1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI GIẢNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI

88 414 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 3,73 MB

Nội dung

Trong những năm gần đây, hệ thống thông tin đất đai (Land Information System) là một trong những nội dung quan trọng đang rất được quan tâm, đặc biệt là sau khi Thông tư 042013TTBTNMT ngày 24 tháng 4 năm 2013 quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được đưa vào sử dụng. Hệ thống thông tin đất đai là một môn học cốt lõi không thể thiếu trong hệ thống các môn học phục vụ cho quá trình đào tạo chuyên ngành quản lý đất đai.Bài giảng Hệ thống thông tin đất đai được biên soạn theo chương trình khung đào tạo ngành Quản lý đất đai của Trường Đại học Lâm nghiệp đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.Bài giảng gồm các nội dung chủ yếu sau:Chương 1: Tổng quan về hệ thống thông tin đất đaiChương 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đaiChương 3: Quản lý cơ sở dữ liệu đất đaiChương 4: Ứng dụng tin học trong xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu đất đaiMặc dù nhóm tác giả đã cố gắng trong quá trình biên soạn, nhưng tài liệu không tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến của bạn đọc trong quá trình sử dụng bài giảng, để tiếp tục hoàn thiện trong những lần biên soạn tiếp theo.Mọi ý kiến đóng góp xin được gửi về Bộ môn Quy hoạch và Quản lý đất đai, Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Lâm nghiệp.

Trang 1

THS PHẠM THANH QUẾ, KS NGUYỄN THỊ HẢI

BÀI GIẢNG

HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP, 2017

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, hệ thống thông tin đất đai (Land InformationSystem) là một trong những nội dung quan trọng đang rất được quan tâm, đặcbiệt là sau khi Thông tư 04/2013/TT-BTNMT ngày 24 tháng 4 năm 2013 quyđịnh về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được đưa vào sử dụng Hệ thống thôngtin đất đai là một môn học cốt lõi không thể thiếu trong hệ thống các môn họcphục vụ cho quá trình đào tạo chuyên ngành quản lý đất đai

Bài giảng Hệ thống thông tin đất đai được biên soạn theo chương trìnhkhung đào tạo ngành Quản lý đất đai của Trường Đại học Lâm nghiệp đã được

Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt

Bài giảng gồm các nội dung chủ yếu sau:

Chương 1: Tổng quan về hệ thống thông tin đất đai

Chương 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

Chương 3: Quản lý cơ sở dữ liệu đất đai

Chương 4: Ứng dụng tin học trong xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu đất đaiMặc dù nhóm tác giả đã cố gắng trong quá trình biên soạn, nhưng tài liệukhông tránh khỏi những sai sót nhất định Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận đượcnhững ý kiến của bạn đọc trong quá trình sử dụng bài giảng, để tiếp tục hoànthiện trong những lần biên soạn tiếp theo

Mọi ý kiến đóng góp xin được gửi về Bộ môn Quy hoạch và Quản lý đấtđai, Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Lâm nghiệp

Nhóm tác giả

Trang 4

LIS Land Information System

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1 Giao diện làm việc của phần mềm Famis……….70

Hình 4.2 Giao diện làm việc của MRF Clean 67

Hình 4.3 Đặt các thông số trog hộp thoại MRF Clean Parameters 67

Hình 4.4 Đặt lại giá trị Tolerances cho Lever 68

Hình 4.5 Giao diện làm việc của MRFFlag 68

Hình 4.6 Tạo vùng 69

Hình 4.7 Kết quả tạo vùng 69

Hình 4.8 Sửa bảng nhãn thửa 70

Hình 4.9 Chuyển đổi sang Vilis 71

Hình 4.10 Giao diện chọn thư mục lưu trữ 71

Hình 4.11 Kết quả chuyển đổi dữ liệu sang Vilis 72

Hình 4.12 Giao diện phần mềm GIS2VILIS 74

Hình 4.13 Chọn chức năng chuyển đối dữ liệu của GIS2VILIS 76

Hình 4.14 Giao diện chuyển đổi dữ liệu Vilis 2.0 77

Hinh 4.15 Kết quả chuyển đổi dữ liệu vào Vilis 77

Hình 4.16 Hình ảnh trang 1-4 79

Hình 4.17 Hình ảnh trang 2-3 79

Hình 4.18 Chức năng tạo các loại sổ trong hồ sơ địa chính 81

Hình 4.19 Các biến động thực hiện trên phần mềm Vilis 83

Hình 4.20 Chức năng giao dịch đảm bảo trên phần mềm Vilis 84

Hình 4.21 Nhóm chức năng chuyển quyền 84

Hình 4.22 Nhóm chức năng góp vốn 84

Hình 4.23 Giao diện tách thửa bản đồ 85

Hình 4.24 Giao diện gộp thửa bản đồ 85

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hệ thống 7

Sơ đồ 1.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin 10

Sơ đồ 1.3 Mô hình CSDL tài nguyên và môi trường Quốc gia 13

Sơ đồ 1.4 Mô hình kiến trúc Cơ sở dữ liệu đất đai Quốc gia 14

Sơ đồ 1.5 Mô hình xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu đất đai 15

Sơ đồ 1.6 Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin đất đai 15

Sơ đồ 2.1 Quy trình thực hiện đồng bộ 19

Sơ đồ 2.2 Các nhóm thông tin cấu thành siêu dữ liệu Địa chính 25

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ quy trình xây dựng CSDL khi đã thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biến động đất đai 38

Sơ đồ 2.4 Sơ đồ quy trình cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai đối với địa bàn đã có cơ sở dữ liệu 45

Sơ đồ 3.1 Mô hình cơ sở dữ liệu đất đai vận hành tập trung tại cấp tỉnh 52

Sơ đồ 4.1 Quy trình kiểm tra, hoàn thiện bản đồ địa chính 66

Sơ đồ 4.2 Đăng kí biến động 82

Trang 7

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Hệ thống

Trong sự phát triển của xã hội cũng như con người cụm từ hệ thống được

sử dụng rất rộng rãi và phổ biến, nó không phải là một thuật ngữ mới trong xãhội hiện nay Trong thực tế chúng ta đã nói và nghiên cứu tới rất nhiều hệ thốngnhư: Hệ thống tuần hoàn, hệ thống pháp luật, hệ thống thông tin, hệ thống nôngnghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng

Trong những hệ thống đó, bất kì một hệ thống nào cũng bao gồm cácthành phần khác nhau (mỗi một thành phần trong hệ thống có thể coi là mộtphần tử của hệ thống), mỗi thành phần có một chức năng, nhưng có một điểmchung là đều có quan hệ mật thiết qua lại với nhau, nhằm đảm bảo cho hệ thốnghoạt động được

Như vậy: Hệ thống là một tập hợp các phần tử có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động nhằm đạt được những mục đích chung nhất định nào đó.

Mỗi hệ thống khác nhau sẽ có các phần tử khác nhau, hoạt động dựa trênnhững mục đích khác nhau, nhưng chúng đều có chung một sơ đồ hệ thống baogồm các phần tử như sau:

Trang 8

cho chúng vận hành, làm cho tổ chức đạt được mục tiêu đã định.

1.1.2.2 Vai trò của hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin có vai trò thu nhập thông tin, xử lý và cung cấp chongười sử dụng khi có nhu cầu

- Thu thập thông tin

Hệ thống thông tin thu nhận những thông tin có nguồn gốc khác nhau, vàdưới nhiều dạng khác nhau Những thông tin thu thập được thường ở dạng thô vìvậy cần phải trải qua quá trình sàng lọc thông tin

Công tác sàng lọc thông tin được thực hiện như sau:

+ Phân tích các thông tin để tránh sự quá tải, đôi khi có hại

+ Thu thập những thông tin có ích: Những thông tin này được cấu trúc hóa

để có thể khai thác trên các phương tiện Thông thường việc thu thập thông tinđược tiến hành một cách hệ thống và tương ứng với các trình tự thủ tục được xácđịnh trước

- Xử lý thông tin

Công việc lựa chọn thông tin thu thập được coi là bước xử lý đầu tiên,những hoạt động xử lý tiếp theo sẽ tác động lên thông tin đó là:

+ Tiến hành tính toán trên các nhóm chỉ tiêu

+ Tạo các thông tin kết quả

+ Thay đổi hoặc loại bỏ dữ liệu

+ Sắp xếp dữ liệu

+ Lưu trữ dữ liệu

Công tác xử lý có thể thực hiện thủ công, cơ giới hoặc tự động

- Phân phối thông tin

Cung cấp thông tin là mục tiêu của hệ thống Thông tin được cung cấp dựatrên các mục đích và yêu cầu của việc sử dụng thông tin và tuân theo những quyđịnh chung

1.1.2.3 Phân loại hệ thống thông tin

Việc phân loại hệ thống thông tin có thể phụ thuộc vào các tiêu chí đánh giá:

Trang 9

- Hệ thống tự động hoá

Việc lựa chọn hình thức lưu trữ nào còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:+ Quy mô tổ chức

+ Khối lượng thông tin được lưu trữ, xử lý

+ Thời gian nhận kết quả

+ Kinh phí thực hiện

b Theo mức độ tích hợp các phương tiện xử lý

- Hệ thống độc lập

Các hệ thống xử lý khác nhau tạo thành các hệ thống độc lập Tuy nhiên

hệ thống này có nhiều yếu điểm:

+ Thu thập thông tin thừa, vô ích

Hệ thống tích hợp đòi hỏi một cơ sở dữ liệu duy nhất với các phương tiện

kỹ thuật thích hợp để sử dụng nó (hệ thống mạng, truyền thông…)

c Theo mức ra quyết định mà hệ thông tin quản lý cho phép

Có nhiều mức ra quyết định: chiến lược, chiến thuật và tác nghiệp đòi hỏi

hệ thống thông tin phải cung cấp thông tin thích hợp với từng mức Việc phânloại thể hiện như sau:

- Mức chiến lược: Những quyết định này đưa tổ chức vào thực hiện cácmục tiêu ngắn, trung và dài hạn Chúng cần có nguồn thông tin lớn từ bên ngoài.Một số thông tin cho việc ra quyết định có thể nhận được từ các xử lý tự động(đường phát triển doanh số, phân tích các mẫu điều tra…) xong việc thực hiệncác công việc này thường được xử lý thủ công

Ví dụ: Việc tung sản phẩm mới ra thị trường cần phải có một hệ thống quản

lý cung cấp được các thông tin về các số liệu nghiên cứu và phân tích thị trường,các chi phí…

- Mức chiến thuật: Là những quyết định xảy ra hàng ngày, thường tươngứng với các việc làm thích nghi hệ thống với môi trường hoặc với việc nghiêncứu hoàn thiện vận hành của hệ thống hiện hữu

Trang 10

Ví dụ: Để lựa chọn biểu giá mới, hệ thống thông tin quản lý cần cung cấpthông tin về các yếu tố về sản phẩm, các báo các điều tra thực hiện ở kháchhàng…

Để tuyển dụng nhân sự mới, hệ thống phải cung cấp các thông tin về tìnhhình tăng hay giảm của các đơn hàng…

- Mức tác nghiệp: Là những quyết định hình thành trong hoạt động thườngnhật của hệ thống, xuất phát từ những cá nhân và phần lớn đều sử dụng hệ thống

tự động

Ví dụ: Soạn thảo thư cho khách hàng, lập phiếu giao hàng, soạn hóađơn… các việc làm này đều có thể được thực hiện tự động

1.1.2.4 Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin

Sơ đồ 1.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin

- Phần cứng: Là tập hợp các thiết bị như hệ thống máy tính, các thiết bị

ngoại vi hỗ trợ cho việc thu nhận, xử lý và in ấn thông tin (Máy quét, bàn sốhóa, Máy in…), hệ thống mạng để kết nối các trạm làm việc với nhau và vớimáy chủ

- Phần mềm: Bao gồm hệ thống các hệ điều hành mạng như hệ điều hành

đơn nhiệm một người dùng MS-DOS, hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùngnhư Windows, Mac OS, linux…; Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu như MS SQLServer, MS Access…; Các phần mềm phục vụ cho đồ họa, cập nhật và truynhập dữ liệu

- Cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu là nơi xử lý, lưu trữ, quản lý các thông tin

thô và các thông tin đã được xử lý

HỆ THỐNG THÔNG TIN

Cơ sở dữ liệu

Nguồn nhân lực Các biện pháp

tổ chức

Trang 11

+ Trong các cơ sở dữ liệu thì các thông tin thường không được sử dụng mộtcách trực tiếp, mà phải qua quá trình xử lý thông tin (Trong một số trường hợpđặc biệt có thể được sử dụng trực tiếp như hệ thống các điểm toạ độ).

+ Khi có các biến động xảy ra thì phải tiến hành điều chỉnh và công việcnày gọi là cập nhật thông tin

- Nguồn nhân lực: Trong hệ thống thông tin nguồn nhân lực đóng vai trò

vô cùng quan trọng, đây là một nguồn lực vô cùng đa dạng và phong phú baogồm rất nhiều đối tượng như những chuyên gia về hệ thống (phân tích viên, lậptrình viên…), người sử dụng hệ thống thông tin (những nhà lãnh đạo, các cấpquản lý, các nhân viên…) Với sự phát triển ngày càng cao về khoa học, côngnghệ nguồn nhân lực thủ công dần thay thế bằng nguồn nhân lực có chuyênmôn, chính vì vậy cần đào tạo một nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng đượcnhững thay đổi đó

- Các biện pháp tổ chức: là hệ thống các biện pháp nhằm giúp cho các hoạt

động của hệ thống thông tin vận hành theo đúng những quy định của nó

1.1.3 Khái niệm hệ thống thống tin đất đai (Land Information System - LIS)

1.1.3.1 Khái niệm

Khoản 1, Điều 120, Luật Đất đai 2013 quy định Hệ thống thông tin đất đai

là hệ thống thông tin được thiết kế tổng thể và xây dựng thành một hệ thốngthống nhất trên phạm vi cả nước, phục vụ đa mục tiêu; theo tiêu chuẩn, quychuẩn quốc gia, quốc tế được công nhận tại Việt Nam

1.1.3.2 Nguyên tắc xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Khoản 1, Điều 4, Thông tư 34/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy địnhnguyên tắc xây dựng hệ thống thông tin đất đai:

- Xây dựng theo một hệ thống thiết kế thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cảnước; cung cấp dữ liệu đất đai cho nhiều đối tượng sử dụng và phục vụ chonhiều mục đích sử dụng;

- Bảo đảm tính an toàn, bảo mật và hoạt động thường xuyên;

- Bảo đảm tính mở, cho phép chia sẻ với hệ thống thông tin và cơ sở dữliệu của các ngành, các cấp có liên quan

1.1.3.3 Quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai

a Quy định về việc quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai

Điều 122, Luật đất đai 2013 quy định về việc quản lý, khai thác hệ thốngthông tin đất đai như sau:

Trang 12

- Thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai được cơ quan nhà nước có thẩm quyềncung cấp thì có giá trị pháp lý như trong hồ sơ dạng giấy

- Cơ sở dữ liệu đất đai là tài sản của Nhà nước phải được bảo đảm an ninh,

an toàn chặt chẽ; nghiêm cấm mọi hành vi truy cập trái phép, phá hoại, làm sailệch thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu về thông tin, dữ liệu đất đai được khai thác,

sử dụng qua cổng thông tin đất đai ở trung ương, địa phương và phải nộp phí;khi thực hiện khai thác thông tin, dữ liệu đất đai phải thực hiện đúng quy địnhcủa pháp luật

b Nguyên tắc quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai

Khoản 2, Điều 4, Thông tư 34/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy địnhnguyên tắc quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai:

- Phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh;

- Bảo đảm tính chính xác, trung thực, khách quan;

- Bảo đảm tính khoa học, thuận tiện cho khai thác và sử dụng;

- Bảo đảm tính cập nhật, đầy đủ và có hệ thống;

- Sử dụng dữ liệu đúng mục đích;

- Khai thác và sử dụng dữ liệu phải thực hiện nghĩa vụ tài chính;

- Tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước

1.1.3.4 Dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất đai

Khoản 1, Điều 123, Luật đất đai 2013 quy định: Các dịch vụ công điện tửđược thực hiện gồm đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; thực hiện các giaodịch về đất đai và tài sản gắn liền với đất; cung cấp thông tin, dữ liệu về đất đai

1.1.3.5 Trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Điều 124, Luật đất đai 2013 quy định:

- Nhà nước có chính sách đầu tư xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở

dữ liệu đất đai; bảo đảm kinh phí vận hành, duy trì hệ thống thông tin đất đai, cơ

sở dữ liệu đất đai

- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý,khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; thực hiện dịch vụ côngđiện tử trong lĩnh vực đất đai theo quy định của Chính phủ

- Bộ, ngành, cơ quan có liên quan có trách nhiệm cung cấp kết quả điều tra cơbản và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến đất đai cho Bộ Tài nguyên và Môitrường để cập nhật vào cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, hệ thống thông tin đất đai

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý,

Trang 13

khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai ở địa phương; cung cấp dữliệu đất đai cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để tích hợp vào cơ sở dữ liệuđất đai quốc gia.

- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về xây dựng,quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai; điều kiện của tổ chức, cá nhân hoạtđộng tư vấn về xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin đất đai

1.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin đất đai

1.2.1 Mô hình tổng thể hệ thống thông tin đất đai

Sơ đồ 1.3 Mô hình CSDL tài nguyên và môi trường Quốc gia

Trang 14

1.2.1.2 Mô hình hệ thống thông tin đất đai

Khoản 2, Điều 5, TT34/2014/TT-BTNMT quy định: Hệ thống thông tin đấtđai được xây dựng, kết nối, đồng bộ, chia sẻ dữ liệu, quản lý và vận hành tại cấpTrung ương và cấp tỉnh

Sơ đồ 1.4 Mô hình kiến trúc Cơ sở dữ liệu đất đai Quốc gia

1.2.1.3 Nguyên tắc xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu đất đai

- Tại Trung ương là cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia do Trung tâm Dữ liệu vàThông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trườngquản lý và vận hành

Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được kết nối và chia sẻ dữ liệu với các cơ sở

dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu của các bộ ngành có liên quan đến sửdụng đất

- Tại địa phương là cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh do Văn phòng đăng ký đất đaiquản lý, vận hành và cập nhật biến động

+ Cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh được tập hợp từ cơ sở dữ liệu đất đai củacấp huyện

+ Cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện được xây dựng trên cơ sở tổng hợp dữliệu đất đai của xã, phường, thị trấn

- Cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh được kết nối và chia sẻ dữ liệu với các cơ

Trang 15

sở dữ liệu của các ban ngành khác tại tỉnh.

- Cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh được kết nối và đồng bộ với cơ sở dữ liệuđất đai quốc gia qua mạng chuyên dụng

- Các đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tài nguyên và Môitrường; công chức địa chính xã, phường, thị trấn được truy cập vào cơ sở dữ liệuđất đai cấp tỉnh thông qua mạng cục bộ (LAN) hoặc mạng diện rộng (WAN) đểkhai thác, cập nhật thông tin đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền

Sơ đồ 1.5 Mô hình xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu đất đai

1.2.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin đất đai

Khoản 1, Điều 6, TT34/2014/TT-BTNMT quy định: Hệ thống thông tin đấtđai gồm hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai; hệ thống phần mềm hệđiều hành, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và cơ sở dữ liệu đất đaiquốc gia

Sơ đồ 1.6 Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin đất đai

Trang 16

1.2.2.1 Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai

- Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai bao gồm hệ thống các máychủ, hệ thống lưu trữ, thiết bị mạng, máy trạm, thiết bị ngoại vi và các thiết bị hỗtrợ khác

- Hạ tầng mạng kết nối sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các

cơ quan Đảng, Nhà nước, mạng diện rộng ngành tài nguyên và môi trường hoặcmạng truyền số liệu do các nhà dịch vụ cung cấp; trong đó ưu tiên sử dụng mạngtruyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước

1.2.2.2 Hệ thống phần mềm

Hệ thống phần mềm phải bảo đảm theo thiết kế tổng thể của hệ thốngthông tin đất đai được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt vàđáp ứng các yêu cầu sau:

- Bảo đảm nhập liệu, quản lý, cập nhật được thuận tiện đối với toàn bộ dữliệu đất đai;

- Bảo đảm yêu cầu bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu trong việc cập nhật,chỉnh lý dữ liệu đất đai; bảo đảm việc phân cấp chặt chẽ đối với quyền truy cậpthông tin trong cơ sở dữ liệu;

- Thể hiện thông tin đất đai theo hiện trạng và lưu giữ được thông tin biếnđộng về sử dụng đất trong lịch sử;

- Thuận tiện, nhanh chóng, chính xác trong việc khai thác các thông tin đất đai

1.2.2.3 Cơ sở dữ liệu đất đai

Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phải bảo đảm theo thiết kế tổng thể của hệthống thông tin đất đai và chuẩn dữ liệu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môitrường ban hành

- Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia tại Trung ương được xây dựng từ cácnguồn dữ liệu về đất đai được lưu trữ tại Trung ương; tích hợp và đồng bộ từ cơ

sở dữ liệu đất đai của các địa phương; tích hợp kết quả điều tra cơ bản và các dữliệu, thông tin có liên quan đến đất đai do các Bộ, ngành cung cấp; các văn bảnquy phạm pháp luật về đất đai;

- Cơ sở dữ liệu đất đai tại địa phương được xây dựng từ kết quả đo đạc, lậpbản đồ địa chính; đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thống

kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất và bản đồ giáđất; điều tra cơ bản về đất đai; thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu

Trang 17

nại, tố cáo về đất đai; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.

1.3 Chức năng của hệ thống thông tin đất đai

Hệ thống thông tin đất đai là hệ thống là hệ thống được thiết kế tổng thể vàxây dựng thống thống nhất trên phạm vi cả nước, phục vụ đa mục tiêu chính vìvậy nó phải đảm bảo các chức năng:

- Chức năng thu thập, lưu trữ dữ liệu

- Chức năng cập nhật và truy xuất dữ liệu

- Chức năng tìm kiếm thông tin

- Chức năng trao đổi thông tin

- Chức năng phát triển các ứng dụng

1.3.1 Chức năng thu thập, lưu trữ dữ liệu

Hệ thống thông tin đất đai cho phép thu thập, nhập và lưu trữ các thông tinđất đai ban đầu như:

Thông tin về thửa đất, thông tin về chủ SDĐ, thông tin về loại đất, giá đất,

và các bất động sản trên đất

Chức năng đăng kí đất đai ban đầu cho phép hệ thống thông tin đất đai cókhả năng hỗ trợ công tác đăng kí cấp GCNQSDĐ thông qua việc xây dựng hồ sơđịa chính theo các tiêu chuẩn của Nhà nước ban hành

Hệ thống thông tin đất đai có thể quản lý chi tiết đến từng thửa đất, đồngthời quản lý các loại dữ liệu khác trên cùng một cơ sở dữ liệu

1.3.2 Chức năng cập nhật và truy xuất dữ liệu

Chức năng cập nhật cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin đất đai bao gồmcập nhật các biến động đất đai theo từng thời kì và tại từng thời đểm Các thôngtin được cập nhật bao gồm cả các thông tin không gian và thông tin thuộc tínhtrên từng thửa đất có biến động

Hệ thống thông tin đất đai có khả năng truy xuất dữ liệu như lập báo cáothống kê theo từng loại đất, theo từng đơn vị hành chính các cấp Các thông tintruy xuất đảm bảo độ tin cậy và chính xác

1.3.3 Chức năng tìm kiếm thông tin

Hệ thống thông tin đất đai có khả năng tìm kiếm thông tin theo các yêu cầucủa các đối tượng sử dụng thông tin đất đai Hiện nay các thông tin thường đểtra cứu trong hệ thống là: Mã đơn vị hành chính (Từ tỉnh đến xã), mã bản đồ, sốthửa trên mảnh bản đồ, số thửa phụ

Hệ thống thông tin đất đai tìm kiếm theo các chủ sử dụng đất gắn liền với

Trang 18

từng thửa đất Thông tin tìm kiếm bao gồm những thông tin về thửa đất (thôngtin về đồ họa như hình dạng, kích thước, diện tích của thửa đất), các thông tinthuộc tính về chủ sử dụng đất, địa chỉ, các bất động sản trên đất, giá đất, cácquyền về đất đai…

1.3.4 Chức năng trao đổi thông tin

Hệ thống thông tin đất đai có chức năng trao đổi thông tin với các hệthống thông tin khác như hệ thống thông tin địa lý, hệ thống thông tin môitrường, hệ thống thông tin về cơ sở hạ tầng… Bên cạnh đó trong tương lai hệthống thông tin đất đai sẽ trở thành một hệ thống thông tin quan trọng bởi từ nóchúng ta có thể liên kết với rất nhiều hệ thống thông tin khác trong hệ thốngthông tin quốc gia như ngân hàng dữ liệu giá đất và thuế đất, ngân hàng dữ liệudân số, ngân hàng dữ liệu nông nghiệp…

Chức năng trao đổi thông tin trong hệ thống thông tin đất đai đảm bảotính hợp và tương thích về dữ liệu

1.3.5 Chức năng phát triển các ứng dụng

Với mỗi giai đoạn khác nhau, công tác quản lý nhà nước về đất đai cónhững đặc thù khác nhau, căn cứ vào những đặc thù đó hệ thống thông tin đấtđai xây dựng những ứng dụng tương ứng để phù hợp với những thay đổi đó

Hệ thống thông tin đất đai có chức năng này làm cho hệ thống mềm dẻohơn và phục vụ tốt hơn cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại các địaphương

Trang 19

Chương 2 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI 2.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được thực hiện theo đúng quy định tạiChương 2, thông tư 04/2013/TT-BTNMT chia làm 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Xây dựng mới cơ sở dữ liệu đất đai tại địa bàn chưa có cơ

sở dữ liệu

Trường hợp 2: Cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai đối với địa bàn đã có

cơ sở dữ liệu

2.1.1 Xây dựng mới cơ sở dữ liệu đất đai tại địa bàn chưa có cơ sở dữ liệu

Việc xây dựng mới cơ sở dữ liệu đất đai được thực hiện tại những địa bànchưa có cơ sở dữ liệu được quy định cụ thể tại Điều 8 và Điều 9, thông tư04/2013/TT-BTNMT chia làm 2 trường hợp cụ thể:

2.1.1.1 Trường hợp 1

Thực hiện đồng bộ việc chỉnh lý hoàn thiện hoặc đo đạc lập mới bản đồ

địa chính gắn với đăng ký, cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở

dữ liệu địa chính cho tất cả các thửa đất

Sơ đồ 2.1 Quy trình thực hiện đồng bộ

Bước 1 Công tác chuẩn bị

Được thực hiện lồng ghép với quá trình chuẩn bị triển khai đo đạc lập bản đồđịa chính và đăng ký đất đai, bao gồm những nội dung công việc sau đây:

Trang 20

- Chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xâydựng cơ sở dữ liệu địa chính;

- Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc

Bước 2 Thu thập tài liệu

- Thu thập các tài liệu đã lập trong quá trình đăng ký, cấp Giấy chứngnhận trước đây gồm: Bản đồ, sơ đồ, bản trích đo địa chính, Giấy chứng nhận, sổđịa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và tài liệu phát sinhtrong quá trình quản lý đất đai;

- Bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

- Các hồ sơ kê khai đăng ký cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận và đăng kýbiến động

Bước 3 Xây dựng dữ liệu không gian địa chính

- Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính theo chuẩn dữ liệuđịa chính từ nội dung bản đồ địa chính số:

+ Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian địa chính với nộidung tương ứng trong bản đồ địa chính để tách, lọc các đối tượng cần thiết từnội dung bản đồ địa chính;

+ Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính chưa phù hợp vớiyêu cầu của chuẩn dữ liệu địa chính;

+ Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gianđịa chính theo quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính

- Chuyển đổi và gộp các lớp đối tượng không gian địa chính vào cơ sở dữliệu theo đơn vị hành chính xã

Bước 4 Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính

- Lập bảng tham chiếu số thửa cũ và số thửa mới đối với các thửa đất đãcấp Giấy chứng nhận theo bản đồ cũ

- Nhập, chuẩn hóa thông tin từ hồ sơ địa chính hoặc hồ sơ cấp Giấy chứngnhận, hồ sơ đăng ký biến động (kể cả hồ sơ giao dịch bảo đảm), bản lưu Giấychứng nhận của các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận trước khi cấp đổi(chỉ nhập theo hồ sơ của lần biến động cuối cùng) Không nhập thông tin thuộctính địa chính đối với trường hợp hồ sơ nằm trong khu vực dồn điền đổi thửa

- Nhập, chuẩn hóa thông tin từ hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận lầnđầu, cấp đổi Giấy chứng nhận, hồ sơ đăng ký biến động

Trang 21

Bước 5 Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất

-Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất bao gồm:

+ Giấy chứng nhận cấp mới, cấp đổi hoặc Giấy chứng nhận đã cấp trướcđây đang sử dụng;

+ Giấy tờ pháp lý về nguồn gốc sử dụng đất làm cơ sở cho việc cấp Giấychứng nhận;

+ Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai

- Quét bản đồ, sơ đồ, bản trích đo địa chính đã sử dụng để cấp Giấy chứngnhận trước đây;

- Xử lý tập tin quét hình thành bộ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số,lưu trữ dưới khuôn dạng tập tin PDF;

- Liên kết bộ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số với cơ sở dữ liệu địachính và xây dựng kho hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số

Bước 6 Hoàn thiện dữ liệu địa chính

Thực hiện đối soát và hoàn thiện chất lượng dữ liệu địa chính của 100%thửa đất so với thông tin trong kho hồ sơ Giấy chứng nhận dạng số và hồ sơđăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất đã sử dụng để xây dựng cơ sở dữliệu địa chính

Bước 7 Xây dựng dữ liệu đặc tả - metadata

a) Thu nhận các thông tin cần thiết về dữ liệu địa chính để xây dựng dữliệu đặc tả địa chính

Điều 4, Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT quy định: cơ sở dữ liệu địa chínhbao gồm các nhóm dữ liệu sau: (Chi tiết quy định tại phụ lục I, ban hành kèmtheo thông tư 17/2010/TT-BTNMT)

- Nhóm dữ liệu về người: gồm dữ liệu người quản lý đất đai, nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất, người có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất;

Trang 22

- Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của nhà

ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Nhóm dữ liệu cấp 1

2 Nghĩa vụ

3 Những hạn chế về quyền và nghĩa vụ

Trang 23

4 Thông tin thay đổi về quyền, nghĩa vụ và hạn chế

5 Thực hiện nghĩa vụ tài chính

6 Nợ nghĩa vụ tài chính

- Nhóm dữ liệu về thủy hệ: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính

về hệ thống thủy văn và hệ thống thủy lợi;

- Nhóm dữ liệu về giao thông: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộctính về hệ thống đường giao thông;

- Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới: gồm dữ liệu không gian và dữ liệuthuộc tính về mốc và đường biên giới quốc gia, mốc và đường địa giới hànhchính các cấp;

- Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú: gồm dữ liệu không gian và dữ liệuthuộc tính về vị trí, tên của các đối tượng địa danh sơn văn, thuỷ văn, dân cư,biển đảo và các ghi chú khác;

- Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao: gồm dữ liệu khônggian và dữ liệu thuộc tính về điểm khống chế tọa độ và độ cao trên thực địa phục

vụ đo vẽ lập bản đồ địa chính;

- Nhóm dữ liệu về quy hoạch: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộctính về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng,quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác; chỉ giới hành lang an toàn bảo

vệ công trình

b) Nhập thông tin đặc tả dữ liệu địa chính

Theo quy định tại Điều 6 của Thông tư số 17/2010/TT - BTNMT thông tinđặc tả dữ liệu địa chính bao gồm:

- Siêu dữ liệu địa chính được lập cho cơ sở dữ liệu địa chính các cấp, cho khu

Trang 24

vực lập hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính hoặc cho tờ bản đồ địa chính.

- Siêu dữ liệu địa chính được lập trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệuđịa chính và được cập nhật khi có biến động cơ sở dữ liệu địa chính

- Nội dung siêu dữ liệu địa chính gồm các nhóm thông tin mô tả về siêu

dữ liệu địa chính đó, hệ quy chiếu toạ độ, dữ liệu địa chính, chất lượng dữ liệuđịa chính và cách thức trao đổi, phân phối dữ liệu địa chính, cụ thể như sau:

+ Nhóm thông tin mô tả về siêu dữ liệu địa chính gồm các thông tin kháiquát về siêu dữ liệu địa chính đó như đơn vị lập, ngày lập siêu dữ liệu;

+ Nhóm thông tin mô tả về hệ quy chiếu toạ độ gồm các thông tin về hệquy chiếu toạ độ được áp dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;

+ Nhóm thông tin mô tả về dữ liệu địa chính gồm các thông tin về hiệntrạng của dữ liệu địa chính; mô hình dữ liệu không gian, thời gian được sử dụng

để biểu diễn dữ liệu địa chính; thông tin về các loại từ khoá, chủ đề có trong dữliệu địa chính; thông tin về mức độ chi tiết của dữ liệu địa chính; thông tin về cácđơn vị, tổ chức liên quan đến quá trình xây dựng, quản lý, cung cấp dữ liệu địachính; thông tin về phạm vi không gian và thời gian của dữ liệu địa chính; thôngtin về các ràng buộc liên quan đến việc khai thác sử dụng dữ liệu địa chính;

+ Nhóm thông tin mô tả về chất lượng dữ liệu địa chính gồm các thôngtin về nguồn gốc dữ liệu; phạm vi, phương pháp, kết quả kiểm tra chất lượng dữliệu địa chính;

+ Nhóm thông tin mô tả về cách thức trao đổi, phân phối dữ liệu địa chínhgồm các thông tin về phương thức, phương tiện, định dạng trao đổi, phân phối

dữ liệu địa chính

Trang 25

Sơ đồ 2.2 Các nhóm thông tin cấu thành siêu dữ liệu Địa chính

c) Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của siêu dữ liệu địa chính

Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của siêu dữ liệu địa chính được xâydựng tuân thủ theo đúng chuẩn quốc tế về siêu dữ liệu địa lý Do vậy ký hiệutrường thông tin phải đặt theo đúng thuật ngữ tiếng Anh để tương thích vớichuẩn quốc tế

- Các nhóm thông tin của siêu dữ liệu địa chính:

I.1 Nhóm thông tin mô tả về siêu dữ liệu địa chính

Phân cấp

thông tin

Ký hiệu trường

Thông tin mô tả siêu dữ liệu

Mã tài liệu fileIdentifier Chuỗi

ký tự Character String

Là mã nhận dạngduy nhất được gáncho mỗi tài liệu siêu

dữ liệu

ký tự Character String

Là ngôn ngữ chínhthức được sử dụngtrong thông tin mô

tả của siêu dữ liệu

Trang 26

I 2 Nhóm thông tin mô tả về dữ liệu địa chính

Thông tin khái quát

ký tự CharacterString

Là các thông tintrích dẫn về phươngpháp xây dựng,phương pháp thuthập tài liệu gốc

Trang 27

nghiệm thu tháng dữ liệu địa chính.

Kiểu mô hình

dữ liệu không

gian

spatialRepresentationType

Là kiểu mô hình dữliệu không gian nhưvectơ, raster

ký tự CharacterString

Là tình trạng hiệnthời của dữ liệu địachính như đã hoànthành, đang thicông

ký tự CharacterString

Là ngôn ngữ được

sử dụng trong dữliệu địa chính

Chủ đề topicCategory Chuỗi

ký tự CharacterString

Là các chủ đề chínhcủa dữ liệu địachính

Từ khóa

Tên từ khóa keyword Chuỗi

ký tự CharacterString

Tên từ khoá, ví dụnhư Hà nội, giaothông…

ký tự CharacterString

Gồm hai loại: địadanh và chủ đề dữ

liệu

Ảnh đại diện graphicOverview

Tên tệp ảnh fileName Chuỗi

ký tự CharacterString

Là tên tệp ảnh đạidiện cho dữ liệu

Mô tả tệp ảnh fileDescription Chuỗi

ký tự CharacterString

Là mô tả bổ sung vềtệp ảnh đại diện

Trang 28

Định dạng fileType Chuỗi

ký tự CharacterString

Là tên định dạngảnh đại diện (ví dụ:GIF, JPEG, TIFF )

phẳngGiới hạn theo

tọa độ địa lý

Chi tiết tại mụcII.2Giới hạn theo

tọa độ phẳng

Chi tiết tại mụcII.3Ràng buộc

dựng dữ liệu

Chi tiết tại mụcII.1Đơn vị quản

lý dữ liệu

Chi tiết tại mụcII.1Đơn vị phân

Trang 29

Mô tả levelDescription Chuỗi

ký tự CharacterString

Mô tả phạm vi sảnphẩm dữ liệu địachính được đánh giáchất lượng theokhông gian và thời

theo đường

bao

Chi tiết tại mụcII.3Nguồn gốc

ký tự CharacterString

Mô tả nguồn gốccủa dữ liệu.Báo cáo

Mô tả specification Chuỗi

ký tự CharacterString

Mô tả về kết qủachất lượng.Giải

thích explanation

Chuỗi

ký tự CharacterString

Giải thích về kếtqủa chất lượng.Kết

Kết luận về chấtlượng đạt hay khôngđạt yêu cầu đề ra

I.4 Nhóm thông tin mô tả cách thức trao đổi phân phối dữ liệu

Trang 30

ký tự CharacterString

Loại phiên bản địnhdạng lưu trữ dữ liệuđịa chính.Cách thức

Ghi chú mediumNote Chuỗi

ký tự CharacterString

Các ghi chú bổ sung

về phương pháp lưutrữ (nếu có)

I.5 Nhóm thông tin mô tả về Hệ quy chiếu tọa độ

Mã hệ quy

Chuỗi

ký tự CharacterString VN-2000.Thông tin hệ

Trang 31

Hệ quy chiếu tọa

Kinh tuyến

trục

longitudeOfCentralMeridian

Chuỗi

ký tự CharacterString

Là kinh tuyến trụcđược áp dụng đểxây dựng dữ liệu địa

chính

II Thông tin chi tiết cho các nhóm thông tin mô tả siêu dữ liệu

II.1 Thông tin về đơn vị liên quan đến dữ liệu địa chính

Tên đơn vị organisationName Chuỗi

ký tự CharacterString

Tên của cơ quan, tổchức có liên quanđến dữ liệu địachính

Chức vụ positionName Chuỗi

ký tự CharacterString

Chức vụ của ngườiđại diện cho cơquan, tổ chức cóliên quan đến dữliệu địa chính

ký tự CharacterString

Vai trò của cơ quan,

tổ chức có liên quanđến dữ liệu địachính

Thông tin liên hệ

Địa chỉ trực

tuyến

ký tự

CharacterString Địa chỉ trang web

của cơ quan, tổ chức

Trang 32

có liên quan đến dữliệu địa chính.

Mô tả description Chuỗi

ký tự CharacterString

Mô tả thêm về trangweb của cơ quan, tổchức có liên quanđến dữ liệu địachính

cơ quan, tổ chức cóliên quan đến dữliệu địa chính

ký tự CharacterString

Số điện thoại liên hệcủa cơ quan, tổ chức

có liên quan đến dữliệu địa chính

Tỉnh administrativeArea Chuỗi

ký tự CharacterString

Tên tỉnh, thành phốtrực thuộc Trungương

Chuỗi

ký tự CharacterString Địa chỉ thư điện tử.

II.2 Thông tin về phạm vi theo tọa độ địa lý

Kinh độ Tây

westboundLongitude Độ Angle Giá trị độ kinh Tây.

Trang 33

Kinh độ Đông

eastbound

Giá trị độ kinhĐông

II.3 Thông tin về phạm vi theo tọa độ phẳng

Tọa độ Tây

westboundCoordinate Số thực Real Giá trị Tọa độ Tây.Tọa độ Đông

eastboundCoordinate Số thực Real

Giá trị Tọa độĐông

Tọa độ Bắc

northBoundCoordinate Số thực Real Giá trị Tọa độ Bắc.Tọa độ Nam

southboundCoordinate Số thực Real Giá trị Tọa độ Nam.

Bước 8 Thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu

Triển khai thử nghiệm trực tiếp trên sản phẩm cơ sở dữ liệu đất đai, nộidung cụ thể như sau:

- Thực hiện việc thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệubằng hệ thống phần mềm quản lý đất đai do chủ đầu tư quy định trong thời giantối thiểu 60 ngày;

- Xử lý, khắc phục những sai sót, tồn tại của cơ sở dữ liệu phát hiện trongquá trình thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu;

- Lập báo cáo về quá trình vận hành thử nghiệm cơ sở dữ liệu

Bước 9 Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính

a) Kiểm tra cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định tại Thông tư số05/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môitrường hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địachính;

* Kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính bao gồm các đối tượng:

- Lập lưới địa chính; đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính; trích đo địa

Trang 34

chính; trích lục bản đồ địa chính; số hóa bản đồ địa chính;

- Lập, bổ sung và chỉnh lý sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõibiến động đất đai và bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trích sao dữliệu địa chính;

- Cơ sở dữ liệu địa chính;

- Thống kê, kiểm kê đất đai; lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

* Nguyên tắc kiểm tra tiến độ thi công, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm địa chính

- Việc kiểm tra tiến độ thi công, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu chấtlượng, khối lượng công trình, sản phẩm địa chính phải được tiến hành thườngxuyên trong quá trình thực hiện; kế hoạch kiểm tra, thẩm định và nghiệm thuphải được lập trên cơ sở tiến độ thi công từng công đoạn, từng hạng mục côngtrình, sản phẩm địa chính

- Các tổ chức, cá nhân thi công (gọi chung là đơn vị thi công) công trình,sản phẩm địa chính phải tự kiểm tra, nghiệm thu chất lượng, khối lượng của tất

cả các công đoạn, hạng mục công trình, sản phẩm địa chính trước khi cơ quan cóthẩm quyền kiểm tra, nghiệm thu

- Chủ đầu tư căn cứ vào hạng mục công việc của công trình, sản phẩm đãđược cấp có thẩm quyền phê duyệt tiến hành kiểm tra tiến độ thi công; kiểm tra,thẩm định chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm địa chính trong quá trìnhthi công; kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu chất lượng, khối lượng từng côngđoạn, từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình, sản phẩm địa chính đã hoàn thành

- Cơ quan quyết định đầu tư phải thẩm định hồ sơ nghiệm thu; xác địnhcác công trình, sản phẩm cần kiểm tra, thẩm định chất lượng, khối lượng khiquyết định đầu tư và thông báo cho cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương biết

- Cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương kiểm tra, thẩm định các côngtrình sản phẩm thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dotỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) và các Bộ,ngành thực hiện; đối với các công trình sản phẩm khác thì căn cứ vào thông báocủa cơ quan quyết định đầu tư để xác định các công trình sản phẩm cần kiểm tra

và thông báo lại cho cơ quan quyết định đầu tư

* Cơ sở pháp lý để kiểm tra tiến độ thi công, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm địa chính

- Tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm, quy trình, quy định kỹ thuật, định

Trang 35

mức kinh tế - kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan do

cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

- Quyết định phê duyệt Dự án, Thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình địachính của cơ quan có thẩm quyền và Dự án, Thiết kế kỹ thuật – dự toán côngtrình địa chính kèm theo Quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩmquyền

b) Đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định tại Điều 7Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT, trong đó quy định: Việc đánh giá chất lượng

dữ liệu địa chính được thực hiện theo quy định tại Thông tư số BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướngdẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính và Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướngdẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính

09/2007/TT-Theo thông tư số 09/2007/TT-BTNM công tác kiểm tra, nghiệm thu hồ sơđịa chính được thực hiện như sau:

- Hồ sơ địa chính phải được kiểm tra, nghiệm thu và xác nhận theo quyđịnh sau đây:

+ Bản đồ địa chính phải được kiểm tra, nghiệm thu và xác nhận theo quyđịnh của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính;

+ Việc nhập dữ liệu bản đồ địa chính vào cơ sở dữ liệu phải được kiểmtra, nghiệm thu theo quy định về chuẩn hóa dữ liệu địa chính của Bộ Tài nguyên

và Môi trường;

+ Việc nhập dữ liệu thuộc tính địa chính vào cơ sở dữ liệu địa chính phảiđược kiểm tra ngay trong quá trình nhập dữ liệu theo quy định của phần mềmnhập liệu;

+ Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai được lập tại những địa phương chưa triểnkhai xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì phải được kiểm tra, nghiệm thu và xácnhận trước khi đưa vào sử dụng ở các cấp Nội dung kiểm tra phải đối soát thốngnhất về tất cả các thông tin giữa Sổ địa chính, Sổ mục kê và Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất (hoặc hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)

* Kiểm tra việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp có trách nhiệm tổ chứckiểm tra hàng ngày những thông tin đã được cập nhật, chỉnh lý vào cơ sở dữ liệu

Trang 36

địa chính trong ngày

Trường hợp chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mà tiếp tục cập nhật,chỉnh lý Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê, Sổ theo dõi biến động đất đaithì định kỳ hàng tháng Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp có tráchnhiệm tổ chức kiểm tra việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính đang quản lý

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môitrường có trách nhiệm kiểm tra việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính do cán bộđịa chính cấp xã thực hiện

Việc kiểm tra được thực hiện định kỳ hàng năm, trong trường hợp cầnthiết thì thực hiện kiểm tra đột xuất

Theo thông tư số 05/2009/TT-BTNMT công tác nghiệm thu công trình,sản phẩm địa chính được thực hiện như sau:

- Đơn vị thi công căn cứ vào kết quả kiểm tra, thẩm định trong quá trìnhthực hiện các hạng mục công trình, sản phẩm để nghiệm thu công trình, sảnphẩm theo các nội dung chính sau:

+ Xác định tổng khối lượng đã thực hiện đạt chất lượng kỹ thuật được ghitrong hợp đồng hoặc ghi trong văn bản giao nhiệm vụ;

+ Đánh giá mức khó khăn đối với các hạng mục công việc của công trình,sản phẩm;

+ Đánh giá mức độ hoàn thành so với hợp đồng hoặc trong văn bản giaonhiệm vụ

- Chủ đầu tư căn cứ vào kết quả kiểm tra, thẩm định trong quá trình thựchiện các hạng mục công trình, sản phẩm để nghiệm thu công trình, sản phẩmtheo các nội dung chính sau:

+ Xác định tổng khối lượng đã thực hiện đạt chất lượng kỹ thuật so với

Dự án, Thiết kế kỹ thuật – dự toán đã được phê duyệt;

+ Đánh giá mức khó khăn đối với các hạng mục công việc của công trình,sản phẩm so với Dự án, Thiết kế kỹ thuật – dự toán đã được phê duyệt

+ Xác định định mức, đơn giá của công trình, sản phẩm đạt chất lượng đãđược nghiệm thu

- Trường hợp có thay đổi về phương pháp kỹ thuật, công nghệ; về khốilượng công việc so với Dự án, Thiết kế kỹ thuật – dự toán đã được phê duyệt thìchủ đầu tư xem xét, xử lý và nghiệm thu công trình, sản phẩm như sau:

Trang 37

+ Trường hợp đã có văn bản đồng ý cho phép điều chỉnh của cấp có thẩmquyền thì thực hiện nghiệm thu theo quy định của trường hợp chủ đầu tư căn cứvào kết quả kiểm tra, thẩm định trong quá trình thực hiện các hạng mục côngtrình, sản phẩm để nghiệm thu công trình, sản phẩm đã nêu trên.

+ Trường hợp chưa có văn bản cho phép điều chỉnh của cấp có thẩmquyền thì phải giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan quyết định đầu

tư để giải quyết

Bước 10 Đóng gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính

- Đóng gói, giao nộp dữ liệu không gian địa chính theo đơn vị hành chính

xã theo định dạng chuẩn Geography Markup Language (GML);

- Đóng gói, giao nộp dữ liệu thuộc tính địa chính theo đơn vị hành chính

xã lưu trữ theo định dạng eXtensible Markup Language (XML);

- Đóng gói, giao nộp dữ liệu đặc tả địa chính của cơ sở dữ liệu tương ứnglưu trữ theo định dạng XML;

- Đóng gói, giao nộp dữ liệu địa chính dưới dạng cơ sở dữ liệu đã đượcthử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu bằng phần mềm hệ thốngthông tin đất đai thông qua việc thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữliệu bằng hệ thống phần mềm quản lý đất đai do chủ đầu tư quy định trong thờigian tối thiểu 60 ngày;

- Đóng gói, giao nộp kho hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số đã liên kếtvới cơ sở dữ liệu địa chính theo đơn vị hành chính xã;

- Tạo sổ mục kê số, sổ địa chính số và bản đồ địa chính số từ cơ sở dữ liệuđịa chính được trình bày theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường

2.1.1.2 Trường hợp 2

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp đã thực hiện đăng

ký, cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biến động đất đai

Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu gắn với trường hợp này cũng tương tựnhư đối với trường hợp 1, tuy nhiên có một số điểm khác:

+ Thực hiện thêm bước 3: Phân loại thửa đất và hoàn thiện HSĐC

+ Bước 5: Việc xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính được thực hiện trên cơ

sở danh sách các thửa đất đã phân loại và kết quả hoàn thiện HSĐC ở Bước 3

Quy trình thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp đãthực hiện đăng ký, cấp GCN, đăng ký biến động đất đai được thực hiện như sau:

Trang 38

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ quy trình xây dựng CSDL khi đã thực hiện đăng ký, cấp

Giấy chứng nhận, đăng ký biến động đất đai

Bước 1 Công tác chuẩn bị

Bao gồm những công việc sau đây:

- Lập kế hoạch thực hiện;

- Chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;

-Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc

Bước 2 Thu thập tài liệu

a) Thu thập dữ liệu, tài liệu

- Bản đồ địa chính hoặc các loại tài liệu đo đạc khác (nơi không có bản đồđịa chính) đã sử dụng để cấp Giấy chứng nhận (bản đồ giải thửa, bản đồ quy hoạch xây dựng chi tiết, sơ đồ, trích đo địa chính)

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

- Bản lưu Giấy chứng nhận, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp Giấy chứng nhận, sổ đăng ký biến động đã lập;

- Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu, cấp đổi;

Hồ sơ đăng ký biến động đất đai và tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được lập sau khi hoàn thành cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính;

- Các tài liệu hồ sơ địa chính đã lập trước khi đo vẽ bản đồ địa chính (nếu có).b) Phân tích, đánh giá, lựa chọn tài liệu sử dụng:

- Nội dung phân tích đánh giá phải xác định được thời gian xây dựng và

Trang 39

mức độ đầy đủ thông tin của từng tài liệu để lựa chọn tài liệu sử dụng cho việcxây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; ưu tiên lựa chọn loại tài liệu có thời gian lậpgần nhất, có đầy đủ thông tin nhất, có giá trị pháp lý cao nhất;

- Kết quả phân tích đánh giá phải xác định được tài liệu sử dụng cho từngmục đích khác nhau trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính:

+ Tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian địa chính là bản đồ địa chính.Đối với nơi chưa có bản đồ địa chính mà đã sử dụng các loại tài liệu đo đạc kháccho cấp giấy chứng nhận phải đánh giá độ chính xác, khả năng liên kết khônggian giữa các thửa đất kế cận để đảm bảo quan hệ liên kết không gian (Topo)theo quy định chuẩn dữ liệu địa chính Trường hợp kết quả đo đạc trên mộtphạm vi rộng (bao gồm nhiều thửa), đạt độ chính xác yêu cầu, cho phép nắnchỉnh hình học để đồng bộ theo quy định hiện hành thì có thể sử dụng để xâydựng xây dựng cơ sở dữ liệu không gian địa chính Trường hợp chỉ có sơ đồhoặc bản trích đo địa chính từng thửa đất hoặc có bản đồ, bản trích đo địa chínhcho một khu vực gồm nhiều thửa đất nhưng chưa có tọa độ địa chính thì khôngxây dựng dữ liệu không gian mà chỉ thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tínhđịa chính;

+ Tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính ưu tiên sử dụng sổ địachính và bản lưu Giấy chứng nhận Trường hợp sổ địa chính không đầy đủ thôngtin, không được cập nhật chỉnh lý biến động thường xuyên; bản lưu giấy chứngnhận không có đầy đủ thì phải lựa chọn hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận lầnđầu, cấp đổi Giấy chứng nhận đối với trường hợp còn thiếu để cập nhật;

+ Các tài liệu để cập nhật hoặc chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính baogồm: Hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất(lập sau khi hoàn thành cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính);

+ Các loại bản đồ khác, sơ đồ, bản trích đo địa chính đã sử dụng để cấpGiấy chứng nhận trước đây thì được xem xét lựa chọn để bổ sung vào kho hồ sơcấp Giấy chứng nhận dạng số

Bước 3 Phân loại thửa đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính hiện có

a) Phân loại thửa đất

Đối soát thửa đất trên bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác (nơi

không có bản đồ địa chính) sử dụng để xây dựng dữ liệu không gian địa chính sovới hồ sơ đăng ký, bản lưu Giấy chứng nhận Dựa vào mức độ đồng nhất vềhình học và tình trạng cấp Giấy chứng nhận để đưa ra danh sách phân loại thửa

Trang 40

đất như sau:

- Thửa đất loại A: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có

nội dung thông tin phù hợp với quy định hiện hành và chưa có biến động;

- Thửa đất loại B: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có

một số thông tin (nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng ) chưa phù hợp vớiquy định hiện hành và chưa có biến động;

- Thửa đất loại C: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận

nhưng đã biến động thông tin thuộc tính;

- Thửa đất loại D: Bao gồm thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng

đã có biến động ranh giới thửa đất (tách, hợp thửa, điều chỉnh ranh giới ) màchưa chỉnh lý bản đồ địa chính;

- Thửa đất loại Đ: Các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận ở nơi chưa

có bản đồ địa chính nhưng tài liệu đo đạc đã sử dụng để cấp giấy không đủ điềukiện để xây dựng cơ sở dữ liệu không gian;

- Thửa đất loại E: Trường hợp thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận ở

nơi có bản đồ địa chính nhưng chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địachính mới;

- Thửa đất loại G: Các thửa đất đã kê khai đăng ký nhưng chưa được cấp

Giấy chứng nhận

b) Hoàn thiện hồ sơ địa chính

- Trường hợp bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác (nơi không cóbản đồ địa chính) để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở dạng giấy hoặc chưađược thành lập trong hệ tọa độ VN-2000 thì thực hiện việc số hóa, chuyển đổi hệtọa độ và biên tập hoàn thiện theo quy định hiện hành;

- Xác minh để bổ sung về những nội dung thông tin (nguồn gốc sử dụng,mục đích sử dụng ) chưa phù hợp với quy định hiện hành để hoàn thiện hồ sơđịa chính;

- Chỉnh lý tài liệu của hồ sơ địa chính (trừ tài liệu đo đạc) được lựa chọn

sử dụng cho việc cập nhật cơ sở dữ liệu về những nội dung thông tin (nguồn gốc

sử dụng, mục đích sử dụng ) theo kết quả điều tra bổ sung;

- Cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính số hoặc tài liệu đo đạc khác đã sửdụng (nơi không có bản đồ địa chính) trong các trường hợp như sau:

+ Đối với thửa đất loại B và G: Cập nhật, chỉnh lý các nội dung thông tinmục đích sử dụng theo hồ sơ địa chính đã được chỉnh lý

Ngày đăng: 16/05/2018, 09:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chu Thị Bình, Vũ Xuân Định (2011). Bài giảng Hệ thống thông tin địa lý. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Hệ thống thông tin địalý
Tác giả: Chu Thị Bình, Vũ Xuân Định
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2011
7. Đào Mạnh Hồng (2010). Bài giảng hệ thống thông tin đất đai. Đại học Tài nguyên môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng hệ thống thông tin đất đai
Tác giả: Đào Mạnh Hồng
Năm: 2010
8. Nguyễn Bá Long (2007). Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai. Đại học Lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai
Tác giả: Nguyễn Bá Long
Năm: 2007
10. Phạm Thanh Quế (2013). Bài giảng hệ thống thông tin đất đai. Đại học Lâm Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng hệ thống thông tin đất đai
Tác giả: Phạm Thanh Quế
Năm: 2013
13. Phạm Văn Vân ( 2010). Bài giảng Hệ thống thông tin đất đai. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Hệ thống thông tin đất đai
Nhà XB: Nhà xuấtbản Nông nghiệp
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007). Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 về hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính Khác
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 6 năm 2009 về hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính Khác
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2010 quy định kĩ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính Khác
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013). Thông tư 04/2013/TT-BTNMT ngày 24 tháng 4 năm 2013 quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Khác
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Thông tư 34/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 quy định về xây dựng , quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai Khác
11.Tổng cục quản lý đất đai (2011). Công văn số 1159/TCQLĐĐ – CĐKTK ngày 21 tháng 9 năm 2011 về hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính Khác
12. Tổng cục Quản lý đất đai (2014). Tài liệu tập huấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w