1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá giá trị thương hiệu blue exchange theo quan điểm người tiêu dùng long xuyên

27 4,1K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 743,5 KB

Nội dung

luận văn, khóa luận, chuyên đề, tiểu luận, marketing, hành vi, khách hàng, dịch vụ, quản trị, cảm nhận, hài lòng, sự hài lòng

Trang 1

Chương 1: GIỚI THIỆU

1.1 Cơ sở hình thành đề tài

Với đà tăng trưởng của nền kinh tế, đất nước ngày càng phát triển, đời sống conngười ngày càng được năng cao và kéo theo là những nhu cầu thiết yếu như: nhu cầuăn,ở, đi lại và nhu cầu mặc đẹp Khi bạn là người thành đạt thì hẳn bạn sẽ có nhu cầu ănmặc đẹp để đi giao tiếp với đối tác, đi chơi với bạn bè, đi dự tiệc…là rất cần thiết Vì mặcđẹp không những tôn thêm vẽ đẹp của bạn mà còn thể hiện sự quý phái, sang trọng, lịch

sự Chính những nhu cầu đó đã thúc đẩy lĩnh vực thời trang trong nước ngày càng cónhững bước phát triển vượt bậc Hàng loạt cửa hiệu kinh doanh trang phục với đủ kiểudáng, kích cỡ, màu sắc phục vụ cho nhiều đối tượng tùy vào độ tuổi, thu nhập lẫn guthẩm mỹ ăn mặc…Trong đó phải kể đến công ty TNHH Blue Exchange

Blue exchange là một trong những thương hiệu thời trang hàng đầu Việt Nam hiệnnay Blue exchange hiện tại đã có trên 100 chi nhánh trên khắp cả nước và không dừng

lại ở đó, sản phẩm của Blue exchange đang trên đường chinh phục thị trường nước ngoài.

Hiểu được khách hàng luôn mong đợi một mức độ chất lượng, độ bền và giá trị thật sựvượt trội trên thị trường Chính vì vậy để tạo một thương hiệu bền vững trong lòng kháchhàng, Blue Exchange không ngừng nỗ lực xây dựng danh tiếng của mình về chất lượnghàng hóa cao, đáng tin cậy

Xét theo góc độ doanh nghiệp, đánh giá của khách hàng về thương hiệu của mình là rấtquan trọng Có thể hiểu thương hiệu là một số ấn tượng đã được định hình trong tâm tríngười tiêu dùng, hình thành trong tâm trí họ những kỳ vọng về sản phẩm hay dịch vụ củacông ty, từ đấy chi phối hành vi mua sắm của họ Chính vì lẽ đó, nếu người tiêu dùng cóđánh giá tốt về giá trị thương hiệu sản phẩm của công ty thì họ mới tin tưởng sử dụng sảnphẩm đó Đánh giá tốt của người tiêu dùng về giá trị thương hiệu sản phẩm lại góp phầncủng cố thương hiệu của công ty, tăng khả năng nhận biết và phân biệt của người tiêudùng đối với những đặc điểm nổi bật của một thương hiệu trong hàng loạt thương hiệu cómặt trên thị trường Chính vì thế, đánh giá giá trị thương hiệu sản phẩm là một vấn đềđáng quan tâm của các doanh nghiệp ngày nay, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ViệtNam trong xu hướng cạnh tranh toàn cầu

Tuy nhiên, hiên nay có nhiều quan điểm và cách đánh giá về giá trị thương hiệu.Lassar, W.B Mittal & A.Sharma chia cách đánh giá về giá trị thương hiệu thành hai nhómchính: Giá trị thương hiệu đánh giá theo quan điểm đầu tư (hay tài chính) và giá trịthương hiệu đánh giá theo quan điểm khách hàng 1 Đánh giá giá trị thương hiệu theoquan điểm tài chính đóng góp vào việc đánh giá tài sản của một công ty nhưng cách đánhgiá này không giúp nhiều cho nhà quản trị marketing trong việc xây dựng và phát triểnthương hiệu Thêm vào đó, về mặt marketing, giá trị về mặt tài chính của một thươnghiệu cũng chính là kết quả đánh của khách hàng về giá trị của thương hiệu đó Vì thế,việc áp dụng cách đánh giá giá trị thương hiệu theo quan điểm khách hàng sẽ góp phần

Trang 2

giúp ích cho nhà quản trị marketing của công ty trong việc xây dựng và phát triển thươnghiệu.

Nói cách khác, những doanh nghiệp nào biết tận dụng tài sản thương hiệu của mìnhnhư một đòn bẫy để đạt được mục tiêu dài hạn đều là những doanh nghiệp biết xác địnhđúng cách kiểm sóat, đo lường những chiến lược mà họ đã được thực hiện2

Cũng nhấn mạnh rằng nhờ xây dựng thương hiệu có hiệu quả mà Blue Exchange được

sự tin tưởng của khách hàng váo chất lượng sản phẩm, khi mua sắm những trang phụcmới cho mình thì khách hàng luôn nhớ đến nhãn hiệu quen thuộc Blue Exchange Chính

vì vậy mà Blue Exchange có mặt ở khắp các tỉnh thành trong cả nước Tại TP.LongXuyên có đến ba shop quần áo của Blue Exchange Để tạo sức cạnh tranh và nhằm tiềmhiểu xem vị trí của Blue Exchange trong lòng khách hàng tại Long Xuyên có vượt trộihơn so với các nhãn hiệu khác chẳng hạn như: NINOMAX, PT2000, DXMAX, VIỆT-THÁI…

Chính vì lý do trên nên đề tài “ Đánh giá giá trị thương hiệu Blue Exchange theo quanđiểm người tiêu dùng Long Xuyên” được chọn để nghiên cứu

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Với cơ sở hình thành đề tài đã nêu, việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được mục tiêu đánhgiá được giá trị thương hiệu của Blue Exchange theo quan điểm người tiêu dùng LongXuyên

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Tác giả chọn phỏng vấn người tiêu dùng ở TP Long Xuyên đã sử dụng qua trang phụccủa Blue Exchange Cụ thể tại các shop Blue Exchange bán trong nội ô thành phố.Tác giảchọn phỏng vấn các khách hàng có sử dụng qua trang phục của Blue Exchange ở các độtuổi 17-19, 20-25, 26-30

1.4 Ý nghĩa thực tế của đề tài nghiên cứu

Blue Exchange xác định thương hiệu như vũ khí sắc bén để tạo lợi thế cạnh tranh Vìthế, đánh giá giá trị thương hiệu Blue Exchange theo quan điểm người tiêu dùng LongXuyên sẽ cung cấp cho công ty các đánh giá từ phía khách hàng về thương hiệu của trangphục Blue Exchange và hiệu quả quảng bá thương hiệu về trang phục của Blue Exchangetrong thời gian qua Từ đó có thể xác định được vị trí của thương hiệu Blue Exchangetrong lòng người tiêu dùng Long Xuyên để có những chính sách năng cao uy tín thươnghiệu công ty tại địa bàn TP Long Xuyên, còn các shop chi nhánh của Blue Exchange tạiTP.Long Xuyên sẽ nắm bắt được khả năng cạnh tranh của công ty với trang phục của cáccông ty khác nhằm xúc tiến quảng bá sản phẩm, năng cao sức thu hút khách hàng từnhững trang phục mới của công ty và năng cao phục vụ khách hàng với đội ngũ nhânviên thái độ thật ân cần, thân thiện, nhã nhận và chu đáo tạo vị trí, niềm tin và sự hài lòngngày càng nhiều hơn trong lòng khách hàng để giữ vững thương hiệu Blue Exchange

Trang 3

trong lòng người dân Long Xuyên nói riêng, cả nước nói chung ngày càng sâu sắc hơn đểthương hiệu Blue Exchange vươn xa hơn nữa để có thể cạnh tranh với các nước khu vực

và trên thế giới

1.5 Cấu trúc của báo cáo

Chương 1: Giới thiệu: Giới thiệu tống quát về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên

cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tế của đề tài và cấu trúc của báo cáo

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Phần đầu sẽ trình bày định nghĩa

thương hiệu, các thành phần thương hiệu, lý thuyết giá trị thương hiệu Trên cơ sở hai lýthuyết này, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu cho đề tài

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài

như thiết kế quy trình nghiên cứu, nghiên cứu thăm dò, nghiên cứu thử nghiệm, nghiêncứu chính thức và những thông tin về đáp viên Đặc biệt trong bước nghiên cứu chínhthức sẽ nói rõ hơn về các loại thang đo, phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu

Chương 4: Giới thiệu về công ty Blue Exchange

Chương 5: Tiến độ thực hiện

Chương 6: Kết quả nghiên cứu: Mô tả kết quả nghiên cứu

Chương 7: Kết luận và kiến nghị: Nội dung của chương này bao gồm ba phần: Kết quả

chính của đề tài nghiên cứu, hạn chế của nghiên cứu và kiến nghị

Trang 4

1 Lassar, W.B Mittal & A Sharma (1995), Measuring Customer-based Brand Equity, Journal of Consumer

Marketing, 12(4), 11-19

2 Jeff Smith (Việt Nga – Công ty Thương hiệu LANTABRAND)

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Lý thuyết về thương hiêụ và thành phần của thương hiệu

2.1.1 Định nghĩa Thương Hiệu:

“Thương hiệu là một tập hợp các thuộc tính cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giátrị mà họ đòi hỏi”3 Quan điểm sản phẩm là một thành phần của thương hiệu ngày càngđược nhiều nhà nghiên cứu và thực tiễn chấp nhận4 Lý do là khách hàng có hai nhu cầu:nhu cầu về chức năng và nhu cầu về tâm lý Sản phẩm chỉ cung cấp cho khách hàng lợiích chức năng, thương hiệu mới cung cấp cho khách hàng cả hai5

2.1.2 Các thành phần của thương hiệu:

Thương hiệu có thể bao gồm các thành phần sau:

- Thành phần chức năng: có mục đích cung cấp lợi ích chức năng của thươnghiệu cho khách hàng mục tiêu và nó chính là sản phẩm, bao gồm các thuộc tínhmang tính chức năng như: công dụng sản phẩm, các đặc trưng bổ sung, chất lượng

- Thành phần cảm xúc: Bao gồm các yếu tố giá trị mang tính biểu tượng nhằmtạo cho khách hàng mục tiêu những lợi ích tâm lý, có thể là nhân cách thươnghiệu, biểu tượng, luận cứ giá trị, vị trí thương hiệu…

Hai thành phần cơ bản của thương hiệu (chức năng và tâm lý), cùng với giá cả tương đốicủa nó, giá cả so sánh với lợi ích của nó sẽ tạo nên giá trị mà thương hiệu muốn cung cấpcho khách hàng, được gọi là luận cứ giá trị sử dụng (xem hình 2.2)

3 Ambler & styles(1996), Brand development versus New Product development: Toward a process model

of Extension, Marketing Intelligence&Planning, 14(7):10-9

Trang 5

4 Aaker, D.A&K.L Keller(1990), Consumer Evaluation of Brand Extensions, Journal of Marketing,

2.2 Lý thuyết giá trị thương hiệu:

2.2.1 Định nghĩa giá trị thương hiệu:

Như đã đề cập, có hai cách đánh giá về giá trị thương hiệu – giá trị thương hiệu đánhgiá theo quan điểm đầu tư hay tài chính và giá trị thương hiệu đánh giá theo quan điểmkhách hàng Nghiên cứu này đi theo hướng giá trị thương hiệu đánh giá theo quan điểmkhách hàng

Giá trị thương hiệu chính là kiến thức của khách hàng về thương hiệu đó6 Kiến thứckhách hàng bao gồm nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, và đam mê thươnghiệu7

Luận cứ giá trị sử dụng

Trang 6

6 Keller, K.L.(1993), Conceptualizing, Measuring, and Managing Customer- Brand Equity, Journal of Marketing, 57(1),1-22

7 Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang & Nigal J Barrentt(2003), Lòng đam mê thương hiệu và các yếu tố tác động vào nó, Phát triển kinh tế, 13(153):2-5.

2.2.2 Mô hình giá trị thương hiệu:

Nguồn: Điều chỉnh từ Thọ, Trang & Barrett(2003), tài liệu đã dẫn

Chú thích:

Hình thành

Hình 2.2 Giá trị thương hiệu

2.3 Mô hình nghiên cứu:

Với cơ sở lý thuyết về thương hiệu, thành phần thương hiệu và lý thuyết về giá trị thương hiệu, ta có mô hình nghiên cứu sau:

Nhận biết

thương hiệu

Chất lượngcảm nhận

Lòng đam mêthương hiệu

Giá trị thương hiệu

Trang 7

Chất lượng cảm nhận

Lòng đam mê thương hiệu

Thành phần chức năng

- Chất lượng vải

- Đặc trưng bổ sung:

+ Đặc tính kỹ thuật (thiết kế, thành phần, kiểu dáng, màu sắc…)

+ Đặc tính sử dụng: độ an toàn, độ tin cậy…

+ Chủng loại: Áo sơ mi, áo thun, áo khoác cho nam, nữ tuổi teen 17-19, trang phục công sở lịch sự, phong cách,

cá tính, sang trong tuổi 20- 25,26- 30 quần jeans nam, nữ, túi xách nữ, giày dép, hành lý,mũ nón…phù hợp với từng đối tượng

- Mẫu mã

- Gía tương đối, phù hợp với từng mặt hàng

Thành phần tâm lý

- Biểu tượng, logo

- Vị trí của thương hiệu trên thị trường

- Uy tín của thương hiệu BLUE EXCHANGE

- Những cam kết của công ty với khách hàng

Giá trị thương hiệu BLUE EXCHANGE

Trang 8

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Giới thiệu

Chương 2 đã giới thiệu các lý thuyết có liên quan và mô hình nghiên cứu của đề tài này

Kế tiếp, chương này sẽ trình bày về phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm các nộidung sau: Thiết kế quy trình nghiên cứu, nghiên cứu thăm dò, nghiên cứu thử nghiệm,nghiên cứu chính thức và các loại thang đo sử dụng trong nghiên cứu chính thức Trongbước nghiên cứu chính thức sẽ nói rõ hơn về cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu, phươngpháp thu mẫu và những thông tin về đáp viên

3.2 Thiết kế quy trình nghiên cứu: Quy trình nghiên cứu này được tiến hành theo 3 bước (bảng 3.1)

Bảng 3.1 Các bước nghiên cứu của đề tài

Bước nghiên cứu thăm dò được sử dụng bằng phương pháp định tính để phỏng vấnchuyên sâu với 5 khách hàng đã sử dụng qua trang phục của Blue Exchange Từ đó tìmhiểu và khai thác các thông tin liên quan đến đề tài để làm cơ sở thiết lập bản câu hỏi Saukhi có bảng câu hỏi, tiếp tục bước nghiên cứu thử nghiệm (phỏng vấn thử) bằng cáchphỏng vấn trực tiếp 10 khách hàng đã sử dụng qua trang phục của Blue Exchange đểkiểm tra, rà soát bảng câu hỏi lần cuối trước khi phỏng vấn chính thức Cuối cùng lànghiên cứu chính thức, bước này sử dụng phương pháp định lượng bằng cách phỏng vấntrực tiếp 100 khách hàng tại Long Xuyên Cả 3 bước nghiên cứu trên đều có mối quan hệchặt chẽ với nhau

Trang 9

Vì vậy, để thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra thì cần phải thực hiện đúng trình tự của quytrình sau:

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu đề tài 3.3 Nghiên cứu thăm dò

- Đây là bước đầu tiên trong quy trình nghiên cứu của đề tài Trong bước này, sử dụngphương pháp nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu với 5 khách hàng đã sửdụng qua trang phục của Blue Exchange, thực hiện nghiên cứu thăm dò Cụ thể là, tác giả

sẽ đến một shop của Blue Exchange để phán đoán, chọn những khách hàng mua trangphục của Blue Exchange có khả năng trả lời cao Sau đó tác giả đến trò chuyện với họ vớivai trò như một người khách hàng của Blue Exchange để họ có câu trả lời một cách tự

Bản câu hỏi dùng đểphỏng vấn chính thức( n = 100 )

Trang 10

nhiên và khách quan, nhưng các vấn đề đưa ra đều dựa trên đề cương phỏng vấn sâu đãchuẩn bị trước.

- Mục đích của bước nghiên cứu này là tìm hiểu, khai thác và phát hiện các thông tin,các biến số có liên quan đến đề tài Từ đó làm cơ sở để thiết lập bản câu hỏi sao cho phùhợp với mục tiêu đã đề ra

- Tuy nhiên với bản câu hỏi này thì chắc chắn vẫn còn nhiều sai sót, bởi vì trong quátrình thảo luận tác giả có thể quên một số biến có liên quan hoặc trong quá trình thiết lậpbản câu hỏi còn mang tính chất chủ quan… Vì vậy, để có thể thiết lập bản câu hỏi hoànchỉnh nhất thì bước tiếp theo tác gỉa quyết định phỏng vấn thử khoảng 10 khách hàng đã

sử dụng qua trang phục của Blue Exchange

3.4 Nghiên cứu thử nghiệm ( phỏng vấn thử )

- Như đã trình bày ở trên, bước nghiên cứu này được tiến hành với mục đích là kiểmtra, rà soát lại lần cuối bản câu hỏi trước khi nghiên cứu chính thức Từ đó có thể xem xétcấu trúc, tính logic của bản câu hỏi, cũng như phát hiện ra các biến không cần thiết đểloại bỏ hoặc bổ sung thêm các biến còn thiếu Vì vậy, phương pháp được sử dụng trongbước này là nghiên cứu định lượng dựa trên bản câu hỏi chưa chỉnh sửa, bằng kỹ thuậtphỏng vấn trực tiếp khoảng 10 khách hàng đã sử dụng qua trang phục có nhãn hiệu BlueExchange

- Tương tự như bước nghiên cứu thăm dò, tác giả đến một shop của Blue Exchange vàđóng vai trò như là một người khách hàng tìm hiểu, phán đoán, lựa chọn những người đã

sử dụng qua trang phục của Blue, có sự hiểu biết, có khả năng trả lời cao để phỏng vấn.Tuy nhiên, trong bước này tác giả thu thập dữ liệu dựa trên bản câu hỏi định lượng(không cần phỏng vấn sâu) Sau khi bản câu hỏi được chỉnh sửa hoàn thiện nhất, thì bước

kế tiếp của quy trình sẽ là nghiên cứu chính thức

3.5 Nghiên cứu chính thức

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu nhằm thu thập đầy đủ dữ liệuđáp ứng đúng mục tiêu đã đề ra Tác giả sử dụng bản câu hỏi sau khi chỉnh sửa để phỏngvấn trực tiếp cá nhân bằng phương pháp định lượng Tuy nhiên để thu thập dữ liệu đảmbảo tính đại diện caocho tổng thể thì cần xác định cỡ mẫu cho phù hợp

Trang 11

mẫu được phân thành nhiều nhóm thì mỗi nhóm không nên ít hơn 30 đối tượng; khi phântích đa biến, cỡ mẫu nên lấy từ 5 – 10 lần số lượng tham số cần ước lượng ( biến ) trở lên.Chính vì vậy, áp dụng các quy tắc đề nghị của Roscoe, với nghiên cứu có ba biến chínhđược giải thích bằng mười một biến phụ thì tác giả chọn mẫu có kích thước 100.

3.5.2 Phương pháp chọn mẫu

Sử dụng phương pháp chọn mẫu là phán đoán theo kinh nghiệm kết hợp với chọn mẫuthuận tiện Cụ thể là, tác giả đóng vai trò như một khách hàng, tìm hiểu những đối tượngđược đánh giá là có hiểu biết và có khả năng trả lời cao Nếu tiếp xúc với đáp viên mà họsẵn sàng cung cấp thông tin thì tác giả tiến hành phỏng vấn ngay sau khi hỏi thăm, tìmhiểu Ngược lại, nếu họ e ngại không nói thì tác giả sẽ hỏi chuyện cho qua mà khôngphỏng vấn họ tiếp tục nữa Nhưng trong quá trình trao đổi hay phỏng vấn vẫn đảm bảotính khách quan của dữ liệu thu thập

Để đảm bảo các đối tượng được phỏng vấn mang tính đại diện cho tổng thể thì tác giả

cố gắng phán đoán độ tuổi Ngoài ra, với phương pháp phán đoán còn có một số ưu điểmsau: thuận lợi cho tác giả chọn đáp viên trả lời khi kết hợp với chọn mẫu thuận tiện, cóthể tiết kiệm thời gian cho tác giả phỏng vấn trực tiếp cá nhân, dữ liệu thu thập nhanhchóng và thuận lợi, có thể tiết kiệm chi phí

3.5.3 Phương pháp thu mẫu

Áp dụng phương pháp thu mẫu là phỏng vấn trực tiếp cá nhân vì một số ưu điểm sau:

Phỏng vấn viên (tác giả) có mặt để khuyết khích, hướng dẫn đáp viên trả lời, có thể kếthợp hỏi và dùng hình ảnh để giải thích những thắc mắc cho đáp viên, tác giả có thể chọnmẫu kỹ và chính xác hơn với tỷ lệ trả lời của đáp viên rất cao và cuồi cùng là có thể thuthập một số thôn tin bên ngoài để làm dẫn chứng cho dữ liệu thu thập từ đáp viên

3.5.4 Thông tin về đáp viên

Do tác giả (cũng chính là phỏng vấn viên) sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp

cá nhân nên số mẫu thu về đạt 100% Trong 100 đáp viên có 58% (58) đáp viên trong độtuổi từ 17-19, 26% (26) đáp viên từ 20-25 và 16% (16) đáp viên từ 26-30

3.6 Các loại thang đo và các biến sử dụng trong nghiên cứu chính thức

Sử dụng thang đo tỷ lệ trong bản câu hỏi chính thức, phương pháp phân tích thống kê mô

tả Giá trị thương hiệu Blue Exchange được giải thích qua ba biến: khả năng nhận biết,chất lượng cảm nhận và lòng đam mê thương hiệu, trong đó:

+ Khả năng nhận biết thương hiệu được ký hiệu là AW, được giải thích bằng các biếnAW1: Nhận biết công dụng, AW2: Nhận biết ưu điểm sản phẩm, AW3: Nhận biết logocông ty

Trang 12

+ Chất lượng cảm nhận được ký hiệu là FQ, được giải thích bằng các biến FQ1: Đánhgiá chất lượng trang phục theo từng loại vải, FQ2: Đánh giá chất lượng sản phẩm theo uy tín cùa công ty, FQ3: Đánh giá chất lượng trang phục theo mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc ,FQ4: Mức độ hài lòng của khách hàng về trang phục của Blue Exchange.

+ Lòng đam mê thương hiệu ký hiệu là AD, được giải thích bằng các biến: AD1: Sự yêuthích đối với trang phục của Blue Exchange, AD2: Phù hợp giữa giá cả sản phẩm và thương hiệu của công ty, AD3: Giới thiệu trang phục Blue Exchange cho người khác,AD4: Quan tâm đến thông tin về Blue Exchange

3.7 Tóm tắt:

Đề tài được tiến hành nghiên cứu theo ba bước: Nghiên cứu thăm dò, nghiên cứu thửnghiệm (phỏng vấn thử) và nghiên cứu chính thức Bước đầu tiên nghiên cứu bằng địnhtính, nhằm tìm kiếm thông tin để thiết lập bản câu hỏi Hai bước cuối nghiên cứu bằngđịnh lượng Trong đó bước hai với mục đích phỏng vấn thử để kiểm tra bản câu hỏi.Bước cuối sử dụng bảng câu hỏi sau khi chỉnh sửa để phỏng vấn chính thức 100 kháchhàng đã sử dụng qua trang phục của Blue Exchange

Sử dụng phương pháp chọn mẫu là phán đoán theo kinh nghiệm kết hợp với chọn mẫuthuận tiện với phương pháp thu mẫu là phỏng vấn trực tiếp cá nhân

Bản câu hỏi chính thức sử dụng thang đo tỷ lệ, phương pháp phân tích thống kê mô tả.Giá trị thương hiệu Blue Exchange được giải thích qua ba biến: khả năng nhận biết, chấtlượng cảm nhận và lòng đam mê thương hiệu

Trang 13

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Ngày đăng: 04/08/2013, 22:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2.2. Mô hình giá trị thương hiệu: - Đánh giá giá trị thương hiệu blue exchange theo quan điểm người tiêu dùng long xuyên
2.2.2. Mô hình giá trị thương hiệu: (Trang 6)
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu - Đánh giá giá trị thương hiệu blue exchange theo quan điểm người tiêu dùng long xuyên
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu (Trang 8)
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu đề tài 3.3. Nghiên cứu thăm dò - Đánh giá giá trị thương hiệu blue exchange theo quan điểm người tiêu dùng long xuyên
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu đề tài 3.3. Nghiên cứu thăm dò (Trang 9)
3.8. Tiến độ thực hiện - Đánh giá giá trị thương hiệu blue exchange theo quan điểm người tiêu dùng long xuyên
3.8. Tiến độ thực hiện (Trang 13)
Bảng 3.8. Tiến độ nghiên cứu - Đánh giá giá trị thương hiệu blue exchange theo quan điểm người tiêu dùng long xuyên
Bảng 3.8. Tiến độ nghiên cứu (Trang 13)
Hình 4.3. Sản phẩm của Blue Exchange - Đánh giá giá trị thương hiệu blue exchange theo quan điểm người tiêu dùng long xuyên
Hình 4.3. Sản phẩm của Blue Exchange (Trang 16)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w