MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦUviCHƯƠNG 18CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT81.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất81.1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất81.1.1.1. Khái niệm81.1.1.2. Phân loại chi phí91.1.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm131.1.2.1. Khái niệm131.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm131.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm161.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm181.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm181.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất181.2.1.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm191.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm191.2.2.1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất191.2.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm201.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính231.3.1. Chuẩn mực kế toán chi phối231.3.2. Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo chế độ kế toán hiện hành281.3.2.1. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên281.3.2.2. Kế toán chi sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ371.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán quản trị401.4.1. Lập dự toán chi phí401.4.1.1. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp411.4.1.2. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp411.4.1.3. Dự toán chi phí sản xuất chung421.4.2. Thu thập thông tin thực hiện421.4.3. Thu thập thông tin tương lai451.4.4. Phân tích và cung cấp thông tin471.4.4.1. Phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận471.4.4.2. Cung cấp thông tin48TÓM TẮT CHƯƠNG 151Chương 2:THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN SUNHOSE522.1. Tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn SunHouse522.1.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh532.1.1.1. Đặc điểm quản lý532.1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh562.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán572.1.2.1. Hình thức kế toán572.1.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán582.1.2.3. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty612.2. Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần tập đoàn SunHouse622.2.1. Quy trình sản xuất sản phẩm632.2.2. Đặc điểm chi phí sản xuất và quản lý chi phí sản xuất tại công ty652.2.3. Đặc điểm giá thành và quản lý giá thành tại công ty662.3. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tập đoàn SunHouse dưới góc độ kế toán tài chính672.3.1. Kế toán chi phí sản xuất672.3.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp672.3.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp692.3.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung712.3.2. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang722.3.2.1. Tổng hợp chi phí sản xuất722.3.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ722.3.2.3. Tính giá thành sản phẩm hoàn thành732.4 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tập đoàn SunHouse dưới góc độ kế toán quản trị742.4.1. Xây dựng định mức chi phí752.4.2. Lập dự toán chi phí sản xuất76TÓM TẮT CHƯƠNG 277Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN SUNHOUSE783.1. Kết quả nghiên cứu về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tập đoàn SunHouse783.1.1. Những ưu điểm đã đạt được783.1.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân813.2. Yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tập đoàn SunHouse823.3. Phương hướng phát triển của công ty đến năm 2020833.3.1. Phương hướng phát triển833.3.1.1. Về hoạt động nhập khẩu và kinh doanh hàng hóa833.3.1.2. Về hoạt động tổ chức – nhân sự843.3.1.3. Về hoạt động quản trị tài chính853.3.2. Mục tiêu phát triển853.3.2.1. Mục tiêu về nhân sự863.3.2.2. Mục tiêu về hệ thống phân phối863.4. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần tập đoàn SunHouse873.4.1. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần tập đoàn SunHouse dưới góc độ kế toán tài chính873.4.1.1. Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp873.4.1.2. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung913.4.1.3. Về hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng913.4.1.4. Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm933.4.2 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần tập đoàn Sunhouse dưới góc độ kế toán quản trị943.4.2.1 Thực hiện việc phân loại chi phí và làm báo cáo quản trị943.4.2.2. Xây dựng và đưa vào thực hiện hệ thống kế toán quản trị chi phí sản xuất giá thành sản phẩm963.5. Điều kiện thực hiện các giải pháp963.5.1. Về phía Nhà nước963.5.2 Về phía công ty97TÓM TẮT CHƯƠNG 399 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT1BHTNBảo hiểm thất nghiệp2BHXHBảo hiểm xã hội3BHYTBảo hiểm y tế4CNSXCông nhân sản xuất5CP NVLTTChi phí nguyên vật liệu trực tiếp6CPNCTTChi phí nhân công trực tiếp7CPSXCChi phí sản xuất chung8GVHBGiá vốn hàng bán9KPCĐKinh phí công đoàn10NVLNguyên vật liệu11NVLCNguyên vật liệu chính12NVLPNguyên vật liệu phụ13SPDDSản phẩm dở dang14TKTài khoản15TNHHTrách nhiệm hữu hạn16VLXDVật liệu xây dựng DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂUSTTSố sơ đồ, bảng biểuTên bảng biểu, sơ đồTrang1Sơ đồ 1.1Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp292Sơ đồ 1.2Kế toán chi phí nhân công trực tiếp313Sơ đồ 1.3Kế toán chi phí sản xuất chung344Sơ đồ 1.4Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên365Sơ đồ 1.5Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ396Sơ đồ 2.1Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần tập đoàn Sunhouse557Sơ đồ 2.2Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính588Sơ đồ 2.3Tổ chức bộ máy kế toán ở văn phòng đại diện599Sơ đồ 2.4Quy trình sản xuất sản phẩm6510Biểu 2.1Mẫu phiếu xuất kho10211Biểu 2.2Bảng kê xuất nguyên vật liệu10312Biểu 2.3Sổ cái Tài khoản 62110413Biểu 2.4Bảng chấm công10514Biểu 2.5Bảng thanh toán tiền lương và phụ cấp10615Biểu 2.6Sổ cái Tài khoản 62210716Biểu 2.7Sổ cái Tài khoản 62710817Biểu 2.8Sổ cái Tài khoản 15410918Biểu 2.9Bảng tính giá thành sản phẩm nhôm11019Biểu 3.1Bảng tính giá thành sản phẩm (áp dụng phương pháp tỷ lệ)11020Biểu 3.2Báo cáo quản trị111 LỜI MỞ ĐẦU1.1.Tính cấp thiết của đề tàiKhi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đặc biệt là khi nước ta gia nhập WTO tháng 01 năm 2007. Chính sự đổi mới đó đã có tác động rất lớn tới bộ mặt kinh tế, xã hội của đất nước, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển ổn định và vững chắc, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và có tính quyết định. Cho đến nay, đất nước đang bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để đạt được mục tiêu sánh vai với các cường quốc trên thế giới, cần tập trung phát triển tối đa các ngành kinh tế mũi nhọn là nhiệm vụ hàng đầu và thực sự cấp thiết.Bên cạnh đó, việc hoàn thiện và phát triển các ngành công nghiệp nhẹ cũng đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước bền vững.Nhìn lại chặng đường đổi mới, với nhận định trên có thể thấy định hướng và tầm nhìn của Đảng và Nhà nước về phát triển các ngành công nghiệp trong công cuộc đổi mới đất nước đã có nhiều kết quả tốt đẹp.Cụ thể, việc đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nhẹ là lợi thế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.Việt Nam có rất nhiều các công ty chuyên sản xuất đồ gia dụng phục vụ trực tiếp đời sống của nhân dân.Sản phẩm gia dụng có rất nhiều mẫu mã, chủng loại phong phú phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân Việt Nam cũng như một số quốc gia lân cận.Về mẫu sản phẩm phong phú kết hợp rất nhiều tác dụng cung cấp tới người dân toàn xã hội nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Có được sự đa dạng hóa như vậy xuất phát từ rất nhiều lý do, sau đây là một vài lý do tác giả đã khảo sát, phân tích xin phép được trình bày:Thứ nhất, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu xuyên suốt của bất kỳ một doanh nghiệp nào trong hệ thống các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh;Thứ hai, để đạt được mục tiêu thứ nhất nêu trên nhiệm vụ của doanh nghiệp phải đa dạng hóa sản phẩm nhưng luôn đảm bảo về chất lượng cũng như những tiêu chuẩn kỹ thuật quy định cho từng sản phẩm;Thứ ba, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khiến cho các doanh nghiệp không ngừng đổi mới từ phương thức bán hàng cho đến các chính sách ưu đãi, tri ân tới các khách hàng của doanh nghiệp.Như vậy, những doanh nghiệp sản xuất đồ gia dụng tất yếu luôn đa dạng hóa mẫu mã nhằm cạnh tranh lành mạnh và đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận phục vụ quá trình tái sản xuất mở rộng cũng như phục vụ trực tiếp đời sống của toàn thể cán bộ, nhân viên và người lao động trong doanh nghiệp.Tuy nhiên, với sức cạnh tranh “khốc liệt” như vậy, các doanh nghiệp sẽ phải có giải pháp, chiến lược kinh doanh cũng như “tầm nhìn” đảm bảo vừa cạnh tranh lành mạnh vừa đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận đề ra. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã kết hợp yếu tố chi phí bỏ ra thấp nhất.Có được như vậy thì giá thành sản phẩm của doanh nghiệp vẫn đảm bảo cạnh tranh được với hàng loạt các sản phẩm khác trên thị trường.Xuất phát từ những vấn đề, nhận định và hướng sản xuất kinh doanh nêu trên tác giả xin phép được lựa chọn đề tài “Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tập đoàn Sunhouse” làm luận văn nghiên cứu cho bậc học Cao học của mình.1.2.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tàiHiện nay, có rất nhiều đề tài viết về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, mỗi tác giả lại có cách nhìn nhận khác nhau làm đa dạng hơn những vấn đề cần làm sáng tỏ. Tác giả Vũ Thị Thanh Huyền – Trường Đại học kinh tế quốc dân với luận văn Thạc sĩ (2010) “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Về mặt lý luận, tác giả đã trình bày và phân tích các quan điểm về chi phí và giá thành, phân tích đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành tại các doanh nghiệp sản xuất. Về mặt thực tiễn, tác giả đã khái quát thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại một số công ty khai thác than, phân tích và nêu những vấn đề tồn tại về hạch toán chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm than và đề ra một số giải pháp khắc phục những tồn tại về việc quản lý chi phí, hạch toán phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.Đề tài luận văn thạc sĩ của tác giả Ngô Tuấn Anh (2009) Trường Đại học Thương mại “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cao su tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và chế xuất”. Về lý luận tác giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất như khái niệm, bản chất, mối quan hệ cũng như phân loại chi phí sản xuất và các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất,… Về thực tế qua phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm cao su tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và khu chế xuất, tác giả đã thấy được những ưu điểm, nhược điểm như bộ máy kế toán của các doanh nghiệp được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, phản ánh đầy đủ nội dung hạch toán, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý. Các doanh nghiệp đã xác định được đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng nhóm, từng loại sản phẩm theo quy trình công nghệ sản xuất riêng góp phần đơn giản hóa, giảm bớt khối lượng công việc trong phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất tạo cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm chính xác.Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Dân (2012) “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản tại Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam” đã phân tích được tình hình thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trên cơ sở đó đã rút ra được những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại trong công tác kế toán và kiến nghị phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhưng mới chỉ dưới góc độ kế toán tài chính nhưng chưa đề cập sâu dưới góc độ kế toán quản trị ...Đề tài luận văn thạc sỹ của tác giả Vũ Thị Chung Hậu (2011) Học viện tài chính “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.Về mặt lý luận, tác giả đã trình bày và phân tích các quan điểm về chi phí và giá thành, phân tích đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành tại các doanh nghiệp sản xuất. Về mặt thực tiễn, tác giả đã khái quát thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm chè tại một số công ty trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, phân tích và nêu những vấn đề tồn tại trong cách hạch toán chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm chè. Qua đó luận văn đã đề ra một số giải pháp khắc phục những tồn tại trong việc quản lý chi phí và kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm chè.Bên cạnh những mặt đạt được thì luận văn chỉ tập trung về kế toán tài chính chưa quan tâm đến kế toán quản trị chi phí và tính giá thành trong doanh nghiệp. Do đó chưa chỉ ra được vai trò kế toán quản trị chi phí và giá thành đối với các quyết định quản lý của các doanh nghiệp.1.3. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa các vấn đề về mặt lý luận liên quan đến kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm; Làm rõ thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tập đoàn SunHouse; Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng kế toán chi phí và tính giá thành trong đơn vị. 1.4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần tập đoàn SunHouse dưới góc độ kế toán tài chính và góc độ kế toán quản trị trong những năm gần đây và đề xuất giải pháp và định hướng phát triển cho các năm tiếp theo. Phạm vi: từ năm 2010 đến năm 2013 và định hướng phát triển từ năm 2015 đến 2020. 1.5. Phương pháp nghiên cứuĐể có được thông tin và số liệu trong bài viết, luận văn sử dụng dữ liệu từ 2 nguồn cơ bản: Nguồn dữ liệu thứ cấp và nguồn dữ liệu sơ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp:Các tài liệu về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tham khảo từ giáo trình, báo, tạp chí, mạng internet; Các tài liệu sẵn có của Doanh nghiệp: Tài liệu giới thiệu về Doanh nghiệp, quy chế tài chính, mục tiêu, phương hướng, chính sách phát triển của Công ty; Báo cáo tài chính các năm từ năm 2010 đến năm 2013; Các sổ sách, chứng từ, báo cáo kế toán liên quan đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm... Nguồn dữ liệu sơ cấp: Điều tra thu thập thông tin từ các phòng, ban trong Công ty thông qua quan sát trực tiếp, quan sát gián tiếp, phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan, điều tra thông qua các phiếu điều tra, bảng câu hỏi...Phương pháp nghiên cứu:Luận văn vận dụng cơ sở lý thuyết về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để phân tích thực trạng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần tập đoàn SunHouse. Đồng thời, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để thu thập và xử lý thông tin:Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc quan sát, phỏng vấn sâu các đối tượng cung cấp thu thập thông tin như các nhân sự thuộc Phòng Kế toán, các phòng ban khác như Bộ phận sản xuất, Bộ phận thu mua, Bộ phận kiểm tra chất lượng ... nhằm giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn tổng quan về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm;Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc phân tích đánh giá các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Từ đó, tác giả lượng hóa các khái niệm, đo lường mối quan hệ giữa các yếu tố thông qua việc áp dụng các công cụ phân tích, thống kê.Phương pháp xử lý dữ liệu:Các dữ liệu thu thập được sẽ được kiểm tra, sàng lọc, sau đó sử dụng công cụ word, excel để tiến hành thống kê, phân tích. Bên cạnh đó, tiến hành xử lý số liệu bằng cách sử dụng sơ đồ, bảng biểu ... để phân tích, tổng hợp và đánh giá.1.6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tàiVề mặt lý luận: Luận văn hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết liên quan đến kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị.Về mặt thực tế: Luận văn tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tập đoàn SunHouse. Trên cơ sở thực tế đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.1.7. Kết cấu của luận vănKết cấu của luận văn ngoài phần Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương sau:Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuấtChương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tập đoàn SunHouseChương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tập đoàn SunHouse
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hướngdẫn từ PGS, TS.Phạm Đức Hiếu Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong
đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trìnhnghiên cứu nào trước đây Nếu có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toànchịu trách nhiệm trước hội đồng cũng như kết quả Luận văn của mình
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu và nghiêm túc làm việc, với sự giúp đỡcủa các thầy cô khoa Sau đại học tại Trường Đại học Thương mại và các anhchị tại phòng kế toán công ty cổ phần tập đoàn Sun house đến nay tôi đã hoànthành luận văn của mình
Có được kết quả này là nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô khoa sau đạihọc trường Đại học Thương mại Vì vậy, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơnchân thành đến các nhà khoa học, các nhà giáo, tới cán bộ nhân viên khoa sauĐại học Trường Đại học Thương Mại, đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình họctập, nghiên cứu, để tôi có được nền tảng kiến thức vững chắc phục vụ quátrình nghiên cứu và hoàn thành đề tài Luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn sựgiúp đỡ tận tình, chu đáo và khoa học củaPGS, TS Phạm Đức Hiếu – giảng viên khoa sau đại học trường Đại họcThương mại đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Giám đốc, Kế toántrưởng, các nhân viên kế toán tại Công ty Cổ phần tập đoàn Sunhouse đã
hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập, cung cấpthông tin của đơn vị làm cơ sở cho việc phân tích, tổng hợp và hoàn thànhLuận văn Thạc sĩ này
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng Năm 2014
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU vi
CHƯƠNG 1 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 8
1.1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 8
1.1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 8
1.1.1.1 Khái niệm 8
1.1.1.2 Phân loại chi phí 9
1.1.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 13
1.1.2.1 Khái niệm 13
1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm 13
1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 16
1.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm 18
1.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 18
1.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 18
1.2.1.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 19
1.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 19
1.2.2.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 19
1.2.2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 20
1.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính 23
1.3.1 Chuẩn mực kế toán chi phối 23
1.3.2 Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo chế độ kế toán hiện hành 28
1.3.2.1 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 28
1.3.2.2 Kế toán chi sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 37
Trang 41.4 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán
quản trị 40
1.4.1 Lập dự toán chi phí 40
1.4.1.1 Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 41
1.4.1.2 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp 41
1.4.1.3 Dự toán chi phí sản xuất chung 42
1.4.2 Thu thập thông tin thực hiện 42
1.4.3 Thu thập thông tin tương lai 45
1.4.4 Phân tích và cung cấp thông tin 47
1.4.4.1 Phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận 47
1.4.4.2 Cung cấp thông tin 48
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 51
Chương 2:THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN SUNHOSE 52
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn SunHouse 52
2.1.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 53
2.1.1.1 Đặc điểm quản lý 53
2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 56
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 57
2.1.2.1 Hình thức kế toán 57
2.1.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán 58
2.1.2.3 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty 61
2.2 Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần tập đoàn SunHouse 62
2.2.1 Quy trình sản xuất sản phẩm 63
2.2.2 Đặc điểm chi phí sản xuất và quản lý chi phí sản xuất tại công ty 65
2.2.3 Đặc điểm giá thành và quản lý giá thành tại công ty 66
2.3 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tập đoàn SunHouse dưới góc độ kế toán tài chính 67
2.3.1 Kế toán chi phí sản xuất 67
Trang 52.3.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 67
2.3.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 69
2.3.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 71
2.3.2 Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang 72
2.3.2.1 Tổng hợp chi phí sản xuất 72
2.3.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 72
2.3.2.3 Tính giá thành sản phẩm hoàn thành 73
2.4 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tập đoàn SunHouse dưới góc độ kế toán quản trị 74
2.4.1 Xây dựng định mức chi phí 75
2.4.2 Lập dự toán chi phí sản xuất 76
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 77
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN SUNHOUSE 78
3.1 Kết quả nghiên cứu về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tập đoàn SunHouse 78
3.1.1 Những ưu điểm đã đạt được 78
3.1.2 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 81
3.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tập đoàn SunHouse 82
3.3 Phương hướng phát triển của công ty đến năm 2020 83
3.3.1 Phương hướng phát triển 83
3.3.1.1 Về hoạt động nhập khẩu và kinh doanh hàng hóa 83
3.3.1.2 Về hoạt động tổ chức – nhân sự 84
3.3.1.3 Về hoạt động quản trị tài chính 85
3.3.2 Mục tiêu phát triển 85
3.3.2.1 Mục tiêu về nhân sự 86
3.3.2.2 Mục tiêu về hệ thống phân phối 86
Trang 63.4 Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại
công ty cổ phần tập đoàn SunHouse 87
3.4.1 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần tập đoàn SunHouse dưới góc độ kế toán tài chính 87
3.4.1.1 Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 87
3.4.1.2 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung 91
3.4.1.3 Về hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng 91
3.4.1.4 Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 93 3.4.2 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần tập đoàn Sunhouse dưới góc độ kế toán quản trị 94
3.4.2.1 Thực hiện việc phân loại chi phí và làm báo cáo quản trị 94
3.4.2.2 Xây dựng và đưa vào thực hiện hệ thống kế toán quản trị chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm 96
3.5 Điều kiện thực hiện các giải pháp 96
3.5.1 Về phía Nhà nước 96
3.5.2 Về phía công ty 97
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 99
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
2 BHXH Bảo hiểm xã hội
4 CNSX Công nhân sản xuất
5 CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
6 CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
7 CPSXC Chi phí sản xuất chung
Trang 8DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU STT Số sơ đồ,
1 Sơ đồ 1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 29
2 Sơ đồ 1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 31
3 Sơ đồ 1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 34
4 Sơ đồ 1.4 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê
5 Sơ đồ 1.5 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm
8 Sơ đồ 2.3 Tổ chức bộ máy kế toán ở văn phòng đại diện 59
14 Biểu 2.5 Bảng thanh toán tiền lương và phụ cấp 106
18 Biểu 2.9 Bảng tính giá thành sản phẩm nhôm 110
19 Biểu 3.1 Bảng tính giá thành sản phẩm (áp dụng phương
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế từ tập trungquan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đặcbiệt là khi nước ta gia nhập WTO tháng 01 năm 2007 Chính sự đổi mới đó đã
có tác động rất lớn tới bộ mặt kinh tế, xã hội của đất nước, nền kinh tế nước tangày càng phát triển ổn định và vững chắc, chúng ta đã đạt được nhiều thànhtựu to lớn và có tính quyết định Cho đến nay, đất nước đang bước vào mộtthời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa Vì vậy, để đạt được mục tiêu sánh vai với các cường quốctrên thế giới, cần tập trung phát triển tối đa các ngành kinh tế mũi nhọn lànhiệm vụ hàng đầu và thực sự cấp thiết.Bên cạnh đó, việc hoàn thiện và pháttriển các ngành công nghiệp nhẹ cũng đóng góp một phần không nhỏ vàocông cuộc xây dựng đất nước bền vững
Nhìn lại chặng đường đổi mới, với nhận định trên có thể thấy địnhhướng và tầm nhìn của Đảng và Nhà nước về phát triển các ngành côngnghiệp trong công cuộc đổi mới đất nước đã có nhiều kết quả tốt đẹp.Cụ thể,việc đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nhẹ là lợi thế của Việt Namtrong giai đoạn hiện nay.Việt Nam có rất nhiều các công ty chuyên sản xuất
đồ gia dụng phục vụ trực tiếp đời sống của nhân dân.Sản phẩm gia dụng córất nhiều mẫu mã, chủng loại phong phú phù hợp với thị hiếu tiêu dùng củangười dân Việt Nam cũng như một số quốc gia lân cận.Về mẫu sản phẩmphong phú kết hợp rất nhiều tác dụng cung cấp tới người dân toàn xã hộinhằm thỏa mãn mọi nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày Có được sự
đa dạng hóa như vậy xuất phát từ rất nhiều lý do, sau đây là một vài lý do tácgiả đã khảo sát, phân tích xin phép được trình bày:
Trang 10Thứ nhất, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu xuyên suốt của bất kỳ
một doanh nghiệp nào trong hệ thống các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh;
Thứ hai, để đạt được mục tiêu thứ nhất nêu trên nhiệm vụ của doanh
nghiệp phải đa dạng hóa sản phẩm nhưng luôn đảm bảo về chất lượng cũngnhư những tiêu chuẩn kỹ thuật quy định cho từng sản phẩm;
Thứ ba, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khiến cho các doanh
nghiệp không ngừng đổi mới từ phương thức bán hàng cho đến các chínhsách ưu đãi, tri ân tới các khách hàng của doanh nghiệp
Như vậy, những doanh nghiệp sản xuất đồ gia dụng tất yếu luôn đa dạnghóa mẫu mã nhằm cạnh tranh lành mạnh và đạt được mục tiêu tối đa hóa lợinhuận phục vụ quá trình tái sản xuất mở rộng cũng như phục vụ trực tiếp đờisống của toàn thể cán bộ, nhân viên và người lao động trong doanh nghiệp
Tuy nhiên, với sức cạnh tranh “khốc liệt” như vậy, các doanh nghiệp sẽphải có giải pháp, chiến lược kinh doanh cũng như “tầm nhìn” đảm bảo vừacạnh tranh lành mạnh vừa đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận đề ra Đểđạt được điều đó, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sảnphẩm, đa dạng hóa mẫu mã kết hợp yếu tố chi phí bỏ ra thấp nhất.Có đượcnhư vậy thì giá thành sản phẩm của doanh nghiệp vẫn đảm bảo cạnh tranhđược với hàng loạt các sản phẩm khác trên thị trường
Xuất phát từ những vấn đề, nhận định và hướng sản xuất kinh doanh
nêu trên tác giả xin phép được lựa chọn đề tài “Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tập đoàn Sunhouse” làm luận văn
nghiên cứu cho bậc học Cao học của mình
1.2.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Hiện nay, có rất nhiều đề tài viết về chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm dưới nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, mỗi tác giả lại có cáchnhìn nhận khác nhau làm đa dạng hơn những vấn đề cần làm sáng tỏ
Trang 11Tác giả Vũ Thị Thanh Huyền – Trường Đại học kinh tế quốc dân với
luận văn Thạc sĩ (2010) “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” Về mặt lý luận, tác giả đã trình bày và phân tích các quan điểm
về chi phí và giá thành, phân tích đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giáthành tại các doanh nghiệp sản xuất Về mặt thực tiễn, tác giả đã khái quátthực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại một số công ty khaithác than, phân tích và nêu những vấn đề tồn tại về hạch toán chi phí vàphương pháp tính giá thành sản phẩm than và đề ra một số giải pháp khắcphục những tồn tại về việc quản lý chi phí, hạch toán phần hành kế toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm
Đề tài luận văn thạc sĩ của tác giả Ngô Tuấn Anh (2009) - Trường Đại
học Thương mại “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cao su tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và chế xuất” Về lý luận tác
giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất như khái niệm, bảnchất, mối quan hệ cũng như phân loại chi phí sản xuất và các phương pháp tậphợp chi phí sản xuất,… Về thực tế qua phân tích chi phí và tính giá thành sảnphẩm cao su tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và khu chế xuất,tác giả đã thấy được những ưu điểm, nhược điểm như bộ máy kế toán của cácdoanh nghiệp được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với đặc điểm sảnxuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, phản ánh đầy đủ nội dung hạch toán,đáp ứng yêu cầu công tác quản lý Các doanh nghiệp đã xác định được đốitượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng nhóm, từng loại sản phẩm theoquy trình công nghệ sản xuất riêng góp phần đơn giản hóa, giảm bớt khốilượng công việc trong phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất tạo cơ sởcho việc tính giá thành sản phẩm chính xác
Trang 12Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Dân (2012) “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản tại Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam” đã phân tích được tình hình thực trạng công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm Trên cơ sở đó đã rút ra được những ưu điểm
và những vấn đề còn tồn tại trong công tác kế toán và kiến nghị phươnghướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmnhưng mới chỉ dưới góc độ kế toán tài chính nhưng chưa đề cập sâu dưới góc
độ kế toán quản trị
Đề tài luận văn thạc sỹ của tác giả Vũ Thị Chung Hậu (2011) - Học
viện tài chính “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.Về mặt lý luận, tác
giả đã trình bày và phân tích các quan điểm về chi phí và giá thành, phân tíchđối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành tại các doanh nghiệp sảnxuất Về mặt thực tiễn, tác giả đã khái quát thực trạng kế toán chi phí và tínhgiá thành sản phẩm chè tại một số công ty trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,phân tích và nêu những vấn đề tồn tại trong cách hạch toán chi phí và phươngpháp tính giá thành sản phẩm chè Qua đó luận văn đã đề ra một số giải phápkhắc phục những tồn tại trong việc quản lý chi phí và kế toán chi phí sản xuất,giá thành sản phẩm chè.Bên cạnh những mặt đạt được thì luận văn chỉ tậptrung về kế toán tài chính chưa quan tâm đến kế toán quản trị chi phí và tínhgiá thành trong doanh nghiệp Do đó chưa chỉ ra được vai trò kế toán quản trịchi phí và giá thành đối với các quyết định quản lý của các doanh nghiệp
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề về mặt lý luận liên quan đến kế toán tập hợpchi phí và tính giá thành sản phẩm;
- Làm rõ thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩmtại công ty cổ phần tập đoàn SunHouse;
Trang 13- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng kế toán chi phí vàtính giá thành trong đơn vị
1.4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần tập đoàn SunHouse dưới góc độ
kế toán tài chính và góc độ kế toán quản trị trong những năm gần đây và đềxuất giải pháp và định hướng phát triển cho các năm tiếp theo
- Phạm vi: từ năm 2010 đến năm 2013 và định hướng phát triển từ năm
2015 đến 2020
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để có được thông tin và số liệu trong bài viết, luận văn sử dụng dữ liệu
từ 2 nguồn cơ bản: Nguồn dữ liệu thứ cấp và nguồn dữ liệu sơ cấp:
- Nguồn dữ liệu thứ cấp:Các tài liệu về kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tham khảo từ giáo trình, báo, tạp chí, mạng internet; Cáctài liệu sẵn có của Doanh nghiệp: Tài liệu giới thiệu về Doanh nghiệp, quychế tài chính, mục tiêu, phương hướng, chính sách phát triển của Công ty;Báo cáo tài chính các năm từ năm 2010 đến năm 2013; Các sổ sách, chứng
từ, báo cáo kế toán liên quan đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm
- Nguồn dữ liệu sơ cấp: Điều tra thu thập thông tin từ các phòng, ban trong
Công ty thông qua quan sát trực tiếp, quan sát gián tiếp, phỏng vấn trực tiếpnhững người có liên quan, điều tra thông qua các phiếu điều tra, bảng câu hỏi
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn vận dụng cơ sở lý thuyết về kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm để phân tích thực trạng của kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần tập đoàn SunHouse Đồng thời,luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để thuthập và xử lý thông tin:
Trang 14Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc
quan sát, phỏng vấn sâu các đối tượng cung cấp thu thập thông tin như cácnhân sự thuộc Phòng Kế toán, các phòng ban khác như Bộ phận sản xuất, Bộphận thu mua, Bộ phận kiểm tra chất lượng nhằm giúp cho người nghiêncứu có cái nhìn tổng quan về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm;
Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc
phân tích đánh giá các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sảnxuất Từ đó, tác giả lượng hóa các khái niệm, đo lường mối quan hệ giữa cácyếu tố thông qua việc áp dụng các công cụ phân tích, thống kê
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Về mặt lý luận: Luận văn hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết liên quanđến kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sảnxuất dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị
Về mặt thực tế: Luận văn tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề về
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tậpđoàn SunHouse Trên cơ sở thực tế đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghịnhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm
1.7 Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn ngoài phần Phụ lục và Danh mục tài liệu thamkhảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương sau:
Trang 15Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty cổ phần tập đoàn SunHouse
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản
phẩm tại công ty cổ phần tập đoàn SunHouse
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1.Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
1.1.1.Chi phí sản xuất và phân loạichi phí sản xuất
1.1.1.1 Khái niệm
Chi phí sản xuất được hiểu là toàn bộ các khoản chi mà doanh nghiệp
đã bỏ ra trong quá trình sản xuất.Cho đến nay có rất nhiều quan điểm khácnhau về chi phí sản xuất
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam - VAS 01 “Chuẩn mực chung” thì:
“Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanhthông thường của doanh nghiệp, như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chiphí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay và những chi phí liên quan đếnhoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền,…Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền,hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị”
Dưới góc độ của kế toán tài chính, chi phí sản xuất kinh doanh là biểuhiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa
mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanhtrong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm)
Dưới góc độ kế toán quản trị, chi phí có thể là những phí tổn thực tếphát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tổng hợp theotừng bộ phận, từng trung tâm chi phí cũng như xác định giá trị hàng hóa tồnkho trong từng khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ Những chi phí này cóthể là những phí tổn được ước tính, dự kiến trước hoặc những phí tổn mất đi
do chọn phương án này thay cho phương án khác,…do đó không chú trọng
Trang 17đến các chứng từ đảm bảo tính pháp lý như trong kế toán tài chính.
Nhưng nhìn chung chi phí sản xuất gồm có chi phí về lao động sốngnhư chi phí về tiền lương, tiền công, các khoản trích theo lương… và chi phí
về lao động vật hóa như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ…
Tuy nhiên cần chú ý phân biệt giữa chi phí và chi tiêu.Chi tiêu là cơ sởphát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí.Tổng số chi phítrong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị tài sản hao phí hoặc tiêudùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh tính vào kỳ này Chi phí và chitiêu không những khác nhau về lượng mà còn khác nhau về thời gian, cónhững khoản chi tiêu kỳ này nhưng chưa được tính vào chi phí (chi muanguyên, vật liệu về nhập kho nhưng chưa sử dụng) và có những khoản tínhvào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu (chi phí trích trước) Sở dĩ có
sự khác biệt giữa chi tiêu và chi phí trong các doanh nghiệp là do đặc điểm,tính chất vận động và phương thức chuyển dịch giá trị của từng loại tài sảnvào quá trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật hạch toán chúng
Từ những luận điểm trên có thể kết luận rằng: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa, và các chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ trong một kỳ nhất định.
1.1.1.2 Phân loại chi phí
Quá trình sản xuất hàng hóa là quá trình kết hợp của ba yếu tố: tư liệulao động, đối tượng lao động và sức lao động Đồng thời, quá trình sản xuấthàng hóa cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên.Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hóa, người sản xuất phải bỏ chi phí vềthù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động Vì thế, sự hìnhthành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếukhách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất.Để thuận
Trang 18lợi cho công tác quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại chiphí sản xuất.
a) Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm:
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm:
- CPNVLTT: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên, vật liệu chính, phụ,
nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thựchiện lao vụ, dịch vụ;
- CPNCTT: Gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích cho các
quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tuân theo tỷ lệ vớitiền lương phát sinh;
- CPSXC: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản
xuất (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp);
b) Theo nội dung kinh tế bao gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm các khoản tiền lương, các khoản
phụ cấp, các khoản trích theo lương, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lýphân xưởng, đội, bộ phận sản xuất
- Chi phí vật liệu: Gồm những chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng, như
vật liệu dùng để sửa chữa,bảo dưỡng tài sản cố định (TSCĐ), vật liệu văn phòngphân xưởng và những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng
- Chi phí dụng cụ sản xuất: Gồm những chi phí về công cụ, dụng cụ
xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng như khuôn mẫu, dụng cụ gálắp, dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động…
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử
dụng trong phân xưởng như máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải,truyền dẫn, nhà xưởng…
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục
vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí sửa chữa
Trang 19TSCĐ thuê ngoài, chi phí điện nước, điện thoại, các khoản chi mua và sửdụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ,nhãn hiệu thương mại…không đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ.
- Chi phí bằng tiền khác: Gồm các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí
đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng
c) Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm, lao vụ sản xuất trong kỳ:
Theo cách phân loại này toàn bộ CPSX chia làm 2 loại:
- Chi phí biến đổi (biến phí): Là những chi phí có sự thay đổi về lượng
tương quan tỉ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong
kỳ như: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…
- Chi phí cố định (định phí): Là những chi phí không thay đổi về tổng số
khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định nhưchi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân, chi phí điện thắp sáng…
Cách phân loại này có tác dụng lớn trong công tác quản trị kinh doanh,phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để
hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh
d) Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí:
Theo cách phân loại này CPSX chia làm 2 loại:
- Chi phí trực tiếp:Là những khoản chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp
đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định Kế toán có thể căn
cứ vào số liệu của chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịuchi phí
- Chi phí gián tiếp: Là những khoản chi phí có liên quan đến nhiều loại
sản phẩm, dịch vụ Kế toán phải tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ chocác đối tượng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp
Trang 20Phân loại chi phí sản xuất theo cách này có tác dụng đối với việc xácđịnh phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng chịuchi phí một cách đúng đắn, hợp lý.
e) Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành chi phí:
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất chia làm 2 loại:
- Chi phí đơn nhất: Là chi phí do một yếu tố chi phí duy nhất cấu thành
như chi phí nguyên vật liệu chính (NVLC) dùng trong sản xuất, tiền lươngcông nhân sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí tổng hợp: Là những chi phí bao gồm nhiều yếu tố khác nhau
nhưng có cùng một công dụng như chi phí sản xuất chung
Cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc nhận thức từng loại chiphí trong việc hình thành sản phẩm, để tổ chức công tác kế toán tập hợpCPSX thích hợp với từng loại
f) Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp:
Theo cách phân loại này, chi phí được chia ra thành 2 loại:
- Chi phí trực tiếp: Là các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến các
đối tượng chịu chi phí, có thể quy nạp trực tiếp đến các đối tượng chịu chi phínhư chi phí NVLTT, chi phí NCTT…… loại chi phí này thường chiếm 1 tỷ lệlớn trong tổng chi phí và chúng được nhận diện dễ dàng trong việc phân loạichi phí
- Chi phí gián tiếp:Là những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối
tượng như chi phí NVL phụ, chi phí nhân công phụ… Với loại chi phí nàythường khó nhận diện nên việc hạch toán không rõ ràng do vậy mà cần cómột tiêu thức phân bổ chi phí chung hợp lý vào cuối kỳ kinh doanh
1.1.2.Giá thành sản phẩm và phân loạigiá thành sản phẩm
1.1.2.1 Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao
Trang 21phí về lao động sống vào lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng, côngtác, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.
Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: haophí sản xuất và kết quả sản xuất Tất cả những khoản chi phí (phát sinh trong
kỳ và kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan tới khốilượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giáthành sản phẩm Như vậy, giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuấthàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và laođộng vật hóa đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Những chiphí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tưliệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất và các khoản chi tiêu khác có liên quantới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống Mọi cách tính toán chủ quan,không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn tới việcphá vỡ các quan hệ hàng hóa - tiền tệ, không thể xác định được hiệu quả kinhdoanh và không thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng
Giá thành có 2 chức năng chủ yếu là: Làm thước đo bù đắp chi phí vàchức năng lập giá Số tiền thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm sẽ bù đắp phầnchi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm đó Tuy nhiên sự bùđắp các yếu tố chi phí đầu vào mới chỉ là đáp ứng yêu cầu của tái sản xuấtgiản đơn trong khi đó mục đích chính của cơ chế thị trường là tái sản xuất mởrộng, tức là giá tiêu thụ hàng hóa sau khi bù đắp chi phí đầu vào vẫn phải đảmbảo có lãi
1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
a)Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành:
+ Giá thành kế hoạch: Được xác định trước khi bước vào kinh doanh
trên cơ sởgiá thành thực tế kỳ trước và các định mức, dự toán chi phí của kỳ
kế hoạch;
Trang 22Nếu giá thành định mức thường được xây dựng trên cơ sở điều kiệnsản xuất bình thường của doanh nghiệp, thì giá thành kế hoạch luôn gắnsát với hiện trạng, năng lực sản xuất của kỳ kế hoạch Do đó, giá thành kếhoạch chứa đựng khả năng hiện thực hoá.
+ Giá thành định mức: Được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản
phẩm Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở cácđịnh mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giáthành định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hànhtại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là những ngày đầutháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi củacác định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm Giá thànhđịnh mức là thước đo và căn cứ để đánh giá, phân tích tình hình thực hiện cácđịnh mức tiêu hao nguồn lực sản xuất Từ đó, doanh nghiệp có thể phát hiệnkịp thời các hoạt động vượt định mức tiêu hao theo quy định và những bấthợp lý trong việc sử dụng các nguồn lực sản xuất để có sự điều chỉnh phù hợptheo hướng tiết kiệm các nguồn lực, giảm giá thành thực tế của sản phẩm
Giá thành định mức thay đổi theo các định mức kinh tế kỹ thuật tùy vàothời điểm và hiện trạng của điều kiện sản xuất Trên cơ sở so sánh với giáthành thực tế, giá thành định mức là thước đo và căn cứ để đánh giá, phân tíchtình hình thực hiện các định mức tiêu hao nguồn lực sản xuất Từ đó, doanhnghiệp có thể phát hiện kịp thời các hoạt động có sự vượt định mức tiêu haoquy định và những bất hợp lý trong việc sửdụng các nguồn lực sản xuất để có
sự điều chỉnh phù hợp theo hướng tiết kiệm các nguồn lực, giảm giá thànhthực tế của sản phẩm
+ Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá
trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sảnxuất sản phẩm Chỉ tiêu giá thành này được dùng để xác định giá trị sản phẩm
Trang 23nhập kho, giá vốn hàng bán; xác định giá bán và chỉ tiêu kinh tế tổng hợpkhác trong báo cáo tài chính trong kỳ của doanh nghiệp
b) Xét theo phạm vi phát sinh chi phí:
+ Giá thành sản xuất: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát
sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng,
bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp và chi phí sản xuất chung Giá thành sản xuất sản phẩm dùng để hạchtoán thành phẩm, giá vốn hàng bán và tính toán mức lãi gộp trong kỳ
+ Giá thành tiêu thụ: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí
phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, chiphí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) Do vậy, giá thành tiêu thụ còngọi là giá thành đầy đủ hay giá thành toàn bộ và được tính theo công thức:
+
Chi phí quản lý doanh nghiệp
+
Chi phí tiêu thụ sản phẩm [Nguồn: 11, tr.90]
Chỉ tiêu giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ chỉ xác định khi sảnphẩm đã tiêu thụ và được sử dụng để xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ củadoanh nghiệp
c)Theo quan điểm kế toán quản trị
Theo phương diện này, giá thành sản phẩm được phân chia thànhcác loại:
- Giá thành sản xuất theo biến phí: Là giá thành chỉ bao gồm các
biến phí sản xuất
Z bp = bp x Q
Trong đó:
Trang 24bp: Biến phí một đơn vị sản phẩm
Q: Sản lượng sản phẩm tiêu thụ
Phương pháp xác định giá thành sản xuất theo biến phí chỉ tính phầnbiến phí sản xuất, còn các định phí sản xuất được tính ngay vào chi phíthời kỳ và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ mà chúng phát sinh
- Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý chi phí cố định: Là giá thành
sản xuất theo biến phí có phân bổ hợp lý chi phí cố định trên cơ sở mứchoạt động thực tế so với mức hoạt động chuẩn
Mức hoạt động chuẩn có thể là theo công suất thiết kế hoặc theođịnh mứđược tính theo số giờ hoạt động của máy móc thiết bị hoặc sốlượng sản phẩm…
Z hl = bp x Q + Đ x (n/N)
Trong đó:
N: Mức hoạt động chuẩn
n: Mức hoạt động thực tế
1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quátrình sản xuất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có những điểm giống nhaunhưng cũng có những điểm khác nhau
a) Giống nhau:
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giống nhau về chất, lànhững biểu hiện bằng tiền về lao động sống và lao động vật hóa mà doanhnghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh
b) Khác nhau:
- Về mặt lượng: Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng mộtthời kỳ nhất định, không phân biệt là loại sản phẩm nào, đã hoàn thành haychưa Còn khi nói đến giá thành là xác định một lượng chi phí nhất định, tính
Trang 25cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định.Như vậy, chi phí sản xuất là
cơ sở để tính giá thành sản phẩm
- Về tính chất: Giá thành sản phẩm có tính chu kỳ để so sánh chi phívới khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành Tại thời điểm tính giáthành có thể có một khối lượng chưa hoàn thành chứa đựng một lượng chi phí
đó là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Và đầu kỳ có thể có một khối lượngsản phẩm chưa hoàn thành ở kỳ trước chuyển sang để tiếp tục sản xuất, chứađựng một lượng chi phí, đó là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Như vậy, giáthành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyểnsang và một phần chi phí phát sinh trong kỳ
- Chi phí sản xuất luôn gắn với một thời kì nhất định, còn giá thành sảnphẩm lại gắn liền với một loại sản phẩm, công việc hoặc lao vụ nhất định
- Trong giá thành sản phẩm bao gồm chi phí thực tế đã phát sinh (chi
phí trả trước) hoặc một phần chi phí sẽ phát sinh ở các kỳ sau, những chi phí
đã ghi nhận là chi phí của kỳ này (chi phí phải trả)
- Giá thành sản phẩm chứa đựng cả một phần chi phí của kỳ trướcchuyển sang (chi phí về sản phẩm dở dang đầu kỳ)
- Chi phí sản xuất là biểu hiện về mặt hao phí còn giá thành biểu hiệnkết quả của quá trình hao phí sản xuất
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện rõ nétqua sơ đồ sau:
Trong đó:
Trang 26Z: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
Dđk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Dck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ kỳ
C : Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ (đã trừ các khoản thu hồi ghi giảm chi phí)
[Nguồn:11, tr.89]
- Chi phí sản xuất không bao gồm chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ
mà gồm chi phí chi ra cho sản phẩm hoàn thành, sản phẩm hỏng (nếu có) vàsản phẩm dở cuối kỳ
- Giá thành sản phẩm lại bao gồm chi phí dở đầu kỳ và chi phí cho sảnphẩm hoàn thành trong kỳ, không bao gồm chi phí chi ra cho sản phẩm hỏng
và sản phẩm dở cuối kỳ
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ với nhau, chi phísản xuất trong kỳ là căn cứ, là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, công việc đãhoàn thành Việc quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất
1.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm
1.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Là phạm vi mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầukiểm tra, giám sát chi phí sản xuất và yêu cầu tính giá thành sản phẩm
Tùy theo đặc điểm về tổ chức sản xuất và quy trình sản xuất cũng như đặcđiểm về sản xuất sản phẩm mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là:
+ Nơi phát sinh chi phí: Phân xưởng, bộ phận, giai đoạn, công nghệ,sản phẩm, nhóm sản phẩm
+ Đối tượng chịu chi phí: loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng
1.2.1.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra
Trang 27cần được định lượng tổng chi phí và chi phí đã kết tinh trong một đơn vị sảnphẩm Tùy theo đặc điểm sản xuất sản phẩm và quy trình công nghệ mà đốitượng tính giá thành có thể là chi tiết sản phẩm, bán thành phẩm, sản phẩmhoàn thành, đơn đặt hàng
1.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.2.2.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
a)Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp
Theo phương pháp này những chi phí trực tiếp liên quan đến đối tượngnào thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó Kế toán phải tổ chức công tác hạchtoán một cách chi tiết, cụ thể từ khâu lập chứng từ và ghi chép ban đầu, tổchức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, ghi sổ một cách chính xác, kịp thờitheo đúng các đối tượng tập hợp chi phí
b)Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp
Theo phương pháp này, những chi phí phát sinh liên quan đến nhiềuđối tượng tập hợp chi phí sẽ được tập hợp chung theo địa điểm phát sinh hoặctheo nội dung chi phí Cuối kỳ kế toán lựa chọn tiêu thức hợp lý để phân bổchi phí cho từng đối tượng
Doanh nghiệp thực hiện việc phân bổ theo hai bước sau đây:
Bước 1: Xác định hệ số phân bổ chi phí
Hệ số phân bổ chi phí= Chi phí cần phân bổ
Trong doanh nghiệp sản xuất có những chi phí phát sinh liên quan đếnmột đối tượng nhưng cũng có những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng.Vì
Trang 28vậy việc xác định đúng đối tượng cần tập hợp chi phí để tập hợp trực tiếphoặc tập hợp gián tiếp cho từng đối tượng là rất quan trọng.
1.2.2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Khái niệm: Phương pháp tính giá thành sản phẩm là việc sử dụng cáccông cụ và kỹ thuật tính toán nhằm tập hợp chi phí, xác định tổng giá thành
và giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành theo đúng đối tượng
- Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn): áp dụng trong các
doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sảnxuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn (sản xuất điện, nước, khaithác than, quặng…) Theo phương pháp này thì:
- Phương pháp tổng cộng chi phí: áp dụng với các doanh nghiệp mà
quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạncông nghệ (dệt, nhuộm, may mặc,…)
Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + … + Zn
Z1 , Z2 , … , Zn : chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết, các giaiđoạn, bộ phận sản xuất
[Nguồn: 11, tr.94]
- Phương pháp hệ số: được áp dụng trong những doanh nghiệp mà
trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và mộtlượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chiphí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải hạch toánchung cho cả quá trình sản xuất Theo phương pháp này, trước hết, kế toáncăn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, từ đó
Trang 29dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp đểtính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Hệ số quy đổi sản phẩm i (H i )
+
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ [Nguồn: 11, tr.94]
- Phương pháp tỷ lệ: Được áp dụng khi trong cùng một quy trình sản
xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm chính nhưng giữa chúng không có hệ số quyđổi, do vậy phải xác định tỷ lệ gữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kếhoạch để qua đó xác định giá thành cho từng loại sản phẩm
vị thực tế từng loại sản phẩm
x
Tỷ lệ giữa chi phí thực
tế so với chi phí kế hoạch hoặc định mức của tất cả các loại sản
phẩm [Nguồn: 11, tr.95]
- Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ:Phương pháp này được
áp dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất bên cạnh sản phẩm chính thu
Trang 30được còn có thể thu được những sản phẩm phụ không phải là đối tượng tínhgiá thành (các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia,…) Để tính giá trịsản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phísản xuất sản phẩm Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiềuphương pháp như: giá có thể sử dụng, giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyênliệu ban đầu…
+
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-Giá trị sản phẩm phụ thu hồi
-Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ
- Phương pháp liên hợp: áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức
sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏiviệc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau (doanh nghiệpsản xuất hóa chất, đóng giầy, may mặc…) Trên thực tế, kế toán có thể kếthợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ,
hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ …
- Phương pháp định mức: Phương pháp này được áp dụng tại các doanh
nghiệp có quy trình công nghệ ổn định và đã xây dựng được hệ thống cácđịnh mức kinh tế - kỹ thuật tiên tiến và hợp lý
Giá thành
thực tế =
Giá thành định mức +
Chênh lệch do thay đổi định mức +
Chênh lệch do thoát ly định mức
Trang 311.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính
1.3.1 Chuẩn mực kế toán chi phối
Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong cácdoanh nghiệp phải tuân theo các quy định của chuẩn mực kế toán, bao gồm:
(1) Theo chuẩn mực 01 “Chuẩn mực chung” thì việc ghi nhận chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm phải tuân theo 7 nguyên tắc sau:
Cơ sở dồn tích: Mọi chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm
phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế chi tiền Vậy trong kế toán tậphợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì những chi phí phát sinh tạithời điểm nào kế toán sẽ ghi nhận ngay tại thời điểm đó
Giá gốc: Mọi tài sản, vật tư… doanh nghiệp mua phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh thì khi ghi nhận chi phí kế toán phản ánh theo sốtiền mà đơn vị thực tế bỏ ra để có được tài sản, vật tư… đó ở trạng tháisẵn sàng sử dụng
Thận trọng: Trong kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm nguyên
tắc thận trọng được thể hiện ở chỗ khác với các khoản thu nhập chỉ ghi nhậnkhi đã có bằng chứng tương đối chắc chắn thì các khoản chi phí phải ghi nhậnngay khi có dấu hiệu phát sinh ngay cả khi chưa có bằng chứng chắc chắn
Nhất quán:Việc áp dụng thực hiện các khái niệm, nguyên tắc, chuẩn
mực, phương pháp tính toán nào thì phải thống nhất trong suốt các niên độ kếtoán điều này nhằm đảm bảo khả năng có thể so sánh được giữa các kỳ kếtoán và các chỉ tiêu với các kỳ với nhau
Phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau.
Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tươngứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh
Trang 32thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chiphí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
Trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu
thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kểbáo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụngbáo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụngbáo cáo tài chính Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thôngtin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể.Tính trọng yếu củathông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính
Hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định
là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanhbình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũngnhư không buộc phải ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể quy mô hoạt độngcủa mình Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tàichính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báocáo tài chính
(2) Theo quy định của VAS 02 được ban hành theo quyết định số149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001: Chi phí chế biến hàng tồnkho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất như:chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định, chi phí sản xuấtchung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệuthành thành phẩm Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuấtgián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất như: chiphí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng… và chi phíquản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất Chi phí sản xuất chung biếnđổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gầnnhư trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí nguyên liệu, vật
Trang 33liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp Chi phí sản xuất chung cố địnhphân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên công suấtbình thường của máy móc sản xuất Công suất bình thường là số lượng sảnphẩm đặt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường.Trường hợp mức sản phẩm thực tế ra cao hơn công suất bình thường thì chiphí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chiphí thực tế phát sinh Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơncông suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổvào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bìnhthường Khoản chi phí sản xuất chung không được phân bổ được ghi nhận làchi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Chi phí sản xuất chung biến đổi đượcphân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tếphát sinh Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trongcùng một khoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm khôngđược phản ánh một cách tách biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ cho cácloại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán.Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trịthuần có thể thực hiện được và giá trị này được trừ (-) khỏi chi phí chế biến tập hợpchung cho sản phẩm chính.
Trong chuẩn mực này không chỉ đề cập đến các nguyên tắc hạch toánxác định giá gốc của hàng tồn kho mà còn đưa ra các phương pháp tính giá trịhàng tồn kho áp dụng đối với mọi loại hình doanh nghiệp đó là:
Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp bình quân gia
quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình củatừng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn khođược mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theothời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình
Trang 34của doanh nghiệp Theo đó, trị giá mua của hàng hóa xuất kho trong kỳđược tính theo công thức:
Giá thực tế của từng
loại hàng hóa xuất kho =
Số lượng từng loại hàng hóa xuất kho x
Đơn giá bình quân
Trong đó, đơn giá bình quân có thể tính theo một trong hai cách sau:Cách 1:
Trị giá thực tế của hàng nhập trong kỳ
Số lượng thực tế từng loại hàng tồn đầu kỳ +
Số lượng thực tế từng loại hàng nhập trong kỳ
Cách tính này tuy đơn giản, dễ tính toán nhưng độ chính xác khôngcao Mặt khác, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đếncông tác quyết toán nói chung
Trị giá thực tế của hàng nhập trong kỳ
Số lượng thực tế từng loại hàng tồn sau mỗi lần xuất +
Số lượng thực tế từng loại hàng nhập trong
kỳ
Cách tính theo đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập lại khắc phục đượcnhược điểm của cả hai phương pháp trên, vừa chính xác, vừa cập nhật thôngtin giá cả hàng tồn kho Tuy nhiên, phương pháp này lại tốn nhiều công sức, tính toánnhiều lần
- Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh: Phương pháp này thường
được áp dụng đối với các loại vật liệu có giá trị cao, các loại vật tư đặc chủng.Giá thực tế vật liệu xuất kho được căn cứ vào đơn giá thực tế của vật liệu nhậpkho theo từng lô, từng lần nhập và số lượng xuất kho theo từng lần
- Phương pháp tính theo giá thực tế nhập trước - xuất trước: Theo
phương pháp này phải xác định được đơn giá nhập kho thực tế của từng lầnnhập Sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho tính giá thực tế xuất kho theo
Trang 35nguyên tắc tính theo giá thực tế nhập trước đối với lượng xuất kho thuộc lầnnhập trước Số còn lại (tổng số xuất kho - số xuất thuộc lần nhập trước) đượctính theo đơn giá thực tế các lần nhập sau Như vậy giá thực tế của vật liệu,công cụ dụng cụ tồn cuối kỳ chính là giá thực tế của vật liệu nhập khothuộc các lần mua vào sau cùng.
- Phương pháp tính theo giá thực tế nhập sau - xuất trước: Ta cũng
phải xác định đơn giá thực tế của từng lần nhập nhưng khi xuất sẽ căn cứ vào
số lượng xuất và đơn giá thực tế nhập kho lần cuối Sau đó mới lần lượt đếncác lần nhập trước để tính giá thực tế xuất kho Như vậy, giá thực tế của vậtliệu, công cụ dụng cụ tồn kho cuối kỳ lại là giá thực tế vật liệu, công cụ dụng
cụ tính theo đơn giá của các lần nhập đầu kỳ
(3) Theo quy định của chuẩn mực 03 “Tài sản cố định hữu hình”, chuẩnmực 04 “Tài sản cố định vô hình” quy định tiêu chuẩn tài sản cố định, thờiđiểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau khi ghi nhận banđầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý tài sản cố định
và một số quy định khác Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân
bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất,kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản tài sản cố định thường là bộphận chủ yếu trong tổng số tài sản và đóng vai trò quan trọng trong việc thểhiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì vậy việc tính toán xác định chiphí khấu hao tài sản cố định luôn là công tác trọng tâm trong kế toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm bởi đây là chi phí chiếm tỷ trọng lớntrong tổng chi phí sản xuất đối với các doanh nghiệp sản xuất
Nội dung của hai chuẩn mực nhằm đưa ra những quy định và hướngdẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với tài sản cố định gồm: tiêuchuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình, thời điểm ghi nhận, xác định giá trịban đầu, chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu và một số quy định khác
Trang 36làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính Bên cạnh việc đưa ra cácquy định, hướng dẫn, nguyên tắc và phương pháp hạch toán đối với tài sản cốđịnh, cả hai chuẩn mực còn đề cập tới phương pháp khấu hao tài sản cố địnhđược áp dụng đối với mọi loại hình doanh nghiệp đó là: Phương pháp khấuhao theo đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, phươngpháp khấu hao theo sản lượng.
1.3.2 Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo chế độ kế toán hiện hành
1.3.2.1 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
a) Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên, vật liệu chính,vật liệu phụ, nhiên liệu,… được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sảnphẩm Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từngđối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó.Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chiphí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương phápphân bổ gián tiếp tuân theo những tiêu thức nhất định
* Kế toán chi tiết
- Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn
mua hàng, biên bản kiểm nghiệm vật tư
- Quy trình luân chuyển chứng từ: Quy trình luân chuyển chứng từ liên
quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể khái quát như sau:
+ Khi xuất vật tư cho phân xưởng sản xuất, thủ kho căn cứ vào “Phiếuxuất kho” được lập để xuất vật tư cho phân xưởng sản xuất Nếu vật tư muangoài dùng ngay cho sản xuất thì chứng từ được sử dụng để hạch toán là “Hóađơn mua hàng” hoặc “Hóa đơn giá trị gia tăng”, “Phiếu chi”, “Giấy báoNợ” ;
+ Từ các chứng từ trên, kế toán vào Sổ chi tiết tài khoản 621 Bảng kê
Trang 37xuất vật tư, Bảng kê nhập - xuất - tồn;
+ Đồng thời, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để phản ánh vào các
sổ tổng hợp như sổ Nhật ký chung, sổ Cái
* Kế toán tổng hợp
- Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản chi phí nguyên, vật liệu
trực tiếp, kế toán sử dụng Tài khoản 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trựctiếp”
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế
tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ
Bên Có- Giá trị vật liệu xuất dùng không hết.
- Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp
Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư
Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí
Quy trình hạch toán chi phí NVL trực tiếp được thể hiện qua Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trong đó:
(1) Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.(2) Mua nguyên vật liệu dùng ngay cho sản xuất sản phẩm, không quakho
Trang 38(3) Công cụ, dụng cụ loại phân bổ nhiều lần.
(4) Phân bổ công cụ dụng cụ
(5) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để xác định giáthành sản phẩm
(6) Vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho
(7) Phế liệu thu hồi
b) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho côngnhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ nhưtiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất như lương(phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ, độc hại, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ,
…), tiền ăn ca, tiền ăn định lượng Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp cònbao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảohiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) dongười sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí sản xuất theo tỷ lệ nhấtđịnh với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm
* Kế toán chi tiết
- Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, Bản thanh toán tiền lương, Phiếu
nghỉ ốm, Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội
- Quy trình luân chuyển chứng từ: Quy trình luân chuyển chứng từ liên
quan đến chi phí nhân công trực tiếp có thể khái quát như sau:
+ Hàng ngày, các bộ phận theo dõi lao động thông qua Bảng chấmcông, Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành ;
+ Căn cứ vào các chứng từ trên và các chứng từ khác như Bảng đơn giátiền lương, Hợp đồng giao khoán, Phiếu nghỉ ốm, kế toán tính ra tiền lươngcủa người lao động và phản ánh vào Bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân
bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội, Bảng tính thuế thu nhập cá nhân và sổchi tiết Tài khoản 622;
Trang 39+ Đồng thời, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để phản ánh vào các
sổ tổng hợp như sổ Nhật ký chung, sổ Cái
* Kế toán tổng hợp
- Tài khoản sử dụng: Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử
dụng Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
Bên Nợ: Tập hợp CPNCTT sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch
vụ
Bên Có: Kết chuyển CPNCTT vào tài khoản tính giá thành.
Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư
Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua Sơ
đồ 1.2
Sơ đồ 1.2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Trong đó:
(1) Lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ
(2) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất
(3) Các khoản tríchtheo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) của côngnhân trực tiếp sản xuất trong kỳ
Trang 40(4) Cuối kỳ kết chuyển, phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho đối tượngchịu chi phí.
(5) Cuối kỳ kết chuyển, phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mứcbình thường
c) Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuấtsản phẩm sau chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trựctiếp Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phậnsản xuất của doanh nghiệp Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kếtoán sử dụng Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”, được mở chi tiết theotừng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ
Khi hạch toán, chi phí sản xuất chung được chi tiết theo định phí (gồmnhững chi phí sản xuất gián tiếp, không thay đổi theo số lượng sản phẩm hoànthành như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị,…) và biếnphí (gồm những chi phí còn lại, thay đổi theo số lượng sản phẩm hoàn thành
* Kế toán chi tiết
- Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, Hóa đơn giá trị gia tăng, Bảng tính và
phân bổ khấu hao
- Quy trình luân chuyển chứng từ: Quy trình luân chuyển chứng từ liên
quan đến chi phí sản xuất chung có thể khái quát như sau:
+ Hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán tập hợp các chứng từ liên quan đếnchi phí sản xuất cho phân xưởng sản xuất như: Hóa đơn giá trị gia tăng, Phiếuxuất kho, Phiếu chi, Bảng tính và phân bổ khấu hao để phản ánh vào các sổ,thẻ chi tiết như Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung, Sổ chi tiết tài khoản 627
+ Đồng thời, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để phản ánh vào các
sổ tổng hợp như sổ Nhật ký chung, sổ Cái
* Kế toán tổng hợp
- Tài khoản sử dụng: Để theo dõi chi phí sản xuất chung, kế toán sử