Thực tế, các trường mầm non nói chung và Trường mầm non Khai Quang nói riêng, các giáo viên đều đã thực hiện việc đánh giá trẻ dựa theo chương trình GDMN và Bộ chuẩn phát triển trẻ em nă
Trang 1KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
Trang 2KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Người hướng dẫn khoa học
TS Phạm Đức Hiếu
Trang 3Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu và hai cô Nguyễn Thị Thu Thùy và cô Nguyễn Thị Loan là cô giáo chủ nhiệm lớp 5 tuổi A Trường mầm non Khai Quang - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu
Và lời cảm ơn cuối cùng tôi muốn gửi đến đó chính là gia đình, bố mẹ và chị gái tôi - Nguồn cổ vũ, động viên to lớn trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2016
Người thực hiện khóa luận
Pờ Vản Thay
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, TS Phạm Đức Hiếu
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong khóa luận này
là thực tế, trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2016
Người thực hiện khóa luận
Pờ Vản Thay
Trang 6MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU……… 1
1 Lý do chọn đề tài……… 1
2 Mục đích nghiên cứu……… 3
3 Giả thuyết khoa học 3
4 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu……… 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu……… 3
6 Phạm vi nghiên cứu……… 3
7 Phương pháp nghiên cứu……… 4
NỘI DUNG……… 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN………… 7
1.1 Cơ sở lí luận……… 7
1.1.1 Khái niệm……….……… 7
1.1.2 Vị trí và vai trò của đánh giá trong giáo dục mầm non 9
1.1.3 Chức năng của đánh giá trong giáo dục mầm non……… 9
1.1.4 Các nguyên tắc đánh giá trong giáo dục mầm non………… 10
1.1.5 Quy trình đánh giá trong giáo dục mầm non……… 11
1.1.6 “Đánh giá sự phát triển của trẻ” trong chương trình giáo dục mầm non……… 12
1.1.7 Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi……… 15
1.2 Cơ sở thực tiển……… 22
1.2.1 Thực trạng cơ sở, vật chất nhà trường……… 22
1.2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ, giáo viên……… 23
1.2.3 Thực trạng việc sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
Trang 7CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA TRẺ 5 - 6 TUỔI DỰA VÀO BỘ
CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM NĂM TUỔI……… 25
2.1 Mục đích xây dựng bộ công cụ ……… ……… 25
2.2 Nguyên tắc xây dựng bộ công cụ……… 25
2.2.1 Bộ công cụ đảm bảo theo nội dung chương trình giáo dục mầm non……… 25
2.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích……… 25
2.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hợp lí……… 25
2.2.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan……… 26
2.2.5 Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác……… 26
2.3 Quy trình xây dựng bộ công cụ……… 26
2.4 Bộ công cụ đánh giá hoàn chỉnh và cách sử dụng……… 29
2.4.1 Bộ công cụ đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ………… 29
2.4.2 Quy trình sử dụng bộ công cụ……… 40
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA TRẺ 5 - 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON KHAI QUANG………… 43
3.1 Mục đích đánh giá……… 43
3.2 Đối tượng đánh giá……… 43
3.3 Nội dung đánh giá……… 43
3.4 Tổ chức đánh giá……… 43
3.5 Kết quả đánh giá……… 43
KẾT LUẬN……… ……… 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 52
PHỤ LỤC
Trang 8MỤC LỤC BẢNG
Trang Bảng 1.1 Bảng thực trạng về số lượng và trình độ của đội ngũ cán
Bảng 2.1 Bộ công cụ đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ……… 29
Bảng 3.1 Bảng thống kê số lượng trẻ được đánh giá lớp 5 tuổi A
Bảng 3.2 Bảng chuẩn tăng trưởng của trẻ em trên toàn thế giới
(2013) về cân nặng và chiều cao đối với trẻ 5 tuổi……… 44
Bảng 3.3 Bảng tỷ lệ tăng trưởng của trẻ lớp năm tuổi A Trường
Bảng 3.4 Bảng tần số và tỷ lệ phần trăm theo kết quả đánh giá sự
phát triển thể chất của trẻ lớp 5 tuổi A Trường mầm non Khai
Bảng 3.5 Bảng đánh giá mức độ phát triển thể chất của trẻ lớp 5
Trang 9MỤC LỤC HÌNH
Trang Hình 1.1 Sơ đồ quy trình đánh giá trong giáo dục mầm non……… 12
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá sự phát
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình sử dụng bộ công cụ đánh giá sự phát triển
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng Vì thế, giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng Trẻ em là công dân của xã hội,
là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thuở lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo
Nghị quyết Trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân có ghi rõ: “Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Đặc biệt, trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29 - NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ mục tiêu cụ thể của từng cấp học như sau: “Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1” và “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh” Từ mục tiêu cụ thể của 2 cấp học được nêu ra trên, rõ ràng ta thấy ở bậc học GDMN thì GDTC cho trẻ có ý nghĩa quan trọng hơn cả Chỉ khi có sức khỏe tốt người ta mới có đủ khả năng tham gia học tập và lao động sản xuất
Trang 11GDTC là một trong những hoạt động mang tính tích cực với mục đích giúp trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn hồn nhiên và có CS phát triển đúng với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Hoạt động này giúp trẻ được phát triển về thể chất qua sự phát triển cử động các nhóm cơ hô hấp, tay, chân, bụng, phát triển các vận động thô, vận động tinh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Sự phát triển vận động ở trẻ mẫu giáo lớn đặt cơ sở cho sự phát triển toàn diện, tôi luyện cơ thể và phát triển thể lực cho trẻ sau này Như vậy, hoạt động GDTC trong trường mầm non đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển về: Đức - Trí - Thể - Mỹ cho trẻ Nó góp phần giúp trẻ trở thành con người toàn diện Tuy nhiên, cơ thể trẻ lúc này còn non yếu, dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối, nếu không được chăm sóc, giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên nhiều thiếu sót trong
sự phát triển cơ thể trẻ mà khó có thể khắc phục được Do đó, việc đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ lứa tuổi này vô cùng quan trọng
Thực tế, các trường mầm non nói chung và Trường mầm non Khai Quang nói riêng, các giáo viên đều đã thực hiện việc đánh giá trẻ dựa theo chương trình GDMN và Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi nhưng còn gặp phải nhiều khó khăn và lúng túng trong việc đánh giá cũng như thiết kế các bộ công cụ đánh giá
sự phát triển của trẻ
Những lý do trên cho thấy, việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ 5 - 6 tuổi Trường mầm non Khai Quang - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc” là rất cần thiết
Trang 122 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ 5 - 6 tuổi Trường mầm non Khai Quang - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động GDTC tại Trường mầm non Khai Quang
3 Giả thuyết khoa học
Việc đưa ra kết quả đánh giá về sự phát triển thể chất của trẻ sẽ là cơ sở căn
cứ giúp cho các giáo viên có thể phát huy hoặc kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, các phương pháp và cách thức tổ chức trong các hoạt động giáo dục để trẻ phát triển thể chất tốt hơn
4 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Trẻ 5 - 6 tuổi Trường mầm non Khai Quang - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc
- Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển thể chất của trẻ 5 - 6 tuổi Trường mầm non Khai Quang - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu
Nhiệm vụ 2: Xây dựng bộ công cụ đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ 5 -
Trang 13- Phạm vi thời gian: 10/2015 – 05/2016
1 10/2015 - 11/1015 - Đọc và phân tích tài liệu tham khảo
- Xây dựng và bảo vệ đề cương
- Lập kế hoạch nghiên cứu
2 11/2015 - 04/2016 - Kiểm tra, thu nhập và xử lý số liệu
- Giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu
- Sửa chữa và bước đầu viết hoàn chỉnh khóa luận
3 04/2016 - 05/2016 - Hoàn thiện đề tài
- Báo cáo nghiệm thu đề tài
- Phạm vi nội dung: Các nội dung phát triển thể chất của trẻ 5 - 6 tuổi theo chương trình GDMN được ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/07/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
7 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp tài liệu là phương pháp thu thập thông tin bằng cách đọc và phân tích tài liệu tham khảo Trong quá trình nghiên cứu tôi đã tìm hiểu, tập hợp các tài liệu như văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, sách, tạp chí khoa học…Từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau mà đề tài
đã thu thập được các tài liệu có liên quan đến các vấn đề đánh giá trong GDMN,
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi và sự phát triển thể chất của trẻ mầm non nhằm xây dựng bộ công cụ để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ 5 - 6 tuổi
Trang 14 Phương pháp quan sát sư phạm
Trong thời gian nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp quan sát sư phạm trong tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ tại trường Từ đó đưa ra được những kết luận đánh giá về sự phát triển thể chất của trẻ một cách khách quan
nhất
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin qua hỏi - trả lời giữa nhà nghiên cứu với các cá nhân, tổ chức khác nhau về các vấn đề cần quan tâm Trong nghiên cứu này, tôi đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập các thông tin, số liệu về số lượng, trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên, các
cơ sở vật chất trong nhà trường và tình hình sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của các giáo viên trong đánh giá trẻ mầm non
Phương pháp kiểm tra sư phạm
Đề tài sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ 5 - 6 tuổi Trường mầm non Khai Quang.Trong quá trình nghiên cứu,
đề tài tiến hành kiểm tra đối tượng được đánh giá thông qua bộ công cụ được xây dựng trong đề tài để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ Trên cơ sở đó có những nhật xét và kết luận về sự phát triển thể chất của trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Khai Quang
Phương pháp xử lí số liệu thống kê
Phương pháp này được sử dụng để xử lí các số liệu thu được qua kiểm tra
sư phạm, xác định được sự phát triển thể chất của trẻ 5 - 6 tuổi Trường mầm non Khai Quang - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh phúc sau khi thu thập số liệu thô Đề tài đã sử dụng công thức sau:
Trang 15- Công thức tính tỷ lệ phần trăm
Trang 16NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm về đánh giá
Đánh giá là một khâu quan trọng không thể tách rời của quá trình giáo dục
và đánh giá trong GDMN lại càng có ý nghĩa hơn bởi nó quyết định đến chất lượng GDMN, đánh giá trong GDMN vừa là định hướng, vừa là căn cứ thực tiễn, là đòn bẩy, là động lực cho quá trình giáo dục nói chung và cho quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ nói riêng
Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau về đánh giá tuy nhiên chúng
ta sẽ đặc biệt chú ý tới một số định nghĩa sau đây:
Theo bảng thuật ngữ đối chiếu Anh - Việt: “Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc” [12; 6]
Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng được đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã được đưa ra trong các tiêu chuẩn hay kết quả học tập Đánh giá có thể là đánh giá định lượng dựa vào các con số, hoặc định tính dựa vào các ý kiến hoặc giá trị [11]
Trang 17Đánh giá là hoạt động thu thập thông tin, phân tích và so sánh với mục tiêu chương trình nhằm định hướng, điều chỉnh chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ [5]
Trong nghiên cứu này, khái niệm về đánh giá có thể hiểu như sau: Đánh giá
là hoạt động thu thập thông tin về đối tượng được đánh giá, sau đó phân tích và
so sánh với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra để đưa ra những nhận định xác thực về đối tượng Từ đó, định hướng, điều chỉnh chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục
1.1.1.2 Khái niệm về thể chất
Thể chất là chỉ chất lượng cơ thể con người, đó là những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái, chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sông (bao gồm cả giáo dục và rèn luyện)
1.1.1.3 Sự phát triển thể chất
Khái niệm: Sự phát triển thể chất là quá trình hình thành và biến đổi tuần tự theo quy luật trong cuộc đời từng người về hình thái, chức năng và cả những tố chất vận động và năng lực thể chất
Các CS đánh giá sự phát triển thể chất: Chiều cao, căn nặng, số đo các vòng, lồng ngực, dung tích phổi và đồng thời là mức độ phát triển các tố chất thể lực, năng lực và khả năng chức phận con người
Nói đến sự phát triển thể chất ở trẻ em là nói đến sự lớn lên của trẻ về mặt hình thể bên ngoài, những thay đổi và hoàn thiện chức năng của các cơ quan tương ứng với từng độ tuổi
Trang 181.1.2 Vị trí và vai trò của đánh giá trong giáo dục mầm non
Đánh giá là một bộ phận quan trọng trong công tác quản lí GDMN Triển khai đánh giá trong GDMN là điều kiện cần phải có của việc tăng cường thể chế quản lí và chỉ đạo đối với các cơ sở giáo GDMN nhằm kiểm soát một cách tốt nhất chất lượng của quá trình giáo dục mà mục tiêu chủ yếu là giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 Nó cung cấp các thông tin phản hồi quan trọng giúp cho việc phát hiện và giải quyết vấn đề đúng hướng và kịp thời đưa ra các quyết định cần thiết trong việc phát huy hoặc điều chỉnh, bổ sung nội dung, cách thức và điều kiện giáo dục nhằm đạt được mục tiêu GDMN
1.1.3 Chức năng của đánh giá trong giáo dục mầm non
1.1.3.1 Chức năng quản lí
Việc đánh giá trong GDMN là một trong những phương pháp quan trọng của các nhà quản lí GDMN các cấp, của giáo viên mầm non để đảm bảo nhiệm vụ GDMN đạt được những tiêu chuẩn mà xã hội đặt ra Kết quả đánh giá trong giáo dục từ nhiều góc độ và trong các giai đoạn khác nhau có thể cung cấp một bức tranh về thực trạng của GDMN vừa qua đó có thể biết được GDMN đã đạt được các tiêu chuẩn cơ bản cần có hay chưa để có thể phát huy những kết quả nổi bật
và chỉnh đốn những tồn tại nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
1.1.3.2 Chức năng kích thích, tạo động lực
Thông qua phân loại theo kết quả đánh giá của các bộ phận, cán bộ, giáo viên của cơ sở GDMN sẽ tạo ra một không khí thi đua giữa các đối tượng được đánh giá Điều đó có tác dụng kích thích tính chủ động, tích cực trong toàn thể
Trang 19cán bộ, giáo viên nhằm hoàn thành trách nhiệm của mình, khích lệ tinh thần phấn đấu học tập vươn lên
1.1.3.3 Chức năng sàng lọc, lựa chọn
Đánh giá trẻ là một trong những nội dung của đánh giá trong GDMN Đánh giá sự phát triển của trẻ có thể giúp cho giáo viên sàng lọc và lựa chọn thiên hướng phát triển của trẻ so với chuẩn phát triển theo độ tuổi
1.1.4 Các nguyên tắc đánh giá trong giáo dục mầm non
1.1.4.1 Tính khách quan
Đánh giá trong GDMN cần mang tính khách quan và thực sự cầu thị, tránh suy diễn chủ quan theo cảm tính cá nhân Đánh giá khách quan mới có thể kích thích, tạo động lực cho người được đánh giá những kết quả đáng tin là cơ sở cho các quyết định quản lí đúng hướng Nếu đánh giá thiếu khách quan, kết quả đánh giá sẽ không có ý nghĩa đối với giáo dục, nó làm cho việc ra quyết định bị chệch hướng, triệt tiêu động lực phát triển, làm ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non Tính khách quan được thể hiện chủ yếu ở việc tiêu chuẩn hóa các nội dung đánh giá
1.1.4.2 Tính nhất quán
Trong đánh giá cần quán triệt nguyên tắc nhất quán Bất kể đánh giá một đối tượng nào, dù là tập thể hay cá nhân, cũng cần xuất phát từ mục tiêu GDMN Nội dung đánh giá phải thống nhất Công cụ đánh giá phải đảm bảo mức độ chính xác
Trang 201.1.4.3 Tính toàn diện
Đánh giá phải đảm bảo tính toàn diện, không quá coi trọng hay bỏ qua một mặt nào đó trong các nội dung của các tiêu chuẩn đánh giá Khi phán xét, cần có đầy đủ thông tin, tránh sử dụng thông tin một chiều
1.1.4.4 Tính mục đích
Đánh giá cần có mục đích rõ ràng Mục đích cốt lõi của việc đánh giá là để nâng cao chất lượng giáo dục, làm cho các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả mong muốn
1.1.4.5 Kết hợp giữa đánh giá và chỉ đạo
Đánh giá là dựa vào chuẩn mực nhất định để đưa vào những nhận xét có tính khẳng định hay phủ định đối với hành vi thực tiễn của đối tượng được đánh giá, giúp cho đối tượng được đánh giá nhận ra hiện trạng đạt tới của bản thân Chỉ đạo là sự kế tục và phát triển của việc đánh giá, đưa ra những gợi ý để người được đánh giá tự cải thiện bản thân, phấn đấu rèn luyện để đạt được những tiêu chuẩn mong đợi hay thực hiện những đề xuất, biện pháp tác động giáo dục giúp cho người được đánh giá phát huy sở trường, cải tiến công tác, đạt được những tiến bộ cao hơn nữa
1.1.5 Quy trình đánh giá trong giáo dục mầm non
Quy trình đánh giá trong GDMN được thể hiện rõ qua sơ đồ hình 1.1 như sau:
Trang 21
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình đánh giá trong giáo dục mầm non
1.1.6 “Đánh giá sự phát triển của trẻ” trong chương trình giáo dục mầm non
Chương trình GDMN được ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT- BGDĐT ngày 25/07/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Đánh giá sự phát triển của trẻ” đã được đề cập rõ ràng trong chương trình này như sau:
1.1.6.1 Đánh giá sự phát triển của trẻ
Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách
có hệ thống và có phân tích, đối chiếu với mục tiêu của chương trình GDMN nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ
1.1.6.2 Mục đích và ý nghĩa đánh giá sự phát triển của trẻ
Mục đích đánh giá: Đánh giá không thể thiếu trong quá trình giáo dục Đánh giá sự phát triển của trẻ trong chương trình GDMN nhằm xác định mức độ
Bước 1 Quyết định mục đích Bước 2 Xây dựng các tiêu chí Bước 3 Lựa chọn phương thức thu thập thông tin
Bước 4 Tiến hành thu thập thông tin Bước 5 Đối chiếu thông tin thu thập được với các tiêu chí Bước 6 Hình thành nhận định, kết luận, quyết định
Trang 22phát triển của trẻ so với mục tiêu của từng độ tuổi để có biện pháp thích hợp giúp trẻ tiến bộ
Ý nghĩa: Đánh giá sự phát triển của trẻ qua các hoạt động, qua các giai đoạn cho ta biết những biểu hiện về tâm sinh lý của trẻ hàng ngày, sự phát triển của trẻ qua từng giai đoạn, khả năng sẵn sàng và chiều hướng phát triển của trẻ ở những giai đoạn tiếp theo từ đó có thể phục vụ những mục đích khác nhau Đánh giá thường xuyên còn giúp giáo viên có thêm thông tin về sự tiến bộ của trẻ trong thời gian dài và xác định được những khó khăn, những nguyên nhân cụ thể trong
sự phát triển của trẻ làm cơ sở để từ đó giáo viên có thể đưa ra quyết định giáo dục tác động phù hợp đối với trẻ Nó giúp giáo viên biết được hiệu quả các hoạt động, mức độ kết quả đạt được theo dự kiến, làm sáng tỏ những vấn đề nhất định, đòi hỏi có kế hoạch bổ sung Ngoài ra, đánh giá còn làm cơ sở xác định nhu cầu giáo dục cá nhân đứa trẻ để căn cứ xây dựng kế hoạch tiếp theo, làm cơ
sở trao đổi đưa ra quyết định phối hợp kế hoạch giáo dục với cha mẹ trẻ, với giáo viên/nhóm/lớp hoặc cơ sở giáo dục khác sẽ tiếp nhận trẻ tiếp theo và làm cơ sở
đề xuất với các cấp quản lí giáo dục trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của lớp/trường/địa phương
1.1.6.3 Nội dung đánh giá
Đánh giá sự phát triển của trẻ gồm các nội dung:
- Đánh giá sự phát triển thể chất
- Đánh giá sự phát triển nhận thức
- Đánh giá sự phát triển ngôn ngữ
- Đánh giá sự phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
- Đánh giá sự phát triển thẩm mỹ
Trang 231.1.6.4 Phương pháp đánh giá
Các phương pháp sau đây thường được sử dụng để theo dõi và đánh giá sự phát triển của trẻ trong trường mầm non: Quan sát tự nhiên; Phỏng vấn/trò chuyện; Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ; Kiểm tra trực tiếp Tuy nhiên quan sát tự nhiên là phương pháp sử dụng nhiều nhất chủ yếu trong trường mầm non
a Quan sát tự nhiên
Là sự tri giác trực tiếp, ghi lại một cách có hệ thống, có kế hoạch các biểu hiện tâm lý, các hành vi của trẻ, các đánh giá trẻ thông qua các biểu hiện của trẻ trong các hoàn cảnh tự nhiên khác nhau
b Phỏng vấn/trò chuyện
Là quá trình thu thập thông tin về trẻ thông qua việc đưa ra các câu hỏi theo một kế hoạch định trước cho những người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ (Ví dụ như cha mẹ, cô giáo…) hay trực tiếp với trẻ
c Kiểm tra trực tiếp
Là việc sử dụng các cách thức hay kỹ thuật đánh giá để xác định xem trẻ đã biết làm những việc gì, đã đạt được sự phát triển tâm sinh lí phù hợp với độ tuổi chưa Trong kiểm tra trực tiếp trẻ, người ta sử dụng các trắc nghiệm (Test) về tâm lí và phát triển trẻ, các thang đo, các bảng liệt kê, các bảng CS đánh giá theo
độ tuổi, các bài tập đánh giá trẻ
d Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ
Là dựa trên cơ sở các sản phẩm hoạt động vật chất hoặc tinh thần của trẻ (Tranh vẽ, tranh xé dán, tô màu, công trình xây dựng, sản phẩm lắp ghép, câu
Trang 24chuyện kể…) người đánh giá phân tích về mức độ hình thành kiến thức, kĩ năng, năng khiếu hay triệu chứng bệnh tật hay lệch lạc nào đó về tâm lí của trẻ
Lưu ý: Khi thực hiện sự theo dõi, đánh giá trẻ giáo viên cần thực hiện phối
hợp các phương pháp với nhau một cách linh hoạt để có kết quả đáng tin cậy Việc lựa chọn các phương pháp đánh giá là tùy thuộc vào sự quyết định của giáo viên sao cho hợp lý nhất với hoàn cảnh, điều kiện thực tiễn
1.1.6.5 Các hình thức đánh giá sự phát triển của trẻ
Đánh giá sự phát triển trẻ nhà trẻ gồm:
- Đánh giá trẻ hàng ngày
- Đánh giá trẻ theo giai đoạn
Đánh giá sự phát triển trẻ mẫu giáo gồm:
- Đánh giá trẻ hàng ngày
- Đánh giá cuối chủ đề
- Đánh giá cuối độ tuổi
1.1.7 Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được ban hành kèm theo thông tư số 23/2010/TT - BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi bao gồm những nội dung cụ thể như sau:
1.1.7.1 Khái niệm về chuẩn phát triển trẻ em
Chuẩn phát triển trẻ em là những mong đợi về những gì trẻ nên biết và có thể làm được dưới tác động của giáo dục
Chuẩn giúp cho giáo viên, cha mẹ hiểu được khả năng của trẻ để: Không đòi hỏi ở trẻ những điều trẻ không thể làm được hoặc đánh giá thấp khả năng của
Trang 25trẻ; Hỗ trợ để trẻ phát triển tối đa tiềm năng của mình; Theo dõi sự phát triển của
trẻ để điều chỉnh các tác động kích thích sự phát triển của trẻ
Chuẩn trẻ 5 tuổi không phải là một danh mục liệt kê đầy đủ về sự phát triển của trẻ và cũng không dùng để xếp loại trẻ
1.1.7.2 Cấu trúc của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
Cấu trúc của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm: Lĩnh vực, chuẩn và
1.1.7.3 Nội dung Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm 4 lĩnh vực phát triển cơ bản của trẻ mầm non dựa trên cơ sở của các nghiên cứu khoa học:
- Phát triển thể chất (6 chuẩn - 26 CS)
- Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội (7 chuẩn - 34 CS)
- Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp (6 chuẩn - 31 CS)
- Phát triển nhận thức (9 chuẩn - 29 CS)
Bốn lĩnh vực này liên quan chặt chẽ với nhau, sự phát triển ở lĩnh vực này ảnh hưởng, phụ thuộc vào sự phát triển ở những lĩnh vực khác và không có lĩnh vực nào quan trọng hơn lĩnh vực nào Giáo dục cần hướng đến phát triển toàn
diện các lĩnh vực
Trang 261.1.7.4 Mục đích ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
Hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1: Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục cho phù hợp với trẻ mẫu giáo năm tuổi; Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là cơ sở để xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo năm tuổi
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em Trên cơ sở đó, tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
1.1.7.5 Hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN:
a Hỗ trợ xác định mục tiêu giáo dục năm theo năm lĩnh vực
Khi lập kế hoạch giáo dục năm, có thể dựa vào Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi theo các bước sau để xác định mục tiêu:
- Bước 1 Đọc và ghi lại mục tiêu trẻ em giáo dục mẫu giáo trong chương trình GDMN và Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
- Bước 2 Cụ thể hóa các mục tiêu giáo dục trong chương trình, dựa vào các
CS của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
- Bước 3 Lựa chọn các mục tiêu phù hợp với trẻ, với điều kiện địa phương trên cơ sở mục tiêu đã cụ thể hóa
Trang 27Mục tiêu giáo dục năm học trẻ mẫu giáo được xác định theo từng lĩnh vực: Phát triển thể chất; Phát triển nhận thức; Phát triển ngôn ngữ; Phát triển tình cảm
và kỹ năng xã hội; Phát triển thẩm mỹ
b Hỗ trợ lựa chọn nội dung giáo dục
Lựa chọn và cụ thể hóa nội dung giáo dục trong chương trình có thể thực hiện các bước sau:
- Bước 1 Đọc mục tiêu giáo dục trẻ theo các lĩnh vực phát triển
- Bước 2 Lựa chọn và cụ thể hóa nội dung giáo dục trong chương trình dựa vào mục tiêu giáo dục trẻ theo từng lĩnh vực
c Cung cấp cho giáo viên ngân hàng các hoạt động giáo dục
Tài liệu hướng dẫn sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi có gợi ý một số hoạt động giáo dục theo từng lĩnh vực phát triển Sau khi xây dựng nội dung và dự kiến chủ đề thực hiện có thể tham khảo phần này, lựa chọn các hoạt động để lập kế hoạch tổ chức cho trẻ hoạt động
Khi lựa chọn hoạt động, giáo viên lưu ý lựa chọn những hoạt động phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của lớp, khả năng của trẻ
d Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là cơ sở xây dựng bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ
Mục đích sử dụng công cụ
- Theo dõi sự phát triển của trẻ
- Lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục và các điều kiện hỗ trợ giúp trẻ đạt được CS mà giáo viên đã lựa chọn
Các bước xây dựng bộ công cụ:
Trang 28+ Căn cứ vào mục tiêu giáo dục đối với trẻ trong kế hoạch giáo dục năm học, kết quả mong đợi theo độ tuổi của chương trình, các giáo viên cùng cán bộ quản lý của trường
+ Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi có 28 chuẩn bao gồm 120 CS, có thể chọn ra khoảng 30 - 40 CS để xây dựng phiếu đánh giá sự phát triển của trẻ năm tuổi
+ Căn cứ lựa chọn CS: Đại diện cho tất cả các lĩnh vực, chuẩn, CS của bộ chuẩn; Đại diện cho các kiến thức, kỹ năng, thái độ đang dạy trẻ; Phù hợp với những gì sẽ dạy ở lớp 1; Tính đến tần suất giáo viên sử dụng công cụ, các vùng miền/bối cảnh khác nhau, giáo viên có kinh nghiệm khác nhau
+ Trong các CS của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi có những CS thể hiện những khả năng của trẻ trong các hoạt động khác nhau
- Bước 2 Thiết kế bộ công cụ + Xác định CS cần đo
+ Lựa chọn công cụ thích hợp với CS
+ Thiết kế công cụ (chuẩn bị, xác định thời gian, số trẻ, không gian, hoạt động của cô và trẻ)
+ Thử công cụ trên 3 - 5 trẻ, gồm trẻ kém, khá, giỏi
+ Sửa và hoàn chỉnh công cụ
- Bước 3 Xây dựng phiếu đánh giá trẻ + Phiếu đánh giá trẻ bao gồm:
1 Phiếu theo dõi trẻ dành cho phụ huynh, phụ huynh có thể tham gia đánh giá sự phát triển của con em mình, giáo viên cần hướng dẫn phụ huynh tự đánh giá một số CS dựa theo các dấu hiệu nhận biết như sau:
Trang 29PHIẾU THEO DÕI TRẺ DÀNH CHO PHỤ HUYNH
2 Phiếu theo dõi, đánh giá sự phát triển cá nhân trẻ Để theo dõi, đánh giá
sự phát triển tổng thể hay sự phát triển ở một lĩnh vực nào đó của một cá nhân trẻ, giáo viên có thể sử dụng một bảng theo dõi, đánh giá theo mẫu sau:
PHIẾU THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN
CÁ NHÂN TRẺ NĂM TUỔI
Họ và tên trẻ: ……… Ngày sinh: ………
Trường: ……… Lớp: ……… Thời gian theo dõi, đánh giá (trong khoảng một tuần): Từ…đến Người theo dõi đánh giá: ………
Bài tập kiểm tra
3 Phiếu theo dõi, đánh giá sự phát triển của lớp/nhóm trẻ Để theo dõi, đánh
Trang 30lớp/nhóm trẻ, giáo viên có thể sử dụng một bảng theo dõi, đánh giá theo mẫu sau:
PHIẾU THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỚP/NHÓM TRẺ 5 TUỔI
(Lĩnh vực thể chất) Trường: ………Lớp: ………
Thời gian theo dõi, đánh giá: Từ… đến………
- Bước 4 Cách theo dõi, đánh giá và ghi vào phiếu + Giáo viên căn cứ vào kết quả của trẻ (qua quan sát hàng ngày, qua trò chuyện, phân tích sản phẩm của trẻ, sử dụng bài tập, trao đổi với phụ huynh) để ghi kết quả vào phiếu đánh giá
+ Giáo viên dựa vào các minh chứng của các CS để đánh giá (minh chứng trong phần phụ lục)
+ Giáo viên có thể lựa chọn một trong các phương pháp và đánh giá từng trẻ trong lớp đạt mỗi CS ở mức độ nào trong hai mức độ và ghi kết quả vào phiếu đánh giá trẻ
+ Mỗi CS đạt được đánh giá ở hai mức độ:
1 Đạt: Trẻ thường xuyên làm được, đạt được, biết được (biểu hiện năng lực của trẻ ổn định và không phụ thuộc vào môi trường), kí hiệu: +
Trang 312 Chưa đạt: Trẻ làm chưa được, chưa đạt được, chưa biết được (biểu hiện năng lực của trẻ còn chưa đạt, cần được giáo dục, hỗ trợ thêm), kí hiệu: -
- Bước 5 Điều chỉnh kế hoạch giáo dục: Căn cứ vào bảng tổng hợp đánh giá sự phát triển của nhóm/lớp theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi, giáo viên có thể thấy được CS nào/lĩnh vực nào những trẻ trong lớp mình phụ trách còn chưa đạt được, từ đó, giáo viên có thể đưa ra các biện pháp giáo dục hỗ trợ hoặc điều chỉnh cách thức giáo dục của mình cho phù hợp hơn với tình hình phát triển của trẻ trong nhóm/lớp
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng cơ sở, vật chất nhà trường
Qua điều tra thực tế, Trường mầm non Khai Quang có diện tích 1888 m2
, gồm 1 dãy phòng học 2 tầng, dãy nhà điều hành 2 tầng bao gồm phòng hội đồng, phòng hành chính và phòng làm việc của Ban Giám hiệu và 1 số phòng chức năng khác, các phòng học đều rộng rãi, thoáng mát Toàn trường có 262 trẻ và 9 lớp, trong đó có 2 lớp nhà trẻ và 7 lớp mẫu giáo
Trường mầm non Khai Quang là ngôi trường có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đã xây dựng được trường lớp khang trang và sạch sẽ, đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi Trường lớp thoáng mát có hàng rào bao quanh, có cổng, có biển trường, các lớp học đều có góc thiên nhiên được bố trí với nhiều chậu hoa, cây canh phù hợp, đẹp mắt và an toàn cho trẻ
Trường có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho trẻ và cán bộ công nhân viên trong nhà trường Nhà trường đã xây dựng được bếp ăn đảm bảo
vệ sinh, chất lượng an toàn thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu
Trang 32Mặc dù cơ sở vật chất nhà trường khá khang trang, sạch sẽ nhưng do hạn chế
về diện tích mà nhà trường không có khuôn viên và sân bãi rộng rãi cho trẻ vui chơi, tập thể dục Một số lớp có số lượng trẻ khá đông nên chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ Số lượng trẻ ở các lớp mẫu giáo có khoảng từ 40 - 50 trẻ nên việc chăm sóc, giáo dục của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn Hầu hết ở mỗi lớp đều có 2 giáo viên nhưng nhiều lúc chưa thể hướng dẫn, chỉ bảo được từng trẻ do số trẻ đông nên gặp nhiều khó khăn trong học tập và vui chơi
Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy GDTC còn nhiều bất cập Sân bãi tập luyện hẹp, các thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy không chỉ thiếu về số lượng mà chất lượng cũng không được đảm bảo Dẫn đến giờ học thể dục chưa mang lại hiệu quả cao, tiết học đơn điệu, nhàm chán
1.2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ, giáo viên
Trường mầm non Khai Quang trong quá trình xây dựng và phát triển, đội ngũ giáo viên không ngừng được nâng cao và phát triển về số lượng cũng như chất lượng để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô, chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội Thông qua quá trình khảo sát về đội ngũ cán bộ giáo viên tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1.1 Bảng thực trạng về số lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ, giáo
viên Trường mầm non Khai Quang
Trang 33Qua bảng 1.1 cho ta thấy 100% cán bộ, giáo viên đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo Thông tư liên tịch số 20 quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non Đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường đều là các giáo viên dạy tốt, có kinh nghiệm, nhiều năng lực và
có trách nhiệm trong công việc
1.2.3 Thực trạng việc sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi để đánh giá sự phát triển của trẻ ở Trường mầm non Khai Quang
Qua thực tế quan sát và tìm hiểu, Trường mầm non Khai Quang đã triển khai tới tất cả các giáo viên trong nhà trường về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi Tuy nhiên nhiều giáo viên trong trường cho biết, Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi ban hành sau chương trình GDMN, bộ chuẩn lại có quá nhiều CS, trong
đó có những CS trùng hoặc không phù hợp với chương trình GDMN, điều này làm cho các giáo viên gặp phải không ít khó khăn trong quá trình đánh giá trẻ nếu không hiểu và nắm rõ Khó khăn đầu tiên gặp phải là sĩ số lớp đông so với
bộ chuẩn, có những CS không chỉ đo một lần là được, hơn nữa mỗi lần đo lại cho một kết quả khác nhau Ví dụ, địa chỉ nhà được dạy đầu năm đã thuộc nhưng đến cuối năm đã quên
Nhiều giáo viên thực hiện việc đánh giá sự phát triển của trẻ chủ yếu dựa vào CS của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi chứ không có sự so lại với chương trình giáo dục do khối lượng công việc này tốn rất nhiều thời gian Nhà trường luôn khuyến khích các giáo viên tự thiết kế riêng cho mình một bộ công
cụ đánh giá, tuy nhiên con số này rất ít mà hầu như là sử dụng các bộ công cụ có sẵn hoặc thực hiện chay dựa vào các CS trong bộ chuẩn
Trang 34CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ
SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA TRẺ 5 - 6 TUỔI DỰA VÀO BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM 5 TUỔI
2.1 Mục đích xây dựng bộ công cụ
Đo lường sự phát triển thể chất của trẻ mầm non theo nội dung chương trình GDMN và theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
2.2 Nguyên tắc xây dựng bộ công cụ
2.2.1 Bộ công cụ đảm bảo theo nội dung chương trình giáo dục mầm non
Bộ công cụ được xây dựng theo hệ thống các CS của lĩnh vực phát triển thể chất trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi và phải đảm bảo thực hiện theo nội dung chương trình GDMN
2.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
Bộ công cụ đánh giá phải đảm bảo có mục đích rõ ràng và thực hiện được mục đích của việc đánh giá, đó là đánh giá được sự phát triển thể chất của trẻ 5 tuổi Bộ công cụ này phải giúp cho giáo viên thu thập được những thông tin cần thiết để từ đó có thể đánh giá được sự phát triển thể chất của trẻ như thế nào? Mức độ trẻ thực hiện ra sao?
2.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hợp lí
Khi xây dựng bộ công cụ, cần phải xác định được các tiêu chí như CS nào cần thiết, minh chứng phải phù hợp với từng CS cũng như phương pháp, phương tiện cần phải thích hợp, đơn giản phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp, địa phương để giáo viên thuận lợi nhất trong đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ