Con người trong thơ Đường:+Con người Vũ trụ+Con người Đời thườngHình tượng con người vũ trụ đem lại cho chúng ta những cảm nhận tích cực về lý tưởng khát vọng bay cao hòa nhập cùng với vũ trụ. Hình tượng con người dân đen lại đem đến cho người đọc cái nhìn sự đồng cảm xót thương, tinh thần trách nhiệm của con người trước cuộc đời. .......
Trang 1A Con người trong thơ Đường
Trang 2Quan niệm nghệ thuật về con người không đồng nhất với quan niệm triết học về con
người Nhưng giữa chúng có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ
trong thơ Đường
Trang 3 “ Dịch hữu Thái cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái.”
Hai khí âm dương ( lưỡng
nghi) của Dịch là vô cùng
quan trọng, chúng tương tác tương thành mà sinh ra bạn vật trong đó có con người “ Nhị khí cảm ứng dĩ tương dữ Thiên địa cảm nhi vạn vật
sinh.”
Þ Từ thời xa xưa Trung Quốc đã coi con người là một bộ phận của vũ trụ, có quan hệ với vũ trụ
Trang 4của con người trong
trời đất này Từ đây
hình thành hệ thống “
tam tài” ( Thiên- Địa-
Nhân) trong triết học
tướng đời Hán khi đưa
ra thuyết “ mệnh trời”
và có giải thích bằng những mệnh đề “ thiên nhân cảm ứng”, “ thiên nhân tương dữ”, “ thiên nhân hợp nhất” tuy mục đích nhằm tăng thêm quyền lực cho giai cấp thống trị, thì cũng
không ra ngoài quan niệm con người là một
bộ phận của tự nhiên
Trang 5DỊCH HỌC
TRIẾT GIA
CON NGƯỜI VŨ
TRỤ
Trang 62 Con người trong mối quan hệ thống
nhất tương giao, hòa hợp với thiên nhiên,
vũ trụ bao la
-GS Phan Ngọc đã từng nhận xét rằng “ bầu trời
và thiên nhiên là cái nền của thơ Đường” đã
tạo nên “ con người vũ trụ” trong thơ Đường.-Quan niệm con người là một tiểu vũ trụ tồn tại
và có mối liên hệ mật thiết với “ đại vũ trụ”
mênh mông ( nhân thân tiểu thiên địa) vốn
đã có từ lâu trong văn học cổ Trung Hoa
Trang 7Đời Đường quan niệm “ con người vũ trụ” trở thành vị trí trung tâm trong quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ
Trang 8Con người trong thơ Đường trước hết được biểu hiện trong quan hệ thống nhất, tương giao hòa hợp với thiên nhiên, vũ trụ bao la
Thiên nhiên là nơi bắt đầy đi ra và cũng là nơi trở về
“ con người vũ trụ” phải được tồn tại trong
Trang 9Người mở đầu cho “ con người vũ trụ” bước vào thơ đường một cách dõng dạc là Trần Tử Ngang, nhà thơ thời Sơ Đường- người đã tiến hành và kêu gọi sử đổi mới thi phong
=> Hình tượng con người trong Đăng U Châu đài ca là hình tượng tiêu biểu cho “ con người
vũ trụ”
Trang 10“ Con người vũ trụ: bao giờ cũng gắn liền với
“ đăng cao” Khi “ đăng cao” con người luôn
có khát vọng tương giao hòa hợp với vũ trụ, trải lòng mình cùng thiên địa
Trang 11Phong cấp thiên ca viên khiếu
ai
Chử thanh sa bạch điếu phi hồi
Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ,
LẠc đảo tân đình trọc tửu bôi.
( Đỗ Phủ- Đăng cao)- Nam
Trân dịch
( Gió gấp trời cao vượn nỉ non Bến trong, cát trắng lượn chim cồn.
Rào rào lá trút rừng cây thẳm, Cuồn cuộn sông về sóng nước tuôn.
Thu quạnh nghìn khơi lòng khách não,
Đài cao trăm bênh thiếc thân mòn.
Gian nan khổ hận đầu thêm bạc,
Quặt quẹo đành kiêng chén giải buồn.”
“ Đăng cao” là một mô típ chủ đề của thơ Đường.
Trang 12Không những nhỏ bé đơn độc trước vũ trụ mà
nó còn trải qua những phong ba bão táo cuộc đời, trôi giạt làm thân lữ khách tha hương nên thu về càng cô đơn:
Vạn lý bi thu thường tác khách,
Bách niên đa bệnh độc đăng đài
Gian lao khổ hận phồn sương mấn
Lạo đảo tân đình trọc tửu bôi
Trang 13 Đọc Đăng cao của Đỗ Phủ ta lại thấy nó khác với tư thế muốn “ đăng cao” của chính ông trong bài “ Vọng Nhạc” ( trông núi Thái Sơn)
“Thái Sơn thế nào nhỉ,
Tề Lỗ thấy xanh rì.
Đất trời đúc núi lạ Trước sau chi sớm tối Nôn nao tầng mấy nổi Căng mắt bóng chim về Nhất quyết lên chót đỉnh Đám núi thấy li ti.”
=> Bài thơ này tả độ cao của núi Thái Sơn Đứng ở nước Tề phía Bắc, nước Lỗ phía Nam đều thấy màu xanh của nó Núi cao chia không gian làm hai, phía dương sớm, phía âm tối, Quanh năm mây mờ bao phủ, một cánh chim bày cũng phải
căng mắt mới nhìn thấy Bài thơ này được Đỗ Phủ sáng tác khi còn trẻ nên dễ hiểu khát vọng, lý tưởng hùng tâm tráng chí của ông muốn gửi gắm vào đây Tuy rằng
ở đây, Đỗ Phủ mới chỉ “ vọng” chứ chưa “ đăng” song đã có ý muốn leo lên chót đỉnh.Cả hai bài thơ của Đỗ Phủ đều mang cảm xúc rẩ đặc trưng của thơ Đường.
Trang 14Bài thơ khác như Đăng Quán Tước Lâu
( Vương Chi Hoán), Đăng Nhạc Dương lâu,
Đăng lâu ( Đỗ Phủ), Độc tọa Kính Đình Sơn
( Lí Bạch), Cửu nhật Tề sơn đăng cao ( Đỗ
Mục), Đồng Bách quán ( Chu Phác) là những bài thơ tạo dựng được tư thế của con người vũ trụ rất tiêu biểu của thơ Đường
Trang 15Coi thiên nhiên là cội nguồn của con người trong triết học cổ Trung hoa dẫn đến quan niệm “ vạn vật hữu linh” Thiên nhiên như trăng, sao, mây, nước , hoa, cỏ đều trở
Trang 16Một cánh hoa rơi cũng giảm vẻ tươi tốt của mùa xuân: “ Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân” ( Đỗ Phủ- Khúc giang I) Vầng trăng có thể
mang nỗi sầu li biệt, tình cảm da diết cùa người bạn Lí Bạch đến cố nhân:
“ Ngã ký sầu tâm dữ minh nguyệt Tùy quân trực đáo Dạ Lang tê.
( Ta gửi nỗi dầu cùng vầng trăng sáng,
Theo anh đi tới đất Dạ Lang.)
(Lí Bạch- Văn Vương Xương Linh tả thiên Long Tiêu dao
hữu thứ ký)
Trang 17Phút chia tay là giây phút đau đớn nhát của con người, không chỉ” đôi vũ trụ” trong cuộc
lệ ướt áo mà ngọn gió xuân cũng như thấu
hiểu nỗi li biệt của con người nên:
Duy hữu xuân phong tối tương tích,
Ân cần cánh hướng thủ trung xuy
( Chỉ có gió xuân còn luyến tiếc,
Ân cần thổi liễu cánh tay anh)
( Dương CỰ Nguyên-Họa Luyện Tú tài dương Liễu)
Trang 18Và chiếc nến chảy đến hết mà tình không dứt:
LẠp chúc hữu tâm hoàn tích biệt,Thế nhân thùy lệ đáo thiên minh
( Ngọn nến có lòng còn tiễn biệtThay người nhỏ lệ suốt đêm thâu)
( Đỗ Mục- Tặng biệt)
Trang 19Sự tồn tại của con người và thiên nhiên là sự tồn tại trong nhau, Nên giữa con ngươi và và thiên nhiên nỗi buồn cũng như niềm vui đều được sẻ chia, tương cảm:
Thiên hạ thương tâm xứ
Lao Lao tống khách đình
Xuân phong tri biệt khổ
Bất khiển liễu điều thanh.
( Chốn đau lòng dưới gầm trời
Là đình Lao Lao, nơi tiễn khách
Gió xuân biết nỗi khổ của cảnh biệt ly
Nên không khiến cho cành liễu xanh tốt)
( Lí Bạch- Lao Lao đình)
Trang 20Thiên nhiên như thông cảm nỗi buôn biệt ly của người đời nên ngọn gió xuân không nỡ làm liễu xanh cành, vì gợi nỗi buồn “ chiết liễu”.
Trang 21Con người là một “ tiểu vũ trụ” không chỉ
khát khao tương cảm với thiên nhiên, mà con khao khát giao cảm với “ tiểu vũ trụ” khác
Xét đến cùng con người dù mang tầm vóc vũ trụ thì nó cũng không thể tồn tại một mình,
Thiên nhiên tuy được coi là hữu linh, song
thiên nhiên lại không biết nói, lặng im trước nỗi buồn của con người
3 Con người trong mối quan hệ giao hòa với tiểu vũ trụ khác.
Trang 22chướn) hầu mong chia sẻ nỗi buồn nhân thế với trăng,
nhưng:
“Cử bôi yêu minh nguyệt
Đối ảnh thành tam nhân
Trăng đã không biết uống
Bóng chỉ quấn theo ta.)
( Lí Bạch- Nguyệt hạ độc chước)
Trang 23Chỉ có thể tìm sự đồng cảm ở những những “ tiểu thiên địa “ khác Quan hệ giữa “ tiểu vũ trụ” này với “ tiểu vũ trụ” khác thể hiện qua
đề tài tình bạn
=> Đây là một đề tài lớn trong thơ Đường
Trang 24Tác giả Nguyễn Thị Bích Hải đã làm một
khảo sát nho nhỏ trong công trình Thơ
Đường gồm 2 tập do Nhà xuất bản Văn học năm 1987 đã cho kết quả 20% số bài thơ có
đề tài tình bạn.
=> Đó là một con số biết nói và rất có ý nghĩa
Bằng hữu là một trong những “ ngũ luân” ( vua
tôi, cha con, chồng vợ, anh em,bạn bè) của đạo đức phong kiến, nhưng có một điều khác đặc biệt
là cá phạm trù trên ít được thơ Đường đè cập,
nhất là trong thơ ca lãng mạn thời Sơ Thịnh
Đường
Trang 25- Tình bạn giữa Lí Bạch và Đỗ Phủ
“Tư quân nhược Vấn Thủy,
Hạo đãng kí nam chinh.”
( Nhớ anh như sông Vấn Thủy,
Dào dạt chảy về nam)
( Lí Bạch- Sa Khai thành hạ ký Đỗ Phủ)
Trang 26trên thi đàn, dù ở chân trời góc bể vẫn nhớ Lí Bạch ( Thiên mạt hoài Lí Bạch) và không chỉ nhớ mà còn Mộng Lí Bạch:
Chết xa nhau nín đã đành Sống xa nhau để đinh ninh bên lòng Giang Nam hơi độc mịt mùng
Khách đi đày biết vân vồng ra sao?
Chiêm bao ta, bạn lẻn vào
Rõ ràng ta chẳng lúc nào lúc quên Biết đâu cách trở đôi miền
Sợ khi không phải hồn quen mọi ngày!
Hồn về xanh ngắt ngàn cây Hồn đi quan ải bóng mây đen rầm Bạn nay dò lưới giam cầm.
Cách nào vượt được xa xăm canh dài?
Xa nhà trăng lặn rọi soi Còn như nhác thấy mặt người năm xưa!
Sông sâu, sóc nước, không bờ Giữ mình chớ để sa cơ thuồng luồng.
( Đỗ Phủ- Mộng Lí Bạch)- Nhượng Tống dịch
Trang 27Þ Đề tài tình bạn thường được thể hiện sâu sắc ở những cuộc ly biệt Chẳng có nỗi buồn nào bằng nỗi buồn ly biệt.
Þ Trong thơ cổ nói chung và thơ Đường nói riêng,
sở dĩ ly biệt được quan tâm, đặc tả là vì đó là
khoảnh khắc con người chia tay với tất cả những
gì bình yên thân thuộc để dấn bước vào một
cuộc hành trình mà phía trước đầy mịt mù lo âu.
Þ Vì thế thơ tống biệt không chỉ đề cập miêu tả
tình cảm thương nhớ kẻ ở người đi mà thường
còn gửi gắm tâm trạng lo âu về tiền đồ mờ mịt.
Trang 28Độc giả thơ Đường ngày nay dù không ở vào tâm thức của người đương thời những cũng không khỏi bùi ngùi xúc động trước những vần thơ chứa chan tâm trạng của “ thi phật” Vương Duy khi tiên bạn lên đương mà còn lo bạn “ Tây xuất Dương quan vô cố nhân”
( Dương quan ra đó ai người cố tri?)
Trang 29Thơ Đường thường không bộc lộ trực tiêp tình cảm mà thường dùng hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ kết hợp với việc vận dụng linh hoạt sáng tạo những thủ pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng để diễn tả một cách tinh tế, sâu lắng tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình, Đó là những hình ảnh thiên nhiên giàu sức biểu cảm như “ yên hoa”, “ minh nguyệt”, “ băng tâm”,
“ ngọc hồ” trong các câu thơ sau:
-Lạc Dương thân hữu như tương vấn,
Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ.”
( Lạc Dương nếu có người thân hỏi
Một mảnh lòng băng tại ngọc hồ.)
( Vương Xương Linh- Phù Dung lâu tống Tân Tiệm.”
-Ngã kí sầu tâm dữ minh nguyệt,
Tùy quân trực đáo Dạ Lang tê.
( Tấm sầu với mảnh trăng trong,
Gửi theo tiễn bác tới vùng Dạ Lang).
( Lí Bạch- Vương Xương Linh tả thiên Long Tiêu dao hữu thử ký)
-Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
( Bạn từ lầu hạc lên đường
Giữa mùa khoa khói châu Dương xuôi dòng)
( Lí Bạch- Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng LĂng)
Trang 30Cũng có khi thơ Đường sử dụng phép so sánh tương đồng hoặc đối lập để biểu hiện tình
cảm ly biệt giữa đôi” tiểu thiên địa
Trang 31Không cần nhiều ngôn từ song ý lại vô cùng khi lấy cái mênh
mông, vô tận và dào dạt của sông nước để so sánh với tình ly biệt
Đạm đạm trường giang thủy
Du du viễn khách tình.
( Sông dài nước chảy lênh đênh,
Dặm nghìn đất khách mối tình mênh mông).
( Vi Thừa Khánh- Nam hành biệt đệ)
- Đôi khi nhà thơ lấy độ sâu của đầm Đào Hoa để so sánh ví son với tình cảm chính là để đo độ sâu của tình tri âm:
Đào hoa đàm thủy thâm thiên xích
Bất cập Uông Luôn tống ngã tình.
( Nước đầm nghìn thước Đào Hoa,
Uông Luân tình bác tiễn ta sâu nhiều.)
( Lí Bạch- Tặng Uông Luân)
Trang 32=> Những hình ảnh thiên nhiên bao la, mênh mông nhưu dòng sông, con đường, ngọn núi, ánh trăng,,,, đối lập với các vật nhỏ nhoi, hữu hạn như cô phàm, cô nhạn, cô vân trong thơ tống biệt đã trở thành điểm nhấn tình cảm
Trang 33Tóm lại, quan niệm “ con người vũ trụ” trong thơ
Đường được đặt trong mối quan hệ với thiên nhiên với
“ tiểu vũ trụ” khác nhằm thể hiện quan niệm về sự
thống nhất hòa hợp không thể tách rơi Đó là một
kiểu tư duy rất đặc trưng của con người Trung Quốc thời đại trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, hướng đến
sự thống nhất toàn vẹn như chính sự thống nhất của nhà nước Đại Đường, cũng như sự hội nhập giao thoa của các dòng tư tưởng và sự xuyên thấm vào nhau
của nghệ thuật thơ ca nhạc họa Vì vậy, bước vào thơ Đường ta bước vào thế giới tâm linh của con người
trung đại, một thế giới tĩnh lặng hài hòa, thống nhất
và vi diệu.
Trang 34Không chỉ tồn tại với tư cách là sinh thể tự
nhiên, con người còn tồn tại với tư cách là “ động vật xã hội” chịu sự tác động của qui luật lịch sử xã hội
=> Con người trong thơ Đường cũng phải
được nhìn nhận trong những mối quan hệ xã hội của nó
4 Con người trong mối quan hệ với xã hội, nhân quần.
Trang 35“ Con người xã hội” vốn đã xuất hiện trong thơ ca hiện thực Kinh Thi, Nhạc phủ đời Hán, thơ Kiến An, song chưa được biểu hiện một cách tập trung Có thể nói hiện thực xã hội cuối Thịnh Đường, đặc biệt sự biến An- Sử
chính là cơ sở làm nảy sinh quan niệm “ con người xã hội” trong văn học
Quan niệm “ con người xã hội” chủ yếu được xuất
hiện trong bộ phận thơ ca hiện thực.
Trang 36Mở đầu quãng đời đen tối của ông là 9 năm long đong vất vả tìm kiếm công canh ở Trường An, chịu không biết bao cay đắng, nhục nhã:
Triêu khấu phú nhi môn,
Mộ tùy phì mã trần.
Tàn bôi dữ lãnh chá
Đáo xứ tiềm bi tân
( Sớm gõ cửa nhà giàu
Chiều hút theo dấu bụi đám ngựa béo
Rượu thừa cũng chả nguội.
Đến đâu cũng âm thầm xót xa.)
( Đỗ Phủ- Phụng tặng Vi tả thừa trượng nhị thập nhị vận)
trò của “ thi thánh” Đỗ Phủ.
Trang 37 Những năm tháng long đong ở Trường An một mặt giúp
ông nhận thấy rõ bộ mặt đen tối của vua chúa quan lại, mặt khác tạo điều kiện cho ông tiếp xúc với những người lao
đông nghèo khổ, để từ đó tư tưởng thân dân ngày càng nảy
nở và trở thành tư tưởng chủ đạo của thơ Đỗ Phủ.
Trong thơ Đỗ phủ có thể thấy những cung bậc tiếng than khóc khác nhau: tiếng khóc người vợ trẻ tiễn chồng ra trận ngay sau ngày cưới, cưới khóc thảm thiết của bà lão tiễn
ông lão ra chiến trường, tiếng khóc của những người nông phu đói khát không có thóc để đóng thuế cho triều đình
Cái đói rét những lo lắng thời thế loạn lạc luôn thường
trực trong tâm sự của những người ở trong cảnh hoạn lạc, thậm chí khi hội ngộ cũng khóc
Trang 38trong thơ Đường được dựng lên qua quan hệ đối lập tương phản giữa một bên là cuộc sống xa hoa trụy lạc của giai cấp thống trị và một bên là cuộc sống bần
cùng đói rét của dân đen Đó là cảnh các mĩ nữ cung tần:
Tú la y thường chiếu mộ xuân,
Xúc kim khổng tước, ngân kỳ lân
( Xiêm áo lựa thêu sáng ngời dưới cảnh trời cuối xuân Nào hình dung công thêu chỉ vàng, kỳ lân thêu chỉ bạc) ( Đỗ Phủ- Lệ nhân hành)
Trang 39 Được vua yêu chiều cho mở tiệc ở bờ sông, thức
ăn đem từ trong cung được đưa đến nhưng:
Thủy tinh chi bàn hành tố lân
Tê trợ yêm ứ cửu vi hạ
Loan đao lũ thiết không phân luân.
( Trên mâm thủy tinh , bày la liệt loại cá trắng tinh
No ngấy rồi, đũa gân tê ngưu lâu lâu không gắp, Dao đeo nhạc uổng công thái nộm rộn ràng!)
( Đỗ Phủ- Lệ nhân hành)
Trang 40Cảnh vua tôi nhà Đường ăn chơi ở núi Ly sơn trong bài Tự kinh phó Phụng Tuyên huyện
vịnh hoài ngũ bách – Đỗ Phủ
Trong khi dân tình đang khốn khổ đối phó với nạn hạn hán thì bọn thống trị tiệc rùng say hát ca, bỏ mặc dân chúng ( Lục Quy Mông- Tân sa)
Trang 411. NHư vậy quan niệm “ con người xã hội”
trong thơ Đường là kết quả của quá trình
đưa thơ ca về phía hiện thực cuộc sống
2. Hình tượng con người vũ trụ đem lại cho
chúng ta những cảm nhận tích cực về lý
tưởng khát vọng bay cao hòa nhập cùng với
vũ trụ
3. Hình tượng con người dân đen lại đem đến
cho người đọc cái nhìn sự đồng cảm xót
thương, tinh thần trách nhiệm của con người trước cuộc đời
Tổng kết