1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

điều tra hiện trạng canh tác, khảo sát thành phần côn trùng gây hại và thiên địch trên dưa hấu ở tỉnh sóc trăng. đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc trừ sâu lên rầy mềm aphis gosspii glover trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới

95 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

... tra trạng canh tác, khảo sát thành phần côn trùng gây hại thiên địch ăn mồi dƣa hấu tỉnh Sóc Trăng Đánh giá hiệu số loại thuốc trừ sâu lên rầy mềm Aphis gossypii Glover điều kiện phòng thí nghiệm. .. canh tác, khảo sát thành phần côn trùng gây hại thiên địch ăn mồi dƣa hấu tỉnh Sóc Trăng Đánh giá hiệu số loại thuốc trừ sâu lên rầy mềm Aphis gossypii Glover điều kiện phòng thí nghiệm nhà lƣới”... NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC, KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG GÂY HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN DƢA HẤU Ở TỈNH SÓC TRĂNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN TRẦN PHÚ MINH

NGUYỄN SƠN

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC, KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG GÂY HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN DƯA HẤU Ở TỈNH SÓC TRĂNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ

SÂU LÊN RẦY MỀM APHIS GOSSPII GLOVER TRONG ĐIỀU KIỆN

PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NHÀ LƯỚI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ – 2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC, KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG GÂY HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN DƯA HẤU Ở TỈNH SÓC TRĂNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ

SÂU LÊN RẦY MỀM APHIS GOSSPII GLOVER TRONG ĐIỀU KIỆN

PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NHÀ LƯỚI

Cần Thơ - 2013

Nguyễn Sơn MSSV: 3103636

3103669 Lớp: BVTV K36

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận đã chấp nhận Luận văn tốt nghiệp với tên đề tài: “Điều tra hiện trạng canh tác, khảo sát thành phần côn trùng gây hại và thiên địch ăn mồi trên dưa hấu ở tỉnh Sóc Trăng Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc trừ sâu lên rầy

mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới”

Do 2 sinh viên là Nguyễn Trần Phú Minh và Nguyễn Sơn thực hiện

Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013

Cán bộ hướng dẫn

Ths Lăng Cảnh Phú

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

-O0O-

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài: “Điều tra hiện trạng canh tác, khảo sát thành phần côn trùng gây hại và thiên địch ăn mồi trên dưa hấu ở tỉnh Sóc Trăng Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc

trừ sâu lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm và

nhà lưới”.

Được thực hiện từ 7/2012 – 1/2013 do sinh viên Nguyễn Trần Phú Minh và Nguyễn Sơn thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày……tháng……năm 2013

Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức:

Ý kiến của hội đồng chấm luận văn:

Trưởng Khoa Nông Nghiệp và SHƯD Chủ tịch hội đồng

Trang 5

LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: NGUYỄN TRẦN PHÖ MINH

Ngày sinh: 20/3/1992 Nơi sinh: H Châu Thành, tỉnh An Giang

Họ và tên cha: Nguyễn Hà Thanh Họ và tên mẹ: Trần Thị Kim Quyên

Từ năm 1998 - 2003: học tại trường tiểu học “A” Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

Từ năm 2003- 2007: học tại trường Trung học cơ sở Quản Cơ Thành, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

Từ năm 2007 - 2010: học tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

Từ năm 2010 đến nay học tại trường Đại học Cần Thơ, đường 3/2, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

2 Họ và tên: NGUYỄN SƠN

Ngày sinh: 17/05/1992 Nơi sinh: TP Tân An, tỉnh Long An

Họ và tên cha: Nguyễn Sơn Thái Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

Từ năm 1998 - 2003: học tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP Tân An, tỉnh Long

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây

Tác giả luận văn

Nguyễn Trần Phú Minh Nguyễn Sơn

Trang 7

LỜI CẢM TẠ Kính dâng!

Ông bà, cha mẹ, những người đã suốt đời tận tụy, hết lòng vì con đã chăm sóc và dạy bảo con nên người

Trang 8

Nguyễn Trần Phú Minh và Nguyễn Sơn, 2013 “Điều tra hiện trạng canh tác, khảo sát thành phần côn trùng gây hại và thiên địch ăn mồi trên dưa hấu ở tỉnh Sóc Trăng Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc trừ sâu lên rầy mềm

Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới” Luận văn

tốt nghiệp Đại hoc, ngành Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng

Dụng, trường Đại Học Cần Thơ Cán bộ hướng dẫn: Thạc sĩ Lăng Cảnh Phú

TÓM LƯỢC

Đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác, khảo sát thành phần côn trùng gây hại và thiên địch ăn mồi trên dưa hấu ở tỉnh Sóc Trăng Đánh giá hiệu quả của một số

loại thuốc trừ sâu lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí

nghiệm và nhà lưới” được thực hiện từ tháng 7/2012-1/2013 được kết quả như sau:

 Qua điều tra 60 nông dân tại Sóc Trăng và Cần Thơ cho thấy nông dân hiểu

rõ kỹ thuật canh tác dưa hấu nhưng còn lạm dụng phân bón hoá học (sử dụng đạm, lân, kali cao gấp 2 lần khuyến cáo) và thuốc bảo vệ thực vật (sử dụng 14 loại thuốc trừ bệnh, 25 loại thuốc trừ sâu, 78,3 % phun thuốc trừ bệnh trên 10 lần/vụ và 70% phun thuốc trừ sâu trên 10 lần/vụ)

 Theo điều tra, có 7 đối tượng bệnh hại và 7 đối tượng sâu hại được nông dân nhắc đến Trong đó bệnh bã trầu, thán thư, khảm là 3 đối tượng bệnh hại được quan tâm nhiều nhất và bù lạch, rầy mềm, sâu xanh ăn lá là 3 đối tượng sâu hại được quan tâm nhiều nhất

 Kết quả điều tra tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng cho thấy côn trùng gây

hại chủ yếu trên dưa hấu là bù lạch (Thrips palmi Karny) và rầy mềm (Aphis gossypii Glover) Thiên địch xuất hiện chủ yếu trên ruộng là bọ rùa 6 vệt đen Menochilus sexmaculatus

Mật độ bù lạch (Thrips palmi Karny) và rầy mềm (Aphis gossypii Glover)

diễn biến theo chiều hướng tăng dần về cuối vụ Trong giai đoạn có xử lý thuốc (10 – 35 NSKG), mật độ bù lạch và rầy mềm ở ruộng có phun thuốc luôn thấp hơn ruộng không phun thuốc Khi ngừng phun thuốc, mật độ rầy mềm và bù lạch ruộng

có phun thuốc tăng nhanh và vượt qua ruộng không phun thuốc trong lần quan sát cuối cùng (54 NSKG)

 Tất cả 8 loại thuốc trừ sâu đều có hiệu quả gây chết 100% đối với rầy mềm

Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm Hiệu quả nhanh nhất là

Vitashield 40EC, hiệu quả chậm nhất là Radiant 60SC và Applaud 10WP

 Qua khảo sát, 6 loại thuốc trừ sâu: Regent 800WG, Cyperan 10EC, Binhtox 1.8EC, Vitashield 40EC, Oshin 20WP, Confidor 100SL cho hiệu quả gây chết cao

nhất đối với rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lưới Radiant 60SC

và Applaud 10WP cũng cho hiệu quả gây chết cao đối với rầy mềm nhưng thấp hơn các loại thuốc khác

Trang 9

1.1.2 Tình hình sản xuất dưa hấu ở nước ta 2

1.2 MỘT SỐ CÔN TRÙNG VÀ NHỆN HẠI CHÍNH TRÊN DƯA HẤU 7

1.2.1 Sâu xanh ăn lá Diaphania indica Saunders 7

1.2.2 Sâu ăn tạp Spodoptera litura Fabricius 8

1.2.4 Bọ dưa Aulacophora similis Oliver 11

1.2.5 Ruồi đục lá Liriomyza trifolii Burgess 12

Trang 10

2.2.1 Điều tra hiện trạng canh tác và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

trên dưa hấu của nông dân tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình

Thuỷ, thành phố Cần Thơ 2012

25

2.2.2 Khảo sát thành phần côn trùng gây hại, thiên địch ăn mồi và

diễn biến mật số của một số sâu hại quan trọng trên dưa hấu tại huyện Kế

Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012

25

2.2.3 Đánh giá hiệu lực các loại thuốc trừ sâu với rầy mềm Aphis

gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm

27

2.2.4 Đánh giá hiệu lực các loại thuốc trừ sâu trên rầy mềm Aphis

gossypii Glover trong điều kiện nhà lưới

28

3.1 ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC DƯA HẤU VÀ SỬ

DỤNG THUỐC BẢO VÊ THỰC VẬT TẠI HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH

SÓC TRĂNG VÀ QUẬN BÌNH THUỶ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ,

2012

31

3.1.4 Thiết kế líp trồng và sử dụng màng phủ 34 3.1.5 Phương pháp gieo, mật độ cây và khoảng cách trồng 36

Trang 11

3.2 KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG GÂY HẠI, THIÊN

ĐỊCH ĂN MỒI VÀ DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ CỦA MỘT SỐ SÂU HẠI

QUAN TRỌNG TRÊN DƯA HẤU TẠI HUYỆN KẾ SÁCH TỈNH

SÓC TRĂNG VỤ HÈ THU 2012

50

3.2.1 Thành phần, mức độ phổ biến của sâu, nhện hại và thiên

địch ăn mồi trên dưa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu

2012

50

3.2.2 Diễn biến mật độ của bù lạch Thrips palmi Karny và rầy

mềm Aphis gossypii Glover trên dưa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc

Trăng vụ Hè Thu 2012

55

3.3 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ

SÂU ĐỐI VỚI RẦY MỀM APHIS GOSSYPII TRONG ĐIỀU KIỆN

PHÕNG THÍ NGHIỆM

58

3.3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của một số thuốc trừ sâu

có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng

thí nghiệm

58

3.3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của một số thuốc trừ sâu

có độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí

nghiệm

60

3.4 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ

SÂU ĐỐI VỚI RẦY MỀM APHIS GOSSYPII TRONG ĐIỀU KIỆN

NHÀ LƯỚI

62

3.4.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của một số thuốc trừ sâu

có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lưới

62

3.4.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của một số thuốc trừ sâu

có độ độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lưới

64

Trang 12

DANH SÁCH BẢNG

2.1 Lịch phun thuốc ở ruộng dưa hấu có xử lý thuốc trừ sâu 27 2.2 Các loại thuốc và nồng độ sử dụng trong điều kiện phòng thí nghiệm 28 2.3 Các loại thuốc và nồng độ sử dụng trong điều kiện nhà lưới 30

3.1 Thông tin về các nông hộ trồng dưa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc

Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ

31

3.2 Một số biện pháp xử lý đất của nông dân tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc

Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012

34

3.3 Cách thiết kế líp trồng dưa hấu của nông dân tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc

3.4 Số vụ thay màng phủ mới và trở líp của nông dân tại khu vực điều tra

huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ,

2012

35

3.5 Phương pháp gieo, mật độ cây và khoảng cách trồng của nông dân tại

huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ,

2012

36

3.6 Lượng phân nguyên chất được nông dân sử dụng để bón cho dưa hấu tại

huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ,

2012

38

3.7 Các mức đạm, lân, kali được nông dân sử dụng để bón cho dưa hấu tại

huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ,

2012

39

3.8 Giai đoạn gây hại nghiêm trọng của một số bệnh hại trên ruộng dưa hấu

tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần

Thơ, 2012

39

3.9 Thời vụ gây hại nghiêm trọng của một số bệnh hại trên ruộng dưa hấu tại

huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ,

2012

40

3.10 Các loại thuốc bảo vệ thực vật được nông dân sử dụng để quản lý bệnh

hại trên dưa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ,

thành phố Cần Thơ, 2012

42

3.11 Một số thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị bệnh hại

trên ruộng dưa hấu của nông dân tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và

quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012

44

Trang 13

3.12 Giai đoạn gây hại nghiêm trọng của một số sâu hại trên ruộng dưa hấu

tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần

Thơ, 2012

42

3.13 Thời vụ gây hại nghiêm trọng của một số sâu hại trên ruộng dưa hấu tại

huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ,

2012

45

3.14 Các loại thuốc bảo vệ thực vật được nông dân sử dụng để quản lý sâu hại

trên dưa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ,

thành phố Cần Thơ, 2012

47

3.15 Một số thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị sâu hại trên

ruộng dưa hấu của nông dân tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận

Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012

50

3.16 Thành phần, mức độ phổ biến của côn trùng gây hại trên dưa hấu tại

huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012

52

3.17 Thành phần, mức độ phổ biến của thiên địch ăn mồi gây hại trên dưa hấu

tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012

54

3.18 Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis

gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm

59

3.19 Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu độc cao lên rầy mềm Aphis

gossypii Glover trongđiều kiện phòng thí nghiệm

60

3.20 Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis

gossypii Glover trong điều kiện nhà lưới

62

3.21 Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc cao lên rầy mềm Aphis

gossypii Glover trong điều kiện nhà lưới

64

Trang 14

3.1 Tỷ lệ (%) số vụ trồng dưa hấu trên năm tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc

Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012

32

3.2 Tỷ lệ (%) số hộ có trồng dưa hấu theo thời vụ tại huyện Kế Sách, tỉnh

Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012

33

3.3 Tỷ lệ (%) các loại phân được nông dân sử dụng để bón lót tại huyện Kế

Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012

37

3.4 Tỷ lệ (%) các loại phân được nông dân sử dụng để bón thúc tại huyện

Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012

3.7 Biến động hiệu lực của các loại thuốc bảo vệ thực vật có độ độc thấp lên

rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm

59

3.8 Biến động hiệu lực của các loại thuốc trừ sâu có độ độc cao lên rầy mềm

Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm

61

3.9 Biến động hiệu lực của các loại thuốc bảo vệ thực vật có độ độc thấp lên

rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lưới

63

3.10 Biến động hiệu lực của các loại thuốc bảo vệ thực vât có độ độc cao lên

rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lưới

65

Trang 15

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

Trang 16

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dưa hấu là loại rau ăn quả có thành phần dinh dưỡng phong phú, trong thịt quả chín có provitamin A, vitamin C, các axit amin như thiamin, riboflavin và niacin Ngoài ra còn chứa khoáng chất như Ca, P, Fe và K Do đó, dưa hấu rất được

ưa chuộng trên thế giới, được sử dụng dùng để ăn tươi, tráng miệng, giải khát, sản xuất bia, sirô (Tạ Thu Cúc, 2005)

Nhờ có dinh dưỡng phong phú và giá trị sử dụng đa dạng nên dưa hấu được trồng rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Tính đến năm

2010, nước ta có khoảng 27.500 hecta trồng dưa hấu, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Nam bộ (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Khoa, 2006) Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc trồng dưa hấu gặp không ít khó khăn, vấn đề được mùa mất giá luôn là nổi lo của nhà nông, bên cạnh đó việc thâm canh cây dưa hấu làm cho việc quản lý sâu bệnh hại như rầy mềm, bù lạch, sâu xanh ăn lá, bệnh bã trầu, thán thư, ngày càng khó khăn Nông dân không có chiến lược quản lý lâu dài, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật làm cho dịch hại ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến chất lượng của sản phẩm

Do đó, đề tài: “Điều tra hiện trạng canh tác, khảo sát thành phần côn trùng gây hại và thiên địch ăn mồi trên dưa hấu ở tỉnh Sóc Trăng Đánh giá

hiệu quả của một số loại thuốc trừ sâu lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong

điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới” được thực hiện nhằm mục đích:

- Tìm hiểu biện pháp canh tác, các loài sâu bệnh hại chính trên ruộng dưa hấu

và các biện pháp quản lý sâu bệnh hại của nông dân

- Khảo sát thành phần và mức độ phổ biến côn trùng, nhện hại và thiên địch ăn mồi nhằm đề xuất giải pháp quản lý dịch hại

- Theo dõi diễn biến mật số của bù lạch và rầy mềm trên ruộng dưa hấu

- Đánh giá hiệu quả phòng trừ của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với

rầy mềm Aphis gossypii Glover, từ đó chọn lọc những loại thuốc bảo vệ thực vật sử

dụng hiệu quả và tiết kiệm

Trang 17

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY DƯA HẤU

1.1.1 Nguồn gốc và vai trò của dưa hấu

Dưa hấu có tên khoa học là Citrullus lanatus, tên tiếng Anh là Watermelon, thuộc họ Dưa bầu bí (Cucurbitaceae) (Trần Thị Ba và ctv., 1999)

Dưa hấu có nguồn gốc từ Nam Phi (Seshadri, 1993) Theo Phạm Hồng Cúc (2002) dưa hấu được canh tác rộng rãi trong vùng Địa Trung Hải cách đây hơn 3.000 năm Dưa hấu là một loại rau màu ngắn ngày được gieo trồng trên nhiều lục địa có khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới (Robinson and Decker-Walters, 1997) và được tiêu thụ khắp thế giới Ngày nay dưa hấu được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và nước ta dưa hấu được biết đến từ thời Vua Hùng Vương thứ 18, dưa hấu là loại trái không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2002)

Theo Trần Thị Ba và ctv (1999) dưa hấu có giá trị dinh dưỡng cao nhờ hàm

lượng đường trong trái cao, chứa nhiều vitamin A và vitamin C Trong 100 g phần

ăn được của trái dưa hấu chứa 90% nước; 9% carbohydrate; 0,7% protein; 0,1% lipid; 300 IU vitamin A; 6 mg vitamin C; 8 mg Ca; 10 mg Mg; 14 mg P và 0,2 g Fe (Phạm Hồng Cúc, 2002) Theo Võ Văn Chi và Trần Hợp (2002) cho biết, vỏ trái dưa hấu có tác dụng trị bệnh phù thủng, hạt trái trị đau lưng Hơn nữa, dưa hấu có thể trị một số bệnh như viêm thận, cao huyết áp, tiêu chảy, đặc biệt dưa hấu có chứa chất Lycopene giúp ngăn ngừa bệnh ung thư

1.1.2 Tình hình sản xuất dưa hấu ở nước ta

Hiện nay, ở nước ta dưa hấu được trồng quanh năm, cả nước có 27.500 hecta trồng dưa hấu, năng suất trung bình 16 tấn/ha, tổng sản lượng đạt gần 42 nghìn tấn (FAO, 2010) Riêng ở các tỉnh Nam bộ có diện tích trồng dưa hấu khoảng 20.000 hecta (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Khoa, 2006) Dưa hấu là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao trong nhiều năm qua và trong tương lai (Trần Thị Ba

và ctv., 1999)

1.1.3 Đặc tính thực vật

1.1.3.1 Rễ

Theo Mai Thị Phương Anh và ctv (1996) thì bộ rễ gồm rễ chính, rễ phụ nhiều

cấp, đan xen như một tấm lưới có đường kính 8-10 m Nhờ bộ rễ phát triển mạnh nên cây dưa hấu chịu hạn tốt, rễ không có khả năng phục hồi do đó khi chăm sóc

tránh làm đứt rễ (Trần Thị Ba và ctv., 1999)

1.1.3.2 Thân

Thân thảo hàng niên, có nhiều mắt, mỗi mắt mang một lá, một chồi nách và

Trang 18

gần gốc phát triển mạnh hơn chồi gần ngọn Thân có nhiều lông tơ dài, màu trắng

và số lượng lông nhiều hay ít tùy theo giống và tuổi của cây (Trần Thị Ba và ctv.,

1999)

1.1.3.3 Lá

Lá mầm lớn, hình trứng, giúp cho việc quang hợp tạo vật chất nuôi cây và lá thật đầu tiên Lá thật là lá đơn hình chân vịt, xẻ thùy sâu, mọc xen (Trần Thị Ba và

ctv.,1999) Mai Thị Phương Anh và ctv (1996) cho biết thêm, lá dưa hấu màu xanh

vàng nhạt, cuống lá dài, lá phân 3-5 thùy, trên mặt lá thường có lớp phấn trắng

1.1.3.4 Hoa

Theo Trần Thị Ba và ctv (1999) dưa hấu là hoa đơn tính, đồng chu, nhỏ có

kích thước 2,5-3cm, nằm ở nách lá, 5 lá đài màu xanh và 5 cánh hoa màu vàng Hoa đực có 3-5 tiểu nhị, bao phấn hợp thành khối Hoa cái vòi nhụy ngắn, nướm nhụy phân 3 thùy, bầu noãn hạ với 3 tâm bì Hoa đực xuất hiện sớm hơn hoa cái và 3-5 hoa đực mới xuất hiên một hoa cái mọc xen kẽ trên thân Hoa cái ở gần gốc cho trái chín sớm, hoa cái ở xa gốc cho trái chín muộn, hoa cái ở vị trí 12-20 dễ đậu trái và

cho trái tốt nhất (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996)

1.1.3.5 Trái

Trái to và chứa nhiều nước có hình dạng thay đổi tùy theo từng giống từ hình bầu dục, hình cầu, hình trứng Vỏ trái cứng, láng, có nhiều văn hoa màu sắc thay đổi từ đen, xanh đậm, xanh nhạt và nhiều khi có sọc Thịt trái có màu đỏ đậm đến vàng, thịt trái xốp, nhiều nước đến rắn chắc (Tạ Thu Cúc, 2005) Thịt trái chứa 0,22%; 0,016% Na; 0,022% Ca, lượng đường dao động từ 5-20% tùy theo lọai

giống (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996)

(Trần Thị Ba và ctv., 1999) Tạ Thu Cúc (2005) cho biết thêm hạt dưa hấu nẩy mầm

tốt nhất ở 30- 35oC

1.1.4.2 Ánh sáng

Dưa hấu là cây cần nhiều ánh sáng, kể từ lúc xuất hiện lá mầm cho đến khi kết

thúc sinh trưởng (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996) Nắng nhiều và nhiệt độ cao

là 2 yếu tố làm tăng chất lượng phẩm chất trái Độ dài ngày có ảnh hưởng tới thời

Trang 19

gian sinh trưởng của cây, cây ra hoa sớm và lượng hoa cái sẽ nhiều nếu số giờ chiếu

sáng cho cây từ 8-10 giờ (Trần Thị Ba và ctv., 1999) Số giờ chiếu sáng tối thiểu

cho cây là 600 giờ/vụ (Phạm Hồng Cúc, 1999)

1.1.4.3 Nước

Dưa hấu chịu úng kém, nhất là giai đoạn cây con Dưa hấu thuộc cây chịu hạn tốt, chịu hạn tốt nhất là giai đoạn cây ra hoa kết trái Tuy nhiên cây có hệ số thoát nước cao do đó cây cần nhiều nước và háo nước nhiều nhất vào thời kì cây phát

triển trái (Trần Thị Ba và ctv., 1999) Ẩm độ của đất thích hợp cho sự sinh trưởng

và phát triển của dưa hấu là 70-80 % (Tạ Thu Cúc, 2005)

1.1.4.4 Đất và dinh dưỡng

Dưa hấu không khó tính với đất, đất thịt nhẹ và cát pha là thích hợp nhất, pH

từ 5,5-7 là thích hợp, khả năng chịu phèn kém (Trần Thị Ba và ctv., 1999) Tuy vậy,

đất thịt trung bình cũng có thể trồng được dưa hấu chỉ cần chú ý bón phân hữu cơ

để cải tạo đất (Tạ Thu Cúc, 2005) Sự cân bằng yếu tố N, P, K, là yêu cầu quan trọng tới sự tăng trưởng, sản lượng và chất lượng của dưa hấu (Tạ Thị Thu Cúc, 1979), (Trần Khắc Thi, 1996)

 Đạm (N)

Là thành phần nhiều nhất trong cây sau carbon, hydro và oxy và là tác nhân

giới hạn sự tăng trưởng cây nhiều nhất (Trần Thị Ba và ctv., 1999) Thừa N thân lá

phát triển sum suê, chống chịu sâu bệnh kém, khó đậu trái, không giữ lâu sau thu hoạch Lượng N tăng trong giai đoạn đầu sẽ tăng số hoa đực trên cây và tích lũy nitrat trong lá và trái (Trần Khắc Thi, 2000) Thừa đạm lá dưa hấu sẽ có màu xanh đậm, tăng kích thước lá, rễ kém phát triển, dễ bị côn trùng tấn công (Lê Văn Hòa, 2001)

 Lân (P)

Là tác nhân sau N làm giới hạn sự tăng trưởng dưa hấu, lân có tác dụng rất rõ trong thời kỳ cây con và lúc rễ còn yếu (Lê Văn Căn, 1978) P kích thích sự tăng trưởng rể vì vậy nên bón đầu vụ, bón thúc ít hiệu quả Thiếu P làm cho tốc độ sinh trưởng chậm, cây ít đậm nhánh, lá mỏng xanh, giảm năng suất (Phạm Hồng Cúc, 2000) Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2003) cho biết thêm nguyên nhân

lá có màu xanh sậm khi thiếu lân là do sự giản nở của tế bào chậm hơn so với sự hình thành diệp lục tố, do đó hàm lượng diệp lục tố trên đơn vị diện tích sẽ cao hơn

P trong đất bị cố định nên bón theo băng gần rễ có hiệu quả cao hơn bón rãi, nhưng bón theo băng có thể làm giảm sự hấp thu khoáng vi lượng dẫn đến giảm năng suất

(Trần Thị Ba và ctv., 1999)

 Kali (K)

Kali di động cao trong cây và được vận chuyển từ mô lá vào trái, khi trái thiếu

K thì K sẽ di chuyển từ lá già đến lá non làm cây tăng trưởng chậm, chóp lá già

Trang 20

thiếu diệp lục tố và bị hoại tử trái phát triển không bình thường và bị một số bệnh tấn công (William, 1993) Theo Trần Khắc Thi (1996) K có tác dụng làm tăng khả năng chín sớm của trái Ngoài ra, hỗn hợp K và P có tác dụng tốt tới chất lượng trái

và tăng lượng đường trong trái (Trần Thị Ba và ctv., 1999)

Theo Trần Thị Ba và ctv (1999) dưa hấu có khả năng thích nghi rất lớn với

điều kiện thời tiết nên có thể mở rộng thời vụ gieo trồng quanh năm Tuy nhiên ở ĐBSCL dưa hấu có thể trồng từ cuối mùa mưa cho đến hết mùa nắng (tháng 10-4 dương lịch), có 3 vụ như sau:

 Vụ sớm (dưa Noel): Gieo hạt khoảng 20/9 đến 10/10 dương lịch và thu hoạch vào dịp Noel (20-30/12 dương lịch)

 Vụ chính (dưa Tết): Gieo hạt khoảng 5-15/10 âm lịch và thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán

 Vụ xuân Hè (dưa Lạc Hậu): Gieo sau Tết tùy theo từng vùng mà thời vụ gieo trồng khác nhau Chủ yếu trồng trên đất ruộng sau vụ lúa và dưa được gieo trồng trong tháng 1-2, thu hoạch tháng 4-5 dương lịch

1.1.5.2 Gieo hạt và ươm cây con

Theo Trần Thị Ba và ctv (1999) để giúp hạt giống nẩy mầm tốt và đều ta nên

ủ trước khi gieo bằng cách phơi hạt ngoài nắng nhẹ rồi ngâm hạt trong nước ấm khoảng 5-7 giờ sau đó dùng vải gói lại rồi đem ủ nơi có ánh nắng đầy đủ, tưới nước giữ ẩm thường xuyên Có 2 cách gieo hạt là:

 Gieo hạt thẳng: Lượng hạt dưa hấu cần trong 1000 m2 là 80-100 g hạt Gieo 2 hạt/lổ với độ sâu 1-2 cm sau đó phủ tro trấu lại Khi cây mọc 3-4 lá tỉa chừa một cây tốt

 Gieo trong bầu: Cần 50 g hạt giống cho 1000 m2

Bầu có thể làm bằng

lá chuối, lá dừa với kích thước 7 cm x 5 cm Dùng phân chuồng hoai, đất mịn, tro trấu với tỷ lệ bằng nhau để làm chất liệu bầu, sau đó đục lổ khoảng 0,5-1 cm rồi gieo hạt, mỗi bầu một hạt Sau đó đem ra nơi có nắng tốt và không được động nước

để chăm sóc khi cây được 6-10 ngày tuổi thì đem ra ruộng trồng

Trang 21

1.1.5.3 Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng dưa hấu cần có tầng canh tác dầy, tơi xốp, không phèn, không mặn,

có đầy đủ nước tưới, dễ thoát nước Kiểu líp phổ biến nhất hiện nay là líp đôi, hai mương tim cách nhau trung bình 4,5-6 m Mương đào rộng 30-40 cm sâu khoảng 40

cm Đất được đào mương sâu một lớp leng và đào từng lớp đất mỏng 2-3 cm để cho

đất mau khô và dễ tơi ra (Trần Thị Ba và ctv., 1999)

Theo Trần Thị Ba và ctv (1999) phân bón làm tăng năng suất nhưng ảnh

hưởng rất lớn đến phẩm chất trái dưa, tùy theo độ màu mỡ mà lượng phân bón khác nhau Lượng phân trung bình cho 1 ha dưa hấu ở ĐBSCL như sau:

 Phân chuồng hoai 10-20 tấn

hẳn vài ngày trước khi thu hoạch (Trần Thị Ba và ctv., 1999)

1.1.5.7 Ngắt đọt

Khi cây có 4 lá thật tiến hành ngắt bỏ đọt thân chính, sau đó cây đâm nhiều nhánh tỉa chừa lại 2 nhánh tốt, sau khi để trái tiến hành ngắt bỏ đọt, vị trí ngắt đọt cách trái 6 lá Cách làm này giúp tăng độ đồng đều của trái, tăng năng suất và phẩm chất trái (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006; Phạm Hồng Cúc, 2007)

1.1.5.8 Sửa dây

Khi dưa hấu có 2 dây chèo (27 ngày sau khi gieo) thì tiến hành sửa và cố định

vị trí bò của dây (dùng que kẽm khoảng 12 cm, một đầu bẻ cong có luồn ống hút bên ngoài) giúp các dây dưa bò song song khắp các mặt liếp theo thứ tự, không quấn chồng lên nhau làm ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của cây và giảm nơi trú ngụ của nhiều loại sâu bệnh (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006; Phạm Hồng Cúc, 2007)

Trang 22

1.2 MỘT SỐ CÔN TRÙNG VÀ NHỆN GÂY HẠI CHÍNH TRÊN DƢA HẤU

1.2.1 Sâu xanh ăn lá Diaphania indica Saunders

1.2.1.1 Vị trí phân loại và ký chủ

Sâu xanh ăn lá có tên khoa học là Diaphania indica Saunders, Họ Pyralidae,

Bộ Lepidoptera Do sâu có đặc tính cắn phá và gây hại chủ yếu trên lá nên người dân thường gọi là sâu xanh ăn lá (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011) Ngoài

ra sâu có hai sọc trắng rất rõ chạy dọc theo cơ thể nên người dân còn gọi là sâu xanh hai sọc trắng

Kí chủ rất rộng gồm hầu hết các loại cây trồng cùng họ dưa bầu bí, gây hại đặc biệt nghiêm trọng trên cây dưa hấu, dưa lê, dưa leo, khổ qua (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011)

1.2.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học

Theo Lê Huy Vũ (2002) bướm có thân màu xám sáng, đầu màu xám, cơ thể không có lông, râu đầu hình sợi chỉ dài 6-8 mm miệng có vòi hút dài 3-4 mm để hút mật hoa, vòi thường cuộn tròn nằm dưới ngực Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) cho biết thêm bướm có chiều dài thân từ 10-12 mm, sải cánh rộng 20-25

mm Cánh trước bướm có màu trắng bạc với đường viền màu nâu đậm dọc theo cạnh cánh trước của cánh trước và cạnh ngoài của cánh trước và cánh sau Thời gian bướm sống từ 5-7 ngày và bướm cái đẻ trứng từ 150-200 trứng Trứng có màu trắng đục và chuyển thành màu trắng hơi ngả vàng trước khi nở, trứng được đẻ riêng lẻ trên hai mặt lá nhất là đọt non và trái non Còn theo Ganehiarachchi (1997) thì trứng có màu vàng, hình tròn, đường kính 0,5 mm

Thời gian ủ trứng của Diaphania indica Saunders theo Nguyễn Văn Huỳnh và

Lê Thị Sen (2011) là 4-5 ngày, còn theo Brown và ctv (2003) là 1-7 ngày, theo

Ganehiarachchi (1997) thì thời gian ủ trứng là 3-5 ngày

Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) ấu trùng có màu xanh lá cây nhạt, có 2 sọc chạy dọc trên thân rất rõ Ấu trùng có 5 tuổi, phát triển từ 10-20 ngày

Ấu trùng đủ lớn dài 20-25 mm Còn theo Lê Huy Vũ (2002) thì giai đoạn ấu trùng

Trang 23

từ 11-16 ngày, thời gian sinh trưởng ngắn nhất ở giai đoạn ấu trùng là tuổi 3 với trung bình 2,2 ngày và thời gian sinh trưởng dài nhất là ở giai đoạn ấu trùng là tuổi

5 với trung bình 4,7 ngày

Nhộng khi mới hình thành có màu nâu nhạt vài ngày sau chuyển thành màu nâu đen Thời gian nhộng từ 6-7 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011) Tuy nhiên theo Smith (1991) trích dẫn bởi Capinera (2000) thì thời gian nhộng là 9-

10 ngày

1.2.1.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại

Theo Ganehiarachchi (1997), Brown và ctv (2003) cho biết ấu trùng gây hại

chồi, lá, trái Thỉnh thoảng mật số cao, các ấu trùng ăn trụi cả lá, đục vào trái và chui vào bên trong trái, nhất là những trái ở gần mặt đất Sâu có tập quán dùng tơ cuốn các đọt non lại và ở bên trong ăn phá Sâu còn ăn trái non làm cho trái bị rụng

và méo mó hay thối Rất nghiêm trọng đối với dưa hấu, vì sâu ăn đọt non làm cho dưa đâm nhánh nên sẽ mất trái của dây chính, chỉ còn trái nhỏ ở nhánh phụ Khi trái lớn sâu thường ẩn náu ở mặt dưới vào lúc trời nắng nóng ban ngày, nơi phần trái chạm mặt đất hay nằm trong lớp rơm rạ dùng để lót trái, và ăn lớp bên ngoài làm trái bị lép nơi đó và da trái bị loang lổ Sâu làm nhộng trong các lá non cuốn lại (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011)

thiện với môi trường

1.2.2 Sâu ăn tạp Spodoptera litura Fabricius

1.2.2.1 Vị trí phân loại và ký chủ

Sâu ăn tạp có tên khoa học là Spodoptera litura Fabricius, Họ Noctuidae, Bộ

Lepidoptera Phân bố rất rộng trên thế giới vì có phổ kí chủ rộng và thích nghi với nhiều điều kiện và thời tiết khác nhau Sâu gây hại khoảng 200 loài và gây hại nhiều trên rau, cải, bắp, đậu… (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011)

1.2.2.2 Đặc điểm hình thái và sinh học

Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) bướm có chiều dài thân từ

20-25 mm, sải cánh rộng từ 35-45 mm Cánh trước có màu nâu vàng, phần giữa từ cạnh cánh trước và cánh sau có một vân ngang rộng, màu trắng Trong đường vân trắng này có đường vân màu nâu Cánh sau màu trắng óng ánh Đời sống của bướm trung bình 1-2 tuần tùy theo điều kiện thức ăn Bướm có thể đẻ trung bình khoảng

Trang 24

300 trứng, nhưng nếu điều kiện thích hợp bướm có thể đẻ từ 900-2.000 trứng Trung bình một bướm cái có thể đẻ từ 200-300 trứng ở mặt dưới của lá cây (Gahukar, 1992)

Trứng có đường kính 0,4-0,5 mm, hình bán cầu Bề mặt trứng có những đường khía dọc từ đỉnh xuống tới đáy và bị cắt ngang bởi những đường khía ngang tạo thành những ô nhỏ Trứng mới đẻ có màu trắng vàng và sau chuyển thành màu vàng tro, lúc mới nở có màu tro đậm Ổ trứng có phủ lông từ bụng bướm mẹ và có thời gian ủ trứng 4-7 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011) Trứng nở sau 3-4 ngày (Schreiner, 2000)

Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) sâu có 5-6 tuổi và phát triển tuổi trong thời gian từ 20-25 ngày tùy theo điều kiện môi trường Có hình ống tròn

và dài khoảng 35-53 mm khi sâu lớn đủ sức Dương Minh (1999) cho biết thêm ấu trùng tuổi 1 và tuổi 2 có màu xanh lợt, đầu đen Khi trưởng thành sâu có màu đen hay xám sậm, lưng có 3 sọc vàng, hai bên có 2 hàng chấm đen nhỏ

Nhộng dài từ 18-20 mm, màu nâu hoặc màu nâu tối Cuối bụng có một đôi gai ngắn Thời gian làm nhộng từ 7-10 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011)

1.2.2.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại

Bướm vũ hóa vào buổi chiều và bay ra hoạt động vào lúc vừa tối, ban ngày thì bướm đậu ở mặt dưới lá hoặc các bụi cỏ Bay rất mạnh, có khi xa đến vài chục mét

và cao đến 6-7 m Hoạt động mạnh từ tối đến nửa đêm Sau khi vũ hóa vài giờ thì bướm có thể bắp cặp và một ngày sau thì có thể đẻ trứng Trứng được đẻ thành ổ và

có phủ lông màu vàng nâu (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011) Trứng trong

ổ được xếp thành từng lớp điều đặn với nhau và thường có một lớp, tuy nhiên cũng

có trường hợp trứng được xếp thành 2 đến 3 lớp (Phạm Huỳnh Thanh Vân & Lê Thị Thùy Minh, 2001)

Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) sâu vừa nở chỉ ăn gặm vỏ trứng và sống tập trung, ở giai đoạn này sâu chỉ gặm mặt dưới lá, chừa biểu bì trên

và gân lá sang tuổi 2 sâu bắt đầu phân tán và ăn gặm lá nhiều hơn Sâu có phản ứng với ánh sáng rõ rệt khi tới tuổi 4, nghĩa là sâu thường trốn ánh sáng do đó nên ban ngày sâu ẩn náo ở nơi tối hoặc chui xuống kẽ đất nức tới đêm mới chui lại lên cây

Ở tuổi lớn chúng có tập quán ăn thịt lẫn nhau và không những ăn phá cây mà còn ăn trụi cả thân, thân cành và trái non Khi chuẩn bị làm nhộng, sâu chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên trong đó hóa nhộng

1.2.2.4 Biện pháp phòng trị

Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) do sâu kháng thuốc rất nhanh nên áp dụng các biện pháp ngăn ngừa sâu trước khi thành dịch như sau:

 Có thể dùng các loại thuốc trừ sâu thông dụng để trừ sâu còn nhỏ

 Cuốc xới đất hoặc trộn đất với các loại thuốc trừ sâu hay cho nước vào ngập ruộng từ 2-3 ngày để diệt nhộng

Trang 25

 Thường xuyên thăm đồng để ngắt bỏ ổ trứng hoặc tiêu diệt sâu khi mới

nở, chưa phân tán đi xa Nếu sâu đã phát sinh nhiều thì ban đêm có thể soi đèn bắt

1.2.3 Bù lạch Thrips palmi Karny

1.2.3.1 Vị trí phân loại và ký chủ

Bù lạch có tên khoa học là Thrips palmi Karny, Họ Thripidae, Bộ

Thysanoptera Phân bố rất rộng và có thể tấn công trên nhiều loại cây trồng từ các loại rau đến cây ăn trái Đặc biệt, gần đây chúng phát dịch và gây hại trầm trọng trên dưa hấu và dưa leo (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011)

1.2.3.2 Đặc điểm hình thái và sinh học

Bù lạch có cơ thể rất nhỏ, khoảng 1 mm, màu vàng hơi nâu, hai mắt kép màu đen (Lemis, 1997) Miệng có cấu tạo chuyên biệt với chức năng chích hút để chích hút nhựa cây (Võ Tòng Xuân, 1993) Chân của bù lạch rất đặc biệt là đốt bàn không

có móng mà tận cùng bằng một mảnh nhỏ, râu màu đen gồm sáu đốt Thành trùng

có thể sống đến 2 tháng và đẻ độ 200 trứng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011)

Trứng rất nhỏ màu trắng đến vàng nhạt, dạng hình thận (Jayma et al., 1992)

Trứng do con cái dùng bộ phận đẻ trứng ghim thẳng vào trong thân lá non, trứng nở trong thời gian khoảng 3 ngày Ấu trùng rất giống thành trùng nhưng màu nhạt hơn, gồm 2 tuổi kéo dài độ 3-4 ngày Nhộng phát triển trong từ 3-4 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011)

1.2.3.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại

Cả thành trùng và ấu trùng đều chích vào biểu bì lá và hút nhựa, bù lạch thường đẻ trứng trong mô lá, thường sống ở mặt dưới lá và chui vào gần gân để trốn (Gabystoll, 1986; Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011) Lewis (1997) và Lê Ngọc Hoa (2003) cho biết thêm bù lạch thường chích cho nhựa cây chảy ra để hút

ăn, đôi khi còn ăn cả mô lá hoặc cây

Lá cây bị bù lạch gây hại sẽ có dạng quăn queo, lá non biến dạng và bị cong xuống phía dưới Đọt non bị bù lạch tấn công không phát triển dài ra được mà chùn lại và cất cao lên, nên nông dân thường gọi là hiện tượng “khảm” hay “bắn máy bay” trên dưa hấu Bù lạch còn truyền bệnh khảm do vi rút làm vàng và xoăn lá, cây không chết nhưng ra hoa mà không cho trái (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011)

1.2.3.4 Biện pháp phòng trị

Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) thì nên đốt tàn dư thực vật, dùng bẫy màu vàng đặt vào rẫy từ khi cây con đến lúc trổ hoa để xác định mật số và quyết định khi nào áp dụng thuốc Cày sâu để chôn vùi nhộng (Gabystoll, 1986) Ngày nay, một vài phương pháp được áp dụng do có hiệu quả cao đến việc hạn chế bù lạch Màng phủ Nông nghiệp và sử dụng sự phản chiếu kim loại trên

Trang 26

cánh đồng mang lại hiệu quả cao (Jayma et al., 1992) Có thể lợi dụng mật số thiên

địch để khống chế mật số bù lạch Bù lạch rất khó trị vì nơi ẩn náu cũng như khả năng quen thuốc rất nhanh Nên khi sử dụng thuốc hóa học để trị thì nên thay đổi gốc thuốc hóa học thường xuyên để tránh bù lạch quen thuốc (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000; Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011) Có thể sử dụng thuốc hóa học dạng dầu khoáng PSO (Petrolium Surface Oil) để phun lên đọt non, nhưng chú ý có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của lá (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011)

1.2.4 Bọ dƣa Aulacophora similis Oliver

1.2.4.2 Đặc điểm hình thái và sinh học

Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) bọ dưa Aulacophora similis

Oliver có thân dài từ 6-8 mm, mắt đen, râu đầu rất linh động và có cánh màu vàng nâu Đời sống thì rất dài khoảng 100-200 ngày Thành trùng cái thì đẻ khoảng 200 trứng

Trứng rất nhỏ, dài khoảng 0,8 mm và rộng khoảng 0,3 mm màu vàng xanh khi mới đẻ và màu vàng nâu khi sắp nở Ấu trùng có 3 tuổi với thời gian phát triển từ 18-35 ngày Ấu trùng màu trắng sữa khi mới nở, sau đó chuyển sang màu vàng nâu; đầu màu nâu; đặc biệt là có một đôi chân giả Nhộng hình thành trong đất có màu nâu nhạt từ 5-14 ngày, có lớp kén rất dày bao phủ bên ngoài Vòng đời của bọ dưa

từ 80-130 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011)

1.2.4.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại

Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) thành trùng hoạt động mạnh vào ban ngày, mạnh nhất là khi có nắng lên Thành trùng đẻ trứng thành từng nhóm

từ 2-5 trứng lúc sáng sớm hay chiều tối và đẻ trong đất gần gốc cây hay trong rơm

rạ Thành trùng ăn phần mô diệp lục mặt trên lá và lớp biểu bì thành một đường vòng, sau đó phần bị cạp ăn sẽ đứt khỏi lá Thành trùng thường tấn công cây con khi có 2 lá đơn đầu tiên và có thể ăn trụi hết lá lẫn đọt non khi mật số cao Cây trồng trong mùa nắng bị thiệt hại nhiều hơn mùa mưa

Ấu trùng sau khi nở ăn rễ cây và đục vào gốc làm cây bị vàng héo, chậm phát triển và chết đột ngột Vi khuẩn hay nấm có thể xâm nhập vào gốc, rễ cây do các vết cắn phá của ấu trùng làm cho dây dưa bị chết (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011)

Trang 27

1.2.4.4 Biện pháp phòng trị

Sau khi thu hoạch ta gom dây dưa lại để thu hút thành trùng tới sau đó dùng thuốc trừ sâu để tiêu diệt Bảo vệ cây con tích cực lúc ban đầu để tránh mất lá làm cho cây chậm phát triển Khi thấy có thành trùng bay vào ruộng dưa mà mật số còn

ít, sáng sớm hay chiều tối nên soi đèn bắt ở mặt dưới lá Sử dụng thuốc hóa học để trừ thành trùng Sau đó từ 5-7 ngày áp dụng lại nếu mật số còn cao, nhất là khi cây còn nhỏ (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011)

1.2.5 Ruồi đục lá Liriomyza trifolii Burgess

1.2.5.1 Vị trí phân loại và ký chủ

Ruồi đục lá tên khoa học là Liriomyza trifolii Burgess, Họ Agromyzyidae, Bộ

Diptera Đây là loài côn trùng phá hại trên nhiều loại cây như bầu bí, dưa leo, dưa gang, cà chua, ớt, đậu nành, đậu trắng…(Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011)

1.2.5.2 Đặc điểm hình thái và sinh học

Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) ruồi đục lá có thành trùng rất nhỏ, dài từ 1,3-1,5 mm màu đen bóng, nhưng một phần cơ thể, gồm cả phiến mai trên ngực có màu vàng Mắt kép màu đen bóng Chiều dài cánh trước khoảng 1,4

mm, rộng 0,60 mm Cánh sau thoái hóa rất nhỏ, màu vàng nhạt Bụng và chân có nhiều lông, chân màu vàng, đốt bàn và đốt chày màu đen, bàn chân 5 đốt, đốt cuối

có 2 móng cong màu đen

Trứng rất nhỏ, màu trắng hồng, tròn, đường kính khoảng 0,2 mm Ấu trùng có chiều dài khoảng 2 mm, màu vàng nhạt khi mới nở, sau chuyển thành màu vàng đậm Cơ thể có 10 đốt, miệng dạng móc câu màu đen Thời gian phát triển của ấu trùng từ 3-4 ngày Nhộng có chiều dài khoảng 1,5 mm, rộng 0,7 mm Thời gian phát triển của nhộng từ 6 - 8 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011)

1.2.5.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại

Thành trùng hoạt động mạnh từ 7-9 giờ sáng và từ 4-5 giờ chiều Thành trùng cái dùng bộ phận đẻ trứng rạch mặt lá tạo nhiều lổ Trong số đó có một số lổ chứa trứng, chỉ khoảng 1%, phần lớn các lổ còn lại dùng làm thức ăn cho thành trùng cái

và đực do chất lỏng tiết ra từ vết chích Các lổ đục thường xuất hiện ở chóp lá hay dọc theo 2 bìa lá (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011)

Thành trùng gây hại bằng cách chọc thủng biểu bì lá thành những lổ nhỏ bằng

bộ phận đẻ trứng của nó rồi ăn dịch tế bào chảy ra từ vết đục hoặc đẻ trứng vào ngay các lổ đục, dưới biểu bì lá (theo Whittaker và Davis, 1962 trích dẫn bởi Bành Ngọc Nghĩa và Hoàng Ngọc Lâm, 2004)

Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) ruồi gây hại cho cây bằng cách đục thành những đường ngoằn ngoèo ở mặt trên lá, lúc đầu đường đục nhỏ, càng lúc càng to dần cùng với sự phát triển của cơ thể ấu trùng Đường đục xuất hiện ở cả hai mặt lá nhưng thấy rõ nhất là ở mặt trên lá Khi trưởng thành, dòi đục

Trang 28

thủng biểu bì chui ra ngoài và làm nhộng trên mặt lá hay trên các bộ phận khác của cây hoặc buông mình xuống đất làm nhộng Các vết đục khắp mặt lá làm cho lá bị khô, trái nhỏ, giảm phẩm chất của trái, nếu trầm trọng làm năng suất giảm

Biện pháp hoá học: Nếu mật số thiên địch trên 50% không cần áp dụng thuốc

để trừ ruồi, nhưng nếu mật số thiên địch thấp, không thể khống chế mật số ruồi thì nên áp dụng thuốc khi cây con bắt đầu có lá mầm và lá thật đầu tiên Ở những vùng ruồi có điều kiện nhân mật số nhanh thì nên áp dụng thuốc khi cần

1.2.6 Rầy mềm Aphis gossypii Glover

1.2.6.1 Vị trí phân loại và ký chủ

Rầy mềm có tên khoa học là Aphis gossypii Glover, Họ Aphididae, Bộ

Homoptera Phân bố rất rộng và đa kí chủ, tấn công nhiều loại rau màu như cà chua, thuốc lá, dưa bầu bí, ớt… (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011)

Trên thế giới rầy mềm Aphis gossypii Glover gây hại hơn 700 loài cây trồng Rầy mềm Aphis gossypii gây hại nghiêm trọng cho dưa hấu, dưa leo và nhiều loài cây trồng khác như măng tây, ớt, cây có múi, bông, râm bụt… Aphis gossypii

Glover gây hại nhiều loài cây trồng ở vùng nhiệt đới, ôn đới và khắp thế giới trừ

Bắc cực (John, 2009 trích dẫn bởi Vũ Thị Nga và ctv., 2011)

1.2.6.2 Đặc điểm hình thái và sinh học

Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) thì rầy mềm Aphis gossypii

Glover có 2 dạng thành trùng là có cánh và không cánh Dạng không cánh: Toàn thân màu xanh đen, xanh thẫm, có phủ sáp và một ít cá thể có màu vàng xanh Cơ thể dài từ 1,5-1,9 mm và rộng từ 0,6-0,8 mm Dạng có cánh: Đầu và ngực màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, xanh nhạt, có khi xanh đậm, phiến lưng trước màu đen Mắt kép to, ống bụng đen Cơ thể dài từ 1,2-1,8 mm và rộng từ 0,4-0,7 mm

Đặc điểm quan trọng để phân biệt Aphis gossypii Glover với các loài rầy mềm

khác là dựa vào ống bụng và phiến đuôi (cauda) Với ống bụng màu đen dài gấp đôi phiến đuôi và phiến đuôi có màu nhạt hơn cơ thể với 2-4 cặp lông đuôi (thường là 3

cặp lông đuôi) (Napier, 2009; Sloetzel et al., 1996)

Rầy mềm Aphis gossypii Glover có vòng đời là 5,13-5,37 ngày Tính từ thời

gian mới lột xác thành thành trùng đến khi bắt đầu đẻ là 0,42-0,46 ngày Thành

Trang 29

trùng sống khá lâu từ 7,6-8,8 ngày với phạm vi biến động từ 5-19 ngày Tỷ lệ hoàn

thành vòng đời của rầy mềm Aphis gossypii Glover là 60-70% (Vũ Thị Nga và ctv.,

2011)

1.2.6.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại

Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) thì ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá, nhất là đọt non, bông, chồi; hút nhựa làm cho các phần ấy bị khô héo hoặc để lại những vết thâm đen trên lá Trên cây dưa, rầy mềm gây hại trầm trọng nếu tấn công các dây chèo hay đỉnh sinh trưởng Rầy mềm thường tập trung với số lượng lớn ở đọt non làm lá bị quăn queo và phân tiết ra thu hút nhiều nấm đen bao quanh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trái Trên dưa bầu bí thì trong giai đoạn có hoa nếu bị rầy tấn công với mật số cao thì hoa sẽ dễ rụng hay méo mó Còn đối với bông vải thì sẽ làm cho môi trường nấm mốc phát triển do rầy tiết ra dịch mật rơi vào quả nang và lá đang mở ra gây khó khăn cho việc thu hoạch bông vải

Ngoài ra thì rầy còn là tác nhân truyền bệnh virut cho cây Sau cùng làm cho cây mất sức và chết (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen., 2011) Còn theo Nguyễn Thị Nghiêm (1996) và được trích dẫn bởi Lê Minh Tường (2002) thì rầy không có khả năng truyền bệnh khảm qua các thế hệ sau, không có thời gian ủ virut trong cơ thể và virus chỉ tồn tại trong cơ thể rầy dưới 4 giờ sau mỗi lần hút chích, nhưng rầy mềm có khả năng hấp thụ virus sau khi chích hút cây bệnh dưới 1 phút và chỉ cần chích hút cây mạnh dưới 1 phút là có thể truyền bệnh

1.2.6.4 Biện pháp phòng trị

Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) thì để phòng trừ loài rầy mềm

Aphis gossypii Glover ta nên nhặt và chôn vùi các phần có rầy mềm gây hại, phủ

rơm lên líp từ khi có cây con đến khi trổ hoa, không nên bón nhiều đạm Rầy mềm nhân mật số rất nhanh nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời

và phòng trị đúng lúc thì cũng tương đối dễ trị Vì rầy mềm truyền bệnh virus nên thuốc trừ sâu chỉ có thể diệt được rầy mà không hạn chế bệnh, nhưng nếu áp dụng thuốc sớm, diệt được số lượng lớn rầy ở giai đoạn đầu thì khả năng truyền virus của rầy không nhiều Sử dụng thuốc trừ sâu nên để ý đến quần thể thiên địch của rầy mềm

1.2.7 Nhện đỏ Tetranychus sp

1.2.7.1 Vị trí phân loại và ký chủ

Nhện đỏ có tên khoa học là Tetranychus sp., Họ Tetranychidae, Bộ Acarina

Nhện có diện phân bố rất rộng và gây hại trên nhiều lại cây trồng như dưa bầu bí, chủ yếu là dưa hấu, cà chua, cà tím, các loại đậu, đu đủ … (Nguyễn Văn Huỳnh và

Lê Thị Sen, 2011)

Trang 30

1.2.7.2 Đặc điểm hình thái và sinh học

Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) thì thành trùng hình bầu dục, thân rất nhỏ khoảng 0,4 mm Nhện có 8 chân Thành trùng đực có kích thước nhỏ, khoảng 0,3 mm Toàn thân phủ lông thưa và thường có màu xanh, trắng hay đỏ với đốm đen ở 2 bên thân Nhện cái màu vàng nhạt hay ngả sang màu xanh lá cây Nhìn xuyên qua cơ thể thấy được hai đốm màu đậm bên trong, đó là nơi chứa thức ăn Thành trùng cái bắt đầu đẻ trứng từ 2-6 ngày sau khi bắt cặp, mỗi nhện cái đẻ khoảng 70 trứng

Trứng rất nhỏ, hình cầu, bóng láng và được gắn chặt vào mặt dưới lá, thường

là ở những nơi có tơ do nhện tạo ra khi di chuyển Trứng nở khoảng 4-5 ngày Ấu trùng nhện đỏ rất giống với thành trùng nhưng chỉ có 3 cặp chân Những thành trùng nở ra thành thành trùng cái thay da 3 lần còn thành thành trùng đực thì chỉ thay da 2 lần Giai đoạn ấu trùng phát triển từ 5-10 ngày Nhện đỏ mất 20-40 ngày

để hoàn thành thế hệ

1.2.7.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại

Nhện di chuyển rất nhanh và nhả tơ mỏng bao thành một lớp ở dưới lá nên trong lá có màu trắng đục do lớp da để lại sau khi lột xác cùng với bụi và những tạp chất khác Cả ấu trùng và thành trùng nhện đỏ đều chích hút mô lá cây làm cho cây

bị mất màu xanh và có màu vàng, sau cùng lá sẽ bị khô đi Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá, làm giảm phẩm chất và năng suất trái… (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011)

1.2.7.4 Biện pháp phòng trị

Thiên địch có vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế mật số nhện đỏ như:

 Nhện đỏ Galandromus (Metaseiulus) occidentalis

 Bù lạch 6 chấm Scolothrips sexmaculatus

 Bọ rùa Stethorus sp

 Bọ xít nhỏ Orius tristicolor và Chysoperla carnea

Do nhện đỏ rất nhỏ và thường sống gần gân lá, nơi thuốc trừ sâu rất khó tiếp xúc, hơn nữa nhện tạo lập quần thể rất nhanh nên mật số tăng nhanh và nhiều nên rất khó phòng trị Có thể sử dụng loại thuốc trừ nhện nhưng phải chú ý đến quần thể dịch hại (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011)

Trang 31

1.3 ĐẶC TÍNH MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG THÍ NGHIỆM

1.3.1 Cyperan 10EC

1.3.1.1 Thông tin hoạt chất

Tên hoạt chất: Cypermethrin

Tên gọi khác: Sherpa, Ambush C, Cymbush, Peran, Cyperan

Tên hoá học: (RS)- αcyano-3-phenoxibenzyl(1RS,3RS;1RS,3RS)-3-(2,2diclo vinyl-2,2-dimetylxiclopropancacboxylat

Công thức hoá học: C22H19Cl2NO3.

Công thức cấu trúc hoá học:

Khối lượng phân tử: 416,3 g/mol

Nhóm thuốc: Pyrethroid

Độc tính: Nhóm độc II LD50 qua miệng: 215 mg/kg LD50 qua da: 1.600 mg/kg, trà khô 20 mg/kg PHI: rau ăn lá 7-14 ngày, rau ăn trái 3-4 ngày; bắp cải 14 ngày; rau ăn củ (nếu tươi gốc), hành 21 ngày Thuốc độc đối với ong mật

Cơ chế tác động: Cypermethrin tác động tiếp xúc và vị độc, có phổ tác động rất rộng, trừ được nhiều loại côn trùng và nhện hại, đặc biệt là côn trùng thuộc bộ Lepidoptera (Trần Văn Hai, 2009)

Lượng nước phun: 600-800 lít/ha

Lưu ý: Phun ướt đều cho thuốc tiếp xúc với sâu hại Phun tốt nhất khi sâu mới xuất hiện (tuổi sâu càng nhỏ càng tốt), nên phun vào lúc sáng sớm hay chiều mát (http://www.agpps.com.vn/angiang/tintuc.php?idTin=191)

Trang 32

1.3.2 Applaud 10WP

1.3.2.1 Thông tin hoạt chất

Tên hoạt chất: Buprofezin

Tên gọi khác: Applaud

Tên hoá học: 1,3,5-thiadiazin-4-one

2-tert-butylimino-3-isopropyl-5-phenyl-3,4,5,6-tetrahidro-2H-Công thức hoá học: C16H23N3OS

Công thức cấu trúc hoá học:

Khối lượng phân tử: 305,4 g/mol

Nhóm thuốc: IGR- Insect growth regulator

Độc tính: Nhóm độc III LD50 qua miệng: >2.198-2.355 mg/kg LD50 qua da:

>5.000 mg/kg PHI: lúa mì, dưa leo, cà chua 1 ngày; lúa, trà (thuốc sữa) 7 ngày; họ Cam Quít 14 ngày; lúa (thuốc hạt) 21 ngày Thuốc độc đối với cá, không độc đối với ong mật

Cơ chế tác động: Buprofezin tác động tiếp xúc, là chất điều hoà sinh trưởng côn trùng, ức chế sự hình thành chất kitin ở da côn trùng, làm ấu trùng không lột xác được mà chết (Trần Văn Hai, 2009)

1.3.2.2 Thông tin sản phẩm

Công dụng: Trừ hữu hiệu rầy nâu, các loại rầy hại lúa, bọ phấn trắng, rệp vảy, rầy xanh, rệp sáp hại rau, màu, đậu, chè, cây ăn trái, cà phê, mía, điều, bông vải Liều lượng: 1 kg/ha

Cách pha: Pha 40 g/bình 16 lít

Lượng nước phun: 400 lít/ha

Lưu ý: Phun khi thấy rầy non mới xuất hiện Không hỗn hợp với thuốc có gốc kiềm Thời gian cách ly : 7 ngày

(http://www.congtyhai.com/vn/default.aspx?cat_id=908&news_id=438)

Trang 33

1.3.3 Vitashield 40EC

1.3.3.1 Thông tin hoạt chất

Tên hoạt chất: Chlorpyrifos

Tên hoá học: O,O-diethyl O-3,5,6-trichloro-2-pyridyl phosphorothioate

Công thức hoà học: C9H11Cl3NO3PS

Công thức cấu trúc hoá học:

Khối lượng phân tử: 350,6 g/mol

Nhóm hóa học: Lân hữu cơ

Độc tính: Nhóm độc II LD50 qua miệng 475 mg/kg LD50 qua da > 4000 mg/kg LC50 qua đường thở 4600 mg/m3 Rất độc với các động vật thủy sinh

Cơ chế tác động: Chlorpyrifos tác động tiếp xúc, vị độc và xông hơi với phổ tác dụng rộng, hiệu lực trừ sâu nhanh nên rất hiệu quả trong việc diệt trừ nhiều loại sâu đục thân, đục quả, ăn lá và chích hút cho nhiều loại cây trồng

(http://baovecaytrong.com/sanphamchitiet.php?masp=716)

1.3.3.2 Thông tin sản phẩm

Công dụng: Thuốc trừ sâu phổ rộng, tác động tiếp xúc, vị độc và xông hơi nên thuốc diệt sâu rất nhanh, kể cả sâu đã kháng thuốc Thuốc ít bị rửa trôi, hiệu quả diệt sâu kéo dài Đối tượng đăng ký sử dụng: Sâu vẽ bùa trên cam, rệp sáp trên cà phê

Liều lượng: 0,6-0,8 lít/ha

Cách pha: Pha từ 15-20 ml/bình 8 lít

Lượng nước phun: 320 lít/ha

Lưu ý: Phun thuốc lúc sáng sớm hoặc chiều mát Có thể kết hợp với các loại thuốc trừ sâu khác, trừ thuốc có tính kiềm mạnh Thời gian cách ly: Ngưng phun thuốc 14 ngày trước khi thu hoạch

(40ec.html)

Trang 34

http://www.sieuthinongnghiep.com/san-pham-header/chi-tiet/507/vitashield-1.3.4 Confidor 100SL

1.3.2.1 Thông tin hoạt chất

Tên hoạt chất: Imidacloprid

Tên gọi khác: Confidor, Provado, Admire, Gaucho, Merit, Advantage,

Confidor SL, Premise 75

Tên hoá học:

(E)-1-(6-chloro-3-pyridylmethyl)-N-nitroimidazolidin-2-ylideneamine

Công thức hoá học: C9H10ClN5O2

Công thức cấu trúc hoá học:

Khối lượng phân tử: 255,7 g/mol

(Nguyễn Trần Oánh và ctv., 2007)

1.3.2.2 Thông tin sản phẩm

Công dụng: Trừ các loại sâu hại như: bù lạch (rầy lửa) trên dưa leo, dưa hấu;

bọ cánh tơ trên chè (trà); sâu vẽ bùa, rệp sáp trên cam quýt; rầy chổng cánh trên sầu riêng; rệp sáp, rệp vảy trên cà phê; bông vải

Liều lượng: 0,3-0,4 lít/ha

Cách pha: Pha 5-7ml/bình 8 lít

Lượng nước phun: 240-500 lít/ha

Lưu ý: Phun thuốc khi sâu, rầy vừa mới xuất hiện Thời gian cách ly: 7 ngày (http://www.vattunongnghiep.com/san-pham/6-thuoc-tru-sau/21-confidor-100sl.html)

Trang 35

1.3.5 Regent 800WG

1.3.5.1 Thông tin hoạt chất

Tên hoạt chất: Fipronil

Tên gọi khác: Regent

Tên hoá học:

5-amino-1-(2,6-dichloro-α,α,α-trifluoro-p-tolyl)-4-[(trifluoromethyl) sulfinyl]pyrazole-3-carbonitrile

Công thức hoá học: C12H4Cl2F6N4OS

Công thức cấu trúc hoá học:

Khối lượng phân tử: 437,1 g/mol

Nhóm thuốc: Fiprole (phenylpyrazol)

Độc tính: Nhóm độc II Ngoài tác dụng trừ sâu, Fipronil còn dùng xử lý giống trước khi gieo để trừ cua, ốc

Cơ chế tác động: Fipronil tác động tiếp xúc và vị độc, nội hấp vừa phải Các thuốc trong nhóm Fiprole đều ức chế hoạt động của GABA, chất điều khiển kênh ion clor, bằng cách bao vây kênh dẫn, làm tắc kênh dẫn (bịt phía trong kênh), làm ngừng dòng ion đi qua Trừ được nhiều loài sâu hại miệng chích hút và miệng nhai

(Nguyễn Trần Oánh và ctv., 2007)

1.3.2.2 Thông tin sản phẩm

Công dụng: Thuốc phổ rộng diệt trừ nhiều loại sâu rầy gây hại như sâu cuốn

lá, sâu đục thân, rầy nâu, bọ xít hôi hại lúa; bù lạch hại điều, nho, dưa hấu; rầy rệp hại xoài, cà phê, nhãn, cam quýt; nhện lông nhung hại vải

Liều lượng: 16 g/ha

Cách pha: Pha 1 gói 0,8g/bình 8 lít

Lượng nước phun: 160 lít/ha

Lưu ý: Thời gian cách ly 15 ngày

(http://www.sieuthinongnghiep.com/san-pham-header/chi-tiet/513/)

Trang 36

1.3.6 Oshin 20WP

1.3.6.1 Thông tin hoạt chất

Tên hoạt chất: Dinotefuran

Tên hoá học: (EZ)-(RS)-1-methyl-2-nitro-3-(tetrahydro-3-furylmethyl)

guanidine

Công thức hoà học: C7H14N4O3

Công thức cấu trúc hoá học:

Khối lượng phân tử: 202,2 g/mol

Nhóm thuốc: Neonicotinoid

Độc tính: Nhóm độc III Các thuốc trong nhóm Neonicotinoid có phổ rất rộng, dùng theo nhiều cách khác nhau: phun lên cây, xử lý giống và xử lý đất ở liều khá thấp Các thuốc trong nhóm đều ít độc với cá và động vật máu nóng.Trong môi trường, thuốc bị chuyển hoá nhanh

Cơ chế tác động: Nhóm Neonicotinoid là nhóm thuốc trừ sâu mới, nội hấp, vận chuyển hướng ngọn Tác động đến côn trùng bằng con đường tiếp xúc và vị độc Thuốc tác động lên hệ thần kinh côn trùng bị tê liệt và chết (Nguyễn Trần

Oánh và ctv., 2007)

1.3.2.2 Thông tin sản phẩm

Công dụng: Thuốc phổ rộng diệt trừ nhiều loại sâu hại như rầy nâu hại lúa, bọ nhảy hại bắp cải, rầy bông xoài hại xoài, rầy chổng cánh hại cam, sâu vẽ bùa hại dưa leo, bọ phấn hại cà chua, bù lạch hại dưa hấu

Liều lượng: 50-100 g/ha

Cách pha: Pha 1-2 gói 6,5g/bình 16 lít

Lượng nước phun: 400 lít/ha

Lưu ý: Phun khi sâu chớm xuất hiện, phun ướt đều lá Thời gian cách ly: 1-3 ngày đối với rau cải, 5 ngày đối với cam, 7 ngày đối với lúa

20wp.html)

Trang 37

(http://www.sieuthinongnghiep.com/san-pham-header/chi-tiet/478/oshin-1.3.7 Radiant 60SC

1.3.7.1 Thông tin hoạt chất

Tên hoạt chất: Spinetoram

(http://baovethucvatcongdong.info/?q=en/node/24)

1.3.7.2 Thông tin sản phẩm

Công dụng: Trừ sâu xanh da láng trên hành, lạc, đậu tương; dòi đục lá, sâu đục quả, bù lạch trên cà chua; bù lạch trên dưa hấu; bù lạch, dòi đục lá trên ớt; sâu vẽ bùa trên cây có múi; sâu tơ, sâu xanh bướm trắng trên bắp cải; bù lạch trên hoa hồng, chè; bù lạch, sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu đục bẹ trên lúa

Liều lượng: 50-100 g/ha

Cách pha: Pha 15 ml/bình 16 lít

Lượng nước phun: 320-400 lít/ha

Lưu ý: Phun sớm khi mật độ bù lạch còn thấp hoặc sâu ở tuổi nhỏ (1-2 tuổi)

1.3.8 Binhtox 1.8EC

1.3.8.1 Thông tin hoạt chất

Tên hoạt chất: Abamectin

Tên gọi khác: Abamectinum, Vertimec, Agrimek, Avermectin B1, Affirm, Avomec, Zephyr, Avid, Agri-Mek

Tên hoá học (CAS): Avermectin B1

Công thức hoá học: C48H72O14 (avermectin B1a) + C47H70O14 (avermectin B1b) Nhóm thuốc: Avermectin

Độc tính: Nhóm độc II Các thuốc trong nhóm có phổ tác động rộng, trừ được nhiều loài sâu miệng nhai và miệng chích hút thuộc bộ cánh vảy, bộ hai cánh, bộ cánh đều, nhện và kiến lửa

Cơ chế tác động: Các hợp chất Avermectin tác động đến côn trùng và nhện bằng con đường tiếp xúc và vị độc; nội hấp yếu hoặc không có tính nội hấp Sau khi tiếp xúc với các thuốc trong nhóm, côn trùng ngừng ăn và chết vì đói Thuốc di chuyển trong cây yếu, thẩm thấu mạnh vào mô lá, xâm nhập vào biểu bì lá rồi tích luỹ ở đó Vì vậy hiệu lực của thuốc kéo dài, ít chịu tác động của điều kiện thời tiết

(Nguyễn Trần Oánh và ctv., 2007)

Trang 38

1.3.8.2 Thông tin sản phẩm

Công dụng: Thuốc phổ rộng diệt trừ nhiều loại sâu rầy gây hại như sâu cuốn

lá, sâu đục thân, rầy nâu, bọ xít hôi hại lúa; bù lạch hại điều, nho, dưa hấu; rầy rệp hại xoài, cà phê, nhãn, cam quýt; nhện lông nhung hại vải

Liều lượng: 0,4-0,5 lít/ha

Cách pha: Pha 6-10 ml/bình 8 lít

Lượng nước phun: 400-600 lít/ha

Lưu ý: Phun ướt đều trên tán lá, phun khi bướm rộ hoặc sâu tuổi còn non (tuổi 1-2) Thời gian cách ly: 7 ngày

(http://www.sieuthinongnghiep.com/san-pham-header/chi-tiet/494/)

Trang 39

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

Khảo sát thành phần côn trùng gây hại và thiên địch ăn mồi trên ruộng dưa hấu tại xã An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng

Đánh giá hiệu lực các loại thuốc hóa học với rầy mềm Aphis gossypii Glover

trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ

2.1.2 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm

a) Vật liệu thí nghiệm

Nguồn rầy: rầy mềm Aphis gossypii Glover thu trên ruộng dưa hấu

Thức ăn: lá dưa hấu trồng trong nhà lưới

Hạt giống dưa hấu TN 522, công ty Trang Nông

Thuốc trừ sâu: Cyperan 10 EC, Binhtox 1.8 EC, Applaud 10 WP, Confidor

100 SL, Oshin 20 WP, Vitashield 40 EC, Regent 800 WP, Radiant 60 SC

Phân urê, DAP

Kẹp, bút lông, cọ, bông gòn, kéo, sổ ghi chép, viết,…

Trang 40

2.2 PHƯƠNG PHÁP

2.2.1 Điều tra hiện trạng canh tác và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên dưa hấu của nông dân tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ 2012

a) Mục tiêu

Tìm hiểu biện pháp canh tác, các loài sâu bệnh hại xuất hiện trên ruộng dưa hấu, giai đoạn và thời vụ gây hại nghiêm trọng và các biện pháp đang được nông dân tại khu vực điều tra sử dụng để quản lý chúng

b) Phương pháp

Trực tiếp phỏng vấn ngẫu nhiên 60 hộ nông dân đang trồng dưa hấu với diện tích trên 1000m2 tại xã An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và phường Long Tuyền, Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ theo phiếu điều tra in sẵn (phần phụ chương) với các thông tin chính: thông tin nông dân, kỹ thuật canh tác, quản lý sâu, bệnh và cỏ dại

Số liệu được xử lý thống kê bằng chương trình SPSS

2.2.2 Khảo sát thành phần côn trùng gây hại, thiên địch ăn mồi và diễn biến mật số của một số sâu hại quan trọng trên dưa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012

2.2.2.1 Khảo sát thành phần, mức độ phổ biến của côn trùng, nhện hại và thiên địch

ăn mồi trên dưa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012

a) Mục tiêu

Khảo sát thành phần và mức độ phổ biến côn trùng, nhện hại và thiên địch ăn mồi của chúng tại khu vực điều tra, từ đó xác định loài sâu hại và thiên địch xuất hiện phổ biến trên dưa hấu nhằm đề xuất giải pháp quản lý dịch hại

b) Phương pháp

Tiến hành khảo sát trên 2 ruộng trồng dưa hấu huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng,

cả 2 ruộng điều tra đều không sử dụng thuốc trừ sâu

Việc điều tra và thu mẫu được thực hiện bằng biện pháp cơ học (bắt bằng tay hoặc dùng vợt côn trùng)

Chỉ tiêu theo dõi được ghi nhận định kỳ 5 ngày/lần trong suốt vụ Mỗi ruộng khảo sát chọn ngẫu nhiên 5 điểm chéo góc (mỗi điểm là 5 cây), quan sát, thu mẫu côn trùng, nhện hại và thiên địch ăn mồi bắt gặp trên điểm điều tra đem về phòng thí nghiệm giám định, phân loại theo mô tả của Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011)

Ngày đăng: 29/09/2015, 22:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diện tích canh tác Khác
2. Số vụ trồng dưa hấu/ năm Khác
3. Thiết kế líp: Dạng líp:  Líp đơn  Líp đôi Chiều rộng líp: .......... cm Chiều cao líp: ......... cm Khoảng cách líp (chiều rộng mương): .......... cm Khác
4. Xử lý đất trước khi trồng:  Bón vôi  Phun thuốc Khác Khác
5. Làm cỏ trước khi trồng:  Bằng tay  Bằng máy  Phun thuốc  Không làm cỏ Khác
6. Loại màng phủ đang sử dụng (nếu có) Khác
7. Giống dưa hấu đang trồng Khác
8. Nguồn giống:  Mua  Tự để giống Khác Khác
9. Thời gian xuống giống: Vụ 1: .................. Vụ 2: ................... Vụ 3 Khác
10. Thời gian từ ngày gieo đến ngày thu hoạch: .......... ngày Khác
14. Cây trồng xen canh Khác
15. Dụng cụ canh tác:  Máy bơm  Bình phun thuốc Khác: ........................ 16. Bón phân:Loại phân Lượng phân (kg)Bón lót Bón thúc Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w