Phân loại doanh nghiệp Căn cứ vào dấu hiệu sở hữu Sở hữu vốn người ta có thể chia doanh nghiệp thành: - Doanh nghiệp nhà nước - Doanh nghiệp tư nhân - Doanh nghiệp tập thể - Doanh nghi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
ĐẶNG THỊ HIỀN ANH
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
MỞ RỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH,
TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA - 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
ĐẶNG THỊ HIỀN ANH
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
MỞ RỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH,
TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Quyết định giao đề tài: 678/QĐ-ĐHNT ngày 30/8/2016
Quyết định thành lập hội đồng: 1275/QĐ-ĐHNT ngày 06/12/2017
Người hướng dẫn khoa học:
TS PHẠM HỒNG MẠNH Chủ tịch Hội Đồng:
PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM ANH
Phòng Đào tạo Sau Đại học:
KHÁNH HÒA - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thông tin
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích một cách trung thực, phù hợp với tình hình thực tế
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được công trình nghiên cứu này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ TS Phạm Hồng Mạnh, người đã luôn quan tâm, trách nhiệm và nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình thực hiện nghiên cứu của mình Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Phạm Hồng Mạnh
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang, các cán bộ TT Xúc Tiến đầu tư - Sở Kế hoạch và Đầu tư, TT Xúc Tiến đầu tư – Sở Du lịch , cục thuế thành phố và Cục Thống kê tại Nghệ An
đã giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn của mình
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xi
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính chất cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu 3
Tóm tắt chương 1: 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5
2.1 Hoạt động đầu tư phát triển 5
2.1.1 Khái niệm và phân loại đầu tư phát triển 5
2.1.2 Các hình thức đầu tư 6
2.2 Vai trò của đầu tư 8
2.2.1 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8
2.2.2 Cải thiện cơ sở hạ tầng 10
2.2.3 Nâng cao trình độ cho người lao động và cải thiện đời sống dân cư 10
2.3 Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 10
2.3.1 Khái niệm doanh nghiệp 10
2.3.2 Phân loại doanh nghiệp 11
2.3.3 Môi trường hoạt động của doanh nghiệp 12
2.3.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp 12
Trang 62.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp 14
2.4.1 Đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 14
2.4.2 Môi trường pháp lý 14
2.4.3 Môi trường kinh tế 15
2.4.4 Môi trường khoa học công nghệ 15
2.4.5 Lao động 16
2.4.6 Đặc điểm của thị trường 16
2.4.7 Cơ sở vật chất của doanh nghiệp 17
2.4.8 Các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp 17
2.4.9 Đặc điểm về quản trị doanh nghiệp 18
2.5 Tổng quan các nghiên cứu liên quan 18
2.5.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước 18
2.5.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 19
2.6 Khung phân tích nghiên cứu 20
Tóm tắt chương 2: 20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Thiết kế nghiên cứu 21
3.2 Mô hình kinh tế lượng 21
3.2.1 Mô hình kinh tế lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư 21
3.2.2 Mô hình hồi qui logit về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở rộng đầu tư 24 3.3 Dữ liệu nghiên cứu 28
3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu 28
Tóm tắt chương 3: 29
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
4.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu 30
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 30
4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 31
4.1.3 Đánh giá chung về tiềm năng phát triển du lịch của Tp Vinh, tỉnh Nghệ An 36 4.2 Thực trạng về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Tp Vinh, tỉnh Nghệ An 38
4.2.1 Khái quát về các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Tp Vinh 38
4.2.2 Lĩnh vực kinh doanh và thời gian hoạt động 40
Trang 74.2.3 Qui mô lao động 40
4.2.4 Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu 40
4.2.5 Qui mô vốn đầu tư 41
4.2.6 Qui mô doanh thu và lợi nhuận 42
4.2.7 Một số chỉ tiêu tài chính và hiệu quả kinh doanh của các doanh của các doanh nghiệp du lịch 43
4.3 Kết quả phân tích mô hình hồi qui 44
4.3.1 Mô hình về các yếu tố ảnh hưởng đến sức sinh lời của tài sản 44
4.3.2 Mô hình về yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư 47
4.3.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu 50
Tóm tắt chương 4: 54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ 55
5.1 Kết luận 55
5.2 Các khuyến nghị về nâng cao hiệu quả và khuyến khích mở rộng đầu tư trong ngành du lịch tại Tp Vinh 56
5.2.1 Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh giữa các doanh nghiệp 56
5.2.2 Thúc đẩy quảng bá du lịch tại Tp Vinh để gia tăng lượng khách viếng thăm 56 5.2.3 Tăng qui mô vốn đầu tư 57
5.2.4 Thực hiện liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch 58
5.2.5 Các khuyến nghị khác 58
5.3 Hạn chế của nghiên cứu 61
Tóm tắt chương 5: 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 PHỤ LỤC
Trang 8ROA: Hệ số suất sinh lời của tài sản
ROE: Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu
DN: Doanh nghiệp
SXKD: Sản xuất kinh doanh
DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
DN DL Doanh nghiệp du Lich
CN-XD: Công nghiệp – xây dựng
VHTT: Văn hoá thể thao
DL: Du lịch
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Các biến trong mô hình hồi qui đa biến 23
Bảng 3.2 Các biến trong mô hình hồi qui Binary logitisc 26
Bảng 4.1 Biến động dân số, lao động việc làm đến năm 2015 32
Bảng 4.2 Cơ cấu kinh tế năm 2010-2015 và năm 2016 35
Bảng 4.3 Loại hình kinh doanh và thời gian hoạt động của các doanh nghiệp du lịch tại Tp Vinh 38
Bảng 4.4 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại Tp Vinh 40 Bảng 4.5 Qui mô lao động của các doanh nghiệp du lịch tại Tp Vinh 40
Bảng 4.6 Qui mô tài sản của các doanh nghiệp du lịch tại Tp Vinh 41
Bảng 4.7 Qui mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp du lịch tại Tp Vinh 41
Bảng 4.8 Qui mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp du lịch tại Tp Vinh 42
Bảng 4.9 Đặc điểm doanh thu của các doanh nghiệp du lịch tại Tp Vinh 42
Bảng 4.10 Qui mô lợi nhuận của các doanh nghiệp du lịch tại Tp Vinh 43
Bảng 4.11 Một số chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp du lịch tại Tp Vinh 43
Bảng 4.12 Kết quả phân tích tương quan 44
Bảng 4.13 Kết quả kiểm định tương quan hạng Spearman 45
Bảng 4.14 Kết quả phân tích hồi qui 46
Bảng 4.15 Các biến trong mô hình (Variables in the Equation) 47
Bảng 4.16 Phân loại dự báo (Classification Tablea) 48
Bảng 4.17 Kiểm định Omnibus đối với các hệ số của mô hình (Omnibus Tests of Model Coefficients) 49
Bảng 4.18 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình 49
Bảng 4.19 Bảng tổng hợp kết quả về các giả thuyết mô hình hồi qui đa biến 51
Bảng 4.20 Bảng tổng hợp kết quả về các giả thuyết mô hình hồi qui logit 53
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Khung phân tích nghiên cứu 20
Sơ đồ 3.1 Qui trình nghiên cứu 21 Hình 4.1 Biểu đồ phân phối của phần dư 45
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, người đông Với diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước; dân số hơn 3 triệu người, đứng thứ
tư cả nước; hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa Với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuân lợi đã tạo cho Nghệ An nhiều tiềm năng và lợi thế kinh tế phong phú, đa dạng như phát triển: kinh tế nông - lâm nghiệp; kinh tế biển; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến nông - thủy sản và du lịch, dịch vụ, Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay trên địa bàn Tp Vinh, tỉnh Nghệ An có 59 doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du lịch và dịch vụ du lịch Phần lớn đều là những công ty cổ phần, công ty TNHH Trong các doanh nghiệp trong ngành, doanh nghiệp có thời gian hoạt động nhiều nhất là 22 năm và thấp nhất là 2 năm Trong đó, có 8.5% doanh nghiệp là kinh doanh thuần túy về du lịch và có đến 91.5% là kinh doanh du lịch kết hợp với các lĩnh vực khác ngoài du lịch Qui mô lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Vinh chủ yếu là qui mô nhỏ
Về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhìn chung đều có hiệu quả Doanh nghiệp có qui mô lợi nhuận cao nhất là 5.419 tỷ đồng và thấp nhất là 0 đồng Trung bình lợi nhuận của các doanh nghiệp du lịch tại TP Vinh đạt 0.859 tỷ đồng Các chỉ số tài chính đạt khá cao như, tỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return
on total assets), cao nhất là 0.964; thấp nhất là 0.019 Trung bình là 0.056; Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equyty), doanh nghiệp đạt cao nhất là 1.383; thấp nhất là 0.041 Trung bình là 0.102 và tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) của doanh nghiệp đạt cao nhất là 0.924; thấp nhất là 0.035 Trung bình là 0.071
Về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Tp Vinh, tác giả đã sử dụng mô hình kinh tế lượng với biến phụ thuộc là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp để ước lượng Kết quả cho thấy, bộ dữ liệu đã giải thích được 31,30% mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của các doanh nghiệp du
Trang 12lịch trên địa bàn Tp Vinh và hầu hết các biến giải thích có dấu như dự đoán, có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% và 10% Các biến tác động có ý nghĩa thống kê bao gồm: thời gian hoạt động của doanh nghiệp, doanh thu và vốn đầu tư
Kết quả hồi quy logit về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Tp Vinh cho thấy, mô mình hồi quy đã giải thích được 43.1% sự thay đổi các biến độc lập đối quyết đinh mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp du lịch tại Tp Vinh Trong đó, chỉ có yếu tố thời gian hoạt động của doanh nghiệp là có ý nghĩa thống kê
Từ khóa: doanh nghiệp du lịch, hiệu quả, mở rộng đầu tư
Trang 13CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính chất cấp thiết của đề tài
Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, người đông Với diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước; dân số hơn 3 triệu người, đứng thứ tư
cả nước; hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa Với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuân lợi đã tạo cho Nghệ An nhiều tiềm năng và lợi thế kinh tế phong phú, đa dạng như phát triển: kinh tế nông - lâm nghiệp; kinh tế biển; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến nông - thủy sản và du lịch, dịch vụ,
Trong những năm qua, đặc biệt từ khi Luật Doanh nghiệp được ban hành, môi trường đầu tư của Việt Nam đã có nhiều biến đổi theo hướng ngày càng thông thoáng, bình đẳng, hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư Đã mở ra một sân chơi chung đối với tất cả các chủ đầu tư, không phân biệt nguồn vốn chủ sở hữu, thành phần kinh tế, không phân biệt chủ đầu tư trong nước và nước ngoài đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý bình đẳng cho các chủ đầu tư Đặc biệt là đã thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp trong ngành du lịch đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn Tp Vinh, tỉnh Nghệ An
Đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã cấp mới cho 120 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 88.380 tỷ đồng Nhất là qua 7 lần đồng hành cùng Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức gặp mặt các nhà đầu tư từ năm 2009 đến nay, Nghệ An đã thu hút được 663 dự án, với tổng số vốn đăng ký gần 230.000 tỷ đồng, trong đó: 626 dự án đầu tư trong nước với trên 70.000 tỷ đồng và 37 dự án đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với gần 158.000 tỷ đồng (tương đương gần 7.200 triệu USD) Trong đó, có nhiều dự án lớn, sử dụng công nghệ cao đã đi vào hoạt động có hiệu quả Riêng thành phố Vinh đã thu hút được 135 dự án, tổng vốn đầu tư 67.000 tỷ đồng, trong đó có 23 dự án du lịch du lịch, tổng số vốn 9.360.000 tỷ
Từ những thành quả đã đạt được sau các kỳ Hội nghị xúc tiến đầu tư các năm, việc hoàn thiện Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Vinh, tỉnh Nghệ An giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng là cơ sở,
cơ hội để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của thành phố Vinh và tỉnh Nghệ An
Trang 14Tuy nhiên việc đầu tư phát triển ngành lịch tại địa bàn Tp Vinh ở Nghệ An đang gặp phải nhiều khó khăn, nhất là trong giai đoạn hiện nay, ngoài những cơ hội cho phép các doanh nghiệp trong ngành du lịch phát triển, thì các doanh nghiệp này còn phải đương đầu với những thách thức không nhỏ bởi quy mô, năng lực kinh doanh thấp, cơ hội tiếp cận vay khó, môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn và trở ngại
và đặc biệt là các vấn đề về môi trường du lịch đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp trong ngành du lịch…
Để vượt qua những thách thức nghiệt đó, không chỉ đòi hỏi sự hỗ trợ đổi mới từ phía Nhà nước, mà cần có sự thay đổi cơ bản từ chính các doanh nghiệp trong ngành
du lịch, nâng cao khả năng cạnh tranh, tận dụng các cơ hội và giảm thiểu các thách thức có thể xảy ra để có thể phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ổn định ở Tp Vinh trong thời gian tới
Xuất phát từ những vấn đề bức thiết đó mà tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp trong ngành du lịch trên địa bàn Tp Vinh, tỉnh Nghệ An” để làm luận văn thạc sĩ của
mình Thông qua quá trình nghiên cứu nhằm làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp trong ngành du lịch tại địa bàn Tp Vinh tỉnh Nghệ An và đâu
là những rào cản nhằm cải thiện điều kiện kinh doanh cho đối tượng doanh nghiệp này
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận văn là phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu
tư trong các doanh nghiệp trong ngành du lịch trên địa bàn Tp Vinh, tỉnh Nghệ An
Trang 151.3 Câu hỏi nghiên cứu
Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở rộng đầu tư trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố Vinh Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
(1) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến đến hiệu quả đầu tư tài sản của các doanh nghiệp du lịch tại Tp Vinh
(2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố Vinh trong thời gian qua?
(3) Các giải hàm ý chính sách nào có thể thúc đẩy hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố Vinh trong thời gian tới là gì?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về đầu tư và các vấn đề liên quan đến quyết định mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp trong ngành du lịch trên địa bàn
- Phạm vi về thời gian: nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2016
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu
Thứ nhất, đề tài về mặt thực tiễn cung cấp các bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở rộng đầu tư của doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Vinh trong thời gian qua
Thứ hai, đề tài cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, Ban quản lý khu kinh tế những ý kiến đóng góp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp lý cũng như những giải pháp thiết thực cần thiết để khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố
Trang 16Thứ ba, thông qua đề tài cung cấp cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch có cơ
sở nhận định tình hình đầu tư trên địa bàn địa bàn thành phố Vinh, từ đó có chiến lược đầu tư thích hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho mình và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn thành phố Vinh
Trang 17CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Hoạt động đầu tư phát triển
2.1.1 Khái niệm và phân loại đầu tư phát triển
2.1.1.1 Khái niệm đầu tư
Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội
- Với góc độ tài chính thì đầu tư là một chuỗi hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư nhận về một chuỗi những dòng thu
- Với góc độ tiêu dùng thì đầu tư là sự hy sinh tiêu dùng hiện tại để thu được mức tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai
Tóm lại: Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội Nhìn chung, hoạt động đầu tư có những đặc điểm chính sau đây:
Vốn đầu tư là giá trị bằng tiền của các nguồn lực được huy động và sử dụng vào
để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh
Vốn có thể là vốn Nhà nước, vốn tư nhân , vốn góp, vốn vay, vốn cổ phần
- Một đặc điểm khác của đầu tư là thời gian tương đối dài, thường từ 2 năm trở lên, có thể đến 50 năm, nhưng tối đa cũng không quá 70 năm Các hoạt động kinh tế ngắn hạn trong vòng 1 năm tài chính không được gọi là đầu tư Thời hạn đầu tư được ghi rõ trong quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư và còn được coi là đời sống của
dự án
- Lợi ích do đầu tư mang lại được biểu hiện trên 2 mặt: lợi ích tài chính (biểu hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế xã hội) Lợi ích kinh tế xã hội thường được gọi tắt là lợi ích kinh tế Lợi ích tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tư, còn lợi ích kinh tế ảnh hưởng đến quyền lợi của
xã hội, của cộng đồng
2.1.1.2 Phân loại đầu tư
Đầu tư trực tiếp:
Là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ
có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian
Trang 18khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư Từ việc không trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động sử dụng vốn, nhà đầu tư không chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư
Đầu tư gián tiếp thường được thực hiện dưới các hình thức: Chứng khoán và viện trợ (ODA)
Đầu tư gián tiếp:
Đầu tư gián tiếp là phương thức sử dụng vốn đầu tư mà nhà đầu tư tham gia trực tiếp vào quản lý hoạt động đầu tư và quá trình sản xuất kinh doanh theo 2 hình thức:
- Đầu tư chuyển dịch: Người bỏ vốn mua lại cổ phần của người khác nhằm tăng
tỷ trọng vốn góp để nắm quyền chi phối quá trình quản trị kinh doanh doanh nghiệp
- Đầu tư phát triển: Là hình thức đầu tư nhằm tạo dựng nên năng lực mới (về lượng hoặc về chất, chiều rộng hay chiều sâu) cho các hoạt động sản xuất, dịch vụ nhằm đạt mục tiêu hiệu quả Đầu tư phát triển thường ở dưới dạng: Xây dựng mới, mở rộng quy mô hiện đại có đổi mới công nghệ nhằm tăng năng lực hoạt động của nền kinh tế hoặc doanh nghiệp, tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm
Thu hút đầu tư, dưới góc độ kinh tế đầu tư, lý thuyết về lực hút và lực đẩy của luồng đầu tư cho rằng: luồng đầu tư trực tiếp được quyết định bởi các yếu tố thúc đẩy đầu tư (push factors) từ bên ngoài và các yếu tố thu hút đầu tư từ bên trong (pool factors) Các yếu tố từ bên ngoài gồm các yếu tố sản xuất có lợi thế so sánh từ nền kinh tế có vốn đầu tư và môi trường kinh tế toàn cầu, các yếu tố từ bên trong gồm các yếu tố sản xuất có lợi thế so sánh như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, môi trường đầu tư, nguồn nhân lực, hệ thống cơ chế, chính sách ưu đãi … của nền kinh tế tiếp nhận đầu tư
2.1.2 Các hình thức đầu tư
Đầu tư trong nước:
Đầu tư trong nước bao gồm các hình thức sau:
- Doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
Trang 19- Công ty cổ phần
- Công ty liên doanh
- Doanh nghiệp tư nhân
Đầu tư nước ngoài:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam Loại đầu tư này nhằm mục đích kêu gọi vốn nước ngoài đầu tư vào với các mục tiêu:
- Khắc phục được sự thiếu hụt về vốn trong hiện tại
- Tiếp cận được công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài, tăng được sức cạnh tranh của hàng nội địa
- Giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động
- Đóng góp cho ngân sách,…
Tuy nhiên có thể thấy hiệu quả của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua còn có những mặt hạn chế như khai thác tài nguyên chưa hiệu quả; còn phân biệt đối xử với người lao động Việt Nam; cơ cấu đầu tư chưa hợp lý; các dự án nước ngoài chưa đầu tư vào những lĩnh vực đất nước cần; tình trạng trốn thuế còn khá phổ biến, Đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm các hình thức sau:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên
để tiến hành hoạt động đầu tư mà không thành lập pháp nhân Hình thức này không tạo pháp nhân mới mà dùng pháp nhân bên Việt Nam Đối tượng, nội dung kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ trách nhiệm của mỗi bên và quan hệ giữa hai bên do hai bên thỏa thuận, ghi rõ trong hợp đồng
- Doanh nghiệp liên doanh: Có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam do các bên cùng bỏ vốn, cùng kinh doanh, cùng chia sẽ lợi nhuận và rủi ro, tỷ lệ phân chia lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ vốn góp
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam do chủ đầu tư nước ngoài bỏ 100% vốn, tự mình kinh doanh quản lý và chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước về đầu tư nước ngoài Được hưởng mọi quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ thì được ghi trong giấy phép đầu tư
Trang 20- Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT: Building Operation Transfer): Đây là hình thức nhà đầu tư ký hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng cơ sở hạ tầng Vốn đầu tư thực hiện trong hợp đồng này có thể là 100% vốn nước ngoài hoặc là vốn nước ngoài và chính phủ Việt Nam (hay tổ chức, cá nhân Việt Nam) Chủ đầu tư tự mình xây dựng và kinh doanh công trình sau một thời gian đủ thu hồi vốn và một khoản lợi nhuận hợp lý thì có nghĩa vụ bàn giao lại cho chính phủ Việt Nam mà không thu bất kỳ một khoản tiền nào
- Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO) là văn bản ký kết giữa
cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý
- Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT): là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý
2.2 Vai trò của đầu tư
- Vai trò của đầu tư được thể hiện thông qua những kết quả trực tiếp của sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại không chỉ đối với người bỏ vốn (chủ đầu tư), mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế Những kết quả này không chỉ người chủ đầu tư mà cả nền kinh tế xã hội được thụ hưởng Lợi ích trực tiếp do sự hoạt động của doanh nghiệp đem lại cho người đầu tư (chủ đầu tư) là lợi nhuận, còn cho nền kinh tế là thoả mãn nhu cầu tiêu dùng (cho sản xuất và cho sinh hoạt) tăng thêm của nền kinh tế, đóng góp cho ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động
2.2.1 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Trong quá trình đầu tư để tạo sự tăng trưởng và phát triển thì yếu tố vật chất có tính tiền đề không thể thiếu được đó là vốn Chính từ sự phát triển của các nước cho thấy vốn là một nhân tố đặc biệt quan trọng, là chìa khoá của sự thành công về tăng trưởng và phát triển kinh tế
Trang 212.2.1.1 Đối với các đơn vị kinh tế
Vốn là nhân tố tiền đề cho ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi đơn vị kinh tế Là một phạm trù tài chính, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được quan niệm như là khối lượng giá trị, được tạo lập và đưa vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi Như vậy, vốn được biểu hiện bằng giá trị và đại diện cho một khối lượng tài sản nhất định Giữa vốn và tiền có quan hệ với nhau Muốn có vốn thì phải có tiền, song có tiền thậm chí những khoản tiền lớn cũng không phải là vốn Một khối lượng tiền được gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp khi đáp ứng các điều kiện như tiền phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực; tiền phải được tích tụ và tập trung đủ để đầu tư cho một dự án; tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời Vốn vừa là nhân tố đầu vào, đồng thời vừa là kết quả phân phối thu nhập đầu ra của quá trình đầu tư Chính trong quá trình đó, vốn tồn tại với tư cách là một nhân tố độc lập, không thể thiếu được Vốn khi được đầu tư và sau một thời gian hoạt động phải được thu về để tiếp ứng cho chu
kỳ kinh doanh sau; không thể mất đi mà vốn phải được bảo toàn và phát triển
2.2.1.2 Đối với nền kinh tế quốc dân
- Tác động của vốn đến cân bằng kinh tế vĩ mô:
Một trong những điều kiện cơ bản đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng và phát triển
là đòi hỏi phải đảm bảo sự cân bằng kinh tế vĩ mô, trong đó giữa tiết kiệm và đầu tư phải có sự cân đối để nền kinh tế vừa có đủ vốn cho đầu tư phát triển, vừa tiêu hoá số tiền tiết kiệm một cách hiệu quả Vốn chính là hiện thân của sự kết hợp giữa tiết kiệm
và đầu tư Số tiền tiết kiệm được gọi là vốn khi được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định để đưa vào đầu tư Nền kinh tế có tiết kiệm mới có cơ hội tăng thêm
số vốn hiện hữu, qua đó mở rộng quy mô đầu tư Thế nhưng, trong nền kinh tế thị trường, tiết kiệm và đầu tư được thực hiện bởi các chủ thể khác nhau Công chúng quyết định tiết kiệm bao nhiêu trong thu nhập của mình và doanh nghiệp quyết định
mở rộng quy mô đầu tư ở mức độ nào, tất cả đều là những biến cố độc lập Vì vậy, giữa tiết kiệm và đầu tư khó ăn khớp với nhau, nên dễ dẫn đến tình trạng nền kinh tế bị thừa hoặc thiếu vốn làm cho sự phát triển không ổn định, tăng trưởng thấp, thất nghiệp gia tăng… Vì vậy, để ổn định nền kinh tế và thiết lập sự cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước Ở những nền kinh tế đang phát triển, trong thời kỳ công nghiệp hóa, nhu cầu vốn đầu tư thường vượt xa số tiền tiết kiệm có
Trang 22được, các nền kinh tế đó phải huy động một lượng vốn lớn từ bên ngoài để bổ sung vào sự thiếu hụt đó Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ các dòng vốn nước ngoài, thực hành tiết kiệm để nâng cao tỷ trọng nguồn vốn trong nước
- Vốn tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, thiếu vốn những nguồn lao động, tài nguyên chỉ nằm dưới dạng tiềm năng Muốn khai thác các nguồn lực này đòi hỏi nền kinh tế luôn phải duy trì một tỷ lệ vốn đầu tư nhất định
2.2.2 Cải thiện cơ sở hạ tầng
Tác động của vốn đến việc phát triển cơ sở hạ tầng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đầu tư vốn vào xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế Ngân hàng Thế giới đã nhận định sự gia tăng tổng sản phẩm quốc gia thường tương ứng với sự gia tăng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng Vì vậy, muốn phát triển kinh tế cần phải có một lượng vốn lớn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng Mặt khác, để đạt được mục đích phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đòi hỏi nền kinh tế phải tạo ra
cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và lãnh thổ cân đối hài hòa Vốn chính là nhân tố đặc biệt quan trọng để khai thác hiệu quả các nguồn lực tiềm năng, tạo ra động lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng tối ưu
2.2.3 Nâng cao trình độ cho người lao động và cải thiện đời sống dân cư
Thông qua hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mà trình độ nghề nghiệp, chuyên môn của người lao động tăng thêm không chỉ có lợi cho chính họ (để có thu nhập cao, đơn vị cao trong xã hội) mà còn bổ sung cho nguồn lực có kỹ thuật cho nền kinh tế để
có thể tiếp nhận công nghệ ngày càng hiện đại, góp phần nâng cao dần trình độ công nghệ và kỹ thuật của nền sản xuất quốc gia Bên cạnh đó, còn tạo điều kiện cho mọi công dân nắm bắt được cơ hội làm ăn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của người lao động, từng bước thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo giữa các đối tượng, giữa thành thị-nông thôn
2.3 Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.3.1 Khái niệm doanh nghiệp
Dưới góc độ pháp lý thì kinh doanh được hiểu là: "Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi"(Theo khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005)
Trang 23- Hoạt động kinh doanh trong một số trường hợp được hiểu như hoạt động thương mại, khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 giải thích: Hoạt động thương mại
là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác
- Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh
2.3.2 Phân loại doanh nghiệp
Căn cứ vào dấu hiệu sở hữu ( Sở hữu vốn) người ta có thể chia doanh nghiệp thành:
- Doanh nghiệp nhà nước
- Doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp tập thể
- Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội
Căn cứ vào dấu hiệu về phương thức đầu tư vốn có thể chia doanh nghiệp thành:
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được thành lập theo hình thức công ty TNHH, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.Nơi đăng ký kinh doanh: Tùy theo từng dự án đầu tư, các cơ quan sau đây sẽ cấp Giấy phép đầu tư: Bộ kế hoạch & đầu tư, UBND cấp tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp Các dự án đặc biệt do Chính phủ quyết định
Căn cứ vào tính chất của chế độ trách nhiệm về mặt tài sản, Doanh nghiệp được chia thành
- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn:
+ Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và có nghĩa vụ tàisản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp;
+ Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Điều
32 của Luật Doanh nghiệp;
+ Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50 + Công ty trách nhiệm hữu hạn không được qiyền phát hành cổ phiếu
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày đăng ký kinh doanh
Trang 24+ Nơi đăng ký kinh doanh: Công ty trách nhiệm hữu hạn đăng ký kinh doanh tại
Sở Kế hoạch & Đầu tư cấp tỉnh
- Doanh nghiệp cổ phần: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi
+ Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán
+ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Nơi đăng ký kinh doanh: Công ty cổ phần đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch & Đầu tư cấp tỉnh
2.3.3 Môi trường hoạt động của doanh nghiệp
Môi trường hoạt động của doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố từ bên trong cũng như bên ngoài thường xuyên tác động ảnh hưởng đến kết quả hoạt động ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp (hoặc tổ chức) ở các mặt: kết quả hoạt động; phạm vi hoạt đông; mục tiêu và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp Môi trường tác động đến doanh nghiệp theo hai hướng cơ bản
- Hướng thuận, khi môi trường tạo ra cơ hội thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp
- Hướng nghịch, khi nó đe dọa và gây thiệt hại đối với doanh nghiệp
2.3.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp
Để tiến hành bất kỳ một đánh giá hiệu quả kinh doanh nào cũng đều phải tập hợp các phương tiện vật chất cũng như con người và thực hiện sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố vật chất để tạo ra kết quả phù hợp với ý đồ của doanh nghiệp và từ đó
Trang 25có thể tạo ra lợi nhuận Như vậy, mục tiêu bao trùm lâu dài của hoạt động đầu tư là tạo
ra lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở những nguồn lực sản xuất sẵn có Để đạt được mục tiêu này, các nhà đầu tư phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Hiệu quả đầu tư là một trong các công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình Việc xem xét và tính toán hiệu quả đầu tư không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà đầu tư phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả Bản chất của phạm trù hiệu quả đã chỉ rõ trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất: trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất càng cao, doanh nghiệp càng có khả năng tạo ra kết quả cao trong cùng một nguồn lực đầu vào hoặc tốc độ tăng kết quả lớn hơn so với tốc độ tăng việc sử dụng các nguồn lực đầu vào Đây là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa Do đó xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trù hiệu quả đầu
tư kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất, đưa ra phương pháp đúng đắn nhất để đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa Với tư cách một công cụ đánh giá và phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quả không chỉ được sử dụng ở giác độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi hoạt động của toàn doanh nghiệp, mà còn được sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp
Một số chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp
- Hệ số suất sinh lời của tài sản (ROA)
Hệ số này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Hệ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả
Cụ thể là:
Hệ số ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
- Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)
Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu cho thấy rõ, một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (DN)
Trang 26Chỉ tiêu này càng cao, các nhà quản trị càng có lợi thế trong việc đi huy động vốn trên thị trường tài chính để hỗ trợ đầu tư vào các kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp, DN sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn Tuy nhiên, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào cũng thuận lợi, vì có thể là do ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu nhỏ, mà vốn chủ sở hữu càng nhỏ thì mức độ mạo hiểm càng lớn
Hệ số ROE = Lợi nhuận sau thuế/Tổng nguồn vốn
- Hệ số sinh lợi trên doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này cho biết, một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ
ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận Đây là 2 yếu tố có quan hệ rất mật thiết với nhau: Doanh thu chỉ ra vai trò, vị thế trên thị trường, còn lợi nhuận chỉ ra chất lượng và hiệu quả cuối cùng của DN 2 yếu tố này thể hiện vai trò và vị thế của DN Doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất sinh lợi trên doanh thu càng lớn thì DN lại càng có vai trò và vị thế cao trên thị trường
Hệ số ROS = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp
Khi có nhu cầu đầu tư, nhà quản lý phải xem xét kỹ các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của mình Đó là chính sách kinh tế của nhà nước, thị trường và sự cạnh tranh, lợi tức vay vốn và thuế trong kinh doanh, sự tiến bộ của kỹ thuật công nghệ, v.v Cụ thể, những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp bao gồm:
2.4.1 Đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ảnh hưởng lớn tới quyết định mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp
2.4.2 Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lí bao gồm các luật và các văn bản dưới luật Mọi quy định về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Môi trường pháp lí tạo ra sân chơi để các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động kinh
Trang 27doanh, vừa cạnh tranh vừa hợp tác lẫn nhau Mọi định hướng, mục tiêu của doanh nghiệp khi đưa ra đều dựa trên cơ sở các luật định của Nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động dưới sự định hướng của Nhà nước thông qua các luật định Trong mỗi thời
kỳ, nhà nước sẽ định hướng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vào một số ngành nghề, lĩnh vực có lợi cho kinh tế đất nước, kèm theo đó sẽ là những ưu đãi dành cho doanh nghiệp Doanh nghiệp nên xem xét tới quyết định mở rộng đầu tư vào những ngành nghề phù hợp với chính sách kinh tế của nhà nước để hưởng những ưu đãi đặc biệt đó Do vậy, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trong mỗi thời kì hoạt động nên dựa trên quy định của các văn bản pháp luật, tuỳ theo định hướng phát triển kinh tế của đất nước để đề ra phương hướng cho đầu tư của doanh nghiệp mình
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản là rất lớn, do vậy Nhà nước cũng có nhiều những chính sách, những văn bản pháp luật tạo có tính chất thông thoáng hoặc ưu tiên cho các doanh nghiệp xây dựng trong nước có nhiều điều kiện để phát triển Tuy nhiên, chính môi trường pháp lí đôi khi vẫn còn có những hiện tượng quan liêu, chồng chéo, các thủ tục hành chính rườm rà Đây chính là những điều kiện bất lợi mà môi trường pháp lí
có thể gây ra cho các nhà đầu tư
2.4.3 Môi trường kinh tế
Các nhân tố kinh tế có vai trò quyết định trong việc hoàn thiện môi trường kinh doanh và ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp Môi trường kinh tế là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng Môi trường kinh tế vừa tạo ra các cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp, vừa có thể là nhân tố đầu tiên và chủ yếu trong việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp nếu định hướng và hoạt động của doanh nghiệp không tuân theo quy luật phát triển của nó Đây chính là nhân tố tác động trực tiếp nhất đến định hướng kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp Do đó, khi đưa ra một chiến lược đầu tư cho doanh nghiệp mình, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều phải phân tích
kĩ càng các biến động của môi trường kinh tế mà doanh nghiệp mình tham gia
2.4.4 Môi trường khoa học công nghệ
Sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ trên thế giới làm cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngày càng phải đầu tư thay đổi mới công nghệ mới Sự
Trang 28thay đổi nhanh chóng đó đã làm cho tuổi thọ của các thiết bị kĩ thuật ngày càng phải rút ngắn do công nghệ kĩ thuật của chúng theo thời gian ngày càng không đáp ứng đáp ứng được với đòi hỏi của thị trường và thời đại Tính toán được mức độ phát triển của khoa học công nghệ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư vào loại máy móc thiết bị nào nhằm nâng cao năng suất lao động, tránh sự lạc hậu về kỹ thuật trong tương lai, hạn chế tình trạng sản phẩm đưa ra không phù hợp với nhu câù của thị trường dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh
Vì vậy trong định hướng đầu tư của doanh nghiệp phải có sự suy xét chu đáo, lựa chọn các loại máy móc sao cho vừa phù hợp với trình độ phát triển và yêu cầu của thời đại vừa phù hợp với kế hoạch phát triển và ngân sách đầu tư có thể cho phép của doanh nghiệp
2.4.5 Lao động
Do sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ và khoa học trên thế giới, nhân tố con người ngày càng trở nên quan trọng, là nhân tố đảm bảo sự thành công của đơn vị Các doanh nghiệp muốn thành công thì cùng với sự đầu tư về máy móc thì doanh nghiệp cũng cần phải đầu tư cho yếu tố con người Trong bất cứ thời đại nào thì nhân tố con người cũng luôn là nhân tố quan trọng nhất trong mỗi khâu sản xuất Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi công nghệ khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại thì việc nâng cao trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ nhân lực cho phù hợp với trang thiết bị hiện đại trong mỗi doanh nghiệp càng trở lên quan trọng hơn hết Do đó, trong chiến lược đầu
tư của bất kì một doanh nghiệp nào, nhân tố con người cũng phải được đưa lên hàng đầu Cùng với các biện pháp đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng các chính sách,
đề ra các biện pháp thu hút nhân tài cho sự phát triển của doanh nghiệp Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có các chính sách đãi ngộ, thưởng phạt rõ ràng đối với người lao động để họ gắn bó và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của doanh nghiệp
2.4.6 Đặc điểm của thị trường
Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt xoay quanh việc giành khách hàng- nhân tố quyết định đến doanh thu của bất kì một doanh nghiệp nào Thị trường tiêu thụ sản phẩm là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp quyết định đầu tư Đầu tư vào sản phẩm nào người
Trang 29tiêu dùng đang cần, mức tiêu thụ và đánh giá xu hướng trong tương lai chính là các việc doanh nghiệp cần phải làm trước khi quyết định thực hiện một dự án đầu tư Ngoài ra việc phân tích đối thủ cạnh tranh, khả năng cạnh tranh cũng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp chọn ra phương án đầu tư thích hợp, tạo lợi thế riêng trên thị trường
Trong chính sách đầu tư của các doanh nghiệp, đầu tư mở rộng thị trường, chế độ chính sách thu hút khách hàng đến với sản phẩm của doanh nghiệp mình luôn được chú trọng đầu tư phát triển Đối với bất kì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, việc thu hút chăm sóc khách hàng đã trở thành nhân tố quyết định sự sống còn của chính doanh nghiệp Vì vậy, khách hàng chính là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến các kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp, là nhân tố định hướng cho việc đầu tư của doanh nghiệp
2.4.7 Cơ sở vật chất của doanh nghiệp
Cơ sở vật chất của doanh nghiệp là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp, là nền tảng cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cùng với thời gian và sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kĩ thuật hiện đại, cơ sở vật chất của doanh nghiệp cũng ngày càng bị mài mòn, hỏng hóc hoặc không phù hợp
để chế tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thời đại Do đó, doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất và hiện đại hoá sản phẩm của doanh nghiệp mình thì trong chiến lược đầu tư phải chú trọng cả việc hiện đại hoá và mở rộng cơ sở vật chất kĩ thuật phù hợp với định hướng sản xuất kinh doanh
2.4.8 Các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp
Trong một môi trường kinh tế phát triển mạnh và luôn biến động như hiện nay, các doanh nghiệp luôn luôn bị đe doạ bởi các nguy cơ tiềm ẩn từ môi trường kinh tế, doanh nghiệp nào biết cách làm chủ những biến động đó thì sẽ hoạt động an toàn hơn
và có nhiều cơ hội tồn tại, phát triển hơn so với các doanh nghiệp khác Việc xây dựng các kế hoạch, mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp chính là phương thức hữu hiệu
để loại bỏ bớt các yêú tố rủi ro do môi trường kinh tế đem lại Vì vậy, bất kì doanh nghiệp nào đi vào hoạt động đều có các mục tiêu, chiến lược và các định hướng phát triển, chúng là nhân tố chủ quan chính ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp Do vậy, mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp trong từng thời kì tác động đến việc đầu
Trang 30tư của doanh nghiệp, hoạt động đầu tư phải dựa vào định hướng phát triển của doanh nghiệp Đây chính là cơ sở cho việc đầu tư của doanh nghiệp, các kế hoạch đầu tư được xây dựng dựa trên mục tiêu phát triển, các kế hoạch đầu tư chính là việc hiện thực hoá dần các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp
2.4.9 Đặc điểm về quản trị doanh nghiệp
Đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cấp cao lãnh đạo doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự thành đạt của doanh nghiệp Các nhà quản trị là người hoạch định chính sách, chiến lược phát triển cho doanh nghiệp trong từng thời
kì khác nhau, do vậy phẩm chất và năng lực của các nhà quản trị có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào phần lớn đặc điểm quản trị doanh nghiệp của các nhà quản trị
2.5 Tổng quan các nghiên cứu liên quan
2.5.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Thông qua lược khảo một số nghiên cứu cho thấy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và DNDL nói riêng Baard, V.C và Van den Berg, A (2004), Ari Kokko và Fredrik Sjöholm (2004), Henrik Hansen, John Rand và Finn Tar (2002) đã chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp (quy mô về nguồn vốn, quy mô tài sản, quy mô mạng lưới tiêu thụ ) là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Theo kết quả nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), tốc độ tăng trưởng có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tăng trưởng là một trong những điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu của mình trong suốt cuộc đời hoạt động sản xuất kinh doanh Tăng trưởng giúp cho doanh nghiệp tích lũy về nguồn vốn và cơ sở vật chất máy móc để đầu tư mở rộng sản xuất đồng thời tạo dựng được uy tín đối với khách hàng cũng như với các nhà cung cấp, các nhà đầu tư
Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Zeitun và Tian (2007), Onaolapo và Kajola (2010), Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion (2011); Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012) cho thấy tỷ trọng tài sản cố định với tư cách là những tư liệu lao động chủ yếu và có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD có tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 31Theo lý thuyết Modigliani và Miller, lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu và các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới như nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), Onaolapo và Kajola (2010), Fozia Memon (2012) có thể thấy được việc lựa chọn và sử dụng nguồn vốn như thế nào sẽ có tác động đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp Theo kết quả nghiên cứu của Panco, R và Korn, H (1999), Neil Nagy (2009) thì thời gian hoạt động là nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp Thông thường các doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong một lĩnh vực kinh doanh sẽ có được nhiều kinh nghiệm đồng thời tích lũy được nguồn vốn
2.5.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Phạm Lê Thông, Lê Khương Ninh, Lê Tấn Nghiêm, Phan Anh Tú và Huỳnh Việt Khải (2008) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Bằng việc sử dụng mô hình hồi qui đa biến bao gồm: doanh thu, lợi nhuận, vốn vay, tài sản cố định, nguyên liệu, mặt bằng kinh doanh, đặc điểm doanh nghiệp sản xuất hay dịch vụ để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư của các doanh nghiệp tại đây Kết quả nghiên cứu cho thấy, đầu tư của các DNDL phụ thuộc rất lớn vào vốn tự có Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nhận thấy đầu tư của các DNDL cũng phụ thuộc vào tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận thu được của DN, khả năng và kinh nghiệm quản lý, điều kiện vốn, điều kiện mặt bằng, v.v
Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011) về các doanh nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Cần Thơ Kết quả nghiên cứu của tác giả
đã cho thấy các nhân tố mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp và tốc độ tăng doanh thu ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư kinh doanh của DN ở
Tp Cần Thơ
Nghiên cứu của Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013) về nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Kết quả nghiên cứu đã cho thấy qui mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng doanh thu, nợ phải thu, cơ cấu vốn và rủi ro trong kinh doanh có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Trang 322.6 Khung phân tích nghiên cứu
Trên cơ sở các lý thuyết liên quan đến đầu tư vào các doanh nghiệp, cũng như đặc điểm của các doanh nghiệp du lịch tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Nghiên cứu này có nhiều điểm khác biệt so với các nghiên cứu trước đây như: (i) Sử dụng mô hình logit thay cho mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) của các nghiên cứu trước; (ii) Mô hình tổng hợp hơn và đưa vào nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả doanh nghiệp như: ROA, ROE, ROS ; (iii) Cách tiếp cận chủ yếu là các yếu tố nội sinh bên trong doanh nghiệp, được khảo sát, thu nhập từ tình hình hoạt động SXKD thực tế của doanh nghiệp; (iv) Địa bàn nghiên cứu là thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, nơi chưa có nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Hình 2.1 Khung phân tích nghiên cứu Tóm tắt chương 2:
Trong chương 2, luận văn đã trình bày khái quát lý luận chung về đầu tư như khái niệm về đầu tư, phân loại đầu tư và các hình thức đầu tư; vai trò của đầu tư phát triển để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao mức sống dân cư; các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư; các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư kinh doanh Ngoài ra, luận văn đã tổng quan về các công trình nghiên cứu ngoài nước, các công trình nghiên cứu trong nước để nhận diện cơ hội nghiên cứu và hình thành khung nghiên cứu cho luận văn
Trang 33CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thiết kế nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu của đề tài đề ra thì qui trình nghiên cứu của đề tài được
tổ chức hai giai đoạn bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Toàn
bộ qui trình nghiên cứu này được tóm tắt sơ đồ 3.1 như sau:
Sau khi tìm hiểu khảo sát, hình thành ý tưởng nghiên cứu, thu thập và đọc tài liệu của các đề tài liên quan, xác định khung lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu thì tác giả nghiên cứu theo quy trình sau:
Sơ đồ 3.1 Qui trình nghiên cứu
Nguồn: xây dựng của tác giả
3.2 Mô hình kinh tế lượng
3.2.1 Mô hình kinh tế lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư
Xuất phát từ mô hình nghiên cứu được đề xuất tại chương 1 của luận văn, mô hình hồi qui đa biến về các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp
du lịch tại Tp Vinh được thiết lập như sau:
0 1loaihinh 2tgian 3ldong 4tdtdthu 5ttvondtu
Trang 34Trong đó: Biến phụ thuộc Y là tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản của doanh nghiệp du lịch Các biến giải thích của mô hình bao gồm:
Loại hình doanh nghiệp (loaihinh): Là biến thể hiện loại hình doanh nghiệp du lich nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp hoạt động theo hình thức doanh nghiệp tư nhân, nhận giá trị 0 nếu doanh nghiệp hoạt động theo hình thức khác Kỳ vọng mang dấu dương (+) Theo nghiên cứu gần đây của Phạm Lê Thông, Lê Khương Ninh, Lê Tấn Nghiêm, Phan Anh Tú và Huỳnh Việt Khải (2008) cho thấy, tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp Do vậy, nghiên cứu giả định rằng có sự khác biệt về tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản giữa công ty cổ phần với các loại hình doanh nghiệp khác
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (tgian): là số năm hoạt động của doanh nghiệp, kỳ vọng mang dấu (+) Theo nhiều nghiên cứu thực nghiệm như: Panco, R và Korn, H (1999), Neil Nagy (2009) cho thấy, thời gian hoạt động của doanh nghiệp có tác động cùng chiều với hiệu quả đầu tư Do vậy, nghiên cứu giả định rằng thời gian hoạt động của doanh nghiệp có tác động dương (+) đến tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của các doanh nghiệp du lịch tại Tp Vinh
Qui mô lao động (ldong): là biến thể hiện qui mô của doanh nghiệp (Biến dummy), nhận giá trị bằng 1 nếu là doanh nghiệp du lich; bằng 0 nếu là doanh nghiệp siêu nhỏ, kỳ vọng mang dấu dương (+) Theo các nghiên Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013), Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011), Baard, V.C và Van den Berg, A (2004), Ari Kokko và Fredrik Sjöholm (2004), Henrik Hansen, John Rand và Finn Tar (2002) cho thấy, qui mô lao động của doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp Do vậy, nghiên cứu giả định rằng thời gian hoạt động của doanh nghiệp có tác động dương (+) đến tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của các doanh nghiệp du lịch tại Tp Vinh
Tổng doanh thu thuần (tdtdthu): Là biến thể hiện tổng doanh thu thuần trong năm từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tính bằng tỉ đồng Kỳ vọng mang dấu dương (+) Theo các nghiên cứu của Phạm Lê Thông, Lê Khương Ninh, Lê Tấn Nghiêm, Phan Anh Tú và Huỳnh Việt Khải (2008), Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013), Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011) cho thấy, tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp
Trang 35Do vậy, nghiên cứu giả định rằng tổng doanh thu thuần có tác động dương (+) đến tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của các doanh nghiệp du lịch tại Tp Vinh.
Tổng vốn đầu tư (ttvondtu): là biến thể hiện tổng vốn đầu tư trong năm của doanh nghiệp, tính bằng tỉ đồng Theo các nghiên cứu của Phạm Lê Thông, Lê Khương Ninh, Lê Tấn Nghiêm, Phan Anh Tú và Huỳnh Việt Khải (2008), Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013) cho thấy, tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp Do vậy, nghiên cứu giả định rằng tổng vốn đầu tư có tác động dương (+) đến tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của các doanh nghiệp du lịch tại Tp Vinh
Bảng 3.1: Các biến trong mô hình hồi qui đa biến Tên biến Kí hiệu Loại dữ
liệu
Diễn giải Cơ sở khoa học Kỳ
vọng dấu
Phạm Lê Thông, Lê Khương Ninh, Lê Tấn Nghiêm, Phan Anh Tú
và Huỳnh Việt Khải (2008)
Loại hình doanh
nghiệp
loaihinh Dữ liệu
định lượng
Thê hiện loại hình doanh nghiệp hoạt động, nhận giá trị
1 nếu là công ty cổ phần, nhận giá trị bằng 0 nếu trường hợp khác
Phạm Lê Thông, Lê Khương Ninh, Lê Tấn Nghiêm, Phan Anh Tú
và Huỳnh Việt Khải (2008)
Là thời gian tính
từ khi doanh nghiệp được thành lập theo quyết định của giấy phép đăng ký kinh doanh
Panco, R và Korn, H
(1999), Neil Nagy (2009)
Là số lao động làm việc tại doanh nghiệp tại thời điểm nghiên cứu
Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013), Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011), Baard, V.C và Van den Berg,
A (2004), Ari Kokko
và Fredrik Sjöholm (2004), Henrik Hansen, John Rand và Finn Tar (2002)
+
Trang 36Tổng doanh
thu thuần
tdtdthu Dữ liệu
định lượng
Là tổng doanh thu thuần trong năm từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Phạm Lê Thông, Lê Khương Ninh, Lê Tấn Nghiêm, Phan Anh Tú
và Huỳnh Việt Khải (2008), Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013), Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011)
Là tổng giá trị vốn đầu tư của doanh nghiệp trong năm
Phạm Lê Thông, Lê Khương Ninh, Lê Tấn Nghiêm, Phan Anh Tú
và Huỳnh Việt Khải (2008), Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013)
+
Nguồn: Tổng hợp và đề xuất của tác giả
3.2.2 Mô hình hồi qui logit về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở rộng đầu tư
Các giả định của mô hình
Theo Đinh Phi Hổ, 2014: Mô hình hồi quy Binary Logistic là mô hình đặc biệt của mô hình kinh tế lượng ứng dụng trong trường hợp biến phụ thuộc là dạng biến định tính Mô hình Binary Logistic có dạng như sau:
0 1
Trang 37không (xét riêng từng biến độc lập) Sử dụng kiểm định Wald, khi mức ý nghĩa của hệ
số hồi quy từng phần có mức độ tin cậy ít nhất 95% (Sig ≤ 0,05), ta kết luận rằng tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê
(2) Mức độ phù hợp của mô hình: Mục tiêu của kiểm định này là nhằm xem xét
có mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc hay không mô hình được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng không, và mô hình được xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác không
Giả thuyết: H0: Các hệ số hồi quy đều bằng không
H1: Có ít nhất một hệ số hồi quy khác không
Sử dụng kiểm định Omnibus để kiểm định Nếu mức ý nghĩa của mô hình đảm bảo có mức độ tin cậy ít nhất 95% (Sig ≤ 0,05), ta chấp nhận giả thiết H1 và mô hình được xem là phù hợp
(3) Mức độ giải thích của mô hình: Mục tiêu của kiểm định này là nhằm xem xét mức độ giải tích của mô hình, nghĩa là, có bao nhiêu phần trăm thay đổi của biến phụ thuộc được giải tích bởi các biến độc lập
Sử dụng thước đo R2 - Nagelkerke
Mô hình nghiên cứu
Quyết định mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp trong ngành du lịch tại Tp Vinh ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau Điều đó có nghĩa quyết định mở rộng đầu
tư là một hàm phụ thuộc vào những nhân tố ảnh hưởng đến nó Do đó, để xác định một
số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sẵn lòng chi trả của Doanh nghiệp hay không, tác giả thiết lập mô hình hồi quy Binary logistic được xác định như sau:
0 1
Dựa vào số liệu báo cáo tài chính và đầu tư của các doanh nghiệp du lịch tại Tp Vinh trong năm 2015, hàm hồi quy Binary logistic về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sẵn lòng chi trả của công ty như sau:
Trang 38( d ) dd
Các biến trong mô hình được diễn giải theo Bảng 3.2:
Bảng 3.2: Các biến trong mô hình hồi qui Binary logitisc Tên
du lịch không quyết định đầu tư
Phạm Lê Thông, Lê Khương Ninh, Lê Tấn Nghiêm, Phan Anh Tú và Huỳnh Việt Khải (2008)
Trang 39Panco, R và Korn,
H (1999), Neil Nagy (2009);
Baard, V.C và Van den Berg, A (2004), Ari Kokko và Fredrik Sjöholm (2004), Henrik Hansen, John Rand và Finn Tar (2002), Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011), Nguyễn
Lê Thanh Tuyền (2013)
Phạm Lê Thông, Lê Khương Ninh, Lê Tấn Nghiêm, Phan Anh Tú và Huỳnh Việt Khải (2008)
Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013); Phạm
Lê Thông, Lê Khương Ninh, Lê Tấn Nghiêm, Phan Anh Tú và Huỳnh Việt Khải (2008)
Baard, V.C và Van den Berg, A (2004), Ari Kokko và Fredrik Sjöholm (2004), Henrik Hansen, John Rand và Finn Tar (2002), Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013)
+
Trang 40Baard, V.C và Van den Berg, A (2004), Ari Kokko và Fredrik Sjöholm (2004), Henrik Hansen, John Rand và Finn Tar (2002), Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013)
+
định lượng
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ
sở hữu (ROE)
Zeitun và Tian (2007), Onaolapo và Kajola (2010), Fozia Memon (2012)
+
định lượng
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA)
Zeitun và Tian (2007), Onaolapo và Kajola (2010), Fozia Memon (2012)
Zeitun và Tian (2007), Onaolapo và Kajola (2010), Fozia Memon (2012)
+
Nguồn: Tổng hợp và đề xuất của tác giả
3.3 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu về tình hình tài chính năm 2015 của các doanh nghiệp lịch trên địa bàn thành phố Vinh được thu thập từ số liệu của Cục Thuế tỉnh Nghệ An Số liệu vốn đăng
ký đầu tư bổ sung năm 2016 được thu thập từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An Bên cạnh đó, các dữ liệu nghiên cứu khác được thu thập từ các báo cáo thống kê của UBND tỉnh Nghệ An, UBND Thành phố Vinh
Ngoài ra, luận văn còn thu thập các dữ liệu về b áo cáo tổng kết của Sở Du lịch tỉnh Nghệ An về tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội của các DN du lịch tỉnh Nghệ An và Thành phố Vinh năm 2011 – 2015; Các báo cáo, sách báo, tạp chí, luận án, tư liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu
Các thông tin thu thập được kiểm tra và chỉnh lý nhờ quá trình đọc soát lại để tránh sai sót, mâu thuẫn Sau đó tất cả các thông tin thu thập được mã hóa các câu trả lời và tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính Các phần mềm thống kê được sử dụng để mô tả hoặc phân tích, kiểm định giả thuyết đối với các biến số cần nghiên cứu Cụ thể: