1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tìm hiểu và đánh giá sự phát triển thể chất của học sinh lứa tuổi 16 trường trung học phổ thông

16 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 444 KB

Nội dung

Tìm hiểu và đánh giá sự phát triển thể chất của học sinh lứa tuổi 16 trường trung học phổ thông

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ khi loài người xuất hiện cho đến nay mãi mãi về sau, sức khoẻ con người được coi là vốn quý vô giá. Thiếu sức khoẻ là thiếu hạnh phúc, thiếu sức sống, thiếu tinh thần sáng suốt thiếu cả của cải vật chất. Bởi vậy quan tâm chăm sóc sức khoẻ con người chính là quan tâm đến sự phát triển mọi mặt không chỉ ở mỗi người, mỗi gia đình mà cả dân tộc, quốc gia toàn nhân loại. Sức khoẻ của mỗi con người là một yếu tố tạo nên sức mạnh của chính mình. Sức mạnh của nhân dân là một nhân tố tạo nên sức mạnh của cộng đồng, của đất nước, của dân tộc, là nguồn hạnh phúc của nòi giống Việt Nam. Nghị quyết trung ương 4 (khoá VII) Đảng ta đã khẳng định: " Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc. " Lúc sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói về nhân tố sức khỏe của nhân dân rất sâu sắc nhất quán. Tháng 3 năm 1946 Người đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: "Hỡi đồng bào tổ quốc! Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân khoẻ mạnh, tức là góp phần làm cho cả nước khoẻ mạnh. Vậy nên tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì gái, trai, già trẻ ai cũng nên làm ai cũng làm được. Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Như vậy thì sức khoẻ. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập". Bác đã gắn vận mệnh của đất nước vào sức khoẻ của mỗi người dân. 1 Chính vì vậy, ngành thể dục thể thao cần phải quan tâm nhiều tăng cường giáo dục thể chất trong trường học, phát triển TDTT quần chúng nói chung TDTT thành tích cao nói riêng. Sự nghiệp giữ gìn tăng cường sức khoẻ nhân dân, cải tạo nòi giống Việt Nam được Hồ Chủ Tịch đặt nhiều vào thế hệ trẻ, Người rất quan tâm đến sự phát triển thể chất, tăng cường sức khoẻ cho thanh, thiếu niên. Trong tư tưởng của Người thì thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, cần phải phát triển cho các em về tài năng đạo đức sức khoẻ. Điều này còn được thể hiện trong thư gửi cho các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam: " Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không. Đó chính là nhờ vào công học tập của các cháu. " Bác đã từng dạy: " Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người". Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận không thể thiếu được của nền giáo dục, nó góp phần đào tạo con người mới phát triển toàn diện phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc. Mục đích giáo dục của nước ta là: Bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện, có sức khoẻ dồi dào, thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một cách đắc lực có cuộc sống vui tươi lành mạnh. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã nêu: " Công tác thể dục thể thao cần coi trọng nâng cao chất lượng trong trường học, tổ chức hướng dẫn vận động đông đảo nhân dân rèn luyện hàng ngày, nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng vận động viên, nâng cao thành tích các môn thể thao". Từ năm 1960 Đảng ta đã chủ trương đào tạo thế hệ trẻ phát triển về đức, trí, thể, mỹ. Nhưng công tác đào tạo này cần phải được tiến hành trong nhà trường, bắt đầu từ lứa tuổi thiếu niên đến lứa tuổi thanh niên. Nghị quyết đại hội trung ương Đảng lần thứ VIII (khoá III) chỉ ra nhiệm vụ của công tác giáo dục thế hệ trẻ: " 2 Phải thực hiện tốt việc giáo dục toàn diện ( trí dục, đức dục, mỹ dục, thể dục ) cho thanh niên, thiếu nhi ". Do đó Nghị quyết đề ra nhiệm vụ: " Bắt đầu đưa việc dạy môn thể dục một số môn thể thao cần thiết vào chương trình học tập của các trường phổ thông, chuyên nghiệp, đại học ". Về sự phát triển thể chất của thế hệ trẻ. Đại hội lần thứ VI (năm 1986) chủ trương: " Mở rộng nâng cao chất lượng phong trào thể dục thể thao quần chúng, từng bước đưa việc rèn luyện thân thể thành thói quen hàng ngày của đông đảo nhân dân, trước hết là thế hệ trẻ. Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong các trường học ". Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng xã hội mới đòi hỏi rất lớn về trí tuệ, sức khoẻ tinh thần của tuổi trẻ, trong đó sức khoẻ là yếu tố tiền đề là yếu tố trước tiên để phát triển sức mạnh về trí tuệ tinh thần, ý chí của thanh niên, thiếu niên. Cho nên phát triển thể dục thể thao trong lực lượng thanh niên, học sinh, sinh viên phải được tăng cường mở rộng. Chỉ thị 36 – CT/ TW (1994) về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới chỉ rõ rằng : “ Thực hiện thể chất trong tất cả các trường học. Xây dựng nếp sống, tập luyện thể dục thể thao trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh,sinh viên, thanh niên, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ công nhân viên chức bộ phận nhân dân”. Bởi vậy giáo dục thể chất trong trường học là một trong những nhiệm vụ của nghành giáo dục đào tạo. Đó không chỉ là trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, các nghành giáo dục mà còn là trách nhiệm củ toàn xã hội. Vấn đề nghiên cứu trạng thái sức khoẻ trình độ phát triển thể lực của học sinh là một trong những cơ sở quan trọng nhất của quá trình giáo dục thể chất.các số liệu về mục này là tiền đề xây dựng chương trình giáo dục thể chất cũng như kế hoạch phát triển thể dục thể thao trong nhà trường, ngoài ra nó còn có ý nghĩa quan trọng để kiểm tra, đánh giá chất lượng hiệu quả của công tác giáo dục thể chất trong trường học. 3 Trong những năm qua đội ngũ cán bộ giáo viên thể dục thể thao trong các trường phổ thông đã được bổ sung từng bước về số lượng, chất lượng được tiêu chuẩn hoá về cấp học nhưng đa số giáo viên thể dục chủ yếu tập trung ở các vùng thị xã, thị trấn còn ở vùng nông thôn, miền núi thì còn thiếu rất nhiều. Việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất, vấn đề này đã được chính phủ, bộ giáo dục, ngành thể dục thể thao quan tâm. Nhưng hiện nay điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất kinh phí cho giáo dục thể chất trong các trường vẫn đang trong tình trạng khó khăn. Từ những điều kiện khó khăn trên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập rèn luyện của học sinh. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài : " Tìm hiểu đánh giá sự phát triển thể chất của học sinh lứa tuổi 16 trường trung học phổ thông Lam Kinh – Thọ Xuân theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. " II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Giải quyết nhiệm vụ 1: 1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của các em lứa tuổi 16. • Về mặt giải phẫu sinh lý: Ở lứa tuổi này các em đang trên đà phát triển tăng trưởng về mọi mặt, các yếu tố kỹ thuật chức năng cơ bản đã hình thành trong quá trình phát triển. + Hệ xương bắt đầu giảm tốc độ phát triển mỗi năm nữ tăng từ 0,1 đến 1cm, năm cao thêm từ 1 đến 3cm. Ở lứa tuổi này các xương nhỏ đã hoàn thiện nên các em có thể tập các động tác khó nặng, cột sống đã ổn định nhưng vẫn chưa hoàn thiện vẫn có thể cong vẹo cột sống. Cho nên có thể bồi dưỡng tư thế qua hệ thống các bài tập như: Đi, chạy, nhảy, thể dục cơ bản. + Hệ cơ: Các tổ chức cơ phát triển chậm hơn xương nên cơ vẫn còn tương đối yếu, các cơ lớn phát triển tương đối nhanh, các cơ nhỏ phát triển chậm hơn, các cơ co phát triển sớm hơn các cơ duỗi. Đặc biệt các cơ duỗi của nữ còn yếu hơn nên ảnh hưởng đến sức mạnh. 4 + Hệ hô hấp: Hệ hô hấp đã tương đối hoàn thiện, vòng ngực trung bình của nam từ 67 – 72cm, còn vòng ngực của nữ từ 69 – 74cm. Dung lượng phổi tăng nhanh chóng, tần số hô hấp gần giống như người lớn 10 – 12 lần/1 phút. + Hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn đang phát triển toàn diện, buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh mạch đập từ 70 – 80 lần/ 1 phút. Sau vận động mạch huyết áp hồi phục tương đối nhanh. + Hệ thần kinh: Hệ thần kinh tiếp tục được phát triển đi đến hoàn thiện tư duy phân, tổng hợp trừu tượng hoá được phát triển đi đến hoàn thiện tạo điều kiện cho việc hoàn thiện nhanh chóng các phản xạ có điều kiện tiếp thu các động tác đơn giản hơn. Hệ thần kinh các em phát triển mạnh mẽ. Hệ thống tín hiệu 2 chiếm ưu thế các em hoạt động theo mơ ước hoài bão khát vọng đạt thành tích cao. • Về mặt tâm lý: Ở lứa tuổi này hình thành thế giới quan, tự ý thức, hình thành tính cách hướng về tương lai đó cũng là tuổi lãng mạn, độc đáo mong cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuổi đầy nhu cầu sáng tạo nảy nở những tình cảm mới. Các em có thái độ tích cực trong học tập, xuất phát từ động cơ học tập đúng đắn hướng tới việc chọn nghề cho tương lai sau này. Từ những đặc điểm tâm – sinh lý trên trong công tác giáo dục thể chất đòi hỏi các giáo viên thể dục cần phải lựa chon các bài tập cho phù hợp với từng đối tượng. Ngoài ra sự phát triển thể chất học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên xã hội trong đó điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội là điều kiện có tính chất một nhân tố chuyên môn để điều chỉnh hợp lý sự phát triển thể chất của con người cho tương ứng với yêu cầu mà xã hội đề ra. Các xu hướng phát triển thể chất được tiến hành một cách có ý thức, có tính chủ đích, mức độ của sự phát triển đó cả những lực vận động, những kỹ năng kỹ xảo hình thành hoàn thiện trong cả cuộc sống của con người cũng đều phụ thuộc vào bản thân việc giáo dục thể chất. 5 Trên đây là phần tóm lược tất cả những đặc điểm tâm – sinh lý, giải phẫu của lứa tuổi 16 có liên quan đến các vấn đề mà đề tài cần nghiên cứu, là cơ sở quan trọng để chúng tôi tìm hiểu, điều tra đánh giá thực trạng phát triển thể chất của học sinh trường trung học phổ thông Lam Kinh. 2. Giải quyết nhiệm vụ 2: 2.1.Điều tra đánh giá các chỉ số hình thái của lứa tuổi 16 trường trung học phổ thông Lam Kinh Tiến hành khảo sát 2 chỉ số chiều cao cân nặng. Kết quả được trình bày ở bảng 1: Bảng 1 So sánh chỉ số chiều cao trọng lượng cơ thể của học sinh nam, nữ lứa tuổi 16 trường trung học phổ thông Lam Kinh với hằng số sinh học người Việt Nam năm 2007 cùng lứa tuổi Giới tính Lứa tuổi Chiều cao Cân nặng X điều tra Hằng số 2007 X điều tra Hằng số 2007 Nam 16 164.66 162.86 49.29 49.26 Nữ 16 157.8 153.07 44.78 43.76 Qua kết quả điều tra bảng 1 cho ta thấy học sinh nam, nữ lứa tuổi 16 trường trung học phổ thông Lam Kinh với chiều cao đứng cân nặng của người Việt Nam cùng lứa tuổi năm 2007 có sự thay đổi về chiều cao đứng cân nặng. * Đối với nam – Chiều cao điều tra của nam lứa tuổi 16 trung bình là 164,66 cm. X chiều cao điều tra so với hằng số sinh học người Việt Nam năm 2007 cùng lứa tuổi tăng là 1.8cm. – Cân nặng của nam lứa tuổi 16 trung bình là 49,29kg X cân nặng điều tra so với hằng số sinh học người Việt Nam năm 2007 cùng lứa tuổi tăng 0.03kg. 6 * Đối với nữ – Chiều cao điều tra của nữ lứa tuổi 16 trung bình là 157,8 cm. X chiều cao điều tra so với hằng số sinh học người Việt Nam năm 2007 cùng lứa tuổi tăng là 4.73cm. – Cân nặng của nữ lứa tuổi 16 trung bình là 44,78kg X cân nặng điều tra so với hằng số sinh học người Việt Nam năm 2007 cùng lứa tuổi tăng 1.02kg. Điều này thể hiện sự phát triển hình thể của các em tương đối tốt. Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ sự phát triển hình thể của các em. 2.2. Điều tra các chỉ số phát triển thể lực của học sinh trường trung học phổ thông Lam Kinh – Thọ Xuân lứa tuổi 16 so với tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Kết quả điều tra về thể lực chất lượng thể chất từng nội dung của học sinh lứa tuổi 16 được trình bày trên bảng 2 bảng 3. 7 Bảng 2 Kết quả kiểm tra thể lực của nam học sinh lứa tuổi 16 so với tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. TT Nội dung Giới tính n Tiêu chuẩn RLTT (2008) X điểu tra Xếp loại Đạt Khá Giỏi 1 Chạy 80m(s) Nam 70 12.8 12.2 11.6 12.39 TB khá Nữ 70 14.8 14 13.5 14.63 Đạt 2 Bật xa (m) Nam 70 195 205 215 2.11 khá Nữ 70 160 170 180 1.67 TB khá 3 Chạy bền (p) Nam 70 4’10” 3’55” 3’45” 3’73” TB khá Nữ 70 2’6” 2’ 1’50” 2’52” Đạt 4 Đẩy tạ (m) Nam 70 5.5 6 7 6.59 khá Nữ 70 4 4.6 5 4.46 TB khá So sánh kết quả X kiểm tra X tiêu chuẩn rèn luyện thân thể thì thể lực của các em phát triển ở mức trung bình. Riêng tố chất sức mạnh của các em nam phát triển tương đối tốt điều này thể hiện các em có môi trường giáo dục tốt được chăm sóc đầy đủ nên các em có khả năng phát triển các tố chất sức mạnh đặc biệt là các em học sinh nam. Nhìn chung thể lực của các em đạt từ trung bình trở lên. Nguyên nhân là do điều kiện sân bãi không đủ cho các em vui chơi mặt khác các em dành thời gian cho học các môn văn hoá quá nhiều, điều đó làm hạn chế khả năng phát triển các năng lực vận động. 8 Bảng 3 Kết quả chất lượng thể chất từng nội dung thể lực của nam học sinh lứa tuổi 16. Nội dung Giới tính n Không đạt tiêu chuẩn Đạt tiêu chuẩn Mức độ đạt từng nội dung SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Khá Giỏi Tổng khá giỏi SL % SL % SL % Chạy 80m(s) Nam 70 7 10 63 90 10 14,3 6 8,6 16 22,9 Nữ 70 10 14,3 60 85,7 6 8,6 0 0 6 8,6 Bật xa (m) Nam 70 6 8,6 64 91,4 17 24,3 25 35,7 42 60 Nữ 70 8 10,9 62 89,1 24 34,3 10 14,3 34 48,6 Chạy bền (p) Nam 70 9 12,9 61 87,1 10 14,3 2 2,9 12 17,1 Nữ 70 8 11,4 62 88,6 6 8,6 0 0 6 8,6 Đẩy tạ (m) Nam 70 9 12,9 61 87,1 24 34,3 22 31.4 46 65,7 Nữ 70 10 14,3 60 85,7 18 25,7 10 14,3 28 40 Qua kết quả chất lượng kiểm tra từng nội dung cụ thể của nam nữ học sinh lứa tuổi 16 ta thấy: - Học sinh nam + Chạy 80m: Số lượng học sinh đạt tiêu chuẩn 63 em chiếm tỷ lệ 90%. Trong đó loại khá giỏi có 16 em chiếm tỷ lệ 22.9%. Riêng loại giỏi có 6 em chiếm tỷ lệ 8.6%, loại khá có 10 em chiếm tỷ lệ 14.3%, số học sinh không đạt 10 em chiếm tỷ lệ 10%. + Bật xa: Số lượng học sinh đạt tiêu chuẩn 64 em chiếm tỷ lệ 91.4%. Trong đó loại khá giỏi có 42 em chiếm tỷ lệ 60%. Riêng loại giỏi có 25 em chiếm tỷ lệ 35.7%, loại khá có 17 em chiếm tỷ lệ 24.3%, số học sinh không đạt 6 em chiếm tỷ lệ 8.6%. + Chạy 1000m: Số lượng học sinh đạt tiêu chuẩn 61 em chiếm tỷ lệ 87.1%. Trong đó loại khá giỏi có 12 em chiếm tỷ lệ 17.1%. Riêng loại giỏi có 2 em chiếm tỷ lệ 2.9%, loại khá có 10 em chiếm tỷ lệ 14.3%, số học sinh không đạt 9 em chiếm tỷ lệ 12.9%. + Đẩy tạ: Số lượng học sinh đạt tiêu chuẩn 61 em chiếm tỷ lệ 87.1%. Trong đó loại khá giỏi có 46 em chiếm tỷ lệ 65.7%. Riêng loại giỏi có 22 em chiếm tỷ lệ 31.4%, loại khá có 24 em chiếm tỷ lệ 34.3%, số học sinh không đạt 9 em chiếm tỷ lệ 12.9%. - Học sinh nữ + Chạy 80m: Số lượng học sinh đạt tiêu chuẩn 60 em chiếm tỷ lệ 85.7%. Trong đó loại khá giỏi có 6 em chiếm tỷ lệ 8.6%. Riêng loại giỏi không có, loại khá có 6 em chiếm tỷ lệ 8.6%, số học sinh không đạt 10 em chiếm tỷ lệ 14.3%. 9 + Bật xa: Số lượng học sinh đạt tiêu chuẩn 64 em chiếm tỷ lệ 91.4%. Trong đó loại khá giỏi có 34 em chiếm tỷ lệ 48.6%. Riêng loại giỏi có 10 em chiếm tỷ lệ 14.3%, loại khá có 24 em chiếm tỷ lệ 34.3%, số học sinh không đạt 8 em chiếm tỷ lệ 11.4%. + Chạy 1000m: Số lượng học sinh đạt tiêu chuẩn 62 em chiếm tỷ lệ 88.6%. Trong đó loại khá giỏi có 6 em chiếm tỷ lệ 8.6%. Riêng loại giỏi không có, loại khá có 6 em chiếm tỷ lệ 8.6%, số học sinh không đạt 8 em chiếm tỷ lệ 11.4%. + Đẩy tạ: Số lượng học sinh đạt tiêu chuẩn 60 em chiếm tỷ lệ 85.7%. Trong đó loại khá giỏi có 46 em chiếm tỷ lệ 65.7%. Riêng loại giỏi có 10 em chiếm tỷ lệ 14.3%, loại khá có 18 em chiếm tỷ lệ 25.7%, số học sinh không đạt 10 em chiếm tỷ lệ 14.3%. Như vậy, qua kết quả kiểm tra mà học sinh đạt được trên từng nội dung cho thấy học sinh đạt loại khá tốt ở nội dung bật xa đẩy tạ, còn nội dung chạy nhanh chạy bền thì ở mức trung bình. III. KẾT LUẬN. Qua kết quả điều tra các chỉ số hình thái về chiều cao, cân nặng của học sinh lứa tuổi 16 trường trung học phổ thông Lam Kinh – Thọ Xuân so với hằng số người Việt Nam năm 2007 cùng lứa tuổi thì học sinh trường trung học phổ thông Lam Kinh – Thọ Xuân phát triển tương đối tốt. Các tố chất thể lực của các em phát triển ở mức trung bình khá nhưng không đồng đều. Bên cạch một số em đạt được ở mức khá giỏi, còn một số em chưa đạt được tiêu chuẩn so với tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Nguyên nhân chính là do điều kiện tập luyện không đầy đủ, hơn nữa các em học sinh trường trung học phổ thông Lam Kinh dành quá nhiều thời gian vào học các môn văn hoá nên kết quả rèn luyện chưa cao mới đạt được ở mức trung bình. 10 [...]... Ba Lê Khắc Việt Lê Gia Bảo Đường Quốc Cường Lê Anh Thái Lê Thái San Nguyễn Văn Quỳnh Tống Văn Trọng Lê Huy Côi Đỗ Trường Phi Lê Trọng Khanh Hoàng Công Lữ 159 173 154 168 164 161 163 168 160 170 166 175 160 171 163 164 159 160 159 171 159 173 154 168 164 161 163 168 160 170 166 175 160 171 160 Cân Chạy Bật xa Chạy Đẩy ta nặng 80 m/s (cm) bền (m) (kg) (m/p ) 45 12.6 220 3.67 5.70 55 12.8 220 3.66 5.50... 154 156 162 159 157 155 160 161 156 152 154 161 162 157 157 155 160 159 158 159 162 162 156 150 157 159 173 162 156 150 157 159 Cân Chạy Bật xa Chạy Đẩy ta nặng 80 m/s (cm) bền (m) (kg) (m/p ) 41 14.7 170 2.57 4.80 43 14.8 150 2.43 4.60 49 14.5 160 2.43 4.00 43 14.8 160 2.24 4.40 40 14.7 156 2.44 4.20 43 15.1 170 2.71 3.90 44 14.5 165 2.77 3.80 43 14.8 180 2.48 4.60 49 14.5 160 2.58 4.60 46 14.0 163 2.48... 14.2 14.8 16. 4 15.2 14.6 14.8 14.7 13.5 14.0 14.4 14.6 15.6 15.1 14.8 14.7 13.8 13.7 14.8 14.4 14.8 14.8 14.6 13.8 14.0 14.6 14.2 170 160 150 163 156 170 155 180 160 162 170 172 160 171 170 170 168 168 154 170 170 165 160 180 172 170 162 180 160 180 170 162 180 163 160 2.53 2.43 2.54 2.54 2.71 2.47 2.68 2.38 2.78 2.40 2.63 2.70 2.54 2.56 2.59 2.70 2.51 2.25 2.31 2.71 2.63 2.55 2.32 2.41 2.85 2.65 2.58... Nội 6 (2002), Sách giảng dạy thể dục lớp 10 – 11, Nxb Giáo dục 7 (2000), Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khoẻ, thể chất trong nhà trường, Nxb TDTT Hà Nội, Hà Nội 11 PHÂN PHỤ LỤC DANH SÁCH KIỂM TRA THỂ CHẤT HỌC SINH NỮ LỨA TUỔI 16 ST T Họ tên Chiều cao (cm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 Nguyễn Thị An Trần Thị Anh Trịnh Thu... Sinh Hoàng Trọng Lư Lê Thanh Hải Trần Quốc Tuấn Đỗ Văn Tú Lê Anh Khang Ngô Doãn Mạnh Lê Xuân Hà Lê Huy An Đỗ Thành Đông Lê Đức Trung Nguyễn Xuân Trung Lê Trọng Dũng Lê Văn Tình Đỗ Khắc Tiến Nguyễn Tiến Dũng Nguyễn Ngọc Ân Hoàng Văn Giang Nguyễn Xuân Tuyên Bùi Huy Cảnh Nguyễn Văn Tư Lê Đức Thọ Hoàng Văn Thông Hán Văn Tình Hoàng Văn Vũ Lưu Tuấn Vũ 154 168 164 161 163 168 160 170 166 175 160 171 163 164 ... luận phương pháp giáo dục thể chất, Nxb TDTT Hà Nội, Hà Nội 2 Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinhhọc TDTT, Nxb TDTT Hà Nội, Hà Nội 3 Nguyễn Đức Văn (1987), Toán học thống kê, Nxb TDTT Hà Nội, Hà Nội 4 (2001), Điều tra thể chất người Việt Nam, Nxb TDTT Hà Nội, Hà Nội 5 Trương Quốc Uyên (2000), Hồ Chí Minh với TDTT, Nxb TDTT Hà Nội, Hà Nội 6 (2002), Sách giảng dạy thể dục lớp 10 – 11, Nxb Giáo... Xuân Tuyên Bùi Huy Cảnh Nguyễn Văn Tư Lê Đức Thọ Hoàng Văn Thông Hán Văn Tình Hoàng Văn Vũ Lưu Tuấn Vũ 154 168 164 161 163 168 160 170 166 175 160 171 163 164 159 160 159 171 159 173 154 168 164 161 163 168 160 170 166 175 160 171 160 171 167 55 44 50 45 45 45 48 46 45 45 48 52 69 56 46 45 55 47 50 45 55 44 50 45 45 45 48 46 45 45 48 52 69 56 47 11.4 12.0 12.5 11.6 11.7 11.9 11.9 11.8 12.5 12.7 12.6... Tuyết Đỗ Thị Cẩm Uyên Bùi Thanh Hiền Trương Hải Yến 160 161 156 152 154 161 162 157 157 155 160 159 158 159 162 162 156 150 157 159 173 162 156 150 157 159 158 157 151 154 156 162 159 155 157 49 43 40 43 44 43 49 46 43 43 41 44 55 46 44 43 43 48 42 45 45 52 44 45 42 44 46 45 45 42 44 46 45 46 47 14.7 14.6 15.2 14.6 15.5 14.7 14.2 15.0 15.5 14.2 14.8 16. 4 15.2 14.6 14.8 14.7 13.5 14.0 14.4 14.6 15.6 15.1... 4.70 4.70 5.00 5.00 4.30 5.10 3.70 4.70 3.70 4.70 4.50 4.10 3.70 3.50 4.30 4.30 4.60 5.50 4.70 5.00 5.20 4.50 5.50 13 PHÂN PHỤ LỤC DANH SÁCH KIỂM TRA THỂ CHẤT HỌC SINH NAM LỨA TUỔI 16 ST T Họ tên Chiều cao (cm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 Nguyễn Văn Anh Trần Tuấn Anh Trịnh Tuấn Anh Đỗ Thế Cường Lê Bá Định Trịnh Quốc Đạt Lê Văn Hải... 14.0 170 2.40 4.00 43 14.7 172 2.13 4.50 41 14.6 160 2.20 4.20 44 14.7 171 2.54 5.00 55 15.0 170 2.46 5.50 46 14.4 170 2.49 4.80 44 14.4 168 2.50 4.20 43 14.5 168 2.51 4.80 43 14.9 164 2.55 4.80 48 14.4 170 3.31 5.00 42 14.8 170 3.21 4.20 45 15.2 165 2.43 4.40 45 14.5 160 2.45 4.20 52 14.8 180 2.42 4.40 44 14.2 172 2.21 4.60 45 15.0 170 2.45 4.40 42 14.7 162 2.35 4.40 44 14.3 180 2.58 4.50 46 14.3 155 . sinh trường trung học phổ thông Lam Kinh. 2. Giải quyết nhiệm vụ 2: 2.1.Điều tra và đánh giá các chỉ số hình thái của lứa tuổi 16 trường trung học phổ thông Lam Kinh Tiến hành khảo sát 2 chỉ. lứa tuổi 16 trường trung học phổ thông Lam Kinh – Thọ Xuân so với hằng số người Việt Nam năm 2007 cùng lứa tuổi thì học sinh trường trung học phổ thông Lam Kinh – Thọ Xuân phát triển tương đối. học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam: " Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không. Đó chính

Ngày đăng: 08/06/2014, 17:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w