TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO...5 CHƯƠNG 3: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT...11 3.1... SỰ HÌNH THÀNH CỦA PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Ph
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ 2
1.1 KHÁI QUÁT NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, VĂN HÓA ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 2
1.2 SỰ HÌNH THÀNH CỦA PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 3
1.3 KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO 4
CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO 5
2.1 NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO 5
2.2 TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO 5
CHƯƠNG 3: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT 11
3.1 SỰ DU NHẬP CỦA PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI VÀO VIỆT NAM 11
3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT 12
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 2CHƯƠNG 1:
SỰ HÌNH THÀNH CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
1.1 KHÁI QUÁT NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, VĂN HÓA ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện sống và tính chất sinh hoạt xã hội Ấn Độ cổ
Đặc điểm tự nhiên
Phía Bắc là dãy núi Himalaya hùng vĩ, trong đó có tới 40 ngọn núi cao hơn 7000m so với mặt biển Theo tưởng tượng của người Ấn Độ cổ thì đây là những “trụ trời”, đã nâng cao vòm trời lên cho nhân gian sinh sống Đây từng là nơi chốn tu hành khổ luyện của những đạo sĩ muốn xa lánh sự nó nhiệt, quay cuồng của thế gian, đến đây tĩnh tâm thiền định, chiêm nghiệm về bản chất của vũ trụ và nhân sinh, tìm con đường giải thoát cho chúng sinh khỏi cảnh lầm than, khổ ải của cuộc đời
Các con sông lớn của Ấn Độ đều chảy từ núi Himalaya, tạo nên đồng bằng Ấn Độ Sông Ấn và sông Hằng tuy cùng bắt nguồn từ chân Himalaya nhưng chúng lại chảy theo hai hướng ngược nhau Với nguồn nước mát và phù sa mù mỡ, sông Hằng là cái nôi của nền nông nghiệp lúa nước cổ xưa
Cùng với sự phong phú và phức tạp của điều kiện thiên nhiên,khí hậu ở
Ấn Độ cũng rất khắc nghiệt Dãy Himalaya quanh năm tuyết phủ, các cơn cuồng phong băng giá bất tận, những cơn gió lạnh thấu xương, sương mù dày đặc, u ám Mùa hè nhiệt độ tăng làm tan băng tạo thành những cơn thác lũ cuốn lấp cả vùng làng mạc dân cư
Nói chung, Ấn Độ là một đất nước có điều kiện tự nhiên, điều kiện địa
lý hết sức đa dạng nhưng vô cùng khắc nghiệt Đó là một bán đảo mênh mông, vừa
có những miền núi cao đầy băng giá và rừng rậm âm u, vừa có những miền đại dương chói chang ánh nắng, vừa có những con sông lớn với những vùng đồng bằng trù phú lại vừa có những cao nguyên và sa mạc khô khan, nóng nực
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trang 3Ngành kinh tế chủ yếu ở Ấn Độ cổ là nông nghiệp lúa nước Bên cạnh
đó ngành chăn nuôi và thương nghiệp cũng đã phát triển
Ấn Độ cổ đại là sự tồn tại sớm và kéo dài kết cấu kinh tế xã hội theo
mô hình “công xã nông thôn” Trong kết cầu này, ruộng đất thuộc về nhà nước, dân công xã canh tác ruộng đất công và nộp tô cho nhà nước, nô lệ không có vai trò trong sản xuất
Chính vì vậy, xã hội Ấn Độ cổ đại không chỉ bị đè nặng bởi nổi khổ do quan hệ bất công và sự bóc lột hà khắc của giai cấp quý tộc và chủ nộ đối với giai cấp nô lệ mà còn bị bóp nghẹt bởi chế độ phân biệt chủng tộc, màu da còn gọi là chế độ đẳng cấp hết sức nghiệt ngã gây nên Chế độ phân biệt đẳng cấp không chỉ góp phần quy định cơ cấu, trật tự xã hội Ấn Độ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nội dung và tính chất của các quan điểm triết lý tôn giáo Ấn Độ cổ đại
Đặc điểm văn hóa
Nền văn hóa Ấn Độ cổ đại rất phát triển Người Ấn thời kỳ này đã biết quả đất tròn quay xung quanh một trục, đã biết sáng tạo ra lịch pháp, đã có hệ thống
số đếm thập phân, đã có những thành tựu trong đại số, hình học, khai căn, đường tròn…, y học và hóa học phát triển Đây là thời kỳ phát triển tư duy trừu tượng, thời
kỳ ra đời của các hệ thống tôn giáo, triết học
1.2 SỰ HÌNH THÀNH CỦA PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Phật giáo là một trong những tôn giáo thế giới, là niềm tự hào của nhân dân
Ấn Độ Tuy là một tôn giáo, song Phật giáo chứa đựng nhiều tư tưởng triết học độc đáo và sâu sắc, có ý nghĩa giáo dục lớn Nghiên cứu Phật giáo là quá trình quay trở lại thời kỳ quá khứ xa xăm để tìm kiếm đời sống vật chất, tinh thần của người Ấn cổ
Phật giáo xuất hiện vào cuối thế kỷ VI trước Công nguyên ở phía Nam dãy Hymalaya thuộc miền Bắc Ấn Độ Phật giáo ra đời trong làn sống phản đối ngự trị của chế độ Bà-La-Môn và chế độ phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt Bởi vậy nó trở thành một trong những ngọn cờ của phong trào đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội ở Ấn Độ đương thời Phật giáo bao gồm một hệ thống giáo lý và một tổ chức tôn giáo được xây dựng trên tư tưởng triết học và giáo lý của Buddha (Đức Phật)
Trang 4Theo truyền thuyết kể rằng, Người sáng lập ra Phật giáo là Thích Ca Mau Ni,
có tên thật là Siddhattha (Tất Đạt Đa), là con đầu vua Suddhodama Năm 29 tuổi ông đã quyết định từ bỏ cuộc đời vương giả đi tu tìm con đường “cứu độ chúng sinh” Sau bảy năm liền tu luyện, Siddhattha đã ngộ đạo và tìm ra con đường giải thoát con người khỏi những nỗi khổ đè nặng trong đời sống xã hội Ấn Độ cổ đại
Sau khi đắc đạo, Đức Phật đi khắp đất Ấn Độ để thuyết pháp và tổ chức tăng hội Các tín đồ của Phật thuộc đủ loại, không phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo, chủng tộc Cuối cùng Đức Phật trở về quê hương giác ngộ cho những người thân và tịch ở
đó vào tuổi 80
1.3 KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO
Tư tưởng Phật giáo ban đầu chỉ là truyền miệng, sau đó được các đệ tử của Phật chép thành sách bằng tiếng Phạn và tiếng nam Phạn chia thành 3 bộ gọi là Kinh tam tạng:
Tạng kinh là tập hợp những giáo lý của Đức Phật khi ngài đi thuyết pháp
Tạng luật là tập hợp những giáo lý, những điều luật mà Phật tử phải tuân thủ
Tạng luận gồm những tác phẩm bình chú, giải thích những giáo lý của Phật giáo do các cao tăng viết ra sau này
Trang 5CHƯƠNG 2:
TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
1 NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
Phật giáo là một tôn giáo có nhiều tư tưởng triết lý sâu sắc Xét về tính chất nội dung, các tư tưởng đó được chia thành hai mảng lớn là thế giới quan (quan niệm
về thế giới) và nhân sinh quan (quan niệm về đời sống con người):
Thế giới quan Phật giáo chứa đựng nhiều yếu tố duy vật mộc mạc và biện chứng sơ khai Nó được thể hiện một cách cụ thể trong các phạm trù sau: phạm trù vô tạo giả, phạm trù vô ngã, phạm trù vô thường, phạm trù nhân duyên, phạm trù sắc – không, phạm trù niết bàn
Nhân sinh quan Phật giáo Ấn Độ cổ đại mang tính nhân bản sâu sắc nhưng cũng chứa đầy tính chất duy tâm chủ quan, bi quan yếm thế, không tưởng về đời sống Từ một vũ trụ căn cứ trên những thuyết nhân duyên, thuyết sự vật duyên khởi đi đến nhận thức là vô thủy, vô chung từ những thuyết vô thường vô ngã
2 TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
Đỉnh cao của tư tưởng giải thoát trong triết học, tôn giáo Ấn Độ cổ đại là triết
lý giải thoát của Phật giáo Trái với quan điểm của các môn triết học và tôn giáo đương thời thừa nhận sự tồn tại của thực thể siêu nhiên tuyệt đối, tối cao, sáng tạo
và chi phối vũ trụ, đạo Phật cho rằng vũ trụ này là vô thủy vô chung, vạn vật trong thế giới này chỉ là dòng biến hóa vô thường, vô định, không do một vị thần nào sáng tạo nên cả Sở dĩ tất cả các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ luôn biến đổi không ngừng nghỉ theo quá trình sinh, trụ, dị, diệt hay thành, trụ, hoại, không là vì vạn pháp từ cái vô cùng nhỏ tới cái vô cùng lớn đều không thoát khỏi sự chi phối của luật nhân quả, còn gọi là “nhân sinh duyên” Theo triết lý Phật giáo thì cái gì phát động ra ở vật, gây nên một hay nhiều kết quả nào đó thì gọi là “nhân” Cái gì được kết tập lại từ nhân gây ra gọi là “quả” “Duyên” là điều kiện, là mối liên hệ trợ giúp cho nhân biến thành quả Cái nhân nhờ có cái duyên tương hợp, trợ giúp mới sinh ra được thành quả Quả lại do cái duyên mà trở thành nhân khác Nhân mới lại nhờ có
Trang 6duyên mà kết hợp lạ thành quả mới… cứ như thế nối tiếp nhau vô cùng, vô tận mà thế giới vạn vật, muôn loài cứ sinh sinh hóa hóa mãi mãi Quá trình đó có thể diễn
ra trong nháy mắt hay trong từng giai đoạn thay đổi hẳn về chất lượng Sự biến hóa trôi chảy không ngừng của vạn pháp do nhân duyên, Phật giáo gọi là “chư hành vô thường”
Ví dụ: Nhân gian thường có câu hỏi rằng: “con gà có trước hay cái trứng có trước” Bởi lẻ cái trứng là quả của con gà mà lại là nhân của con gà sắp nở Cái trứng muốn nở thành con gà phải trải qua quá trình được ấp, đủ điều kiện nhiệt độ, thời gian, độ ẩm, không khí, đảo trứng và phải bảo quản kỹ lưỡng Tất cả những yếu
tố đó là duyên, là điều kiện, là môi trường cần phải có giúp cho trứng nở thành gà con
Tuy nhiên, do không thấy được nguồn gốc của sự biến đổi vô cùng vô tận của vạn vật và chúng sinh là do lý nhân duyên, nên con người ta đã lầm tưởng rẳng
ta tồn tại mãi mãi, cái gì cũng là của ta, do ta Vì thế con người ta cứ khát ái tham dục, dẫn đến hành động chiếm đoạt để thỏa mãn dục vọng của mình, tạo ra những kết quả, gây nên nghiệp báo, bước vào bể khổ triền miên trong tam giới (dục giới, sắc giới, vô sắc giới) và lục đạo (cõi trời, nhân gian, súc sinh, Atula, ngả quỷ, địa ngục) gọi là sự luân hồi
Bằng học thuyết “Tứ diệu đế”, “Thập nhị nhân duyên” và “Bát chính đạo”, Phật giáo đã chỉ ra căn nguyên của nổi khổ cuộc đời con người, từ đó vạch ra con đường, cách thức để giải thoát chúng sinh ra khỏi nghiệp báo, luân hồi và những nỗi khổ của cuộc đời Chính ở đây đã thể hiện tập trung và rõ nét nội dung tư tưởng giải thoát đặc sắc của triết lý Phật giáo
“Tứ diệu đế” trong triết lý nhân sinh Phật giáo phản ánh triết lý về cuộc đời
và sự giải thoát của Phật giáo – tức bốn chân lý tối cao mà mọi người phải thấu triệt
Khổ đế: Phật giáo quan niệm “đời là bể khổ”, là những chuỗi bi kịch
triền miên Nỗi khổ của cuộc đời rất đa dạng nhưng chung quy lại trong tám loại gọi
là “bát khổ”:
Sinh khổ: Khi sinh, con người chào đời bằng tiếng khóc
Lão khổ: Chân yếu, mắt mờ, đầu bạc, răng long
Bệnh khổ: Hữu bệnh thì vái thập phương
Trang 7 Tử khổ: Chết một cách bất đắc kỳ tử
Thụ biệt ly khổ: Yêu nhau mà phải sống xa nhau là khổ
Oán tăng hội khổ: Ghét nhau mà phải sống cùng nhau là khổ
Sở cầu bất đắc khổ: Mong muốn mà không thành đạt là khổ
Ngũ thụ uẩn khổ: Ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) nhóm họp lại, sinh ra bản thân ta, ta hiện hữu ở đời tức là khổ
Nhân đế hay tập đế: Giáo lý Phật giáo cho rằng, mọi nỗi khổ ở đời
của con người đều có nguyên nhân của nó Nguyên nhân thì vô vàn nhưng chủ yếu
là “thập nhị nhân duyên” Đó là:
Vô minh: Vô minh là sự mông muội, mờ tối, không sáng tỏ của tâm lý con người, do vậy mà con người không nhận thức đúng thực tướng của vạn vật và không thấu triệt được chân bản tính của mình Nói cách khác, vô minh là sự ngu dốt, không sáng suốt trong tư duy và ý nghĩ, bởi vậy luôn lầm tưởng, không có khả năng xác định được một cách rõ ràng đâu là thật là giả, đâu là thị là phi, đâu là thiện là ác Vô minh khiên tâm trí con người luôn dao động, từ đó phát sinh sự ham muốn và hành động để thỏa mãn ham muốn đó
Hành: Hành là cái tạo nên nghiệp Tất cả những tư tưởng, lời nói, việc làm thiện và ác đều nằm trong hành Từ hành mà phát sinh ra thức
Thức: Thức là ý thức, biết ta là ta Do có ý thức mà danh sắc được sinh ra
Danh sắc: Danh là tên, là yếu tố tinh thần Còn sắc là hình, là yếu tố vật chất hay thể xác Sự thống nhất giữa danh và sắc biểu hiện sự thống nhất giữa linh hồn và thể xác, giữa các quá trình tâm lý và sinh lý Do có sự thống nhất giữa tâm lý và sinh lý mà sinh ra lục nhập
Lục nhập: Lục nhập là quá trình lục cảnh (sắc, thanh, hương,
vị, xúc, pháp) tác động lên lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, da, trực giác) Từ lục nhập làm phát sinh xúc
Xúc: Xúc là sự tiếp xúc Nó được hành thành do sự phối hợp của lục cảnh (cái bên ngoài) và lục căn (cái bên trong) và ý thức Điểm giao hợp giữa ba yếu tố đó là xúc Do có sự tiếp xúc mà phát sinh ra thụ
Thụ hay thọ: thụ là cảm giác Thụ có nhiều dạng:
Trang 8Thụ lạc: cảm giác sung sướng, hạnh phúc Thụ khổ: Cảm giác đau khổ , bất hạnh Thụ vô ký: không sung sướng cũng không đau khổ, không hạnh phúc cũng không bất hạnh
Từ cảm giác mà sinh ra quá trình nhận thức được các đối tượng tác động và do nhận biết được nên mới sinh ra ái
Ái: Ái là sự luyến ái, yêu thích, khao khát, mong muốn nên gọi
là ái dục Ái dục có ba dạng:
Ái dục duyên theo nhục dục ngũ trần, nghĩa là tham muốn thỏa mãn những thèm khát xác thịt, tham muốn chiếm đoạt của người khác làm của mình, tham muốn phá hoại những gì mà mình không thích
Ái dục duyên theo khoái lạc vật chất có liên quan đến quan niệm thường kiến Nghĩa là trong khi hưởng thụ, con người nghĩ rằng vạn vật trường tồn vĩnh cửu và những khoái lạc tồn tại mãi mãi
Ái dục duyên theo khoái lạc vật chất có liên quan đến quan niệm đoản kiến Nghĩa là trong lúc hưởng thụ, con người nghĩ rằng tất cả sẽ mất đi sau khi chết
Do có lòng yêu thích mà phát sinh tư tưởng ham muốn, từ ham muốn nên phát sinh ra thủ
Thủ:Thủ là sự chiếm giữ, cố bám lấy đối tượng mà mình ham thích, mà muốn chiếm giữ đối tượng thì bản thân chủ thể cần phải có
Hữu: Hữu là có, là tồn tại, là hiện hữu ở đời, mà muốn có mặt
ở đời thì trước hết phải cần sinh ra
Sinh: Sinh là sự sinh thành, có mặt hay hiện hữu ở thế gian, là quá trình thống nhất giữa ba yếu tố tâm lý, sinh lý, vật lý hay là sự thống nhất giữa linh hồn và thể xác Đã sinh ra ắt phải chịu sự chi phối của quy luật làm người, tức đau khổ, dằn vặt, già yếu, bệnh tật và cuối cùng là cái chết
Lão – tử: Lão là sự già nua, ốm yếu; tử là cái chết Sinh – tử là hai mặt đối lập nhưng không tách rời nhau, nó luôn níu kéo con người trong vòng sinh tử luân hồi bất tận khó lòng có thể thoát ra
Trang 9Trong 12 nguyên nhân thì có hai nguyên nhân cơ bản, quyết định những nhuyên nhân khác, đó là ái dục và vô minh Ái dục có nguồn gốc sâu xa từ
vô minh Do con người không nhận thức được vô ngã, vô thường nên luôn lầm tưởng rằng cái gì cũng trường tồn, cũng là của ta dẫn đến tham lam, chiếm đoạt Nhưng khi chiếm đoạt lại không biết dùng phương pháp thích hợp nên dẫn đến thất bại, tạo nên một nỗi khổ triền miên bất tận trong suốt cả cuộc đời Muốn thoát khỏi
bể khổ và luân hồi thì phải diệt trừ ái dục, loại bỏ vô minh mà hạt nhân của chúng là tham – sân – si
Diệt đế: Phật giáo khẳng định rằng muốn thoát khỏi bể khổ trầm luân
và dòng luân hồi bất tận, con người phải diệt trừ ái dục, loại bỏ vô minh Muốn vậy phải tuân theo đạo đế - tức con đường giải thoát
Đạo đế: Phật giáo đưa ra lịch trình giải thoát, thực chất là diệt khổ,
loại trừ vô minh Muốn diệt khổ, thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi bất tận thì phải đạt
đến trạng thái niết bàn Để đạt được trạng thái niết bàn cần tuân theo “bát chính
đạo” tức tám con dường chính Đó là:
Chính kiến: Nhìn nhận đúng, nhận rõ mọi sự phải, trái
Chính tư: Suy nghĩ đúng để nhanh chóng đạt tới chân lý
Chính ngữ: Nói năng một cách đúng đắn, không đặt điều nói xấu hoặc vu oan, giáng hoa cho người khác
Chính nghiệp: Làm những việc phải đạo làm người, không làm những việc trái với lương tâm, nhân tính
Chính mệnh: Phải thực hiện các điều răn, ức chế dục vọng, sống trung thực, đúng đắn, nhân nghĩa, không tham lam, không gian tà, vụ lợi
Chính tinh tiến: Phải suốt đời rèn luyện bản thân không mệt mỏi, sáng suốt vươn lên, hăng hái truyền dạy đạo lý của Đức Phật cho chúng sinh
Chính niệm: Luôn tâm niệm và suy nghĩ đến điều tốt, không bao giờ nghĩ đến những điều xấu xa tồi tệ
Chính định: Tập trung tư tưởng cao độ để nghĩ về Đức Phật, về con đường giải thoát, đạt đến trạng thái thiền và cuối cùng là giác ngộ
Nếu đạt được chính định thì sẽ đạt được tuệ Lúc đó tâm hồn sẽ khai
mở, thông tỏ được mọi điều trên trần thế và linh hồn có thể nhập vào niết bàn Nếu
Trang 10đạt được trạng thái niết bàn, con người có thể làm thay đổi các yếu tố cấu trúc sinh học của cơ thể, có thể dập tắt tham – sân – si Lúc đó con người sẽ thoát khỏi bể khổ trầm luân và vòng luân hồi bất tận
Cùng với bát chính đạo, Phật giáo còn đưa ra phép tu tổng quát cho các Phật tử, đó là duy trì ngũ giới và lục độ
Ngũ giới là năm điều răn hay năm điều cần tránh: không sát sinh,
không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu
Lục độ: Là sáu phép tu của tu sĩ và Phật tử, bao gồm
Bố thí: Đem của cải và tài trí của mình giúp người một cách vô
tư, không vụ lợi
Trì giới: Giữ nghiêm giới luật, bỏ điều ác, giữ điều thiện
Nhẫn nhục: Là sự kiên định, nhường nhịn, chịu đựng trong lời nói, hành động và ý nghĩa, không giận dữ, nóng nảy, không phục thù
Tinh tiến: Là sự cố gắng, nỗ lực vươn lên, chuyên làm điều thiện, tránh làm điều ác
Thiền định: Sự tập trung tư tưởng cao độ vào một đối tượng nào đó
Bát nhã: Là sự khai mở trí tuệ nhằm hiểu rõ thực tướng của vạn vật, thấu suốt chân tướng của chính bản thân mình
Nói một cách khái quát, trong học thuyết Tứ diệu đế thì Khổ đế và Tập
đế trình bày về sự khổ và nguyên nhân của nỗi khổ Đây là điểm xuất phát của tư tưởng giải thoát trong triết lý Phật giáo Diệt đế là quan điểm của Phật giáo về mục đích và nhiệm vụ tối cao của sự giải thoát Mục đích và nhiệm vụ ấy là xóa bỏ mọi vọng tưởng, thoát khỏi mọi sự ràng buộc của thế giới vật dục, diệt mọi ái dục nhằm đạt tới sự giác ngộ và cảnh trí niết bàn Còn đạo đế chính là con đường, cách thức
để dẫn tới sự giải thoát Con đường và cách thức giải thoát đó là Bát chính đạo, Ngũ giới và Lục độ
Như thế, tư tưởng giải thoát trong triết lý Phật giáo đã thể hiện tính chất nhân bản rất sâu sắc Nó không chỉ phủ nhận thế giới quan thần quyền và chủ nghĩa siêu nhiên đương thời mà còn lên án mọi sự bất công, đau khổ của xã hội do chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội lạc hậu và khắc nghiệt gây