Có thể nói, nghiên cứu nhu cầu tự khẳng định được thực hiện ở Việt Nam với đặc trưng của nền văn hoá Á Đông và được khảo sát trên SV - đối tượng có trình độ học vấn cao và có những hi
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Hữu Luyến
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Tình
Phản biện 2: PGS.TS Trần Thị Minh Hằng
Phản biện 3: PGS.TS Trần Hoàng Thị Diễm Ngọc
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học Xã hội
vào hồi … giờ….phút, ngày… tháng….năm…
Có thể tìm luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Nhu cầu là khía cạnh tâm lí quan trọng hàng đầu của con người Bởi lẽ, nó là động lực thúc đẩy hoạt động, là nguồn gốc tính tích cực của con người Mỗi cá nhân có một hệ thống nhu cầu và nhu
cầu của con người là không giới hạn
Nhu cầu tự khẳng định là nhu cầu chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống các nhu cầu, là nhu cầu bậc cao của con người Trên thực tế, xã hội ngày càng phát triển, các khủng hoảng tâm lí ngày càng nhiều và con người luôn tìm cách trả lời câu hỏi: Tôi là ai? Tôi có vị trí như thế nào trong gia đình, cộng đồng, xã hội? Điều này
đã thúc đẩy và kích thích nhu cầu tự khẳng định ngày càng gia tăng
Sinh viên (SV) là những người đang chuẩn bị kiến thức và kinh nghiệm để bước vào lao động nghề nghiệp Trên thực tế, SV không chỉ tự khẳng định mình ở những hoạt động hữu ích mà SV còn
tự khẳng định mình ở những hoạt động thiếu lành mạnh
Nghiên cứu về nhu cầu tự khẳng định ở Việt Nam với đối tượng là SV chưa nhiều, chưa rõ và chưa thực sự được khuyến khích
Có thể nói, nghiên cứu nhu cầu tự khẳng định được thực hiện ở Việt Nam với đặc trưng của nền văn hoá Á Đông và được khảo sát trên
SV - đối tượng có trình độ học vấn cao và có những hiểu biết nhất định trong xã hội thì liệu mức độ biểu hiện nhu cầu tự khẳng định có khác với SV các nước phương Tây? Mức độ biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của SV trong các hoạt động lành mạnh sẽ khác như thế nào so với mức độ biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của SV trong các hoạt động thiếu lành mạnh? Liệu biến số nào có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến nhu cầu tự khẳng định của SV? Xuất phát từ những lí do đó,
chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận án là: Nhu cầu tự khẳng định của sinh viên
Trang 42 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng nhu cầu tự khẳng định của
SV, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm kích thích nhu cầu tự khẳng định của SV
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu
2.2.2 Xây dựng các khái niệm: nhu cầu, nhu cầu tự khẳng
định, nhu cầu tự khẳng định của SV, các biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của SV và các yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV
2.2.3 Làm rõ thực trạng mức độ nhu cầu tự khẳng định của
SV tại một số trường Đại học ở Hà Nội và thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV ở các trường xem xét
2.2.4 Tiến hành tham vấn tâm lí thông qua 02 trường hợp điển
hình
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ nhu cầu tự khẳng định của SV
3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án
3.2.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu 02 biểu hiện cơ bản tạo thành nhu cầu tự khẳng định của SV: (1) Nhu cầu được công nhận mình; (2) Nhu cầu được thể hiện mình Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: Nhóm các yếu tố chủ quan: (1) Năng lực học tập; (2) Niềm tin; (3) Quyết tâm; Nhóm các yếu tố khách quan: (5) Gia đình; (6) Nhà trường – nhóm bạn
3.2.2 Địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.2.2.1 Địa bàn nghiên cứu: Luận án khảo sát tại Khoa Quốc
tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Khoa học xã hội và
Trang 5nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và trường Đại học Công nghệ
giao thông vận tải
3.2.2.2 Khách thể nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu định lượng: 422 SV từ năm thứ nhất đến năm thứ tư thuộc 03 địa bàn khảo sát trên
* Khách thể phỏng vấn sâu: 15 SV và 6 giảng viên
* Khách thể nghiên cứu trường hợp: Luận án sử dụng tham
vấn tâm lí trên 02 khách thể để nghiên cứu trường hợp điển hình
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp luận nghiên cứu
- Nguyên tắc hoạt động: Nghiên cứu nhu cầu tự khẳng định
của SV được tiến hành nghiên cứu thông qua một số hoạt động
chính: Hoạt động học tập, hoạt động giao tiếp và hoạt động xã hội
- Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Nhu cầu tự khẳng định được
xem xét như là kết quả tác động có hệ thống của tất cả các yếu tố chứ
không phải của từng yếu tố riêng lẻ
- Nguyên tắc phát triển: Nghiên cứu về nhu cầu tự khẳng định
của SV phải nghiên cứu trong sự vận động, biến đổi và phát triển của
xã hội
4.2 Các phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu;
4.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi;
4.2.3 Phương pháp quan sát;
4.2.4 Phương pháp tham vấn tâm lí;
4.2.5 Phương pháp chuyên gia;
4.2.6 Phương pháp phỏng vấn sâu;
4.2.7 Phương pháp nghiên cứu trường hợp;
4.2.8 Phương pháp thống kê số liệu bằng thống kê toán học
4.3 Giả thuyết khoa học
Trang 64.3.1 Nhu cầu tự khẳng định của SV được biểu hiện ở nhu
cầu được công nhận mình và nhu cầu được thể hiện mình Trong đó mức độ biểu hiện về nhu cầu được thể hiện mình đạt ở mức cao hơn
so với nhu cầu được công nhận mình
4.3.2 Nhu cầu tự khẳng định của SV chịu ảnh hưởng bởi yếu
tố chủ quan và các yếu tố khách quan Trong đó, niềm tin là yếu tố có
ảnh hưởng sâu sắc nhất đến nhu cầu tự khẳng định của SV
4.3.3 Có thể kích thích nhu cầu tự khẳng định của SV bằng
tham vấn tâm lí thông qua nghiên cứu 2 trường hợp điển hình
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án xây dựng được bộ công cụ để đo mức độ và các mặt biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của SV Luận án xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tự khẳng định của SV và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới nhu cầu tự khẳng định của SV Bên cạnh
đó, luận án khẳng định tính khả thi khi sử dụng tham vấn tâm lí, nhằm kích thích nhu cầu tự khẳng định của SV thông qua 2 trường hợp điển hình Tóm lại, luận án là tài liệu tham khảo có giá trị về nhu cầu tự khẳng định nói riêng và tâm lí học nước nhà nói chung
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Về lý luận
Xác định được khái niệm nhu cầu tự khẳng định của SV Chỉ
ra 2 biểu hiện cơ bản cấu thành nhu cầu tự khẳng định của SV: (1) Nhu cầu được công nhận mình; (2) Nhu cầu được thể hiện mình.; Xác định tiêu chí, mức độ nhu cầu tự khẳng định của SV và các yếu
tố ảnh hưởng
6.2 Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra thực trạng biểu hiện, mức độ nhu cầu tự khẳng định của SV và thực trạng của từng biểu hiện đều ở mức trung bình Luận án phát hiện “gia đình, nhà trường – nhóm bạn” là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến nhu cầu tự khẳng
Trang 7định của SV Bên cạnh đó, luận án khẳng định tính hiệu quả của biện pháp tham vấn tâm lí khi nghiên cứu 02 trường hợp điển hình
7 Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình khoa học có liên quan đến luận án đã được công bố, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu nhu cầu tự khẳng định của sinh viên
- Chương 2: Cơ sở lý luận nghiên cứu nhu cầu tự khẳng định của sinh viên
- Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn nhu cầu tự khẳng định của sinh viên
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1 Những nghiên cứu nhu cầu
1.1.1.1 Hướng phân tích bản chất tâm lý của nhu cầu
Có khá nhiều quan điểm khác nhau khi phân tích bản chất tâm lí của nhu cầu, như Miaxsep, Leonchiev, Uznatze, Watson, Skinner, Bandura, Rotter Tóm lại, chúng tôi đồng tình với quan điểm của tâm lý học hoạt động khi cho rằng, nhu cầu là yếu tố quyết định tạo nên tính tích cực, nó quyết định xu hướng, tính chất hành vi của con người Bên cạnh đó, cách tiếp cận này còn cho rằng, nghiên cứu nhu cầu phải gắn liền với hoạt động và nhu cầu là những đòi hỏi khách quan của mỗi người trong những điều kiện cụ thể đảm bảo cho
sự tồn tại và phát triển
1.1.1.2 Hướng chú trọng nhu cầu tự do cá nhân
Các quan điểm của Freud, Allport, Rogers đều ít nhiều nhấn mạnh và khẳng định tầm quan trọng của nhu cầu tự do của cá nhân,
Trang 8coi nhu cầu tự do của cá nhân là nhu cầu tự nhiên của con người Trong các quan điểm đó, chúng tôi đồng tình với quan điểm của Rogers hơn cả, bởi lẽ việc nhận thức, đặc biệt là tự nhận thức, tự chịu trách nhiệm có vai trò rất to lớn nhằm hiện thực hóa, duy trì và củng
cố cái tôi của mỗi người
1.1.1.3 Hướng nhìn nhận nhu cầu của con người theo hình
thái phân cấp
Cả Maslow và Murray đều nhìn nhận nhu cầu con người theo hình thái phân cấp Với Maslow, ông đã chia nhu cầu của con người theo năm tầng bậc khác nhau Nhưng với Murray, ông đã chia nhu
cầu của con người thành 20 loại
Tóm lại, vấn đề nhu cầu theo quan niệm của các nhà tâm lý học phương Tây còn nhiều bàn cãi, nhưng tựu chung lại, họ có chung một quan điểm, là: Nhu cầu của con người là những đòi hỏi tất yếu khách quan được con người phản ánh trong những điều kiện cụ thể, cần được thỏa mãn để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của họ
1.1.2 Những nghiên cứu nhu cầu tự khẳng định của sinh viên
1.1.2.1 Hướng nghiên cứu nhu cầu cái tôi
Khi tiếp cận vấn đề về cái tôi, các quan điểm của Ellsworth Faris, W James, J H Mead, C H Colley, Rogers, Bandura đều nhấn mạnh vai trò của cái tôi, của tự ý thức và nó có tác động không nhỏ đến hành vi của con người Chúng tôi đồng tình với quan điểm của Roger khi cho rằng, nhu cầu tự khẳng định bản thân của cái tôi chính
là nhu cầu hiểu bản thân – Tôi là ai - Tôi là người như thế nào - Tôi
có thể làm được việc gì cho mình và xã hội
1.1.2.2 Hướng nghiên cứu xuyên văn hóa về nhu cầu tự khẳng định
Đây là hướng nghiên cứu được giới tâm lý học quan tâm nhiều trong thời gian gần đây và nhu cầu tự khẳng định đã dần được
Trang 9chú trọng Các tác giả cho rằng, nhu cầu tự khẳng định là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, cần thiết trong cuộc sống của mỗi
cá nhân Nhu cầu tự khẳng định của con người ở những nước khác nhau không hề giống nhau mà luôn có sự khác biệt
1.1.2.3 Hướng nghiên cứu những bí quyết để thỏa mãn nhu cầu tự khẳng định
Theo hướng nghiên cứu này, một số tác giả cho rằng, mỗi cá nhân đều có nhu cầu tự khẳng định trong cuộc sống và trong công việc của mình Tuy vậy, muốn đạt được những thành tựu mong ước thì suy nghĩ tích cực là vấn đề cốt lõi, là nguyên nhân của mọi thành công Và bí quyết để có thể tự khẳng định mình là có niềm tin vào bản thân, xóa mặc cảm – mầm bệnh của mọi thứ thất bại, củng cố niềm tin xua tan nỗi sợ hãi…
1.2 Những nghiên cứu ở trong nước
1.2.1 Những nghiên cứu nhu cầu
1.2.1.1 Hướng nghiên cứu vai trò, giá trị của nhu cầu
Có khá nhiều tác giả bàn luận đến các vấn đề: khái niệm, phân loại, vai trò của nhu cầu… Hầu hết các tác giả đều đứng trên quan điểm của lý thuyết hoạt động để nghiên cứu nhu cầu và xem xét nhu cầu với tư cách là thành tố trong xu hướng nhân cách và là động lực thúc đẩy tính tích cực hoạt động của cá nhân Sẽ là vô nghĩa nếu như xem xét nhu cầu tách biệt với quá trình hoạt động Nhu cầu được nảy sinh, hình thành và phát triển trong quá trình cá nhân hoạt động
và tương tác với môi trường bên ngoài
1.2.1.2 Hướng nghiên cứu về thực trạng nhu cầu của các khách thể khác nhau
Có rất nhiều các hướng nghiên cứu khác nhau xoay quanh vấn đề nhu cầu Tất cả các công trình đó đã góp phần làm rõ thêm vai trò của nhu cầu vào các lĩnh vực thực tiễn, đặc biệt là trong giáo dục Tham khảo các công trình nghiên cứu về nhu cầu, chúng tôi kế thừa
Trang 10cơ sở lí luận liên quan đến nhu cầu, đặc điểm và biểu hiện của nhu cầu trong các hoạt động cụ thể của con người
1.2.2 Những nghiên cứu nhu cầu tự khẳng định của sinh viên
Các công trình nghiên cứu về nhu cầu tự khẳng định ở trong nước còn khá hạn chế Với các đề tài ấy, chúng tôi đã kế thừa một số quan điểm, cách tiếp cận về nhu cầu, biểu hiện nhu cầu tự khẳng định
để phát triển sâu hơn cơ sở lí luận về nhu cầu tự khẳng định của SV
Tiểu kết chương 1
- Đối với các nghiên cứu nước ngoài: Sơ lược lịch sử nghiên cứu nhu cầu của các tác giả nước ngoài cho thấy có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau Trong đó, cách tiếp cận của tâm lí học hoạt động
là có ý nghĩa hơn cả
- Đối với những nghiên cứu trong nước: Các công trình nghiên cứu nhu cầu tự khẳng định trên đối tượng là SV còn khiêm tốn Bởi vậy, nghiên cứu nhu cầu tự khẳng định của SV hiện nay là một vấn đề cần và rất rất cần Nó không những có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn mang tính thực tiễn sâu sắc
Chương 2
LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU TỰ KHẲNG ĐỊNH
CỦA SINH VIÊN 2.1 Nhu cầu
2.1.1 Khái niệm nhu cầu
Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu cần được thỏa mãn để con
người tồn tại và phát triển
2.1.2 Đặc điểm của nhu cầu
Một là, tính đòi hỏi hay tính bức xúc của nhu cầu; Hai là, tính thúc đẩy hay tính tích cực của nhu cầu; Ba là, tính thỏa mãn hay hài lòng của nhu cầu; Bốn là, tính đối tượng của nhu cầu; Năm là,
Trang 11tính xã hội của nhu cầu; Sáu là, tính điều kiện của nhu cầu; Bảy là, tính chu kỳ của nhu cầu
2.1.3 Các mức độ của nhu cầu
Chúng tôi lựa chọn cách phân chia nhu cầu thành 5 mức độ khác nhau (rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp) để phân chia mức
độ nhu cầu tự khẳng định của SV
2.2 Nhu cầu tự khẳng định
2.2.1 Tự khẳng định
Tự khẳng định là sự thể hiện mạnh mẽ, tích cực của cá nhân
về việc mong muốn được người khác công nhận mình và được thể
hiện mình
2.2.2 Khái niệm nhu cầu tự khẳng định
Nhu cầu tự khẳng định là sự đòi hỏi tích cực, mạnh mẽ của
cá nhân cần thỏa mãn về việc mong muốn được công nhận mình và
được thể hiện mình trước người khác
2.3 Nhu cầu tự khẳng định của sinh viên
2.3.1 Sinh viên và đặc điểm của sinh viên
a Sinh viên: SV là tầng lớp xã hội đặc biệt, là lực lượng
đang tiếp thu những kiến thức và kỹ năng chuyên môn ở các trường Đại học, Cao đẳng để chuẩn bị bước vào lao động nghề nghiệp trong
tương lai
b Đặc điểm hoạt động của sinh viên
Về hoạt động học tập: Tính chuyên nghiệp, tính độc lập, sáng
tạo cao và chủ động
Về hoạt động giao tiếp: Đối tượng giao tiếp của sinh viên khá
rộng rãi Nội dung giao tiếp mà SV đưa ra trao đổi, bàn bạc khá
phong phú và nhiều mặt
Về hoạt động đoàn thể xã hội: SV tham gia vào các nhóm
tình nguyện, câu lạc bộ và SV mong muốn được thể hiện bản thân,
được đoàn thể quan tâm, thừa nhận năng lực của mình
Trang 122.3.2 Khái niệm nhu cầu tự khẳng định của sinh viên
Nhu cầu tự khẳng định của SV là sự đòi hỏi mạnh mẽ của SV cần thỏa mãn về việc mong muốn được công nhận mình và được thể hiện mình trước người khác để học tập, giao tiếp và hoạt động đoàn
thể xã hội
2.3.3 Biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của sinh viên
* Thứ nhất, nhu cầu tự khẳng định của SV thể hiện qua mong muốn được công nhận mình (mong muốn được người khác công
nhận năng lực, được yêu thương và được tôn trọng); * Thứ hai, nhu
cầu tự khẳng định của SV thể hiện qua mong muốn được thể hiện mình (mong muốn được thể hiện năng lực, được sáng tạo và được
SV Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá về nhu cầu tự khẳng định của
SV, mức độ nhu cầu tự khẳng định của SV được chia theo các mức:
rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của sinh viên
2.4.1 Các yếu tố chủ quan
- Năng lực học tập: Năng lực học tập ở đây được hiểu là kết quả học tập, các thành tích trong quá trình học tập và kỹ năng mềm
mà SV được trang bị Năng lực học tập tốt sẽ giúp SV tự tin hơn
trong học tập, giao tiếp và biết khẳng định mình nhiều hơn
- Niềm tin: Niềm tin ở đây được hiểu là SV tin vào kết quả học tập cũng như tin vào khả năng giao tiếp của mình Niềm tin là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của
SV
Trang 13- Quyết tâm: Mọi hành động ý chí của con người đều được bắt đầu từ việc đề ra và ý thức rõ ràng mục đích hành động Trước khi hành động, con người phải ý thức rõ ràng mình hành động để làm gì? Mình muốn đạt được cái gì trong hành động? Quyết tâm và đặt mục tiêu rõ ràng cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng
trên con đường khẳng định bản ngã của mỗi SV
viên
Tiểu kết chương 2
Nhu cầu tự khẳng định của SV là sự đòi hỏi mạnh mẽ của SV cần thỏa mãn về việc mong muốn được công nhận mình và được thể hiện mình trước người khác để học tập, giao tiếp và hoạt động đoàn thể xã hội Bên cạnh đó, chúng tôi đã đề cập đến các biểu hiện về nhu
cầu tự khẳng định của SV Luận án đánh giá nhu cầu tự khẳng định của SV qua 3 tiêu chí và 5 mức độ Cuối cùng luận án xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV Các yếu tố chủ quan (Năng lực học tập; Niềm tin; Quyết tâm); Các yếu tố khách quan (Gia đình; Nhà trường - nhóm bạn)
Chương 3
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Địa bàn và khách thể nghiên cứu