ẩm độ không khí thấp Thời gian này cây phát triển không bằng các tháng trước đó
Trang 28Bảng: Tình hình thời tiết, khí hậu nơi thí nghiệm
Tháng/năm
Nhiệt độ không khí (0
không khí (%)
Lượng mưa (mm)
Mỗi nghiệm thức gồm 4 chậu/LLL Số chậu thí nghiệm: 48 chậu
Chậu thí nghiệm: chậu nhựa với kích thước 19-28-17 cm (đáy nhỏ-đáy chiều cao)
lớn-Khoảng cách giữa các nghiệm thức trong cùng lần lặp lại: 40 cm, khoảng cách giữa các lần lặp lại (khối): 50 cm Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
Trang 29a.1 Quy trình thực hiện thí nghiệm
- Thời gian: từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2012
- Ngày gieo hạt: 15/02/2012
- Chuẩn bị giá thể: đất, bùn, cát dọn sạch cỏ dại, tàn dư thực vật Cho giá thể vào chậu với chiều cao là 12cm, tưới ngập nước 2cm Ngâm giá thể trong 3 ngày Sau 3 ngày ngâm Với các chậu chứa các giá thể là 50% bùn + 50% đất, trong thời gian ngâm cần trộn đều 2 loại giá thể lại với nhau Với các chậu chứa 100% bùn thì bùn được bóp nhuyễn
- Kỹ thuật gieo: mỗi chậu gieo 6 hạt, trong đó 3 hạt cắt 1/3 vỏ, 3 hạt để nguyên vỏ, gieo hạt sâu 1 cm
- Chăm sóc: thường xuyên theo dõi sinh trưởng phát triển của cây, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh khi phát hiện
a.2 Các c hỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Cách theo dõi: đo tất cả các lá trong 4 chậu/LLL rồi tính trung bình 15 ngày theo dõi một lần
Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển
- Tỉ lệ mọc mầm: số hạt nảy mầm so với tổng số hạt đem gieo
- Chiều dài cuống lá: đo từ mặt giá thể đến cổ lá
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cuống lá (cm/lá/ngày)
Tốc độ tăng truởng chiều cao lá (∆H) được tính theo công thức:
∆H ( cm/lá/ngày ) = ( H2 – H1 )/ T Trong đó: H1: Chiều dài cuống lá đo lần trước (cm)
H2: Chiều dài cuống lá đo lần sau (cm) T: Thời gian giữa 2 lần đo (ngày)
- Số lá thật trong chậu: Theo dõi định kỳ 15 ngày một lần, được tính khi lá đã bung
ra và có cổ lá rõ ràng
Tốc độ ra lá (lá/cây/ngày)
Tốc độ ra lá (∆L) được tính theo công thức :
∆L (lá/cây/ngày) = ( SL2 – SL1) / T Trong đó: SL1: Số lá đếm lần trước (lá)
SL2: Số lá đếm lần sau (lá)
Trang 30T: Thời gian giữa 2 lần đếm (ngày)
- Đường kính lá: đo phần lớn nhất của lá
Các yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ ngã
Đường kính cuống lá: dùng thước đo đường kính đo đoạn cuống lá cách mặt giá thể 5cm
Tình hình sâu bệnh
Ghi nhận, chụp hình, mô tả triệu chứng, lấy mẫu tất cả các biểu hiện sâu bệnh trong quá trình thí nghiệm
B Thí nghiệm 2: Xác định nhu cầu dinh dưỡng của giống sen trồng bằng ngó
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (Random Complete Block Dezign-RCBD), đơn yếu tố, ba lần lặp lại với 6 nghiệm thức:
- NT1: đối chứng (không bón phân)
Mỗi nghiệm thức gồm 3 chậu/LLL Số chậu thí nghiệm 54
Chậu thí nghiệm: chậu nhựa với kích thước 19-28-17 cm (đáy nhỏ-đáy chiều cao)
lớn-Khoảng cách giữa các nghiệm thức trong cùng lần lặp lại: 40 cm, khoảng cách giữa các lần lặp lại (khối): 50 cm Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2
Trang 31b.1 Quy trình thực hiện thí nghiệm
- Chuẩn bị giá thể: Thực hiện trên giá thể là 50% bùn + 50% đất Bùn, đất dọn sạch cỏ dại, tàn dư thực vật Cho giá thể vào chậu với chiều cao là 12cm, tưới ngập nước 2cm Ngâm giá thể trong 3 ngày, trong thời gian ngâm cần trộn đều 2 loại giá thể lại với nhau
- Kỹ thuật giâm: mỗi chậu 1 ngó sen, gieo sâu 2 cm
- Chăm sóc: thường xuyên theo dõi sinh trưởng phát triển của cây, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh khi xuất hiện
- Bón phân: 7 ngày/lần, mỗi lần bón 5g phân/chậu
b.2 Các chỉ tiêu và phương pháp thep dõi
Cách theo dõi: đo tất cả các lá trong 3 chậu/LLL rồi tính trung bình 15 ngày theo dõi một lần
Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển
- Số lá thật trong chậu: Theo dõi định kỳ, được tính khi lá đã bung ra và có cổ lá rõ ràng
Tốc độ ra lá (lá/cây/ngày)
Tốc độ ra lá (∆L) được tính theo công thức :
∆L (lá/cây/ngày) = ( SL2 – SL1) / T Trong đó: SL1: Số lá đếm lần trước (lá)
SL2: Số lá đếm lần sau (lá) T: Thời gian giữa 2 lần đếm (ngày)
- Chiều dài cuống lá: đo từ mặt giá thể đến cổ lá
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cuống lá (cm/cây/ngày)
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cuống lá (∆H) được tính theo công thức:
∆H ( cm/lá/ngày ) = ( H2 – H1 )/ T Trong đó: H1: Chiều dài cuống lá đo lần trước (cm)
H2: Chiều dài cuống lá đo lần sau (cm) T: Thời gian giữa 2 lần đo (ngày)
- Đường kính lá: đo phần rộng nhất của lá
- Ngày xuất hiện lá đứng: theo dõi ngày xuất hiện lá đứng đầu tiên ở mỗi chậu rồi tính trung bình
Trang 32- Số lá đứng ở giai đoạn cuối: đếm tổng số lá đứng ở mỗi chậu rồi tính trung bình
Các yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ ngã:
Đường kính cuống lá: dùng thước đo đường kính đo đoạn cuống lá cách mặt giá thể 5cm
Trang 33Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Xác định một số thông số kỹ thuật nhân giống và loại giá thể thích hợp cho sen
trồng chậu:
4.1.1 Giai đoạn gieo hạt
Trong điều kiện đất đai khác nhau, sự nảy mầm của hạt giống cũng có những biến
động Theo dõi tỷ lệ nảy mầm là cần thiết để xác định trong loại giá thể nào hạt sen có
tỷ lệ nảy mầm cao nhất, thích hợp với thí nghiệm và tính toán lượng hạt giống cần gieo
để tránh tình trạng thiếu cây con Nhìn chung hạt sen có vỏ dày, thông thường rất khó
tự nảy mầm, trước khi gieo phải xử lý trước Thí nghiệm này được tiến hành theo dõi
sự nảy mầm với hai kiểu xử lý hạt để nguyên vỏ và hạt được cắt đi một phần vỏ (chỉ
cắt đi 1/3 phần vỏ của hạt, không trúng phần nhân) trên bốn loại giá thể khác nhau
Bảng 4.1 Tỷ lệ nảy mầm của hai loại hạt sen được gieo trên bốn loại giá thể ở các thời
điểm khác nhau
Ghi chú: NV nguyên vỏ
Bảng 4.1 cho thấy hạt sen có phản ứng nảy mầm khác nhau trên các loại giá thể khác
nhau Trong đó hạt sen gieo trong giá thể đất và cát có thời gian nảy mầm sớm nhất
Thời gian Tỷ lệ nảy mầm (%)
Tổng (%) 0 2,78 25 72,22 47,22 88,89 0 16,67
Trang 34(3NSG) và có tỷ lệ nảy mầm cao nhất, hạt sen gieo trong giá thể bùn và giá thể bùn trộn đất có thời gian nảy mầm muộn hơn (5NSG), hạt gieo trong giá thể bùn có tỷ lệ
nảy mầm thấp nhất (2,78%)
So sánh tỷ lệ nảy mầm giữa hai loại hạt sen còn nguyên vỏ và hạt sen còn 2/3 vỏ thì hạt sen còn nguyên vỏ có thời gian nảy mầm chậm hơn (khoảng 6 ngày) và tỷ lệ nảy mầm thấp Hạt sen giữ nguyên vỏ gieo trong giá thể cát có tỷ lệ nảy mầm cao nhất Khi gieo trong giá thể bùn và giá thể bùn trộn đất thì hạt không nảy mầm Chúng tôi kéo dài quá trình theo dõi đến 17 NSG thì phát hiện hạt ở nghiệm thức này bắt đầu
bị thối
Qua kết quả của thí nghiệm trên đã cho thấy khi gieo hạt sen việc cắt vỏ là cần thiết
và mang lại hiệu quả cao Khi hạt sen được cắt vỏ, khả năng hấp thụ nước và oxi tốt hơn, mau chóng phá tình trạng ngủ của hạt Do đó giúp tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt Trong thực tế sản xuất người ta thường trồng sen trong bùn Trong thí nghiệm trên
đã cho thấy khi gieo hạt sen trên cát có tỷ lệ nảy mầm cao hơn so với trong bùn Có thể
lý giải rằng trong bùn được lấy từ đầm sen còn có tỷ lệ vi sinh vật gây hại, hàm lượng oxi ít hơn trong cát không thích hợp cho sự nảy mầm
4.1.2 G iai đoạn sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng của mỗi loại hoa phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính của giống Tuy nhiên các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, phân bón, đất đai, sâu bệnh cũng như chế độ chăm sóc của con người Trong các yếu tố này thì yếu tố đất đai có ảnh hưởng rất lớn Biết được cây trồng thích nghi với loại đất nào sẽ giúp cho việc sản xuất thuận lợi, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất
4.1.2.1 Động thái tăng trưởng số lá và tốc độ ra lá
a Động thái tăng trưởng số lá
Trong tất cả các bộ phận của cây lá là bộ phận giúp cây quang hợp, tổng hợp các chất hữu cơ giúp cây tăng trưởng Đối với sen thì lá còn góp phần tăng vẻ đẹp và hài hòa cho cây Riêng đối với sen thì lá có vai trò đặc biệt, lá thể hiện hình dáng của chậu hoa Số lá sen trong chậu thể hiện sức sinh trưởng của cây Số lá của các cây sen trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.2
Trang 35Bảng 4.2 Ảnh hưởng của 4 loại giá thể đến sự ra lá của cây sen (lá)
Ghi chú: (ns) sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê; (*) sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 0,05; các giá trị trung bình không cùng kí tự có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê
Bảng 4.2 cho thấy tại thời điểm 15 NST và 30 NST số lá của các cây sen trồng trong bốn loại giá thể không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê
Tại thời điểm 30 NST, số lá các cây sen trồng trong cát có sự khác biệt có ý nghĩa
so với số lá các cây sen trồng trong bùn nhưng không có sự khác biệt so với trồng trong đất và trong bùn trộn đất
Thời điểm 60 NST, số lá các cây sen trồng trong cát có sự khác biệt có ý nghĩa so với trồng trong bùn và trong bùn trộn đất
Trong suốt quá trình sinh trưởng thì số lá của các cây sen trồng trong cát luôn cao hơn các nghiệm thức còn lại Các cây sen trồng trong giá thể bùn có số lá thấp nhất Các cây sen trồng trong cát tuy có số lá nhiều nhất nhưng chiều cao cây lại thấp nhất, vì vậy dựa trên sự ảnh hưởng của bốn loại giá thể đến tăng trưởng chiều cao và
số lá thật của các cây sen thì chưa kết luận được loại giá thể nào thích hợp cho cây Cần xem xét thêm các chỉ tiêu tiếp theo về lá để có nhận định đầy đủ hơn
b Tốc độ ra lá
Tốc độ ra lá giúp ta biết được thời kỳ nào của cây tăng trưởng mạnh về số lá, thời
kỳ nào chậm lại và khi nào ngừng không tăng nữa Từ đó có những biện pháp kỹ thuật tác động nhằm tạo cho cây có bộ lá khỏe, điều chỉnh quá trình ra lá tốt nhất cho cây Tốc độ ra lá của các cây sen trồng trong bốn loại giá thể được thể hiện trong hình 4.1 Hình 4.1 cho thấy tốc độ ra lá của các NT qua các giai đoạn không đều nhau Giai đoạn từ 0 đến 15 NST số lá trên các NT đều tăng mạnh (mạnh nhất là các cây sen trồng trong cát khoảng 2,1 lá/cây/15ngày), sau đó ở giai đoạn từ 15 NST đến 30 NST
Trang 36thì tốc độ ra lá giảm mạnh Giai đoạn từ 30 NST đến 45 NST số lá lại tăng nhẹ và
giảm ở giai đoạn từ 45 NST đến 60 NST Giai đoạn này bắt đầu mùa mưa nên sự sinh trưởng của cây sen hầu như đều giảm
Hình 4.1: Tốc độ ra lá của các cây sen được trồng với bốn loại giá thể khác nhau
(lá/cây/15ngày) Trong tất cả các giai đoạn thì tốc độ ra lá của các cây sen trồng trên giá thể cát luôn cao nhất so với các NT khác Tốc độ ra lá của các cây sen trồng trong bùn thấp nhất Nếu muốn điều chỉnh quá trình ra lá thì việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật tác động vào giai đoạn 45 NST đến 60 NST (giai đoạn lá bị thối do nằm trên mặt nước khi trời mưa) đối với tất cả các nghiệm thức là có hiệu quả nhất, giúp cho tốc độ ra lá của sen cân đối hơn
4.1.2.2 Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
a Động thái tăng trưởng chiều cao cây
Chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng của cây qua các giai đoạn Ảnh hưởng của bốn loại giá thể đến chiều cao cây sen thí nghiệm được thể hiện trong bảng 4.3
Trong suốt quá trình tăng trưởng chiều cao cuống lá thì các sây sen trồng trong đất
luôn có chiều cao cao nhất, thấp nhất là chiều cao cuống lá của các cây sen trồng trong cát
Trang 37Ở các thời điểm 15 NST, 30 NST, 45 NST chiều cao cuống lá các cây sen trồng trong bốn loại giá thể không có sự khác biệt về mặt thống kê
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của bốn loại giá thể đến chiều cao cây sen (cm)
Thời điểm 60 NST sự khác biệt chiều cao cuống lá các cây sen trồng trong bốn loại giá thể có ý nghĩa về mặt thống kê Cây sen trồng trong giá thể đất có chiều cao cuống lá cao nhất, nghiệm thức này có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với chiều cao cuống lá của các cây sen trồng trong bùn và trong cát nhưng không có sự khác biệt
so với trồng trong bùn trộn đất
Trong thực tế sản xuất thì cây sen được trồng ở các ao đầm chứa nhiều bùn, do đó chỉ dựa vào kết quả về sự tăng trưởng chiều cao cuống lá để kết luận giá thể đất tốt hơn là chưa đầy đủ Do đó cần xem xét thêm các chỉ tiêu khác
b Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
Sự tăng trưởng chiều cao cuống lá được thể hiện bằng tốc độ tăng trưởng chiều cao Việc theo dõi tốc độ tăng trưởng của cây có thể nắm bắt được sự phát triển nhanh hay chậm về chiều cuống lá trong từng giai đoạn cụ thể, từ đó có biện pháp kỹ thuật tác động đúng lúc nhằm tạo điều kiện cho cây phát triển Tốc độ tăng trưởng chiều cao cuống lá sen được trình bày ở hình 4.2
Hình 4.2 cho thấy cây sen trồng trong các loại giá thể khác nhau và ở các giai đoạn khác nhau cuống lá có tốc độ tăng trưởng khác nhau
Trong suốt quá trình sinh trưởng về chiều cao, các cây sen trồng trong đất có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với các cây trồng trong các giá thể khác Tốc độ tăng trưởng của các cây sen trồng trong cát có tốc độ tăng trưởng thấp nhất
Trang 38Hình 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cuống lá ở các cây sen được trồng với các loại
giá thể khác nhau (cm/lá/15ngày)
Ở giai đoạn từ bắt đầu trồng đến 45 NST chiều cao cuống lá sen có tốc độ tăng trưởng tăng dần Tăng trưởng mạnh nhất diễn ra ở giai đoạn từ 30 NST đến 45 NST, giai đoạn này cây đã thích nghi với các loại giá thể, trời nắng nhiều thuận lợi cho sen phát triển Sau giai đoạn này thì tốc độ tăng trưởng giảm Để đảm bảo tốc độ chiều cao cuống lá phát triển cân đối hơn cần cung cấp thêm lượng phân bón cho cây ở các giai đoạn 45 NST
4.1.2.3 Động thái và tốc độ tăng trưởng đường kính cuống lá
a Động thái tăng trưởng đường kính cuống lá
Đường kính cuống lá là yếu tố có liên quan đến khả năng chống chịu đổ ngã của lá sen Cuống lá có các đường dẫn khí để truyền dẫn oxygen hút được từ các khí khổng trên phiến lá xuống cung cấp cho bộ rễ Đường kính cuống lá thay đổi tùy theo tuổi
cây Do vậy, để cây sen chắc khỏe thì cần phải biết được sự tăng trưởng của cuống lá
để có biện pháp tác động thích hợp Động thái tăng trưởng đường kính lá được thể hiện trong bảng 4.4
Trong suốt quá trình tăng trưởng, đường kính cuống lá của các cây sen trồng trong đất luôn cao nhất, thấp nhất là đường kính các cây sen trồng trong cát Đường kính trung bình các cây sen trong các NT sau 60 NST vào khoảng 0,3 cm đến 0,4 cm Ở các
Trang 39thời điểm 15 NST, 45NST, 60 NST thì đường kính cuống lá giữa các NT có sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của bốn loại giá thể đến sự tăng trưởng đường kính cuống lá (cm)
Ghi chú: (ns) sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê; (*) sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 0,05; các giá trị trung bình không cùng kí tự có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê
Thời điểm 60 NST đường kính cuống lá các cây sen trồng trong đất không có khác biệt so với trồng trong bùn trộn đất, nhưng khác biệt rất có ý nghĩa so với đường kính cuống lá các cây sen trồng trong bùn và trong cát
Trong quá trình sinh trưởng chung của cây sen trồng trong bốn loại giá thể thì
các cây sen trồng trong đất có sự tăng trưởng về chiều cao cuống lá và đường kính cuống lá luôn cao nhất, sự tăng trưởng của các cây sen trong cát luôn thấp nhất Nếu liên hệ giữa chiều cao cuống lá với đường kính cuống lá thì sự sinh trưởng của các cây
sen trong bốn loại giá thể chưa đạt yêu cầu, đường kính cuống lá chưa cân đối so với chiều cao cây, dễ gây đổ ngã khi gặp mưa
b Tốc độ tăng trưởng đường kính cuống lá
Quan sát hình 4.3 cho thấy tốc độ tăng trưởng đường kính cuống lá của các cây sen trồng trong đất luôn cao nhất, thấp nhất là trồng trong cát Sự tăng trưởng đường kính cuống lá của các cây sen trồng trong bùn và bùn trộn đất gần như đều nhau Giai đoạn
từ 15 NST đến 30 NST thì các cây sen có tốc độ tăng trưởng đường kính cuống lá cao nhất Như vậy, tác động các biện pháp kỹ thuật vào giai đoạn sau 30 NST để điều chỉnh đường kính cuống lá là hiệu quả nhất
Trang 40Hình 4.3: Tốc độ tăng trưởng đường kính cuống lá ở các cây sen được trồng với các
loại giá thể khác nhau (cm/lá/15ngày)
4.1.2.4 Động thái và tốc độ tăng trưởng đường kính lá
a Động thái tăng trưởng đường kính lá
Khả năng quang hợp của cây không những phụ thuộc vào số lá mà còn phụ thuộc vào đường kính lá to hay nhỏ Đường kính lá còn liên quan đến khả năng đổ ngã của cây Lá quá to so với đường kính thân hay quá to so với chậu đều không thích hợp Ảnh hưởng của bốn loại giá thể đến đường kính cuống lá sen được thể hiện trong bảng 4.5
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của bốn loại giá thể đến đường kính lá sen (cm)
Ghi chú: (ns) sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê; (*) sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 0,05; các giá trị trung bình không cùng kí tự có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê
Bảng 4.5 cho thấy các cây sen trồng trong đất có sự tăng trưởng về đường kính lá cao nhất, NT này chỉ có khác biệt có ý nghĩa so với đường kính lá các cây sen trồng