1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Pháp luật về kinh doanh vận tải đường thủy nội địa tại việt nam giai đoạn hiện nay

102 393 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Toàn bộ nội dung nghiên cứu của Luận văn này được tác giả tự mình thực hiện nghiên cứu, việc nghiên cứu có sử dụng một số văn bản pháp luật về mảng kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Trang 1

NGUYỄN THANH TUẤN

PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH

VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

Trang 2

NGUYỄN THANH TUẤN

PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH

VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 60380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Võ Trí Hảo

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

Trang 3

Toàn bộ nội dung nghiên cứu của Luận văn này được tác giả tự mình thực hiện nghiên cứu, việc nghiên cứu có sử dụng một số văn bản pháp luật về mảng kinh doanh vận tải đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật Việt Nam, cũng như có tham khảo một số nghiên cứu, phát biểu, đề xuất của các cá nhân, tổ chức khác Trong quá trình làm Luận văn, tác giả có sự giúp đỡ định hướng, nhận xét,

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA 7

1.1 Những vấn đề pháp lý về kinh doanh vận tải bằng đường thủy nội địa 7

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của vận tải đường thủy nội địa 7

1.1.2 Vai trò của vận tải đường thủy nội địa 10

1.2 Pháp luật về kinh doanh vận tải đường thủy nội địa 15

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm pháp luật về kinh doanh vận tải đường thủy nội địa 15

1.2.2 Quy định của pháp luật nước ta về chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy 17

1.3 Kinh nghiệm pháp luật, chính sách của một số nước về kinh doanh vận tải đường thủy nội địa 25

1.3.1 Quy định của nước Hà Lan 25

1.3.2 Pháp luật vận tải thủy nội địa Trung Quốc 28

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 29

Tiểu kết luận chương 1 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TẠI VIỆT NAM 32

2.1 Quy định của pháp luật hiện hành về kinh doanh vận tải đường thủy nội địa 32

Trang 5

2.1.2 Quy định của pháp luật nước ta về kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa 44 2.1.3 Các quy định của pháp luật về chủ thể kinh doanh dịch vụ cảng thủy nội địa, bến bãi ngang sông 48

2.2 Thực tiễn thực thi pháp luật về kinh doanh vận tải đường thủy 53

2.2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh vận tải theo đường thủy nội địa ở Việt Nam giai đoạn 2005 – nay 54 2.2.2 Một số bất cập trong kinh doanh vận tải đường thủy nội địa 61

Tiểu kết luận chương 2 70 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA 71 3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật kinh doanh vận tải đường thủy nội địa: tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các doanh nghiệp

71

3.2 Ban hành bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn hoạt động về vận tải đường thủy nội địa; lập quy hoạch chi tiết giao thông thuỷ nội địa 74 3.3 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật kinh doanh vận tải đường thủy nội địa 75 3.4 Các biện pháp hỗ trợ phát triển kinh doanh giao thông thuỷ nội địa 79

3.4.1 Các biện pháp hỗ trợ về việc tăng cường kinh doanh vận tải thủy nội địa 79 3.4.2 Các biện pháp hỗ trợ về nâng cao an toàn giao thông đường thủy nội địa 81 3.4.3 Pháp điển hoá pháp luật về kinh doanh vận tải thuỷ nội địa, tạo thuận lợi cho người kinh doanh tìm hiểu pháp luật 82

Tiểu kết luận chương 3 84 KẾT LUẬN 86

Trang 7

ATGT An Toàn Giao Thông

CHXHCNVN Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Trang 8

Bảng 1.1 Bảng cước giá của vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh Long An đối

với hàng hóa cấp 1 12

Bảng 1.2 Bảng giá cước của vận tải đường sông trên địa bàn tỉnh Long An, hàng hóa cấp 1 13

Bảng 1.3 Tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa tại Hà Lan năm 2011 28

Bảng 2.1 Các loại cảng theo thông tư 61/2014/TT-BGTVT 51

Bảng 2.2 Bảng phí, lệ phí được quy định tại Thông tư số 59/206/TT-BGTVT

53

Bảng 2.3 Khối lượng vận chuyển, luân chuyển của ngành đường thủy nội địa (Theo kết quả dự báo chung từ Dự án Điều chỉnh bổ sung Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020) 55

Bảng 2.4 Chỉ số chất lượng hoạt động chính của các tàu vận tải nội địa ở Việt Nam 56

Bảng 2.5 Lượng hành khách vận chuyển qua các đường vận tải từ 2010-2015 57 Bảng 2.6 Lượng hành hóa vận chuyển qua các đường vận tải từ 2010-2015 58

Bảng 2.7 Tỷ lệ các tuyến đường thủy nội địa của Việt Nam 59

Bảng 2.8 Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020 64

DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Biểu đồ thống kê số lượng hàng hóa thông qua cảng-bến trong năm 2017 của Cục Vận tải đường thủy nội địa 58

Trang 9

Luận văn được trình bày gồm 3 phần: Lời mở đầu, Nội dung, và Kết luận

Về mặt nội dung, Luận văn phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, những bất cập vướng mắc mà tác giả nhận thấy cũng như thực trạng phát triển của ngành kinh doanh vận tải đường thủy nội địa Nội dung được phân bổ trong 3 chương, trong đó:

Chương 1: Nêu những định nghĩa, những khái niệm trong pháp luật kinh doanh đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và theo góc nhìn của kinh tế Chương này cũng là chương nêu các phần, các bộ phận của vận tải đường thủy nội địa: Vận tải hành khách và vận tải hàng hóa Các loại hình của vận tải hàng hóa và các loại hình vận tải hành khách theo đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật

Đồng thời, tác giả cũng đưa vào so sánh pháp luật của nước Hà Lan và của Trung Quốc cũng như định hướng phát triển của các nước bạn trong vận tải đường thủy nội địa của họ và có những ý kiến rút ra mà Việt Nam có thể tham khảo

Chương 2: Phần này tác giả tập trung nêu ra những thực trạng cũng như những bất cập hiện nay trong quy định của pháp luật cũng như trong quá trình triển khai thực hiện các quy định của pháp luật trên thực tế Những thực trạng được nêu

rõ đối với từng loại hình vận tải, cũng như những số liệu mà tác giả thu thập, tham khảo trong một số tài liệu khác cũng như trên trang web chính thức của Cục ĐTNĐ Việt Nam

Chương 3: Chương này tác giả đưa ra các cách giải quyết, những kiến nghị thay đổi dựa trên những nội dung phân tích bất cập, thực trạng từ chương 2 Những nhóm giải pháp tác giả có thể chia ra làm hai: (1)về định hướng hoàn thiện pháp luật và (2)các giải pháp bổ sung

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

Đối với một quốc gia có nhiều ưu đãi của tự nhiên như nằm ven biển và có hệ thống sông ngòi, kênh rạch phát triển phong phú như Việt Nam thì giao thông ĐTNĐ là kênh giao thông cần được chú trọng phát triển và khai thác tiềm năng vận tải để phục vụ việc giao thương, kinh doanh và góp phần thúc đẩy nền kinh tế Những quốc gia mang trong mình các đặc điểm sông nước như Việt Nam hầu hết đều tập trung khai thác loại hình kinh doanh vận tải đường thủy nói chung và đường thủy nội địa nói riêng, đây là loại hình dịch vụ thương mại vận tải phổ biến trong nền kinh tế của các quốc gia này bên cạnh các loại hình kinh doanh vận tải khác Với sự phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu di chuyển không chỉ là vận chuyển hàng hóa, mà còn cả hành khách và các dịch vụ đi kèm không ngừng tăng nhanh nên bắt buộc các doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực vận tải ĐTNĐ cũng phải không ngừng tăng trưởng về mặt số lượng- các doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều, mà còn về cả chất lượng- phát sinh nhiều loại hình dịch vụ mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung cấp để đáp ứng nhu cầu của xã hội Sự phát triển mạnh mẽ về lĩnh vực này trong tương lai chắc chắc sẽ mang lại một nguồn thu lớn cho nhà nước, tạo được nhiều cơ hội việc làm và giảm tải áp lực đối với các loại hình vận tải khác mà đặc biệt là vận tải đường bộ nội địa, nhưng đi kèm với đó là rất nhiều các thách thức cho các ban ngành lãnh đạo, các cơ quan nhà nước Với vai trò thiết lập khuôn khổ pháp luật về kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thông qua các chính sách và hệ thống pháp luật chuẩn mực, phù hợp sẽ có tác động quyết định đến sự phát triển của hoạt động vận tải đường thủy nội địa

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong thời xưa, nhu cầu đi lại, di chuyển đã là một nhu cầu cấp thiết và quan trọng thì trong thời hiện đại ngày nay, với sự phát triển vũ bão của các loại hình kinh tế nói riêng và “thế giới không có biên giới” nói chung, việc di chuyển giao lưu giữa các vùng miền, quốc gia, lãnh thổ là một trong những nhu cầu thiết yếu Điều này tạo nên ngành kinh tế vận tải đầy tiềm năng và sáng giá

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, điều chỉnh quan hệ vận tải ĐTNĐ là một yêu cầu cấp bách để tạo ra được nền móng vững chắc giải quyết vấn đề bức xúc hiện nay

để nâng cao hiệu quả trong công tác kinh doanh vận tải ĐTNĐ Các quy định của phát luật cần được cập nhập và chuẩn hóa, cần vươn sâu nhưng phải khái quát bao tầm được hoạt động của loại hình kinh doanh vận tải ĐTNĐ ở Việt Nam cũng như những quy định của quản lý nhà nước để có thể điều tiết hoạt động của loại hình giao thông này Vào ngày 15/06/2004, Luật Giao thông Đường thủy nội địa đã được Quốc Hội ban hành Lần lượt, nhiều nghị định, thông tư, quyết định cũng đã được ban hành như Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa số 48/20145/QH13; Nghị định 24/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa, Thông tư số 15/ 2016/TT- BGTVT,…Việc ra đời Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và các Nghị định, Thông tư, Quyết định, Hướng dẫn,… đi kèm đã tạo nên một hệ thống pháp luật giao thông đường thủy đa dạng và được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật với khối lượng các quy định đồ sộ, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Nhà nước thực hiện việc quản lý các hoạt động vận tàu đường thủy Tuy vậy, tình hình thực tiễn triển khai và thực hiện pháp luật trên địa bàn cả nước còn những hạn chế, bất cập cần được khắc phục để phát huy được vai trò của pháp luật Hệ thống pháp luật vẫn dàn trải và quy định còn chưa thật sự thống nhất nên vẫn cần sự điều chỉnh của các cơ quan có pháp luật để tạo nên một hệ thống các quy định về mảng kinh doanh vận tải ĐTNĐ bám sát thực tiễn và không chồng chéo

Trang 12

Tác giả đặt một giả thuyết khoa học bắt nguồn từ thực tiễn tốc độ phát triển vận tải đường thủy nội địa tại Việt Nam hiện nay: Có phải giao thông vận tải đường thủy nội địa của Việt Nam đang phát triển dưới mức tiềm năng hay không?

Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về kinh doanh vận tải đường thủy nội địa Việt Nam” cho luận văn thạc sỹ của mình để thực hiện nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay, có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về kinh doanh vận ĐTNĐ dưới nhiều khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, đa phần các bài nghiên cứu về mặt kinh tế như: Chuyên đề tốt nghiệp “Phân tích các cơ hội thị trường vận chuyển hàng khô, hàng bách hóa đa năng bằng ĐTNĐ của công ty vận tải thủy Bắc Nosco”

; Hay chỉ nghiên cứu giới hạn địa lý ở một vùng như Luận văn Tiến sỹ kinh tế: “Phát triển hợp tác xác vận tải thủy- bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long” của Trần Ngọc Hạnh của Học viện khoa học xác hội, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt

nội bộ; Hay chỉ là thiên về nghiên cứu về mặt kỹ thuật: Các tiêu chuẩn kỹ năng nghề của Quản trị kinh doanh vận tải ĐTNĐ của các trường đào tạo về vận tải

khai thác về những mặt ưu, nhược điểm của vận tải đường thủy nội địa tại Việt Nam cũng như lí do về việc vận tải đường thủy Việt Nam chưa thực sự phát triển đúng tiềm năng cũng như các giải pháp đề xuất

3 Mục đích, nhiệm vụ, câu hỏi nghiên cứu của đề tài

Luận văn được thực hiện để tìm câu trả lời cho câu hỏi khoa học giả thuyết

mà tác giả đặt ra Tổng hợp, xây dựng, liên kết lại các lý luận pháp luật về kinh doanh vận tải ĐTNĐ tại Việt Nam, đánh giá thực trạng hiện nay của các quy định

3 Tiếp cận dưới dạng tài liệu đào tạo của Ngành Quản trị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa của một số trường đào tạo

Trang 13

pháp luật, đánh giá được ưu điểm của loại hình vận tải đường thủy nội địa với vận tải đường bộ cũng như và thực tiễn áp dụng Đồng thời, dựa vào những hiểu biết của bản thân và thực trạng hiện nay, đề xuất một số giải pháp khắc phục cho các lỗ hổng, các điểm chưa thỏa đáng và còn gây ra nhiều bất cập khi triển khai thực hiện trong thực tế như việc chồng chéo các cấp quản lý, việc ATGT trên ĐTNĐ, việc thu hút đầu tư vào vận tải đường thủy nội địa

Để trả lời được câu hỏi nghiên cứu lớn: “Có phải đường thủy nội địa Việt Nam đang phát triển dưới mức tiềm năng hay không?” cũng như tìm ra các giải pháp có thể vực dậy và thay đổi thực trạng mà tác giả nhận thấy, luận văn có các câu hỏi nhỏ hơn để nghiên cứu mà nếu trả lời được tất cả thì sẽ có kết luận cho câu hỏi nghiên cứu lớn:

Vận tải thuỷ nội địa có đặc điểm, vai trò đối với vận tải đường bộ và quy định pháp luật đã phản ánh đầy đủ những đặc thù khác biệt này hay chưa?

Trong kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa, có những loại vi phạm pháp luật nào cần được xử lý triệt để?Quy chế pháp lý của bến bãi, phương tiện, người tham gia kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa đã phù hợp chưa?

Các cơ quan nhà nước cần thực hiện những yêu cầu nào để cải thiện và nâng cao quản lý nhà nước trong lĩnh vực này so với thực trạng hiện nay Định hướng phát triển vận tải đường thủy nội bộ trong tương lai gần và những kế hoạch thúc đẩy phát triển trong tương lai xa theo hướng bền vững, an toàn và khai thác tối đa được nguồn lợi

Luận văn có nhiệm vụ phải cung cấp được câu trả lời cho người đọc và làm sáng tỏ được các câu hỏi học thuật, đồng thời, luận văn cũng phải thể hiện được các quan điểm pháp luật của tác giả trong việc phân tích, so sánh, nhận xét các thực trạng trong kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong bài luận này được giới hạn là các quy phạm pháp luật hiện hành liên quan trực tiếp đến việc điều chỉnh, quản lý kinh doanh vận tải

Trang 14

ĐTNĐ và những văn bản pháp luật có liên quan: các quy định pháp luật được quy định trong Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, Luật sửa đổi Luật GTĐT nội địa 2014 và các quy định pháp luật trong Thông tư, Nghị định, Quyết định có liên quan đến kinh doanh vận tải đường thủy nội địa tại Việt Nam

Kinh doanh vận tải ĐTNĐ theo quy định của pháp luật Việt Nam gồm: Kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa Vì thời gian và năng lực, tác giả xin tập trung chủ yếu vào khai thác đối tượng kinh doanh vận tải ĐTNĐ- Vận tải

hành khách bên cạnh việc phân tích việc kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ĐTNĐ

b Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của Luận văn sẽ trọng tâm về hệ thống Pháp luật đường thủy nội địa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, cũng như, Luận văn sẽ lấy tình hình phát triển của ngành Đường thủy nội địa tại Việt Nam từ lúc bắt đầu được đầu

tư cho đến nay để phân tích nghiên cứu Luận văn không tập trung nghiên cứu về tình hình phát triển tại một khu vực địa lý nhất định mà nhìn chung trên số liệu và thực trạng mà tác giả có được khi xét trên toàn ngành

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn này được hoàn thành trên cơ sở vận dụng các phương pháp sau vào nghiên cứu: phương pháp phân tích luật học để phân tích các quy định của pháp luật trong nước và các quy định của các nước bạn nhằm làm sáng tỏ nội dung của quy định Phương pháp phân tích luật học kết hợp cùng phương pháp so sánh luật cũng được vận dụng để làm nổi bật lên sự khác biệt trong tư duy làm luật của các Quốc gia

và từ đó có thể rút ra những bài học mà Việt Nam có thể vận dụng Tác giả cũng sử dụng phương pháp thống kê, mô tả như là một phương pháp nghiên cứu chính để làm nổi bật lên hiện trạng thực tế hiện nay của ngành đường thủy nội địa cùng sự mô tả dưới góc nhìn của người học Luật để trình bày được thực tế sự phát triển của ngành Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu phụ khách trong luận văn như: phương pháp tiếp cận liên ngành để nghiên cứu đề tài này: kinh tế- luật, liên chuyên ngành luật kinh tế- luật hành chính; phương pháp so sánh để tìm

ra ưu nhược điểm của loại hình vận tải đường thủy nội địa so với các phương thức

Trang 15

vận tải khác; phân tích, phương pháp quy nạp, diễn giải, tư duy logic,… nhằm làm sáng tỏ về mặt nội dung trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này và đưa ra quan điểm của bản thân

6 Tính mới và những đóng góp của đề tài

Đề tài tập trung khai thác và phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam

về các điều kiện để tiến hành kinh doanh vận tải ĐTNĐ Việt Nam về chủ thể kinh doanh, loại hình kinh doanh cũng như việc quản lý nhà nước về mảng kinh doanh này Đề tài cũng khái quát và cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về hệ thống pháp luật của ngành kinh doanh này, bên cạnh đó, là cung cấp những bất cập trong thực tế mà các chủ thể kinh doanh ngành vận tải ĐTNĐ ở Việt Nam gặp phải cũng như những vướng mắc của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý ngành nghề kinh doanh này

Đề tài nêu ra những góc nhìn và phân tích những ưu nhược điểm của vận tải đường thủy nội địa Việt Nam so với các loại hình vận tải khác, những tiềm năng có thể khai thác, những tiềm năng đã khai thác và chưa được khai thác hết cũng như lí

do vì sao mà nền vận tải đường thủy nội địa Việt Nam lại chưa thể thu hút được nguồn vốn đầu tư cần và đủ để khai thác và phát triển

Tác giả mong muốn luận văn có thể trở thành nguồn tham khảo cho các nghiên cứu sau này về tiềm năng phát triển của kinh doanh vận tải đường thủy nội địa Việt Nam, cũng như bối cảnh phát triển của loại hình dịch vụ vận tải này giai đoạn này

Trang 16

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

VÀ PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA 1.1 Những vấn đề pháp lý về kinh doanh vận tải bằng đường thủy nội địa

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của vận tải đường thủy nội địa

1.1.1.1 Khái niệm

Theo từ điển Tiếng Việt: Vận tải hay giao thông vận tải là sự vận chuyển hay

chuyển động của người, động vật và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác Phương thức vận chuyển bao gồm hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy, bằng cáp, đường ống và trong không Các lĩnh vực có thể được chia thành cơ sở hạ tầng, phương tiện

và hoạt động Phương tiện giao thông rất quan trọng trong vì nó cho phép quan hệ

Giao thông thuỷ đường thuỷ Còn giao thông đường thủy là giao thông trên

nước Khi nhắc đến giao thông đường thủy, có thể hiểu gồm các dạng như sau: sông,

hồ, biển, và kênh-rạch Nhưng không phải mọi mặt nước đều được sử dụng vào giao

thông đường thuỷ Để được xem là tuyến đường giao thông vận tải thủy phải bảo đảm:

công trình nhân tạo mà có thể ảnh hưởng và ngăn cản sự lưu thông;

 Tốc độ dòng chảy của tuyến phải đủ vừa để tàu bè có thể lưu thông về phía trước

Vận tải đường thuỷ Không có một định nghĩa trong văn bản nào cho khái

niệm vận tải đường thủy, nhưng qua cách hiểu gián tiếp thì có thể nhìn nhận rằng,

Vận tải đường thủy là hình thức vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng các

phương tiện đường thủy, di chuyển bằng các tuyến đường thủy và trên mặt nước, như: tàu, thuyền, phà,… Vận tải đường thủy phải tuân theo pháp luật giao thông

Trang 17

đường thủy Vận tải đường thủy ra đời khá sớm và phù hợp để chuyên chở tất cả các loại hàng hóa có trọng lượng lớn, cồng kềnh và đặc biệt là các loại hàng chuyên

chở trên cự ly dài với thời gian giao hàng không gấp

Đường thuỷ nội địa Tại Điều 3, Luật Giao thông đường thủy nội địa Việt

Nam, 2004 thì đường thủy nội địa được định nghĩa như sau: Đường thủy nội địa là

luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy nước CHXHCN Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải Có thể hiểu rằng đường thủy nội địa ý chỉ những công trình được Việt nam tổ

chức quản lý, khai thác giao thông vận tải, không bao gồm đường biển Đường thủy nội địa quốc gia gồm: đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa địa phương

và đường thủy nội địa chuyên dùng (Quy định tại Điều 4, TT 70/2014/TT-BGTVT ban hành ngày 05/12/2014)

Trong hệ thống phân ngành kinh tế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nêu: Vận

tải hành khách hoặc hàng hoá bằng đường thuỷ, theo lịch trình hoặc không Hoạt động của tàu thuyền kéo hoặc đẩy, tàu thuyền du lịch hoặc thăm quan, phà, tàu xuồng taxi cũng được phân loại trong ngành này Mặc dù vị trí địa lý được coi là yếu tố phân biệt giữa vận tải biển và vận tải đường thủy nội địa, nhưng trong thực

tế, loại tàu thuyền được sử dụng lại là yếu tố quyết định Vận tải bằng tàu thuyền đi biển được phân vào nhóm 501(Vận tải ven biển và viễn dương) vận tải sử dụng thuyền khác được phân vào nhóm 502 (Vận tải đường thuỷ nội địa 5 (Loại trừ: Hoạt động của nhà hàng và quán bar trên bong tàu được phân vào nhóm 56101(Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống) và nhóm 56301 (Quán rượu, bia, quầy bar) nếu những hoạt động đó do một đơn vị khác thực hiện)

Như vậy, vận tải đường thủy nội địa là sự vận chuyển hay chuyển động của

người, động vật và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiện trên đường thủy, trong phạm vi nội địa

5 Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/04/2007 về việc ban hành quy định nội dung Hệ thống ngành kinh kế của Việt Nam

Trang 18

1.1.1.2 Đặc điểm

- Là loại hình vận tải có thể vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn, hàng

hóa cồng kềnh với giá cả cạnh tranh: Một chiếc tàu có tải trọng và khoang chứa

hàng hóa có thể lớn gấp rất nhiều lần so với một chiếc máy bay chuyên chở hay so với một chiếc xe vận chuyển trên đường bộ Khi vận chuyển bằng tàu với khoang chứa hàng lớn, số lượt vận chuyển ít hơn cũng như khối lượng vận chuyển trên một lần nhiều hơn, kéo theo là việc chi phí vận chuyển sẽ giảm đi rất nhiều so với các loại hình vận chuyển khác nhỏ lẻ hơn

- Có thể vận chuyển hầu hết các loại hình hàng hóa: Vận tải đường thủy có

thể vận chuyển nhiều loại hình hàng hóa, gần như là hầu hết: từ hàng tạp hóa, tạp phẩm, đến hàng lỏng, khí, hành khách cho đến hàng đông lạnh, hàng tươi sống Tức

là không bị giới hạn lại như các phương pháp vận tải khác Ví dụ như với đường hàng không thì việc vận chuyển hàng lỏng rất khó khăn, được quy định kiểm tra nghiêm ngặt vì để đảm bảo cho việc vận chuyển được thuận tiện; hay như vận chuyển hàng đông lạnh bằng đường bộ thì cũng gây khó khăn để giữ được chất lượng hàng hóa,…

- Vận tải đường thủy không đáp ứng được yêu cầu thời gian giao hàng

nhanh, không thích hợp chuyên chở những hàng hóa cần phải giao hàng nhanh:

Bởi vì sự cồng kềnh cũng như việc chuyên chở một lúc một khối lượng lớn hàng hóa, việc vận chuyển của hàng hóa bằng đường thủy sẽ không thể nào nhanh như khi vận chuyển bằng các loại hình vận chuyển khác Với những hàng hóa yêu cầu thời gian vận chuyển nhanh, cần giao gấp thì vận tải đường thủy không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng

- Việc khắc phục hậu quả vô cùng khó khăn và mất thời gian: Những tai nạn

trên đường thủy, đặc biệt là trên biển, luôn ẩn chứa nhiều rủi ro và mang tính chất bất ngờ Việc khắc phục thiệt hại sau tai nạn cũng khó khăn và chiếm nhiều thời gian hơn so với các phương thức vận chuyển khác vì khi tai nạn xảy ra trên mặt nước, hàng hóa có thể dễ dàng bị hư hỏng, thất lạc hay chìm sâu gây tổn thất Công

Trang 19

tác cứu hộ người cũng gặp nhiều khó khăn hơn, nhiều thách thức hơn và yêu cầu nhiều nhân lực cũng như việc sử dụng lực lượng cứu hộ có những kỹ năng đặc biệt

- Ít gây ô nhiễm môi trường: Hầu hết các phương tiện di chuyển chạy bằng

nhiên liệu xăng dầu và thải ra rất nhiều khói CO2, đồng thời cơ sở hạ tầng của các tuyến đường bộ mỗi khi vận chuyển hàng hóa cũng là nguyên nhân tạo ra bụi gây ô nhiễm môi trường, trong khi đó, vận tải đường thủy có thể khắc phục được những khuyết điểm đó khi có thể vận chuyển được số lượng lớn, chi phí rẻ,… Ví dụ như trên địa bản tỉnh Quảng Ninh, hiện nay việc vận chuyển than bằng đường bộ đã bị cấm trên một số tuyến đường và đang chuyển sang vận tải bằng đường thủy vì chi phí giá thành rẻ hơn, lượng than vận chuyển một chuyến được nhiều hơn, than được bảo quản tốt hơn (không gây ra tình trạng bụi than gây ô nhiễm môi trường)

1.1.2 Vai trò của vận tải đường thủy nội địa

1.1.2.1 Vận tải đường thủy nội địa là phương thức vận tải có thể vận chuyển được những chuyến hàng với khối lượng lớn, những chuyến vận chuyển hàng hóa

“siêu trường, siêu trọng” mà những phương thức vận chuyển khác không đủ điều kiện để đáp ứng

Như những phân tích về mặt đặc điểm của phương thức vận tải bằng đường thủy nội địa ở trên, một trong những ưu điểm lớn vượt trội và nổi bật của vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy chính là ưu việt về khả năng vận tải những chuyến hàng với khối lượng lớn, di chuyển xa Có thể kể đến như việc vận chuyền bức tượng đồng nhân kỷ niệm Điện Biên Phủ Đây là tượng đồng được thực hiện và hoàn thành sau 153 ngày đêm, là tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ để kỷ niệm

50 chiến thắng Điện Biên Phủ Tượng gồm 12 khối (khối nặng nhất 40 tấn, khối nhẹ nhất 9 tấn) Tượng cao 12,6 mét, dài 10 mét, rộng 8 mét, sử dụng tổng cộng 220 tấn đồng nguyên liệu Với một tượng đài chiến thắng có khối lượng và trọng lượng thuộc loại “siêu trọng” như thế này thì trên thực tế, chỉ có vận tải đường thủy (thực

tế thì thời gian vận chuyển bằng đường thủy cũng mất tới 2 ngày, trên 250km đường Sông Đà mới có thể cập bến) phụ trách chuyên chở Nếu vận chuyển bằng đường bộ, thời gian và chi phí bỏ ra chắc chắn sẽ bị đội lên rất nhiều

Trang 20

Vận chuyển các dầm cầu đúc sẵn với khối lượng lớn và cồng kền thì phương pháp vận chuyển bằng tàu thủy nội địa sẽ dễ dàng và vận chuyển nhanh hơn, chi phí

rẻ hơn khi sử dụng đường bộ (quá dài, quá nặng), hay đường máy bay và tàu hỏa càng không khả thi

1.1.2.2 Vận tải đường thủy nội địa có ưu điểm về chi phí so với các phương thức vận tải khác, vậy nên, đây có thể coi là một phương thức vận tải hàng hóa giá

rẻ so với các loại hình khác

Để có thể thấy được sự ưu việt cũng như vai trò của vận tải đường thủy trong việc vận chuyển hàng với chi phí giá rẻ, đặc biệt đối với những chuyến hàng tải trọng nặng và đi quãng đường xa, có thể so sánh trên cùng một địa bàn, với cùng loại hàng hóa cấp 1: cát, sỏi, than đá

Xét đến quy định 20/2013/QĐ-UBND của tỉnh Long An về cước vận tải hàng hóa trên địa bàn tỉnh Long An, xét với loại hình hàng hóa: cát, sỏi, than, đá; trong quyết định ghi rõ:

Đơn giá cước đường bộ và đường thủy với hàng Bậc 1 (đất cát, sỏi, đá xay, gạch các loại)

Trang 22

Điều 6, Quyết định 23/2013 của UBND Long An cũng quy định giá cước đường thủy theo bảng dưới đây:

Đường sông loại 1 Bậc hàng

Đơn giá cước ở các khoảng cách

Từ 30 km trở lại (đ/tấn) Từ 31 km trở lên (đ/tấn.km)

Hàng bậc 3: Phân bón các loại, thuốc

Bảng 1.2 Bảng giá cước của vận tải đường sông trên địa bàn tỉnh Long

An, hàng hóa cấp 1

Nếu so sánh thì với đoạn đường vận chuyển dưới 30km, có thể thấy đường

bộ trội hơn vì chi phí rẻ hơn Tuy nhiên, với những chuyến hàng vận tải dài trên 31km thì dễ dàng nhận thấy chi phí vận tải đường thủy nội địa sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều với cùng một loại hình hàng hóa

1.1.2.3 Bảo đảm lưu thông hàng hoá tới vùng sông nước (đặc biệt ở Nam

Bộ, thậm chí ngay cả tại Sài Gòn)

Nước ta có hệ thống sông ngòi, kênh rạch phân bố cực kỳ nhiều tại Vùng Nam

Bộ, mặt thuận lợi là nó tạo ra điểm riêng biệt với việc thúc đẩy kinh tế du lịch với những hình ảnh đặc trưng: chợ nổi, hình ảnh chèo thuyền,… tuy vậy, đây là thách thức rất lớn trong việc phát triển đường giao thông để có thể đảm bảo được sự lưu thông của hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa lớn như đã phân tích ở phần trên Vậy nên việc đầu tư phát triển hệ thống tuyến và cơ sở hạ tầng cho giao thông vận tải đường thủy nội địa là yêu cầu cấp thiết và cũng là thách thức cần vượt qua để đảm bảo sự phát triển và lưu thông hàng hóa ở vùng “nơi nào cũng thấy sông nước”

Trang 23

Ngay cả tại TP Hồ Chí Minh hay các Thành phố lớn như Cần Thơ, Đà Nẵng, Hội An, Huế, Vinh, Thanh Hóa, Nam Định, Hải Phòng, có các dòng sông lớn chảy qua, đây đều là những tuyến đường thủy nội địa trọng yếu và được đầu tư

để phát triển song song bên cạnh đường bộ Việc vận chuyển những chuyến hàng tải trọng lớn và khối lượng nhiều thì vận dụng đường bộ là phương án không hiệu quả, vậy nên đường thủy nội địa là sự lựa chọn hợp lý hơn cả

1.1.2.4 Thúc đẩy phát triển du lịch

Những cảnh quan đẹp và hình thái du lịch sông nước là một điểm đặc trưng tiêu biểu cho Miền Tây Việt Nam nói riêng và những vùng có hệ thống sông ngòi phát triển như Nam Bộ, Miền Trung-Tây Nguyên,…việc đảm bảo cơ sở hạ tầng cũng như phát triển vận tải những khu vực này sẽ tạo đà phát triển và quảng bá cho du lịch

Vận tải đường thủy nội địa phát triển sẽ góp phần giúp cho du lịch phát triển, không chỉ là loại hình vận tải hàng hóa, hành khách mà còn có thể kết hợp để phát triển những loại hình liên quan, như là: những mô hình nhà hàng- vận chuyển du lịch đường thủy- vận chuyển đường bộ, phát triển loại hình du lịch di chuyển trên sông, những chuyến trải nghiệm khám phá địa hình Miền tây,…

1.1.2.5 Đa dạng hoá phương thức vận tải; giảm tải kẹt xe, chia sẻ gánh nặng vận tải cho giao thông đường bộ

Hiện nay, đường bộ nói riêng và các loại hình vận tải khác đang quá tải và cần thường xuyên cải tạo, nâng cấp mà đặc biệt là đường bộ với nhiều tuyến đường bắt đầu hư hỏng, xuống cấp,… việc kẹt xe đã trở thành “đặc sản” của nhiều thành phố lớn và Bộ GTVT cũng như Sở GTVT của các tỉnh, thành phố đã và đang triển khai những phương án có thể giúp giảm sự kẹt xe như: khuyến khích di chuyển bằng phương tiện công cộng, phát triển tuyến Metro,… Bên cạnh đó, các “xe bus đường thủy” cũng đang được Sở GTVT TP Hồ Chí Minh nghiên cứu phát triển và đưa vào ứng dụng vì ngay cả tại TP Hồ Chí Minh, dù đường bộ rất phát triển nhưng đường thủy nội địa vẫn được chú trọng đầu tư và khai thác Bởi tại TP Hồ Chí Minh, hệ thống đường bộ đang quá tải với lượng phương tiện và lượt vận tải

Trang 24

quá lớn khiến cơ sở hạ tầng mau xuống cấp, phát triển vận tải đường thủy nội địa là một giải pháp để chia sẻ sự quá tải này

Đồng thời, việc phát triển mô hình vận tải đường thủy nội địa sẽ đa dạng hóa phương thức vận tải, cạnh tranh với các loại hình vận tải khác và giúp các bên có thể cạnh tranh nhau và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng

1.1.2 Thích nghi với việc ngập lụt, triều cường, biến đổi khí hậu

Tại các thành phố mà mặt đất thấp, thường xuyên ngập lụt mà tiêu biểu là Hà Nội và Hồ Chí Minh thì giao thông mỗi khi có triều cường hoặc mưa bão sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều Việc các con đường biến thành sông và các phương tiện không thể

di chuyển hoặc di chuyển cực kỳ khó khăn cũng ảnh hưởng tới việc lưu thông, chưa

kể việc vận chuyển hàng hóa vào những ngày ngập lụt Việc ứng dụng mô hình vận tải đừng thủy sẽ giúp khắc phục được các nhược điểm của đừng bộ trong khi nâng cao cơ sở hạ tầng đường bộ, hoặc thích ứng sống chung với việc ngập lụt

Ngoài ra, các chương trình dự thảo, các đề án phát triển của Bộ GTVT cũng quan tâm và đề ra các phương án nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải thủy nội địa, đảm bảo an toàn khi vận tải hàng hóa, hành khách theo đường thủy nội địa cũng như những giải pháp an toàn, thân thiện với môi trường và có thể tạo ra những lợi thế

rõ rệt giữa vận tải đường thủy nội địa đối với các phương thức vận tải khác nhằm có thể thu hút được đầu tư, chia sẻ gánh nặng với các loại hình vận tải khác mà đặc biệt

là đường bộ và khai thác được tiềm năng của loại hình vận tải đường thủy nội địa

1.2 Pháp luật về kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm pháp luật về kinh doanh vận tải đường thủy nội địa 1.2.1.1 Khái niệm

Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là hoạt động của đơn vị kinh doanh sử

dụng phương tiện thủy nội địa để vận tải hành khách, hàng hóa có thu cước phí vận tải (Quy định tại Điều 3, Nghị định 110/2014/NĐ-CP) Như vậy, pháp luật về kinh

doanh vận tải đường thủy nội địa là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật, là hệ

thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh những quan hệ

xã hội có liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng đường thủy

Trang 25

nội địa như: điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, nguyên tắc, các quy định liên quan, quản lý nhà nước

1.2.1.2 Đặc điểm

Pháp luật về kinh doanh vận tải đường thủy nội bộ là hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động thương mại dịch vụ, trong đó có cả hàng hóa và con người nên chịu sự chi phối, điều chỉnh chặt chẽ của bộ các quy định không chỉ của bên Luật kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, mà còn là liên quan đến Luật về bảo hiểm, Luật Kinh Doanh, Luật Đầu tư,… Có thể thấy, pháp luật về kinh doanh vận tải đường thủy nội bộ có các đặc điểm sau đây:

Đầu tiên, là ngành nghề kinh doanh có điều kiện Do liên quan đến an toàn

tính mạng của người tham gia giao thông vận tải đường thủy nội địa, nên đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và bị định hướng theo quy hoạch Cũng tương tự như vận tải bằng đường hàng không hay bằng đường bộ, khi thực hiện chuyên chở trên đường thủy nội địa sẽ có những ràng buột pháp lý nhất định giữa người giao và người nhận vận chuyển Việc có những công cụ pháp lý đi kèm, rõ ràng, và chặt chẽ

là điều mà các bên đều mong muốn khi hợp tác với nhau Ở đây không chỉ nói riêng

về mặt hàng hóa, mà còn nói cả về việc vận chuyển hàng khách, hay việc cho thuê tàu, thuê thuyền viên,…

Thứ hai, đây là ngành nghề bị chi phối và giám sát sâu bởi nhà nước Bởi vận

tải đường thuỷ liên quan đến an toàn tính mạng tài sản của khách hàng, lợi ích công, nên Nhà nước phải can dự và giám sát sâu: Các quy định về quản lý nhà nước thể hiện rất rõ ràng và giữ vai trò chi phối trong pháp luật kinh doanh vận tải đường thủy nội địa Những công cụ quản lý nhà nước định hình hướng phát triển cũng như điều chỉnh các mối quan hệ trong quan hệ pháp luật kinh doanh vận tải đường thủy nội địa Ví dụ như quy định các điều kiện về thuyền viên, các quy định an toàn về phương tiện, các quy định về các bảo hiểm đối với người và hàng hóa khi vận chuyển,…

Thứ ba, các quy định pháp luật nằm rải rác trong nhiều văn bản luật khác

nhau Hình thức thể hiện của pháp luật kinh doanh vận tải đường thủy nội địa nằm

rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, do nhiều cấp ban hành và đôi khi

Trang 26

việc quản lý một vấn đề lại nằm trong nhiều văn bản pháp luật Đồng thời, số lượng các văn bản pháp luật quy định chuyên về kinh doanh vận tải đường thủy nội địa còn ít, không phong phú như quy định về kinh doanh vận tải đường bộ Hệ thống pháp luật quy định về đường thủy nội địa nói riêng và kinh doanh vận tải đường thủy nội địa nói chung nhìn chung còn chưa nhiều

Thứ tư, chủ thể kinh doanh không có giới hạn về mặt hình thức Bởi vì ngành

nghề kinh doanh đặc trưng có thể được tiến hành bởi bất kỳ cá nhâ, tổ chức nào (với điều kiện có đăng ký kinh doanh) thì kinh doanh vận tải đường thủy nội địa không yêu cầu đặc biệt về chủ thể kinh doanh

Thứ năm, đây là ngành nghề kinh doanh đang được quy hoạch Bởi cả về

tính cấp thiết, quan trọng và sự phát triển sau muộn mà kinh doanh vận tải đường thủy nội địa đang là ngành được nhà nước chú trọng đầu tư để vực lên tiềm năng Chính vì lẽ đó mà ngành này đang được nhà nước quy hoạch phát triển để đảm bảo hướng đi đúng định hướng cũng như khai thác

Thứ sáu, phương thức kinh doanh chủ yếu diễn ra trên mặt nước nội địa

Không giống như những ngành kinh doanh khác, vận tải đường thủy nội địa là ngành kinh doanh mà địa điểm diễn ra dịch vụ là mặt nước chứ không phải là mặt đất

1.2.2 Quy định của pháp luật nước ta về chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy

Quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải đường thủy nội địa được chia làm nhiều cấp theo phân cấp quản lý nhà nước, gồm: Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Cục đường thủy nội địa Việt Nam, Sở giao thông vận tải tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục quản lý đường thủy nội địa và các cơ quan chức năng

1.2.2.1 Chính phủ

Chính phủ là cơ quan hành pháp của nước CHXHCN Việt Nam, là cơ quan

cao nhất trong bộ máy hành chính theo quy định của Hiến Pháp 2013, Chính phủ có các quyền hạn sau:

- Thực hiện đề xuất, xây dựng, ban hành pháp lệnh, nghị quyết, chính sách để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ quốc hội Thực hiện theo quyết định của Chủ

Trang 27

tịch nước, hoặc theo thẩm quyền của mình để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Tổ chức đàm phán, ký kết, gia nhập, chấm dứt ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo quy định tại khoản 14 Điều 70;

- Là cơ quan thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng,

an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo

vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân;

- Về mặt hành chính nhà nước, Chính Phủ là cơ quan hành chính cao nhất Chính Phủ là cơ quan quản lý các Bộ, cơ quan ngang Bộ; có các quyền hạn về mặt địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý, thanh tra, kiểm tra về nhân sự trong các cơ quan nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra và tạo điều kiện cho Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; phối hợp với

Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình

- Ngoài ra, Chính phủ bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;

Từ những nhiệm vụ đã được quy định trong Hiến Pháp nói trên, có thể thấy, Chính Phủ chính là cơ quan định hướng phát triển của nhóm ngành vận tải đường thủy nội địa nói riêng và các nhóm ngành kinh tế theo định hướng phát triển nền kinh tế, cũng như phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế Chính phủ là cơ quan đưa ra quyết sách liên quan, các quyết sách định hướng đường đi, các yêu cầu cũng như những nhiệm vụ, chức năng mà các cơ quan chức năng, các cơ quan quản lý nhà nước trong vận tải đường thủy nội địa

Trang 28

1.2.2.2 Bộ Giao thông vận tải

Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) là cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước

về vấn đề giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng hải trong phạm vi cả nước; đây là cơ quan nhà nước thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động vận tải Chính phủ có ban hành Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu

tổ chức của Bộ, cơ quang ngang Bộ; những nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa thì được quy định chi tiết hơn trong Thông tư 15/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải

Bộ GTVT là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về vấn đề GTVT Bộ chịu trách nhiệm chính trong việc đề ra các chủ trương, chính sách pháp luật và ban hành các văn bản trong thẩm quyền của mình về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực

do Bộ quản lý; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện cũng như xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế- kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức quản

lý, hướng dẫn, kiểm tra đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc ngành giao thông vận tải theo danh mục do Chính phủ, Thủ tướng chính phủ quy định

Bộ GTVT có chức năng chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt cũng như điều kiện kinh doanh vận tải, cơ chế, chính sách phát triển vận tải, các dịch vụ hỗ trợ vận tải theo quy định của CP; Ngoài ra, Bộ còn có chức năng nhiệm vụ thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Quy định và hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; quy định những việc liên quan đến việc cấp phép, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện giao thông, người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ người điều khiển phương tiện, thiết bị chuyên dùng phục vụ vào mục đích quốc

Trang 29

phòng, an ninh và tàu cá) và cho đối tượng đặc thù trong lĩnh vực giao thông vận tải; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

Trong quy định quyền hạn chức năng trong TT 15/2016/TT-BGTVT cũng có quy định, Bộ GTVT có chức năng quyết định cấp và điều chỉnh cấp kỹ thuật tuyến đường thủy nội địa trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; công bố mở, đóng đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương; cho ý kiến bằng văn bản đối với các công trình bảo đảm an ninh, quốc phòng trên đường thủy nội địa quốc gia

1.2.2.2 Cục đường thủy nội địa Việt Nam

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ GTVT, là cơ

quan thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ GTVT quản lý nhà nước

và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành giao thông vận tải đường thủy nội địa trong phạm vi cả nước; được quy định nhiệm vụ, chức năng trong Quyết định số 4409/QĐ-BGTVT do Bộ trưởng Đinh La Thăng ký quyết định ban hành

Cục có chức năng tham mưu, chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật khác và các quy định quản lý chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa, ban hành theo thẩm quyền các văn bản quản lý chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa; cục có nhiệm

vụ chủ trì xây dựng, trình các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm năm và kế hoạch hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các đề án phát triển về giao thông vận tải đường thủy nội địa lên Bộ trưởng Bộ GTVT

Cục cũng là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ GTVT quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành giao thông vận tải đường thủy nội địa Ngoài ra, Cục còn có chức năng thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải đường thủy nội địa

Dưới Cục đường thủy nội địa có các Chi cục, là các đơn vị nhỏ hơn có chức năng tại địa bàn chi cục đường thủy nội địa của tỉnh đó đóng

Trang 30

1.2.2.3 Sở giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Sở giao thông vận tải là cơ quan dưới Bộ, là đơn vị trực thuộc Bộ GTVT ở

cấp tỉnh/thành phố Theo quy định của Thông tư liên tịch số BNV về Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về GTVT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì:

42/2015/TTLT-GTVT-Sở có chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư, xây dựng công trình giao thông vận tải trên địa bàn thành phố theo đúng pháp luật của nhà nước và hướng dẫn của các Bộ quản lý chuyên ngành; quản lý ngành theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố về chất lượng các công trình xây dựng theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; tổ chức và hướng dẫn các đơn vị quản lý và chủ công trình trong việc duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ; quản lý công viên cây xanh; quản lý vận tải

Sở có nhiệm vụ dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, các văn bản quy định chung, chịu trách nhiệm hướng dẫn, triển khai thực hiện các quy định đó, nhằm đảm bảo tính thống nhất, hiệu lực và hiệu quả trong phạm vi toàn thành phố; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển do Sở phụ trách trên địa bàn thành phố, theo dõi đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch;

Tại địa phương, Sở là cơ quan thực hiện công tác thanh tra và kiểm tra việc thực hiện pháp luật GTVT và đảm bảo nhiệm vụ quản lý nhà nước GTVT trên các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thuỷ, bến cảng, thoát nước, chiếu sáng trên địa bàn; quản lý về việc cấp/ thu hồi các loại giấy phép thuộc chức năng của Sở theo quy định của pháp luật, của Bộ quản lý chuyên ngành và của UBND thành phố; giáo dục, tuyên truyền, thông tin phổ biến các văn bản quy phạm luật có liên quan đến ngành giao thông vận tải

Dưới Sở GTVT có các cơ quan chức năng có nhiệm vụ thực hiện việc quản lý nhà nước về các vấn đề đường thủy nội địa như: Phòng Quản lý giao thông đường

Trang 31

thủy, Khu Quản lý đường thủy nội địa, Cảng vụ đường thủy nội địa, Thanh tra Sở GTVT, Trung tâm đăng kiểm phương tiện thủy nội địa

1.2.2.4 Các cơ quan chức năng khác

1.2.2.4.1 Phòng Quản lý Giao thông đường thủy

Phòng Quản lý Giao thông đường thủy là Phòng tham mưu cho Lãnh đạo

Sở thực hiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường thủy

Đây là phòng có trách nhiệm:

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu Sở GTVT xây dựng

và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác, các chủ trương, biện pháp liên quan đến hoạt động, trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; chủ trì phối hợp với Thanh tra Sở GTVT tiến hành xử lý vi phạm hành chính, giải quyết và trả lời các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo hoặc khiếu kiện liên quan đến chuyên ngành quản lý giao thông đường thủy;

- Tham mưu trình Sở GTVT các vấn đề về luồng, tuyến, tình hình thủy văn, cảng, bến thủy nội địa cho các đơn bị liên quan theo định kỳ hoặc đột xuất Phòng cũng thông báo kịp thời cho các đơn vị liên quan các trường hợp bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng không còn giá trị sử dụng theo quy định;

- Cung cấp quyết định, giấy phép, phương án khai thác, sơ đồ vị trí vùng nước hoạt động cảng, bến thủy nội địa và phối hợp với Cảng vụ ĐTNĐ, Khu Quản

lý ĐTNĐ và Trung tâm Đăng kiểm PTTNĐ trong công tác kiểm tra công bố, cấp giấy phép hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;

- Tổng hợp những tồn tại, khó khăn bất cập trong lĩnh vực giao thông đường thủy; kiến nghị giải quyết theo quy định

1.2.2.4.2 Khu Quản lý đường thủy nội địa

Khu quản lý đường thủy nội địa là đơn vị sự nghiệp, thực hiện công tác

quản lý, bảo trì đường thủy nội địa

Khu quản lý đường thủy nội địa có chức năng chủ trì phối hợp với các đơn vị thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ các tai nạn, sự cố trên đường thủy nội địa, trừ vùng nước cảng, bến thủy nội địa Khi có tai nạn, sự cố, tình huống đột xuất thì đơn

Trang 32

vị này có chức năng thông báo kịp thời cho lãnh đạo Sở GTVT, Phòng Quản lý GTĐT và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý kịp thời

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị khác thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra,

xử lý hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa Khu quản lý đường thủy nội địa cũng có quyền điều động phương tiện để lai dắt, tạm giữ tang vật, phương tiện thủy vi phạm khi có yêu cầu và phải có xác nhận của lãnh đạo đơn

vị bằng điện thoại

Ngoài ra, đây cũng là cơ quan tiếp nhận thông tin do các đơn vị phản ánh về tình hình luồng tuyến, báo hiệu đường thủy nội địa, chướng ngại vật đột xuất trên luồng để có biện pháp khắc phục kịp thời

1.2.2.4.3 Cảng vụ đường thủy nội địa

Cảng vụ đường thủy nội địa là đơn vị thực hiện chức năng quản lý chuyên

ngành tại cảng, bến thủy nội địa theo Thông tư 83/2015/TT-BGTVT

Cảng vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa nhằm bảo đảm việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa và bảo

vệ môi trường

Là cơ quan có có thẩm quyền quy định nơi neo đậu cho phương tiện thủy nội địa, phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa; Cảng vụ cũng là cơ quan thẩm định hồ sơ đánh giá an ninh cảng thủy nội địa, thẩm định kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa, tiếp nhận và thông báo các thông tin về tình hình đường thủy nội địa, tình hình thủy văn,… cho các phương tiện Chủ trì phối hợp với Trung tâm Đăng kiểm PTTNĐ xác định tải trọng toàn phần hoặc công suất phương tiện trong công tác xử phạt vi phạm hành chính;

Cảng vụ là cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường của phương tiện thủy nội địa, phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển, cảng, bến thủy nội địa, luồng, tuyến, các công trình khác trong phạm vi liên quan cũng như việc xếp hàng lên phương tiện; kiểm tra giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, bằng, chứng chỉ

Trang 33

chuyên môn của thuyền viên và người lái phương tiện; cấp phép cho phương tiện thủy nội địa, phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển ra, vào cảng, bến thủy nội địa; thực hiện công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi quản lý Thông báo kịp thời về tai nạn, sự cố và tình huống đột xuất tại cảng, bến thủy nội địa; tham gia lập biên bản, kết luận nguyên nhân tai nạn, sự cố xảy ra trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa; yêu cầu các bên liên quan khắc phục hậu quả tai nạn;

xử phạt vi phạm hành chính; thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật

Chủ trì, phối hợp hoạt động với các cơ quan quản lý nhà nước khác thực hiện công tác bảo đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong khu vực cảng, bến thủy nội địa; huy động phương tiện, thiết bị, nhân lực trong khu vực cảng, bến thủy nội địa

để tham gia cứu người, hàng hóa, phương tiện thủy nội địa, phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển trong trường hợp khẩn cấp và xử lý ô nhiễm môi trường trong phạm

vi cảng, bến thủy nội địa

Là cơ quan xây dựng kế hoạch hoạt động hàng, xây dựng quy hoạch phát triển đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa ; quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí, định biên được giao và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định trong phạm vi Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện những quy định của pháp luật về giao thông vận tải đường thủy nội địa

Ngoài ra, Cảng vụ thực hiện những nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải giao

1.2.2.4.4 Thanh tra Sở Giao thông vận tải

Thanh tra Sở GTVT là Bộ phận có chức năng thanh tra quản lý và trực

thuộc Sở GTVT, có bộ phận Thanh tra đường thủy chuyên về công tác thanh tra chuyên ngành về đường thủy

Cơ quan này có các chức năng:

- Chủ trì phối hợp với Cảng vụ ĐTNĐ, Khu Quản lý ĐTNĐ kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa theo luật, về đăng ký đăng kiểm phương tiện; xác định tải trọng toàn phần hoặc công suất phương tiện trong công tác xử phạt vi phạm hành chính, trừ vùng nước cảng, bến thủy nội địa;

Trang 34

- Tiếp nhận các thông tin do các đơn vị về phương án điều tiết giao thông, hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông trên đường thủy nội địa để phối hợp

xử lý Trong một số tình huống đột xuất sau khi nhận được phản ánh của các đơn vị,

có trách nhiệm triển khai kịp thời các biện pháp cần thiết để phối hợp, xử lý theo quy định và thông báo bằng điện thoại hoặc bằng văn bản trong thời gian 48 giờ kết quả kiểm tra, xử lý

1.2.2.4.5 Trung tâm đăng kiểm phương tiện thủy nội địa

Trung tâm đăng kiểm phương tiện thủy nội địa là đơn vị thực hiện công

tác đăng kiểm các phương tiện thủy nội địa theo phân cấp

Trung tâm đăng kiểm phương tiện thủy nội địa có các chức năng như sau:

- Chủ trì phối hợp với Thanh tra Sở GTVT tiến hành xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi khai báo không đúng sự thật để được đăng kiểm phương tiện;

- Phối hợp với các đơn vị xác định tải trọng toàn phần, công suất phương tiện phục vụ công tác xử phạt vi phạm hành chính hoặc làm cơ sở đăng ký phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng ký nhưng không đăng kiểm;

- Phối hợp với các đơn vị trong công tác kiểm tra điều kiện an toàn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện thủy nội địa đối với tàu du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, khi có yêu cầu

1.3 Kinh nghiệm pháp luật, chính sách của một số nước về kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

1.3.1 Quy định của nước Hà Lan

Hà Lan nổi tiếng là đất nước nằm dưới mực nước biển (tên tiếng Hà Lan là Netherlands; trong đó Nether là bên dưới, thấp hơn; Lands là đất), bởi vậy có mạng lưới đường thủy dày đặc (khoảng 6.000km sông rạch) với các tuyến đường thủy có tổng chiều dài ước tính khoảng 2.200km và các tuyến đường thủy này do Nhà nước điều hành Các tuyến đường thủy nhỏ được quản lý bởi chính quyền cấp tỉnh hoặc Ban thoát nước Các sông ngòi, kênh đào không chỉ mang nước ra biển, mà đây còn

là hệ thống vận tải vận chuyển giá rẻ của Hà Lan, và đây cũng là nguồn cung cấp cho các nhà máy thủy điện của Hà Lan

Trang 35

Sông Rhine từ nội địa Châu Âu đi qua phía nam của Hà Lan và đổ ra Bắc Hải, đây là con sông đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa của

Hà Lan và từ Đức, Thụy Sĩ đến Hà Lan Hà Lan và Đức có phát triển Dự án

"Trung tâm Quản lý Giao thông Tàu trong tương lai" (tên Tiếng anh là Vessel

Traffic Management), được chọn để tài trợ trong Cuộc gọi Đa năng Hàng năm

TEN-T, sẽ đưa ra các cơ sở cho mạng lưới các trung tâm VTM mới dọc theo sông Rhine ở Đức và ở Hà Lan Dự án này có mục đích làm cho hệ thống đường thủy nội địa trở nên cạnh tranh, hiệu quả và an toàn đối với vận tải hàng hóa cũng như vận tải hành khách

Ngoài ra là sông Maas (nhánh của sông Meuse) và sông Schelde, chảy từ Bỉ sang Cùng với vô số kênh rạch, sông ngòi đã tạo thành lối ra vào thuận tiện cho vùng nội địa châu Âu

Hệ thống quản lý nhà nước về mặt đường thủy nội địa gồm: Bộ Cơ sở hạ tầng và Môi trường chịu trách nhiệm quản lý chính; Tổng cục về Công cộng và Quản lý nước (Rijkswaterstaat, RWS)- đây là cơ quan điều hành của Bộ Cơ sở hạ tầng và Môi trường; Cơ quan chức năng cấp tỉnh hoặc các Ban thoát nước tại địa phương Nhiệm vụ của RWS là quản lý và phát triển mạng lưới quốc lộ, mạng lưới đường thủy, và các vùng nước khác như một môi trường sống bền vững RWS có nhiệm vụ bao gồm: bảo vệ lũ; đảm bảo đủ nước sạch; và cung cấp mạng lưới cơ sở

hạ tầng giao thông có điều kiện kỹ thuật tốt, thân thiện với người sử dụng, và cho phép lưu thông an toàn Với các tuyến đường thủy nhỏ hơn thì được quản lý bởi các

cơ quan chức năng cấp tỉnh hoặc các ban thoát nước tại địa phương Tại Hà Lan, Bộ

và Rijkswaterstaat là có tác động qua lại lẫn nhau và tương tự như Cục đường thủy nội địa Việt Nam và Bộ GTVT tại Việt Nam

Giữa Bộ và RWS có thỏa thuận về mặt chức năng ;và RWS có chức năng riêng biệt sau: RWS chỉ đạo dự án xây dựng và các công trình bảo trì có giá trị lớn, trong chu trình dự án của Chương trình Đa ngành hàng năm về Cơ sở hạ tầng, Quy hoạch sử dụng đất và Giao thông vận tải (trong tiếng Hà Lan: MIRT), RWS có vai trò tư vấn này vì chuyên môn của mình trong các khía cạnh kỹ thuật của xây dựng

Trang 36

và các tác động cũng như chi phí của chúng RWS chịu trách nhiệm giám sát và ký hợp đồng trong giai đoạn thực hiện dự án Ngoài ra RWS còn có đóng vai trò chính trong việc thoả thuận Mức độ Dịch vụ (SLA) cho quản lý mạng lưới cơ sở hạ tầng, bao gồm bảo trì thường xuyên cơ sở hạ tầng (Dutch Civil Code, 2015)

Theo luật Convention on Civil Liability for Damage caused during Carriage

of Dangerous Goods by Road, Rail and Inland Navigation Vessels (CRTD), 1989 của Hà Lan quy định: Tàu thuyền là bất kỳ tàu hoặc thuyền, không bao gồm tàu

biển hoặc tàu vận chuyển trên biển hay bất kỳ hình thức nào tương tự

Theo Luật Inland Navigation Act, 2016 (Binnenvaartwet) quy định về các điều kiện về tài thuyền cũng như các điều kiện khác về thuyền viên như:

- Thuyền viên phải được đăng ký về giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi

- Điều kiện, thiết kế, các thiết bị trang bị trên tàu Hà Lan xét điều kiện này dựa trên một giấy chứng nhận kiểm tra để đảm bảo tàu đạt tiêu chuẩn để thực hiện việc vận tải và một giấy phép điều hướng để có thể lưu thông trên các tuyến thủy nội địa tại Hà Lan Tàu phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ phát thải tối đa của hydrocarbon, oxit nitơ, các hạt và carbon monoxide Để tránh xả nước thải, tàu được trang bị nhà vệ sinh phải có hệ thống xử lý nước thải hoặc tự xử lý nước thải

Về mặt thiết kế: các đoạn đường thủy, ổ khóa, cầu và bến bên trong (Article V)

Chính phủ Hà Lan theo đuổi chính sách thay thế vận tải hàng hóa bằng đường bộ bằng vận tải liên hợp bằng đường sắt và đường thủy nội địa, sự chuyển đổi phương thức vận tải đòi hỏi phải có một hệ thống GTVT liên hợp hiệu quả

Khối lượng (triệu tấn)

Trang 37

58% 5% 37% 100% Chiều dài trung bình (km)

Bảng 1.3 Tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa tại Hà Lan năm 2011 6

1.3.2 Pháp luật vận tải thủy nội địa Trung Quốc

Cũng giống như Việt Nam, Trung Quốc là quốc gia có hệ thống sông ngòi phát triển, trong lãnh thổ Trung Quốc có rất nhiều dòng sông, có trên 1500 dòng sông có diện tích lưu vực trên 1000 ki-lô-mét vuông Dòng sông được chia thành dòng sông đổ ra biển và dòng sông nội địa Các dòng sông đổ ra biển có diện tích lưu vực chiếm khoảng 64% tổng diện tích đất đai Trung Quốc

Ở Trung quốc, công tác quản lý nhà nước về vận tải thủy nội địa chia làm 3 cấp, bao gồm: Bộ GTVT, Cục đường thủy và các tỉnh Bộ GTVT Trung Quốc là cơ quan quản lý cao nhất, xây dựng, ban hành các chính sách liên quan tới các chuyên ngành và các quy hoạch về cơ sở hạ tầng Cấp quản lý sau Bộ GTVT là Cục đường thủy, chịu trách nhiệm thực hiện các dự án đường thủy nội địa chính thuộc 2 sông là sông Dương Tử và sông Châu Giang Cấp quản lý thứ ba là các tỉnh, chịu trách nhiệm thực hiện các dự án đường thủy thuộc địa bàn tỉnh quản lý

Chính phủ Trung Quốc cũng xây dựng các quy hoạch, chiến lược về:

- Tư nhân hóa công tác xây dựng, khai thác cảng và hoạt động vận tải

- Xây dựng chương trình chuẩn hóa đội tàu

- Đưa ra các chính sách khuyến khích, ưu đãi, như giảm các loại phí trước và sau vận tải đường dài bằng đường thủy, hỗ trợ cho việc mở mới các tuyến vận tải thủy

- Phát triển nền tảng vận tải thông minh (IT) nhằm tăng tính hiệu quả hoạt

6 Bảng được trích dẫn tại Sách Thúc đẩy Thương mại thông qua Giao thông Vận tải có sức cạnh tranh và ít

khí thải- Tuyến đường thủy nội địa và Đường biển ở Việt Nam- Tác giả: Luis C, Blancas và M.Baher El-Hifn awi,2014- Trang 15 truy cập vào ngày 04/9/217

Nguồn: Theo phân tích của Ecorys/Ngân hàng thế giới trên nguồn số liệu năm 2013 của Trung tâm thống kê Quốc gia Hà Lan và Eurosta

: số liệu không có sẵn

Trang 38

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kết nối với các cảng đường thủy Cảng nội

địa là những liên kết quan trọng trong chuỗi cung ứng, và các dịch vụ cảng hiệu quả

là điều kiện tiên quyết cho sự cạnh tranh của đường thủy nội địa với các loại hình

vận tải khác Các cảng đường thủy nội địa phải có mạng lưới và được quy hoạch

như các nút giao thông toàn diện liên kết sản xuất, cung cấp, hợp nhất, vận tải và

phân phối để nâng cao tỷ lệ sử dụng tổng thể và giảm chi phí hậu cần Quy mô và

mức độ của các cảng nội địa phải phù hợp với sự phát triển kinh tế và khối lượng

thương mại của vùng sâu vùng xa (Asian Development bank, 2016)

- Chuyển đổi hệ thống thuế đánh vào phương tiện thủy sang áp dụng hệ thống

Chính phủ Trung Quốc xây dựng hệ thống đường thủy nội địa IWT (Inland

Waterway Transport) theo các tiêu chí: low-cost, low-pollution and low-carbon (chi

phí thấp, ô nhiễm thấp, ít carbon) và các công ty phát triển dịch vụ vận tải đường thủy

nội địa là các công ty nhà nước (tiêu biểu là ở Hồ Nam và Quảng Tây) Việc phát

triển vận tải đường thủy nội địa còn có tiềm năng giảm chi phí logistics, giảm sự tiêu

thụ nhiên liệu, bớt khí thải, giải quyết phần nào tắc nghẽn giao thông, tiếng ồn và tai

nạn đường bộ (Asian Development Bank, 2016)

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua tìm hiểu hệ thống pháp luật của các nước Hà Lan, Trung Quốc, tác giả

nhận thấy rằng chúng ta có thể rút ra các bài học như sau:

Thứ nhất, Theo những hoạch định phát triển tại CHND Trung Hoa, chúng ta

có thể học hỏi việc chú trọng và đầu tư vào việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông

đường thủy, các cảng nội địa để hệ thống mạng lưới các cảng và cở sở hạ tầng được

hoạch định để có thể vươn tới các vùng sâu, vùng xa hơn Dựa trên tình hình thực tế

sự phát triển của khu vực mà có thể xây dựng được quy hoạch phù hợp

7

Vận tải thông minh là việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ, bao gồm: các thiết bị cảm biến, điều khiển, điện

tử, tin học, viễn thông vào trong lĩnh vực giao thông Hệ thống này sẽ giúp điều hành và quản lý hệ thống

giao thông vận tải theo hướng công nghệ

Trang 39

Thứ hai, Việc áp dụng mô hình nền tảng quản lý thông minh vào quản lý giao

thông đường thủy là một mô hình mà Việt Nam có thể học hỏi từ CHND Trung Hoa Hiện nay, Việt Nam đã có đề án áp dụng mô hình quản lý thông minh vào đường bộ (Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1734/QĐ-TTg) Tuy vậy,

đề án về đường thủy thì vẫn chưa được chú trọng và chưa được thực hiện

Xây dựng chính sách đầu tư hợp lý cho vận tải đường thủy nội địa kết hợp gắn liền việc xây dựng, bảo hệ và sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy

Thứ ba, Việc thực hiện nghiên cứu và phát triển theo các vùng kinh tế đang

triển khai tại Trung Quốc là hoạt động Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng trong thực tế ngày nay, bởi vì sự chênh lệch về kinh tế giữa các tỉnh và việc phát triển theo tiềm năng kinh tế của các tỉnh của Việt Nam hiện nay thực hiện chưa thực sự tốt Sự phối hợp quy hoạch và phát triển giao thông, sử dụng quỹ đất chung nhìn chung vẫn còn hạn chế, chưa thực sự nổi bật

Thứ tư, Cũng như Hà Lan, Việt Nam có hai cơ quan nhà nước cấp cao quản

lý về đường thủy nội địa Tuy vậy, vai trò của Cục đường thủy nội địa còn chưa thực sự gây được dấu ấn gì như RWS tại Hà Lan Để thực sự nắm trong tay quyền quyết định về những dự án, Cục đường thủy Việt Nam cần cả thiện chất lượng nhân

sự và cần được giao cho các hoạt động trọng yếu Đồng thời, để có thể đầu tư và phát triển một mạng lưới đường thủy nội địa quốc gia đáp ứng đủ tiêu chuẩn và nhu cầu của người dân không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành đường thủy nội địa mà các bộ ngành liên quan cũng cần có sự phối hợp thực hiện

Thứ năm, Hà Lan là đất nước nổi tiếng với hệ thống sông ngòi phong phú

cũng như việc khai thác tận dụng hết hình thức vận tải này Hiện nay ở Việt Nam, việc kết hợp loại hình giao thông đường thủy nội địa và với các loại hình vận tải khác chưa được kết nối, chưa tạo thành một mạng lưới giao thông vận tải phát triển

và liên kết với nhau Việt Nam có thể học hỏi và tham khảo mô hình của việc kết hợp IT với việc kết hợp các loại hình vận tải như tại Hà Lan

Trang 40

Tiểu kết luận chương 1

Chương I đã nêu được khái quát các khái niệm, vai trò, đặc điểm, phân loại của ngành vận tải ĐTNĐ của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay cũng như tương quan trong nền kinh tế hiện nay của Việt Nam dưới góc nhìn kinh tế và dưới góc nhìn của pháp luật Chương I cũng tóm tắt và cho các khác niệm cơ bản cũng như chức năng, mối quan hệ giữa các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực đường thủy nội địa tại Việt Nam hiện nay Thông qua những kiến thức Chương I đã cung cấp, tác giả hi vọng người đọc có thể nắm được những nền tảng cơ bản cũng như những hiểu biết nhất định về lĩnh vực đường thủy nội địa hiện nay ở Việt Nam

Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những ví dụ về cách thức hoạt động, khai thác lĩnh vực đường thủy nội địa tại một số nước trên thế giới, hi vọng, với những sự khai quát và so sánh đó, người đọc có thể có cái nhìn so sánh và có thể đánh giá được mức độ tiềm năng, cũng như những kinh nghiệm mà đường thủy nội địa Việt Nam có thể học hỏi cho riêng mình cũng như hiểu được ý đồ của tác giả

Ngày đăng: 24/05/2018, 00:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Luis C, Blancas, and M.Baher El-Hifnawi, 2014. Facilitating Trade throught Competitive, Low-Carbon Transport: The Case for Vietnam’s Inland and Coastal Waterway. Washington DS: Word Bank, [pdf] available at:http://documents.worldbank.org [Accessed Sept, truy cập vào ngày 04 th , tháng 9 năm2017] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Facilitating Trade throught Competitive, Low-Carbon Transport: The Case for Vietnam’s Inland and Coastal Waterway
15. ADB (Asian Development Bank), 2016. Promoting inland waterway transport in the people’s republic of China. Philipines: Asian Development Bank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Promoting inland waterway transport in the people’s republic of China
1. Cảng vụ Hải Phòng, 2016. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các vụ tai nạn hàng hải <http://www.cangvuhaiphong.gov.vn/viewPage.aspx?page=newsdetail&id=1133>. [Ngày truy cập 07 tháng 9 năm 2017] Khác
2. Hà Phạm, 2016. Khai dòng cho vậ tải đường thủy <http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Kinh-te/853749/khoi-dong-cho-van-tai-duong-thuy>. [Ngày truy cập 07 tháng 9 năm 2017] Khác
3. Hải Ninh, 2015. Sở GTVT Quảng Ninh và Cục ĐTNĐ tranh nhau thu phí bến, cảng <http://kienthuc.net.vn/soi-xet/so-gtvt-quang-ninh-va-cuc-dtnd-tranh-nhau-thu-phi-ben-cang-600843.html>. [Ngày truy cập lúc 22h, ngày 26 tháng 9 năm 2017] Khác
4. Hải Vân, 2016. Vận tải đường sông- Tiềm năng chưa khai thác hết <http://www.doanhnhansaigon.vn/van-de/van-tai-duong-song-tiem-nang-chua-khai-thac-het/1100850/>. [Ngày truy cập 15 tháng 9 năm 2017] Khác
5. Lê Bảo, 2017. Siết chặt quản lý đường thủy nội địa <http://m.daidoanket.vn/tin-tuc/xa-hoi/siet-chat-quan-ly-duong-thuy-noi-dia-360044>. [Ngày truy cập ngày 17 tháng 9 năm2017] Khác
7. NEA - Netherlands Transport Research and Training, 2014. Nghiên cứu “Kinh nghiệm phát triển vận tải thủy nội địa của ba nước Trung Quốc, Ấn Độ và Brasil.Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác Quốc tế thuộc Viện Chiến lược và phát Khác
8. Nhóm Phóng viên báo Đời sống & Pháp luật, 2016. Bất cập trong công tác quản lý Cảng, bến thủy nội địa <http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/tinh-huong-phap-luat/bat-cap-trong-cong-tac-quan-ly-cang-ben-thuy-noi-dia-a162670.html>. [Ngày truy cập 17 tháng 9 năm 2017] Khác
9. Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, 2017. Bản góp ý cho Công văn số 14909/BGTVT-KCHT của Bộ Giao thông Vận tải về việc, cho ý kiến đối với Dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định quy định về quản lý đường thủy nội địa và cảng, bến thủy nội địa. Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 201710. Tổng cục thống kê, 2017<https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=18574>, truy cập lúc 20h14, ngày 14 tháng 10 năm 2017 Khác
11. Tuấn Ngọc, 2017. Dự án nạo vét cửa sông: Khơi thông luồng trạch hay lợi dụng khai thác cát, sỏi <http://baophapluat.vn/thoi-su/du-an-nao-vet-cua-song-khoi-thong-luong-lach-hay-loi-dung-khai-thac-cat-soi-338098.html>. [Ngày truy cập 22 tháng 9 năm 2017] Khác
12. Thanh Trúc, 2016. Vận tải đường thủy vượt sóng để tăng trưởng. <http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=381463>.[Ngày truy cập 20 tháng 9 năm 2017] Khác
13. Trí Dũng, 2016. Phát triển đường thủy nội địa, chưa tương xứng với tiền năng <http://wamico11.com/tin-tuc/Phat-trien-van-tai-Duong-thuy-noi-dia-Chua-tuong-xung-voi-tiem-nang-8794>. [Ngày truy cập 15 tháng 9 năm 2017]<https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%ADn_t%E1%BA%A3i>. [Ngày truy cập: ngày 01tháng 9 năm2017] Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w