Trong khi đó, việc chuẩn bị thức tỉnh, cung cấp các phẩn chất cho vật chất – ta có thể coi như đó là việc hình thành các mô của cơ thể tương lai – được thực hiện nhờ vào huyền năng sinh hoạt của Thượng Đế Ngôi Hai tức làn sóng sinh hoạt thứ nhì, nó lăn lóc hết từ cõi này sang cõi khác để truyền thụ phẩm chất của chính mình cho loại tiền vật chất thất bội. Như ta đã nói trên kia, làn sóng sinh hoạt mang theo các
Jivatmas xuống tới tận cảnh nguyên tử của cõi thứ 5 tức cõi của Lửa, cõi Trí tuệ, cõi huyền năng sáng tạo biệt lập ngã tính. Ở đây mỗi thứ đã có một nguyên tử rồi tức là nguyên tử trí tuệ hoặc bức màn che trí tuệ của Chơn thần; Thượng Đế Ngôi Hai dùng sự sống của mình làm tràn ngập các nguyên tử này và những nguyên tử còn lại thuộc cõi ấy. Mọi nguyên tử tạo thành toàn bộ cảnh nguyên tử cho dù tự do hay liên kết với các Jivatmas đều có thể được gọi là Tinh hoa Chơn thần; nhưng vì trong diễn trình tiến hóa mà ta sắp giải thích có sự khác nhau giữa các nguyên tử liên kết và nguyên tử không liên kết. Cho nên ta thường dùng thuật ngữ Tinh hoa Chơn thần để chỉ nguyên tử không liên kết còn các nguyên tử liên kết được gọi là “nguyên tử trường tồn” vì những lý do mà ta sẽ xét tới đây. Vậy thì ta có thể định nghĩa Tinh hoa Chơn thần là vật chất nguyên tử được sự sống của Thượng Đế Ngôi Hai làm cho linh hoạt. Nó là lớp vỏ của Ngài để làm cho linh hoạt và qui tụ các hình tướng; chính Ngài khoác lấy vật chất nguyên tử. Sự sống của chính Ngài trên cương vị Thượng Đế tách rời khỏi sự sống Atma-Buddhi- Manas nơi con người, tách rời bất kỳ sinh linh nào trên cõi ấy - mặc dù Ngài vẫn hỗ tợ, thấm nhuần và bao hàm mọi sinh linh – chỉ khoác lấy vật chất nguyên tử thôi và chính điều này được hàm ý qua thuật ngữ Tinh hoa Chơn thần. Vật chất của cõi ấy – do bản chất của các nguyên
tử [[35]] – vốn đã có thể đáp ứng bằng rung động với những sự thay đổi
tích cực về tư tưởng – được làn sóng sinh hoạt thứ nhì tạo ra những tổ hợp thích hợp để biểu diễn các tư tưởng: tư tưởng trừu tượng nơi vật chất tinh vi và tư tưởng cụ thể nơi vật chất thô hơn. Tổ hợp của các cảnh thứ nhì và thứ ba cao tạo thành Giới Tinh hoa Ngũ hành thứ Nhất; tổ hợp của các cảnh thấp thuộc bốn cảnh còn lại bên dưới tạo thành Giới Tinh hoa Ngũ hành thứ Nhì. Vật chất tham gia vào những tổ hợp như thế được gọi là Tinh hoa Ngũ hành, nó có thể được định hình thành hình
tư tưởng. Học viên không được lẫn lộn Tinh hoa Ngũ hành với Tinh hoa Chơn thần; một đằng có cấu tạo nguyên tử còn một đằng có cấu tạo phân tử.
Thế rồi làn sóng sinh hoạt thứ nhì lại tuôn xuống cõi thứ 6 tức cõi Nước, tức ham muốn hoặc cảm giác đã được biệt lập ngã tính. Chư thiên nêu trên lại nối kết Jivatma bị liên kết, tức nguyên tử trường tồn, tức đơn vị của cõi thứ 5 liên kết với một số tương ứng nguyên tử trên cõi thứ 6; thế rồi Thượng Đế Ngôi Hai lại tràn ngập những thứ này và các nguyên tử còn lại bằng sự sống của chính mình – các nguyên tử được hình thành như thế lại trở thành Tinh hoa Chơn thần như ta đã giải thích ở trên. Làn sóng sinh hạt cứ cuốn xuống tiếp tạo thành các tổ hợp trên mỗi cảnh thích hợp để diễn tả các cảm giác. Những tổ hợp này cấu thành Giới Tinh hoa Ngũ hành thứ Ba và vật chất tham gia vào những tổ hợp như thế được gọi là Tinh hoa Ngũ hành giống như trước, và trên cõi thứ 6 này nó có thể được định hình thành các hình tư tưởng dục vọng.
Như vậy, ta thấy Tinh hoa Ngũ hành bao gồm khối tập hợp vật chất trên mỗi một trong 6 cảnh phi nguyên tử của cõi trí tuệ và dục vọng, tự thân các khối tập hợp này không dùng làm hình tướng cho bất cứ thực thể nào cư trú trong đó, mà được dùng làm vật liệu xây dựng để có thể xây dựng nên những hình tướng ấy.
Thế rồi làn sóng sinh hoạt lại tuôn xuống cõi thứ 7, cõi của Đất, của tác động, của hoạt động đã biệt lập ngã tính. Giống như trước kia, các Jivatmas liên kết, tức các nguyên tử trường tồn của cõi thứ 6 lại được gắn kết vào một số tương ứng trên cõi thứ 7, và Thượng Đế Ngôi Hai lại dùng chính sự sống của mình tràn ngập những nguyên tử này và nguyên tử còn lại, thế là mọi nguyên tử ấy trở thành Tinh hoa Chơn thần. Làn sóng sinh hoạt lại tuôn xuống tiếp hình thành trên mỗi cảnh
các tổ hợp thích hợp để cấu thành các thể xác, các nguyên tố hóa học tương lai theo như ta gọi trên ba cảnh thấp nhất.
Khi xét công trình làn sóng sinh hoạt thứ nhì nói chung, ta thấy việc nó quét xuống có liên quan tới điều mà ta có thể gọi rất hay là hình thành các mô sơ phát từ đó sau này mới tạo ra được các cơ thể tinh vi và thô trược. Trong một số kinh điển cổ truyền nó được gọi là một “sự thêu dệt”, vì đúng như vậy theo nghĩa đen. Các vật liệu mà Thượng Đế Ngôi Ba chế biến được. Thượng Đế Ngôi Hai dệt thành sợi, từ sợi dệt thành vải, từ vải làm thành các bộ quần áo tương lai tức là các thể tinh vi và thô trược. Cũng giống như người ta có thể lấy những sợi riêng rẽ lanh, bông, tơ, tổ hợp dưới dạng đơn giản rồi dệt thành vải lanh, vải bông, lụa; đến lượt các vải này được cắt may thành ra quần áo; cũng vậy Thượng Đế Ngôi Hai dệt sợi vật chất để trở thành các mô, rồi dùng các mô hình thành các hình tướng. Ngài là người Dệt vải Vĩnh hằng trong khi ta có thể coi Thượng Đế Ngôi Ba là nhà Hóa học Vĩnh hằng. Thượng Đế Ngôi Ba hoạt động trong thiên nhiên nơi một phòng thí nghiệm còn Thượng Đế Ngôi Hai hoạt động nơi một xưởng máy. Những ví dụ tương tự này cho dù mang tính duy vật nhưng ta không nên coi thường nó, bởi vì đó là những cây nạng giúp cho ta toan tính khập khiểng để thấu hiểu sự việc.
Việc “dệt vải” cung cấp cho vật chất đặc trưng của nó giống như đặc trưng của sợi khác với đặc trưng của nguyên liệu, và đặc trưng của vải khác với đặc trưng của sợi. Thượng Đế dệt hai loại vải bằng tâm chất tức vật chất trí tuệ từ đó sau này Ngài tạo ra thể nguyên nhân và thể hạ trí Ngài dệt vải bằng dục chất tức chất trung giới rồi từ đó sau này tạo ra thể dục vọng. Điều này có nghĩa là tổ hợp vật chất được hình thành do làn sóng sinh hoạt thứ nhì qui tụ lại có những đặc trưng ắt tác động lên Chơn thần khi nó bước vào tiếp xúc với những Chơn thần khác
và khiến cho nó có thể tác động lên chúng. Nhờ vậy nó có thể tiếp nhận đủ thứ rung động của trí tuệ và cảm giác v.v. . . Các đặc trưng tùy thuộc vào bản chất của các khối tập hợp. Có 7 loại hình lớn được ấn định theo bản chất của nguyên tử và trong nội bộ vô số loại hình phụ. Mọi thứ này đều góp phần tạo ra vật liệu cho cơ chế của tâm thức vốn bị chế định bởi mọi kết cấu, màu sắc, mật độ.
Khi làn sóng sinh hoạt được quét xuống qua các cõi thứ 5, thứ 6 và thứ 7 xuống mãi tới vật chất thô trược nhất thì làn sóng đổi hướng bắt đầu quét lên; thế thì ta phải nghĩ rằng công trình của nó khi hình thành các tổ hợp là bộc lộ ra các phẩm tính và vì vậy đôi khi ta bảo công trình này là cung cấp phẩm tính. Khi nó quét lên, ta ắt thấy rằng các hiện thể được cấu tạo từ vật chất đã được chế biến như vậy. Nhưng trước khi ta nghiên cứu sự định hình của các hiện thể, ta phải xét tới sự phân chia làn sóng sinh hoạt quét xuống ra thành 7 thứ và sự xuất lộ của các “Đấng Quanh Minh”, “Chư thiên”, các “Thiên thần”, các “Tinh linh Ngũ hành” vốn cũng thuộc về làn sóng quét xuống này. Đây là các “Tiểu thần” mà Plato có nhắc tới cung cấp cho con người những cơ thể hữu hoại.