A. PHẦN MỞ ĐẦU : TIỂU LUẬN Tìm hiểu về Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo đối với thế hệ trẻ hiện nay. 1.Lý do chọn đề tài 2.Phạm vi nghiên cứu 3.Phương pháp : phân tích ,tổng hợp . Cấu trúc của tiểu luận gồm những phần chính sau: Chương I : Khái quát về Phật giáo . Chương II :Những quan điểm Triết học của Phật giáo Chương III :Ảnh hưởng của Phật giáo đến thế hệ trẻ hiện nay . B.NỘI DUNG: I.Khái quát về Phật giáo : 1. Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của Phật giáo : II.Nhữ ng quan điểm triết học của Phật giáo : 1.Quan điểm về thế giới quan : 2.Vô thường (vận động biến đổi không ngừng ): 3. Duyên :(điều kiện cho nguyên nhân trở thành kết quả ) 2.Quan điểm của Phật giáo về nhân sinh quan : a.Khổ đế b.Nhân đế hay tập đế c.Diệt đế d.Đạo đế e.Giới f. Định g.Tuệ III.Qúa trình du nhập và phát triển của Phật giáo Việt nam IV.Những giá trị tích cực của Phật giáo V.Ảnh hưởng của Phật giáo đến thế hệ trẻ hiện nay 1.Thực trạng của thanh thiếu niên hiện nay 2.Ảnh hưởng của Phật giáo đến thế hệ trẻ hiện nay phát triển nhân cách lành mạnh cho thanh thiếu niên C.KẾT LUẬN D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 1TIỂU LUẬN
Tìm hiểu về Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo đối với thế hệ trẻ hiện nay.
.A PHẦN MỞ ĐẦU :
1.Lý do chọn đề tài :
Từ những năm cuối thế kỷ XX, đất nước ta ngày càng chịu nhiều tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường ,của quá trình công nghiệp hóa ,hiện đại hóa Theo đó mặt trái của quá trình này là sự xuống cấp về đạo đức, lối sống Tình trạng này diễn ra phổ biến ở thế hệ trẻ, học sinh – sinh viên – những người chủ tương lai của đất nước Trước yêu cầu phát triển bền vững của đất nước ,Việt Nam nhất thiết phải xây dựng một nền tảng đạo đức mới nhân văn, tiến bộ, bền vững, phù hợp với thời đại trên cơ sở kế thừa các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Thực tế đã chứng minh rằng, tư tưởng của Phật giáo phù hợp với đạo đức ,lẽ sống của người Việt Nam Trong suốt quá trình hình thành và phát triển Phật giáo có nhiều đóng góp đáng kể đối với sự phát triển kinh tế văn hóa của dân tộc trên nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục Có thể nói những tư tưởng Phật giáo về giáo dục đạo đức lối sống có thể phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giáo dục nói chung và việc giáo dục đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ, học sinh – sinh viên nói riêng Vì thế việc tìm hiểu về tư tưởng Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với thế hệ trẻ ngày nay nhằm phát huy những mặt tích cực của tư tưởng Phật giáo trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ ,học sinh –sinh viên là việc làm cần thiết
2.Phạm vi nghiên cứu :
Nghiên cứu ,tìm hiểu về nguồn gốc ,sự phát triển của Phật giáo , chủ yếu là tư tưởng Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo đến thế hệ trẻ hiện nay
3.Phương pháp : phân tích ,tổng hợp
Cấu trúc của tiểu luận gồm những phần chính sau:
Chương I : Khái quát về Phật giáo
Chương II :Những quan điểm Triết học của Phật giáo
Trang 2Chương III :Ảnh hưởng của Phật giáo đến thế hệ trẻ hiện nay
B.NỘI DUNG:
I.Khái quát về Phật giáo :
1 Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của Phật giáo :
Phật giáo là trào lưu tôn giáo triết học xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ VI trước công nguyên người sáng lập ra là Thích Ca Mâu Ni ,tên thật là Tất Đạt Đa là thái tử của vua Tịnh Phạn ,một nước nhỏ nằm ở Bắc Ấn Độ ( nay thuộc vùng đất Nepal) .Ông sinh ngày 8 tháng 4 năm 563 trước công nguyên Mặc dù sống trong cảnh cao sang quyền quý ,dòng dõi đế vương lại có vợ đẹp con ngoan nhưng trước bối cảnh
xã hội phân chia đẳng cấp khắc nghiệt ,sự bất lực của con người trước khó khăn của cuộc đời ,năm 29 tuổi ông xuất gia tu đạo Năm 35 tuổi ,Tất đạt Đa đã giác ngộ ,tìm ra chân lý “ tứ diệu đế và “thập nhị nhân duyên dể tìm con đường giải thoát nỗi khổ cho chúng sinh Từ đó ông đi khắp nơi để truyền bá tư tưởng của mình ,sáng lập ra tôn giáo mới là đạo Phật
Qua hơn 40 năm hoằng pháp và truyền đạt giáo lý Phật giáo khắp Ấn độ ông qua đời ở tuổi 80,để lại cho nhân loại những tư tưởng triết học Phật giáo vô cùng quý báu Kinh điển của Phật giáo vô cùng đồ sộ gồm
ba bộ phận gọi là “tam tạng kinh bao gồm Tạng kinh ,Tạng luật và Tạng luận
II.Nhữ ng quan điểm triết học của Phật giáo :
1.Quan điểm về thế giới quan :
Thể hiện tập trung ở 3 nội dung phạm trù : vô ngã ,vô thường và duyên
1.Vô ngã (không có cái tôi chân thật ): Phật giáo cho rằng thế giới xung quanh ta và cả con người không phải do 1 vị thần nào sáng tạo ra mà được cấ thành bởi sự kết hợp của 2 yếu tố là’”Sắc và “Danh Trong đó Sắc là yếu tố vật chất ,là cái có thể cảm nhận được bao gồm đất ,nước ,lửa và không khí Danh là yếu tố tinh thần ,không có tính chất mà chỉ có tên gọi bao gồm ;thụ (cảm thụ ),tưởng (suy nghĩ),hành (ý muốn để hành động )và thức (sự nhận thức )
Trang 3Danh và sắc kết hợp lại thành 5 yếu tố gọi là ngũ uẩn Ngũ uẩn bao gồm :sắc (vật chất), thụ (cảm giác ),tưởng (ấn tượng )và thức (ý thức ).Chúng tác động qua lạ với nhau tạo nên vạn vật và con người Nhưng sự tồn tại của sự vật chỉ là tạm thời ,thoáng qua ,không có sự vật riêng biệt mà tồn tại mãi mãi.Do đó không có “bản ngã hay cái tôi chân thực
2.Vô thường (vận động biến đổi không ngừng ):
Đạo Phật cho rằng ( vô thường ) là không cố định mà luôn biến đổi Sinh và diệt là hai quá trình xảy ra đồng thời trong một sự vật ,hiện tượng cũng như toàn thể vũ trụ rộng lớn Không phải sự vật ,hiện tượng sinh ra mới gọi là sinh ,mất hay chết đi mới gọi là diệt mà trong sự sống có sự chết Chết không phải là hết không phải là hết khổ mà là điều kiện của một sinh thành mới
3 Duyên :(điều kiện cho nguyên nhân trở thành kết quả ) ;Phật giáo cho rằng mọi sự vật hiện tượng trong
vũ trụ từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất đều chịu sự chi phối của luật nhân duyên Duyên là điều kiện giúp cho nguyên nhân trở thành kết quả.Kết quả ấy lại nhờ có duyên mà trở thành nhân khác Nhân khác lại nhờ
có duyên mà trở thành kết quả mới Cứ như vậy mà tạo nên sự biến đổi không ngừng của các sự vật tuân theo quy luật Nhân –quả.Nếu không có nhân thì không thể có quả ,nếu không có quả thi không thể có nhân ,nhân như thế nào thì quả như thế ấy
Phật giáo cho rằng sự vật và con người được cấu thành từ các yếu tố vật chất và tinh thần Các sự vật và hiện tượng trong thế giới nằm trong quá trình liên hệ ,vận động ,biến đổi không ngừng.Nguyên nhân của sự vận động biến đổi nằm trong các sự vật Đó là quan điểm biện chứng về thế giới của Phật giáo tuy còn mộc mạc chất phác nhưng rất đáng trân trọng Đó là quan điểm duy vật biện chứng về thế giới
2.Quan điểm của Phật giáo về nhân sinh quan :
Nội dung triết lý nhân sinh cua Phật giáo được thể hiện tập trung trong thuyết ‘ Tứ diệu đế’
a.Khổ đế :Chân lý về sự khổ,cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não không tròn vẹn Đạo Phật cho rằng có 8 nỗi khổ ;sinh khổ,lão khổ,thụ biệt khổ,oán tăng hội ,sở cầu bất đắc và ngũ thụ uẩn.Nỗi khổ là vô tận,là tuyệt đối ,ngay cả cái chết cũng không chấm dứt sự khổ mà tiếp tục sự khổ mới
b Nhân đế hay tập đế :
Là triết lý về sự phát sinh ,nguyên nhân gây ra sự khổ.Đạo Phật cho rằng nguyên nhân gây ra khổ sở phiền não là do “thập nhị nhân duyên gồm ;
Trang 4-Vô minh ; ( không sáng suốt ) không hiểu được đời là bể khổ ,không tìm ra nguyên nhân và con đường thoát ra Trong 12 nhân duyên vô minh là cơ bản
- duyên hành; là ý muốn thúc đẩy hành động
-Duyên thức ; tâm từ trong sáng trở nên u tối
.-Duyên danh sắc : là sự hội tụ các yếu tố vật chất và tinh thần sinh ra các cơ quan cảm giác
Duyên lục nhập ; là quá trình xâm nhập của thế giới xung quanh sinh ra cảm giác
-Duyên xúc ; sự cảm thụ ,sự nhận thức khi thế giới bên ngoài tiếp xúc với căn sinh ra cảm giác
-Duyên ái ; là yêu thích mà nảy sinh ham muốn , dục vọng trước tác động của thế giới bên ngoài
-Duyên thù; yêu thích, quyến luyến không muốn chia lìa
-Duyên hữu ; cố để dành,tồn tại để tận hưởng cái đã chiếm đoạt được
-Duyên sinh ; sự ra đời ,sinh thành do phải tồn tại
-Duyên lão tử ; khi đã sinh ra thì xác thân phải tiêu hoại mỏi mòn , trẻ rồi già ,ốm đau mà chết
Thập nhị nhân duyên nhìn chung đều cho rằng chúng có quan hệ mật thiết với nhau Mười hai nguyên nhân và kết quả nối tiếp nhau tạo ra cái vòng lẩn quẩn của nỗi khổ đau nhân loại
Nguyên nhân sâu và cơ bản hơn chính là vô minh Tùy theo cách nhìn của mỗi người đối với cuộc đời
mà có khổ hay không
c Diệt đế ;Là chân lý về diệt khổ
Phật giáo cho rằng mọi nỗi khổ đều có thể tiêu diệt để đạt tới trạng thái “niết bàn” Muốn diệt khổ phải đi ngược lại 12 nhân duyên ,bắt đầu từ diệt trừ vô minh
Vô minh bị diệt không còn tham dục và kéo theo những hành động không còn tạo nghiệp nữa tức là thoát ra khỏi vòng luân hồi sinh tử Một khi người ta đã làm lắng dịu lòng tham ái chấp thù thì tâm lý trở nên trầm tĩnh,sáng suốt ,khả năng nhận thức sự vật hiện tượng sâu sắc chính xác hơn, thái độ ứng xử với những người xung quanh rộng lượng bao dung hơn Giảm thiểu lòng tham , vô minh đến mức độ nào thì đời sống sẽ tăng phần hạnh phúc đến mức độ đó
d Đạo đế ;là chân lý con đường dẫn đến diệt khổ, là con đường để hoàn thiện đạo đức cá nhân Thông qua “ Tam học “ Phật giáo đưa ra quan niệm về con đường giải thoát Nội dung của Tam học gồm : Giới –Định –Tuệ
Trang 5e – Giới : gồm chính ngữ ,chính nghiệp ,chính mệnh : là những điều răn cấm ,những qui định giúp cho con người trên đường tu hành tránh được những lỗi lầm ,trở nên trong sạch
f – Định : gồm chính tinh tiến ,chính nghiệp ,chính định : là phương pháp giúp cho người tu hành không tán loạn thâm tâm mà nhờ đó loại trừ những ý nghĩ xấu ,tạo điều kiện cho trí tuệ bừng sáng
g – Tuệ : gồm chính kiến ,chính tư duy Người có trí tuệ sáng suốt diệt trừ được vô minh ,tham dục ,chứng ngộ được chân lý thực hành thiện ,mưu lợi ích cho chúng sinh Đạo Phật đề cao vai trò của trí tuệ ,xem đó là điều kiện không thể thiếu được để tiến tới giác ngộ và giải thoát Phật giáo khẳng định rằng có trí tuệ mới có khả năng phân biệt đúng sai ,thiện ác và mới có thể tự giải thoát khỏi những ràng buộc của dục vọng cá nhân
Theo con đường nói trên ,con người có thể diệt trừ vô minh ,đạt tới sự giải thoát, nhập niết bàn là trạng thái hoàn toàn yên tĩnh, sáng suốt , chấm dứt sinh tử luân hồi
Ngoài ra Phật giáo còn đưa ra 5 điều răn đe đem lại lợi ích cho con người và xã hội bao gồm :bất sát ; không sát sinh ,bất dâm ; không dâm dục ,bất vọng ngữ ; không nói năng thô tục bậy bạ ,bất âm tửu ;không rượu trà và bất đạo ; không trộm cướp
Phật giáo nguyên thủy có tư tưởng vô thần , có yếu tố duy vật và tư tưởng biện chứng của thế giới Phật giáo khuyên con người suy nghĩ thiện và làm việc thiện nhằm góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân Phật giáo cũng nói lên được tự do bình đẳng trong xã hội nhưng triết lý nhân sinh vẫn còn mang nặng tư tưởng bi quan không tưởng và duy tâm về xã hội
III.Qúa trình du nhập và phát triển của Phật giáo Việt nam ;
1 Phật giáo du nhập vào Việt nam từ rất sớm ,ngay từ đầu Công nguyên với truyện cổ tích Chữ Đồng
Tử học đạo của một nhà sư ở Ấn Độ Luy Lâu ở Bắc Giang là trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng
Do tiếp thu Phật giáo từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ) được phiên âm trực tiếp thành Bụt Từ Bụt được dùng nhiều trong các truyện dân gian Phật giáo Việt nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa Bụt được coi như 1 vị thần chuyên cứu giúp người tốt,trừng phạt kẻ độc ác.Sau này ,vào thế kỷ thứ 4-5 do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung quốc mà từ Bụt bị mất đi và được thay thế bằng từ Phật
Trang 6Đến đời nhà Lý ,nhà Trần Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo,
ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống Đế đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo
và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái Đế đầu thế kỷ 18 vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật ,chỉnh đốn xây chùa nhưng vì mất sớm nên việc này không đem lại nhiều kết quả Đến thế kỷ thứ
20 , mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình Âu hóa Phật giáo Việt nam lại phát triển mạnh mẽ khắp cá c
đô thị miền Nam với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu
Bốn giai đoạn lịch sử Phật giáo Việt nam ;
_Từ đầu Công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển
-Thời Đại Việt là giai đoạn cực thịnh
-Từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn suy thoái
_Từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn phục hưng Đại thừa có 3 tông phái được truyền vào Việt nam là Thiền tông ,Tịnh độ tông và Mật tông Khi vào Việt nam ,Mật tông không tồn tại độc lập như một môn phái riêng mà nhanh chóng hòa nhập vào dòng tín ngưỡng dân gian với truyền thống cầu đồng ,pháp thuật ,yểm bùa ,trị tà ma ,chữa bệnh
IV.Những giá trị tích cực của Phật giáo:
Tư tưởng Phật giáo góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người ,dạy con người hướng đến điều thiện ,từ bỏ gian tà Đây là giá trị nhân văn sâu sắc của Phật giáo Tư tưởng Phật giáo nói nhiều đến nếp sống đạo đức ,ngay thẳng ,trong sạch Đây là tư tưởng rất cần cho con người trong xã hội hiện đại ,cụ thể là xã hội Việt nam hiện nay ,một xã hội tồn tại đan xen nhiều vấn đề mang tính đạo đức và
cả những vấn đề phi đạo đức
Trang 7Tính hướng thiện của Phật giáo là một trong những nguồn gốc của chủ nghĩa nhân đạo,tư tưởng bình đẳng ,hòa bình của Phật giáo phù hợp với xu hướng hòa đồng liên kết giữa các dân tộc trên thế giới trong
xu thế toàn cầu hóa hiện nay Lòng từ bi bác ái góp phần cứu giúp người hoạn nạn ,giữ vững tinh thần lá lành đùm lá rách của dân tộc , triết lý vô thường vô ngã giúp con người giảm bớt cái tôi vị kỷ Những giá trị tích cực đó của Phật giáo càng được nhân lên với nhiều hoạt động cụ thể như;
Giúp đỡ những người khó khăn ,hoạn nạn ,chăm lo cho trẻ mồ côi ,chăm lo cho những người già cô đơn không nơi nương tựa
Giáo lý nhà Phật khuyên con người luôn nhớ đến đạo hiếu ,lấy chữ hiếu làm đầu ‘ hạnh hiếu là hạnh Phật,tâm hiếu là tâm Phật”, ‘muôn việc ở thế gian không gì hơn công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ‘.Thêm vào đó không gian chùa chiền là nơi luôn thu hút con người tìm về chốn tĩnh tâm ,nơi chiêm nghiệm và cảm nhận Tất cả những điều đó là những giá trị tích cực thiết thực góp phần giáo huấn con người ,giúp thế hệ trẻ vững bước trước những cám dỗ của cuộc đời ,khích lệ họ quan tâm đến cộng đồng ,sống lương thiện ,coi trọng tính nhân bản ,coi trọng thiên nhiên Bên cạnh đó Phật giáo còn góp phần xây dựng lối sống có trách nhiệm ,không tham quyền cố vị ,không bám lấy lợi ích vật chất bởi theo định nghĩa của đức Phật ;tham và sân là hai năng lực tiêu cực mạnh mẽ nhất trong con người Diệt trừ được tâm sân đích thực
là một thành tựu to lớn nhất của con người.Như thế là Phật giáo đã góp những giá trị văn hóa tích cực vào việc giáo dục đạo đức lối sống cho con người nhất là tầng lớp trẻ hiện nay
Trong cuộc sống hiện đại hôm nay ,có không ít người ,nhất là tầng lớp thanh thiếu niên có lối sống liều lĩnh, ,bất chấp tất cả ,thiếu kiên nhẫn ,ít có khả năng chịu đựng ,gặp thất bại dễ buông xuôi thì lối sống khiêm cung ,nhẫn nại của Phật giáo càng có ý nghĩa giáo dục tinh cách lối sống cho bộ phận này
Có thể nói ,quan niệm từ bi hỉ xả và làm việc thiện là một trong những quan niệm giá trị nhất của Phật giáo Nó không chỉ giúp con người sống cuộc đời đạo đức ,lành mạnh mà còn giúp ngăn ngừa và vượt qua các tệ nạn xã hội ,đồng thời giúp con ngươi yêu thương lẫn nhau ,làm nhiều việc thiện nhất là trong xã hội ngày nay với mặt trái của nền kinh tế thị trường ngày càng nhiều người sống ích kỷ ,mưu lợi cho cá nhân ,suy đồi nhân cách
Tư tưởng Phật giáo luôn hướng con người có thái độ hành xử công bằng và tôn trọng các quyền cơ bản của con người Theo Phật giáo ,mỗi người đều giống nhau và đáng được giữ gìn nhân phẩm ,sống cuộc
Trang 8sống có phẩm chất Một trong những lời bình dị đơn giản của đức Phật Thích Ca đã nói nhưng ít ai để ý đến ,đó là :”Một người trở nên cao quý hay thấp kém là do ba nghiệp của họ ,chứ không phải do nơi chốn
mà họ sinh ra “
Là một tôn giáo Phật giáo quan tâm đến vấn đề giải thoát con người Bên cạnh tôn trọng và khẳng định những quyền cơ bản của con người ,Phật giáo không loại bỏ quyền của các sinh vật khác như thú vật
và cây cỏ Trong tất cả những điều răn của Phật giáo đều hàm chứa một điều ;không nên hủy diệt cuộc sống,lời khuyên này không những áp dụng cho con người mà còn cho cả muôn loài có tri giác
Phật giáo không tách rời lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội mà nhấn mạnh đồng thời lợi ích cá nhân và xã hội phải đi cùng để tạo ra một sự hạnh phúc cho nhân loại Trong 5 giới điều của Phật giáo ,con người nên tuân giữ 5 giới để làm cho cuộc sống không bị tổn hại ,không vi phạm pháp luật quốc gia ,vì lợi ích cá nhân và lợi ích cho cả xã hội
Trong quan hệ giữa con người với tự nhiên ,tư tưởng Phật giáo hướng con người đến việc tôn trọng và xây dựng môi trường bền vững Giáo dục ý thức con người trong mọi hoạt động sống,con người phải luôn
tự giác nâng cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái Đó chính là bảo vệ sự sống ,bảo vệ sinh mạng cho nhân loại
Mặt tích cực của nhân sinh quan Phật giáo và đạo đức Phật giáo bao gồm nhiều khía cạnh.Nó góp phần củng cố xã hội ,tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc ,khơi dậy tinh thần đoàn kết tương thân tương ái ,
lá lành đùm lá rách góp phần tạo nên nhân cách con người Việt nam
Bên cạnh những mặt tích cực ,tư tưởng Phật giáo cũng còn những mặt tiêu cực ,hạn chế Hạn chế lớn nhất của Phật giáo là quan điểm duy tâm thần bí Quan điểm này khiến người ta không hướng vào hiện thực mà hướng vào nghiệp ,vào quả báo ,vào thần linh để được phù hộ độ trì Tư duy như vậy sẽ hạn chế khám phá sáng tạo , làm chậm tiến độ phát triển của con người
V.Ảnh hưởng của Phật giáo đến thế hệ trẻ hiện nay:
1.Thực trạng của thanh thiếu niên hiện nay :
Trong thời đại mới hiện nay ,khoa học kỹ thuật phát triển mạnh ,văn hóa được nâng cao nhất là công nghệ thông tin phát triển vượt bậc đã làm cho đời sống vật chất tinh thần của con người ngày càng cao
Trang 9hơn Thực trạng đáng mừng là thanh thiếu niên ngày nay được sống ,học tập và làm việc trong những điều kiện tốt Từ đó có trình độ học vấn cao ,có hiểu biết đa dạng ,phong phú nhất là về khoa học kỹ thuật Nhu cầu tự khẳng định bản thân ,vai trò cá nhân được đề cao Đây là một tiến bộ lớn ,tạo cơ hội cho tuổi trẻ sáng tạo và phát triển Tranh thủ những điều kiện thuận lợi ,đại đa số sinh viên –học sinh đã xác định rõ ước mơ hoài bão,sống có lý tưởng Họ say mê học tập làm việc ,có mục đích trong sáng ,phấn đấu cho mình thành đạt để có điều kiện cống hiến nhiều hơn cho quê hương đất nước Nhiều người đã thành danh trên các lĩnh vực và có đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Những tấm gương đó khá phổ biến ,đáng trân trọng và tự hào
Bên cạnh những hình ảnh đẹp về tuổi trẻ trong thời đại mới ,dưới tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa ngày một sâu rộng cũng đã xuất hiện một bộ phận không nhỏ thanh niên có lối sống lệch lạc ,thiếu lý tưởng ,thiếu niềm tin ,thiếu ý thức chấp hành pháp luật ,có lối sống thực dụng đua đòi ,lãng phí Họ có thiên hướng đề cao cá nhân ,sống ích kỷ lạnh lùng ,ít chú ý đến nghĩa vụ và trách nhiệm, ít quan tâm đến những người xung quanh Cá biệt một số sa vào tệ nạn xã hội ,phạm pháp trong đó có những tội hình sự nghiêm trọng .Một trong những vấn nạn xã hội hiện nay ở thanh thiếu niên là bạo lực học đường Thống kê cho thấy có đến 55-65% số người phạm tội ở nước ta trong những năm gần đây là thanh thiếu niên trong đó có không
ít học sinh,sinh viên Càng học lên cao số học sinh ,sinh viên vi phạm đạo đức càng tăng lên
Có thể nói sự xuống cấp về đạo đức đang trở thành một vấn nạn của toàn xã hội Đây là vấn đề khiến cho những người quan tâm không thể không lo ngại và đau lòng Không ai muốn thấy những người tuổi trẻ có thể có một tương lai tốt đẹp lại phải vào trong lao tù hay đến pháp trường Vì vậy , trước
yêu cầu phát triển bền vững của đất nước ,việc xây dựng một nền tảng đạo đức ,lối sống mới theo hướng nhân văn tiến bộ bền vững cho thế hệ trẻ ,học sinh –sinh viên hiện nay trên cơ sở kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống là việc làm cần thiết
2.Ảnh hưởng của Phật giáo đến thế hệ trẻ hiện nay :
Ngày nay ở nước ta Phật giáo không còn là quốc giáo Lớp trẻ ngày nay phần lớn biết đến Phật giáo qua những lời dạy của ông bà ,cha mẹ về đạo lý làm người qua giáo lý Phật giáo ,qua các ngày lễ hội Phật giáo tổ chức ở các chùa địa phương ,ờ các vùng miền trên đất nước ,qua sự hiện diện của
Trang 10các ngôi chùa ,qua cả tấm gương của các nhà sư Ở nhà trường các cấp học không có chương trình giảng dạy về triết học Phật giáo Còn sinh viên ở các trường đại học qua bộ môn Lịch sử Triết học Phương Đông cũng nhận được rất ít kiến thức sơ bộ về Phật giáo trừ những sinh viên học ở khoa chuyên ngành Triết học Phần lớn sự hiểu biết về Phật giáo của lớp trẻ là từ gia đình và từ các mối quan hệ trong xã hội ,trong đó ảnh hưởng từ gia đình là nhiều nhất Hiện nay ,tư tưởng chính thống ở Việt nam là chủ nghĩa Mác –Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh Thanh thiếu niên ta từ trong nhà trường ,nhất là sinh viên từ trong nhà trường ngoài việc được trang bị những kiến thức về văn hóa ,khoa học kỹ thuật ,đạo đức mà còn cả những kiến thức về lý luận chính trị Từ đó giúp họ nhận thức được về cơ bản giữa mô hình lý tưỡng nhân đạo của Phật giáo và chủ nghĩa cộng sản là :một bên là duy tâm ,một bên là duy vật
Phật giáo cho rằng dục là căn nguyên của mọi nỗi khổ của con người ,cần phải diệt dục bằng ý chí Như thế phần nào khiến cho con người trở nên không có tham vọng tiến thân,bằng lòng với những gì mình đã có ,sống chịu đựng ,nhẫn nhục ,không đấu tranh,hướng tới cõi Niết bàn khi cuộc sống trần gian
đã chấm dứt Cho rằng đời là bể khổ ,nhìn đời một cách bi quan nên tư tưởng Phật giáo là xuất thế và xa rời hiện thực Đạo đức Phật giáo đã tách con người ra khỏi điều kiện thực tiễn của xã hội ,nó làm cho con người có thái độ chấp nhận chứ không phải cải tạo thế giới Đạo đức xuất thế của Phật giáo là chạy trốn nhu cầu bản năng chứ không phải chế ngự thiên nhiên ,bắt thiên nhiên phải phục vụ mình Phật giáo đã tạo
ra một mẫu người còn hạn chế so với những yêu cầu xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Chủ nghĩa
xã hội đòi hỏi con người năng động sáng tạo ,biết chủ động vươn lên trong cuộc sống ,làm giàu bằng chính sức lao động và trí tuệ của mình.Đó là những con người trung thực ,thẳng thắn ,dám đấu tranh cho
lẽ công bằng ,dám đấu tranh trước cái sai trái ,đấu tranh cho lẽ công bằng ,đấu tranh cho chính nghĩa Với quan niệm lấy từ bi để diệt hận thù ,trong hoàn cảnh nhất định ,thái độ đó làm cho con người trong xã hội đối xử với nhau nhẹ nhàng ,bớt hiềm khích ,thù hận Nhưng ngược lại trước sự áp bức bất công ,những hiện tượng tiêu cực diễn ra ngày càng nhiều trong xã hội thì quan niệm từ bi của nhà Phật vô hình chung
đã xóa nhòa mục tiêu ,lý tưởng đấu tranh.Phật giáo cho rằng nhu cầu thể xác là trần tục ,kém đạo đức Đtều này không còn phù hợp với xã hội hiện nay khi mà yếu tố con người được đề cao hàng đầu về mặt thể xác lẫn tinh thần Vì thế Phật giáo ngày càng xa rời thế hệ trẻ