1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH HẠI, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ NẤM GÂY BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY MĂNG TÂY (Asparagus officinalis) TẠI HUYỆN CỦ CHI TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2012

109 428 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH KHOA NÔNG HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH HẠI, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ NẤM GÂY BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY MĂNG TÂY Asparagus officinalis TẠI HUYỆN CỦ CH

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH HẠI, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ NẤM GÂY BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY

MĂNG TÂY (Asparagus officinalis) TẠI HUYỆN CỦ CHI TP

HỒ CHÍ MINH NĂM 2012

NGÀNH : NÔNG HỌC KHÓA : 2008 – 2012

SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM THỊ THỦY

Tháng 07/201

Trang 2

Tháng 07/2012

Trang 3

Xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông lâm

Tp Hồ Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm khoa Nông học và tất cả quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong suốt thời gian tôi học tập tại trường

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS.Võ Thị Thu Oanh, ThS Phạm Thị Ngọc người đã giảng dạy, trực tiếp hướng dẫn và khuyên bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Xin cảm ơn các bạn sinh viên lớp DH08NHGL đã chia sẻ cùng tôi những khó khăn trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn chị Trần Thị Điền Viên - sinh viên lớp CH10BVTV,

Trường Đại học Nông lâm Tp HCM, gia đình bác Trần Văn Ô, các hộ nông dân ở xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi, Tp HCM, các bạn sinh viên cùng thực hiện đề tài trong phòng 105 – Bộ môn Bệnh cây – Khoa Nông học – Trường Đại học Nông Lâm TP HCM đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài này

Tp Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012

Sinh viên Phạm Thị Thủy

Trang 4

iii

TÓM T ẮT

Phạm Thị Thủy, 2012 Đề tài “Nghiên cứu tình hình bệnh hại, đặc điểm sinh

học của một số nấm gây bệnh phổ biến trên cây măng tây (Asparagus officinalis

L.) tại huyện Củ Chi Tp Hồ Chí Minh năm 2012” Đề tài được tiến hành từ tháng 2

năm 2012 đến tháng 06 năm 2012, trên cây măng tây ở huyện Chủ Chi – TP HCM

Các nội dung được nghiên cứu trong đề tài:

Điều tra tình hình bệnh hại trên cây măng tây(Asparagus officinalis L.) tại Củ

Chi Tp.HCM, năm 2012, trên cơ sở điều tra về thành phần bệnh hại, mức độ phổ biến, mức độ gây hại của một số bệnh phổ biến ở các giai đoạn sinh trưởng của cây măng tây Đồng thời, tiến hành thu thập, phân lập mẫu để xác định tác nhân gây bệnh trên cây măng tây

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh phổ biến trên cây măng tây tại huyện Củ Chi - Tp HCM

Kết quả thu được:

Qua điều tra cho thấy yếu tố về tuổi cây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bệnh hại trên cây măng tây Thành phần bệnh hại trên cây măng tây gồm bệnh đốm thân cành, bệnh vàng lá thối gốc và nứt thân Kết quả điều tra cho thấy, mức độ nhiễm bệnh của bệnh đốm thân, cành là cao nhất (77,7 %), sau đó đến bệnh vàng lá

thối rễ (58,2 %) Các mẫu nấm trên môi trường dinh dưỡng khác nhau và ở các mức nhiệt độ khác nhau có sự khác biệt về tốc độ phát triển, màu sắc cũng như số lượng bào tử trung bình/cm2 Cả hai nấm Stemphyllium sp và Fusarium sp đều phát triển tốt trong ngưỡng nhiệt độ từ 20 – 30oC Qua đó có thể kết luận bệnh phát triển và gây hại trong điều kiện của mùa mưa, ẩm độ cao, nhiệt độ thấp

Trang 5

iv

MỤC LỤC

Trang

Trang tựa i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt iii

Mục lục iv

Danh sách các từ viết tắt vii

Danh sách các bảng viii

Danh sách các hình ix

Danh sách các biểu đồ x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu 2

1.3 Yêu cầu thực hiện 2

1.4 Giới hạn đề tài 2

CHƯƠNG 2 TỒNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Lịch sử và đặc tính sinh thái của cây măng tây 3

2.2 Giá trị dinh dưỡng và dược liệu của cây măng tây 4

2.3 Giá trị kinh tế của cây măng tây 7

2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trên thế giới 8

2.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây tại Việt Nam 11

2.6 Phân loại và đặc tính thực vật của cây măng tây 13

2.7 Các giống măng tây 14

2.8 Kỹ thuật canh tác măng tây 15

2.8.1 Làm đất 15

2.8.2 Kỹ thuật trồng măng tây 15

Trang 6

v

2.8.3 Chăm sóc 16

2.8.4 Thu hoạch măng 19

2.9 Tình hình nghiên cứu bệnh trên cây măng tây tại Việt Nam 20

2.10 Một số bệnh hại chính trên cây măng tây 20

2.10.1 Bệnh thối rễ và cổ rễ 20

2.10.2 Bệnh rỉ sắt trên cây măng tây 22

2.10.3 Bệnh thối măng và cổ măng 23

2.10.4 Bệnh đốm tía trên măng tây 24

2.10.5 Bệnh đốm nâu trên măng tây 26

2.10.6 Bệnh đốm xám trên măng tây 26

2.10.7 Bệnh mốc xám trên măng tây 27

2.10.8 Bệnh do virus gây nên 27

2.10.9 Bệnh nứt cong măng do nấm Phoma sp 28

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 29

3.1 Thời gian và địa điểm 29

3.2 Nội dung 29

3.3 Đặc điểm thời tiết, khí hậu 29

3.4 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 30

3.5 Phương pháp nghiên cứu 30

3.5.1 Điều tra tình hình bệnh hại trên măng tây tại điểm điều tra 30

3.5.2 Phân lập và xác định tác nhân 32

3.5.3 Khảo sát ảnh hưởng của các môi trường dinh dưỡng đến sự phát triển của tác nhân gây hại chính 34

3.5.4 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tác nhân gây hại chính 35

3.6 Phương pháp xử lý số liệu 35

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36

4.1 Tình hình sản xuất măng tây tại Củ Chi – Tp HCM 36

4.2 Kết quả điều tra bệnh hại trên cây măng tây tại địa điểm điều tra 36

4.2.1 Thành phần bệnh hại tại địa điểm điều tra 36

Trang 7

vi

4.2.2 Tình hình bệnh hại trên cây măng tây ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau 40

4.3 Kết quả phân lập và xác định tác nhân gây bệnh phổ biến 41

4.4 Khảo sát sự phát triển của tác nhân gây hại phổ biến trên các môi trường dinh dưỡng khác nhau 43

4.4.1 Khảo sát sự phát triển của nấm Stemphyllium sp trên các môi trường dinh dưỡng khác nhau 44

4.4.2 Khảo sát sự phát triển của nấm Fusarium sp trên các môi trường dinh dưỡng khác nhau 46

4.5 Khảo sát sự phát triển của tác nhân gây hại phổ biến trên cây măng tây ở các mức nhiệt độ khác nhau 49

4.5.1 Khảo sát sự phát triển của nấm Stemphyliium sp ở các mức nhiệt độ 49

4.5.2 Khảo sát sự phát triển của nấm Fusarium sp ở các mức nhiệt độ khác nhau 52

4.6 Thảo luận chung 55

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 57

5.1 Kết luận 57

5.2 Đề nghị 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

PHỤ LỤC 62

Trang 8

NSC : Ngày sau cấy

Môi trường GĐ : Môi trường giá đậu

Trang 9

Minh năm 2012 37

Bảng 4.2 Tình hình bệnh hại trên cây măng tây ở các giai đoạn sinh trưởng khác

nhau tại Củ Chi – Tp HCM 40

Bảng 4.3 Thành phần nấm phân lập được từ vết bệnh trên cây măng tây 41 Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các môi trường nuôi cấy đến khả năng phát triển của nấm

Phoma sp 44

Bảng 4.5 Số lượng bào tử của nấm Phoma sp trên 1 cm2ở các môi trường dinh

dưỡng khác nhau tại thời điểm 10 NSC 46

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các môi trường nuôi cấy đến khả năng phát triển của nấm

Fusarium sp 46

Bảng 4.7 Số lượng bào tử của nấm Fusarium sp trên 1 cm2 ở các môi trường dinh

dưỡng khác nhau tại thời điểm 10 NSC 49

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng phát triển của nấm Phoma sp 49 Bảng 4.9 Số lượng bào tử của nấm Phoma sp trên 1 cm2ở các mức nhiệt độ khác

nhau tại thời điểm 10 NSC 51

Bảng 4.10 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng phát triển của nấm Fusarium sp.52 Bảng 4.11 Số lượng bào tử của nấm Fusarium sp trên 1 cm2ở các mức nhiệt độ khác nhau tại thời điểm 10 NSC 54

Trang 10

ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Các loại măng tây được trồng trên thế giới 14

Hình 2.2 Các triệu chứng của bệnh thối rễ và cổ rễ do nấm Fusarium sp gây ra trên măng tây 22

Hình 2.3 Các triệu chứng của bệnh rỉ sắt do nấm Puccinia asparagi gây ra trên măng tây 23

Hình 2.4 Các triệu chứng của bệnh thối măng và cổ măng do nấm Phytophthora megasperma gây ra trên măng tây 24

Hình 2.5 Các triệu chứng của bệnh đốm tímdo nấm Pleospora herbarium gây ra trên măng tây 25

Hình 2.6 Triệu chứng của bệnh đốm nâu trên măng tây 26

Hình 2.6 Triệu chứng của bệnh nứt cong măng 28

Hình 4.1 Triệu chứng của bệnh đốm thân, cành trên cây măng tây 38

Hình 4.2 Triệu chứng của bệnh vàng lá, thối rễ trên cây măng tây 39

Hình 4.3 Triệu chứng của bệnh nứt thân trên cây măng tây 39

Hình 4.4 Túi bào tử, bào tử và chlamydospore của Stemphyllium sp 42

Hình 4.5 Bào tử, bào tử áo của nấm Fusarium sp 43

Hình 4.6 Sự phát triển của nấm Phoma sp trên môi trường PGA, GĐ và CO ở nhiệt độ 28 ± 2 0C, tại thời điểm 10 NSC 45

Hình 4.7 Sự phát triển của nấm Fusarium sp trên môi trường PGA, GĐ và CO ở nhiệt độ 28 ± 2 0C, tại thời điểm 10 NSC 47

Hình 4.8 Sự phát triển của nấm Phoma sp trên môi trường PGA tại các mức nhiệt độ khác nhau ở thời điểm 10 NSC 50

Hình 4.9 Sự phát triển của nấm Fusarium sp trên môi trường PGA tại các mức nhiệt độ khác nhau ở thời điểm 10 NSC ……… 53

Trang 11

x

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 2.1 Diện tích trồng măng tây theo khu vực (2008) 8

Biểu đồ 2.2 Diện tích măng tây theo quốc gia (2008) 9

Biểu đồ 2.3 Các loại măng tây và sự phân phối (2008) 9

Biểu đồ 2.4 Sản phẩm măng tây trên thị trường của một số nước (2008) 10

Biểu đồ 4.1 Tốc độ phát triển trung bình của nấm Phoma sp trên các môi trường giá đậu, PGA và CO 45

Biểu đồ 4.2 Tốc độ phát triển trung bình của nấm Fusarium sp trên các môi trường giá đậu, PGA và CO 48

Biểu đồ 4.3 Tốc độ phát triển trung bình của nấm Phoma sp ở các mức nhiệt độ khác nhau 51

Biểu đồ 4.4 Tốc độ phát triển trung bình của nấm Fusarium sp ở các mức nhiệt độ khác nhau 54

Trang 12

1

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Với giá trị là cây rau thực phẩm ăn chồi non có chất lượng dinh dưỡng cao, có

khả năng chống và chữa bệnh cho con người, nên cây măng tây (Asparagus officinalis

L.) càng ngày được coi trọng và mở rộng diện tích tại các tỉnh thành từ năm 2005 đến nay như: Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai, Bình Thuận, Long

An, Tiền Giang, Bạc Liêu, Lâm Đồng và TP HCM Diện tích măng tây tại các tỉnh thành Bình Phước, Long An, Vĩnh Long, TP HCM đã dần thay thế các loại cây rau màu giá trị kinh tế thấp, năng suất kém và không phù hợp với vùng đất bạc màu, chứa phèn nặng

Măng tây là cây sinh trưởng phát triển tốt ở vùng nhiệt đới, nơi có nhiệt độ trung bình trong năm cao và thích nghi sinh trưởng tốt trên vùng đất thuộc huyện Củ Chi, Tp.HCM Đây là một loại rau cao cấp, đồng thời là cây trồng mang lợi nhuận kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ khá lớn trong và ngoài nước

xuất khẩu, tiêu thụ với giá thành cao tại các siêu thị, nhà hàng, đã nâng mức sống cho nhiều nông hộ Song, việc đầu tư thâm canh cao trên các giống măng tây F1, F2 nhập khẩu từ Hoa Kì, Đức, Đài Loan (UC – 72 và UC – 157, Mary Washington, UC – 800…) trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm đã làm cho một số bệnh hại xuất hiện như:

thối gốc rễ (do nấm Fusarium sp.), thối măng, cổ măng (Phytophthora megasoerma Drechs), rỉ sắt (Puccinia asparagi), mốc xám (Botrytis cinerea), đốm tím (Pleospora

Herbarum), khô thân cành (Macrophoma sp.), virus (các loại virus Asparagus Virus - AV1, AV2, Tobaco Streak Virus)… rất phổ biến, làm cho cây và chồi măng non phát triển kém, ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của sản phẩm

Trang 13

2

Trên mỗi vùng sinh thái khác nhau sẽ có những loại bệnh hại khác nhau xuất hiện, gây hại với những mức độ khác nhau Để công tác bảo vệ thực vật đạt hiệu quả thì những thông tin về tình hình bệnh hại và việc chẩn đoán đúng tác nhân gây hại, làm

cơ sở xây dựng biện pháp phòng trừ hiệu quả là rất cần thiết Vì thế, đề tài “Nghiên

cứu tình hình bệnh hại, đặc điểm sinh học của một số nấm gây bệnh phổ biến

trên cây măng tây (Asparagus officinalis L.) tại huyện Củ Chi Tp Hồ Chí Minh

năm 2012” đã được thực hiện

1.2 Mục tiêu

Nắm được thành phần, mức độ phổ biến bệnh hại trên cây măng tây Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của tác nhân gây bệnh phổ biến làm cơ sở xây dựng biện pháp phòng trừ bệnh hại trên cây măng tây đạt hiệu quả cao

1.3 Yêu cầu

Điều tra tình hình và mức độ phổ biến bệnh hại trên cây măng tây

Thu thập mẫu, phân lập tác nhân gây bệnh

Khảo sát một số đặc điểm hình thái, sinh học của tác nhân gây bệnh phổ biến

1.4 Giới hạn đề tài

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2012 tại huyện Củ Chi Tp Hồ Chí Minh

Chỉ xác định tác nhân gây bệnh phổ biến đến giống

Mô tả triệu chứng của loại bệnh phổ biến

Trang 14

3

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Lịch sử và đặc tính sinh thái của cây măng tây

Lịch sử

Cây măng tây có nguồn gốc từ vùng Trung Đông, được Alexander phát hiện vào khoảng 300 năm trước Công Nguyên, và đem về trồng đầu tiên ở Hy Lạp, rồi được trồng ở Roma (La Mã) (Wade, 2011) Ban đầu măng tây chỉ mới được biết với tính năng như một loại thảo dược, dùng làm thuốc để chữa các bệnh về tim, phù thũng, đau răng Sau đó, cũng chính người Hy Lạp sử dụng măng tây như một loại rau cao

cấp Tên măng tây (Asparagus) xuất phát từ tên Asparagos do người Hy Lạp đặt Trước đó măng tây được gọi với các tên: Sperege, Sparage, Sperach, Spargus

Ở thời Trung cổ cây măng tây không được quan tâm nhiều, cho đến thế kỷ 16 cây măng tây là một trong những cây mà vua Louis IV ưa thích thì cây măng tây bắt đầu được trồng tại Pháp với diện tích ngày càng tăng Hiện nay thì măng tây được trồng trên cả 5 châu lục ở những nơi có điều kiện thích hợp

Măng tây du nhập vào nước ta từ thời Pháp thuộc, theo chân những gia đình quan chức Pháp Đến năm 1970, nhiều vùng đã trồng được măng tây và dùng làm măng tươi (Mai Thị Phương Anh, 1999) Năm 1980, ông Nguyễn Mân đã trồng thành công ở một số nơi như: Di Linh, Đức Trọng, Bảo Lộc Năm 1988, cây măng tây được trồng tại Đà Lạt dùng lá cắt cành để cắm hoa Mười bảy năm sau, năm 2005, cây măng tây được trồng thí điểm trên vùng đất xám thuộc huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả tốt đẹp, bước đầu chuyển đổi giống cây trồng cho bà con nông dân, đem lại hiệu quả khả quan, có triển vọng mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu

Trang 15

4

Ngày nay, cây măng tây đã được nhân trồng thí điểm ở nhiều vùng khác nhau, trên những chân đất khác nhau như: Bạc Liêu, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận…(Lư Cẩm và Lê Hồng Triều, 2008)

Đặc tính sinh thái

Hạt măng tây có thể nảy mầm ở 20oC, nhưng tỷ lệ nảy mầm rất thấp, chỉ khoảng 27%, nhiệt độ thích hợp cho măng tây nảy mầm là khoảng 23 – 25oC Nhiệt độ thích hợp cho măng tây phát triển là 20 – 30oC Măng tây có thể chịu được nhiệt độ lạnh nhưng dưới 10oC cây ngừng phát triển

Những vùng có cường độ ánh sáng mạnh được xem là thích hợp cho sự phát triển của măng tây, là cây ưa ẩm, và được coi là cây “chân ẩm đầu khô”, độ ẩm thường xuyên đạt 80 – 85% sẽ kích thích măng ra nhiều, mềm, ngọt Nếu độ ẩm không khí cao

sẽ làm cây mềm yếu, dễ nhiễm bệnh

Măng tây thích hợp với các loại đất cát pha hoặc thịt nhẹ, tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt, pH thích hợp từ 6 – 7 Măng tây được trồng cả ở vùng đồng bằng và vùng núi, thích hợp nhất ở độ cao 600 – 900 m so với mực nước biển

Ngoài ra măng tây còn có khả năng chịu mặn và sương gió, những vùng có độ mặn tương đối cao cây vẫn giữ được năng suất và không thấy có triệu chứng bị hại

2.2 Giá trị dinh dưỡng và dược liệu của cây măng tây

Măng tây có hàm lượng dinh dưỡng cao Ngoài chất xơ, đạm, glucid, các vitammin K, C, A, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), thiamin (B1), acid folid, gần ¼ khối lượng trong 100g măng tây là các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con người như: kali, magiê, canxi, sắt, kẽm Măng tây có thể chế biến thành nhiều món ăn, tùy theo khẩu vị và sở thích của mỗi người như: măng tây trộn salad, măng tây xào giòn, măng tây xào thịt bò sốt mù tạt, lườn gà cuộn măng tây, gỏi măng tây, mực trộn măng tây, sinh tố măng tây…

Từ 500 năm trước công nguyên, người Hy Lạp, người Ai Cập và người La Mã

cổ đại đã biết sử dụng măng tây làm thuốc lợi tiểu, trị bệnh táo bón, chống lão hóa da,

Trang 16

5

suy gan, tăng cường sức khỏe tình dục Từ rễ cây măng tây, người Pháp đã bào chế ra

Descinq Raciness làm thuốc lợi tiểu, người Đức có Kommission E trị nhiễm trùng đường tiểu, sạn thận và đau bàng quang, người Ấn Độ có Shatawari làm thuốc kích thích tình dục

Qua quá trình phân tích và so sánh hiệu ứng của các thành phần chứa trong chồi

và lá măng tây đối với tế bào gan người và chuột, các nhà nghiên cứu phát hiện, ngoài tác dụng giã rượu thì măng tây còn giúp bảo vệ gan, thanh lọc những độc tố có trong rượu

Măng tây chứa nhiều chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa và phòng trị rất tốt các chứng táo bón, chất asparagine giúp lợi tiểu, phòng trị các bệnh ung thư, tiểu đường, suy gan và đau bàng quang Măng tây còn là nguồn cung cấp chất đạm giúp người lao động trí óc giảm stress, tăng cường sinh lực và sức dẻo dai khi làm việc, chống béo phì và chống lão hóa da, ổn định kinh nguyệt phụ nữ, làm giàu sữa mẹ, giúp điều trị bệnh Goutte và bệnh tim mạch, làm giảm cholesterol (The world’s healthiest foods, 2011)

Măng tây còn chứa lượng magiê và kali cao giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa

xơ vữa mạch vành và đột quỵ tim mạch rất hữu hiệu Măng tây còn có beta carotene giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể Ngoài ra, măng tây còn có dược chất synthetase chứa nhiều tinh thể nitơ rất cần thiết cho sự xây dựng và phân chia tế bào, giúp hạn chế các khuyết tật khi cấu tạo tế bào máu và hệ thần kinh ở thai nhi (The world’s healthiest foods, 2011)

Tuy nhiên, tính năng mà có lẽ người ta chú ý đến nhất là đối với ung thư Theo Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ, rau măng tây còn có rất nhiều chất glutathione là biệt

chất chống ung thư, chống lão hóa rất hữu hiệu FDA đã khuyến khích việc dùng măng

tây như một loại thực phẩm dinh dưỡng có tác dụng ngừa và trị bệnh rất tốt cho sức khoẻ con người (The world’s healthiest foods, 2011) Acid folic (vitamin B9) có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi ung thư phổi, tá tràng và tử cung Glutathion là một protein nhỏ và thành phần kháng oxy hóa cực mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự phát triển của

Trang 17

6

ung thư Một cuộc phân tích đối với 38 loại rau cải cho thấy măng tây tươi nấu chín đã đứng đầu danh sách về hàm lượng glutathion Nhiều người đã dùng măng tây để trị liệu lâu dài chống ung thư và họ đã thấy hiệu quả rất khả quan Acid folic còn ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ngăn ngừa tai biến mạch máu não Nó làm giảm tỷ lệ homocystéine máu - vốn là thành phần tích tụ làm tổn thương động mạch và hình thành khối máu đông

Trang 18

Ma giê Phốt pho

Ka li Kẽm Man gan Vitamin B1 Vitamine B2 Vitamine B3 Vitamine B5 Vitamine B6 Vitamine B9 Vitamine C

20 kcal 2,20 g 3,88 g 1,88 g 2,10 g 0,6 % 0,12 g

24 mg (2 %) 2,14 mg (17 %)

14 mg (4 %)

52 mg (7 %)

202 mg (4 %) 0,54 g (5 %) 0,158 mg 0,143 mg (11 %) 0,141 mg (9 %) 0,978 mg (7 %) 0,274 mg (5 %) 0,091 mg (7 %)

52 μg (13 %) 5,60 mg (9 %)

Trang 19

8

2.3 Giá trị kinh tế của cây măng tây

Măng tây là nguyên liệu cho công nghiệp đồ hộp và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị Ở Mỹ nó chiếm vị trí thứ 10 trong các loại rau

Măng tây còn được trồng ở rất nhiều nước trên thế giới như Châu Âu, Châu Á

và Châu Mỹ Tuy nhiên sản xuất măng tây ở các nước ôn đới là không dễ, thông thường ở các nước này sản xuất măng tây chia làm 4 giai đoạn: mùa xuân là mùa thu hoạch, mùa hè và thu là giai đoạn thích hợp cho quang hợp, tích lũy chất dinh dưỡng, còn mùa đông là mùa ngủ nghỉ Hiện nay ở Mỹ cũng như ở một số nước trồng măng tây trên thế giới nhờ có việc cải tiến giống nên năng suất trên một đơn vị diện tích tăng lên rõ rệt Vào năm 1964, Mỹ là nước dẫn đầu thế giới về sản lượng măng tây đóng hộp, nhưng từ khi sản lượng của Đài Loan tăng thì sản lượng hai vùng này tương đương nhau Năm 1974, Đài Loan sản xuất 46 % tổng sản lượng măng trên thế giới, từ

đó nó chiếm lĩnh thị trường Châu Âu (chủ yếu là xuất khẩu sang Đức) về măng tươi

trắng đóng hộp bằng việc tăng năng suất do cải tiến giống, cải tiến kỹ thuật trồng và lao động rẻ có hiệu quả Những nước có sản lượng măng tươi đóng hộp tăng như Tây Ban Nha, Nhật Bản, Australia, Canada và Mexico, riêng Mexico chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ

Ở Việt Nam, măng tây được đưa vào trồng từ thời Pháp thuộc Nhiều vùng trong nước đã trồng măng để chế biến xuất khẩu như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng), Đức Trọng (Lâm Đồng) Thị trường xuất khẩu măng chủ yếu là các nước Tây Âu Măng tây là cây có tính thích ứng rộng với điều kiện khí hậu, đất đai cũng như mọi điều kiện canh tác như trồng ở diện tích lớn hay với diện tích sản xuất nhỏ trong vườn…

Muốn trồng măng tây ở diện tích lớn cần phải tập trung đầu tư về cả thời gian

và lao động Để hiệu quả cao trong sản xuất măng tây cần cung cấp đủ lao động vì tất

cả các giai đoạn từ gieo hạt đến thu hoạch măng tây đều làm bằng tay Ở một số nước trên thế giới đã sản xuất măng tây trên diện tích rộng bằng máy nhưng năng suất măng cũng như chất lượng măng không được đảm bảo

Trang 20

9

2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trên thế giới

Bảng 2.2 Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới

Tên quốc gia Diện tích (ha) Năng xuất (tấn/ha)

Biểu đồ 2.1: Diện tích trồng măng tây theo khu vực (2008)

(Nguồn: California Asparagus Commission)

Trang 21

10

Một số nước trồng măng tây với diện tích lớn là Trung Quốc, Mỹ, Đức, Peru, Mexico, Tây Ban Nha Trong đó lớn nhất là Trung Quốc, kế đó là Mỹ, Đức, Peru, Mexico…

Biểu đồ 2.2: Diện tích măng tây theo quốc gia (2008)

(Nguồn: California Asparagus Commission)

Năng suất măng tây trên thế giới dao động rất lớn, những nước có năng suất thấp nhất là: Iran (1,4 tấn/ha/năm), Đan Mạch (2,8 tấn/ha/năm) Những nước có năng suất cao nhất là: Thái Lan (15 tấn/ha/năm), Peru (14 tấn/ha/năm) Còn lại đa số các nước đạt năng suất từ 3 – 6 tấn/ha/năm

Biểu đồ 2.3: Các loại măng tây và sự phân phối ( 2008)

(Nguồn: California Asparagus Commission)

Trang 22

11

Theo FAO, USDA – 2005 tổng sản lượng măng tây trên thế giới đạt 1.331.955, Trung Quốc là nước có sản lượng lớn nhất đạt 587.392 tấn, chiếm 44,1% tổng lượng măng tây của thế giới, kế đó là Peru (190.470 tấn) chiếm 14,3%, Mỹ chiếm 7,7%, Đức chiếm 5,5%, Tây Ban Nha chiếm 4,2% và các nước còn lại là 19,1%

Tại Hoa Kỳ, tiểu bang Washington cung cấp khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ toàn quốc, California khoảng 40%, phần còn lại do Michigan, Oregon Tổng sản lượng của

Mỹ là 90.000 tấn Tại California, khu vực sản xuất măng tập trung trong vùng lưu vực các sông Sacramento - San Joaquin Mỗi năm thành phô Stockton đều tổ chức một ngày lễ hội về măng Ngoài Hoa Kỳ, tại Châu Âu nhất là Đức và Pháp, măng tây rất được ưa chuộng Trong suốt 6 tuần, từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 5, các nhà hàng tại Đức đều dọn những món ăn đặc biệt chế biến từ măng Thành phố Nuremberg tổ chức nguyên một tuần trong tháng 4 hàng năm những cuộc thi bóc vỏ măng Pháp, không chịu kém, đã lập ra những hội người ăn măng và có cả một viện bảo tàng về măng tây Theo thống kê tại “Hội Thảo Quốc Tế lần thứ 9 về măng tây” thì măng được sản xuất tại 61 quốc gia với diện tích canh tác lên đến 218.000 ha, trong đó Trung Quốc có

55 000 ha với sản lượng và xuất cảng măng tây cao nhất

Biểu đồ 2.4: Sản phẩm măng tây trên thị trường của một số nước (2008)

(Nguồn: California Asparagus Commission)

Trang 23

12

Hiện nay sản phẩm măng tây lưu hành trên thị trường dưới 3 hình thức: măng tươi, măng bảo quản đông lạnh và sản phẩm đã qua chế biến đóng hộp Có 8 nước tham gia xuất khẩu măng tây tươi, hai nước có thị phần cao nhất là Peru (67.089 tấn)

và Mexico (47.657 tấn), còn các nước nhập cảng nhiều nhất là Mỹ (92.000 tấn), Cộng Đồng chung Âu Châu (18.000 tấn) và Nhật (17.000 tấn)

2.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ trong nước

Ở nước ta măng tây được đưa vào trồng từ giữa thế kỷ XX, do người Pháp đưa sang Đến khoảng 1960 – 1970 một số vùng ở miền Bắc

đã trồng măng tây để xuất khẩu như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng) nhưng năng suất không cao, khoảng 3 – 4 tấn/ha Do khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, cây chỉ cho thu hoạch măng cuối mùa xuân

và mùa hè, thời gian thu hoạch trong năm chỉ kéo dài 4 – 5 tháng

Ở miền Nam từ cuối năm 2005 măng tây được đưa về trồng thử nghiệm ở huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh Điều kiện khí hậu thích hợp cho cây măng tây sinh trưởng và phát triển quanh năm Trong một năm có thể khai thác măng từ 8 – 9 tháng, năng suất đạt từ 10 – 15 tấn/ha/năm Sản phẩm bán ra thị trường là măng tươi Năm 2005, một doanh nghiệp đã kết hợp với 7 hộ nông dân tại Củ Chi triển khai mô hình trồng thử nghiệm giống măng tây xanh, với diện tích khoảng 1,3 ha Đến nay, đã thu họach và hiện nay mô hình mở rộng thêm với diện tích là 3,75 ha với 20 hộ tham gia (Trung tâm Khuyến nông Tp.Hồ Chí Minh, 2010)

Theo Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, 2011, giống thử nghiệm là giống măng tây xanh, trồng từ hạt, thời gian gieo trồng trong vườn ươm kéo dài 2,5 tháng, cây đạt chiều cao 25 cm bắt đầu đem trồng ra ruộng sản xuất Thời gian trồng cho đến ngày thu hoạch măng đầu tiên 3,5 tháng Năng suất măng bắt đầu ổn định kể từ đợt thu họach thứ 2 (9 – 10 tháng sau trồng) Năng suất măng thu tại các ruộng của nông dân trung bình 10 – 12 kg/ngày/1000 m2 Trong đó măng lọai 1 đạt trên 95 % (đường kính gốc > 0,7 cm, chiều cao >18 cm)

Trang 24

13

Cây sinh trưởng phát triển liên tục trong năm Tuy nhiên, do đặc điểm khai thác sau thời gian 3 tháng thu họach phải ngưng thu măng để thay thế cây mẹ Thời gian này kéo dài 30 – 40 ngày, nên trong 1 năm chỉ cho thu hoạch 8 tháng tương ứng với 240 ngày Như vậy, năng suất măng trong 1 năm có thể đạt 2400 kg/1000 m2

(10 kg/ngày x 8 tháng x 30 ngày = 2400 kg) tương đương 24 tấn/ha/năm (Trung tâm Khuyến nông Tp.Hồ Chí Minh, 2010)

Trong quá trình trồng tại thành phố đã xuất hiện bệnh khô cành, sọc thân do

nấm Puccinia asparagi Nông dân phòng ngừa bằng cách phun thuốc CoC - 85 vào

thời gian cây không cho măng

Do là cây trồng mới, nên việc canh tác măng tây bước đầu được nông dân tiếp cận và vận dụng kinh nghiệm để nâng cao năng suất, chất lượng, tự chế các mũ để úp vào đầu các cây măng nhằm hạn chế hư hỏng do nước Việc thu họach khá đơn giản, nông dân tận dụng lao động nhàn rỗi, lao động lớn tuổi để sơ chế sản phẩm giao nộp theo hợp đồng với công ty (Trung tâm Khuyến nông Tp.Hồ Chí Minh, 2010)

Với chi phí đầu tư ban đầu cho 1 ha tương ứng với khỏang 50 – 60 triệu đồng

và sau khi trồng khoảng 6 tháng cây sẽ cho năng suất ổn định khoảng 24 tấn/ha như hiện nay và giá bao tiêu sản phẩm 10.000 đồng/kg của công ty thì 1 ha nông dân có thể tạo ra một giá trị khoảng 240 triệu/ha/năm Trừ chi phí thu nhập 150 – 180 triệu/ha/năm (Trung tâm Khuyến nông Tp.Hồ Chí Minh, 2010)

Thời gian khai thác của cây măng tây kéo dài 10 - 15 năm Nếu quá trình trồng chăm sóc cây tăng cường phân hữu cơ đầy đủ có khả năng nâng cao được năng suất và giá trị

Như vậy, măng tây xanh là một đối tượng cây trồng mới có thị trường tiêu thụ

khá lớn trong và ngòai nước Là cây trồng cho giá trị kinh tế rất cao, góp phần nâng cao thu nhập nông nghiệp, bước đầu tỏ ra thích nghi, sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất xám Củ Chi, Tp HCM Việc trồng cây măng tây đơn giản có thể tận dụng được lao động nhàn rỗi, và người lớn tuổi ở nông thôn hiện nay, phù hợp để chọn làm cây trồng phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng Hiện nay, Trung tâm Khuyến nông

Trang 25

Loài: Asparagus officinalis

Cho đến nay có khoảng 300 loài thuộc chi Asparagus được biết tới Dạng thân

của các loài Asparagus thay đổi từ dạng thân cỏ đến thân gỗ, nhưng hầu hết đều có thân dẹp, mỏng, thực hiện chức năng thay cho lá Chỉ có 3 loài là A officinalis, A

schoberrioides, A cochinchinesis là phân tính có hoa đực và hoa cái trên cây riêng

biệt Nhưng chỉ có loài Asparagus officinalis được sử dụng với mục đích làm rau ăn,

những loài còn lại được sử dụng làm cảnh hay những mục đích khác

Đặc điểm thực vật của cây măng tây

Măng tây thuộc họ thân thảo, dạng bụi, từ một cụm thân hóa gỗ, thân thẳng và nhẵn, cao từ 1,3 m đến 3,8 m, khi cây mọc lên cao thân dần ngả màu xanh và phân nhiều nhánh

Lá măng tây thuộc loại lá không phát triển, lá kim, thoát nước ít nên có khả năng chịu hạn tốt

Măng tây là cây đơn tính biệt chu, màu lục nhạt, có nhị và nhụy không hoàn chỉnh, chỉ có một số ít trong các hoa có thể đậu quả được Các hoa cái có dấu tích của nhị nhưng không có khả năng hình thành hạt phấn Hoa được hình thành từ trên các cành mới, đạt được độ thành thục trước khi cành mang hoa thành thục

Trang 26

15

Quả thuộc loại quả mọng, đường kính trung bình 8 – 9 mm, khi chín quả có màu đỏ có

3 ngăn, mỗi ngăn có 5 – 6 hạt màu đen, vỏ hạt rất cứng, đường kính trung bình hạt 3 –

4 mm, trọng lượng 1.000 hạt nặng khoảng 20 gam, 40 – 60 hạt/g

Rễ chính rất ngắn và chết ngay sau khi hạt nảy mầm, chỉ có rễ trụ đứng thẳng,

các rễ khác mọc ngang, tạo thành hệ rễ chùm Bộ rễ chùm khi trưởng thành 4 – 5 năm

tuổi có khoảng 200 cọng rễ, trải rộng 80 – 150 cm, trong đó có 80 % là rễ hút dinh

dưỡng cắm sâu khoảng 1 m, 20 % là rễ hút nước sâu đến 2 – 3 m dưới chân đất trồng

Măng non được hình thành gần rễ trụ, đây là nơi tập trung chất dinh dưỡng nhiều nhất

trong cây Các cây hoa đực thường cho nhiều măng, sống lâu hơn và sản lượng măng

cao hơn các cây hoa cái khoảng 25% nhưng chất lượng măng lại kém hơn

2.7 Các giống măng tây

Hình 2.1 Các loại măng tây được trồng trên thế giới a: măng tây trắng; b: măng tây tím; c: măng tây xanh

(Nguồn: http://agriviet.com)

Hiện nay măng tây được chia làm 3 loại: măng tây xanh, măng tây trắng và

măng tây tím Măng tây trắng có đặc điểm mềm, giòn, hương vị dịu hơn các giống

măng tây xanh, vì trong cấu trúc của măng tây trắng kém gỗ hơn Sản phẩm của măng

tây trắng được ưa chuộng trên thị trường hơn cả, đặc biệt là thị trường Châu Âu Măng

tây xanh, đại diện cho măng tây xanh là giống F California 500, UC – 157, loại này

cho năng suất cao, dễ trồng, dễ thu hoạch nhưng chất lượng và giá trị thương phẩm

không cao Măng tây tím khác với măng tây trắng và măng tây xanh, chứa nhiều

Trang 27

Đất thích hợp để trồng măng tây là đất phù sa, đất xám, đất đỏ… có tầng canh tác dày, thoát nước tốt và chủ động được nước tưới trong mùa khô Cây sinh trưởng phát triển tốt trên đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, giàu mùn Đất không quá dốc để hạn chế quá trình xói mòn (vì thời gian thu hoạch kéo dài nhiều năm)

Đất trồng măng tây cần được cải tạo mặt bằng, tạo mặt ruộng bằng phẳng Đất được cày sâu 20 – 25 cm, cày 2 lần cách nhau 10 ngày để hạn chế cỏ dại Bừa lại, sau khi cày lần 2, lượm sạch cỏ dại, ban bằng mặt ruộng, tiến hành vét rãnh lên liếp trồng

Thông thường nên vét thành líp, mặt líp 1 – 1,2 m, sâu 0,2 – 0,3 m

Sau khi lên líp xong cần tiến hành rạch hàng và bón lót các loại phân và xử lý đất trước lúc trồng

2.8.2 Kỹ thuật trồng măng tây

Thời vụ trồng

Măng tây có thể trồng quanh năm Nếu chủ động được nguồn nước tưới và chủ động gieo ươm cây con đúng yêu cầu kỹ thuật Tuy nhiên, cần tránh trồng vào các thời điểm có lượng mưa quá lớn trong năm (tháng 6 đến tháng 9)

Khoảng cách, mật độ

Trồng với mật độ từ 18.000 – 22.000 cây/ha Tương ứng với khoảng cách: Cây cách cây 45cm

Hàng cách hàng: 1 – 1,2m

Trang 28

17

Với mật độ này cây cho năng suất khá tốt Không nên trồng quá thưa hoặc quá dày đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, dẫn đến năng suất thấp, sâu bệnh nhiều, cỏ dại phát triển, tốn công làm cỏ

Trong thời kỳ mới trồng có thể dùng bạt phủ, hoặc thân rơm rạ, vỏ trấu để phủ trên mặt líp nhằm hạn chế cỏ dại, giảm bớt sự thoát hơi nước

Trồng cây

Sau khi đã sửa soạn đất xong, tiến hành trồng, trên líp xác định các vị trí cuốc

lỗ đặt cây Quá trình trồng cần thao tác nhẹ nhàng tránh làm bể bầu nhằm hạn chế tỷ lệ chết cây Không nên trồng sâu, vun cho đất ngang bằng mặt bầu là đủ

Sau trồng cần tưới nước cho cây, không nên để đất quá khô làm cây chậm ra rễ mới Theo dõi cây chết để trồng dặm kịp thời

2.8.3 Chăm sóc

Phân bón

Do bộ phận thu hoạch của măng tây là măng, nên cây đòi hỏi khá nhiều phân bón, nhất là phân hữu cơ Chú ý khi sử dụng phân hữu cơ là phân đã ủ hoai mục Trong quá trình ủ nên sử dụng các loại chế phẩm sinh học có chứa nấm đối kháng

Trichoderma giúp thúc đẩy quá trình phân hủy và hạn chế sự phát triển các loại bệnh hại cây

Bón lót trước khi trồng

Lượng phân dùng cho 1 ha: Phân hữu cơ hoai: 30 – 40 tấn (đã được ủ với chế

phẩm có chứa nấm Trichoderma)

Vôi: 1.000kg, lân super: 400kg, kali: 50kg, urê: 50kg

Tất cả lượng phân này được bón vào đất như sau: Sau khi lên líp xong, rạch giữa hàng bón lót toàn bộ lượng phân trên trộn đều vào đất và tiến hành trồng cây

Bón thúc

Thời gian đầu chưa thu hoạch

Sau khi trồng 20 ngày, tiến hành xới xáo và bón phân Bón 50 kg phân NPK loại 16 – 16 - 8 kết hợp làm cỏ vun gốc nhẹ, tỉa nhanh gốc và tỉa bớt các cây nhỏ

Sau khi trồng 40 ngày, tiến hành xới xáo và bón phân Bón 50 kg phân NPK loại 16 – 16 - 8 kết hợp làm cỏ vun gốc nhẹ, tỉa nhanh gốc và tỉa bớt các cây nhỏ

Trang 29

Khoảng 120 ngày sau trồng nếu chăm sóc đúng kỹ thuật cây bắt đầu cho măng

Bón trong thời kỳ cây cho măng

Bước vào thời kỳ thu hoạch khi cây phát triển khá tốt, thân cây mẹ có đường kính 0,6 – 1 cm thì cây mới cho măng đạt tiêu chuẩn

Thời gian này cần quan sát cây để bón phân Tuy nhiên, trước khi đi vào giai đoạn thu hoạch nên tiến hành bón cho cây 1 lần phân, lượng bón cho 1 ha như sau: Phân chuồng hoai mục 20 tấn Phân NPK loại 15 – 15 - 15: 100 kg

Tiến hành xới xáo kết hợp bón phân và vun gốc Có thể kết hợp phun các loại phân bón lá để kích thích cây phát triển Trong thời gian đang thu hoạch thì không cần thiết phải bón phân

Sau mỗi chu kỳ khai thác từ 3 – 3,5 tháng phải ngưng thu hoạch để thay thế cây

mẹ khác Sau khi chấm dứt thu hoạch tiến hành bón phân với liều lượng như trên và sau khi bón khoảng 35 – 40 ngày thì cây bắt đầu cho măng tiếp tục kỳ thu hoạch mới Hiện có nhiều loại phân bón sinh học chúng ta có thể dùng phun trực tiếp lên cây trong thời gian thu hoạch mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Nước tưới

Nước tưới là một yếu tố quyết định năng suất măng, thông thường trong mùa mưa cây phát triển kém hơn trong mùa nắng Có thể áp dụng biện pháp tưới thấm, hoặc tưới phun cho cây Phải tưới nước mỗi ngày trong mùa nắng và tiêu thoát nước tốt trong mùa mưa (vì loại cây này không thể thiếu nước, nhưng cũng không chịu được ngập úng quá 24 giờ)

Chú ý tưới đủ nước cho cây trong mùa nắng Bộ phận thu hoạch của măng tây

là các chồi non, trên đều chồi non có chứa các lá đài, nên khi tưới nước lọt vào trong các lá đài này sẽ làm giảm chất lượng măng và có thể gây thối Vì thế phải tự chế các nón nhựa đội cho mầm khi măng lú lên khỏi mặt đất, nhằm hạn chế tác hại của việc tưới nước, nhất là khi sử dụng biện pháp tưới phun sương

Trang 30

19

Măng tây là loại cây trồng khi trồng trên vùng đất phù hợp tiêu thoát nước tốt, rất ít sâu bệnh

Làm cỏ xới xáo, cố định cây: Sau khi trồng nếu không có phủ gốc thì nên làm

cỏ xới xáo cho cây 1 tháng 1 lần vừa hạn chế cỏ dại phát triển, vừa tạo đất tơi xốp để cây phát triển tốt Có thể dùng một số loại thuốc diệt cỏ xử lý cho ruộng trồng Thuốc

diệt cỏ này có gốc Paraquat dichloride, sản phẩm cụ thể là: FAGON 20AS hoặc AGROBAC 25 SL Đây là các loại thuốc diệt cỏ sử dụng cho cây trồng cạn và có thể

sử dụng cho cây măng tây Nên sử dụng theo nồng độ khuyến cáo

Trong quá trình cây phát triển giai đoạn trồng chưa thu hoạch cây sẽ tăng số lượng thân trên bụi, thời gian sau thân cây to hơn thân cây thời gian trước Thời gian này kéo dài 4 – 6 tháng tuỳ theo quá trình chăm sóc, bón phân Để giúp cây đứng thẳng cần phải định vị cây bằng hình thức sau:

Dùng các cọc tre đóng cố định ở giữa hàng theo hàng trồng trên líp sau đó dùng dây nylon kéo căng để giữ cây đứng thẳng Như vậy cây mới phát triển, sinh trưởng nhanh Khi cây cao thì cần căng thêm dây để đỡ cho chúng không bị đổ ngã Thời gian này khi ở bụi măng trồng ban đầu có quá nhiều cây nên tỉa bỏ bớt bằng cách lẫy bỏ, chừa lại 3 – 4 cây trên mỗi bụi là tốt nhất Tỉa bỏ các cây già, cây nhỏ, cây bị sâu bệnh Quá trình này cần phải làm thường xuyên

Phòng trừ sâu bệnh

Măng tây là một loại cây khi được trồng trên vùng đất phù hợp tiêu thoát nước tốt, rất ít sâu bệnh Tuy nhiên, cần chú ý các loại bệnh hại sau nhất là thời điểm mùa mưa khi đất bị úng do thoát nước kém Bệnh phát sinh làm măng mới ra phát triển kém

và biến dị hình thù, cong vẹo không thu hoạch được

Có các loại sâu bệnh thường gây hại cây măng như:

Các loại sâu hại: Sâu khoang, sâu xanh, bọ trĩ, rầy mềm, bọ cánh cứng… Các loài bệnh hại gồm có: Bệnh thối rễ, thối gốc, bệnh đốm thân, cành, bệnh rỉ sắt, sương mai, thán thư, bệnh virus

Tuyến trùng gây hại măng tây

Để phòng trừ sinh vật hại măng tây an toàn, có hiệu quả cần áp dụng các biện pháp như sau:

Trang 31

20

Phải làm đất kỹ, thoát nước tốt Trước khi trồng, phải cày xới để đất tơi xốp, phơi nắng 10 – 15 ngày để hạn chế nguồn bệnh, lên liếp cao có khả năng thoát nước trong mùa mưa

Chọn giống măng tây có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh

Bón phân hữu cơ hoai được ủ với chế phẩm có chứa nấm Trichoderma

Có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sau để phòng trừ sâu bệnh hại măng tây:

- Sâu khoang, sâu xanh: Lưu ý dùng luân phiên các loại thuốc, thời gian gần thu hoạch cần dùng các chế phẩm vi sinh, ít độc Có thể dùng các loại thuốc sau: Biocin, Actamec, Vertimec, Abamix…, các thuốc khác như Sapen – Alpha, Nimbecidine…

- Bọ trĩ, rầy mềm: dùng các thuốc Sagomycin, Regent, Confidor,…

Có thể phòng ngừa bệnh bằng biện pháp canh tác tổng hợp như:

- Xử lý đất diệt tuyến trùng trước lúc trồng bằng thuốc hoá học Sincosin, hoặc gốc Chitosan (như Stop) để phòng trừ

- Bệnh thối gốc chết cây, đốm lá: do thời tiết đầu mùa mưa nóng ẩm rất thích hợp cho các loại bệnh do nấm phát triển mạnh, cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa ngay từ đầu, lưu ý việc thoát nước Sử dụng chế phẩm Trichoderma có hiệu quả ngăn

ngừa bệnh Khi phát hiện cây bị bệnh cần sử dụng thuốc để phòng trừ như Validan, Carban, Carbenzim, Mancozeb, Ridomil, Curzate, Daconil… phun thẳng lên cây trong thời gian cây chưa cho thu hoạch (thời gian dưỡng cây mẹ) Hoặc phun vào lúc bón phân, làm cỏ

- Bệnh do vi khuẩn dùng các loại thuốc như Kasai, Kasumin…

Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật phải đọc kỹ nhãn thuốc trước khi dùng, đảm bảo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly khi thu hoạch

Đối với các cây bệnh nặng có thể cắt bỏ hoàn toàn, ngưng thu hoạch, bón phân, kết hợp phun thuốc trị bệnh để giúp tái tạo cây mới có thể làm giảm bệnh

2.8.4 Thu hoạch măng

Măng tây là loại cây lưu niên có thể sống từ 15 – 20 năm, sau khi trồng từ 4 –

6 tháng cây cao khoảng 1 – 1,5 m thì tiến hành bấm ngọn để hạn chế chiều cao và bắt

Trang 32

21

đầu thu hoạch măng Trong năm đầu, mỗi đợt thu hoạch măng được cắt liên tục trong

2 – 3 tuần Sau đó nghỉ dưỡng cây, thay cây mẹ mới, chuẩn bị cho đợt thu hoạch tiếp theo Thời gian nghỉ từ 25 – 40 ngày tùy theo tình trạng dinh dưỡng của cây mẹ Sang năm thứ 2, mỗi đợt thu hoạch kéo dài 4 – 6 tuần Sang năm thứ 3 thời gian thu hoạch mỗi đợt từ 6 – 8 tuần hoặc có thể lâu hơn nếu cây mẹ tốt Khi thu hoạch măng, dùng dao để cắt măng sâu xuống dưới mặt đất từ 3 - 4 cm

Măng tây cần thiết phải thu hoạch bằng tay Thu hoạch càng sớm càng có giá trị kinh tế cao Măng có chất lượng là măng có chiều dài ít nhất từ 20 – 25 cm Măng cho thị trường tươi phải là các măng tròn, chặt, có màu xanh đẹp hoặc trắng mịn nếu là giống măng trắng Vào thời gian nóng, măng thường bị nở sớm, vì thế phải thu hoạch nhanh và nhiều lứa liên tục so với thời gian trời mát mẻ hoặc lạnh Việc thu hoạch phải tiến hành khi trời mát vào sáng sớm hoặc chiều tối, trung bình thu 3 – 4 ngày/lần nhưng vào mùa hè thì cần thu hoạch ít nhất 2 ngày một lần, thậm chí phải thu hoạch hàng ngày (Mai Thị Phương Anh, 1999)

Đối với sản phẩm măng tươi, măng phải có chiều dài từ 20 – 25 cm, có đường kính 2 cm Với sản phẩm măng đông lạnh chiều dài măng cũng tương tự, loại măng này là măng loại I có thể xuất khẩu Măng loại II là măng có đường kính từ 1,5 – 1,9

cm, chiều dài 15 – 20 cm dùng để đóng hộp, và măng có đường kính dưới 1,4 cm thì được tiêu dùng nội địa (Mai Thị Phương Anh, 1999)

Sau khi thu hoạch và phân loại, măng được bó lại thành từng bó 0,5 – 1 kg, rồi xếp vào sọt, mang đến nơi tập kết để xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước Trong điều kiện nếu chưa vận chuyển kịp thời măng phải được đưa vào tủ mát bảo quản ở nhiệt độ

1 – 2oC Mỗi một cánh đồng măng tây có thời gian thu hái riêng Nó được xác định dựa theo chiều dài của mùa sinh trưởng và theo yêu cầu sinh trưởng có hiệu quả sau mỗi lứa thu hái cùng với việc bồi dưỡng cây cho mùa thu hái sau (Mai Thị Phương Anh, 1999)

Trang 33

22

2.9 Tình hình nghiên cứu bệnh trên cây măng tây ở Việt Nam

Tại Việt Nam chưa tìm thấy sách nào nghiên cứu sâu vào các loại bệnh hại trên cây măng tây Bước đầu chỉ có một số bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành bảo vệ thực vật, do Viện bảo vệ thực vật xuất bản, là có đề cập đến một số bệnh hại trên cây măng tây nhưng cũng chỉ ở mức độ điều tra

2.10 Một số bệnh hại chính trên măng tây

2.10.1 Bệnh thối rễ và cổ rễ

Lần đầu tiên được báo cáo tại Mỹ vào năm 1908, qua nhiều năm bệnh được gọi

là bệnh lùn cây, héo rũ và thối rễ, tàn lụi cây con, thối cổ rễ Bệnh ảnh hưởng tới cả cây con và cây trưởng thành Bệnh gây thiệt hại ở Mỹ vào những năm 1950, làm giảm diện tích vào những năm 1960 – 1980 Nhiều nông dân ở phía Đông nước Mỹ bị áp lực buộc phải từ bỏ việc trồng măng tây

Nguyên nhân gây ra bệnh là một số loài nấm Fusarium spp Có tới 8 loài nấm được tìm thấy trong đất trồng măng tây ở Australia và New Zeland Trong đó,

F.oxysporum, F equiseti, F solani, F semitectum chiếm trên 90% Nhưng F

oxysporum, F frolireatum, F moliniforme được tìm thấy trên những cánh đồng trồng măng tây bị bệnh ở Australia và nhiều nước khác Các loài nấm này tồn tại trong đất thời gian rất lâu, có khả năng phát triển như một số loài vi khuẩn hoại sinh và sinh sản rất nhiều Nấm xâm nhập vào cây qua các rễ già, cổ rễ, đầu rễ non, những vết thương trên cây Bệnh còn có khả năng lây nhiễm qua hạt

Triệu chứng gây bệnh trên các cây già gồm có các biểu hiện vàng dần rồi chết Trên cây non và măng biểu hiện chậm và ngừng sinh trưởng, thân bị nhăn nheo, ngả màu vàng và héo rũ Ở phần rễ và cổ rễ ban đầu có màu nâu đỏ nhạt, dần dần các mô

bị thối và chuyển sang màu nâu đen

Phòng trừ bệnh thối rễ và cổ rễ: nấm Fusarium spp hiện diện trên hầu hết các

cánh đồng trồng măng tây vì thế không thể tránh được bệnh và việc kiểm soát bệnh rất khó khăn, chỉ hướng đến làm giảm tới mức tối thiểu sự lây nhiễm sớm trong chu kỳ

Trang 34

Hiện nay chưa có giống kháng bệnh, các giống được chọn là các giống khỏe có khả năng phát triển tốt, chịu đựng được bệnh trong thời gian dài Một số giống như:

UC – 157, Jersey Giant, Viking KB3 Một số thuốc bảo vệ thực vật được dùng để trị bệnh thối rễ và cổ rễ là Mancozeb, Zineb

Hình 2.2 Các triệu chứng của bệnh thối rễ và cổ rễ do nấm Fusarium sp

(Nguồn: http://www.umassvegetable.org/soil_crop_pest_mgt/dis)

2.10.2 Bệnh rỉ sắt trên cây măng tây

Vào năm 1896 bệnh được báo cáo lần đầu tiên tại Mỹ Bệnh diễn biến ở New Jersey, Massachsetts, Delaware và New York Trong khoảng từ 1896 – 1902 bệnh phát triển xuống miền nam và tây California Trải qua mấy năm đầu dịch hại, tính nghiêm trọng của bệnh được diễn tả: các vườn măng tây đều trong tình trạng bị phá hủy toàn

bộ, giá bán măng tây tăng gấp đôi so với trước khi xảy ra dịch hại Nguyên nhân do

Trang 35

24

nấm Puccinia asparagi gây nên Chu kỳ phát triển của nấm trải qua nhiều giai đoạn,

phức tạp và tất cả đều diễn ra trên cây Mỗi giai đoạn thể hiện triệu chứng bệnh khác nhau Giai đoạn đầu thường xảy ra vào tháng 6, vết bệnh ban đầu chỉ là chấm nhỏ có hình oval và phát triển rộng ra dài từ 10 – 20 mm, có màu xanh sáng, nhiều khi vết bệnh khó nhận biết, đặc biệt là trên những cây còn non Giai đoạn 2 vết bệnh có màu vàng cam ở giữa bị lõm xuống, sau một thời gian vết bệnh chuyển sang màu nâu đỏ nhạt và bị phồng lên như mụn mủ Khi các mụn mủ này già đi sẽ phóng thích một lượng lớn bào tử rỉ có màu nâu đỏ, những bào tử này lại tiếp tục lây nhiễm Giai đoạn

3, trên các vết bệnh xuất hiện các ổ bào tử màu đen có chứa các bào tử Dạng bào tử này giúp nấm tồn tại qua mùa đông và gây hại trở lại vào mùa sau Trên một số vết bệnh các ổ bào tử có màu nâu đỏ và màu đen (giai đoạn 2 và 3) xuất hiện đồng thời Nấm phát triển trên mô cây làm tắc nghẽn các mạch dẫn, cây bị yếu dần và

mẫn cảm với bệnh do nấm Fusarium Nếu bị nặng cây sẽ chết và ảnh hưởng nghiêm

trọng đến năng suất Một nghiên cứu được tiến hành ở Washington đã xác định lượng măng bị giảm qua 4 mùa thu hoạch trong năm sau 1 năm và 2 năm cây nhiễm bệnh rỉ sắt Sau 1 năm trọng lượng măng giảm 20 – 30%, số lượng măng giảm từ 2 – 26,5% Sau 2 năm trọng lượng măng giảm 11 – 54%, số lượng măng giảm lên tới 46%

Phòng trừ bệnh rỉ sắt bao gồm việc làm gián đoạn tính liên tục trong chu kỳ sống của nấm gây bệnh: việc vệ sinh đồng ruộng , cỏ dại và những cây mọc tự nhiên

đã mang lại hiệu quả, đặc biệt là việc thu dọn cây mẹ sau mỗi đợt thu hoạch

Vào năm 1906 chương trình kiếm tạo giống măng tây có khả năng chịu đựng được bệnh đã được tiến hành tại Mỹ Tuy nhiên các giống đều bị nhiễm bệnh trong điều kiện thuận lợi, nguồn bệnh phổ biến rộng Hai giống chính được đưa ra thử nghiệm là Matha Washington và Mary Washington, cả hai giống này đã được thương mại trong thời gian dài với đặc tính có khả năng chịu đựng được bệnh rỉ sắt Hiện nay một số giống như Jessey Giant, Viking KB3 có khả năng phát triển tốt và chịu đựng bệnh khá Các thuốc bảo vệ thực vật được dùng để phòng trị bệnh rỉ sắt là Zineb, Mancozeb, Metiran

Trang 36

25

Hình 2.3: Các triệu chứng của bệnh rỉ sắt do nấm Puccinia asparagi gây nên

(Nguồn: http://www.omafra.gov.on.ca/english/crops/facts/82-045.htm#Introduction)

2.10 3 Bệnh thối măng và cổ măng

Vào năm 1938, những nông dân trồng măng tây ở Mỹ đã báo cáo mức độ thiệt hại do bệnh gây ra là 20 – 30%, nhưng bệnh hoàn toàn không được nghiên cứu, cho đến năm 1980, năng suất măng tây bị giảm xuống 30 – 54% được chứng minh thì bệnh mới được nghiên cứu trở lại

Nguyên nhân gây bệnh: có nhiều loại nấm Phytophthora được tìm thấy từ các mẫu bệnh Nhưng nguyên nhân được xác nhận là do nấm Phytophthora megasperma

Drechs gây ra Triệu chứng bao gồm mầm bị mềm ướt, nhầy cả phần trên và dưới mặt đất Ban đầu lớp vỏ ngoài bị phồng lên, sau đó xẹp xuống làm cho măng bị cong lại Ở phần cổ măng, các mô bên trong cổ măng bị lây nhiễm có màu vàng nâu và có dịch nhầy Bệnh phát triển làm thối cả phần gốc măng và phần măng trên mặt đất

Sự hư hại do nấm Phytophthora megasperma gây nên thay đổi từ năm này qua

năm khác, từ vùng này qua vùng khác, phụ thuộc vào lượng mưa của từng vùng, đặc biệt là khả năng thoát nước của đất tốt hay xấu Đất luôn ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho bào tử nấm nảy mầm và lây nhiễm bệnh Các nghiên cứu chỉ ra rằng năng suất măng tây bị giảm nhiều trong những đợt thu hoạch vào mùa mưa Phòng trị bệnh: việc

áp dụng các loại thuốc trừ nấm mang lại hiệu quả khả quan, đặc biệt là các sản phẩm chứa metalaxyl

Trang 37

26

Hình 2.4 Các triệu chứng của bệnh thối măng và cổ măng do nấm Phytophthora

megasperma gây ra trên măng tây

(Nguồn: http://www.omafra.gov.on.ca/english/ crops /facts/82-045.htm)

2.10.4 Bệnh đốm tía trên măng tây

Nguyên nhân do nấm Pleospora herbarium gây nên, có dạng vô tính là

Stemphylium vesicarium Nấm tồn tại qua mùa đông nhờ dạng bào tử hữu tính được chứa trong các túi bào tử Khi gặp điều kiện thuận lợi các bào tử được phóng thích và gây lại trên cây trồng Từ những vết bệnh mới, các bào tử đính được sinh ra bởi một quả trình sinh sản vô tính, các bào tử này lại tiếp tục gây ra sự lây nhiễm thứ cấp (Mary, 2003)

Triệu chứng: ban đầu chỉ là những đốm nhỏ có màu tím nhạt ở xung quanh, ở giữa có màu nâu nhạt và lõm xuống Bệnh phát triển tạo thành đám có nhiều đốm liền nhau Bệnh thường xuất hiện ở phần gốc của măng và thân mẹ Mặt có gió thường thổi tới vết bệnh xuất hiện nhiều hơn những mặt khác

Trang 38

27

Hình 2.5: Các triệu chứng do bệnh đốm tía do nấm Pleospora herbarium gây nên

a: Triệu chứng trên măng; b: Triệu chứng trên thân (Nguồn: http://www.omafra.gov.on.ca/english/crops/facts/82-045.htm#Introduction)

Ở những vùng có mùa mưa kéo dài, nhiều sương mù bệnh gây hại nghiêm trọng Cây mẹ nhiễm bệnh nặng sẽ bị rụng lá, khô dần rồi chết Trên măng non, bệnh làm cho măng bị cằn cỗi, chậm phát triển chiều cao, làm giảm chất lượng và giá trị thương phẩm Măng bị nhiễm bệnh nặng sẽ không thu hoạch được

2.10 5 Bệnh đốm nâu trên măng

Nguyên nhân được xác định là do nấm Cercospora asparagi gây nên Bệnh

xuất hiện khi cây đã có tán giao nhau và thường xảy ra khi thời tiết ẩm ướt Triệu chứng ban đầu là những đốm nhỏ hình oval có màu xám, đường viền màu nâu đỏ nhạt, hiện diện trên lá và cành nhánh Cây nhiễm bệnh nặng sẽ bị rụng lá, ảnh hưởng đến quang hợp của cây làm cây yếu dần, giảm năng suất và tuổi thọ của cây Trong năm

Trang 39

28

đầu măng tây ít bị ảnh hưởng của bệnh này Độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong từng tán cây, trên các là luôn đọng lại các giọt nước từ việc tưới phun, sương đêm hoặc do mưa Vì thế một trong những các quản lý bệnh được đưa ra là áp dụng biện pháp tưới nhỏ giọt, tưới phun nên tưới vào buổi sáng không nên tưới vào buổi chiều giúp tán cây mau khô sau khi tưới

Hình 2.6 Triệu chứng của bệnh đốm nâu trên măng tây

(Nguồn: http://entoplp.okstate.edu/ddd/diseases/cercospora.htm)

2.10.6 Bệnh xám thân trên măng tây

Theo Uecker và Johnson, nguyên nhân được xác định là do nấm Phomopsis

asparagi gây nên (Elena, 2005) Vết bệnh có hình oval dài từ 0,5 – 5 cm, ban đầu có màu nâu đỏ nhạt, khi vết bệnh phát triển lớn thì xung quanh có đường viền màu nâu

đỏ, giữa có một phần mô bị xám, xuất hiện ổ bào tử màu đen trên những vết bệnh già Cây nhiễm bệnh nặng lá bị vàng và chuyển sang màu nâu rồi rụng hết, thân bị khô và chết dần Bệnh xảy ra cả ở thân và cành nhưng chủ yếu là trên thân

2.10.7 Bệnh mốc xám trên măng tây

Nguyên nhân do nấm Botrytis cinerena gây nên Bệnh thường xảy ra vào mùa

hè trên các nhánh nhỏ và lá măng Ban đầu vết bệnh có màu vàng nhạt, đường viền

Trang 40

29

màu nâu tối, khi vết bệnh già có các sợi nấm màu xám bao phủ Trên các sợi nấm này

có mang các bào tử

2.10.8 Bệnh do virus gây nên

Nghiên cứu đầu tiên chứng minh ảnh hưởng của các loại virus gây ra trên măng tây được hoàn thành ở New Jersey Sự giảm sút về năng suất có liên quan đến sự hiện diện của các loại virus Ở Mỹ có 13 loại virus trên măng tây được biết đến là Asparagus virus (AV – I), Asparagus virus (AV – II) và Tabacco Streak virus (TSV)

Cả 3 đều xuất hiện trên diện rộng và gây hại của chúng không giống nhau, không một loại virus nào trong 3 loại virus này gây nên những triệu chứng đặc biệt hay nổi bật

Sự gây hại biểu hiện là cây yếu dần, tăng tính mẫn cảm của cây đối với những loại bệnh khác

AV – I chỉ lây nhiễm trên măng tây trong điều kiện đồng ruộng Một trong những vecto truyền bệnh của AV – I là những dạng khác nhau của loài rệp muỗi, AV –

I không lây nhiễm qua hạt giống Tuy nhiên sự có gắng làm giảm rệp muỗi lại không

có hiệu quả cao trong việc làm giảm sự lây lan của AV – I Chỉ riêng AV – I thì không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển và năng suất của măng tây, nhưng AV – I lại tác động qua lại với AV – II để gây hại nhiều hơn

AV – II hiện diện thường xuyên hơn và cũng gây hại nhiều hơn AV – II dễ dàng lây nhiễm qua hạt thông qua tiếp xúc, hoặc những hạt giống được sản xuất từ cây khỏe nhưng phấn hoa đã nhiễm AV – II Có nhiều nghiên cứu ở New Jersey đã chỉ ra rằng AV – II có thể lây nhiễm qua việc thu hoạch thông qua các dụng cụ cắt măng TSV là loại virus phổ biến thứ 2 trên măng tây sau AV – II, TSV góp phần làm giảm năng suất như một yếu tố phụ Trong 3 loại virus thì AV – II là tác nhân gây hại chính dù có hay không có sự kết hợp với AV – I và TSV Có sự kết hợp của 3 loại virus này sẽ làm tăng sự gây hại

2.10.9 Bệnh nứt cong măng do nấm Phoma sp

Phoma sp thuộc lớp nấm túi Ascomycetes, có khoảng 2800 loài

Ngày đăng: 29/05/2018, 18:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mai Thị Phương Anh, 1999. Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp . NXB Nông Nghiệp, trang 63 – 146 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
2. Lư Cẩm và Lê Hồng Triều, 2008. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tây xanh (Asparagus) . NXB Mỹ Thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tây xanh (Asparagus)
Nhà XB: NXB Mỹ Thuật
6. Barnett.H.L., Barry B. Hunter, 1998, Illustrated Genera of imperfect fungi. fourth edition, Macmillan publisher, Unted States of Amarica, 215 pages Sách, tạp chí
Tiêu đề: Illustrated Genera of imperfect fungi
7. Blok W. J., and Bollen G. J. 1997. Host specificity and vegatative compatibilityn of Ductch isolates of Fusarium oxysporum f. sp. asparagi. Can.J. Bot 75, trang 379 – 383 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fusarium oxysporum f. sp. asparagi. Can. "J. Bot 75
10. Elena K., 2005. First report of Phomopsis asparagi causing stem blight of asparagus Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phomopsis asparagi" causing stem blight of
12. Hausbeck M. K., Hartewell J., and Byrne J. M., 1997. Epidemiology of stemphylium in no – till asparagus. Acta Horticulture 479, trang 205 – 210 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Acta Horticulture
14. Wade H. Elmer, 2001. The Economically Important Disease of Asparagus in the United States. Plant Health Progress.Tài liệu từ internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Plant Health Progress
3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng Khác
8. Charles W. Marr, 1994. Asparagus. Kansas State University Agricultural Experiment Station and Cooperrative Extention Service Khác
9. Elmer W. H., Johnson D. A., Evans T. A., 2000. Common name of Plant Diseases Khác
13. Mary K. Hausbeck, 2003. Purple Spot Disease of Asparagus. Professor and Extension specialist Michigan State University, Department of Plant Pathology Khác
17. Công ty Thiên Hưng, 2011. Tìm hiểu về cây măng tây <http//:mangtay.vn&gt Khác
25. USDA, 2011. Natural Resources Conservation Service <http://plants.usda.gov&gt Khác
26. The world’s healthiest foods, 2011. Asparagus <http://www.whfoods.com/genpage.php?tname=foodspice&dbid=12#historyuse&gt Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w