Quyển sách này được dự định để giúp cho học viên nghiên cứu sự tăng trưởng và phát triển của tâm thức, nó đưa ra những lời bóng gió và gợi ý vốn có thể tỏ ra là phục vụ được cho học viên. Nó chẳng có cao vọng là một luận thuyết hoàn chỉnh, mà nói cho đúng hơn (theo tựa đề bổ sung) thì nó đóng góp được cho khoa Tâm lý học. Trong quyển sách nhỏ này, tôi hi vọng rằng giờ đây nó có thể hữu dụng cho những người làm việc vất vả trong địa hạt cao cả là sự Tiến hóa của Tâm thức
NGHIÊN CỨU VỀ TÂM THỨC (STUDY IN CONSCIOUSNESS) MỘT ĐÓNG GÓP CHO KHOA TÂM LÝ HỌC LỜI NÓI ĐẦU Quyển sách này được dự định để giúp cho học viên nghiên cứu sự tăng trưởng và phát triển của tâm thức, nó đưa ra những lời bóng gió và gợi ý vốn có thể tỏ ra là phục vụ được cho học viên. Nó chẳng có cao vọng là một luận thuyết hoàn chỉnh, mà nói cho đúng hơn (theo tựa đề bổ sung) thì nó đóng góp được cho khoa Tâm lý học. Cần nhiều tài liệu phong phú hơn hẳn so với mức của tôi thì mới trình bày hoàn chỉnh được về một khoa học có tầm ảnh hưởng sâu xa nhằm bàn về sự bộc lộ tâm thức. Các tài liệu này đang từ từ được tích lũy trong tay của những học viên tha thiết và cần mẫn nhưng người ta cố gắng sắp xếp và hệ thống hóa chúng thành ra một tổng thể phối hợp. Trong quyển sách nhỏ này, tôi chỉ mới sắp xếp lại một phần nhỏ của tài liệu ấy với hi vọng rằng giờ đây nó có thể hữu dụng cho những người làm việc vất vả trong địa hạt cao cả là sự Tiến hóa của Tâm thức; còn trong tương lai nó có thể đóng vai trò một viên đá trong một dinh thự hoàn chỉnh. Ta cần có một đại kiến trúc sư để qui hoạch cái đền thờ tri thức ấy và cần có những bậc thầy xây dựng đủ tài khéo để điều khiển việc xây dựng; trong lúc này thì ta chỉ cần làm nhiệm vụ tập sự cũng đủ rồi và chuẩn bị những viên đá thô ráp để cho những công nhân có tay nghề tinh xảo hơn sử dụng. ANNIE BESANT MỤC LỤC PHẦN I TÂM THỨC Dẫn nhập Các nguồn gốc Nguyên quán của Chơn thần CHƯƠNG I. CHUẨN BỊ DIỄN TRƯỜNG 1. Sự hình thành Nguyên tử 2. Tinh thần-Vật chất 3. Các cảnh 4. Năm cõi CHƯƠNG II. TÂM THỨC 1. Ý nghĩa của Linh từ 2. Các Chơn thần CHƯƠNG III. CẤP ĐẦY DÂN SỐ CHO DIỄN TRƯỜNG 1. Sự giáng lâm của các Chơn thần 2. Việc thêu dệt 3. Bảy luồng 4. Các Đấng quang huy CHƯƠNG IV. NGUYÊN TỬ TRƯỜNG TỒN 1. Sự gắn kết các Nguyên tử 2. Mạng lưới Sự sống tức Sinh võng 3. Việc chọn các Nguyên tử trường tồn 4. Việc sử dụng các nguyên tử trường tồn 5. Tác động của Chơn thần đối với Nguyên tử trường tồn CHƯƠNG V. HỒN KHÓM 1. Ý nghĩa của Thuật ngữ này 2. Sự phân chia Hồn khóm CHƯƠNG VI. TÍNH ĐƠN NHẤT CỦA HỒN KHÓM 1. Tâm thức là một Đơn vị 2. Tính Đơn nhất của Ý thức trên cõi Trần 3. Ý nghĩa của Ý thức trên cõi Trần CHƯƠNG VII. CƠ CHẾ CỦA TÂM THỨC 1. Sự Phát triển Cơ chế 2. Thể Vía tức thể Dục vọng 3. Sự tương ứng nơi các Căn chủng CHƯƠNG VII. NHỮNG BƯỚC TIẾN ĐẦU TIÊN CỦA NHÂN LOẠI 1. Làn sóng Sinh hoạt thứ Ba 2. Sự Phát triển Loài người 3. Các Linh hồn và thể Xác không hòa hợp với nhau 4. Mở đầu Tâm thức trên cõi Trung giới CHƯƠNG IX. TÂM THỨC VÀ NGÃ THỨC 1. TÂM THỨC 2. Ngã thức 3. Thực và Không thực CHƯƠNG X. CÁC TRẠNG THÁI TÂM THỨC CỦA CON NGƯỜI 1. Tiềm thức 2. Ý thức Tỉnh táo 3. Siêu Ý thức Hồng trần CHƯƠNG XI. CHƠN THẦN HOẠT ĐỘNG 1. Xây dựng các Hiện thể 2. Một Con người đang Tiến hóa 3. Tuyến Tùng và Tuyến Yên 4. Các Con đường Tâm thức CHƯƠNG XII. BẢN CHẤT CỦA TRÍ NHỚ 1. Đại ngã và các Tiểu ngã 2. Những sự Thay đổi trong các Hiện thể và trong Tâm thức 3. Các Ký ức 4. Ký ức là gì 5. Nhớ lại và Quên đi 6. Chú ý 7. Tâm thức Nhất như PHẦN II Ý CHÍ, HAM MUỐN VÀ XÚC ĐỘNG CHƯƠNG I. Ý CHÍ SINH TỒN CHƯƠNG II. HAM MUỐN 1. Bản chất của Ham muốn 2. Sự Khơi hoạt Ham muốn 3. Mối Quan hệ của Ham muốn với Tư tưởng 4. Ham muốn, Tư tưởng, Tác động 5. Bản chất Ràng buộc của Ham muốn 6. Sự Phá vỡ các Ràng buộc CHƯƠNG III. HAM MUỐN (Tiếp theo) 1. Hiện thể của Ham muốn 2. Sự Xung đột giữa Ham muốn và Tư tưởng 3. Giá trị của một Lý tưởng 4. Sự Tẩy trược Ham muốn CHƯƠNG IV. XÚC ĐỘNG 1. Sự Nảy sinh ra Xúc động 2. Tác động của Xúc động trong Gia đình 3. Sự Nảy sinh ra các Đức tính 4. Đúng và Sai 5. Đức tính và Cực lạc 6. Việc Chuyển hóa Xúc động thành các Đức tính và Thói xấu 7. Ứng dụng Thuyết Hạnh kiểm 8. Công dụng của Xúc động CHƯƠNG V. XÚC ĐỘNG (Tiếp theo) 1. Rèn luyện Xúc động 2. Lực Xúc động gây méo mó xuyên tạc 3. Các Phương pháp Chế ngự Xúc động 4. Việc Sử dụng Xúc động 5. Giá trị của Xúc động trong khi Tiến hóa CHƯƠNG VI. Ý CHÍ 1. Ý chí đoạt được Tự do 2. Tại sao lại phải có biết bao nhiêu Phấn đấu như vậy 3. Quyền năng của Ý chí 4. Pháp thuật Chánh đạo và Pháp thuật Tà đạo 5. Nhập vào An bình DẪN NHẬP Đề tài phát triển tâm thức nơi những thực thể có môi trường tiến hóa là một thái dương hệ, đề tài này khó khăn rất nhiều; không một ai trong chúng ta hiện nay có thể hi vọng đạt được nhiều hơn mức quán triệt một phần nhỏ mức độ phức tạp của nó, nhưng ta có thể nghiên cứu nó một cách sao cho có thể lấp đầy một số lỗ trống trong suy nghĩ của ta và có thể mang lại cho ta một phác họa khá minh bạch để dẫn dắt ta trong công việc tương lai. Tuy nhiên ta không thể phác họa như vậy một cách thỏa đáng để thỏa mãn trí thông minh mà không trước hết phải xét tới thái dương hệ ta là một tổng thể để cố gắng lĩnh hội một vài ý niệm nào đấy cho dù ý niệm ấy có mơ hồ đến đâu đi nữa về sự “khởi đầu” của một hệ thống như vậy. 1. NGUỒN GỐC Ta đã học biết rằng vật chất trong một thái dương hệ tồn tại theo bảy biến thể lớn tức các cõi; trong ba cõi này – cõi trần, cõi trung giới hoặc xúc động và cõi trí tuệ (thường được gọi là “tam giới”, Triloka hoặc Tribhuvanam lừng danh trong vũ trụ luận Ấn Độ giáo) có sự tiến hóa bình thường của nhân loại. Nơi hai cõi cao hơn tức cõi tinh thần (cõi Bồ đề minh triết và cõi Niết bàn quyền năng) có sự tiếp nối cơ tiến hóa chuyên biệt của Điểm đạo đồ sau khi được Điểm đạo Lớn lần thứ Nhất. Năm cõi này hợp thành trường tiến hóa của tâm thức cho đến khi nhân loại hòa lẫn vào thiêng liêng. Hai cõi vượt ngoài tầm năm cõi này biểu diễn môi trường hoạt động thiêng liêng bao vòng quanh và bao trùm tất cả, từ đó tuôn ra mọi năng lượng của Thượng Đế làm linh hoạt và cấp dưỡng cho toàn thể hệ thống. Hiện nay chúng hoàn toàn vượt ngoài tầm hiểu biết của ta và một vài lời bóng gió đưa ra liên quan tới chúng có lẽ truyền đạt được tối đa thông tin mà khả năng hạn hẹp của ta có thể lĩnh hội. Ta được dạy cho biết rằng chúng là các cõi của Tâm thức thiêng liêng trong đó THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI tức Tam vị Nhất thể Thượng Đế biễu lộ ra và từ đó Ngài tỏa chiếu trên cương vị là Đấng Sáng Tạo, Đấng Bảo Tồn và Đấng Hủy Diệt, Ngài làm cho một vũ trụ tiến hóa ra, duy trì nó trong chu kỳ sống, triệt thoái nó vào bên trong Bản thể khi hết chu kỳ sống. Ta đã được cho biết tên gọi của hai cõi này là: cõi thấp là Anupādaka, nghĩa là trong đó “chưa có một hiện thể nào được hình thành” [[1]] ; cõi cao là cõi Adi, “bản sơ” vốn là nền tảng của vũ trụ, hậu thuẫn cho vũ trụ và là suối nguồn sự sống của vũ trụ. Vậy là ta có bảy cõi trong vũ trụ tức một thái dương hệ mà theo ta thấy qua sự miêu tả ngắn gọn này thì chúng có thể coi như hợp thành ba nhóm. I. Môi trường chỉ có sự biểu lộ của Thượng Đế thôi. II. Môi trường của sự tiến hóa siêu bình thường của nhân loại, tiến hóa của Điểm đạo đồ. III. Môi trường tiến hóa của nhân loại bình thường, động vật, thực vật, khoáng vật và loài tinh hoa ngũ hành. Ta có thể lập thành bảng biểu những sự kiện này như sau: CÁC CÕI TRONG THIÊN NHIÊN Ta có thể quan niệm hai cõi cao nhất tồn tại trước khi thái dương hệ được hình thành và ta có thể tưởng tượng cõi cao nhất, Bản sơ (Adi) là bao gồm nhiều vật chất trong không gian (được tượng trưng bằng các chấm) tới mức THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI vạch ra biên giới để hình thành cơ sở vật chất của hệ thống. Ngài sắp sửa chế tác. Cũng giống như một người công nhân chọn lựa vật liệu mà mình sắp sửa hình thành nên sản phẩm; cũng giống như vậy THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI chọn lựa vật liệu và nơi chốn cho vũ trụ của mình. Tương tự như vậy, ta có thể tưởng tượng Anupādaka (được tượng trưng bằng những đường kẽ) cũng bao gồm chính vật chất này bị sự sống cá thể của Ngài làm biến dạng, được tâm thức làm linh hoạt vạn vật của Ngài khiến cho nhuốm màu sắc (tạm dùng một ẩn dụ đầy ý nghĩa) và như vậy khác về một phương diện nào đấy so với cõi tương ứng nơi một thái dương hệ khác nữa. Ta được cho biết rằng các sự kiện tối cao trong công trình chuẩn bị này có thể được hình thành thêm nữa bằng biểu tượng: Chúng tôi xin trình bày hai tập hợp biểu tượng này, một là hình dung sự biểu lộ tam bội của Tâm thức Thượng Đế, còn một đằng kia là sự biến đổi tam bội nơi vật chất tương ứng với Sự Sống tam bội, đó là những khía cạnh hình tướng và sự sống của ba ngôi Thượng Đế. Ta có thể xếp chúng kề cận bên nhau như thể xảy ra cùng một lúc. Ở đây ta có, bên dưới Sự Sống, Điểm nguyên sơ ở bên trong trung tâm một Vòng tròn, THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI trên cương vị Thái cực Nhất như bên trong hình cầu vật chất tinh vi nhất bao quanh do chính Ngài tự áp đặt lên, trong đó Ngài đã tự hạn chế mình vì mục đích biểu lộ để tỏa chiếu sáng từ Bóng tối. Ngay tức khắc ta bèn thắc mắc: Tại sao lại có ba Ngôi Thượng Đế? Mặc dù ở đây ta chỉ đề cập tới vấn đề thâm thúy nhất trong siêu hình học và thậm chí cần cả một quyển sách cũng không đủ để xiển dương nó, nhưng ta phải đưa ra câu giải đáp được đào luyện qua sự suy tư cẩn mật. Khi phân tích vạn hữu ta đạt tới mức tổng quát hóa lớn lao như sau: “Vạn vật đều được tách ra thành ‘Ngã’ và ‘Phi Ngã’, ‘Tôi’ và ‘Chẳng phải Tôi’. Mọi sự vật riêng rẽ đều tổng kết lại nơi một trong hai đề mục là NGÃ và Phi Ngã. Chẳng có điều gì mà ta không thể được sắp xếp bên dưới hai đề mục này. NGÃ là Sự Sống, Tâm thức, còn Phi Ngã là Vật chất, Hình tướng”. Thế thì ở đây ta có một nhị nguyên. Nhưng bộ đôi này không phải là hai sự vật riệng rẽ biệt lập và không dính dáng gì tới nhau; có một mối Liên quan triền miên giữa chúng, một sự nối tiếp tiến tới gần và rút ra xa; một sự đồng nhất hóa và chối bỏ. Chính sự tương tác này biểu lộ thành vũ trụ vô thường. Vậy là ta có một bộ Ba chứ không phải một bộ Đôi: NGÃ, Phi Ngã và mối Quan hệ giữa chúng với nhau. Tất cả đều được tổng kết ở đây, mọi sự vật và mọi mối quan hệ, hiện thực và khả hữu, vì thế cho nên Ba (không hơn không kém) là nền tảng của toàn thể mọi vũ trụ nói chung và mỗi vũ trụ nói riêng [[2]] . Sự kiện căn bản này ắt đặt lên bậc Thượng Đế Ngôi Lời một bộ ba biểu lộ trong thái dương hệ; vì thế cho nên Nhất nguyên, Điểm, tỏa ra theo ba hướng tới chu vi của Vòng Vật chất và trở về chính mình, biểu lộ một khía cạnh khác ở mỗi chỗ tiếp xúc với Vòng tròn; đó là ba biểu hiện căn bản của Tâm thức tức là Ý chí, Minh triết và Hoạt động – Tam nguyên tức Tam vị Nhất thể [[3]] . Đó là vì TỰ NGÃ Vũ trụ, Pratyag-atma, “Chơn ngã Nội giới”, khi nghĩ tới Phi Ngã bèn đồng nhất hóa mình với nó, do đó chia xẻ Tự tại của mình với nó; đây chính là Hoạt động của Thượng Đế, Sat, Tự tại cấp cho Phi hữu tức là Trí tuệ Vũ trụ. Khi TỰ NGÃ thực chứng được chính mình thì đó là Minh triết, Chit, nguyên lý bảo toàn. Khi TỰ NGÃ triệt thoái ra khỏi Phi Ngã trụ nơi bản chất thuần khiết của chính mình thì nó là Cực lạc, Ananda, giải thoát khỏi hình tướng. Mọi THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI của một vũ trụ đều lập lại NGÃ THỨC Vũ trụ này: Xét về mặt Hoạt động, Ngài là Trí tuệ Sáng tạo – Kriya tương ứng với Sat trong vũ trụ – . thức tức là Ý chí, Minh triết và Hoạt động – Tam nguyên tức Tam vị Nhất thể [[3]] . Đó là vì TỰ NGÃ Vũ trụ, Pratyag-atma, “Chơn ngã Nội. loại hình nguyên tử căn bản ấy. 2. TINH THẦN-VẬT CHẤT Có lẽ ta sẽ trân trọng hình dung từ tinh thần-vật chất nhiều hơn nếu ta suy gẫm