3.3.1 Lập thang điểm và bảng phân loại đánh giá thể lực sau một năm tập luyện của vận động viên đội tuyển Bóng chuyền nữ Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh...70 3.3.2 Đánh giá nhịp tăng trưở
Trang 1LÊ THỊ NGỌC TUYẾT
“NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG CHUYỀN TUYỂN NỮ
TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN”
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
TS Trần Hồng Quang
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
Trang 3liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa được công bốtrong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả
Lê thị Ngọc Tuyết
Trang 4thầy cô, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, Trường Đại Học Thể Dục ThểThao Tp.HCM, đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập vànghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô HLV, cùng tất cả cácVĐV đội tuyển Bóng chuyền Nữ Tân Bình đã tạo điều kiện thuận lợi để tôithu thập số liệu hoàn thành luận văn
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Thầy hướng dẫn: TS TrầnHồng Quang đã tận tình động viên, giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quátrình hoàn thành luận văn này
Tác giả luận văn
Lê Thị Ngọc Tuyết
Trang 5TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 4
1.1.1 Khái niệm Thể lực 4
1.1.2 Khái niệm về tố chất thể lực 5
1.1.3 Khái niệm về huấn luyện thể lực 5
1.2 Đặc điểm hoạt động các môn bóng 10
1.2.1 Đặc điểm chung về môn bóng chuyền 10
1.2.2 Đặc điểm bóng chuyền hiện đại 11
1.3 Đào tạo vận động viên bóng chuyền 14
1.3.1 Đào tạo VĐV theo hệ thống 14
1.3.2 Đào tạo VĐV bóng chuyền Việt Nam 19
1.3.3 Đánh giá quá trình huấn luyện 23
1.4 Đặc điểm các tố chất thể lực 26
1.4.1 Các tố chất thế lực 26
1.4.2 Huấn luyện các tố chất thể lực 27
1.4.3 Phát triển tố chất thể lực cho Vân động viên bóng chuyền 34
1.5 Đặc điểm tâm - Sinh lý lứa tuổi trưởng thành 35
1.5.1 Hệ thần kinh 35
1.5.2 Hệ vận động 36
1.5.3 Hệ tuần hoàn 36
1.5.4 Hệ hô hấp 36
1.5.5 Đặc điểm tâm lý 37
1.6 Đặc điểm giải phẫu - sinh lý phụ nữ 38
1.6.1 Đặc điểm phát triển về hình thái, chức năng của cơ thể nữ 38
1.6.2 Khả năng vận động của phụ Nữ và chu kỳ kinh nguyệt 39
Trang 62.1 Phương pháp nghiên cứu 41
2.1.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu 41
2.1.2 Phương pháp phỏng vấn 41
2.1.3 Phương pháp kiểm tra sư phạm 41
2.1.4 Phương pháp toán thống kê 50
2.2 Tổ chức nghiên cứu 53
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 53
2.2.2 Khách thể nghiên cứu 53
2.2.3 Kế hoạch nghiên cứu 53
2.2.4.Địa điểm nghiên cứu 54
2.2.5 Trang thiết bị - dụng cụ nghiên cứu 54
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 55
3.1 Nghiên cứu xây dựng hệ thống test đánh giá thể lực các vận động viên Nữ đội tuyển Bóng chuyền nữ Tân Bình Thành Phố 55
3.1.1 Nghiên cứu tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá thể lực VĐV nữ đội tuyển Bóng chuyền nữ Tân Bình Thành Phố 55
3.1.2 Phỏng vấn lựa chọn chỉ tiêu đánh giá thể lực VĐV nữ đội tuyển Bóng chuyền nữ Tân Bình Thành Phố 59
3.1.3 Bàn luận về lựa chọn chỉ tiêu đánh giá thể lực VĐV đội tuyển bóng chuyền nữ Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh 63
3.2 Đánh giá thực trạng thể lực của vận động viên đội tuyển Bóng chuyền nữ Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh 65
3.2.1 Thực trạng thể lực của vận động viên đội tuyển Bóng chuyền nữ Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh 65 3.2.2 Bàn luận về thực trạng thể lực của vận động viên đội tuyển
Trang 73.3.1 Lập thang điểm và bảng phân loại đánh giá thể lực sau một năm tập luyện của vận động viên đội tuyển Bóng chuyền nữ Tân
Bình Thành phố Hồ Chí Minh 70
3.3.2 Đánh giá nhịp tăng trưởng các tố chất thể lực sau một năm tập luyện của vận động viên đội tuyển Bóng chuyền nữ Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh 72
3.3.3 Bàn luận về sự phát triển thể lực của vận động viên đội tuyển Bóng chuyền Nữ Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
KẾT LUẬN 80
KIẾN NGHỊ: 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8CLB Câu Lạc Bộ
Trang 9Bảng 1.1 Lứa tuổi đưa vào đào tạo môn bóng chuyền 17
Bảng 3.1 Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá thể lực VĐVbóng chuyền tuyển nữ Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh 61Bảng 3.2 Kết quả kiểm định Wilconxon giữa 2 lần phỏng vấn test 62
71
Bảng 3.6
Bảng điểm đánh giá các chỉ tiêu thể lực của VĐV độituyển Bóng Chuyền Nữ Tân Bình Thành phố Hồ ChíMinh giai đoạn ban đầu
Sau71
Bảng 3.7
Bảng điểm đánh giá các chỉ tiêu thể lực của VĐV độituyển Bóng Chuyền Nữ Tân Bình Thành phố Hồ ChíMinh sau một năm tập luyện
Sau71
Bảng 3.8
Nhịp tăng trưởng các test đánh giá sức mạnh của vậnđộng viên đội tuyển Bóng chuyền nữ Tân BìnhThành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện
72
Bảng 3.9
Nhịp tăng trưởng các test đánh giá sức nhanh – sứcbền của vận động viên đội tuyển Bóng chuyền nữTân Bình Thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tậpluyện
Sau77
Bảng 3.10 Nhịp tăng trưởng các test đánh giá linh hoạt – mềm Sau
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Trình độ khác thể trả lời phỏng vấn 60Biểu đồ 3.2 Thâm niên công tác khách thể trả lời phỏng vấn 60
Biểu đồ 3.3
Nhịp tăng tưởng các chỉ tiêu thể lực của vận độngviên đội tuyển Bóng chuyền nữ Tân Bình Thànhphố Hồ Chí Minh qua một năm tập tập luyện
Sau 76
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Bóng chuyền ra đời năm 1890 do ông William G Morgan sáng lập,ông là một giáo viên giáo dục thể chất ở Mỹ.Từ lúc ra đời tới nay thì Bóngchuyền ngày một phát triển và thay đổi, đến nay đã đạt đến một trình độ rấtcao cả về kỷ- chiến thuật, luật thi đấu Nó giúp phát triển các tố chất củacon người, thu hút được rất nhiều người tập luyện và thi đấu trên toàn thếgiới Vì vậy môn Bóng chuyền đã được đưa vào hệ thống thi đấu Olympic,giải vô địch thế giới, giải vô địch các châu lục, đại hội thể dục thể thao châu
vô địch quốc gia ( đội mạnh ) và giải hạng A Ngoài ra còn có các giải như :giải cúp Hùng Vương, cúp VTV, Siêu cúp, Giải trẻ quốc gia, giải trẻ CLB ,các giải Quốc tế như: Vô địch Châu Á, Sea Games, Vô địch Đông Nam Á Trong thời gian gần đây, Bóng chuyền Việt Nam đã được cải thiện và
đã đạt một số kết quả khả ở các giải quốc tế, đặc biệt trong khu vực ĐôngNam Á như: Đội tuyển nữ đoạt huy chương bạc tại các kỳ Sea Games, độinam đạt huy chương bạc tại Sea Games 24 Đây là những bước tiến dài củanền Bóng chuyền Việt Nam trong những năm gần đây
Riêng tại Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh, phong trào Bóng chuyền đãphát triển từ trước 1975 Hiện nay số lượng người tham gia tập luyện đông,
số lượng các sân bóng ngày một nhiều Hàng năm thành phố tổ chức nhiều
Trang 12hoạt động thi đấu như: Giải vô địch thành phố, giải công nhân viên chức, giảingành, giải Thành Phố mở rộng Trong thi đấu các giải toàn quốc thì độiBóng chuyền nữ Thành Phố cũng đạt được những thành tích như: Vô địchgiải A toàn quốc 2010 và thăng hạng đội mạnh và gần đây nhất là đội cũngtham gia đại hội thể dục thể thao toàn quốc 2014 và thi đấu hạng đội mạnh.Với mục đích đảm bảo cho sự phát triển của đội Bóng chuyền Tân Bình thànhphố Hồ Chí Minh , bộ môn Bóng chuyền Thành Phố và Sở Văn Hóa – ThểThao & Du Lịch Thành Phố đã có nhiều kế hoạch nhằm ổn định và pháttriển cho bộ môn.
Đào tạo vận động viên trẻ cho thể thao thành tích cao nói chung và chobóng chuyền nói riêng là một quá trình huấn luyện hệ thống nhiều nhiềunăm Một trong những yếu tố mang tích chất nền tảng cho sự thành côngtrong công tác đào tạo vận động viên bóng chuyền là phải xây dựng được hệthống nền tảng về thể lực
Bóng chuyền là một môn thể thao tập thể, đối kháng không trực tiếp.Với bóng chuyền hiện đại ngày nay thì yếu tố thể lực đóng vai trò hết sứcquan trọng, đòi hỏi phải phát triển toàn diện các tố chất thể lực: Sức nhanh,sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động Trên cơ sở đónâng cao hiệu quả kỹ chiến thuật giúp vận động viên đạt thành tích tối ưu củamình, huấn luyện viên điều chỉnh kế hoạch huấn luyện và tuyển chọn chínhxác các tài năng bóng chuyền trẻ phù hợp với các giai đoạn đào tạo theonhóm tuổi
Để đảm bảo cho công tác này, vấn đề kiểm tra đánh giá trình độ tậpluyện của vận động viên, trong đó có thể lực là một nhiệm vụ hết sức quantrọng,được tiến hành một cách hệ thống, khoa học nhằm có thông chính xác
về hiệu quả huấn luyện để kịp thời điều chỉnh quá trình huấn luyện
Đánh giá trình độ tập luyện của VĐV ở nhiều môn thể thao khác nhau
đã được nhiều tác giả trong và ngoà nước quan tâm nghiên cứu như: Novicov
Trang 13A.D – Matveev, Aulic I.V, Harre.D, Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, TrịnhTrung Hiếu, Lê Nguyệt Nga, Nguyễn Xuân Truyền, Chung Tấn Phong,Huỳnh Trọng Khải, Hồ Thị Hoài Vy v.v.
Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu trong lĩnh vực này tại độibóng Tân Bình thuộc Thành phố Hồ Chí Minh Với mong muốn đóng gópmột phần nhỏ công sức vào sự phát triển bóng chuyền Việt Nam nói chung
và Bóng chuyền TP.HCM nói riêng, làm tăng thêm tài liệu tham khảo, cóđầy đủ cơ sở khoa học giúp các HLV, các nhà chuyên môn tham khảo trongquá trình huấn luyện VĐV bóng chuyên, là những lý do đó, đề tài đi vào
nghiên cứu: “Nghiên cứu đánh giá sự phát triển thể lực của vận động viên bóng chuyền tuyển nữ Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện”.
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá sự phát triển thể lực của các vận động
đội tuyển Bóng chuyền nữ Tân Bình Thành Phố Hồ Chí Minh sau một nămtập luyện Qua đó góp phần nâng cao khả năng thi đấu đỉnh cao và thành tíchcho các vận động viên đội tuyển Bóng chuyền Tân Bình Thành Phố
Để giải quyết mục đích trên, đề tài tiến hành giải quyết 03 nhiệm vụnghiên cứu sau:
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu xậy dựng hệ thống test đánh giá thể lực các
vận động viên nữ đội tuyển Bóng chuyền nữ Tân Bình Thành Phố HCM
Nhiệm vụ 2:Đánh giá thực trạng thể lực của vận động viên đội tuyển
Bóng chuyền nữ Tân Bình Thành Phố
Nhiệm vụ 3: Đánh giá sự phát triển thể lực của các vận động viên đội
tuyển Bóng chuyền nữ Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tậpluyện
Trang 14CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
cơ bản là chiều cao đứng và cân nặng [27], Tổ chức Y tế thế giới (WHO)khái niệm sức khỏe như sau: “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái về thểchất, tinh thần và xã hội chứ không phải đơn thuần là không bệnh tật, chophép mọi người thích ứng nhanh chóng với các biến đổi của môi trường, giữđược lâu dài khả năng lao động và lao động có kết quả sức khỏe gồm có sứckhỏe cá nhân, sức khỏe gia đình, sức khỏe cộng đồng và sức khỏe xã hội Sứckhỏe phụ thuộc vào môi trường sống, quá trình nuôi dưỡng, quá trình rènluyện, những vấn đề chung của từng nước và cộng đồng thế giới Như vậy,thể lực là một yếu tố tạo nên sức khỏe [22],
Theo Aulic I.A, năng lực thể lực là tiềm năng của vận động viên, để đạtđược những thành tích nhất định trong môn thể thao được lựa chọn và nănglực thể lực được biểu hiện theo các thông số sư phạm như sức nhanh, sứcmạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động
Như vậy, có thể nhận thấy ở những gốc độ khác nhau khái niệm thể lựcđược các tác giả đề cập đến không hoàn toàn giống nhau Từ các kết quảphân tích trên đây có thể hiểu: Thể lực là năng lực tự nhiên của con người,được phát triển, hoàn thiện dưới tác động của lượng vận động và bộc lộ rabên ngoài cơ thể cao hay thấp
Trang 151.1.2 Khái niệm về tố chất thể lực
Thể thao thành tích cao thể hiện sự khát vọng vươn lên khả năng caonhất của con người Vì vậy, tiềm năng của con người đó đang được khai tháctriệt để nhằm đạt thành tích thể thao cao nhất trong cuộc thi đấu Các hiểubiết về đạo đức ý chí, kỹ thuật và thể lực của VĐV là những yếu tố quyết địnhđến thành tích thể thao Trong khả năng hoạt động thể lực, đặc biệt là thể lựcchung và chuyên môn giữ vai trò nền tảng
Huấn luyện thể lực phải căn cứ và yếu tố hiểu biết đạo đức, ý chí, kỹthuật và chiến thuật và thể lực chung trong đó thể lực là một trong nhữngnhân tố quan trọng nhất, quyết định hiệu quả hoạt động của con người Theoquan điểm của tác giả Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn thì: Tố chất thể lực
là những đặc điểm, một phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người
và thường được chia thành 5 loại cơ bản: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khảnăng phối hợp vận động và độ dẻo [35] Theo quan điểm của tác giả LưuQuang Hiệp và Phạm Thị Uyên thì, tố chất thể lực là hoạt động thể lực có thểphát triển các mặt khác nhau của năng lực hoạt động thể lực và có 4 tố chấtvận động chủ yếu: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo [18]
Vì vậy huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao là vấn đề được quan tâmđặc biệt của các nhà khoa học, các chuyên gia, các huấn luyện viên
1.1.3 Khái niệm về huấn luyện thể lực:
Huấn luyện thể lực là tiền đề để nâng cao thành tích thể thao Song vềmặt bản chất, mức độ phát triển các tốt chất thể lực phụ thuộc vào trạng tháichức năng cấu tạo của nhiều cơ quan và hệ thống cơ thể Quá trình tập luyện
để phát triển các tốt chất thể lực còn chính là quá trình hoàn thiện các hệthống chức năng giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động thể lực
Mặt khác huấn luyện thể lực cho VĐV là quá trình giáo dục chuyênmôn, chủ yếu bằng hệ thống các bài tập nhằm hoàn thiện các năng lực thể
Trang 16chất, đảm bảo cho VĐV đạt thành tích cao nhất trong huấn luyện thi đấu.Quá trình huấn luyện phải căn cứ vào đặc điểm đối tượng, lứa tuổi của VĐV
và đặc thù môn thể thao, mà sử dụng các biện pháp, phương tiện phù hợp Cónhư vậy huấn luyện thể lực mới đạt hiệu quả cao
Huấn luyện thể lực là một quá trình liên tục, thường xuyên và theo kếhoạch lên cơ thể của VĐV, quá trình này tác động sâu sắc tới hệ thần kinh, hệtim mạch, cơ bắp cũng như với cơ quan nội tạng của con người Tất nhiênmuốn có thành tích xuất sắc trong một môn thể thao nào đó, trước tiên cầnphải có tốt chất phát triển thể lực phù hợp với môn thể thao đó Song các mặtkhác không được coi nhẹ như: Kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý, ý chí
Tố chất thể lực thông thường được chia thành 5 loại cơ bản: Sức nhanh,sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và mền dẻo Nhưng trongthực tiễn huấn luyện các tố chất thể lực trên thường không biểu thị đơn lẻ màchúng còn có mối quan hệ tương tác lẫn nhau [ 17,35] Ví dụ: Bài tập chạydẫn bóng tốc độ và bất thường liên tục Đây là bài tập biểu thị sức bền tốc độnhưng nó lại chứa cả khả năng phối hợp vận động tác, phản xạ và khả năng
xử lý thông tin của thần kinh
Thực tế huấn luyện hiện nay tồn tại rất nhiều quan điểm về huấn luyệnthể lực cho VĐV Song có tác giả cho rằng Qua trình huấn luyện thể lực choVĐV là việc hướng đến củng cố các hệ thống cơ quan của cơ thể nâng caokhả năng chức phận của chúng, đồng thời là việc phát triển các tốt chất vậnđộng ( sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mền dẻo, khéo léo) [15,17,26,35]
Như đã trình bày ở trên, quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV bao gồm:Huấn luyện thể lực là phát triển toàn diện các tố chất thể lực cũng như khảnăng chức phận của cơ thể không đặc trưng cho một hoạt động riêng biệtnào và nó tạo điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của quá trình huấnluyện thể lực chuyên môn
Trang 17Huấn luyện thể lực chuyên môn là quá trình giáo dục nhằm phát triển
và hoàn thiện những năng lực lực thể chất tương ứng với đặc điểm môn thểthao chuyên sâu, có nhiệm vụ phát triển đến mức tối đa những năng lực đócủa VĐV
Huấn luyện thể lực chuyên môn hướng đến củng cố và nâng cao khảnăng làm việc của các cơ quan chức phận, các tố chất thể lực phù hợp vớiđòi hỏi môn thể lực lựa chọn
Huấn luyện thể lực chung là nền tảng cho việc nâng cao thể lựcchuyên môn Tuy nhiên, theo quan điểm thể thao hiện đại đó không phải làquá trình huấn luyện chung mà xuất phát từ yêu cầu của huấn luyện thể lựcchuyên môn để chọn lựa chọn phương tiện và phương pháp phù hợp
Huấn luyện thể lực chuyên môn cần thiết phải chia làm 2 phần:
Huấn luyện chuyên môn cơ sở:
Được hình thành và phát triển trên nền tảng của thể lực chung Thể lựcchuyên môn của VĐV sẽ cao hơn trên cơ sở nâng cao thể lực chung cho VĐV
Như vậy có thể nói riêng huấn luyện thể lực chung là nền tảng, cònviệc lựa chọn biện pháp thích hợp mang lại những đặc trưng của môn thể thao,tiền đề hình thành các tố chất thể lực chuyên môn sau này
Việc hình thể lực chuyên môn cơ sở của các môn thể thao không chu kỳtương đối khó khăn Ở đây có 2 cách lựa chọn:
+ Thứ nhất: Bằng cách lặp lại nhiều lần các hoạt động chính đặc trưngcủa môn thể thao lựa chọn
+ Thứ hai: Sự lặp lại nguyên vẹn của các bài tập thi đấu của môn thểthao đó
Nếu là chọn và thực hiện không đúng những bài tập hình thành và pháttriển các tố chất thể lực chuyên môn cơ sở sẽ dẫn đến sai lầm chuyên môntrong các cơ quan chức phận, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc phát triển
Trang 18thành tích thể thao của VĐV [15,17,26] Chính vì vậy các bài tập được chọnlàm phương tiện giáo dục tố chất thể lực chuyên môn cơ sở còn phải đượcthực hiện với cường độ cao Mặt khác, khối lượng thực hiện các bài tập đểgiáo dục các bài tập tố chất thể lực chuyên môn cơ sở phải tính toán tới việc
sử dụng khối lượng và cường độ bài tập mang những nét đặc trưng của mônthể thao tương ứng phù hợp
Huấn luyện chuyên môn cơ bản:
Mục đích chính là việc nâng cao đến mức cần thiết sự phát triển củacác tố chất vận động và khả năng chức phận của các cơ quan nội tạng,trước những đòi hỏi của môn thể thao lựa chọn Sự phát triển các tố chất vậnđộng chuyên môn bản phụ thuộc chủ yếu vào các bài tập đặc thù của môn thểthao Các bài tập đó được thực hiện trong những điều kiện giảm nhẹ hoặc tăngcường thêm độ khó
Nguyên tắc chung trong lựa chọn bài tập nhằm giáo dục các tố chất thểlực chuyên môn cơ bản là các bài tập phải được thực hiện với cường độtương đương với thi đấu Quá trình huấn luyện của VĐV kéo dài, thôngthường từ một đến nhiều tháng nghĩa là nó diễn ra trong thời kỳ chuẩn bị vàtrong suốt thời kỳ thi đấu của mỗi chu kỳ huấn luyện Giáo dục tố chất thểlực cần thiết phải tuân thủ những quy định riêng với những phương pháp vàbiện pháp giáo dục riêng
Có những quan điểm cho rằng Huấn luyện thể lực chuyên môn luônphải gắn liền với các hoạt động kỹ thuật Điều này chưa hoàn toàn chính xác,bởi việc giáo dục phát triển các tố chất thể lực cho chuyên môn cho VĐV cácmôn thể thao phải là một quá trình huấn luyện với các phương pháp huấnluyện đa dạng và nhiều phương tiện khác nhau có tính đến đặc thù của mônthể thao và có sự kết hợp đủ của yếu tố kỹ thuật – chiến thuật của nó
Trang 19Qua tham khảo các nguồn tư liệu, các công trình nghiên cứu khoa họccủa nhiều chuyên gia trong lĩnh vực lý luận về phương pháp huấn luyện thểthao trong nước như Lê Văn Lẫm, Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn cho thấycác nhà khoa học đều cho rằng Quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV làhướng đến việc củng cố và nâng cao khả năng chức phận của hệ thống cơquan thông qua lượng vận động thể lực (các bài thể chất) và như vậy, đồngthời đó tác động đến quá trình phát triển đến tố chất vận động Đây có thể coi
là quan điểm có xu hướng sư phạm trong quá trình giáo dục các tố chất vậnđộng [35]
Dưới góc độ y sinh học, các tác giả Lưu Quang Hiệp, Trịnh HùngThanh cho rằng: Huấn luyện thể lực chung chuyên môn trong huấn luyện thểthao là những biến đổi thích nghi về mặt sinh học ( cấu trúc và chức năng)diễn ra trong cơ thể VĐV dưới tác động của tập luyện được biểu hiện ở nănglực hoạt động cao hay thấp [17,32]
Dưới góc độ tâm lý, tác giả Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem cho rằng:Quá trình chuẩn bị thể lực chung và chuyên và chuyên môn cho VĐV là quátrình giải quyết những khó khăn liên quan đến việc thực hiện các hành động
kỹ thuật, là sự phù hợp những yếu tố tâm lý trong hoạt tập luyện và thi đấucho VĐV [44]
Tổng hợp các ý kiến trên chứng tỏ Quá trình chuẩn bị thể lực chuyênmôn của VĐV là sự tác động có hướng đích của lượng vận động (bài tập thểchất) lên của VĐV là sự tác động có hướng đích của lượng vận động mà biểuhiện bên ngoài là VĐV nhằm hình thành, phát triển khả năng vận động màbiểu hiện bên ngoài là hoàn thiện các năng lực thể chất (Sức nhanh, sức mạnh, sứcbền, khả năng phối hợp vận động và độ dẻo), là ở việc nâng cao khả năng hoạtđộng của các cơ quan chức phận tương ứng với năng lực vận động của VĐV, phù
Trang 20hợp với thực tiễn huấn luyện, người ta còn chia ra một số tố chất thể lực có tínhhỗn hợp: Sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ, sức mạnh bền
1.2 Đặc điểm hoạt động các môn bóng
1.2.1 Đặc điểm chung về môn bóng chuyền:
Bóng chuyền là môn thể thao tập thể mang tính chất đối kháng khôngtrực tiếp, thi đấu giữa hai đội chơi trên sân có lưới phân cách ở giữa Trận đấuđược tổ chức thi đấu trên sân có kích thước 18m x 9m giữa hai đội
Quá trình thi đấu hình thành hai đội hai bên sân, gồm 6 người, có lưới
và vạch ngăn giữa sân Số lần chạm bóng của mỗi đội không quá 3 lần, thờigian thi đấu không hạn chế Đội thắng 3 ván trước là đội thắng trận, số điểmthắng tối thiểu ở 4 ván đầu là 25, ván 5 là 15
Từ năm 1999 FIVB chính thức áp dụng luật thi đấu bóng chuyền mới,với nhiều thay đổi đã mang lại cho môn bóng chuyền nhiều thay đổi tronghình thức và hoạt động thi đấu
Hoạt động thi đấu trong môn bóng chuyền là hoạt động không có chu
kỳ, các tình huống diễn ra trên sân thay đổi liên tục giữa hai mặt tấn công vàphòng thủ Các kỹ thuật tùy theo tình huống thi đấu cụ thể trên sân mangtính chất đối lập nhau và hình thành một hệ thống liên hoàn giữa tấn công vàphòng thủ
Ví dụ: Phát bóng – đỡ chuyền một, đập – chắn, đập phòng thủ hàngsau…
Một đặc trưng rất quan trọng của bóng chuyền là vị trí các VĐV trongquá trình thi đấu luôn có sự thứ tự xoay vòng đến các khu vực quy định theochiều kim đồng hồ Các VĐV hàng sau không được tấn công hay chắn bóngtrên vạch 3m, nghĩa là các VĐV phải thi đấu cả hàng trước cũng như hàng sautrong tấn công cũng như phòng thủ Do vậy yêu cầu năng lực toàn diện và tấn
Trang 21công và phòng thủ của các VĐV ảnh hưởng đến hiệu quả thành tích thi đấucủa toàn đội.
Bóng chuyền là môn thể thao thi đấu trên một diện tích sân nhỏ, có sốlượng VĐV nhiều nhất, khoảng cách di chuyển của các VĐV ngắn, tốc độđường bóng bay trong sân ngắn, biến hóa rất nhanh
Ví dụ: Tốc độ của đường bóng đập có thể đạt đến 28-30m/s, tốc độ củađường nhảy phát 30m/s…
Thời gian thi đấu bóng chuyền không hạn chế, tốc độ thi đấu nhanh, hệthống tính điểm trực tiếp, thông thường các trận đấu căng thẳng ở trình độ caođiểm cách biệt thắng thua chỉ từ 4-5 điểm, có hiệp có những điểm cuối đến40:42
Như vậy để đáp ứng yêu cầu thi đấu, các VĐV bóng chuyền khôngđơn thuần là tổng hợp các động tác tấn công và phòng thủ, mà còn phảitập những hành động được hợp nhất vào một hệ thống linh hoạt duy nhấtbởi mục đích chung
1.2.2 Đặc điểm bóng chuyền hiện đại:
Bóng chuyền là môn thể thao có kỹ chiến thuật đa dạng phức tạp, yêucầu cao các yếu tố về thể lực, tâm lý… Theo giáo sư Ngô Trung Lượng(Trung Quốc): Bóng chuyền hiện nay đòi hỏi toàn diện với phương châm
“nhanh - cao - biến hóa - linh hoạt” Do vậy, muốn đạt đến đỉnh cao VĐVbóng chuyền phải có hình thái tốt, các tố chất thể lực đáp ứng thi đấu là khảnăng linh hoạt, tốc độ, sức bật và khéo léo [18]
Bóng chuyền thế giới hiện nay đã có những biến đổi nhanh, từ năm
2000 đến nay trình độ thi đấu các đội bóng trên thế giới ngày càng gần nhau.Thành công của bóng chuyền nữ Trung Quốc, Nga… Sự tiến bộ ổn định củacác đội bóng khu vực châu Mỹ như: Mỹ, Braxin, Achentina… cho thấy bóng
Trang 22chuyền đỉnh cao thế giới phát triển theo xu hướng chung, các trường phái vàkhu vực không còn chênh lệch nữa.
Phan Hồng Minh và cộng sự (2005) tổng kết một số điểm nổi bật trong
xu hướng phát triển bóng chuyền hiện đại như sau:
- Theo qui luật và xu hướng phát triển bóng chuyền những năm cuốithế kỷ 20 và sang hế kỷ 21 thì tính tranh đua đạt thành tích cao nhất ngàycàng căng thẳng gây go quyết liệt, các cuộc thi đấu yêu cầu cường độ lớn hơnvới trình độ thể lực của VĐV ngày càng cao Điều đó thể hiện không chỉ ởsức bật cực kỳ tốt mà yêu cầu cao hơn về phản ứng nhanh nhẹn, có tính phốihợp và tính kỹ xảo biến hóa rất cao Xu hướng chung phát triển bóng chuyềnhiện nay là toàn diện, cao nhanh, biến hóa, linh hoạt [15]
- Nhìn chung, các VĐV châu Âu có chiều cao đứng và chiều cao vớitay tốt lại thêm năng lực sức bật tốt (Nga, CHLB Đức, Ý, Hà Lan…), cácVĐV Mỹ La tinh điển hình là Cu Ba cả nam và nữ đều có sức bật tuyệt vờinên đã giành được các vị trí hàng đầu thế giới trong thời gian dài trong lịch sửcác giải bóng chuyền thế giới Vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 các VĐVchâu Á, điển hình là VĐV nữ Trung Quốc đã đuổi kịp các nước châu Âu vàchâu Mỹ khi tập trung phát triển theo hướng chiều cao đứng đồng thời tăngsức bật và năng lực linh hoạt [15]
- Tấn công ở tầm cao đa dạng và biến hóa, thể hiện bằng phương pháptận dụng khả năng linh hoạt khéo léo trên cả chiều dài và chiều sâu của lưới
- Chuyền bóng: Trên cơ sở là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạtđộng tấn công và phản công của toàn đội, VĐV chuyền bóng giữ vai trò tổchức, phát động, điều chỉnh nhịp độ trận đấu Để tăng tốc độ trong các hoạtđộng phối hợp tấn công, tạo yếu tố bất ngờ, gây khó khăn cho phòng thủđối phương
Trang 23- Đập bóng: Là kỹ thuật mang lại hiệu quả cao nhất trong thi đấu bóngchuyền Hiện nay xu hướng tấn công mạnh, tầm cao của các VĐV tấn công có
ưu thế về tố chất thân thể, năng lực sức mạnh tốt mang lại ưu thế cho các độibóng châu Âu và Mỹ, các VĐV viên châu Á hiện nay như đội bóng chuyền
nữ Trung Quốc cũng có nhiều VĐV rất cao Chiếm lĩnh không gian trên lưới,
áp đảo đối phương bằng các quả đập mạnh từ nhiều hướng cả trước lẫn sau,
đã mang lại bóng chuyền một sức sống và hấp dẫn mới
Trên cơ sở tận dụng chiếm lĩnh không gian và thời gian, bóng chuyềnhiện đại đã chuyển từ mô hình toàn diện sang xu hướng nhanh và biến hóalinh hoạt
Mục đích chiến thuật biến hóa theo hướng nhanh là để chủ động chiếmlĩnh không gian, thời gian tấn công xa, gần suốt chiều dài 9m dọc theo lưới
và cả không gian bên ngoài 2 cọc giới hạn Mô hình hệ thống chiến thuậtkhông gian, thời gian biến hóa linh hoạt dựa trên cơ sở trình độ chuẩn bịhoàn hảo về kỹ - chiến thuật cá nhân, khả năng sáng tạo và điều khiển bóngchuẩn xác [18]
Tốc độ trước hết luôn sẵn sàng tốc độ: Tốc độ là một trong những nhân
tố cấu thành thành tích thể thao, phát huy được tốc độ chính là giành đượcquyền chủ động trong thi đấu
Nắm vững và tinh thông – kỹ chiến thuật
+ Chiến thuật tấn công (tấn công nhanh, tấn công biên…)
+ Chiến thuật phòng thủ (phòng thủ trên lưới và phòng thủ hàng sau, …)
Kỹ thuật là cơ sở của chiến thuật, nhưng chiến thuật phải nhằm vậndụng và phát huy hiệu quả các động tác kỹ thuật VĐV cấp cao cần có kỹthuật toàn diện, điêu luyện và chuẩn xác để có thể thích ứng và đạt hiệu quảtrong mọi tình huống thi đấu, hình thức chiến thuật [10], [11]
Trang 24LVĐ trong thi đấu bóng chuyền: Khối lượng vận động trong thi đấubóng chuyền rất lớn, các VĐV phải di chuyển liên tục trên đoạn ngắn, thựchiện trung bình từ 100 – 200 lần đập bóng và chắn bóng VĐV chuyền hai có
số lần chạm bóng từ 100 đến 150 lần Trung bình trong một trận đấu mỗiVĐV bóng chuyền phải thực hiện 250 – 300 hành động Trong đó bật nhảychiếm tỷ lệ 50- 60%, di chuyển tốc độ cao chiếm 27 – 30 %, các động táclăn ngã chiếm 12 – 16%
Với cách tính điểm trực tiếp của luật thi đấu bóng chuyền như hiện nay,trận thi đấu bóng chuyền diễn ra nhanh hơn, căng thẳng và quyết liệt, thờigian thi đấu bóng chuyền ngắn hơn
Để giành được ưu thế không gian – thời gian, nhanh, căng thẳng vàquyết liệt, VĐV bóng chuyền ngoài trình độ thể lực toàn diện, còn phải pháttriển tố chất nổi trội như, linh hoạt nhanh nhẹn, sức mạnh bộc phát nhanh, sứcbền di động biến hướng… Do đó yêu cầu tính linh hoạt trong bóng chuyền làrất cao, chúng ta cần khảo sát và nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết đểkhông ngừng nâng cao năng lực này cho VĐV bóng chuyền [24]
1.3 Đào tạo vận động viên bóng chuyền.
1.3.1 Đào tạo VĐV theo hệ thống.
Hệ thống đào tạo vận động viên tài năng chính là điều khiển quá trình
sư phạm nhằm hoàn thiện thể thao, tiến hành được nhờ các tri thức khoa học
tự nhiên và xã hội, khoa học số lượng hóa, khoa học thông tin, khoa học về
kỹ thuật, để từ đó tác động một cách có hệ thống tới chức năng chức phậntâm - sinh lý của vận động viên được đào tạo, làm họ phát triển hết mứctiềm năng thể chất của mình Qua huấn luyện hệ thống, khoa học và tự họtiếp nhận các tác động đó một cách chủ động và tích cực để đạt thành tíchthể thao cao nhất thể hiện trong các cuộc thi đấu Lê Bửu- Dương NghiệpChí- Nguyễn Hiệp, 1983 [4],Trịnh Trung Hiếu- Nguyễn Sĩ Hà, 1994 [14],
Trang 25Bùi Huy Châm, Hà Mạnh Thư,1989 )
Đó cũng là một hệ thống nhiều năm chuẩn bị cho vận động viên theo
kế hoạch khoa học, gồm các tác động sư phạm có chủ đích, được tố chức
từ bên ngoài và từ bản thân vận động viên, nhằm phát huy tiềm năng chủquan, làm vận động viên phát triển đúng yêu cầu môn thể thao, phát triểnnhân cách toàn diện cá nhân bằng sử dụng tổng hợp sức mạnh các phương
tiện tác động, theo nguyên lý phù hợp và thích nghi không ngừng, thể hiện
bằng lượng vận động nâng cao không giới hạn, xét về giá trị tuyệt đối vàhiệu quả theo khả năng chịu đựng của từng cá nhân
Sự khác biệt chuyên môn của từng môn thể thao dẫn đến quá trìnhhuấn rèn luyện thể thao hiện đại phải khoa học, tuân theo trọng điểm cầnthiết, tìm được đặc trưng riêng và chung trong từng môn về hình thái, tốchất thể lực, tâm lý Khi đào tạo vận động viên tài năng phải tuân theo đặctrưng từng loại môn và từng môn để quyết định nội dung của nó, trong đóthể lực khá nổi bật
Như vậy, nâng cao thành tích thể thao, yêu cầu phát triển từng nhân tốcấu thành thành tích cao nhất của nó, kể cả thể lực, phải phù hợp với từngmôn thể thao cụ thể Hê thống đào tạo nhiều năm liên tuc, không ngừng
và khoa học bắt đầu từ nhỏ Nhiều tác giả chú ý đặc biệt đến độ tuổi và đặcđiểm về hình thái, tâm sinh lý Hệ thống đào tạo là hệ thống, trong đó cáctrọng điểm và các nhân tố có mối liên hệ thống nhất theo nguyên lý hệthống điều khiển biểu hiện bằng các mô hình, các quy trình (Matveev L.P.,(1977), Phan Hồng Minh,(1991), Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn,(1993).Nội hàm của nó là trình tự xác định các tiêu chuẩn đầu vào và đầu ra chomột sản phẩm trong mối liên hệ chính thể hữu cơ thống nhất mà tính chấtcủa hệ thống đó phải thể hiện tính thời gian, tính tiêu chuẩn, tính hệ thống
và tính dao động sinh học Thời gian của hệ thống đào tạo tài năng thểthao gắn liền với quá trình phát triển dậy thì đến trưởng thành của con
Trang 26người, trong đó quan trọng nhất là giai đoạn từ lúc chuẩn bị bắt đầu đi học(7 tuổi) đến hết tiểu học trước dậy thì ( 12 tuổi).
Hệ thống đào tạo chia thành nhiều giai đoạn: Giai đoạn khám phá năngkhiếu tuyển chọn sơ bộ, giai đoạn bước đầu chuyên môn hóa, giai đoạn hoànthiện, giai đoạn duy trì thành tích cao Nabatnhicova M Ia 1985.[29], HaveD.J1996.[ll] Mặc dầu cách chia của các tác giả hơi khác biệt, nhưng đều xácđịnh phải qua giai đoạn khám phá năng khiếu và xác định năng khiếu tuyểnchọn ban đầu, giai đoạn bước đầu chuyên môn hóa, giai đoạn chuyên mônhóa và giai đoạn nâng cao, duy trì thành tích thể thao
Với nhiệm vụ của từng giai đoạn khác nhau, nội dung, hình thức cũng
như các giải pháp thực hiện sẽ thay đổi cho phù hợp, hiệu quả để đạt mục
tiêu của cả hệ thống
Để đào tạo vận động viên bóng chuyền buộc phải tiến hành nhiều việctuyển chọn khoa học, luận đoán khoa học, huấn luyện theo mô hình, lập kếhoạch huấn luyện khoa học, điều khiển và khống chế tập luyện, thi đấu có
tổ chức, thông tin về huấn luyện, chăm sóc tốt, có điều kiện cơ sở vật chấtthỏa mãn yêu cầu, quản lý giỏi Trong huấn luyện, việc đầu tiên là tuyển chọnkhông ngừng về thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, tri thức, phẩm chất tâm lý
Hệ thống đào tạo môn thể thao bóng chuyền được xác định ở nhiềunước trong thời gian khoảng 8 năm từ lúc bắt đầu tập đến lúc có trình độ cao.Nhiều nước đã áp dụng thời gian ước định trên Cộng Hòa Dân Chủ Đức đã đưa
ra hệ thống chơi bóng chuyền cho trẻ em từ 6-8 tuổi và 9-11 tuổi với các loại bóngchuyền “Baby”, “Mini”, “Midi” và “Maxi” Kotsis A.,1977; Baacke H chỉ ra vấn
đề cơ bản của đào tạo vận động viên bóng chuyền trẻ theo mô hình vận động viênnhững năm 80 là nữ cao 174 - 182 cm, nam cao 185 - 200 cm, và thời gian huấnluyện chính thức là 10 tuổi Nhiều chương trình đào tạo bóng chuyền trẻ đều bắtđầu trước tuổi dậy thì, và phần lớn bắt đầu từ 7-8 tuổi
Trang 27Bảng 1.1: Lứa tuổi đưa vào đào tạo môn bóng chuyền.
quan trong cơ thể, hình thành và sử dụng tốt các quá trình tích lũy năng
lượng, nâng cao không ngừng kỹ năng kỹ xảo vận động để từng ngườihình thành được các năng lực đặc biệt
Vấn đề liên quan trực tiếp đến chất lượng đào tạo có mô hình dự báovận động viên trẻ sẽ đạt được, thời gian đào tạo, phân giai đoạn đào tạo, nộidung đào tạo, điều kiện đảm bảo, các giải pháp và biện pháp huấn luyện,kiểm tra đánh giá Các phần chính của nội dung thuộc hệ thống đào tạo vận
Trang 28động viên bóng chuyền trẻ gồm các mặt thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, tâm
lý, học tập văn hóa và nâng cao trí thức, giáo dục tư tưởng và nhân cách
Khi lập chương trình đào tạo, trước tiên phải dựa vào mô hình tối ưucủa vận động viên bóng chuyền hiện đại và dự báo phải đạt trong thời giantới, phải dựa vào xu hướng hiện đại môn thể thao bóng chuyền mà mụctiêu của thực hiện kế hoạch huấn luyện đào tạo theo đúng quy luật thi đấutính đôi kháng và nhị trùng qui luật chiến thuật là mục đích, thể lực là nềnmóng, kỹ thuật là biện pháp, tâm lý là nhân tố ảnh hưởng tác động trực tiếpthi đấu là kết quả quy luật được mất phát, được mất điểm quy luật tấn công
và phòng thủ, quy luật thi đấu, đảm bảo quá trình đào tạo có chất lượng cao,phải quan tâm toàn diện đến các mặt một cách hữu cơ và có trọng điểm,trong đó thể lực là nhân tố cơ sở đi trước một bước, làm nền cho điêu luyện
kỹ thuật gồm Công cơ bản, kỹ thuật cơ bản, kỹ thuật vận dụng, sở trường
và độc chiêu
Trong giai đoạn đầu của đào tạo vận động viên trẻ, đặc biệt chú trọngđến tuyển chọn năng khiếu, khám phá tiềm năng thể chất của từng cá thể, dựbáo được mức phát triển tối đa của họ với điều kiện tác động có hiệu quả củaquá trình đào tạo cần khám phá thứ hạng của các nhân tố cấu thành ảnhhưởng đến biên độ phát triển tối đa của nó, tìm các nhân tố quan trọng, đặctrưng, chủ đạo, nổi trội, quyết định đến sự hình thành và phát triển thànhtích thể thao (Phan Hồng Minh, Nguyễn Thành Lâm, Trần Đức Phấn, 1997[26])
Theo quan điểm phát triển toàn diện của hệ thống đào tạo tài năng thểthao, phải quan tâm đến các mặt : Hình thái cơ thể, thể lực, kỹ chiến thuật,tâm lý, mà mỗi mặt như một năng lực mang tính nhân tố cấu thành, trong
đó thứ tự mức độ quan trọng của các tố chất thể lực được nhấn mạnh và coitrọng (HiroshiToyoda)
Trang 29Bóng chuyền Việt Nam, trước những năm 70 có trình độ hàng đầu ởĐông Nam Á.Nhưng sau nhiều năm, khi hòa nhập vào thể thao khu vực, đặcbiệt là các SEA Games, trình độ bóng chuyền của ta chỉ đạt trung bình khá,
nữ khá hơn nam Hệ thống đào tạo vận động viên của ta còn nhiều khókhăn, tuy phong trào quần chúng sâu rộng, nhưng trình độ bóng chuyền đỉnhcao nước ta có nhiều lỗ hỏng , đặc biệt là khoa học hóa huấn luyện và đàotạo vận động viên trẻ Đội ngũ vận động viên trẻ thiếu về số lượng và yếu vềchất lượng Bóng chuyền nước ta chưa hình thành hệ thống đào tạo và huấnluyện, trình độ huấn luyện viên của hệ thống đào tạo và huấn luyện chưa hội
đủ các tố chất và tri thức cần thiết để điều khiển và tổ chức hệ thống này.Điều kiện kinh tế eo hẹp dẫn đến khó khăn chung cho phát triến nâng cao cácmôn tập thể
1.3.2 Đào tạo VĐV bóng chuyền Việt Nam
Có thể thấy trình độ của vận động viên bóng chuyền Việt Nam qua cácnhân tố:
1.3.2.1 Nhân tố thể hình
Chiều cao đứng của vận động viên bóng chuyền nam nữ được cải thiệnnhiều Năm 1977 chiều cao đứng trung bình của đội tuyển nữ là 166cm, củađội tuyển nam là 182cm Năm 1990 chiều cao đứng trung bình của đội tuyển
nữ là 169cm , và của đội tuyển nam là 183.5cm Đến năm 1997, chiều caotrung bình của đội tuyển nữ đã là 172 cm, có bốn vận động viên cao 175 cmtrở lên,chiều cao trung bình của đội tuyển nam là 185 cm, có bốn vận độngviên cao 190 cm So về chiều cao đứng thì đội tuyển bóng chuyền Việt Namtương đương với chiều cao của các đội tuyển trong khu vực Đông Nam Á
1.3.2.2 Nhân tố thể lực.
Từng tố chất thể lực có tiến bộ như sức bật không đà và có đà, khả nănglinh hoạt, sức bền
Trang 301.3.2.3 Nhân tố kỹ - chiến thuật.
Đội hình chiến thuật tấn công, phòng thủ chuyên môn hóa sâu nênhiệu quả tấn công phòng thủ cao hơn, phối hợp chiến thuật tấn công nhanh
và biến hóa hơn
Tuy nhiên, mức độ phát triển của bóng chuyền Việt Nam còn chậm và hạnchế so với khu vực Đội nữ có thành tích tốt hơn đội nam, đoạt huy chươngBạc SEA Games, nhưng so với đội vô địch Thái Lan, qua nhiều lần thi đấu,còn kém xa Nguyên nhân hạn chế do:
1.3.2.4 Hệ thống thi đấu.
Hàng năm đã tổ chức thường xuyên các giải vô địch cho các đội mạnh
Al, A2, Cúp quốc gia, giải trẻ, giải bóng chuyền quốc tế Đội tuyển nam, nữthi đấu các giải và thi đấu hữu nghị trong khu vực số lần tham gia giải khuvực còn rất ít, mỗi năm chỉ tham dự được hai ba giải, kể cả giải tổ chức tạiViệt Nam.Về các giải trong nước, hệ thống thi đấu chưa hoàn chỉnh, thay đổithường xuyên về thời gian tổ chức, phương thức thi đấu Các đội thi đấu giảichính thức ít Trừ bốn đội đầu của hạng đội mạnh và các đội A1 được vàochung kết để tranh lên hạng được thi đấu 3 giải (vòng) trong năm với tổngcộng từ 10 đến 15 trận Các đội A2, A1 và đội mạnh từ hạng 5 trở xuốngmỗi năm chỉ thi đấu từ 1 đến 2giải (vòng) với khoảng 8 trận, có đội chỉ thiđấu 3 trận trong năm
Điều này dẫn đến vận động viên ít được học hỏi qua thi đấu, khó rèn luyệntâm lý thi đấu Ở những trận đấu quyết định vận động viên của ta thường mấtbình tĩnh, lo sợ, không tự tin, nên có hàng loạt những sai sót về kỹ - chiếnthuật (qua thi đấu tại các SEA Games)
1.3.2.5 Công tác đào tạo vận động viên.
Bóng chuyền Việt Nam hiện chưa có mô hình và chương trình chuẩnđào tạo vận động viên Chỉ có vài chuyên gia biên soạn chương trình huấn
Trang 31luyện và đưa ra tiêu chuẩn của vận động viên như “Chương trình huấn luyệntuyển chọn 1 năm dành cho vận động viên bóng chuyền nữ 15-17 tuổi của
Hà Mạnh Thư,1986[21], về kế hoạch huấn luyện vận động viên nữ năm thứnhất và những chỉ tiêu về kỹ thuật, thể lực cần đạt được
Trong Hội thảo bóng chuyền toàn quốc năm (1987), ông Đào HữuUyển đã báo cáo đề tài “Xác định mô hình đặc trưng về thể chất của vậnđộng viên bóng chuyền nam cấp cao Việt Nam” và Ông Lê Đình Phụng báocáo đề tài nam, nữ về mô hình thể lực của vận động viên bóng chuyền nữ cấpcao Việt Nam Hai tác giả tổng kết một số chỉ tiêu về thể lực, chiều cao, lứatuổi của vận động viên bóng chuyền trong đội tuyển quốc gia từ năm 1957đến năm 1987 và đưa ra mô hình vận động viên bóng chuyền nam nữ (lứatuổi, chiều cao, các chỉ tiêu về thể lực) cho đội tuyển Việt Nam cho đến năm
1992 (5 năm) Các đề tài này đúc kết kinh nghiệm của huấn luyện và hoạtđộng trong bộ môn bóng chuyền, chưa đủ chứng minh khoa học Hiện nay,chương trình đào tạo tương đối hệ thống để chỉ đạo toàn quốc như “Chươngtrình mục tiêu môn bóngchuyền 1996” [22] chỉ mang tính khung, chưa cụthể, chưa được thực nghiệm và chứng minh Các địa phương, ngành cóphong trào bóng chuyền mạnh như TP.Hồ Chí Minh, Thái Bình, Quảng NinhHưng Yên, Long An, Vĩnh Long, Câu Lạc Bộ Quân Đội , Bộ Tư Lệnh ThôngTin chú trọng đào tạo vận động viên bóng chuyền trẻ, nhưng, tùy điều kiệncủa địa phương, ngành về cơ sở vật chất, kinh phí, huấn luyện viên, yêu cầucủa từng địa phương có phương án đào tạo vận động viên riêng Để tìm hiểu
về thực trạng công tác đào tạo vận động viên bóng chuyền Việt Nam, ÔngNguyễn Thành Lâm đã điều tra bằng phiếu phỏng vấn 60 huấn luyện viên,giáo viên, chuyên gia bóng chuyền Việt Nam, có kinh nghiệm trong đào tạo,huấn luyện vận động viên bóng chuyền [15].Kết quả thu được như sau:
Đa số vận động viên được tuyển chọn và đào tạo ở lứa tuổi 14 trở lên
Trang 32Nguyên nhân, vì nước ta chưa có phương pháp xác định chính xác mức độphát triển về hình thái cơ thể của con người Việt Nam, đặc biệt là chiều cao.
Sau tuổi đậy thì, khi cơ thể phát triền gần hoàn chỉnh, lúc đó huấn luyện
viên mới tuyển chọn các em có đủ tiêu chuẩn cần thiết như chiều cao, thểhình, các tố chất thể lực theo quan điểm riêng của mỗi người) Thêm nữa,
vì điều kiện kinh tế của mỗi địa phương, không thể huấn luyện ở lứa tuổiquá nhỏ (10 - 11 tuổi), lứa tuổi chưa xác định được năng khiếu cũng như ýthích của các em đối với môn bóng chuyền Kinh phí đào tạo eo hẹp buộchuấn luyện viên phải tuyển chọn và đào tạo những em đã biểu lộ được nănglực cũng như sở thích của mình Mục đích để hạn chế tỉ lệ đào thải trong quátrình đào tạo Phần lớn huấn luyện viên bóng chuyền cho rằng tầm quantrọng trong giai đoạn huấn luyện ban đầu là huấn luyện thể lực chung và kỹthuật cơ bản Các trò chơi vận động và các môn thể thao khác là nhữngmôn tập bổ trợ để phát triển thể lực chung và kỹ thuật cơ bản Giai đoạn này,các huấn luyện viên không chú ý nhiều đến chiến thuật cá nhân và tâm lý,Các huấn luyện viên đều cho rằng, trong giai đoạn huấn luyện ban đầu, pháttriển thể lực chung, có dùng các trò chơi vận động và tập các môn thể thaokhác là điều cần thiết Thời gian dành cho công việc này chiếm 50,25% tổngthời gian huấn luyện ( thể lực chung = 31,55%, trò chơi vận động 11,45%,các môn thể thao khác 7,25%) tổng thời gian huấn luyện.Tuy nhiên, ở giaiđoạn huấn luyện ban đầu, các huấn luyện viên không thống nhất trong việcxác định thứ tự ưu tiên phát triển từng tố chất thể lực nên việc xác định các
tố chất đặc trưng của vận động viên bóng chuyền cũng khác nhau Ngoài sứcbật và khéo léo, có tỷ lệ khá cao (70% và 75% ), các tố chất tỷ lệ thấp và rấtthấp Đặc biệt, tố chất tốc độ (tốc độ di chuyển, tốc độ động tác ) sức bền( ưa khí , yếm khí ) lại đánh giá thấp Tùy nhận thức của huấn luyện viên mà
tỉ lệ thời gian tập kỹ thuật tập thể lực cũng như mức độ phát triển từng tố
Trang 33chất thể lực, sắp xếp trình tự phát triển từng tố chất và các biện pháp pháttriển cũng khác nhau Do chạy theo thành tích trước mắt nên chuyên mônhóa sớm, chỉ tập một số kỹ thuật và tố chất cần cho thi đấu, dẫn đên vậnđộng viên không phát triển toàn diện về tố chất thể bóng chuyền Việt Nam,
kể cả vận động viên đội tuyển, không phát triển toàn diện, chưa hoàn thiện,
có những điểm yếu về kỹ thuật, thể lực, tâm lý
Để bóng chuyền Việt Nam phát triển và có thứ hạng cao trong khuvực,cần phải thay đổi nhiều mặt về công tác đào tạo vận động viên như sựthông suất giữa các đơn vị đào tạo, xây dựng mô hình vận động viên bóngchuyền ở từng lứa tuổi, có kế hoạch đào tạo với những tiêu chuẩn cụ thể, có
mô hình riêng phù hợp với phát triển của con người Việt Nam Kế hoạchđào tạo vận động viên phải căn cứ vào điều kiện thực tế của đất nước kết hợpvới những thành tựu khoa học nên cần nhiều thời gian với sự góp sức củanhiều nhà khoa học trên lĩnh vực sinh học, tâm lý học và các chuyên gia,huấn luyện viên bóng chuyền.[28]
1.3.3 Đánh giá quá trình huấn luyện:
Lập kế hoạch huấn luyện cùng kiểm tra và đánh giá quá trình đó là mộtthể thống nhất Đánh giá quá trình huấn luyện cho phép kết luận về mức độphát triển của VĐV, mức độ hiệu quả của các phương tiện và phương pháptập luyện, giáo dục VĐV và lượng vận động tập luyện
Trang 34Hình 1.1: Hệ thống đánh giá tập luyện
Dù cố gắng hoàn chỉnh đến đâu thì cũng không thể tránh khỏi nhữngdao động nhất định so với thực tế (kế hoạch huấn luyện chịu sự chi phối củarất nhiều yếu tố tất nhiên và ngẫu nhiên đã biết và chưa biết, đã có hoặc mớinảy sinh) Do vậy, trong quá trình thực hiện kế hoạch cần phải thường xuyênkiểm tra, đánh giá và phân tích, đối chiếu giữa các chỉ tiêu đề ra trong kếhoạch và kết quả thực tế để chính xác hoá kế hoạch (điều chỉnh) nhằm đạtđược các mục đích đề ra Để làm việc này, người ta dựa vào các test sưphạm, tâm lý, chuyên môn, các tài liệu về tập luyện, nhật ký huấn luyện củaHLV, nhật ký tập luyện của VĐV, các yếu tố xác định thành tích và nhịp độphát triển thành tích
Nội dung đánh giá gồm:
- Thành tích của VĐV trong các cuộc kiểm tra và các cuộc thi đấu Từ
sự so sánh thành tích đạt được này với các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch mà
Hệ thống đánh giá
- Tài liệu về tập luyện
Trang 35HLV rút ra các kết luận, để điều chỉnh kế hoạch huấn luyện trong giaiđoạn đó.
− Đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu về lượng vận động tập luyện củaVĐV So sánh kết quả thực hiện được với dự kiến đề ra trong kế hoạch,nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giữa việc thực hiện chỉ tiêu về LVĐ tậpluyện so với dự kiến đề ra, mức độ hiệu quả của lượng vận động tập luyện đốivới sự phát triển năng lực thể thao
− Đánh giá từng yếu tố của năng lực thể thao, đặc biệt là nhận thức, tưtưởng và nhân cách VĐV, trình độ phát triển kỹ thuật, chiến thuật, các tố chấtthể lực…
− Đánh giá khả năng chịu đựng lượng vận động tập luyện của VĐV
− Đánh giá việc thực hiện các yêu cầu tập luyện
− Đánh giá mức độ nhận thức chuyên môn và chung của VĐV
− Đánh giá mối quan hệ của VĐV trong đội và trong các mối quan
hệ xã hội
Những tài liệu cần trong quá trình đánh giá là:
− Biên bản kiểm tra trong quá trình tập luyện và thi đấu, biên bản kiểmtra y học của VĐV
− Sổ tay, nhật ký hoặc giáo án huấn luyện của HLV
− Sổ tay hoặc nhật ký tập luyện của VĐV
− Quan sát thường xuyên hoạt động của VĐV trong tập luyện vàthi đấu
− Đánh giá của VĐV về kết quả tập luyện của mình và nhận xétcủa tập thể đội
− Nhận xét của cha mẹ VĐV, nhà trường, nơi VĐV học tập, sinh hoạt
Để việc tuyển chọn và huấn luyện các môn thể thao đạt trình độ cao,điều đầu tiên là phải nắm chắc tính chất và tính đặc trưng của môn thể
Trang 36thao, từ đó xác định tư tưởng chỉ đạo công tác huấn luyện môn thể thao đó,
bố trí quá trình huấn luyện phù hợp và có tính sáng tạo, sử dụng các phươngpháp và biện pháp huấn luyện có hiệu quả, nâng cao thành tích thể thao
Như vậy, ở những môn thể thao khác nhau thì có đặc trưng khác nhau.Vận động viên ở các môn thể thao lại càng có sự khác biệt khác biệt giữa cáthể này với cá thể khác, khác biệt ở đặc điểm sinh lý, sinh hóa, chức năng, tốchất vận động,… của VĐV môn này với môn khác, khác biệt về lượng vậnđộng (LVĐ) tập luyện ở các vùng cường độ trong các môn thể thao, Vì vậy,việc tuyển chọn, giám định công tác huấn luyện cũng có sự khác nhau,chúng ta không thể dùng một tiêu chuẩn nào đó để làm thước đo đánh giá chotất cả các môn thể thao, mà phải có hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cho từngmôn thể thao cụ thể
1.4 Đặc điểm các tố chất thể lực
1.4.1 Các tố chất thế lực:
Thể lực tốt và vững là cơ sở của huấn luyện thể thao, tạo sự thích nghi
về sinh học (chức năng và hình thái) của cơ thể vận động viên khi có tácđộng của tập luyện Các biến đổi thích nghi sinh học thể hiện hai hướng:
a. Tăng cường khả năng chức phận và tiềm năng của các cơ quan hệthống trong cơ thể do các biến đổi về cấu trúc và rất quan trọng bên trong cơthể là các quá trình tích lũy chuyển hóa năng lượng
b. Hoàn thiện khả năng tự điều hòa hoạt động của các cơ quan hệthống của hệ thần kinh, điều khiển và điều chỉnh hoạt động các cơ quan hệthống
Phát triển các tố chất thể lực theo kế hoạch huấn luyện nhiều năm phảitính đến tố chất thể lực chung và tố chất thể lực chuyên môn, phải phát triểnđúng thời kỳ nhạy cảm của nó (phần lớn trước dậy thì), mốc thuận lợi nhấtphát triển các tố chất đó (Dasiorski V.M - Bungakova N và cộng sự (1978)
Trang 37[8], Odôlin M.G, 1980[31], Lê Bữu - Dương Nghiệp Chí - Nguyễn Hiệp,(1983) [1], Trịnh Hùng Thanh- Lê Nguyệt Nga, (1993) [43]) Nguyễn ThànhLâm, Lê Nguyệt Nga, Phan Hồng Minh, (1995)[16], Đinh Lẫm (1994) [19],Phan Hồng Minh, Trịnh Thị Ngọc Dung (1994) [25]).
Việc phát triển tố chất thể lực còn tùy thuộc từng giai đoạn của quá trình huấnluyện thể thao nhiều năm, theo hướng tạo nền móng ban đầu vững về thể lựcchung theo yêu cầu môn thể thao Không chuyên môn hẹp quá sớm với vậnđộng viên trẻ, tuy xuất hiện thành tích sớm, nhưng không giữ thành tích đượclâu và phát triển cao hơn Phải thống nhất hữu cơ giữa huấn luyện thể lực vớihuấn luyện kỹ chiến thuật, tâm lý, đảm bảo cho kỹ thuật điêu luyện, hìnhthành kỹ năng kỹ xảo và thi đấu thể hiện bằng hiệu quả thi đấu cao và ổnđịnh.[17]
1.4.2 Huấn luyện các tố chất thể lực.
Tố chất thể lực có những đặc điểm tương đối riêng biệt và thường đượcchia thành 5 tố chất cơ bản là Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ mềm dẻo vàkhả năng phối hợp vận động (độ khéo léo)
* Sức nhanh (tốc độ)
- Khái niệm: Sức nhanh (SN) là một trong những tố chất quan trọng củaVĐV điền kinh, là khả năng hoạt động với tốc độ cực hạn, sức nhanh là khảnăng thực hiện động tác trong một thời gian ngắn nhất
- Các hình thức biểu hiện của SN: Người ta phân biệt sức nhanh đượcbiểu hiện dưới 3 hình thức:
+ SN phản ứng vận động: Là khả năng nhanh chóng đáp lại những tínhiệu kích thích của VĐV
+ SN động tác: Là năng lực hoàn thành động tác trong một thời gianngắn
Trang 38+ SN tần số động tác: Là khả năng hoàn thành nhiều lần lặp lại động táctrong thời gian ngắn.
Để huấn luyện các VĐV chạy ngắn chúng ta cần giải quyết các nhiệm
vụ cơ bản để nâng cao thành tích thể thao đối với môn chạy ngắn
- Phát triển SN phản ứng vận động đơn giản
- Phát triển SN động tác và tần số động tác
- Sự phát triển SM – Nhanh đòi hỏi không những phải nâng cao tốc
độ co cơ mà còn nâng cao Sức Mạnh tối đa Ý nghĩa của Sức Mạnh tối
đa với năng lực
SM tối đa với năng lực SM nhanh phụ thuộc vào các yêu cầu của cấutrúc thành tích môn thi đấu Trong những môn SM tối đa là cơ sở quyết địnhtốc độ vận động tối ưu, phải phối hợp huấn luyện SM tối đa cả SM nhanh vớinhau Đó là phương pháp huấn luyện đặc biệt Việc huấn luyện này phải đảmbảo sự kiện biến đổi một cách tốt nhất năng lực SM – nhanh Hiện nay vấn
đề này đang gây ra những khó khăn và người ta còn chưa nhận rõ đầy đủ vềphần đóng góp của năng SM tối đa vào thành tích SM – nhanh và tỷ lệ tối ưugiữa huấn luyện SM tối đa và SM nhanh cho các môn thi đấu riêng biệt [9]Nhiệm vụ chủ yếu của VĐV CLN là mau chóng đạt được tốc độ tối đa
và duy trì đến hết cự ly Trong đó, tần số và độ dài bước có mâu thuẫn vớinhau ở mức nhất định Việc tăng độ dài bước chạy sẽ làm giảm tần số bước
và ngược lại Vì vậy, trong thực tế, VĐV CLN không thể chạy với độ dàibước tối đa hoặc tần số bước tối đa, mà chỉ có thể chạy với tần số và độ dàibước thích hợp đối với cơ thể và trình độ của từng vận động viên để khônglàm giảm tốc độ chạy [19]
Người ta thấy việc tăng yếu tố nào trong khi duy trì được độ lớn của yếu
tố kia, hoặc đồng thời tăng được cả hai, là việc rất phức tạp Thực tế cách giảiquyết nhiệm vụ trên là tăng đến mức tối đa vai trò các thành phần của tốc độ
Trang 39trong mối quan hệ giữa chúng Sử dụng các bài chuyên môn để phát triển tần
số và độ dài bước Tốc độ chạy khi đó không đạt mức tối đa, nhưng tăng đượccác thành phần của tốc độ chạy và tiếp theo sẽ tạo khả năng để VĐV phối hợp
độ dài bước ở mức cao hơn, để nâng được tốc độ chạy
Phương pháp tổ chức có hiệu quả nhằm huấn luyện SM nhanh (tốc độ)
và sự phối hợp với biên độ bước cho CLN, thường sử dụng những bài tập:gánh tạ đạp sau nhanh, chạy có người kéo, lặp lại những bài 30m, 60m tốc
độ cao,…
Huấn luyện sức nhanh luôn phải đặt VĐV tập luyện trong điều kiện sửdụng tốc độ gần tối đa Trước hết, việc nắm vững củng cố kỹ thuật phải đượcchú ý bồi dưỡng rồi phải thực hiện kỹ thuật với yêu cầu dùng sức lớn nhất vớibiên độ và tần số tối đa
Việc tập luyện tố chất nhanh đòi hỏi sự căng thẳng cao ở hệ thần kinh
cơ Vì vậy, trong quá trình huấn luyện phải sắp xếp thời gian và từng buổi tậpcho hợp lý (thời gian dài, lượng vận động (LVĐ) nhỏ)
Trong hoạt động thi đấu môn chạy ngắn sức nhanh có vai trò quan trọngnhất Đặc biệt là trong giai đoạn xuất phát và chạy lao sau xuất phát, làmsao để đạt được tốc độ cao nhất càng sớm càng tốt
Các bài tập: Huấn luyện sức nhanh cần áp dụng tất cả các loại bài tập
thể chất với điều kiện chú ý tới giai đoạn đào tạo và trình độ đào tạo củaVĐV Điều kiện quyết định trong HLSN là tốc độ động tác từ gần tối đa tớitối đa Bằng sự dùng lực cao nhất, bằng tiến độ và tần số động tác tối ưu phùhợp với cấu tạo cơ thể VĐV phải tìm được cách đạt được hoặc vượt tốc độcao nhất hiện có của mình Nhưng điều này phải thống nhất hoàn toàn vớitrình độ của VĐV Khi xem xét tốc độ, điều quan trọng là đưa vào thời gianphản ứng Thời gian phản ứng là thời gian một yếu tố kích thích và chuyểnđộng đầu tiên của VĐV với bàn đạp Có nhiều yếu tố cả về thể lực và tâm lý
Trang 40ảnh hưởng đến thời gian phản ứng và sự bắt đầu chuyển động Thời gian phảnứng có thể được cải thiện thông qua thực hành với điều kiện là tình huốngthực hành phải giống thực tế [14]
Nếu xuất hiện “hàng rào tốc độ” cần phải áp dụng các biện pháp phá vỡhoặc dập tắt nó Nguyên tắt chung cho các biện pháp phá vỡ “hàng rào tốcđộ” là tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao tốc độ tối đa Người ta thường sửdụng các biện pháp sau đây để phá vỡ “hàng rào tốc độ”: chạy xuống dốc,chạy theo người dẫn, chạy có lực kéo cơ học, chạy xuôi gió … tuy nhiênkhông nên giảm nhẹ một cách quá mức Tốc độ trong điều kiện giảm nhẹ chỉnên ở mức sao cho VĐV có thể đạt được trong thời gian gần ở điều kiện bìnhthường
* Sức mạnh:
Sức mạnh là một trong những tố chất quan trọng của con người, nó lànăng lực khắc phục sức cản bên ngoài nhờ sự hỗ trợ của cơ bắp Sự xuất hiệncủa sức mạnh phụ thuộc vào trạng thái của hệ thần kinh phù hợp với nhữnghoạt động của vỏ đại não và tiết diện sinh lý của cơ bắp, các quá trình biếnđổi sinh hóa cơ bắp, sự biến đổi hưng phấn cơ bắp, mức độ mệt mỏi của cơbắp và tư thế con người và nhiều nguyên nhân khác…
Sức mạnh tối đa là sức mạnh lớn nhất sản sinh nhờ khả năng của hệthần kinh - cơ khi cơ bắp co, duỗi tùy ý với mức độ lớn nhất
Sức mạnh nhanh (hay còn gọi là sức mạnh tốc độ) là khả năng thầnkinh - cơ khắc phục lực đối kháng với tốc độ co duỗi lớn của cơ bắp, khảnăng hoạt động của sợi cơ nhanh kéo dài trong khoảng thời gian dài
Sức mạnh bền là khả năng chống lại sự mệt mỏi của cơ thể vận độngkhi vận động sức mạnh kéo dài Các môn khác nhau nên đặt ra những yêucầu khác biệt về tố chất sức mạnh Trong hoạt động thể dục thể thao sứcmạnh luôn có mối quan hệ với các tố chất thể lực khác như sức mạnh và sức