21 4.2 Một số sâu hại và thiên địch trên dưa lưới trong nhà màng và ngoài đồng tại Củ Chi - Tp.. Hầu hết các nghiên cứu về sâu hại và thiên địch, thường được tiến hành ở những hệ sinh th
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
ĐỀ TÀI
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH
TRÊN DƯA LƯỚI (Cucumis melo L.) TẠI CỦ CHI –
NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT KHÓA: 2008 - 2012
SVTH: LÊ THỊ TUYẾT HẠNH
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2012
Trang 2ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN DƯA LƯỚI
( Cucumis melo L.) TẠI CỦ CHI – THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
Trang 3L ỜI CẢM TẠ
Xin khắc ghi công ơn cha mẹ đã nuôi dưỡng, dạy dỗ và tạo mọi điều kiện cho con
có được ngày hôm nay
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Cô Nguyễn Thị Chắt đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian học tại trường, nhất là thời gian
thực hiện đề tài
Em xin chân thành cảm ơn:
Ban chủ nhiệm khoa Nông học cùng quý Thầy Cô giảng dạy trong Khoa
Thầy Cô trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật
Đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu, quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều
kiện cho em học tập và nghiên cứu trong 4 năm học tại trường và hoàn thành tốt khóa luận này
Xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị cùng toàn thể ban lãnh đạo Trung tâm nghiên
cứu và Phát triển, Trung tâm ươm tạo Nông nghiệp Công nghệ cao huyện Củ Chi, Công ty TNHH rau sạch Việt Thụy Phát, Công ty cổ phần Nông nghiệp U & I, tập thể
lớp DH08BV và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian thực hiện đề tài
Tp Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2012
Sinh viên
Lê Thị Tuyết Hạnh
Trang 4TÓM T ẮT
Lê Thị Tuyết Hạnh, Trường Đh Nông Lâm Tp HCM tháng 07/ 2011 Đề
tài:“Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch trên dưa lưới (Cucumis melo L.) tại
Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận”
Giáo viên hướng dẫn: PGS - TS Nguyễn Thị Chắt
Đề tài được tiến hành tại huyện Củ Chi - Tp.Hồ Chí Minh và vùng phụ cận từ tháng 02 – 06 năm 2012 với nội dung : Điều tra hiện trạng canh tác dưa lưới tại Củ Chi
- Tp HCM Xác định thành phần sâu hại và thiên địch trên dưa lưới tại Củ Chi - Tp HCM và vùng phụ cận Điều tra diễn biến mức độ gây hại của sâu hại chính Khảo sát
hiệu quả phòng trừ bọ trĩ trên dưa lưới bằng bẫy màu vàng
Kết quả thời gian điều tra chúng tôi ghi nhận được dưa lưới được trồng quanh năm trong nhà màng và mùa khô ở ngoài đồng
Thành phần sâu hại trên dưa lưới trong nhà màng tại Củ Chi – Tp.HCM và vùng phụ cận được ghi nhận gồm 9 loài thuộc 5 bộ côn trùng Thành phần thiên địch ghi nhận được 2 loài thuộc bộ Coleoptera Ngoài đồng ruộng ghi nhận có 12 loài sâu hại thuộc 6 bộ côn trùng và 4 loài thiên địch thuộc bộ Coleoptera, Hemiptera Trong
đó, bọ trĩ Thrips palmi Karny và Frankliniella occidentalis Pergande là gây hại chủ
yếu trong nhà màng và ngoài đồng thì còn có sự gây hại của sâu xanh 2 sọc trắng Diaphania indica Saunders
Trong nhà màng bọ trĩ thường xuất hiện và gây hại giai đoạn 5 – 10 ngày sau
trồng Chúng thường gây hại nhiều ở giai đoạn gần thu hoạch 45 – 50 ngày sau trồng với mật độ 7,3 – 13 con/ dây và tỷ lệ đọt bị hại 60 – 100 % Ngoài đồng bọ trĩ xuất
hiện 5 ngày sau trồng, mật độ bọ trĩ cao nhất là 5,7 – 5,9 con/ dây với tỷ lệ đọt bị hại là
53 – 80% ở giai đoạn gần thu hoạch Sâu xanh 2 sọc trắng xuất hiện 10 ngày sau trồng gây hại nhiều vào lúc gần thu hoạch là giai đoạn 40 – 50 ngày sau trồng với mật số sâu cao từ 0,6 – 0,7 con/ dây và đa số là sâu tuổi lớn nên số lá bị hại tăng dao động 87 – 100%
Hiệu quả phòng trừ bọ trĩ bằng bẫy màu vàng cho thấy bẫy có khả năng thu hút bọ trĩ khá mạnh Trong nhà lưới hiệu quả của bẫy màu vàng đối với bọ trĩ ở cả 3 giai đoạn đều rất tốt Ngoài đồng, bẫy chỉ có hiệu quả ở giai đoạn hình thành trái
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Lời cảm tạ ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh sách các chữ viết tắt vii
Danh sách các bảng viii
Danh sách các hình ix
Danh sách các biểu đồ x
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề: 1
1.2 Mục đích và yêu cầu: 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Giới thiệu về cây dưa lưới 3
2.1.1 Nguồn gốc phân bố và diện tích 3
2.1.2 Đặc điểm thực vật học 4
2.1.3 Điều kiện ngoại cảnh 4
2.1.4 Kỹ thuật canh tác dưa lưới 5
2.1.5 Giá trị dinh dưỡng 6
2.1.6 Giá trị kinh tế 7
Trang 62.2 Vai trò của nhà màng trong sản xuất nông nghiệp 7
2.2 Nghiên cứu về thành phần sâu hại và thiên địch trên dưa lưới 7
2.3.1 Nghiên cứu trong nước 7
2.3.2 Nghiên cứu ngoài nước 8
2.4 Một số sâu hại và thiên địch chính trên dưa lưới 9
2.4.1 Bọ phấn trắng 9
2.4.2 Bọ trĩ dưa (Thrips palmi Karny), 1925 10
2.4.3 Ong ký sinh 11
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1 Nội dung nghiên cứu 13
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 13
3.2 1 Thời gian thực hiện 13
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu 13
3.3 Điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu 13
3.3.1 Điều kiện tự nhiên 13
3.3.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu 14
3.4 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 16
3.4.1Vật liệu nghiên cứu 16
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu 16
3.4.2.1 Điều tra hiện trạng canh tác và cách phòng trừ sâu hại trên dưa lưới trong nhà màng tại Củ Chi - Tp Hồ Chí Minh và vùng phụ cận 16
3.4.2.2 Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch trên dưa lưới trong nhà màng và ngoài đồng tại Củ Chi - Tp Hồ Chí Minh và vùng phụ cận Diễn biến mức độ gây hại của sâu hại chính trên dưa lưới 17
3.4.2.3 Khảo sát hiệu quả của bẫy màu vàng trong việc phòng trừ sâu hại trên dưa lưới trong nhà màng và ngoài đồng tại Củ Chi - Tp Hồ Chí Minh 19
Trang 7Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
4.1 Hiện trạng canh tác dưa lưới trong nhà màng tại Củ Chi – Tp.HCM 21
4.2 Một số sâu hại và thiên địch trên dưa lưới trong nhà màng và ngoài đồng tại Củ Chi - Tp Hồ Chí Minh và vùng phụ cận Diễn biến mức độ gây hại của sâu hại chính trên dưa lưới 28
4.2.1 Một số sâu hại và thiên địch trên dưa lưới trong nhà màng và ngoài đồng tại Củ Chi - Tp Hồ Chí Minh và vùng phụ cận 28
4.2.2 Diễn biến mức độ gây hại của sâu hại chính trên dưa lưới 36
4.2.2.1 Mức độ gây hại của bọ trĩ 36
4.2.2.2 mức độ gây hại của sâu xanh 2 sọc trắng ngoài đồng 42
4.3 Hiệu quả của bẫy màu vàng trong việc phòng trừ sâu hại trên dưa lưới trong nhà màng và ngoài đồng tại Củ Chi - Tp Hồ Chí Minh 43
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47
5.1 Kết luận 47
5.2 Đề nghị 48
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC 51
Phụ lục 1 51
Phụ lục 2 52
Phụ lục 3 54
Phụ luc 4 59
Trang 9DANH SÁCH CÁC B ẢNG Trang Bảng 4.1: Thông tin chung về tình hình trồng dưa lưới tại Củ Chi - TP HCM 22 Bảng 4.2: Kỹ thuật canh tác dưa lưới tại Củ Chi - TP HCM năm 2012 24
Bảng 4.3: Chăm sóc và bảo vệ thực vật trên dưa lưới tại Củ Chi - TP HCM năm 2012 25
Bảng 4.4: Một số sâu hại trên dưa lưới trong nhà màng tại Củ Chi - TP HCM năm
2012 29 Bảng 4.5: Một số sâu hại trên dưa lưới ngoài đồng tại Củ Chi - Tp.HCM năm 2012 30
Bảng 4.6: Một số thiên địch trên dưa lưới ngoài đồng tại Củ Chi - Tp.HCM năm 2012 32 Bảng 4.7: Một số sâu hại và thiên địch trong nhà màng trồng dưa lưới tại Bình Dương năm 2012 33
Bảng 4.8: Khả năng cuốn hút bọ trĩ của bẫy màu vàng trong nhà màng thí nghiệm trên dưa lưới tại Củ Chi - Tp.HCM năm 2012 44 Bảng 4.9: Khả năng cuốn hút bọ trĩ của bẫy màu vàng ngoài ruộng thí nghiệm trên dưa lưới tại Củ Chi - Tp.HCM năm 2012 46
Trang 10DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Thành trùng, ấu trùng của bọ phấn trắng Bemisia tabaci 8
Hình 2.2: Đầu và ngực của bọ trĩ dưa (Liu, 1990) 10
Hình 2.3: Thành trùng đực và cái của ong ký sinh Eretmocerus eremicus 10
Hình 3.1: Sơ đồ điều tra mức độ gây hại của sâu hại chính 18
Hình 3.2: Thí nghiệm bẫy màu vàng phòng trừ bọ trĩ trên dưa lưới 20
Hình 4.1: Hiện trạng canh tác dưa lưới tại Củ Chi – Tp.HCM năm 2012 28
Hình 4.2: Một số sâu hại được ghi nhận trên dưa lưới năm 2012 34
Hình 4.3: Một số thiên địch được ghi nhận trên dưa lưới năm 2012 35
Hình 4.4: Triệu chứng gây hại của bọ trĩ trên dưa lưới năm 2012 37
Hình 4.5: Triệu chứng gây hại sâu xanh 2 sọc trắng trên dưa lưới năm 2012 41
Trang 11DANH SÁCH CÁC BI ỂU ĐỒ
Trang Biểu đồ 3.1: Nhiệt độ và ẩm độ trung bình tại Tp HCM từ tháng 2/ 2012 đến tháng 6/
2012 15
Biểu đồ 3.2: Lượng mưa trung bình tại Tp HCM từ tháng 2/ 2012 đến tháng 6/ 2012 15 Biểu đồ 4.1: Diễn biến mức độ gây hại của bọ trĩ trên dưa lưới trong nhà màng thứ 1
tại Củ Chi - Tp.HCM năm 2012 37
Biểu đồ 4.2: Diễn biến mức độ gây hại của bọ trĩ trên dưa lưới trong nhà màng thứ 2
tại Củ Chi - Tp.HCM năm 2012 38 Biểu đồ 4.3: Diễn biến mức độ gây hại của bọ trĩ trên dưa lưới trong nhà màng thứ 3 tại Củ Chi - Tp.HCM năm 2012 39
Biểu đồ 4.4: Diễn biến mức độ gây hại của bọ trĩ trên dưa lưới ngoài đồng Củ Chi - Tp.HCM năm 2012 40 Biểu đồ 4.5: Diễn biến mức độ gây hại của sâu xanh 2 sọc trắng trên dưa lưới ngoài đồng Củ Chi - Tp.HCM năm 2012 42
Trang 12Một số rau họ bầu bí như mướp đắng, dưa chuột, dưa lê, bí, v.v ngày càng
cần thiết và có vị trí quan trọng đối với mỗi người Nhu cầu về rau trên thị trường thực
phẩm ngày càng lớn và giá trị cao nên càng thôi thúc nông dân áp dụng các biện pháp thâm canh nhằm tăng năng suất cây trồng
Trong đó, dưa lê là một trong những loại trái cây phổ biến ở các nước nhiệt đới có nguồn gốc từ Ấn Độ Ở nước ta dưa lê xuất hiện trong khoảng 10 năm trở lại đây, và trở thành cây trồng chính ở nhiều vùng Dưa lê có mùi thơm và thường được dùng làm món tráng miệng Có hai loại dưa lê là dưa da trơn và dưa da sần Dưa lê
có hàm lượng vitamin A, B, C và chất khoáng như magie, natri khá cao, không có cholesterol Ngoài ra,dưa lê còn giàu vitamin C, đó cũng là một chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và thậm chí cả ung thư Bên cạnh đó dưa lê có chứa chất beta-carotene Sự kết hợp giữa beta-carotene và vitamin C có thể giúp ngăn ngừa được nhiều căn bệnh mãn tính Ngày nay, dưa lê đã được lai tạo nhằm nâng cao phẩm chất như quả to, có mùi thơm,vị ngọt và màu sắc quả đẹp hơn Trong đó có dưa vân lưới ( gọi tắt là dưa lưới) thuộc nhóm dưa lê thơm, là dưa ưu thế lai F1 do Công ty Vimorint Cộng hòa Pháp lai tạo và sản xuất Mặt khác, dưa lưới có mùi thơm và độ đường cao là yếu tố khá hấp dẫn với các loại sâu hại
Trang 13Hầu hết các nghiên cứu về sâu hại và thiên địch, thường được tiến hành ở những hệ sinh thái đồng cỏ, hệ sinh thái rừng, chưa có nghiên cứu nào về sâu hại và thiên địch trên cây trồng trong nhà lưới nhất là trên các loại rau quả Trong điều kiện nhà màng các yếu tố ngoại cảnh có thể chủ động được nên thời vụ trồng là quanh năm Đây cũng là yếu tố làm gia tăng thành phần sâu hại và thiên địch
Từ các lý do trên và được sự phân công của Khoa Nông Học trường Đại học Nông Lâm TP HCM, chúng tôi thực hiện đề tài: “ Điều tra thành phần sâu hại và
thiên địch trên dưa lưới Cucumis melo L tại Củ Chi - TP Hồ Chí Minh và vùng
1.2.2 Yêu c ầu
Ghi nhận các loài sâu hại và thiên địch, các loài gây hại trên dưa lưới và mức
độ xuất hiện của chúng trong nhà màng và ngoài đồng ruộng tại Củ Chi – Tp HCM
Trang 14Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây dưa lưới
Tên khoa học: Cucumis melo L
Họ bầu bí: Cucurbitaceae
Tên tiếng anh: Muskmelon
Tên Việt Nam: Dưa lê, dưa lưới
2.1.1 Nguồn gốc phân bố và diện tích
Dưa lê được xem là loại trái cây số một tại Châu Âu và chiếm giữ vị trí quan
trọng trên thị trường này trong suốt 25 năm qua Trong đó, Galia muskmelon (Cucumis
từ khi được giới thiệu ra thị trường năm 1973 bởi nhà chọn giống người Israel (Zvi Karchi), “Galia” đã trở thành tên thương mại để gọi chung cho hơn 60 giống dưa lê có hình dạng tương tự (vỏ quả màu xanh hoặc hơi vàng, vỏ có lưới, ngọt và có mùi thơm) Dưa lê được trồng nhiều ở Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Ma Rốc, Ai Cập, Trung Đông và một số quốc gia Châu Á (Hoàng Anh Tuấn, 2008)
Dưa lưới là tên của một số thứ cây trồng của loài dưa có tên khoa học là
kg đến 5 kg Dưa lưới có nguồn gốc từ Ấn Độ và châu Phi Người Ai Cập là những người đầu tiên trồng loài cây này, sau đó là người Hy Lạp và La Mã Cây dưa lưới lần đầu tiên được Cristoforo Colombo đưa đến Bắc Mỹ trên hành trình lần thứ hai của ông đến Châu Mỹ vào năm 1494 Hiện tại dưa lưới được trồng khắp nơi trên thế giới, là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
Trang 15Ở Việt Nam dưa lưới mới được đưa vào trồng một số năm gần đây tại các trang trại ở các tỉnh có áp dụng công nghệ cao (trồng trong nhà lưới và áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt) như: Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương Tuy mới xuất hiện không lâu nhưng dưa lưới được rất nhiều người tin dùng vì chất lượng ăn rất ngon và giá trị dinh dưỡng cao, hơn nữa dưa lưới yêu cầu kỹ thuật canh tác khá cao nên hiện tại đang được trồng và quản lý theo tiêu chuẩn VietGap và Gapglobal vì vậy hoàn toàn đảm bảo an toàn khi sử dụng
Theo một cuộc khảo sát trong năm 2008 của Trung tâm Ngh iên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao TP HCM ở hai tỉnh sản xuất dưa lớn ở khu vực phía Nam là Tiền Giang và Long An , do Th.S Hoàng Anh Tuấn thực hiện thì so với dưa hấu, diện tích dưa lê vẫn còn rất thấp Ở Tiền G iang, trong khi dưa hấu chiếm 4.000 ha/năm thì dưa lê chỉ chiếm 20 ha/năm Ở Long An, con số này là 3.769 ha và 13 ha
2.1.2 Đặc điểm thực vật học
- Dưa lưới có dạng quả hình ôval, da quả màu xanh, khi chín thương phẩm ngả xanh vàng và có các đường gân trắng đan xen như lưới nên có tên gọi là dưa lưới Thịt quả dưa lưới màu vàng da cam nghiêng vàng đỏ như đu đủ rất hấp dẫn và giàu
caroten, ăn giòn, mát và thơm ngọt, hàm lượng đường cao đạt bình quân 15 - 16 độ đường Vỏ quả dưa lưới dày, cứng rất dễ vận chuyển mà không sợ giập nát
- Dưa có thời gian sinh trưởng là từ trồng đến ra quả khoảng 45 - 55 ngày tuỳ theo vụ và nền nhiệt, sau khi ra quả 30 - 35 ngày thì được thu hoạch
- Dưa có khả năng chống chịu khá tốt: khả năng kháng bệnh héo rũ và chạy dây tốt, chịu được lạnh và chống bệnh mốc sương khá Ngoài ra, với mùi thơm và độ đường cao, dưa lưới khá hấp dẫn với sâu hại các loại
2.2.3 Điều kiện ngoại cảnh
Dưa lưới sinh trưởng tốt trong điều kiện 16 – 280 C, trời thiếu nắng, âm u kéo dài thì tỷ lệ đậu quả thấp, phẩm chất giảm Dưa lưới ưa thời tiết mát mẻ, không trồng được ở vụ có nền nhiệt độ cao, thời kỳ quả đậu được 15 - 20 ngày không được tưới quá ẩm và không để đọng nước
Trang 162.2.4 Kỹ thuật canh tác dưa lưới
Thời vụ: dưa được gieo trồng được ở 2 vụ: vụ xuân và vụ đông Trong
đó, vụ xuân gieo hạt vào cuối tháng 1 đến giữa tháng 2, vụ đông gieo hạt không quá ngày 10 tháng 10
Kỹ thuật trồng: hạt dưa được ngâm và ủ cho hạt nứt nanh rồi tra vào bầu như làm với dưa hấu, chú ý vật liệu làm bầu là đất mùn trung tính, bầu để nơi thoáng mát, khi cây con được 2 - 3 lá thật thì đặt bầu ra ruộng
+ Làm đất: đất trồng phải được làm kỹ sạch cỏ dại, lên luống và bón lót phân chuồng mục, phân phức hợp đầy đủ, có 2 phương thức trồng:
* Trồng bò lan như dưa lê thường: Lên luống rộng 3,5 - 4m, trồng hai líp hai bên, luống hơi vồng ở giữa Nếu trồng hàng đơn lên luống rộng 2 - 2,2m, trồng một hàng giữa luống, cây cách cây khoảng 50 - 60 cm
* Trồng giàn: Luống rộng 1,1 - 1,2 m như luống dưa chuột xuất khẩu, trồng 2 hàng, hàng cách hàng 70 - 75cm, cây cách cây 40 cm, cắm giàn cho dưa leo như dưa chuột và phải có túi đeo quả, mỗi cây lấy 1 quả Nếu trồng bò thì trồng kiểu nanh sấu nếu trồng giàn trồng thẳng hàng ngang, thẳng hàng dọc
+ Phân bón: Bón lót theo rạch, lót sâu mỗi sào 4 - 5 tạ phân hữu cơ đã ủ mục,
8 - 10kg phân phức hợp NPK 16 - 16 - 8 - 13S, lấp đất đánh phẳng luống, có điều kiện phủ màng nông nghiệp chuyên dụng, mặt đen xuống dưới, mặt trắng lên trên, đục lỗ màng và đặt cây, đặt hướng lá dọc theo luống và mặt bầu ngang bằng mặt luống
Đất trồng màu sau khi bón phân lên phun toàn bộ bề mặt luống bằng thuốc sát trùng, loại xông hơi rồi phủ màng đè lên
Sau trồng 3 - 4 ngày tưới dặm bằng nước giải ngâm lân pha loãng hoặc nước ngâm của hạt đậu tương thối, tưới 2 - 3 lần liên tục để cây sinh trưởng
Khi dưa có 4 - 5 lá chuẩn bị leo giàn hoặc ngả ngọn bò thì bón thúc bằng cách vén màng phủ gợt nhẹ đất và bón vào mép xa vị trí cây 10 - 15cm, lấp đất phủ lại màng rồi tiến hành cắm giàn Giàn cắm phía ngoài của cây, cách cây 5 - 7cm, cắm chữ
A khi dưa leo giàn tiến hành buộc dây vào cọc giàn, dùng dây nilon mềm, buộc theo hình số 8
Trang 17Cắt tỉa các nhánh phụ gần gốc, chỉ lấy quả ở vị trí cách gốc 70cm trở lên, trồng giàn mỗi dây lấy 1 quả, khi dưa leo gần tới đỉnh giàn thì bấm ngọn và nuôi các nhánh
từ vị trí trên quả, nhưng không nên để quá nhiều nhánh khiến quần thể bị che và làm lây lan bệnh
Nếu trồng cho bò lan mỗi dây có thể lấy trên 2 quả, khi cây ngả ngọn bò bấm luôn ngọn để nuôi 2 nhánh, bấm tất cả các nhánh phụ khác, khi dưa ra hoa cái chọn hoa có đài quả mập, bóng để thụ phấn bổ sung và chọn, tuyển quả, loại bỏ tất cả các quả khác
Sau khi lấy quả 7 – 10 ngày bón thúc nuôi quả bằng NPK hoặc nếu dây tốt, lá
có màu sắc xanh đậm bón mỗi sào 4 - 4,5 kg Kali clorua
+ Sâu bệnh hại: Chú ý phòng trừ sâu xanh ăn lá, ăn vỏ quả, các bệnh chết rũ cây con, phấn trắng, mốc sương Phun theo chỉ dẫn và đảm bảo an toàn sản phẩm, trước thu hoạch 7 - 10 ngày không được phun thuốc hoá học
( Theo Trung tâm khuyến nông quốc gia)
2.1.5 Giá trị dinh dưỡng
Dưa lưới là nguồn chứa chất chống oxy hóa dạng polyphenol, là chất có lợi cho sức khỏe trong việc phòng chống bệnh ung thư và tăng cường hệ miễn dịch Các chất này điều tiết sự tạo thành nitric oxit, một chất quan trọng đối với nội mạc và hệ tim mạch khỏe mạnh Bên cạnh đó dưa lưới chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận trường, chống táo bón.Trong dưa lưới có chứa lượng enzyme tiêu hoá lớn nhất trong
số các loại trái cây, nhiều hơn cả đu đủ và xoài
Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nên ăn nhiều dưa lưới vì chúng được
xem là một trong những loại thực phẩm có khả năng đánh bại căn bệnh ưng thu ruột và
những khối u ác tính
Ngoài ra dưa lưới còn là nguồn phong phú beta-carotene, axít folic, kali và vitamin C, A Nguồn kali trong dưa lưới còn giúp bài tiết, thải sodium (chất trong muối) nên ăn dưa lưới có tác dụng giảm huyết áp cao
Theo kết quả phân tích định lượng các chất khoáng và vitamin thì cứ 100g dưa lưới có chứa: acid folic (21 μg), nianci (0,734 mg), beta-carotene (2020 μg), magiê (12
Trang 18mg), sắt (0,21 mg), canxi (9mg), vitamin C (36,7 mg), vitamin A (169 μg), năng lượng( 34 kcal)…
2.1.6 Giá trị kinh tế
Dưa lưới là một loại rau ăn quả có giá trị kinh tế tương đối cao, trung bình thu nhập từ cây dưa lưới trong một vụ (3 tháng) trên một sào (1000 m2) khoảng 15 đến 20 triệu đồng
2.2 Vai trò của nhà màng trong sản xuất nông nghiệp
Nền nông nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày một phát triển, nhiều thành tựu của khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng như nhiều loại phân bón mới có hiệu quả kinh tế cao đã ra đời, nhiều giống vật nuôi cây trồng năng suất cao đã đưa vào nông nghiệp Đặc biệt phải kể đến sự ra đời của hệ thống nhà kính, nhà lưới góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao và hiện đang được nhiều địa phương trên
cả nước áp dụng Cây trồng khi canh tác ở ngoài đồng ruộng phụ thuộc rất nhiều vào
sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh, nhưng với sự ra đời của hệ thống nhà kính, nhà lưới đã gần như khắc phục được vấn đề này
2.3 Nghiên cứu về thành phần sâu hại và thiên địch trên dưa lưới
2.3.1 Nghiên cứu trong nước
Theo Vũ Văn Khá (2010), trong điều kiện canh tác cây rau bầu bí (cây mướp
đắng Momordi charantia L., cây dưa chuột Cucumis sativus L., cây dưa lê Cucumis
với nhà lưới trồng dưa lê và dưa chuột có 2 loài côn trùng gây hại thuộc 2 bộ côn trùng
là bọ phấn trắng Bemisia sp (Homoptera) gây hại chính trên dưa chuột và bọ trĩ Thrips
Thực tế đồng ruộng trong những năm gần đây cho thấy, bù lạch có thể gây thành dịch trên diện rộng và gây thất thu rất lớn cho người sản xuất, đặc biệt là vào mùa khô Ngoài dưa hấu bù lạch còn gây hại nhiều loại cây thuộc họ bầu bí như: bí đỏ,
bí xanh, dưa leo, dưa lê, dưa gang (Theo Nông nghiệp Việt Nam)
Trang 192.3.2 Nghiên c ứu ngoài nước
Theo Palumbo, J.C and D.L Kerns (1998), việc sản xuất dưa ở Tây Nam Hoa
Kỳ chủ yếu là vùng sa mạc Arizona và miền Nam California Trong đó, dưa đỏ, dưa lê
được tìm thấy trên dưa nhưng chỉ có một số loài gây thiệt hại kinh tế quan trọng bao
gồm: dế (Glyllus spp.), sâu xám (Agrotis ipsilon), ruồi đục lá (Liriomyza trifolii,
sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), nhện đỏ (Tetranychus spp.)
Theo Rhainds M, L Shipp (2004), có sự phân tán của bọ trĩ hoa (Thysanoptera) trên các cây trồng trong nhà lưới như dưa chuột (Cucumis sativus L
(Cucurbitaceae) )hoặc cây hoa cúc (Dendranthema grandiflora (Tzelev) (Asteraceae))
Theo Shaw và ctv (2009), dưa lê Galia là loại dưa đặc biệt với thịt màu xanh
lá cây và vỏ vàng có lưới, được đánh giá có hương thơm và hàm lượng đường cao Nó được phát triển ở Israel và sản xuất thành công trong nhà kính Thị trường chính là châu Âu, tuy nhiên, dưa lê Galia đang được nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ Israel và Guatemala Dưa được sản xuất bằng cách sử dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và kiểm soát sinh học đối với côn trùng gây hại Một số loài sâu hại phổ biến
nhất là nhện đỏ, bọ phấn trắng và bọ trĩ Chúng được kiểm soát bởi ong bắp cày ký sinh và nhện bắt mồi Orius insidiosus
Theo Mark A Mossler (2010), tại Florida năm 2007 dưa lê được trồng trên 2.795 mẫu Anh và 138 trang trại đã tham gia canh tác cây tr ồng này Các giống dưa lê lai được đề nghị cho Florida trồng bao gồm Odyssey, Vienna, Athena và Eclipse Các loài gây hại chính trên dưa lê ở Florida là bọ phấn trắng (Bemisia argentifolii), sâu đục quả (Diaphania nitidalis), sâu xanh 2 sọc trắng (Diaphania hyalinata), bọ trĩ (Thrips
xít hôi, sâu đục thân, sâu khoang, bọ cánh cứng hại dưa , và nhện đỏ Một số loài c ôn trùng đôi khi có thể được nhìn thấy trên dưa lê nhưng không gây thiệt hại kinh tế bao
gồm bọ cánh cứng đen ăn lá , ruồi đục quả, bọ cánh cứng hại dưa, rầy xanh, bọ xít dài,
Trang 20bọ trĩ hoa, sâu xám, kiến, sâu đo hại rau , dế ,châu chấu, sâu róm và nhiều loài côn trùng khác
Theo Frankie Lam and Ricky E Foster (2010), bọ cánh cứng dưa (Diabrotica
spp.) là côn trùng gây hại quan trọng nhất trên dưa lê ở Indiana Loài bọ cánh cứng này
có khả năng truyền bệnh héo xanh vi khuẩn trên các cây họ bầu bí Nghiên cứu tại Đại
học Purdue đã tìm thấy một số yếu tố rất quan trọng trong quản lý bọ cánh cứng này trên dưa lê đó là sử dụng màng phủ plastic màu đen hoặc xử lý đất bằng thuốc trừ sâu trước khi trồng
2.4 M ột số sâu hại và thiên địch chính trên dưa lưới
Sâu non màu vàng nhạt, khi mới nở có chân, bò dưới mặt lá rồi ở cố định một
chỗ dưới mặt lá Sau khi lột xác chuyển sang tuổi 2 thì sâu non không còn chân, có thể nhìn rõ mắt kép và râu đầu
Trang 211.Thành trùng, ấu trùng (Nguồn: Trần Văn Hai, ĐHCT), 2 Ấu trùng cận ảnh (Nguồn: NSW Agriculture)
Hình 2.1: Thành trùng, ấu trùng của bọ phấn trắng Bemisia tabaci
2.4.2 Bọ trĩ dưa (Thrips palmi Karny), 1925
Vị trí phân loại
Tên tiếng Anh: Melon thrips
Tên khác: Thrips leucadophilus Priesner, 1936; Thrips gossipicola Ramakrishna & Margabandhu, 1939; Thrips gracilis Anantharishnan & Jagadis, 1968
Đặc điểm hình thái và sinh học:
Thành trùng có màu vàng, khi đậu xếp cánh mái nhà trên lưng, tạo thành đường sọc nâu đen ở giữa lưng, đốt cuối bụng hình nón, chiều dài khoảng 1mm Trứng hình hạt đậu màu trắng Ấu trùng có màu trắng khi mới nở và chuyển sang màu vàng
nhạt, vàng đậm khi lớn, cơ thể ấu trùng trong suốt Nhộng giả có màu vàng đậm và hình dạng giống như ấu trùng nhưng chỉ có mầm cánh
Mép trên của mảnh lưng ngực trước không có hàng lông cứng, mép sau ngực trước có 2 cặp lông cứng ở 2 góc phát triển
Trang 22Râu đầu có 7 đốt, đốt số 3 và 4 có móc cảm ứng hình nón Đầu có 3 mắt đơn màu đỏ Lông cứng trước mắt đơn dài hơn lông cứng sau mắt kép
Trên mạch cánh thứ 2 của 2 cánh trước có 3 lông cứng nằm ở một nữa cánh phía ngoài Đốt bụng thứ 8 có hàng lông hình lượt đầy đủ Đốt ngực sau có một cặp lỗ chân lông ở mép sau, có những đường vân hội tụ về phía sau
đầu tiên ở khu vực sa mạc phía nam California và Arizona (Rose và Zolnerowich, 1997) và là một ký sinh quan trọng của bọ phấn trắng trong các khu vực này (Hunter et al., 1996 ).Con cái có màu vàng chanh nhạt với đôi mắt màu xanh lá cây và râu hình dùi trống Con đực thì râu dài hơn và có màu vàng nâu
Cả thành trùng đực và cái của E eremicus có một thời kỳ ký sinh chủ yếu trên
bọ phấn trắng Thành trùng cái xác định được ký chủ bọ phấn trắng một phần là do
khứu giác Con cái đẻ tr ứng ở tất cả các giai đoạn của bọ phấn trắng ngoại trừ trứng nhưng sâu non tuổi 2 là giai đoạn mà nó thích đẻ trứng nhất
Trang 23(http://www.biocontrol.entomology.cornell.edu/)
Hình 2.3: Thành trùng đực và cái của ong ký sinh Eretmocerus eremicus
Trang 24Chương 3
- Điều tra hiện trạng canh tác và cách phòng trừ sâu hại trên dưa lưới trong nhà màng
tại Củ Chi - Tp Hồ Chí Minh và vùng phụ cận
- Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch trên dưa lưới trong nhà màng và ngoài đồng tại Củ Chi - Tp Hồ Chí Minh và vùng phụ cận Diễn biến mức độ gây hại của sâu hại chính trên dưa lưới
- Khảo sát hiệu quả của bẫy màu vàng trong việc phòng trừ bọ trĩ trên dưa lưới trong nhà màng và ngoài đồng tại Củ Chi - Tp Hồ Chí Minh
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2.1Thời gian thực hiện
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ 14/02 – 06/2012
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí trong nhà màng và ngoài đồng ruộng trồng dưa lưới tại
Củ Chi – Tp.Hồ Chí Minh
Phòng nuôi sâu hại bộ môn BVTV trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
3.3 Điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu
3.3.1 Điều kiện tự nhiên
Huyện Củ Chi có tọa độ địa lý từ 10o53’00” đến 10o10’00” vĩ độ Bắc và từ
106o22’00” đến 106o40’00” kinh độ Đông, nằm ở phía Tây Bắc TP.Hồ Chí Minh, gồm
20 xã và một thị trấn với 43.450,2 ha diện tích tự nhiên, bằng 20,74% diện tích toàn
Trang 25Thành Phố Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương Phía Nam giáp huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh Phía Tây giáp tỉnh Long
An
Thị trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách trung tâm Thành phố 50Km về phía Tây Bắc theo đường xuyên Á
3.3.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu
Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Theo số liệu của Trạm Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, nhiệt độ và ẩm
độ không khí trung bình tại TP.HCM tháng 2/2012 – 6/2012 (biểu đồ 3.1, 3.2) như sau:
Nhiệt độ trung bình biến động từ 28,2 – 29,40C, ẩm độ không khí trung bình
biến động từ 68 – 78%
Nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 3 (29,40
C), thấp nhất vào tháng 2 (28,20C) Nhìn chung, không có sự chênh lệch nhiệt độ trung bình nhiều giữa các tháng Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình có sự tăng nhiều từ tháng 2 đến tháng 3 Từ tháng 5 đến tháng 6 nhiệt độ trung bình bắt đầu giảm xuống
Ẩm độ không khí trung bình cao nhất là 78% nằm trong tháng 6, thấp nhất vào tháng 3 (68%) Ẩm độ không khí trung bình giữa các tháng chênh lệch ít Từ tháng 2 đến tháng 3 ẩm độ không khí trung bình giảm xuống sau đó tăng dần đến tháng 6
Tổng lượng mưa trung bình cao nhất là 270mm nằm trong tháng 6, tổng lượng mưa thấp nhất vào tháng 3 khoảng 36,4mm Lượng mưa trung bình giữa các tháng có
sự chênh lệch nhiều Từ tháng 2 đến tháng 3 lượng mưa trung bình tháng giảm sau đó tăng đến tháng 4 và cao nhất vào tháng 6
Trang 26Biểu đồ 3.1: Nhiệt độ và ẩm độ trung bình tại Tp HCM từ tháng 2/ 2012 đến tháng
Trang 273.4 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Vật liệu nghiên cứu
- Nhà màng và ruộng trồng dưa lưới tại Củ Chi - Tp Hồ Chí Minh và vùng phụ cận
- Dụng cụ thu mẫu: túi nylon, kính lúp cầm tay, hộp nhựa, kéo, lọ thủy tinh
- Dụng cụ xử lý mẫu: đĩa petri, kim gim, kẹp, lame, lam kính…
- Dung dịch ngâm mẫu: cồn 700
- Phương tiện ghi nhận và làm mẫu: kính soi nổi, kính hiển vi, kính lúp, máy ảnh kỹ thuật số
- Vật liệu bố trí thí nghiệm: bẫy dính màu vàng
- Tài liệu phân loại: CAB International, “Bài giảng Côn trùng đại cương” của Trần Thị Thiên An (2003), “Côn trùng cơ bản” (2000) và “Côn trùng chuyên khoa” (2006) của Nguyễn Thị Chắt
- Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê Excel
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu
3.4.2.1 Điều tra hiện trạng canh tác và cách phòng trừ sâu hại trên dưa lưới trong nhà màng tại Củ Chi - Tp Hồ Chí Minh và vùng phụ cận
Phương pháp điều tra:
Để có cơ sở thực tiễn cho việc thực hiện đề tài chúng tôi tiến hành điều tra
hiện trạng canh tác dưa lưới trong nhà màng tại Củ Chi - TP Hồ Chí Minh và vùng phụ cận theo phương pháp phỏng vấn trực qua phiếu Phiếu điều tra soạn sẵn theo mẫu (phụ lục 2)
Số lượng phiếu điều tra: 11 phiếu (11 nhà màng) được ghi nhận
Chỉ tiêu phỏng vấn gồm 3 nội dung chính:
- Thông tin chung: số nhà màng trồng dưa lưới tại Củ Chi – Tp HCM, diện tích trồng, giống trồng, cách thức trồng,…
Trang 28- Kỹ thuật canh tác: cách sử dụng giá thể trồng, mật độ, bón phân, tưới nước
- Chăm sóc và bảo vệ thực vật: các loại sâu, bệnh hại chính, loại thuốc sử
dụng, liều lượng phun, số lần phun thời điểm phun thuốc
Thời gian điều tra: điều tra 1 lần trước khi tiến hành làm đề tài và bổ sung
trong quá trình thực hiện đề tài
3.4.2.2 Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch trên dưa lưới trong nhà màng
và ngoài đồng tại Củ Chi - Tp Hồ Chí Minh và vùng phụ cận Diễn biến mức độ gây hại của sâu hại chính trên dưa lưới
Phương pháp điều tra:
Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch tiến hành điều tra ngẫu nhiên 3 nhà màng Điều tra theo 5 điểm chéo góc
Mỗi điểm điều tra 1 bụi (hốc) nhỏ (≤ 20 ngày sau trồng) điều tra toàn bộ lá, nhánh nhỏ, (> 20 ngày sau trồng) (phân nhánh dài) điều tra dây chính toàn bộ lá từ đọt
xuống 0,5 m
Ch ỉ tiêu theo dõi
- Thành phần sâu hại và thiên địch
- Tần số xuất hiện của các loại sâu hại Tần số xuất hiện tính theo công
thức:
TSXH(%) = ( số lần xuất hiện/tổng số lần điều tra)*100
+: xuất hiện ít trên số lần điều tra (1 - < 25%)
++: xuất hiện trung bình trên số lần điều tra (26 - 50%)
+ ++: xuất hiện nhiều trên số lần điều tra (51 - 75%)
+ +++: xuất hiện rất nhiều trên số lần điều tra (> 75%)
Lịch điều tra: 15 ngày 1 lần
Trang 29Diễn biến mức độ gây hại của sâu hại chính
Chọn 3 nhà màng điển hình cố định có diện tích ≥ 1000 m2 Điều tra diễn biến
mức độ gây hại của sâu hại chính theo 5 điểm thẳng hàng tịnh tiến không lặp lại (hình 3.1)
Chỉ tiêu theo dõi:
- Mật độ bọ trĩ (con/dây)
- Tỷ lệ đọt bị hại
Mật số bọ trĩ được tính theo công thức :
Mật số bọ trĩ (con/dây) = ∑ (tổng số bọ trĩ tại các điểm )/∑ ( đọt điều tra )
Tỉ lệ đọt bị hại= (số đọt có bọ trĩ gây hại/tổng số đọt điều tra)x100%
Lịch điều tra: điều tra và thu mẫu với chu kỳ 5 ngày thu mẫu 1 lần
Hình 3.1: Sơ đồ điều tra mức độ gây hại của sâu hại chính
Ngoài đồng trồng dưa lưới điều tra diễn biến mức độ gây hại của sâu hại chính cũng điều tra theo 5 điểm thẳng hàng tịnh tiến không lặp lại Chỉ tiêu theo dõi và lịch điều tra như trong nhà màng Riêng đối với sâu ăn lá thì tính tỷ lệ lá bị ăn
Tỷ lệ lá bị ăn = (số lá bị ăn do nhóm sâu ăn lá/ tổng số lá điều tra)*100
Hàng bảo vệ
Trang 30- Xác định tên các sâu hại và thiên địch theo tài liệu phân loại côn trùng CAB International, 2005, “Bài giảng Côn trùng đại cương” của Trần Thị Thiên An (2007) và giáo trình côn trùng chuyên khoa của Nguyễn Thị Chắt, Bộ môn Bảo vệ
thực vật, khoa Nông học, trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh
3.4.2.2 Khảo sát hiệu quả của bẫy màu vàng trong việc phòng trừ bọ trĩ trên dưa lưới trong nhà màng và ngoài đồng tại Củ Chi - Tp Hồ Chí Minh
Phương pháp khảo sát:
- Chọn 2 nhà màng có diện tích như nhau khoảng ≥ 1000 m2
, có cùng giai đoạn phát triển
- Một nhà màng sử dụng 16 bẫy dính màu vàng có kích thước 25 x 25 cm,
bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên và nhà màng đối chứng ( không dùng bẫy)
- Thời gian bố trí thí nghiệm 3 đợt vào các thời điểm trước ra hoa (5 NST), ra hoa rộ (26 NST) và hình thành trái (37 NST)
- Quan sát và đếm số lượng bọ trĩ vào bẫy, đếm số bọ trĩ trên toàn bộ lá từ đọt xuống 0,5 m đối với 3 cây xung quanh mỗi điểm đặt bẫy và 16 điểm tương ứng trong nhà màng đối chứng
Chỉ tiêu theo dõi:
-Số lượng bọ trĩ vào bẫy (con/ bẫy) và mật độ bọ trĩ
Mật độ bọ trĩ = Σ (bọ trĩ thu được / bẫy) / Σ bẫy
- Mật độ bọ trĩ trên 3 cây xung quanh bẫy và không đặt bẫy
Lịch theo dõi: theo dõi 5 ngày 1 lần sau đặt bẫy
- Ngoài đồng tiến hành trên ruộng trồng dưa lưới có diện tích 3500m2
và được chia làm 2 lô Trong đó, 1 lô có bẫy và 1 lô không có bẫy Chỉ tiêu theo dõi và cách lấy mẫu điều tra tiến hành như trong nhà màng Thời gian bố trí thí nghiệm 3 đợt vào các thời điểm trước ra hoa (17 NST), ra hoa rộ (24 NST) và hình thành trái (32 NST)
Trang 31Lịch theo dõi: theo dõi mỗi ngày trong 5 ngày liên tiếp sau đặt bẫy
- Cách đặt bẫy: bẫy được quét lớp chất dính cả 2 mặt rồi treo lên cây được
cắm làm cọc đối với ngoài đồng còn trong nhà màng thì treo bằng dây
Hình 3.2: Thí nghiệm bẫy màu vàng phòng trừ bọ trĩ trên dưa lưới
1 Ở ngoài đồng
2 Trong nhà màng
1
Trang 32Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng canh tác dưa lưới trong nhà màng tại Củ Chi - Tp Hồ Chí Minh
Huyện Củ Chi là huyện có diện tích trồng dưa lưới trong nhà màng nhiều nhất tại Tp.HCM Căn cứ vào kết quả tổng hợp phiếu điều tra của 11 nhà màng, chúng tôi ghi nhận tổng diện tích trồng dưa lưới là 2,89 ha Trong đó đa số các nhà màng có diện tích 0,1 – 1 ha (72,7%) và trên 1 ha (9,1%) Các giống dưa đều được các công ty nhập khẩu về và phân phối Trong đó, Thúy Phương và Chu Phấn là hai giống phổ biến nên được trồng nhiều Mặc dù giống Tú thanh có vị ngọt hơn phẩm chất tốt hơn nhưng ít phân phối nên ít được trồng (9,1%)
Dưa được trồng chủ yếu bằng giá thể xơ dừa trong các máng trồng hay trong
bầu bằng nilon (81,8%), số nhà trồng dưới đất rất ít ngoài sơ dừa người ta còn trộn thêm vôi vào Ngoài ra còn có nhà màng sử dụng chất liệu là bông thủy tinh (thủy tinh kéo sợi) làm giá thể tuy nhiên chưa được biết đến nhiều do chất liệu này phải nhập từ nước ngoài Cách chọn giá thể như vậy sẽ dễ xử lý hơn nên hạn chế bệnh từ môi trường trồng Sau một vụ trồng giá thể đó có thể được xử lý và sử dụng lại
Trong nhà màng được chủ động nên thời vụ trồng nhiều đa số là 3- 4 vụ (81,8%), một số nhà số vụ ít hơn hay nhiều hơn là do nhu cầu thị trường nên có thể trồng liên tục hay luân canh với cây trồng khác Thâm niên trồng dưa lưới thì đa số là 8- 10 năm với lợi nhuận thu được hằng năm là 100- 150 triệu đồng trên 1000m2
chiếm 81,8% Trong đó, có nhà màng thâm niên trồng hơn 10 năm (9,1%)
Như vậy, dưa lưới là cây có giá trị kinh tế cao với điều kiện canh tác trong nhà màng thì việc sản xuất theo hướng an toàn là có ý nghĩa trong thực trạng canh tác rau quả hiện nay (bảng 4.1)
Trang 33Bảng 4.1: Thông tin chung về tình hình trồng dưa lưới tại Củ Chi - TP HCM 2012 STT Ch ỉ tiêu theo dõi S ố nhà màng ghi nhận
2 Giống dưa lưới
3 Cách thức trồng
Trang 34Đặc biệt là các nhà màng đều sử dụng phân vô cơ với cách bón là hòa vào nước trong hệ thống tưới nhỏ giọt (100%), tuy nhiên công thức bón phân của mỗi nhà khác nhau Tưới nước cho dưa đa số sử dụng cách tưới nhỏ giọt và phun sương (90,9%) với số lần tưới 10 lần/ ngày Số nhà tưới theo hệ thống tự động tùy theo độ ẩm
mà cung cấp lượng nước cho cây ít (9,1%)
Việc tỉa nhánh cho dưa đa số 3 - 5 lần/ vụ chiếm 90,9%, dưa được tỉa và quấn
ngọn bằng dây Đây là việc quan trọng cho nhu cầu nuôi trái trên dây dưa chính (mỗi dây chỉ để 1 trái) đồng thời hạn chế được sâu bệnh ( bảng 4.2)
Như vậy có thể thấy rằng việc sử dụng hệ thống tưới cho dưa là hệ thống tưới
nhỏ giọt, nó dễ quản lý và tiết kiệm được lượng nước tưới cho dưa
Trang 35Bảng 4.2: Kỹ thuật canh tác dưa lưới tại Củ Chi - TP HCM năm 2012
nh ận (11 nhà) T ỷ lệ (%)
1 Cách làm đất
Dưa trồng đất
- Làm đất + cuốc lỗ + giá thể + vôi 1 9,1
Dưa trồng trong bầu, máng
Trang 36Trong nhà màng sâu bệnh hại thường ít xuất hiện và việc phòng trừ cũng không gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV trong nhà màng cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và môi trường trong đó Vì vậy, đa số các nhà màng thường chỉ phun thuốc trừ khi sâu bệnh hại xuất hiện nhiều và đảm bảo thời gian cách ly
B ảng 4.3: Chăm sóc và bảo vệ thực vật trên dưa lưới tại Củ Chi - TP HCM năm 2012
STT Ch ỉ tiêu ghi nhận
Số nhà màng ghi nhận (11 nhà) M ức độ đánh giá (%)
Trang 37- Cao hơn khuyến
có sự gây hại của sâu xanh 2 sọc trắng và bọ cánh cứng ăn lá Về bệnh hại trên dưa chủ
yếu có bệnh phấn trắng, sương mai Trong đó bệnh phấn trắng chiếm tỷ lệ cao nhất
Trang 38(100%) với mức độ gây hại trung bình và một vài nhà màng ghi nhận có bệnh xì mủ thân (18,2%) và héo rũ (27,3%) với mức gây hại nặng
Phòng trừ sâu bệnh hại được thực hiện theo quy trình, đối với sâu bệnh gây hại
nặng được phun phòng ngừa theo định kỳ Phần lớn các nhà màng sử dụng thuốc trừ sâu Confidor, Topsin Thuốc Abamectin và Comite ít được nhà màng sử dụng hơn Để phòng trừ bệnh trên dưa thuốc Aliette, Daconil, Ridomil, Curzate 1 - 2% hầu hết được các nhà màng sử dụng (90,9%) Số lần phun thuốc BVTV nói chung của các nhà
là chủ yếu 7 - 10 lần (90,9%) và 1 nhà phun 3 - 7 lần trong 1 vụ Hơn nữa các nhà đều
theo đúng khuyến cáo trên bao bì (90,9%) Đối với nhà sử dụng cao hơn khuyến cáo là được dùng trong trường hợp xử lý toàn bộ nhà màng để trồng mới lại (bảng 4.3)
Như vậy, phần lớn các nhà màng đều nhận biết được đối tượng gây hại chính
để phòng trị có hiệu quả
được thực hiện nghiêm túc từ khâu kỹ thuật canh tác như chuẩn bị giá thể, bón phân, tưới nước, đến công tác bảo vệ thực vật như phòng trừ các loại sâu, bệnh hại phổ biến
Ngoài canh tác trong nhà màng thì chúng tôi cũng ghi nhận được có 1 hộ trồng dưa lưới ngoài đồng với diện tích 0,35 ha Tuy nhiên chỉ khác với trong nhà màng về
được trồng là dưa lưới Chu phấn Về kỹ thuật canh tác thì mỗi dây để 1 quả nhưng khi
hưởng đến phẩm chất trái Lợi nhuận thu được cũng tương đối cao Tuy nhiên, dưa trồng ngoài đồng chỉ trồng được vào mùa khô
trồng dưa lưới của Công ty cổ phần Nông nghiệp U & I tỉnh Bình Dương Với diện tích nhà màng là 1ha trong đó có 50% là trồng dưa lưới và còn lại là dưa không có lưới
suất và lợi nhuận khá cao Ngoài giá thể xơ dừa thì công ty cũng đang thí nghiệm
Trang 39trồng trên đá núi lửa Với mô hình xây dựng theo công nghệ Isarel nên cách bón phân
và tưới nước theo hệ thống nhỏ giọt và được điều khiển bằng máy vi tính
Dưa được tỉa nhánh và vắt dây trên giàn treo Mỗi dây chính để 2 nhánh gần
nhưng chỉ gây hại ít Bệnh hại thì chủ yếu phấn trắng và sương mai với mức gây hại
lượng theo khuyến cáo
Hình 4.1: Hiện trạng canh tác dưa lưới tại Củ Chi – Tp.HCM năm 2012
1 Dưa trồng ngoài đồng 2 Dưa trồng trong nhà màng
4.2 Một số sâu hại và thiên địch trên dưa lưới trong nhà màng và ngoài đồng tại
C ủ Chi - Tp Hồ Chí Minh và vùng phụ cận Diễn biến mức độ gây hại của sâu hại chính trên dưa lưới
4.2.1 Một số sâu hại và thiên địch trên dưa lưới trong nhà màng và ngoài đồng
t ại Củ Chi - Tp Hồ Chí Minh và vùng phụ cận
Trong thời gian điều tra từ tháng 02 đến 06 năm 2012 trong các nhà màng
trồng dưa lưới tại huyện Củ Chi - Tp HCM, chúng tôi ghi nhận được 6 loài sâu hại tập trung trong 3 bộ côn trùng và 1 loài nhện cụ thể được trình bày ở bảng 4.4 Trong đó,
Trang 40tơ Thysanoptera 2 loài và 1 loài nhện bộ Acarina.
Kết quả điều tra loài xuất hiện hiện nhiều là bọ trĩ dưa - Thrips palmi Karny,
xuất hiện trung bình là: sâu xanh hai sọc trắng - Diaphania indica Saunders và bọ phấn
- Bemisia sp., nh ện đỏ - Oligonychus sp và sâu ăn tạp - Spodoptera litura Fabricius
xuất hiện ít Từ kết thu được có thể cho rằng bọ trĩ dưa là loài gây hại chính trên dưa lưới trong nhà màng
Bảng 4.4: Một số sâu hại trong nhà màng trồng dưa lưới tại Củ Chi - TP HCM năm