Tác giả cuốn Lí luận văn học so sánh Nguyễn Văn Dân đồng tình với ý kiến đông đảo giới nghiên cứu cho rằng văn học so sánh như là một bộ môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ giữa các
Trang 1VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC THEO HƯỚNG SO SÁNH
và lịch sử
Thế kỷ XVIII, chủ nghĩa tư bản bắt đầu phát triển mạnh ở phương Tây Điều kiệncho chủ nghĩa tư bản phát triển là phải có sự trao đổi và giao lưu quốc tế Tìnhtrạng cô lập của chế độ phong kiến cát cứ đã trở thành một vật cản chủ chốt đối với
sự phát triển của xã hội tư bản Giao lưu kinh tế đã dẫn đến giao lưu văn hóa Vàgiao lưu văn hóa lại thúc đẩy giao lưu kinh tế và dẫn đến những biến đổi xã hội.Thể hiện rõ là cuộc cách mạng tư sản ở Pháp 1789 và các nước châu Âu vào năm1848
Maxr và Engels đã tuyên bố trong tuyên ngôn của đảng cộng sản 1848 rằng :
“Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tựcấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa cácdân tộc Mà sản xuất vật chất đã như thế, thì sản xuất tinh thần cũng không kémnhư thế, những thành quả của hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sảnchung của tất cả các dân tộc Tính chất hẹp hòi và phiến diện dân tộc ngày càngkhông thể tồn tại được nũa, và từ những nền văn học dân tộc và địa phương muônhình muôn vẻ, đang nảy nở một nền văn học thế giới”
Goethe cho rằng : “ Ở thời đại chúng ta,văn học dân tộc không còn có ý nghĩa gìnhiều; bây giờ là thời đại của văn học thế giới và mỗi chúng ta cần phải góp phầnlàm cho thời đại đó hình thành càng sớm càng tốt” Ông cũng nói thêm rằng : “Mọicái còn lại (tức các nền văn học khác) chúng ta chỉ nên nhìn nhận theo quan điểmlịch sử, để từ đó chúng ta chỉ tiếp nhận những gì phù hợp với chúng ta và những gì
là tốt đẹp”
Trang 2Như vậy,khái niệm “văn học thế giới” vừa có nghĩa là nền văn học thế giới vừa có
nghãi là bộ môn lịch sử văn học thế giới Đây là cơ sở để dẫn tới sự ra đời của văn học so sánh, hay nói cách khác giao lưu văn hóa là điều kiện xã hội hình thành văn
học so sánh
Thế kỷ XIX, vấn đề học thuật tạo điều kiện thuận lợi cho văn học so sánh pháttriển,nhất là các ngành khoa học lịch sử phát triển cực thịnh, tạo điều kiện cho bộmôn văn học sử hình thành và nở rộ, phương pháp so sánh được nhiều ngành khoahọc áp dụng,nhất là trong ngôn ngữ học so sánh và folclor so sánh
Năm 1886, một công trình tổng hợp đầu tiên về lịch sử văn học thế giới củaMacauly Posnett(người Anh) xuất hiện với đầu đề văn học so sánh(ComparativeLiterature) đánh dấu sự hình thành chính thức của bộ môn văn học so sánh với tínhcách là một bộ môn đọc lập Cũng năm này,ở Genève , Thụy Sĩ, Eduard Rod bắtđầu các bài giảng về lich sử so sánh các nền văn học, và ở Đức, Supfle xuất bản tập
sách đầu tiên trong bộ Lịch sử ảnh hưởng của nền văn minh Đức đối với Pháp,
mang tính chất của một công trình văn học so sánh Có thể coi năm 1886 là nămkhai sinh ra bộ môn văn học so sánh
Năm 1903 ở Hoa Kỳ xuất hiện Tạp chí văn học so sánh, tới năm 1921 xuất hiện tờ tạp chí có uy tín nhất và vẫn tồn tại cho đến ngày nay là Tạp chí văn học so sánh
xuất bản ở Pháp
Trải qua hơn một trăm năm tồn tại, bộ môn văn học so sánh đã có mọt vị trí vữngvàng và độc lập tương đối trong khoa nghiên cứu văn học Hiện nay, sự giao lưuvăn hóa giữa các dân tộc đã trở thành một hiện tượng có tính chất tòan cầu Vănhọc so sánh, do đó, ngày càng trở nên cần thiết vì nó giúp cho tòan nhân loại hiểubiết chính mình và hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy tiến trình giao lưu phát triển nhanh
và ngày càng khắng khít Văn học so sánh đã trở thành một trào lưu thế giới
Trên phạm vi thế giới, Văn học so sánh đang ở giai đọan phát triển manh và trưởngthành Văn học so sánh đã được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học trêntoàn thế giới Có 37 nước đã thành lập Khoa Văn học so sánh hoặc thành lập việnnghiên cứu Văn học so sánh Dù đã ra đời hơn 100 năm, song Văn học so sánh vẫncòn sức hấp dẫn mãnh liệt Nhưng dường như sự phổ biến của nó ở Phương Tâyvẫn rộng rãi hơn ở Phương Đông
Vào năm 1954, Hiệp hội Văn học so sánh quốc tế được thành lập, đến nay đã cótrên 4500 thành viên, trở thành một trong những hiệp hội nghiên cứu khoa học xã
Trang 3hội và nhân văn quốc tế lớn nhất Điều đó càng khẳng định thêm sự hấp dẫn và tầmquan trọng của bộ môn Văn học so sánh
Nhất là từ khi có sự xuất hiện của Chủ nghĩa duy vật biên chứng và Chủ nghĩa duyvật lịch sử, Văn học so sánh đã có một bước ngoặt cách mạng trong tiến trình pháttriển của mình về mặt phương hướng, phương pháp luận
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Thuật ngữ văn học so sánh đã xuất hiện từu thế kỷ XVIII, bên cạnh thuật ngữ vănhọc so sánh, người Pháp và người Anh còn sử dụng một số thuật ngữ ,chính xáchơn và phức tạp hơn nữa như “lịch sử các nền văn học được so sánh”, “lịc sử sosánh các nền văn học’,…
Kể từ cuối thế kỷ XIX cho đến nay,nhiều nước đã chấp nhậ dung thuật ngữ văn học
so sánh, mặc dù nó có phần thiếu chính xác.Khi nói đến văn học so sánh thì takhông nên hiểu đó là một nền văn học được so sánh, mà thực chất nó là một bộmôn khoa học có chức năng so sánh một nền văn học này với một hay nhiều nềnvăn học khác, hoặc so sánh các hiện tượng của các nền văn học khác nhau
Định nghĩa văn học so sánh cũng có nhiều quan niệm khác nhau và có một quá
trình biến đổi theo lịch sử Tác giả cuốn Lí luận văn học so sánh Nguyễn Văn Dân
đồng tình với ý kiến đông đảo giới nghiên cứu cho rằng văn học so sánh như là
một bộ môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc.
Cụ thể văn học so sánh sẽ bao hàm ba bộ phận nghiên cứu:
Những mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học dân tộc (những ảnh hưởng vàvay mượn lẫn nhau giữa các nền văn học)
Những điểm tương đồng (những điểm giống nhau giữa các nền văn học sinh rakhông phái do ảnh hưởng giữa chúng mà là do điều kiện lịch sử xã hội giốngnhau)
Những điểm khác biệt độc lập, biểu hiện bản sắc của các hiện tượng văn học dântộc hay của các nền văn học dân tộc, được chứng minh bằng phương pháp so sánh
3 Mục đích và đối tượng của văn học so sánh
3.1 Mục đích của văn học so sánh
Trang 4So sánh là một thao tác tư duy rất cơ bản Trong cuộc sống, khi ta tư duy, ta đãdùng đến thao tác này rất thường xuyên như một phần tất yếu Văn học cũng là mộtlĩnh vực của tư duy, của nhận thức, mang tính đặc thù, cho nên việc sử dụng thaotác so sánh trong sáng tác và nghiên cứu văn học là một điều hết sức tự nhiên Từkhi có văn học, nhất là văn học viết đến nay, các nhà nghiên cứu đã có ý thức sosánh khi tìm hiểu văn chương, đặc biệt là khi có những hiện tượng song hành trongvăn học Có thể nhắc đến những hiện tượng song hành tiêu biểu trong văn học ViệtNam: Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu,
Cung Oán Ngâm và Chinh Phụ Ngâm,… So sánh các hiện tượng văn chương trở
thành một phương pháp nghiên cứu văn chương Vậy so sánh văn chương có phải
là văn học so sánh không?
So sánh văn chương là một phương pháp nghiên cứu văn học có đối tượng bất kì.Người ta có thể so sánh hai hay nhiều đoạn văn, đoạn thơ với nhau, hoặc có thể sosánh tac phẩm này với tác phẩm kia, tác già này với tác giả khác, giai đoạn với giaiđoạn, trào lưu với trào lưu, so sánh niên đại, lịch đại, các hiện tượng tương đồnghoặc tương phản, v.v…
Mục đích của so sánh văn học là từ những đối tượng nghiên cứu rút ra được bảnchất, quy luật tồn tại và phát triển của văn học So sánh văn học có thể đi từ phạm
vi nội bộ dân tộc tiến tới phạm vi rộng hơn bên ngoài dân tộc Văn học còn là mộthoạt động có tính giao tiếp, giao lưu nên sự so sánh là hết sức cần thiết trongphương pháp nghiên cứu
Nhưng không phải so sánh văn học nào cũng là văn học so sánh Văn học so sánhkhông phải là khoa học về mọi sự so sánh trong văn học Văn học so sánh là mộtlĩnh vực, một xu hướng chỉ tiến hành nghiên cứu so sánh các hiện tượng văn họcthuộc các nền văn học khác nhau của các dân tộc khác nhau, hoặc sớm hơn và hẹphơn là thuộc các sắc tộc, các cộng đồng ngôn ngữ – văn hoá khác nhau Nói mộtcách khác, Văn học so sánh nghiên cứu các mối quan hệ liên dân tộc, quốc tế trongvăn học (có đối tượng xác định) Văn học so sánh là một bộ môn nghiên cứu vănhọc vừa có tính dân tộc, vừa có tính quốc tế
3.2 Đối tượng của văn học so sánh:
Đối tượng cơ bản của văn học so sánh là các hiện tượng văn học thuộc các nền vănhọc khác nhau của các dân tộc khác nhau, hoặc sớm hơn và hẹp hơn là thuộc cácsắc tộc, các cộng đồng ngôn ngữ – văn hoá khác nhau Nói một cách tổng quát,
Trang 5Văn học so sánh nghiên cứu sự giao lưu, sự tiếp xúc các mối quan hệ quốc tế, liêndân tộc (international) giữa các nền văn chương.
Ở đây ta cần nói thêm một chút về các trường phái Văn học so sánh Buổi đầu củaquá trình hình thành và phát triển bộ môn xuất hiện hai trường phái chính, tạmđược đặt tên là trường phái Pháp, trường phái My Sở dĩ ta cần nói qua về cáctrường phái này vì giữa các trường phái có đôi chút khác biệt về đối tượng Trongquá trình phát triển của bộ môn, giữa phương pháp và đối tượng của nó có mốiquan hệ khăng khít vàa chặt chẽ với nhau song lại chưa thể có sự ổn định và nhấtquán trong quan niệm
Trường phái Mỹ không chỉ nghiên cứu đối tượng là những hiện tượng văn chươngngòai biên giới dân tộc mà còn so sánh văn chương với các lĩnh vực tinh thần khácnhư Mỹ học, Triết học, tôn giáo… Nhà nghiên cứu người Mỹ Henry H H Remakđịnh nghĩa Văn học so sánh như sau: “Văn học so sánh là sự nghiên cứu vănchương bên ngòai giới hạn của một xứ sở riêng biệt, và là sự nghiên cứu các mốiquan hệ giữa văn chương một bên với các lĩnh vực tri thức và tín ngưỡng khác nhưnghệ thuật (hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc), triết học, lịch sử, các khoa học
xã hội (chính trị học, xã hội học, kinh tế học), các khoa học, tôn giáo v.v… mộtbên khác Tóm lại, đây là sự so sánh một nền văn chương với một hay các nền vănchương khác và sự so sánh văn chương với các lĩnh vực khác của sự diễn tả conngười.”
Mặc dù đặt ra mục tiêu và phạm vi lớn như vậy, trường phái Mỹ thiên về xuhướng thứ hai, song họ không tránh khỏi một số khó khăn và bế tắc về mặt phươngpháp luận Phải công nhận rằng mở rộng đối tượng so sánh của Văn học so sánh rangoài biên giới văn chương là làm rối rắm quan niệm , đối tượng đó và làm lạchướng nghiên cứu
Trường phái Pháp chỉ chuyên tâm đi vào xu hướng thứ nhất Họ quan niệmrằng nghiên cứu văn chương ngoài biên giới dân tộc đã có phạm vi quá rộng rồi,nếu còn so sánh văn chương với các lĩnh vực tinh thần khác sẽ làm cho Văn học sosánh trở thành một bộ môn dàn trải mà nông cạn
Đối tượng của Văn học so sánh chỉ nên là các mối quan hệ về văn chươnggiữa các dân tộc mà thôi, đối tượng so sánh chỉ nên là các hiện tượng văn chươngqua các biên giới địa lý và lịch sử của các dân tộc Vấn đề dân tộc cũng cần phải
Trang 6được giải thích rõ vì khái niệm quốc gia và dân tộc không hề đồng nhất Trong biêngiới một quốc gia có thể có nhiều dân tộc, cho nên vẫn có thể có nhiều nền văn họckhác nhau Việt Nam có cả thảy 56 dân tộc, nên không chỉ có văn học của ngườiKinh Các nhà nghiên cứu vẫn có thể so sánh văn học Ireland với văn học Scotlandtrong văn chương Anh, sánh văn học Hindi với văn học Bengali trong văn chương
An Độ…
Trên đây là vấn đề cơ bản trong việc xác định đối tượng của Văn học so sánh Vậy
cụ thể hơn, mối quan hệ về văn chương giữa các dân tộc là những gì? Các nhànghiên cứu đã xếp các mối quan hệ đó vào ba nhóm chính:
Các mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học dân tộc Khi nghiên cứu ở mặt
này, các nhà nghiên cứu xác định các luồng giao lưu, ảnh hưởng, nhất là nếu cóhiện tượng vay mượn thì phài tìm ra nguồn gốc vay mượn để đánh giá đóng gópcủa người vay mượn lẫn người cho vay
Ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này là tác phẩm Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du ở Việt Nam và tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài
Nhân ở Trung Quốc Về mặt cốt truyện, 90% Nguyễn Du vay mượn từ nguyên tác
Kim Vân Kiều truyện, nhưng ở từng tình tiết, tính cách nhân vật… có sự khác biệt
rất lớn Nhưng so sánh hai tác phẩm này với nhau không có nghĩa là ta làm cái việchết lời ca ngợi Nguyễn Du và chê bai Thanh Tâm Tài Nhân, mà ta chỉ cần tìm ra sựđóng góp của mỗi tác giả và đặc trưng dân tộc được thể hiện trong mỗi tác phẩm
Xét đến sự ảnh hưởng trong văn học thì có rất nhiều kiểu Có thể là ảnhhưởng do nhân cánh nhà văn, ảnh hưởng về kỹ thuật viết văn, vay mượn tư liệu vàchủ đề, ảnh hưởng bằng cách đưa ra một khung cảnh nghệ thuật mới…
Các điểm tương đồng: Nhà so sánh luận Xô Viết Zhirmunsky nhận định: “Các phong trào văn học nói chung và các sự kiện văn học nói riêng – với tư cách là những hiện tượng quốc tế – một phần được xây dựng trên cơ sở những sự phát triển lịch sử tương đồng trong cuộc sống xã hội của các dân tộc và một phần dự trên những sự giao lưu văn hóa và văn học của các dân tộc đó (…) Cần phải phân biệt những điểm tương đồng về loại hình với những sự du nhập văn học hoặc sự ảnh hưởng, bản thân những cái này cũng lại dự trên những điểm tương đồng trong quá trình tiến hóa xã hội.” Một ví dụ điển hình cho văn học so sánh nghiên cứu các
điểm tương đồng là công trình của Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên nghiên cứu vềkiểu truyện Tấm Cám
Trang 7Việc nghiên cứu các hiện tượng tương đồng có thể được tiến hành theo các vấn đề:
đề tài, tư tưởng, tình cảm, thể lọai, loại hình, phong cách, hình tượng, nhân vậtv.v… Song điển hình nhất và phức tạp nhất vẫn là hiện tượng tương đồng của cáctrào lưu và trường phái văn học kể từ thời Phục Hưng cho đến nay
Việc nghiên cứu các hiện tượng tương đồng giữa các nền văn học cũng cung cấp tưliệu và gợi ý hướng dẫn cho các nhà viết văn học sử dân tộc, các nhà phê bình và
lý luận để họ khái quát nên những nhận xét và luận điểm về phê bình và lý luậnvăn học, giúp họ có nhữngđánh giá chính xác hơn
Có hai loại hiện tượng tương đồng:
Tương đồng lịch sử: bao gồm hiện tượng tương đồng cùng thời và tương đồng kếtiếp Tương đồng lịch sử là tương đồng của những trào lưu thuộc các nền văn học
kế cận nhau (ví dụ: nền văn học Phục Hưng, cổ điển, Anh Sáng, lãng mạn, hiệnthực… ở Châu Au)
Tương đồng phi lịch sử: là sự giống nhau giữa các nền văn học cách xa nhau vềkhông gian và thời gian Nghiên cứu những điểm tương đồng phi lịch sử sẽ giúpcho các nhà lý luậnvăn học rút ra những kết luận bổ ích và xác đáng về quy luậtphát triển chung của văn học, làm sáng tỏ sự phát sinh và phát triển của một thểlọai, một loại hình văn học cụ thể
Đối tượng cụ thể thứ ba của Văn học so sánh là nghên cứu các điểm khác biệt độc lập:
Trong thực tiễn, có khi nhà nghiên cứu phải so sánh hai hiện tươợng văn họckhác nhau để chứng min cho mức độ khác nhau giữa chúng, qua đó khẳng địnhthêm cho một yêu cầu nào đó của mình Việc này không phải để chứng minh đơnthuần cái này khác cái kia, mà nó nhằm phục vụ những mục tiêu cụ thể của nhànghiên cứu
Ví dụ: so sánh nghệ thuật tả chân giữa Guy de Maupassant và Phạm Duy
Tốn, so sánh tiểu thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defoe với Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật để thấy Quả dưa đỏ chưa phải là tiểu thuyết phiêu lưu.
Đối tượng thứ ba này là để bổ sung cho hai đối tượng đầu Các đối tượng ấykhông hề phủ định lẫn nhau mà bổ sung cho nhau
4 Tình hình nghiên cứu văn học so sánh ở Việt Nam
Trang 8Ở phạm vi Việt Nam, trước kia, bộ môn Văn học so sánh chưa có dịp hình thành vàphát triển như là một bộ môn nghiên cứu văn học chính thức Mặc dù vậy, văn họcViệt nam lại có nhiều thuận lợi và tiềm năng cũng như nguồn đề tài để Văn học sosánh phát triển Có thể so sánh văn học Trung đại Việt Nam với văn học cổ TrungQuốc, so sánh văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX với văn học Pháp, vănhọc cách mạng Việt Nam với Văn học xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô… Có thể nóivăn học Việt Nam chịu rất nhiều nguồn ảnh hưởng nhưng lại rất đậm đà bản sắcdân tộc, là mảnh đất màu mỡ cho nghiên cứu Văn học so sánh.
Văn học so sánh khẳng định vị trí của mình ở Việt Nam hơi muộn Bước đầu khởiđộng là hội nghị chuyên đề về Văn học so sánh được tổ chức vào năm 1972 tại Đạihọc Sư Phạm Hà Nội, với báo cáo chính của giáo sư Nguyễn Đức Nam Từ đó,ngành Văn học so sánh bắt đầu được chú ý và liên tục phát triển cho đến nay Đã
có một số chuyên luận giới thiệu lý thuyết và các công trình nghiên cứu cụ thể về
Văn học so sánh xuất hiện trên các báo, nhất là Tạp chí văn học.
Hiện nay, ở Việt Nam, bộ môn Văn học so sánh đã được đưa vào giảng dạy ở bậcđại học, cao học và nghiên cứu sinh thuộc chuyên ngành văn học Dựa vào điềunày ta cũng thấy được tầm quan trọng của bộ môn này trong công tác nghiên cứuvăn học Song bộ môn này chỉ mới phát triển mạnh về mặt lý thuyết Văn học sosánh Việt Nam cần có thêm nhiều công trình nghiên cứu những hiện tượng văn học
cụ thể Điều đó mới là thiết thực nhất cho việc khẳng định vị trí của bộ môn này ởViệt Nam
III Nghiên cứu văn học theo hướng so sánh
Trang 9đường cống hiến cho dân tộc : nghề hàng hải, khai mỏ rồi chuyển sang nghề y.Đang học nghành y ở Nhật, một lần xem phim ông thấy những người Trung Quốckhoẻ mạnh hớn hở đi xem quân Nhật chém một người Trung Quốc chống Nhật.Ông giật mình nhận ra rằng : Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnhtinh thần Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ để phanh phui căn bệnh tinhthần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm cách chạy chữa Con đường gian nan chọnnghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn của lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đạivừa nói lên tâm huyết của Lỗ Tấn với dân tộc
Lỗ Tấn là một tác gia lớn của văn học hiện đại Trung Quốc Từ nhỏ ông
đã say mê nghệ thuật dân gian Lúc trưởng thành, ông đã lựa chọn con đường vănchương để cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng của lực lượng tiến bộ Tácphẩm của ông mang hơi thở nóng hổi của thời đại, là tiếng nói của hồn dân tộc.Không chỉ là nhà văn lớn của Trung Quốc, Lỗ Tấn kết đọng tinh hoa văn hóa nhânloại của thế kỉ XX Ông chuyên vạch trần những thói hư tật xấu của nhân dân đểmọi người tìm cách chạy chữa, tự phấn đấu vươn lên, tự cường dân tộc Tác phẩmchính của Lỗ Tấn là AQ chính truyện, Cố hương…
AQ chính truyện là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp văn học của
Lỗ Tấn, được sáng tác năm 1921, nghĩa là trong giai đoạn thứ nhất trong cuộc đờicầm bút của nhà văn (1918 – 1925)
2 Nam Cao
Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh ra trongmột gia đình nông dân, ở làng Đại Hoàng (tỉnh Hà Nam) Sống chật vật, lay lấtbằng nghề viết văn và gia sư Tham gia cách mạng từ năm 1943, đến tháng 11 –
1951 bị giặc Pháp phục kích và sát hại
Nam Cao bề ngoài lạnh lùng nhưng nội tâm phong phú, có tấm lòngđôn hậu, chan chứa yêu thương, gắn bó sâu nặng với quê hương và những ngườinghèo khổ, bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ Nam Cao luôn quan niệm nghệthuật phải bám sát với cuộc đời, gắn bó với đời sống cuả nhân dân lao động Nhà
Trang 10văn phải có đôi mắt của tình thương Tác phẩm văn chương hay, có giá trị phảichứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc Văn chương nghệ thuật là lĩnh vực đòi hởiphải khám phá, tìm tòi, sáng tạo Lao động nghệ thuật là hoạt động nghiêm túc,công phu, người cầm bút phải có lương tâm.
Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, có đónggóp quan trọng đối với quá trình hiện đại hóa truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Namnửa đầu thế kỉ XX và là nhà văn có phong cách độc đáo Nam Cao thường viết vềcái nhỏ nhặt, bình thường nhưng có sức khái quát lớn và đặt ra nhiều vấn đề xã hộilớn lao, mang triết lí nhân sinh sâu sắc Nam Cao thường viết về người nông dân,
người tri thức nghèo với các tác phẩm tiêu biểu như Chí Phèo, Đời thừa, Lão Hạc, Một bữa no, Lang rận, Tư cách mỏ…
Chí Phèo là tác phẩm là tác phẩm đặc sắc nhất của Nam Cao Tác phẩm
đem đến cho người đọc cái nhìn mới về con người Qua đó thể hiện tinh thần nhânđạo, sự đồng cảm của tác giả đối với nhân vật
II SO SÁNH TÁC PHẨM CHÍ PHÈO CỦA NAM CAOVÀ AQ CHÍNH
TRUYỆN CỦA LỖ TẤN
Nói đến hình tượng người nông dân thì ta không thể không nhắc đếnđại văn hào Lỗ Tấn – cây đại thụ của văn học Trung Quốc, bởi lẽ ông vẫn được coi
là nhà văn hiểu sâu sắc nhất đời sống của nhân dân lao động Trung Quốc dưới ách
áp bức bóc lột của thế lực phong kiến Trong tác phẩm của ông, hình tượng ngườinông dân không phải là hiếm thấy, và khi thể hiện nỗi đau của kẻ bị áp bức bóc lột,ông không dừng lại ở bề ngoài, ông giỏi nắm lấy cái mâu thuẫn có tính chất bi kịchtrong hồn họ Theo ông, ngoài những nỗi đau thể xác, nhân dân còn có những nỗiđau đáng sợ hơn, khó lòng chịu đựng hơn Vì vậy ông đi sâu khám phá những đaukhổ tinh thần Tác phẩm của ông thường nói đến trạng thái bi kịch trong tâm hồnnhững người cùng khổ Nó gợi lên sự nham hiểm, độc địa của giai cấp thống trị,khơi dậy lòng căm phẫn sâu xa đối với chế độ phong kiến Sự mê muội của quần
Trang 11chúng chính là cột trụ chống đỡ cho sự thống trị, và Lỗ Tấn đã là người nhận thức
rõ ràng về điều này
Nếu văn học Trung Quốc có Lỗ Tấn – nhà văn xoáy sâu vào căn bệnh vốnhiện hữu trong con người thì ở văn học Việt Nam, Nam Cao cũng thấy được nỗiđau, bi kịch tinh thần của con người Tiếp xúc với nhà văn Lỗ Tấn, ta thấy được sựđồng điệu giữa Lỗ Tấn với Nam Cao - nhà văn hiện thực Việt Nam Hai nhà văncủa hai đất nước, hai thế kỷ, khác nhau cả về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ… nhưnglại cùng nhìn nhận về xã hội đương thời, về hình tượng người nông dân quen thuộcvới những nỗi bi kịch gần giống nhau, đặc biệt là người nông dân trước Cách mạngtháng Tám năm 1945 Đại diện cho hình tượng người nông dân ấy là hai nhân vật
điển hình AQ (AQ chính truyện của Lỗ Tấn) và Chí Phèo (Chí Phèo của Nam
Cao)
Bước ra từ hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam và Trung Quốc đang là nước
thuộc địa nửa phong kiến Chí Phèo và AQ chính truyện đều tố cáo bọn địa chủ
phong kiến áp bức bóc lột người nông dân về vật chất lẫn tinh thần Qua ngòi bútcủa Nam Cao và Lỗ Tấn, “tấm màn sân khấu” của bọn địa chủ (Cố Triệu, Cố Tiền,
Bá Kiến, Đội Tảo…) bị tháo xuống; những mánh khóe, tiểu xảo của kẻ bóc lột bịvạch trần Còn trơ lại là những con người khốn khổ sống dưới đáy xã hội (Binh
Chức, Chí Phèo, Năm Thọ, AQ, Cu Dê…) AQ chính truyện phê phán cuộc cách
mạng tư sản nửa vời Đó là thứ cách mạng không đúng chất “cách mạng”, cáchmạng đến mà kẻ sợ, người hoang mang, duy chỉ có AQ là phấn khởi AQ cho rằngcách mạng là cướp của nhà giàu làm lợi cho mình, là “làm giặc” Chính vì hiểu saihai từ “cách mạng” mà người nông dân này đã nhận một kết quả bi thảm Đây làbóng dáng của cách mạng Tân Hợi 1911 – Cuộc cách mạng không triệt để Lỗ Tấnphê phán cách mạng nửa vời minh chứng cho một tư tưởng cách mạng dân chủ
mới, Lỗ Tấn muốn thức tỉnh người nông dân về tư tưởng cách mạng thật sự Chí Phèo tuy ra đời sau AQ chính truyện 20 năm nhưng vẫn chưa thấy rõ chất đấu
tranh cách mạng của quần chúng nhân dân Có lẽ, Nam Cao chỉ là trí thức yêu