1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn An Sinh Xã Hội

11 436 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 32,16 KB

Nội dung

a Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03

Trang 1

MỞ ĐẦU Trong đăc trưng cơ bản của Bảo hiểm xã hội (sau đây viết là BHXH), đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội là mọi đối tượng lao động trong xã hội, không phân biệt theo tiêu chí nào Đặc trưng này xuất phát từ căn cứ đây là quyền cơ bản của người lao động được quy định trong Bộ luật lao động; quyền này không bị giới hạn hoặc phân biệt theo tiêu chí nào Tuy nhiên, tùy điều kiện của từng quốc gia, từng giai đoạn khác nhau, việc đảm bảo quyền này được mở rộng đến từng đối tượng lao động Để hiểu rõ hơn về vẫn đề này, em xin chọn đề bài số 05 để phân tích và bàn luận

Nội dung đề bài như sau:

Câu 1 Phân tích đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Câu 2

Anh C là thương binh suy giảm 45% khả năng lao động Tháng 1/1995 anh C vào làm bảo vệ cho công ty X Tháng 2/2016, vết thương chiến tranh tái phát, anh phải vào viện điều trị mất 2 tháng Sau khi ra viện anh được xác định suy giảm 61% khả năng lao động

Do sức khỏe yếu nên tháng 10/2017 anh C làm đơn xin nghỉ việc Lúc này anh đã

57 tuổi, thời gian công tác trong lực lượng vũ trang có tham gia bảo hiểm xã hội chốt sổ là 5 năm

Anh/chị hãy giải quyết quyền lợi cho anh C theo quy định của pháp luật an sinh xã hội

NỘI DUNG Câu 1 Phân tích đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc

Theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có thể thấy Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

1 Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

Trang 2

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp

vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác

cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

2 Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ

3 Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt

Trang 3

động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động”

Nội dung phân tích các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được thể hiện dưới bảng sau đây:

Nhóm

do người

lao động

và người

sử dụng

lao động

đóng

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao

động không xác định thời hạn, hợp đồng lao

động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người

lao động là người quản lý doanh nghiệp

hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên

chức

- Đây là nhóm đối tượng tham gia BHYT chính

- Xuất phát từ những rủi ro và ảnh hưởng sức khỏe trong quá trình lao động của họ cũng như thu nhập tương đối ổn định của nhóm đối tượng này nên đây là nhóm đối tượng chủ yếu tham gia BHYT

Người hoạt động không chuyên trách ở xã,

phường, thị trấn

Nhóm

do tổ

chức bảo

hiểm xã

hội đóng

Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao

động hàng tháng;

- Nhóm đối tượng này bao gồm những người đang hưởng chế độ từ quỹ bảo hiểm xã hội, được quỹ bảo hiểm xã hội đóng BHYT nhằm bảo đảm chăm sóc sức khoẻ cho những người đã hết khả năng lao động hoặc đang chờ tìm việc làm mới do bị mất việc làm

- Nguồn đóng phí BHYT cho các đối tượng này được trích

từ khoản tiền lãi trong hoạt động kinh doanh của quỹ bảo hiểm xã hội nên so với các nhóm đối tượng khác, số lượng tham gia BHYT của

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội

hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh

cần chữa trị dài ngày; Người từ đủ 80 tuổi trở

lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;

Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang

hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng;

Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trang 4

nhóm đối tượng này rất ổn định,

tỉ lệ tham gia BHYT thường cao Nhóm 3:

Nhóm

do ngân

sách nhà

nước

đóng

Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ

quan, binh sỹ quân đội

- Thực hiện BHYT đối với nhóm đối tượng này thể hiện

sự ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước đối với những người trực tiếp hoặc gián tiếp có công đối với đất nước và xã hội; hoặc trợ giúp những người có điều kiện kinh tế khó khăn, không

có sức khoẻ hoặc khả năng lao động

- Nhằm bù đắp những thiệt thòi đồng thời động viên sự tiếp tục cống hiến của các đối tượng này cho đất nước, nhân dân, xã hội

- Thể hiện sự nhân đạo trong chính sách an sinh của Nhà nước đối với một số đối tượng yếu thế trong xã hội

- Nhà nước chi từ ngân sách

để đóng BHYT cho họ

Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang

hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà

nước;

Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động

đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách

nhà nước

Người có công với cách mạng, cựu chiến

binh;

Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân

dân các cấp đương nhiệm;

Trẻ em dưới 6 tuổi;

Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã

hội hàng tháng;

Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân

tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều

kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang

sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã

hội đặc biệt khó khăn; người đang sống tại xã

đảo, huyện đảo

Thân nhân của người có công với cách mạng

là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt

sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ; và thân

nhân khác

Thân nhân của Sỹ quan, quân nhân chuyên

Trang 5

nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội

Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy

định của pháp luật;

Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam

được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà

nước Việt Nam

Nhóm

NSNN

hỗ trợ

mức

đóng

Người thuộc hộ gia đình cận nghèo Nhóm đối tượng được NSNN

chi trả một phần mức đóng, thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với các đối tượng cần được hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển, chăm sóc

Học sinh, sinh viên

Nhóm 5:

Hộ gia

đình

Những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng

quy trên

Nguyên tắc xác định đối tượng tham gia BHYT:

- Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y

tế khác thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 luật BHYT

- Trường hợp người lao động có nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y

tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất

- Trường hợp Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã đóng

Các đối tượng tham gia BHYT có sự thay đổi qua từng thời kỳ:

Nếu trước đây đối tượng Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội thuộc Nhóm đối tượng đang tham gia quan hệ lao động hưởng tiền

Trang 6

lương, tiền công, nghĩa là đóng bảo hiểm xã hội sẽ do người sử dụng lao động và người lao động đóng; thì hiện nay đối tượng Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ

sỹ quan, binh sỹ quân đội đã chuyển sang nhóm do Ngân sách nhà nước đóng BHYT

Từ năm 1994 đến 2010, học sinh sinh viên thuộc nhóm đối tượng thuộc diện tham gia BHYT tự nguyện thì từ sau năm 2010, học sinh, sinh viên đã chuyển thành nhóm đối tượng tham gia BHYT bắt buộc Đây có thể coi là một bước tiến quan trọng trong lộ trình BHYT toàn dân bởi lẽ học sinh, sinh viên là nhóm đối tượng đông đảo, chiếm gần 20% dân số, lại có ưu thế về sức khoẻ nên sự tham gia của

họ còn là nguồn chia sẻ đối với các đối tượng già yếu, thường xuyên ốm đau

Lộ trình BHYT toàn dân được thực hiện qua nhiều giai đoạn, trong mỗi giai đoạn

sẽ dần mở rộng đối tượng tham gia BHYT bắt buộc

Tiểu kết:

Như vậy, đối tượng tham gia BHYT được quy định, phân chia dựa vào đặc điểm của từng nhóm đối tượng và dựa vào chính sách của Nhà nước đối với đối tượng

đó Đối tượng tham gia BHYT cũng không ngừng mở rộng nhằm bảo đảm quyền được hưởng BHYT, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế sau gần 20 năm thực hiện chính sách BHYT, góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong việc lựa chọn các gói giải pháp tàichính để chăm lo sức khoẻ, góp phần ổn định an sinh xã hội

Câu 2 Anh C là thương binh suy giảm 45% khả năng lao động Tháng 1/1995 anh

C vào làm bảo vệ cho công ty X Tháng 2/2016, vết thương chiến tranh tái phát, anh phải vào viện điều trị mất 2 tháng Sau khi ra viện anh được xác định suy giảm 61% khả năng lao động

Do sức khỏe yếu nên tháng 10/2017 anh C làm đơn xin nghỉ việc Lúc này anh đã

57 tuổi, thời gian công tác trong lực lượng vũ trang có tham gia bảo hiểm xã hội chốt sổ là 5 năm

Anh/chị hãy giải quyết quyền lợi cho anh C theo quy định của pháp luật an sinh xã hội

Trang 7

Theo các số liệu mà hồ sơ đưa ra, cần khẳng định rằng, theo pháp luật An

sinh xã hội anh C sẽ được hưởng những quyền lợi an sinh xã hội về Bảo hiểm

xã hội, Bảo hiểm y tế và Ưu đãi xã hội.

Cụ thể như sau:

2.1 Về bảo hiểm xã hội

Có thể thấy rằng, năm 1995, anh C vào làm bảo vệ cho công ty X Đến năm 2016, trong quá trình làm việc, vết thương chiến tranh tái phát, anh phải vào viện điều trị mất 02 tháng Sau khi ra viện anh được xác định suy giảm 61% khả năng lao động

Thứ nhất , về chế độ hưởng

Trong tình huống, thì anh C là bảo vệ cho công ty X từ năm 1995 đến năm 2016; vì vậy, có thể hiểu ông là người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Do nguyên nhân vết thương chiến tranh cũ tái phát đã khiến anh phải điều trị 02 tháng trong viện Trường hợp này, anh sẽ được hưởng trợ cấp đối với chế

độ ốm đau theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 2 và Điều 28 Luật Bảo xã hội năm 2014 Tuy nhiên, cũng phải lưu ý, anh cũng phải xuất trình được giấy xác nhận của cơ quan y tế về 02 tháng điều trị này

Thứ hai , về mức tiền lương được hưởng trong 02 tháng nằm điều trị

Thời gian hưởng chế độ trợ cấp ốm đau được quy định tại Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP Theo đó, thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần Điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội

năm 2014 quy định: “Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng ba mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; bốn mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên”;

Anh đi làm từ năm 1995 đến năm 2016 thì vết thương tái phát, tức

là anh đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 21 năm, cộng thêm 05 năm tham gia bảo hiểm xã hội trong lực lượng vũ trang Tổng cộng tính đến năm

2016, anh C đã tham gia bảo hiểm xã hộiđược 26 năm Hơn nữa, anh chỉ làm việc trong điều kiện bình thường, không phải công việc độc hại, nặng nhọc hay trợ cấp khu vực từ 0,7 trở lên Do đó, đối chiếu theo điểm a khoản 1 Điều 26 Luật này thì ông chỉ được nghỉ tối đa là 40 ngày, không bao gồm ngày nghỉ lễ và nghỉ hàng tuần

Trang 8

Mức hưởng trợ cấp ốm đau được quy định cụ thể tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 Theo đó:

“1 Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc”;

Ngoài ra, anh còn được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau từ 05- 10 ngày, tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý, anh cũng phải xin phép lãnh đạo công ty X và phải được sự chấp thuận từ phía công ty để quyết định số lượng ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho anh C Theo khoản 4 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy

định: “Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau

theo tháng chia cho 24 ngày”

Mức lương tối thiểu chung năm 2008 là 1.210.000 đồng/tháng (Nghị định

số 122/2016/NĐ-CP)

1.2 Về chế độ bảo hiểm y tế

Khoản 1 và khoản 9 Điều 12 Luật Bảo y tế năm 2008 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:

“1 Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động;

9 Người có công với cách mạng”.

Theo tình huống anh là người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; đồng thời, theo điểm e khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005, ông cũng là thương binh, được coi là người có công với cách mạng nên anh là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Khi bị ốm đau phải nằm viện 02 tháng anh sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh với tư cách là người có công với cách mạng theo khoản 1Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (Điểm a Khoản 1 Điều

7 Nghị định 62/2009/NĐ-CP) Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, anh cũng cần phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế Trong trường hợp bị mất, rách thì cần tiến hành làm lại

2.3 Về chế độ ưu đãi xã hội

Theo tình huống, anh là thương binh bị suy giảm 45% khả năng lao động

Do đó, anh thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội theo quy định tại điểm

e khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005:

Trang 9

“e) Thương binh;

h) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học”;

Xét thấy, anh thuộc đối tượng thương binh vì vậy, anh sẽ được hưởng trợ cấp, phụ cấp đối với loại đối tượng theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh

này: “Người thuộc hai đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 trở lên được hưởng trợ cấp, phụ cấp đối với từng đối tượng, các chế độ khác được hưởng mức ưu đãi của một đối tượng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 10

và khoản 5 Điều 33 của Pháp lệnh này.”

Theo đó, chế độ ưu đãi xã hội mà anh C được hưởng sẽ bao gồm chế độ

ưu đãi đối với thương binh (Điều 20) cụ thể như sau:

1) Ông sẽ được trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức

độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh (trợ cấp, phụ cấp theo chế

độ thương binh)

2) Ông cũng được nhận trợ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động do chiến đấu gây ra là 45%

Thời điểm hưởng Căn cứ pháp lý Mức hưởng

20/05/2010 Nghị định 35/2010/NĐ-CP 1.112.000 đồng 15/08/2011 Nghị định 52/2011/NĐ-CP 1.264.000 đồng 15/07/2012 Nghị định 47/2012/NĐ-CP 1.601.000 đồng 27/06/2013 Nghị định 101/2013/NĐ-CP 1.446.000 đồng 13/02/2015 Nghị định 20/2015/NĐ-CP 1.562.000 đồng 06/06/2017 Nghị định 70/2017/NĐ-CP 2.308.000 đồng

3) Được ưu đãi khi tham gia bảo hiểm y tế (như đã nêu ở phần 2.2.), điều dưỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật và khả năng của Nhà nước;

4) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của anh, khả năng của Nhà nước và địa phương

Cùng với sự hỗ trợ về vật chất, Nhà nước và xã hội còn quan tâm chăm lo đến đời sống tinh thần của những người có công với cách mạng như anh Những

Trang 10

ngày lễ tết, ngày 27-7 hàng năm, chính quyền địa phương và nhân dân sẽ đến thăm hỏi, động viênvà quan tâm đến cuộc sống của ông

Cũng lưu ý rằng, kể từ ngày 01/09/2012, chế độ ưu đãi xã hội của anh sẽ thay đổi do Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người

có công với cách mạng đã có hiệu lực Theo Điều 3 Pháp lệnh sửa đổi này thì:

“2 Thời điểm thực hiện quy định về các chế độ ưu đãi bổ sung đối với người có công với cách mạng và thân nhân theo quy định của Pháp lệnh này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;

3 Trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; trợ cấp người phục vụ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên được thực hiện từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

4 Chế độ trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được thực hiện như sau:

a) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận trước ngày 01 tháng 9 năm 2012, hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì tiếp tục hưởng chế độ hiện hưởng.

Người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động dưới 81% thì tiếp tục hưởng chế độ cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2012

và được chuyển sang hưởng trợ cấp của người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

Trường hợp người đã được chuyển sang hưởng trợ cấp của người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% mà có yêu cầu thì có thể được giám định lại và được hưởng trợ cấp tương ứng với mức độ suy giảm khả năng lao động theo kết quả giám định;

b) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận từ ngày 01 tháng 9 năm 2012 được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định của Pháp lệnh này”;

Như vậy, anh cũng cần theo dõi tình hình thay đổi chính sách pháp luật để biết được anh sẽ được hưởng những ưu đãi xã hội nào để đảm bảo quyền lợi cho mình

KẾT LUẬN Trên đây là toàn bộ bài viết của em Dù có nhiều cố gắng trong quá trình làm bài nhưng chắc chắn bài làm của em không thể tránh khỏi những thiếu xót, hạn

Ngày đăng: 22/05/2018, 20:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w