CÁC CHƠN THẦN

Một phần của tài liệu NGHIEN CUU VE TAM THUC - STUDY IN CONSCIOUSNESSx (Trang 33 - 46)

Ta đã thấy rằng do tác động của Thượng Đế Ngôi Ba, một diễn trường ngũ bội đã được cung cấp cho các Đơn vị Tâm thức phát triển; một Đơn vị Tâm thức là một mảnh, một bộ phận của Tâm thức Vũ trụ, được nghĩ là riêng rẽ dưới dạng một thực thể cá biệt bị vật chất che lấp, một Đơn vị chất của Thượng Đế Ngôi Một được biệt phái xuống cõi thứ hai dưới dạng một Đấng riêng rẽ. Những Đơn vị như thế được gọi theo thuật ngữ chuyên môn là Chơn thần. Đây là những đứa Con đời đời ở trong Lòng Cha từ lúc bắt đầu thời kỳ sáng tạo chưa hề được trở nên “toàn bích nhờ đau khổ” [[20]] ; mỗi đứa con quả thật “ngang hàng với Cha xét về Thiên tính, nhưng kém hơn Cha xét về nhân tính” [[21]] , và mỗi đứa được biệt phái nhập vào vật chất để làm cho vạn vật phải thần phục mình [[22]] , nó được “gieo giống trong sự bạc nhược” để có thể “vươn lên trong quyền uy” [[23]] , từ một Thượng Đế Ngôi Lời tĩnh tại bao hàm mọi tiềm năng của Thượng Đế, nó phải trở thành một Thượng Đế năng động hiển lộ mọi huyền năng của Thượng Đế, vốn toàn tri, toàn hiện trên cõi thứ nhì đắc địa nhưng vô ý thức, “vô cảm giác” trên mọi cõi khác [[24]] , nó phải che lấp sự vinh quang của mình trong vật chất vốn làm cho nó mờ mắt đi để cho nó có thể trở nên toàn tri, toàn hiện trên mọi cõi, có thể đáp ứng với mọi rung động của Thượng Đế trong vũ trụ thay vì chỉ đáp ứng với rung động trên cõi cao nhất thôi.

Ý nghĩa của sự miêu tả thoáng qua chân lý vĩ đại này thì học viên có thể thoáng thấy khi xét tới những sự kiện trong sinh hoạt phôi thai và lúc hạ sinh. Khi một Chơn ngã tái sinh, nó ấp ủ nơi người mẹ mà cơ thể tương lai của nó được xây dựng trong đó, cái hiện thể mà một ngày nào đó nó sẽ ngự bên trong. Cơ thể ấy được từ từ kiến tạo bằng chất của người mẹ, và Chơn ngã chẳng làm được bao nhiêu để định hình nó: đó

là một phôi thai chưa có ý thức về tương lai của mình, chỉ lờ mờ biết được dòng chảy của sự sống bà mẹ, chịu ấn tượng của những hi vọng và lo âu, tư duy và ham muốn của bà mẹ. Không một điều gì từ Chơn ngã ảnh hưởng tới nó ngoại trừ một ảnh hưởng yếu ớt tác dụng qua nguyên tử trường tồn thể xác mà nó không chia xẻ, bởi vì nó không thể hưởng ứng những tư tưởng nhìn xa trông rộng, những xúc động đầy hoài bão của Chơn ngã được biểu hiện qua thể nguyên nhân. Phôi tha phải phát triển, phải dần dần khoác lấy hình người, phải bước vào sinh hoạt độc lập, tách rời khỏi bà mẹ, phải trải qua 7 năm trường (theo cách tính thời gian của con người) sinh hoạt độc lập như thế trước khi Chơn ngã có thể hoàn toàn làm cho nó linh hoạt. Nhưng trong sự tiến hóa chậm chạp ấy với sự chới với ấu trĩ, những điên rồ con nít, những khoái lạc và đau khổ, Chơn ngã chủ nhân ông của nó vẫn mang lại cho nó một cuộc sống rộng lớn và phong phú hơn, rồi dần dần bước vào tiếp xúc gần gũi hơn với thể xác mà chỉ có nó mới giúp cho Chơn ngã có thể hoạt động trên cõi trần và sự tiếp xúc được biểu lộ thành sự tăng trưởng của ý thức óc phàm.

Tình huống của Chơn thần liên quan tới sự tiến hóa tâm thức trong vũ trụ cũng giống như tình huống của Chơn ngã liên quan tới thể xác mới mẻ của mình. Cõi đắc địa của Chơn thần là cõi thứ nhì (anupadaka) Đại Niết Bàn, nó hoàn toàn có ý thức trên đó với NGÃ thức bao trùm tất cả thế giới của mình, nhưng thoạt tiên không có ý thức về các “tự ngã khác” mà mình đã tách rời ra trong đó. Ta hãy cố gắng tìm hiểu những giai đoạn mà nó phải trải qua. Trước hết nó là một đốm lửa trong một ngọn lửa: “Hỡi Gurudeva, Con cảm thấy một Ngọn lửa duy nhất; Con nhìn thấy vô số đốm lửa không tách rời ra được chiếu sáng trong Ngọn lửa” [[25]] . Ngọn lửa là Thượng Đế Ngôi Một, các đốm lửa không tách rời ra được là các Chơn thần. Ý chí biểu lộ của Ngài cũng là ý chí biểu lộ

của các Chơn thần bởi vì chúng là các tế bào mầm trong cơ thể của Ngài; bây giờ sẽ có được sinh hoạt riêng biệt trong vũ trụ vị lại của Ngài. Được phát động bởi Ý chí ấy, các điểm linh quang tức đốm lửa chia xẻ sự biến đổi được gọi là “sinh ra Ngôi Con” để chuyển sang Thượng Đế Ngôi Hai và ngự bên trong Ngài. Thế rồi khi có sự xúc tiến của Thượng Đế Ngôi Ba thì Ngài ban cho chúng cái “cá tính tâm linh” mà H. P. Blavatsky gọi là tính cá thể chớm nở. NHưng vẫn còn chưa có ý thức về những “người khác”, nó cần phải được phản tác động trở lại mới thành ý thức về “Tự ngã”. Ba khía cạnh của tâm thức đều chia xẻ sự sống của Thượng Đế vẫn còn “hướng nội” (dùng lối tu từ bóng bẫy) tác động lên nhau, thiêm thiếp ngủ không biết gì tới thế giới bên ngoài, mà đang chia xẻ ý thức TỰ NGÃ-toàn thể. Chính các Đấng Cao Cả tên là các Huyền giai Sáng tạo [[26]] đánh thức chúng trước sự sống “ngoại giới”; Ý chí, Minh triết, Hoạt động tỉnh ra mới biết được có cái “bên ngoài”, một ý thức lờ mờ về “những thứ khác” xuất hiện chừng nào “những thứ khác” còn ở trong một thế giới mà mọi “hình tướng đều hòa quyện và xuyên thấu lẫn nhau” và mỗi thứ trở thành “một đấng Dhyan Chohan cá thể phân biệt với “những thứ khác” [[27]] . Vào giai đoạn đầu tiên nêu trên, khi các Chơn thần còn chưa tách rời ra theo ý nghĩa trọn vẹn nhất của thuật ngữ này [[28]] để thành các “tế bào mầm trong cơ thể của Ngài” thì Ý chí, Minh triết, Hoạt độngnơi các Chơn thần còn tiềm tàng chứ chưa thực hữu. Ý chí của Ngài muốn biểu lộ cũng là ý chí của chúng, nhưng ý chí của chúng còn vô ý thức; Ngài vốn đã có Tự ngã cho nên biết được mục đích và con đường của mình; còn chúng chưa có ý thức tự ngã mà chỉ có nơi bản thân với vai trò bộ phận cơ thể của Ngài, các năng lượng phát động của Ý chí Ngài giờ đây đã bị Ý chí Sinh hoạt của cá thể chính mình và thôi thúc chúng bước vào tình huống trong đó có thể có một sinh hoạt Ngã thức riêng rẽ thay cho một sinh hoạt Ngã

thức toàn thể. Điều này đưa chúng tới giai đoạn thứ nhì qua sinh hoạt của Thượng Đế Ngôi Hai rồi tới Thượng Đế Ngôi Ba. Lúc bấy giờ vì đã tương đối riêng rẽ cho nên chúng được đánh thức bởi các Huyền giai Sáng tạo mang lại “ý thức mơ hồ về những người khác” và “chính mình”, từ đó có sự xao xuyến mong ước được một ý thức xác định rõ rệt hơn nữa về “chính mình” và “những người khác”, đây chính là “Ý chí Sinh hoạt cá thể” dẫn dắt chúng nhập vào các thế giới thô trược hơn vì chỉ trong những thế giới ấy thì mới có thể có sự xác định sắc xảo hơn.

Ta nên hiểu rằng cơ tiến hóa của “Tự ngã” cá thể là một hoạt động do chính Tự ngã chọn lựa. Ta có mặt ở đây vì chính ta Muốn Sinh hoạt như vậy chứ “chẳng có ai khác ép buộc ta”. Cái khía cạnh tâm thức mà ta gọi là Ý chí sẽ được bàn đến ở những chương sau này trong quyển sách; ở đây ta chỉ cần nhấn mạnh sự thật là các Chơn thần Tự thân vận động, Tự mình quyết định nhập vào các cõi vật chất thấp hơn dùng làm môi trường biểu lộ, tức là vũ trụ ngũ bội. Đối với các hiện thể trong vũ trụ ngũ bội này thì Chơn thần chẳng khác nào Chơn ngã đối với thể xác có sự sống Thượng Đế chói lòa nơi các cõi cao hơn nhưng ấp ủ các hạ thể của mình và càng ngày càng biểu lộ qua chúng khi chúng trở nên mềm dẻo hơn. H. P. Blavatsky nói tới điều đó là: “Chơn thần chu lưu tuần hoàn xuống vật chất”[[29]] .

Đâu đâu trong thiên nhiên ta cũng chứng kiến cái sự phấn đấu biểu lộ sinh hoạt trọn vẹn hơn cái Ý chí Sinh hoạt thường hằng này. Hạt giống được chôn vùi dưới đất, mọc lên đầu mút tăng trưởng hướng về ánh sáng. Nụ hoa bị câu thúc trong đài hoa bọc xung quanh, phá vỡ ngục tù để tăng trưởng dưới ánh sáng mặt trời. Con gà con trong trứng mổ cái vỏ giam hãm mình nứt ra làm đôi. Đâu đâu sự sống cũng tìm cách biểu hiện, huyền năng gấp rút hiển lộ ra. Ta hãy xem họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà thơ có thiên tài sáng tạo phấn đấu trong bản thân mình

để sáng tạo mang lại vui sướng thanh cao nhất để thưởng thực sự sảng khoái tinh tế nhất. Đó chằng qua chỉ là một ví dụ khác nữa về bản chất toàn hiện của sự sống cho dù nơi THƯỢNG ĐẾ Ngôi Lời, nơi một thiên tài hay nơi một tạo vật phù du chỉ sống có một ngày; tất cả đều hân hoan trong niềm sinh hoạt cực lạc và cảm thấy mình linh động nhất khi nhân bội lên qua sự sáng tạo. Cảm nhận được sự sống tự biểu hiện ra, tuôn ra, bành trướng, gia tăng, đây vừa là thành quả của Ý chí Sinh hoạt, vừa là thành quả của sự Cực lạc sinh hoạt.

Một số Chơn thần vì muốn sinh hoạt qua sự vất vả trong vũ trụ ngũ bội để làm chủ được vật chất, rồi đến lượt mình sáng tạo ra một vũ trụ trong vật chất cho nên mới nhập vào vũ trụ để trở thành một đấng Thượng Đế phát triển bên trong vũ trụ, một Cây Hằng Sống, một Suối nguồn Tự tại khác nữa. Việc định hình một vũ trụ là Ngày Khai Sáng, sinh hoạt là trở thành; sự sống tự biết mình qua sự biến dịch. Những Chơn thần nào không muốn trở thành làm chủ được vật chất, tức là trở thành đấng sáng tạo thì vẫn ở trạng thái cực lạc tĩnh tại, bị loại ra ngoài vũ trụ ngũ bội và không có ý thức gì về các hoạt động của nó. Đó là vì ta cần phải nhớ rằng tất cả bảy cõi đều lồng vào xuyên thấu lẫn nhau. Tâm thức trên bất kỳ cõi nào cũng chỉ có nghĩa là huyền năng hưởng ứng với những rung động của cõi đặc thù ấy. Cũng giống như một người có thể có ý thức trên cõi trần bởi vì thể xác của y được tổ chức để tiếp nhận và truyền cho y các rung động của cõi trần, nhưng y hoàn toàn không có ý thức về các cõi cao hơn mặc dù tác động của chúng đang tác động lên y bởi vì y chưa tổ chức được đúng mức các hiện thể cao hơn để tiếp nhận và truyền dẫn rung động của các cõi cao; cũng giống như vậy, Chơn thần tức Đơn vị Tâm thức có thể có ý thức trên cõi thứ nhì nhưng hoàn toàn không có ý thức trên năm cõi thấp.

Chơn thần sẽ triển khai tâm thức của mình trên năm cõi thấp bằng cách rút ra từ mỗi cõi một số vật chất của nó, tự mình khoác lấy vật chất ấy, biến nó thành một lớp vỏ giúp cho mình có thể tiếp xúc được với cõi ấy, rồi dần dần tổ chức lớp vỏ vật chất này thành ra một cơ thể có thể hoạt động đắc địa để biểu lộ chính mình, tiếp nhận các rung động từ cõi ấy rồi truyền tới cho mình và tiếp nhận các rung động của mình truyền sang cho cõi ấy. Khi Chơn thần tự mình khoác lấy vật chất lần lượt của mỗi cõi thì nó bế đi một số ý thức của mình vì một số ý thức ấy quá tinh vi nên không tiếp nhận hoặc dựng lên được các rung động trong vật chất của các cõi tương ứng. Chơn thần tự thân có bảy huyền năng rung động tiêu biểu (mỗi huyền năng có thể tạo ra vô số những rung động phụ thuộc loại hình riêng) và các huyền năng này lần lượt bị bế đi từng loại một khi nó lần lượt khoác lấy hết lớp màn vật chất này tới lớp màn vật chất khác thô hơn. Các huyền năng trong tâm thức để biểu hiện thành một cách tiêu biểu nào đấy – ta dùng từ huyền năng theo nghĩa lũy thừa trong toán học, ý thức đối với “lũy thừa 3”, ý thức đối với “lũy thừa 4” v.v. . . – được biểu hiện nơi vật chất thành cái mà ta gọi là chiều đo. Huyền năng của tâm thức trên cõi trần được biểu hiện qua vật chất của “chiều đo thứ 3”, còn huyền năng khác của tâm thức trên cõi trung giới, trí tuệ cần được biểu hiện qua các chiều đo khác của vật chất.

Khi nói như vậy về Chơn thần thì ta có cảm tưởng dường như thể mình đang nói tới một điều gì xa vời lắm. Thế nhưng Chơn thần rất gần gũi với ta, đó là TỰ NGÃ của ta, chính là gốc rễ tự tại của ta, là cội nguồn sâu kín nhất của sự sống của ta, là Thực tại nhất như. Tự ngã của ta vốn ẩn tàng, vô hiện, cuộn mình trong im lặng và tối tăm, nhưng chính ý thức của ta lại là biểu lộ hạn hẹp của Tự ngã ấy, là Thượng Đế biểu lộ trong càn khôn bao gồm các hiện thể của ta vốn là các lớp vỏ

của Ngài. Cũng như đấng Vô hiện phần nào biểu lộ thành THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI, thành Tâm thức Thượng Đế và trong vũ trụ biểu lộ thành Cơ thể THƯỢNG ĐẾ [[30]] ; cũng vậy, Tự ngã vô hiện của ta phần nào biểu lộ thành ý thức của ta, thành Thượng Đế Ngôi Lời trong hệ thống cá thể của ta và biểu lộ trong cơ thể của ta thành càn khôn khoác lấy ý thức. Trên sao, dưới vậy.

Cái TỰ NGÃ ẩn tàng ấy được gọi là Chơn thần, thật ra là đấng Nhất như. Chính nó mang lại cái ý thức đơn nhất, tinh vi, hằng hữu nơi ta giữa mọi biến dịch vô thường; đây chính là ý thức về lại lịch của ta bắt nguồn từ đó, bởi vì đó là ĐẤNG VĨNH HẰNG nơi ta. Ba tia phóng ra ngoài vốn xuất phát từ Chơn thần, mà giờ đây ta sẽ bàn đến, chính là ba khía cạnh, tức phương thức Tự tại, tức ngôi vị mô phỏng theo Thượng Đế Ngôi Lời của một vũ trụ; đó là Ý chí, Minh triết và Hoạt động vốn là ba biểu hiện cốt lõi bản thể của tâm thức hiện thân ra, là Atma, Buddhi, Manas quen thuộc với nhà Thông Thiên Học.

Tâm thức này bao giờ cũng hoạt động dưới dạng một đơn vị trên đủ mọi cõi, nhưng mỗi cõi nó đều biểu hiện thành một bộ ba. Khi nghiên cứu tâm thức hoạt động trên cõi trí tuệ, ta thấy Ý chi xuất hiện thành sự chọn lựa. Minh triết thành sự phân biện, Hoạt động thành sự nhận biết. Trên cõi trung giới, ta thấy Ý chi xuất hiện thành ham muốn, Minh triết xuất hiện thành yêu thương, Hoạt động xuất hiện thành cảm giác. Trên cõi trần, Ý chí có công cụ là các cơ quan vận động (karmendriyas), Minh triết có công cụ là hai bán cầu não, Hoạt động có công cụ là các cơ quan của cảm giác (jnanendriyas) [[31]].

Sự biểu lộ trọn vẹn của ba khía cạnh tâm thức này dưới dạng cao nhất diễn ra nơi con người theo thứ tự giống như sự biểu lộ của THƯỢNG ĐẾ Ba Ngôi trong vũ trụ. Khía cạnh thứ ba, Hoạt động bộc lộ thành trí tuệ sáng tạo thu gom tri thức, là khía cạnh đầu tiên hoàn

chỉnh được các hiện thể của mình để bộc lộ ra hết năng lượng của mình. Khía cạnh thứ nhì là Minh triết bộc lộ ra thành Lý trí Thuần túy và Từ bi là khía cạnh thứ nhì tỏa sáng thành Krishna, Phật, Ki Tô nơi con người. Khía cạnh thứ nhất là Ý chí bộc lộ sau chót thành Huyền năng Thượng Đế của Tự ngã, bản thân nó khi biểu lộ ra trọn vẹn vô vàn chính

Một phần của tài liệu NGHIEN CUU VE TAM THUC - STUDY IN CONSCIOUSNESSx (Trang 33 - 46)