1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn an sinh xã hội 2

11 297 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 28,68 KB

Nội dung

Câu 1: Bình luận Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về bảo hiểm xã hội một lần? Câu 2: Ông M sinh năm 1950, là thương binh suy giảm 25% khả năng lao động đang nghỉ hưu ở Quận Đ thành phố H. Từ khi nghỉ hưu, ông M hợp đồng lao động trông xe với một doanh nghiệp gần nhà. Tháng 12016, do sức khỏe yếu lại có tiền sử bệnh huyết áp cao nên ông M đã bị đột quỵ và qua đời. Theo quy định của pháp luật an sinh xã hội hiện hành, anhchị hãy giải quyết các quyền lợi cho ông M và gia đình ông. Biết rằng, ông M còn mẹ già 85 tuổi và vợi hiện 58 tuổi sống phụ thuộc vào ông.

Trang 1

ĐỀ BÀI Câu 1: Bình luận Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về bảo hiểm xã hội

một lần?

Câu 2: Ông M sinh năm 1950, là thương binh suy giảm 25% khả năng lao động

đang nghỉ hưu ở Quận Đ thành phố H Từ khi nghỉ hưu, ông M hợp đồng lao động trông xe với một doanh nghiệp gần nhà

Tháng 1/2016, do sức khỏe yếu lại có tiền sử bệnh huyết áp cao nên ông M

đã bị đột quỵ và qua đời

Theo quy định của pháp luật an sinh xã hội hiện hành, anh/chị hãy giải quyết các quyền lợi cho ông M và gia đình ông Biết rằng, ông M còn mẹ già 85 tuổi và vợi hiện 58 tuổi sống phụ thuộc vào ông

BÀI LÀM Câu 1: Bình luận

Bảo hiểm xã hội theo Từ điển Tiếng việt là sự: “Bảo đảm những quyền lợi

vật chất cho công nhâ, viên chức khi không làm việc được vì ốm đau, sinh đẻ, già yếu, bị tai nạn lao động…”1 Theo giáo trình bảo hiểm – Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội “là quá trình tổ chức và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích dần do sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động dưới sự điều tiết của Nhà nước nhằm đảm bảo phần thu nhập thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động và gia đình họ khi gặp những biến cố là giảm haowcj mất thu nhập theo lao động”2 Dưới góc độ kinh tế thì bảo hiểm xã hội là phạm trù kinh

tế tổng hợp, là sự đảm bảo thu nhập nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động Dưới góc độ pháp lý thì theo Khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu

1 Xem: Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 1996.

2 Giáo trình bảo hiểm – Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Nxb Thống kê, 2000

Trang 2

nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

Trong hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí là chế độ dành cho người không còn tham gia quan hệ lao động nữa Ở Việt Nam, chế độ hưu trí là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội được Nhà nước hết sức quan tâm, luôn có sự sửa đổi

bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với thực tế; đây là khoản trợ cấp nhằm đảm bảo thu nhập và đời sống cho người về hưu, thay thế cho khoản tiền lương trước đây

mà họ có được khi còn đang tham gia quan hệ lao động Vì vậy, theo nghĩa chung

nhất, chế độ hưu trí được hiểu là chế độ bảo hiểm xã hội đảm bảo thu nhập cho

người hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động nữa Dưới góc

độ pháp luật, chế độ bảo hiểm hưu trí là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định

về các điều kiện và mức trợ cấp cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, khi đã hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động

Đối với những người lao động khi nghỉ việc không đủ điều kiện về tuổi đời, thời gian đóng bảo hiểm hoặc cả hai để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng thì tùy từng trường hợp mà họ được hưởng trợ cấp một lần, được chờ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng hoặc được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đến khi có điều kiện thì tiếp tục đóng bảo hiểm Điều này không chỉ phụ thuộc vào tuổi đời, thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động mà còn căn cứ vào nguyện vọng của chính bản thân họ

Theo Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 được quy định tại chế định bảo hiểm xã hội bắt buộc và cụ thể là chế độ hưu trí Điều luật này đã đưa ra những quy định cụ thể của pháp luật về bảo hiểm xã hội một lần:

“1 Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

Trang 3

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

2 Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3 Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

4 Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.”

Từ quy định của pháp luật tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có thể thấy chế độ hưu trí một lần hiện nay được pháp luật quy định hết sức linh hoạt Tùy từng trường hợp, tùy từng điều kiện và tùy thuộc vào nguyện vọng của chính bản thân người lao động mà từ đó cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết quyền lợi cho người lao động trên cơ sở các quy định của pháp luật Điều này không những đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm mà còn đảm bảo duy trì nguồn quỹ bảo hiểm hưu trí ở mức hợp lý

Trang 4

Tuy nhiên, so sánh chế định về bảo hiểm xã hội một lần của Luật bảo hiểm

xã hội 2014 với luật bảo hiểm xã hội 2006 thì thấy được Điều 60 của Luật bảo hiểm

xã hội năm 2014 đã liệt kê rất cụ thể những trường hợp khi nào được hưởng chế độ trợ cấp xã hội một lần, cùng với đó quy định về các trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần đã có sự thu hẹp hơn so với luật cũ, ví dụ như: Nếu Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định người lao động sau 1 năm nghỉ việc, nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa

đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được giải quyết bảo hiểm xã hội một lần; thì đến Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định thu hẹp hơn trường hợp dành cho người lao động bị mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng (ung thư, xơ gan cổ trướng, phong, lao, HIV chuyển sang giai đoạn AIDS, một số bệnh do Bộ Y tế quy định)… và một số trường hợp khác Ngoài các trường hợp được nhận bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014, những trường hợp khác được bảo lưu, cộng dồn thời gian tham gia bảo hiểm xã hội đến khi có việc làm thì người lao động tiếp tục đóng hoặc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

để lúc về già được hưởng lương hưu Cũng theo Luật mới, Chính phủ có phương thức hỗ trợ người lao động tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội Trong thời gian bảo lưu, chẳng may người lao động từ trần, theo quy định họ có thể nhận được tiền mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở Ngoài ra, thân nhân của người lao động cũng được hưởng mức trợ cấp tuất một lần hoặc tuất hằng tháng

Theo quy định cũ, người lao động chỉ hưởng bảo hiểm xã hội một lần và không có thêm chế độ gì Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 cho phép người lao động chưa hết tuổi lao động mà chấm dứt hợp đồng lao động được giải quyết trợ cấp thất nghiệp, được hỗ trợ học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm để có việc làm mới Điều

60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 được xây dựng dựa trên thực tế công tác giải quyết chế độ thôi việc một lần theo chính sách 176 trước đây Nhiều người lao động đã nhận một lần số tiền cộng dồn thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, nhưng sau đó lại muốn được hoàn trả lại quỹ bảo hiểm xã hội phần đã nhận, tiếp tục thời gian làm việc và đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu hàng tháng Tuy

Trang 5

nhiên, pháp luật không có quy định hồi tố Chính vì vậy, Luật bảo hiểm xã hội 2014 được xây dựng theo hướng hạn chế đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội một lần để bảo đảm an sinh xã hội, tạo cơ hội cho người lao động có mong muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội được tích lũy thời gian để hưởng lương hưu hàng tháng Nội dung Điều 60, Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã thể hiện đúng quan điểm, định hướng

mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo đảm quyền thụ hưởng lâu dài của người lao động, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội Quy định này cũng phù hợp với xu hướng phát triển của hầu hết các nước trên thế giới về đảo bảo

“lưới an sinh xã hội”

Câu 2: Giải quyết tình huống

Theo Điều 3 Luật BHXH năm 2014 đã đưa ra khái niệm: “Bảo hiểm xã hội

là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ

bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.

BHXH bao gồm hai loại là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện Theo tình huống, ông M là thương binh, sau đó ký hợp đồng lao động trông xe với một doanh nghiệp

ở gần nhà, do đó ông M là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại khoản 1, điều 2, Luật BHXH 2014 Do đó, ông M sẽ tham gia BHXH bắt buộc và được hưởng các quyền lợi theo chế độ này

Những quyền lợi an sinh xã hội ông M được hưởng sẽ được xác định theo những dữ kiện đầu bài đưa ra Cụ thể:

1 Ông M sinh năm 1950, là thương binh suy giảm 25% khả năng lao động đang nghỉ hưu ở Quận Đ thành phố H Từ khi nghỉ hưu, ông M hợp đồng lao động trông xe với một doanh nghiệp gần nhà.

Trong khoảng thời gian này, những quyền lợi ông M được hưởng sẽ bao gồm:

Thứ nhất, hưởng chế độ hưu trí Theo quy định tại điều 53, Luật BHXH 2014: “Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí là người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này” Dựa vào điều kiện đầu bài đưa ra, ông M thuộc đối tượng áp

Trang 6

dụng chế độ hưu trí và từ đầu bài ta có thể coi như ông M đã và đang được hưởng chế độ này theo đúng quy định của pháp luật

Thứ hai, hưởng chế độ bảo hiểm y tế Theo tình huống, vì ông M là thương

binh và đang nghỉ hưu, cùng với đó ông cũng đang được hưởng chế độ hưu trí, nên theo Điều 12 Luật bào hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 thì ông M thuộc nhó đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội do Ngân sách nhà nước đóng, do vậy ông hiển nhiên có tham gia bảo hiểm y tế Ngoài ra cũng không có dực kiện ông thuộc các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế quy định tại Điều 23 Luật này nên đương nhiên ông M sẽ được hưởng các quyền lợi theo chế độ này với mức hưởng theo quy định tại Điều 22 của Luật này:

“1 Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 2, 9 và 17 Điều 12 của Luật này;

b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

c) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 13 và 14 Điều 12 của Luật này;

d) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

2 Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

…”

Thứ ba, hưởng chế độ ưu đãi xã hội cụ thể là chế độ trợ cấp dành cho người

có công với cách mạng Chế độ ưu đãi xã hội là tổng hợp các quy định của nhà

nước về chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Trang 7

Vì ông M là thương binh, bị suy giảm 25% khả năng lao động, nên theo quy định tại Khoản 1 Điều 19, Điều 20 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì ông M được hưởng các chế độ ưu đãi như sau:

“1 Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh;

2 Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước;

3 Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động; ưu đãi trong giáo dục và đào tạo;

4 Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương.”

Đối với trợ cấp hàng tháng, theo quy định tại phụ lục II của nghị định 20/21015 về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi thì mức hưởng trợ cấp ưu đãi của ông M trong trường hợp này là 1.057.000 đồng/tháng tương ứng với tình trạng bị suy giảm 25% khả năng lao động

2 Tháng 1/2016, do sức khỏe yếu lại có tiền sử bệnh huyết áp cao nên ông

M đã bị đột quỵ và qua đời.

Trong khoảng thời gian ông M đã chết thì quyền lợi ông M được hưởng là:

chế độ tử tuất

Vì đề bài không nêu đầy đủ dữ kiện về thời gian ông M nghỉ hưu mà chỉ nói rằng: “ông M sinh năm 1950, là thương binh suy giảm 25% khả năng lao động đang nghỉ hưu ở quận Đ thành phố H” Như vậy, ta coi như ông M có tham gia đầy

đủ bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu ( tức là ông có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên) và đủ 60 tuổi Có nghĩa là ông M đang được hưởng hưu trí hàng tháng theo quy định của pháp luật hiện hành trước khi chết Đến tháng 1/2016, do sức

Trang 8

khỏe yếu lại có tiền sử bệnh huyết áp cao nên ông M đã bị đột quỵ và qua đời Do

đó, ông M và gia đình ông M sẽ được hưởng chế độ tử tuất Chế độ này bao gồm : trợ cấp mai táng và tiền tuất

Thứ nhất, chế độ trợ cấp mai táng.

Theo Điều 66 Luật BHXH 2014 có quy định:

‘‘1 Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:

a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm

xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;

b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.

2 Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.

3 Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.’’.

Dựa theo quy định trên, người lo mai táng cho ông M được nhận 1 lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở để lo mai táng cho ông M

Theo quy định tại khoản 2, điều 3, Nghị định 66/2013/NĐ-CP mức lương cơ

sở được xác định là 1.150.000 đ/tháng

 Trợ cấp mai táng phí cho ông M = 10 x 1.150.000 = 11.500.000đ

Thứ hai, chế độ tuất.

Lúc này, gia đình ông M sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định tại điểm b Khoản 1 và điểm c Khoản 2 Điều 67 Luật BHXH 2014 như sau :

‘‘1 Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:

Trang 9

a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

b) Đang hưởng lương hưu;

c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.

2 Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:

a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

3 Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không

có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

4 Thời hạn đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:

a) Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày người tham gia bảo hiểm xã hội chết thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị;

b) Trong thời hạn 04 tháng trước hoặc sau thời điểm thân nhân quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hết thời hạn hưởng trợ cấp theo quy định thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị.’’.

Trang 10

Trong trường hợp này, vì gia đình ông M có mẹ già 85 tuổi và vợ hiện 58 tuổi sống phụ thuộc vào ông (cũng có thể coi như 2 người này không có thu nhập

hoặc có mức thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở) nên, mẹ và vợ

ông M sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng với mức trợ cấp như sau : Theo Điều

68 quy định :

‘‘1 Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

2 Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.

3 Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.’’.

Trong đó, từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng- Nghị định 66/2013/NĐ-CP của Chính phủ

Do đó, nếu vợ ông M ( 58 tuổi) có người trực tiếp nuôi dưỡng thì sẽ được hưởng mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 50% mức lương cơ sở, tức là = 1.150.000 đồng/tháng x 50% =575.000 đồng/tháng Còn nếu vợ ông M không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì cả vợ ông M và mẹ ông M ( 85 tuổi) sẽ được hưởng mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương cơ sở, tức là = 1.150.000 đồng/tháng x 70% =805.000 đồng/tháng

Ngày đăng: 22/11/2018, 23:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Luật an sinh xã hội, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008 Khác
2. Luật bảo hiểm xã hội 2014 3. Luật bảo hiểm xã hội 2006 Khác
4. Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 Khác
5. Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật BHXH về bảo hiểm xã hội bắt buộc Khác
6. Pháp lệnh số 04/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng Khác
7. Nghị định 20/2015 quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi Khác
8. Nghị định 66/2013/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w