3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN VÀ KIẾN TRÚC THỜI KỲ PHÁP THUỘC TẠI HÀ NỘI .... Chính vì vậy, luận văn chọn đề tài: “ Đặc điểm và giá trị kiến trúc trường Trun
Trang 1LÊ MẠNH DŨNG
ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHU VĂN AN - HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
HÀ NỘI - 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-o0o -
Trang 2LÊ MẠNH DŨNG
KHÓA: 2016 - 2018
ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHU VĂN AN - HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KIẾN TRÚC
MÃ SỐ: 60.58.01.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.KTS NGUYỄN VŨ PHƯƠNG
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
HÀ NỘI – 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, các thầy cô, cán bộ giảng dạy đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Vũ Phương, Trưởng khoa Kiến trúc Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Mạnh Dũng
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Mạnh Dũng
Trang 5MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình ảnh
Danh mục bảng biểu
MỞ ĐẦU 1
* Lý do chọn đề tài 1
* Mục tiêu nghiên cứu 1
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
* Phương pháp nghiên cứu 2
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 2
* Cấu trúc luận văn 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN VÀ KIẾN TRÚC THỜI KỲ PHÁP THUỘC TẠI HÀ NỘI 3
1.1 Tổng quan về kiến trúc Pháp ở Hà Nội 3
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội 3
1.1.2 Các phong cách kiến trúc nổi bật 10
1.1.3 Một số công trình kiến trúc trường học thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội 22
1.2 Thực trạng trường Chu Văn An Hà Nội 29
1.2.1 Giới thiệu về trường Chu Văn An Hà Nội 29
1.2.2 Thực trạng về quy hoạch, không gian cảnh quan 34
1.2.3 Thực trạng về hạ tầng kỹ thuật 35
1.2.4 Thực trạng về các công trình kiến trúc 36
1.2.5 Thực trạng về quản lý xây dựng và sử dụng 46
1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 47
1.3.1 Các công trình nghiên cứu về kiến trúc Pháp tại Hà Nội 47
1.3.2 Các nội dung đặt ra cần nghiên cứu 48
Trang 6CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN 49
HÀ NỘI 49
2.1 Đặc điểm về quy hoạch và tổ chức không gian – cảnh quan 49
2.1.1 Quy hoạch 49
2.1.2 Tổ chức không gian cảnh quan 51
2.2 Đặc điểm về kiến trúc 53
2.2.1 Mặt bằng, mặt đứng 53
2.2.2 Các chi tiết 79
2.3 Đặc điểm về sử dụng 86
CHƯƠNG III GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC TRƯỜNG CHU VĂN AN HÀ NỘI VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ 87
3.1 Các giá trị kiến trúc của trường Chu Văn An, Hà Nội 87
3.1.1 Giá trị về lịch sử văn hóa 87
3.1.2 Giá trị về tạo lập cảnh quan 88
3.1.3 Giá trị về định hình phong cách kiến trúc 89
3.1.4 Giá trị về chức năng sử dụng 91
3.1.5 Giá trị về kết cấu, vật liệu 92
3.2 Một số đề xuất bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc trường Chu Văn An, Hà Nội 93
3.2.1 Đánh giá những yếu tố tác động và tiềm năng bảo tồn kiến trúc trường Chu Văn An, Hà Nội 93
3.2.2 Phát huy những giá trị đó vào thiết kế kiến trúc mới hiện nay 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96
Kết luận 96
Kiến nghị 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
BTCT Bê tông cốt thép
KTS Kiến trúc sư
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Số hiệu hình Tên hình
(trước đây là Sở chỉ huy quân đội Pháp)
(trước đây là Chi nhánh ngân hàng Đông Dương)
(chụp trước năm 1954 do người Pháp thực hiện)
Aldophe Bussy lập năm 1915
Hình 1.19
Bản vẽ mặt trước của Trường nữ sinh bản xứ, do Charles Lacollonge, Chánh thanh tra – Chánh Sở Nhà cửa dân sự lập năm
1918
Trang 9Số hiệu hình Tên hình
được chụp sau năm 1925 do người Pháp thực hiện
trước năm 1954)
Trang 10Số hiệu hình Tên hình
Trang 11Số hiệu hình Tên hình
Trang 12DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng,
biểu Tên bảng, biểu
Văn An
thuộc trong trường Chu Văn An
Trang 131
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Từ năm 1920, năm mở đầu cho Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, rất nhiều người Pháp mang theo cả gia đình sang Hà Nội làm ăn, sinh sống Nhu cầu học hành cho con em của họ dẫn tới việc xây dựng một loạt trường học dành cho học sinh người Pháp Mở đầu là trường Grand Lycée Albert Saraut (nay
là Trụ sở ban Đối ngoại trung ương Đảng), tiếp đến là các trường Petit Lycée (nay là Trường THPT Trần Phú ) và trường Nữ học Pháp ( nay là Trụ sở Bộ Tư pháp) Vì là các trường dành riêng cho con em người Pháp nên các nhà đầu tư cũng muốn đưa phong cách kiến trúc Địa phương Pháp vào việc xây dựng các ngôi trường này để thoả mãn tâm lý nhớ quê hương của những học sinh mới sang Việt Nam
Bên cạnh các công trình trường học được xây dựng dành riêng cho con em người Pháp thì họ cũng cho xây dựng một số trường dành cho con em người Việt nhằm đào tạo nhân lực phục vụ cho việc quản lý của họ Người Pháp đã cho xây dựng các hệ thống tầng bậc về trường học như cấp tiểu học, trung học,…Và một trong những trường Trung học lớn thời bấy giờ dành cho con em người Việt đó là Trường Trung học Bảo hộ ( Trường Chu Văn An ngày nay)
Hiện nay cũng có khá nhiều nghiên cứu về Kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc như là
về các công trình biệt thự Pháp và một số công trình công cộng Tuy nhiên, các nghiên cứu về công trình trường học thời kỳ Pháp thuộc thì chưa có hoặc chưa chuyên sâu
Chính vì vậy, luận văn chọn đề tài: “ Đặc điểm và giá trị kiến trúc trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội” góp phần giúp mọi người hiểu thêm về
kiến trúc trường học thời kỳ Pháp thuộc cũng như cách thức để sử dụng, bảo tồn và gìn giữ được những công trình mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của thủ
đô Hà Nội
* Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định đặc điểm kiến trúc của trường THPT Chu Văn An Hà Nội
- Đánh giá các giá trị kiến trúc, đề xuất giải pháp phát huy các giá trị, quản lý
và sử dụng hiệu quả các công trình kiến trúc này
Trang 142
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập chung nghiên cứu các đối tượng góp phần tạo nên giá trị về mặt kiến trúc, cảnh quan, văn hóa, lịch sử…của công trình trường học trong phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Trường trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội
* Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm:
- Phương pháp điều tra, khảo sát (bao gồm chụp ảnh, vẽ ghi…)
- Phương pháp sưu tầm, hồi cố
- Phương pháp phân tích tổng hợp
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Phân tích các đặc điểm, đánh giá các giá trị của kiến trúc trường Chu Văn
An Hà Nội, làm cơ sở để góp phần lưu giữ các công trình có giá trị kiến trúc, văn hóa cho thành phố nhằm giải quyết vấn đề về bảo tồn, lưu giữ và quản lý đô thị
- Ý nghĩa thực tiễn:
Đưa ra được giải pháp sử dụng hợp lý và hiệu quả các công trình trong khuôn viên trường Chu Văn An Hà Nội, cũng như góp phần gìn giữ một phần lịch
sử hình thành và phát triển đô thị của thủ đô Hà Nội
Làm cơ sở khoa học và tài liệu tham khảo để hoàn chỉnh thêm về công tác quản
lý xây dựng của Thành phố một cách hiệu quả trong tiến trình phát triển đô thị
* Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần MỞ ĐẦU và KẾT LUẬN, luận văn còn có NỘI DUNG gồm
3 chương:
- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN VÀ KIẾN TRÚC THỜI KỲ PHÁP THUỘC TẠI HÀ NỘI
- CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC TRƯỜNG CHU VĂN AN HÀ NỘI
- CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC TRƯỜNG CHU VĂN AN HÀ NỘI
VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ
Trang 15THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
Trang 16KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Trải qua hơn 100 năm tồn tại, các công trình do người Pháp xây dựng tại Hà Nội phần lớn vẫn đang được sử dụng và là những điểm nhấn kiến trúc tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội Những di sản kiến trúc Pháp mang tính thẩm mỹ cao tạo nên diện mạo đô thị Hà Nội vừa cổ kính vừa hiện đại Các công trình này được nhiều người đặc biệt quan tâm về phương diện kiến trúc và công tác bảo tồn di sản trong nhiều năm qua
Mỗi thời kỳ lịch sử sẽ có những phong cách kiến trúc với những công trình mang nét đặc trưng riêng Nét đặc trưng đó được thể hiện ở cách bố cục, tổ chức không gian, tỉ lệ hình khối, vật liệu tạo nên công trình và các thành phần chi tiết, hoa văn trang trí, màu sắc nội ngoại thất của công trình Chính những yếu tố đó, công trình trở thành tiêu biểu, dấu ấn của thời kỳ đó phản ánh giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội
Kiến trúc trường Chu Văn An phản ánh một phần kho tàng giá trị văn hóa nghệ thuật của kiến trúc Pháp tồn tại ở Việt Nam Cách tổ chức không gian cảnh quan, bố cục tổng thể, hình khối kiến trúc của người Pháp đã làm nên sự khác biệt của trường Chu Văn An so với các ngôi trường khác trong khu vực Hà Nội Việc xắp xếp các khôi nhà tách rời nhau và trải dài từ Đông sang Tây đã giúp cho các công trình hưởng được nhiều sự thuận lợi từ Hồ Tây cũng như tránh được ánh nắng trực tiếp từ mặt trời
Tính hợp lý của hình thức kiến trúc, kết cấu, vật liệu, màu sắc phù hợp với tỉ
lệ, thị giác và cách hoạt động, sử dụng của người Việt Từ cấu trúc nguyên bản là hệ mái có độ dốc lớn ở miền Bắc và miền Trung nước Pháp cho đến kiểu nhà 2 mái dốc truyền thống của nhà dân gian Việt Nam Hệ thống cửa sổ lớn chia làm 2 tầng với 2 lớp kết cấu là trong kính – ngoài chớp để thích ứng với đặc điểm khí hậu ở Việt Nam
Việc đan xen, kết hợp những giá trị của văn hóa chính quốc với kiến trúc
Trang 17truyền thống bản địa vào các công trình Pháp tại Hà Nội nói chung và các công trình của trường Chu Văn An nói riêng đã khẳng định rằng: kiến trúc thuộc địa Pháp ở Việt Nam đã có bản sắc riêng
Kiến nghị
Ngoài các giá trị về lịch sử - văn hóa – nghệ thuật, các công trình kiến trúc trường Chu Văn An còn có các giá trị về kinh tế, xã hội & môi trường Nổi bật đó
là sử dụng năng lượng một cách hiệu quả, đây là mô hình kiến trúc bền vững đã được chứng minh qua thời gian
Việc hiểu biết và nghiên cứu chuyên sâu về những tri thức và bài bản của kiến trúc thời Pháp thuộc sẽ giúp cho các kiến trúc sư khai thác và vận dụng một cách có hiểu biết những kiến thức đó vào các sang tác của họ, tránh được tình trạng xuất hiện tràn lan các công trình kiến trúc pha tạp và triết chung
Cần có những nghiên cứu sâu, rộng hơn nữa về kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc không chỉ về kiến trúc mà cả về quy hoạch, tổ chức không gian cảnh quan Bên cạnh đó nghiên cứu và kế thừa những giá trị kiến trúc đó để phát huy, sáng tạo phục
vụ cho thiết kế xây dựng các công trình nhà ở, trường học hiện nay, đáp ứng điều kiện thân thiện với môi trường, nâng cao tiện nghi cho con người sống, sinh hoạt và học tập trong môi trường đó Đó là cách để xây dựng nền kiến trúc hiện đại đậm đà bản sắc Việt
Các công ty, các trường đào tạo kiến trúc sư nên thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt trao đổi thông tin với kiến trúc thế giới để tìm hiểu kinh nghiệm thành công và các bài học để từ đó đúc rút được kinh nghiệm cho bản thân
Trang 18TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1 Trần Quốc Bảo , Nguyễn Mạnh Trí, “ Giải pháp bảo tồn bền vững kiến trúc thuộc địa Pháp ở Hà Nội”, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng
2 Trần Quốc Bảo, Nguyễn Văn Đỉnh ( đồng chủ biên), Nguyễn Thanh Mai Hồ Nam,
“ Kiến trúc và quy hoạch Hà Nội thời Pháp thuộc”, NXB Xây dựng, 2011
3 Nguyễn Bá Đang, “Vấn đề bảo tồn khu phố xây dựng thời Pháp thuộc ở Hà Nội” Tạp chí kiến trúc Việt Nam – BXD 1/94
4 Tôn Đại, Nguyễn Quốc Thông, Nguyễn Quang Minh, Đỗ Thu Vân, “ Lịch sử kiến trúc Việt Nam” NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2015
5 Đồng Mạnh Hà (2017) , “Đặc điểm và giá trị kiến trúc biệt thự Pháp khu vực quảng trường Ba Đình, Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội
6 Đặng Thái Hoàng, (1995), Kiến trúc thế kỉ 19-20, NXB Hà Nội
7 Hà Văn Huề, Đỗ Hoàng Anh, “ Quy hoạch đô thị và địa giới hành chính Hà Nội”, NXB Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
8 Trần Hùng, Nguyễn Quốc Thông (2004), “Thăng Long Hà Nội, mười thế kỉ đô thị hóa”, NXB Xây dựng, Hà Nội
9 Vũ Thị Minh Hương, S.E.M Herve’ Bolot, Hà Văn Huề, Hubert Olie’, Nguyễn
Thị Thúy Bình, Andrew Hardy…(2014) “ Kiến trúc các công trình xây dựng tại
Hà Nội (1875-1975) ”, NXB Thế giới
10 Hoàng Đạo Kính (2012), “ Văn hóa kiến trúc”, NXB Tri thức, Hà Nội
11 Nguyễn Vũ Phương, (2006) “ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc trung tâm lịch sử đô thị Hà Nội theo hướng du lịch văn hóa ”, Luận án tiến sĩ, Trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội
12 Đàm Trung Phường, “ Đô thị Việt Nam ” , tập 1 NXB.XD 1995
Trang 1913 Nguyễn Quốc Thông, “Những hình thái biến đổi không gian quy hoạch Hà Nội thời Pháp thuộc” , Tạp chí kiến trúc 2/88 – HKTS-VN
14 Nguyễn Đình Toàn (1995), “ Kiến trúc nhà ở khu phố cũ Hà Nội thời Pháp thuộc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội
15 Nguyễn Đình Toàn (1998), “ Những nhân tố tự nhiên và truyền thống văn hóa bản địa trong kiến trúc thời Pháp thuộc ở Việt Nam ”, Luận án tiến sĩ, Trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội
Tài liệu trên internet:
16 http://www.ashui.com
http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/quy-hoach-kien-truc/kien-truc/gia-tri-cua-cac-cong-trinh-kien-truc-phap-tai-ha-noi.html
18 https://kienviet.net/2011/06/26/to-chuc-khong-gian-kien-truc-canh-quan-cac-truong-dai-hoc-cao-dang/