Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố huế
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành nghề thủ công truyền thống (TCTT), trong đó thủ công mỹ nghệ(TCMN) là bộ phận quan trọng đã hình thành và tồn tại trong suốt quá trình pháttriển kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng Ngành nghềthủ công mỹ nghệ luôn gắn liền với những làng nghề, phố nghề sản xuất các sảnphẩm thủ công để phục vụ cho các mục đích sử dụng của đời sống xã hội
Các ngành nghề thủ công mỹ nghệ xuất hiện, tồn tại và suy vong theo từnggiai đoạn phát triển của lịch sử Các ngành nghề thủ công phù hợp với đòi hỏi củanhu cầu xã hội tại một thời điểm nào đó thì sẽ có điều kiện phát triển, những ngànhnghề nào không còn phù hợp thì sẽ tự đào thãi Như vậy, theo dòng chảy của sự vậnđộng và phát triển mỗi ngành nghề thủ công đều trãi qua các giai đoạn hưng thịnh
và suy tàn nhất định Nhưng nhìn chung cho đến nay ngành nghề thủ công mỹ nghệvẫn có một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội Việt Nam
Đối với Thừa Thiên Huế, quá trình hình thành và phát triển của ngành nghềthủ công mỹ nghệ ngoài những nét chung như bao vùng miền khác trên đất nước thìcòn có những nét đặc thù riêng có của vùng đất này Do Huế là vùng đất kinh kỳ,những sản phẩm thủ công được làm để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của tầng lớpquan lại, quý tộc thượng lưu hoặc hình thành từ yêu cầu của triều đình Chính cácyếu tố lịch sử này giúp cho Huế trở thành vùng đất tập trung nhiều ngành nghề thủcông mỹ nghệ và các sản phẩm đạt đến độ tinh xảo cao, mang tính biểu tượng củanền mỹ thuật đất nước trong một giai đoạn lịch sử, nhiều sản phẩm trở thành di sảnvăn hoá đặc sắc tượng trưng cho trình độ phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệcủa Việt Nam [12]
Thừa hưởng những thành quả trên, ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địabàn thành phố Huế cần phải tiếp tục tồn tại và tìm ra cho mình một con đường mới
để phát triển phù hợp Nghị quyết của Thành uỷ về chương trình hành động thựchiện Nghị quyết TW 5 [58] : Huy động mọi nguồn lực trong dân, đầu tư sản xuất
Trang 2hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, tổ chức tốt các điểm bán hànglưu niệm phục vụ du khách, xây dựng làng nghề truyền thống phục vụ du lịch vàxuất khẩu, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nhằmthực hiện thắng lợi chương trình phát triển du lịch của địa phương.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất-kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ và làngnghề trên địa bàn vẫn còn yếu, chưa tạo được những chuyển biến lớn nhằm tăng tốc
sự phát triển của ngành, giá trị sản xuất vẫn chưa cao so với các tỉnh, thành phốkhác Số lượng cơ sở làm hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ vẫn chưa nhiều,phần lớn các đơn vị chỉ duy trì sản xuất ở quy mô nhỏ, mẫu mã chưa phong phú,chưa đáp ứng tốt thị hiếu khách tiêu dùng, năng suất thấp, giá trị lao động thủ côngtrong một đơn vị sản phẩm còn quá lớn nên giá thành cao, bao bì thẩm mỹ kém,công tác tuyên truyền, tiếp thị quảng cáo ít được chú trọng, trình độ quản lý của chủ
cơ sở còn hạn chế
Trong các ngành nghề thủ công truyền thống, ngành nghề thủ công mỹ nghệ
là một trong những nhóm ngành có thế mạnh xuất khẩu Huế là thành phố du lịchnên có thể tận dụng ưu thế này để xuất khẩu tại chổ thông qua các của hàng bánhàng lưu niệm, tổ chức các siêu thị hàng thủ công mỹ nghệ, tổ chức các làng nghềmang tính biểu diễn vừa thu hút khách du lịch vừa có thể bán hàng trực tiếp Thịtrường tiêu thụ có điều kiện thuận lợi như vậy nhưng sản phẩm hàng lưu niệm tạiđịa phương lại không phong phú, một số mặt hàng sức cạnh tranh thua kém nhiều sovới hàng nhập từ Trung Quốc, Thái Lan Đối với thị trường xuất khẩu trực tiếpchúng ta vẫn chưa khai thác được do sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của thịtrường thế giới, thua kém trong cạnh tranh về mẫu mã sản phẩm, giá thành, kinhnghiệm thương trường, chưa có các thương nhân lớn hoạt động trên lĩnh vực kinhdoanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Trước những vấn đề trên, yêu cầu đượcđặt ra là làm thế nào để phát huy tiềm năng của ngành nghề thủ công mỹ nghệ trênđịa bàn thành phố Huế Đây là yêu cầu vừa cấp thiết vừa lâu dài cần được nghiêncứu nhằm tìm ra những căn cứ lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc đề xuất cácgiải pháp phát triển phù hợp Xuất phát từ đó, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp pháttriển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Huế “làm luận văn thạc
sỹ của mình
Trang 32 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phương pháp duy vật lịch sử được sử dụng để nghiên cứu trong luận văn, bởicác hiện tượng kinh tế-xã hội bao giờ cũng tồn tại trong những điều kiện thời gian
và địa diểm cụ thể Việc tiếp cận, đánh giá quá trình hình thành và phát triển củangành nghề TCMN cần dựa trên những tiền đề đã được hình thành trong quá khứ,đứng trên quan điểm lịch sử để kiểm chứng và dự báo sự phát triển của ngành nghềTCMN trong hiện tại và tương lai
Trang 43.2 Các phương pháp cụ thể
3.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu
* Tài liệu thứ cấp: nguồn tài liệu được thu thập từ niên giám thống kê của tỉnh ThừaThiên Huế, số liệu từ Phòng Kinh tế thành phố Huế, các báo cáo quy hoạch, pháttriển ngành nghề thủ công mỹ nghệ tỉnh Thừa thiên Huế, thành phố Huế, tài liệu từcác nguồn sách báo, báo điện tử, các báo cáo khoa học, công trình nghiên cứu khoahọc của nhiều tác giả liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu
* Tài liệu sơ cấp : Mỗi nhóm ngành nghề được điều tra theo phương pháp chọn mẫuphân loại Những thông tin cần thu thập từ các đơn vị được điều tra (mẫu): các yếu
tố đầu vào, kết quả và hiệu quả sản xuất, quy trình sản xuất, lực lượng lao động,trình độ người quản lý, thị trường tiêu thụ sản phẩm được thực hiện theo mẫusoạn sẵn, phỏng vấn trực tiếp các chủ đơn vị Công tác nghiên cứu thị trường cũngđược tiến hành thông qua các phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đơn vị kinhdoanh các mặt hàng TCMN, các đơn vị phỏng vấn được lựa chọn một cách ngẫunhiên và phân bổ đều khắp nhiều nơi trên địa bàn thành phố Huế Chúng tôi tiếnhành phỏng vấn các đơn vị kinh doanh lữ hành đang đặt trụ sở tại thành phố Huế đểnắm được tình hình liên kết giữa ngành nghề TCMN cùng với ngành du lịch đã vàđang đạt được những gì, ở mức độ nào cũng như các nhận xét khách quan từ phíađối tượng này và các đề xuất để tạo được sự liên kết hiệu quả giữa hai ngành trongthời gian đến
* Phương pháp điều tra
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn thuần theo khoảng cáchnhất định của nhóm điều tra Sau một quá trình nghiên cứu, trao đổi ý kiến với lãnhđạo Phòng Kinh tế thành phố Huế, các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành, cácđơn vị đã nhiều năm kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong ngành nghề TCMNcũng như sự quan sát chủ quan của mình, chúng tôi quyết định tập trung điều tra,nghiên cứu ba nhóm ngành cụ thể sau :
- Nghề mộc mỹ nghệ, mộc chạm khắc ( 50 trong tổng số 78 đơn vị)
- Nghề thêu tay, ren rua ( 36 trong tổng số 55 đơn vị)
- Nghề đúc đồng mỹ nghệ ( 50 trong tổng số 61 đơn vị)
Trang 5Đây là 3 nhóm ngành nghề có số lượng đơn vị nhiều nhất trong các nhómngành nghề thủ công mỹ nghệ đang hoạt động trên địa bàn thành phố Huế hiện nay,thu hút một số lượng lao động lớn, có tổng số vốn đầu tư và tạo ra giá trị sản xuấtchiếm tỷ trọng cao Nghề kim hoàn có số vốn đầu tư và tạo ra giá trị sản xuất caonhất, tuy nhiên chúng tôi không chọn nghề này để nghiên cứu sâu do giá trị nguyênliệu của nghề này cao lại biến động thất thường, sản phẩm bán ra có giá trị lớnnhưng phần lớn được sử dụng như phương tiện cất trữ và tiêu dùng thông thường,giá trị gia tăng tạo ra mang tính đặc thù, khó tiếp cận.
3.2.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
* Phương pháp phân tổ thống kê: được sử dụng để hệ thống hoá tài liệu điều tratheo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung và mục đích nghiên cứu
* Phương pháp phân tích tài liệu: Sử dụng hệ thống các phương pháp phân tích địnhtính và định lượng của các hiện tượng để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có;kết hợp giữa nghiên cứu các hiện tượng số lớn với nghiên cứu hiện tượng cá biệt; sửdụng kết hợp phương pháp phân tích thống kê, phương pháp phân tích kinh tế vàphương pháp mô hình toán kinh tế
* Phương pháp toán kinh tế :
Luận văn sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để đánh giá mối quan hệgiữa các yếu tố đầu vào đối với kết quả và hiệu quả sản xuất đối với cả 3 nghề(nghề đúc đồng, nghề mộc mỹ nghệ và thêu ren) Hàm Cobb-Douglas được chọn đểước lượng hệ số hồi quy mô tả sự ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến kết quả sảnxuất và kết quả ước lượng được đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định T & F
Trang 6X4j : Lao động gia đình (người)
D1, D2 là các biến giả định
- D1 : Kinh nghiệm sản xuất từ 20 đến 30 năm; D2 là kinh nghiệm sản xuất trên 30 năm
- α , βD1 : Các hệ số hồi quy cần ước lượng
- A : là hằng số
* Số liệu xử lý bằng chương trình SPSS 15.0
Theo kinh nghiệm của nhiều nghiên cứu về hiệu quả của các đơn vị sản xuất,kinh doanh với quy mô nhỏ, để đánh giá đúng hiệu quả sản xuất, biến phụ thuộc củahàm sản xuất phải là giá trị gia tăng chứ không phải tổng doanh thu Điều này chophép loại bỏ được những sai sót trong phân tích do sự khác biệt về giá trị nguyênvật liệu tạo nên
3.2.3 Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp thu thập thôngtin từ các nhà nghiên cứu văn hoá, các chuyên gia, chuyên viên, các nhà quản lýnhiều kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, các nghệ nhân, những đơn vịnhiều năm sản xuất-kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng và hàng thủ côngtruyền thống nói chung…nhằm có được những luận cứ có sức thuyết phục về mặtkhoa học và thực tiễn để từ đó đề xuất được những giải pháp phù hợp với thực tếcủa địa phương và mang tính khả thi
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng hệ thống các chỉ tiêu cơ bản sau :
- Các chỉ tiêu đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh : Số lượng lao động, giátrị tài sản cố định, vốn lưu động, công nghệ, thiết bị sản xuất của các đơn vị
- Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh: Giá trị sản xuất (GO),giá trị gia tăng (VA) và lợi nhuận (M)
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản suất kinh doanh: Giá trị sản xuất/vốn(GO/K), giá trị gia tăng/vốn (VA/K), lợi nhuận/vốn (M/K), lợi nhuận/chi phí(M/IC), Giá trị sản xuất/lao động (GO/L), Giá trị gia tăng /lao động (VA/L), lợinhuận/lao động (M/L)
- Các chỉ tiêu phù hợp để phân tích việc tiêu thụ sản phẩm
Trang 74 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng sản xuất kinh doanh của các ngành nghề thủ công mỹ nghệ; chủyếu là các ngành nghề đúc đồng, mộc mỹ nghệ, thêu ren và các giải pháp để pháttriển ngành nghề thủ công mỹ nghệ
* Phạm vi nghiên cứu
- Không gian : Địa bàn thành phố Huế
- Thời gian : Phân tích, đánh giá thực trạng trong giai đoạn 2004-2006 và đề xuấtgiải pháp phát triển đến năm 2015
Trang 8CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG, NGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ, LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
1.1.1 Ngành nghề thủ công truyền thống
Ngành nghề thủ công (NNTC) Việt nam vốn có truyền thống lâu đời gắn liềnvới tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủcông truyền thống Có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ ngành nghề (NN) thủ côngtruyền thống (TCTT) ở nước ta: Nghề truyền thống, nghề cổ truyền, nghề thủcông Hiện nay, các số liệu thống kê chính thức hàng năm vẫn chưa có một mụcchuyên về sản xuất thủ công truyền thống mà gộp các ngành nghề này vào nhóm “Tiểu công nghiệp-thủ công nghiệp”, “Sản xuất hộ gia đình phi nông nghiệp”
Vấn đề đặt ra hiện nay là phải thống nhất tiêu chí xác định ngành nghềtruyền thống để làm cơ sở thực hiện các chính sách bảo tồn, phát triển và địnhhướng chiến lược phù hợp Các nhà nghiên cứu đề xuất một số yếu tố cấu thành củangành nghề TCTT :
+ Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta;
+ Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề;
+ Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề;
+ Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định của dân tộc Việt nam;
+ Sử dụng nguyên liệu tại chổ, trong nước hoàn toàn hoặc chủ yếu nhất;
+ Là nghề nghiệp nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng; có đóng góp đáng
kể về kinh tế vào ngân sách nhà nước [17]
Theo thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) hướng dẫn thực hiện một số nội dung của
Trang 9Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngànhnghề nông thôn: Nghề truyền thống là nghề được hình thành từ lâu đời, tạo ranhững sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngàynay hoặc có nguy cơ bị mai một thất truyền
Tiêu chí công nhận ngành nghề thủ công truyền thống :
a/ Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;b/ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;
c/ Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề [36]
1.1.2 Ngành nghề thủ công mỹ nghệ
Ngành nghề thủ công mỹ nghệ là một bộ phận quan trọng của ngành nghềthủ công truyền thống Ngành nghề TCMN có vai trò rất lớn trong quá trình pháttriển ngành nghề TCTT của Việt Nam (VN), sản phẩm của ngành nghề thủ công mỹnghệ là loại sản phẩm nghệ thuật, kết tinh từ những thành tựu kỹ thuật-công nghệtruyền thống, phương pháp thủ công tinh xảo với đầu óc sáng tạo nghệ thuật Môhình biểu diễn như sau :
Phương pháp thủ
công tinh xảo +
Sự sáng tạo nghệthuật
Hàng thủ công mỹ
nghệ
Mô hình 1 : Đặc trưng của hàng thủ công mỹ nghệ
Ngành nghề thủ công mỹ nghệ bên cạnh các yếu tố cấu thành của ngànhnghề TCTT còn có những nét đặc thù của NN này, đó là : Sản phẩm tiêu biểu vàđộc đáo của Việt nam, có giá trị và chất lượng rất cao, vừa là hàng hoá vừa là sảnphẩm văn hoá nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí trở thành các di sản văn hoá của dântộc, mang bản sắc văn hoá Việt Nam Chính yếu tố nghệ thuật, văn hoá tinh thần kếttinh trong văn hoá vật thể là một đặc thù hết sức quan trọng của hàng thủ công mỹnghệ Sự kết hợp giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuậtcủa nghệ nhân và thợ thủ công để tạo ra hàng thủ công mỹ nghệ đã kéo theo những
Trang 10đặc thù khác trong sự phát triển của ngành nghề TCMN và được xem như là nhữngtiêu chí của ngành nghề này :
- Tính riêng, đơn chiếc mạnh hơn tính đồng loạt;
- Chiều sâu nhiều hơn chiều rộng, mang tính trường phái, gia tộc, giữ bí quyếttrong sáng tạo hơn là sự phổ cập, phổ biến rộng rãi;
- Đầy chất trí tuệ, tri thức tích tụ lâu đời;
- Sử dụng hàng thủ công đồng thời thưởng thức nó nữa (thưởng thức nghệthuật và tư tưởng, trí tuệ) [17]
1.1.3 Làng nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề thủ công mỹ nghệ
Làng nghề là một thiết chế gồm hai yếu tố cấu thành là “làng” và “nghề”được hình thành dựa trên cơ sở tập hợp những gia đình nhỏ trong một không giannhất định để sản xuất và sinh hoạt độc lập Làng nghề gắn bó với các ngành nghềphi nông nghiệp, các ngành nghề thủ công ở trong các thôn làng Khi phân loại làngnghề, ta thấy có làng một nghề và có làng nhiều nghề, có làng nghề truyền thống vàlàng nghề mới
Làng một nghề là những làng ngoài nghề nông ra chỉ còn thêm một nghề thủcông nghiệp duy nhất chiếm ưu thế tuyệt đối như lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng,chạm bạc Đồng Xâm, thêu Quất Động…
Làng nhiều nghề là những làng ngoài nghề nông còn có một số nghề thủcông nghiệp như Ninh Hiệp, Kiêu Kỵ, Trai Trang, Đình Bảng…
Làng nghề truyền thống (LNTT) là những làng nghề xuất hiện từ lâu đờitrong lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay, là những làng nghề đã tồn tại hàng trămnăm, thậm chí hàng nghìn năm
Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan toả của cáclàng nghề truyền thống trong những năm gần đây, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới,thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường Đồng thời cũng có một số nghề mớixuất hiện hoặc du nhập từ nước ngoài vào các làng nghề truyền thống
Trang 11Như vậy, các tiêu chí để phân loại làng nghề chỉ mang tính tương đối, đanxen, bao hàm lẫn nhau, làng nghề thủ công mỹ nghệ đặt trong mối liên hệ chặt chẽvới làng nghề TCTT, làng nghề TCMN là làng nghề TCTT trong đó TCMN là nghềchính hoặc chiếm ưu thế so với các nghề thủ công khác.
Làng nghề truyền thống là trung tâm sản xuất hàng thủ công, có phần lớn bộphận dân số làm nghề cổ truyền, là nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đìnhchuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời kiểu cha truyền con nối, có sự liênkết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanhnghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề Sự liên kết, hỗ trợ nhau về nghề, kinh tế, kỹthuật, đào tạo thợ trẻ giữa các gia đình cùng dòng tộc, cùng phường nghề trong quátrình hình thành, phát triển nghề nghiệp đã hình thành LNTT ngay trên làng xómcủa họ Về mặt định lượng, có thể hiểu làng nghề có từ 35 - 40% số hộ trở lênchuyên làm nghề, giá trị sản lượng của nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượngcủa địa phương Tuy nhiên, định nghĩa trên chỉ là một thước đo tương đối Bởi vì,đối với từng loại nghề khác nhau thì tỷ lệ nói trên cũng khác nhau Quy mô về số hộ
và số lao động của các làng và các vùng cũng chênh lệch nhau đáng kể Mặt khác,cùng với sự thăng trầm trong quá trình phát triển của từng nghề và làng nghề, dẫnđến số lượng hộ và lao động chuyên làm nghề TCMN có sự biến động mạnh mẽ
Ngày nay, khái niệm làng nghề không chỉ bó hẹp ở những làng nghề chỉ cónhững người chuyên làm nghề thủ công nghiệp đơn thuần theo như cách phân chiatrước đây Trong quá trình công nghiệp hoá và chuyển sang nền kinh tế thị trườnghiện nay, trong các làng nghề, các công nghệ sản xuất của nhiều nghề không cònhoàn toàn là kỹ thuật thủ công, mà nhiều nghề đã sử dụng các công nghệ, kỹ thuật
cơ khí hiện đại và bán cơ khí vào quá trình sản xuất Đồng thời, trong các làngnghề đã xuất hiện nhiều cơ sở chuyên làm dịch vụ đầu vào và đầu ra cho các hộchuyên làm nghề Làng nghề truyền thống nói chung và làng nghề thủ công mỹ
nghệ nói riêng có thể được định nghĩa: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân
Trang 12cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời.” [9,14-16; 17,14; 36]
1.2 VAI TRÒ CỦA NGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG, THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.2.1 Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ góp phần tạo việc làm cho người lao động
Dân số và việc làm là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết và cùng tác độngquyết định lên tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, giải quyết việc làm
là một trong những vấn đề hết sức cơ bản và quan trọng trong công cuộc phát triểnđất nước Trong các ngành nghề thủ công nói chung và ngành nghề thủ công mỹnghệ nói riêng, lao động thường chiếm tỷ lệ tới 60-65% giá thành sản phẩm, nênviệc phát triển NN này sẽ phù hợp với yêu cầu giải quyết việc làm cho người laođộng đang tăng lên nhanh chóng, nhất là ở nông thôn Theo thống kê trong lĩnh vựcxuất khẩu, mỗi 1 triệu USD doanh thu hàng TCMN thì thu hút khoảng 3.500-4.000 lao động chuyên nghiệp/năm, còn nếu là lao động thời vụ thì sẽ tăng 3-5 lầnmức đó [41; 54; 13,125]
Quy mô dân số cả nước năm 2006 ước tính 84,11 triệu người, trong đó dân
số thành thị 22,82 triệu người chiếm 27,1%, dân số nông thôn 61,29 triệu người Sốlao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế ước tính 43,44 triệungười, tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị, nam chiếm 4,8% của nữ là3,9% [42] Vấn đề việc làm ở nông thôn những năm gần là tâm điểm của nhữngbức xúc Nông thôn là nơi tập trung 72,9% dân số (2006), trong đó 70% làm nghềnông Tình trạng nghèo và thiếu việc làm trong khu vực này đang tạo ra một luồng
di dân tự do rất lớn ra thành thị, làm cho dân số đô thị tăng đột biến gây nhiều khókhăn về an ninh xã hội và môi trường
Trang 13Bảng 1: SẢN XUẤT THỦ CÔNG NGHIỆP THEO KHU VỰC, LÀNG
VÀ DÂN SỐ
Khu vực
Tổng số
Làng nghề
(1)
% tron g T/số
Tổng số (người)
Số làm nghề (người)
% Tron g T/số
Cả nước hiện có 2.017 làng nghề, với hơn 1,3 triệu lao động chuyên nghiệp
và từ 3-5 triệu lao động thời vụ trong 1,423 triệu hộ gia đình tham gia sản xuất cóthu nhập chính từ nghề thủ công Khoảng 45% số làng nghề ấy là nghề TCMNtruyền thống với trên 40 nhóm nghề lớn, bao gồm hàng trăm nghề khác nhau [30].Trung bình cả nước, dân số mỗi làng nghề là 2.079 người, trong đó trên một nữa sốlàng nghề có từ 1.000 đến 5.000 người Độ tuổi trung bình của người lao động trongcác NNTC là từ 20-30 và nghề thủ công đang tạo công ăn việc làm cho lao động trẻ.Bên cạnh đó một lực lượng dân số đông đảo từ 15 đến 80 tuổi tham gia làm nghề,đặc biệt ngành nghề TCMN còn sử dụng một số lượng lớn lao động tàn tật khôngthể làm việc ở các ngành nghề khác và điều này mang ý nghĩa xã hội rất sâu sắc
Trang 14Theo bảng 2, trên 10% tổng số hộ gia đình có thu nhập chủ yếu từ sản xuấtthủ công, đặc biệt các hộ gia đình nhóm này rất phổ biến ở đồng bằng sông Hồng,Bắc Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long Mặc dù các NNTC là các ngành nghềthu hút nhiều lao động ở các vùng nông thôn nhưng quy mô của nhiều làng nghềthường nhỏ và chưa thực hiện được mô hình thu hút nhiều lao động Ngoài ra, rấtnhiều thợ tay nghề cao và thợ trẻ bỏ quê đi làm việc cho các doanh nghiệp hay cơ sởlớn ở đô thị với mức lương cao hơn Do đó, quy mô làng nghề đang có nguy cơngày càng bị thu hẹp [1,3-9; 13,47; 1,4-9]
1.2.2 Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ góp phần mở rộng thị trường, tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hoá cho nền kinh tế
Hiện nay, nhiều làng nghề TCMN đã và đang được khôi phục đồng thời vớiviệc phát triển các làng, cụm làng mới, nghề mới Một số lượng lớn các làng nghềTCMN đã được tăng cường hoạt động, kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hoá,phục vụ xuất khẩu Ngoài ra, thu nhập của dân cư nói chung và dân cư nông thônnói riêng tăng lên sẽ mở ra cơ hội mới của một thị trường nội địa tiềm năng, với sứcmua ngày càng gia tăng đối với các sản phẩm truyền thống độc đáo của công nghiệpnông thôn Xu thế phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và khu vực là những tháchthức nhưng cũng đồng thời là cơ hội để sản phẩm TCMN thâm nhập hiệu quả hơnvào thị trường khu vực và thế giới
Sản phẩm của ngành nghề thủ công mỹ nghệ là nhân tố quan trọng thúc đẩyphát triển sản xuất hàng hoá ở nông thôn Ngành nghề thủ công mỹ nghệ hàng nămluôn sản xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn đóng góp đáng kể vào giátrị sản lượng của từng địa phương nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung Tỷtrọng hàng hoá ở các làng nghề thường cao hơn rất nhiều so với các làng thuầnnông Những địa phương có nhiều làng nghề thì nền kinh tế hàng hoá thường pháttriển hơn so với các địa phương có ít làng nghề Chẳng hạn, giá trị sản xuất côngnghiệp nông thôn Thái Bình chiếm khoảng 75% tổng giá trị công nghiệp địaphương toàn tỉnh, ở Bắc Ninh là 73,7% Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) thu nhập từngành nghề phi nông nghiệp chiếm 99% tổng thu nhập của toàn xã (riêng nghề gốm
sứ chiếm tới 86%) [9,40]
Trang 15Bảng 2 : TÌNH HÌNH CÁC HỘ SẢN XUẤT THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN CẢ NƯỚC
Khu vực
Tỷ lệ hộ SX thủ công nghiệp (1) (%)
Thuần nông
Hộ kiêm
Nguồn : Điều tra khảo sát Lập bản đồ Bộ NN&PTNT - JICA , 2002
1) Số hộ gia đình trả lời sản xuất TCN là nguồn thu chính trong Điều tra khảo sát lập bản đồ
Trang 16Bên cạnh thị trường nội địa có khả năng mở rộng, hàng TCMN của VN cònnhiều tiềm năng xuất khẩu bởi nhu cầu thị trường thế giới hầu như chưa bị giới hạn
do “vòng đời” của sản phẩm ngắn, xu hướng tiêu dùng ngày càng hướng đến cácsản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, thân thiện với môi trường Giai đoạn 1991-
2000, kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu hàng TCMN của VN có nhịp độ tăng khánhanh Nếu năm 1991 mới đạt 6,8 triệu USD, năm 1996 đã đạt 124 triệu USD, năm
1999 là 168 triệu USD, thì đến năm 2000 đạt hơn 235 triệu USD Giai đoạn 2001đến 2006 nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao (bình quân là 17,87%) đãđưa mặt hàng TCMN trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của
VN (đứng thứ 8 trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực) Hiện nay, hàng TCMN xuấtkhẩu của VN đã có mặt tại thị trường của trên 100 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đótập trung là các thị trường Nga, Mỹ, Nhật, Đông Âu, EU, Bắc Mỹ, Hàn Quốc, ĐàiLoan sản phẩm hàng TCMN xuất khẩu của VN cũng rất đa dạng, nhiều chủng loại(đồ gỗ, mây, tre đan, gốm sứ ) Trong “Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-1010” của Bộ Thương mại, định hướng nhóm hàng TCMN chiếm một vị trí rấtquan trọng Đây là một trong số ngành được đánh giá là có nhiều tiềm năng pháttriển bền vững, xuất khẩu lớn và có tỷ suất lợi nhuận cao Mục tiêu phấn đấu kimngạch xuất khẩu của ngành TCMN đến 2010 là 1,5 tỷ USD [47]
1.2.3 Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ nâng cao thu nhập của người dân, góp phần vào chương trình xoá đói giảm nghèo của quốc gia
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, trong hơn một thập kỷ qua, ViệtNam đã đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận về giảm nghèo Tỷ lệ hộ nghèo của
VN đã giảm từ 58% (năm 1993) xuống còn 20% (năm 2004); GDP bình quân đầungười từ dưới 200 đôla Mỹ/ người năm 1993 tăng lên khoảng 835 đô la Mỹ/ngườinăm 2007.[21,6]
Trong các làng nghề TCTT, TCMN đã được khôi phục và phát triển đều giàu
có hơn các làng thuần nông khác trong vùng Ở các làng nghề tỷ lệ hộ giàu thường rấtcao, thường không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo rất thấp, thu nhập từ ngành nghề thủcông chiếm đại bộ phận tổng thu nhập của dân cư trong làng, hệ thống công trìnhcông cộng, kết cấu hạ tầng phát triển, nhà cửa cao tầng của các hộ dân ngày mộtnhiều, tỷ lệ số hộ có các loại đồ dùng tiện nghi đắt tiền chiếm tỷ trọng khá [9,44]
Trang 17Bảng 3 : THU NHẬP BÌNH QUÂN THÁNG THEO KHU VỰC VÀ GIỚI TÍNH
Khu vực
Trung bình
(nghìn đồng)
So với
Cả nước (%)
Thu nhập trung bình
từ nghề thủ công
(nghìn đồng/tháng)
So sánh Nữ/Nam
Nguồn : “Nông nghiệp và nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, 1996-2002”, Tổng
cục thống kê Điều tra khảo sát lập bản đồ, Bộ NNPTNT-JICA,2002
4 lần so với người lao động thuần nông, có thể thấy rằng ngành nghề thủ công đónggóp rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế nông thôn do mức thu nhập trung bìnhcủa cả nam giới và phụ nữ làm nghề thường cao hơn so với mức trung bình của cảnước, tỷ lệ nghèo chỉ khoảng 3,7% so với 10,45% tỷ lệ nghèo cả nước
Tuy nhiên, mức lương của người lao động trong ngành TCMN của Việt Namhiện nay đang còn thấp hơn so với các nước trong khu vực Theo số liệu điều tra,công nhân VN có thu nhập từ 0,2-0,6 USD/giờ, trong khi Indonesia từ 0,3-0,4 USD/giờ, Trung Quốc từ 0,5-0,75 USD/giờ, Malaysia từ 1,25-1,l4 USD/giờ, Thái Lan từ1,5 USD/giờ trở lên và ở Đài Loan khoảng 5 USD/giờ [44]
Trang 18Bảng 4 : ĐẶC ĐIỂM CÁC HỘ SẢN XUẤT THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN CẢ
Nguồn : Điều tra khảo sát lập bản đồ Bộ NNPTNT-JICA, 2002
1) Hộ trả lời sản xuất thủ công nghiệp là nguồn thu nhập chính từ từ Khảo sát lập bản đồ
2) Các hộ gia đình bao gồm hộ nông, lâm, ngư nghiệp, hộ sản xuất, dịch vụ & kinh doanh và các hộ khác.
Nhiều nghề và làng nghề TCMN của nước ta đã nổi bật lên trong lịch sử vănhoá Việt nam Nhiều sản phẩm của các làng nghề sản xuất ra mang tính nghệ thuậtcao với các đặc tính riêng có của làng nghề và những sản phẩm đó đã vượt qua giátrị hàng hoá đơn thuần, trở thành những sản phẩm văn hoá được coi là biểu tượngcủa truyền thống dân tộc Việt nam Ngành nghề truyền thống, đặc biệt là các nghềthủ công mỹ nghệ, chính là di sản quý giá mà cha ông chúng ta đã tạo lập và để lại
Trang 19cho các thế hệ sau Bởi vậy, phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ góp phần đắclực vào việc giữ gìn các giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam trong quá trình côngnghiệp hoá (CNH)-HĐH đất nước [9,46]
Cả nước ta hiện có khoảng 300 làng nghề TCMN truyền thống trong tổng sốkhoảng 2.017 làng nghề; có những làng nghề nổi tiếng như làng lụa Vạn Phúc, gỗĐồng Kỵ, gốm sứ Bát Tràng, đúc đồng Ý Yên, thổ cẩm Hoà Bình, thổ cẩm Chăm,thêu Huế, chạm bạc Đồng Xâm, sứ Bình Dương Khi cuộc cạnh tranh với quy môtoàn cầu mở ra, những sản phẩm TCMN mà doanh nhân nước ta mang ra thị trườngđều phải có sức cạnh tranh cao hơn trước, không những trên thị trường thế giới màcòn ngay trên thị trường trong nước Song, điều cần nhấn mạnh là đó không chỉ lànhững hoạt động đơn thuần kinh tế mà ẩn chứa bên trong các sản phẩm TCMN ấyluôn luôn có hàm lượng văn hoá, trước hết là văn hoá của mỗi cơ sở sản xuất vàrộng hơn, là bản sắc văn hoá của từng làng nghề và của cả VN ta Nói cách khác,kinh tế và văn hoá gắn bó với nhau, hoà quyện vào nhau trong mỗi sản phẩmTCMN [32]
1.2.5 Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ theo hướng sản xuất hàng hoá giúp đội ngũ lao động có khả năng thích ứng với lao động công nghiệp, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn
Quá trình phát triển kinh tế ở hầu hết các nước đều gắn liền với sự chuyểndịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ Sự nghiệp CNH-HĐH đòihỏi nguồn lao động không ngừng được bổ sung từ khu vực nông nghiệp Nguồnnhân lực từ nông nghiệp cho quá trình phát triển công nghiệp và dịch vụ, một mặt
bổ sung cho khu vực thành thị, mặt khác được thu hút vào công nghiệp và dịch vụphi nông nghiệp ngay trên địa bàn nông thôn đã được thành thị hoá theo hướng
“nhập xưởng bất nhập thành” Phát triển ngành nghề TCMN sẽ thực hiện tốt việcphân công lao động tại chỗ, là nơi kết hợp nông nghiệp-công nghiệp có hiệu quả Sựphát triển ngành nghề TCTT nói chung và các làng nghề TCMN nói riêng là mộttrong những hướng rất quan trọng để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông thôn theo hướng CNH-HĐH
Trang 20Trên cơ sở hoạt động chung trong mọi sinh hoạt cộng đồng của làng xã VN,giao tiếp bị hạn chế, giao lưu văn hoá không được mở mang, tính bảo thủ đã xuấthiện như là một nét điển hình của người nông dân Người nông dân sản xuất nhỏthường tuỳ tiện trong hoạt động và giao tiếp nên thiếu tính kỹ luật Họ muốn làm thìlàm, thích nghỉ thì nghỉ, tuỳ theo hứng thú, không bị kỷ luật của công việc, của tổchức quy định Tình hình đó đã tạo nên tác phong tuỳ tiện, thiếu tinh thần tráchnhiệm cá nhân, không tính đến hiệu quả kinh tế của sức lực và thời gian Như vậy, ở
họ thiếu tính kỷ luật lao động và điều này đã trở thành lực cản đối với sự phát triểncủa xã hội và của cả cá nhân trong công cuộc CNH-HĐH đất nước Phát triển ngànhnghề TCMN theo hướng sản xuất hàng hoá tạo điều kiện xoá bỏ tình trạng chia cắt,khép kín trong từng địa bàn, từng đơn vị, hình thành và phát triển các mối quan hệhợp tác, phân công lao động trong quá trình phát triển, thúc đẩy việc mở rộng giaolưu kinh tế và văn hoá giữa các vùng nông thôn, giữa thành thị và nông thôn, giữatrong nước và nước ngoài, tạo điều kiện cho kinh tế-xã hội ở nông thôn phát triểntheo hướng văn minh, tiến bộ Đồng thời sản xuất hàng hoá làm cho trình độ nhậnthức của lao động nông nghiệp được nâng cao, thói quen năng động, ý chí vươn lên
và phong cách nghề nghiệp được tôi luyện trong môi trường kinh tế hàng hoá, sẽcàng có điều kiện đáp ứng nhu cầu chất lượng sức lao động ngày càng tăng củacông nghiệp và dịch vụ [6,95-105; 2,39-41]
1.2.6 Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ theo hướng liên kết cùng ngành
du lịch
Hệ thống làng nghề là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọngcủa nước ta Phát triển du lịch làng nghề không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế màcòn là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam Ngoài nhữnglợi thế như cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý, nét văn hoá đặc sắc, các làng nghềTCMN còn có sức hút đặc biệt bởi mỗi làng thường gắn với một vùng văn hoá haymột hệ thống di tích Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của các làngnghề PGS.TS Phạm Trung Lương, Viện nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề
nhận định : “Làng nghề truyền thống được xem như một dạng tài nguyên du lịch
Trang 21nhân văn có ý nghiã đặc biệt quan trọng Bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao hàm trong nó cả những giá trị vật thể và phi vật thể” [25]
Trong chiến lược phát triển du lịch Việt nam đến năm 2010 với mục tiêuphát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệuquả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, từng bướcđưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cở của khu vực, phấn đấu saunăm 2010 du lịch Việt nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triểntrong khu vực Năm 2010 khách quốc tế đến Việt nam du lịch được dự đoán đạt từ5,5 đến 6 triệu lượt người, khách nội địa từ 25 đến 26 triệu lượt người, thu nhập dulịch đạt 4 đến 4,5 tỷ USD [53]
Trong bối cảnh đó, việc phát triển các làng nghề phục vụ du lịch đã đượcnhiều địa phương trên cả nước xúc tiến và đang tích cực triển khai quảng bá sảnphẩm thủ công Nhiều tỉnh thành như Hà Tây, Hoà Bình, Bắc Ninh, Thừa ThiênHuế, Đà Nẵng đang triển khai mạnh mẽ loại hình này Một số chuyên gia du lịchnhận định: “Sự kết hợp chặc chẽ giữa du lịch và nghề thủ công truyền thống tại VNhầu như không có tại các nước ASEAN, trừ Chiềng Mai (Thái Lan) Chính vì thế,đây là thế mạnh để nước ta khai thác” Hà Tây là tỉnh tập trung nhiều làng nghềnhất cả nước đã thu hút khách tham quan bằng cách tổ chức lễ hội du lịch làng nghềtruyền thống thường niên nhằm quảng bá những sản phẩm của làng nghề trong tỉnh.Tại các kỳ hội chợ, nhiều làng nghề đã có cơ hội ký hợp đồng xuất khẩu tại chỗ,mang lại giá trị hàng tỷ đồng/năm Làng gốm Bát Tràng, dân làng đã tự xây dựngbảo tàng lịch sử gốm Bát Tràng ngay trong đình thờ tổ, vừa mang ý nghĩa lịch sử,vừa mang ý nghĩa tâm linh; chọn những gia đình có kỹ thuật sản xuất truyền thống
là điểm đến trong mỗi chương trình du lịch, đồng thời tổ chức mô hình du lịch độcđáo bằng xe trâu Ở Hội An, người ta lập các xưởng nghề thủ công như thêu thùa,chạm khắc, dệt thổ cẩm, dệt lụa, dệt chiếu, may đo theo yêu cầu của khách Kháchđến xem thợ làm, rồi mua những thứ họ thích
Du lịch làng nghề, tức vừa làm du lịch vừa sản xuất sản phẩm làng nghề,xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm làng nghề, nên hiệu quả kinh tế cao hơn Do đó, cóthể thấy rằng phát triển thị trường hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ khách du lịch có
Trang 22ý nghĩa đặc biệt quan trọng “Chương trình hành động Hà Nội” tại Hội nghị Thượngđỉnh ASEAN đã đưa ra sáng kiến “Hành lang Đông Tây”, đó là phát triển các làngnghề dọc hành lang Đông-Tây nhằm tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước:Campuchia, Lào, Myama, Việt Nam và Thái Lan Đây được xem là một phươngpháp góp phần cải thiện mức sống và tạo việc làm cho người dân địa phương Hiệphội làng nghề VN cần hợp tác với ngành du lịch từ Trung ương đến địa phương đểphát triển loại hình này, qua đó sẽ tạo ra sự phồn thịnh hơn cho các làng nghề Tuynhiên, trên cả nước hiện chỉ khoảng 100 làng nghề được đầu tư đồng bộ về hệ thống
hạ tầng, số còn lại chưa được các làng nghề và chính quyền địa phương chú ý đầu
tư, quy hoạch hoặc có quy hoạch nhưng thực chất chỉ đặt tên mà không có sự đầu tưthoả đáng về hạ tầng du lịch cũng như nâng tầm văn hoá và cơ chế phối hợp với cácdoanh nghiệp lữ hành để thu hút khách Thành ra nhiều làng có tên là điểm du lịchlàng nghề nhưng lại chỉ mang tính hình thức, phong trào nên không đem lại hiệuquả thiết thực.[53; 25; 44; 1,6-62; 31]
1.2.7 Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ góp phần phát triển khối doanh nghiệp, định hình nên một đội ngũ thương nhân mới
Doanh nghiệp là một nhân tố hết sức quan trọng trong tiến trình hội nhậpkinh tế quốc tế, nhất là khi VN chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thươngmại thế giới Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động trong việc xây dựng chiến lược
mở rộng liên kết, hợp tác với nhau để hợp lý hoá, chuyên môn hoá, hiệp tác hoátrên cơ sở thế mạnh của mỗi doanh nghiệp nhằm mở rộng sức sản xuất, giảm chiphí, nâng cao năng lực cạnh tranh Hiện nay, chưa có số liệu thống kê chính thức về
số doanh nghiệp thuộc ngành nghề thủ công tham gia hoạt động trong nền kinh tế.Tuy nhiên, với trên 1.000 doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực xuất khẩu hàngTCMN là một trong những lực lượng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trìnhphát triển và mở rộng thị trường quốc tế cho ngành hàng này
Hình thức tổ chức sản xuất-kinh doanh phổ biến trong các làng nghề truyềnthống là hộ gia đình Mô hình này hạn chế rất nhiều đến khả năng phát triển, mỗigia đình không đủ sức nhận hợp đồng lớn, không mạnh dạn cải tiến sản phẩm,
Trang 23không đủ tầm để định hướng phát triển và vạch ra chiến lược kinh doanh Cácdoanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần được phát triển từ một số tổsản xuất hoặc một số hộ gia đình sản xuất-kinh doanh khá đã bắt đầu hình thành ởnhiều làng nghề Hình thức tổ chức này tuy chưa chiếm tỷ trọng lớn ở một số làngnghề hiện nay nhưng lại đóng vai trò trung tâm liên kết mà các hộ gia đình là các
vệ tinh, thực hiện các hợp đồng đặt hàng với các hộ gia đình, giải quyết đầu vào,đầu ra của các làng nghề với các thị trường tiêu thụ khác nhau Khối doanh nghiệptrong các làng nghề dễ dàng tiếp cận với kinh doanh lớn, công nghiệp hiện đại và cónhiều cơ hội thuận lợi để phát triển thành các doanh nghiệp lớn thông qua việc thiếtlập được nhiều mối liên kết kinh tế với các doanh nghiệp lớn ở thành thị và các đơn
vị trong các làng nghề
Như vậy, đội ngũ doanh nghiệp đóng vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển
từ bên trong các làng nghề Bên cạnh quá trình tự thân vận động của chính cácdoanh nghiệp, cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước, chính quyền địa phương để cácnghệ nhân, thợ cả, nghệ sỹ tạo hình đang hoạt động trong ngành nghề TCMN cóđiều kiện phát huy năng lực vươn lên thành các nhà kinh doanh giỏi Chính khảnăng nghề nghiệp của họ cộng với năng lực tổ chức, quản lý sản xuất và tài năngkinh doanh của các nhà doanh nghiệp trong ngành TCMN đã tạo nên sức sống mớicủa nhiều làng nghề truyền thống hiện nay trên toàn quốc, không ít nghệ nhân,doanh nghiệp TCMN đã trở thành tỷ phú, tạo cơ hội có công ăn việc làm ổn địnhcho nhiều người lao động ở khu vực nông thôn và thành thị, góp phần tích cực, cóhiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế và ổn định xã hội [22,2; 9; 43; 19]
1.2.8 Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ hướng vào xuất khẩu trực tiếp góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước
Theo dự báo của ngân hàng thế giới, kinh tế thế giới đạt tốc độ tăng trưởngbình quân 4,3%/năm giai đoạn 2007-2010, nhập khẩu hàng hoá của toàn thế giới là6,7%/năm Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,Trung Quốc và các nước đang phát triển châu Á Đây là yếu tố thuận lợi để ViệtNam đẩy mạnh công tác xuất khẩu của mình để góp phần vào sự tăng trưởng chung
Trang 24của kinh tế đất nước Tầm nhìn chiến lược phát triển ngành TCMN đến năm 2020của VN là xây dựng, tổ chức chặt chẽ và hợp tác hiệu quả giữa các doanh nghiệpsản xuất và xuất khẩu hàng TCMN Mục tiêu quan trọng trong chiến lược xuất khẩucủa Việt Nam giai đoạn 2007-2010 là chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩymạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao Trong đó nhóm hàng thủcông mỹ nghệ được xem là nhóm có nhiều tiềm năng và lợi thế xuất khẩu [43; 54]
Các số liệu cho thấy, nhiều năm trở lại đây, hàng TCMN đuợc liệt vàodanh sách 10 mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất Nếu như năm 1998, hàngTCMN Việt Nam chỉ bán ở 50 nước thì nay đã có mặt trên 100 nước và vùng lãnhthổ [41] Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt mức tăng khá, từ 235triệu USD năm 2001 lên trên 560 triệu USD năm 2005 và 630,4 triệu USD năm
2006, mục tiêu năm 2007 đạt 820 triệu USD Hàng TCMN sản xuất chủ yếu bằngnguồn nguyên liệu có sẵn trong nước, nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm tỷ lệ rấtnhỏ trong sản phẩm, khoảng 3-5% giá trị xuất khẩu Vì vậy giá trị thực thu xuấtkhẩu hàng TCMN trên thực tế là rất cao, từ 95-97% [56]
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ VN đã vươn tới các thị trường tiêu thụ lớn củathế giới như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản Đây là mặt hàng mà nhu cầuthị trường thế giới hầu như chưa bị giới hạn bởi tính chất độc đáo và khác biệt củasản phẩm Bên cạnh đó, xuất khẩu mặt hàng này mang lại giá trị gia tăng lớn nên cóthể coi là ngành hàng mủi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu trong thời gian tới.Một số thị trường mục tiêu nên được lựa chọn để đẩy mạnh xuất khẩu :
+ Thi trường Hoa Kỳ : Xuất khẩu của VN sang Mỹ có xu hướng ngày càng tăng,
dự kiến sẽ vượt con số 10 tỷ đô la Mỹ trong năm 2007 Nhu cầu nhập khẩu của Hoa
kỳ về mặt hàng TCMN khoảng 13 tỷ USD/năm, xuất khẩu Việt Nam năm 2005 vàonước này chỉ chiếm 1,5% kim ngạch nhập khẩu Năm 2006, Việt Nam xuất khẩuvào thị trường Hoa kỳ khoảng 77 triệu USD hàng TCMN, trong đó 36,8% là hànggốm sứ, tăng 27,6% so với năm 2005 và gấp 7 lần so với năm 2002 Phấn đấu đến
2010 nâng tỷ lệ này lên 3% đạt kim ngạch trên 0,4 tỷ USD [30; 21,16]
Trang 25+ Thị trường Liên minh Châu Âu (EU) : EU là một tổ chức liên chính phủ của các
nước Châu Âu, là một trong 3 trụ cột kinh tế quan trọng của thế giới, có tốc độ tăngtrưởng cao, tương đối ổn định Thị trường EU có nhu cầu rất lớn, đa dạng, phongphú về hàng hoá và hàng TCMN là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lựccủa ta sang thị trường này Nhu cầu nhập khẩu của khối này về mặt hàng TCMNkhoảng gần 7 tỷ USD/năm, xuất khẩu của Việt nam năm 2005 vào EU chỉ chiếm5,4% kim ngạch nhập khẩu Bộ Công Thương nhận định, trong tương lai EU sẽ làthị trường hứa hẹn của hàng TCMN Việt Nam Vì vậy, mục tiêu phấn đấu đến 2010nâng tỷ lệ lên trên 6,4% đạt kim ngạch trên 0,6 tỷ USD [30; 57; 14,40]
+ Nhật Bản : Trong số các thị trường xuất khẩu hàng TCMN của VN, Nhật Bản là
thị trường nhập khẩu lớn, luôn chiếm từ 10-29% tổng kim ngạch xuất khẩu mặthàng này Các mặt hàng TCMN VN xuất khẩu vào NB chủ yếu là hàng gốm sứ, đồ
gỗ nội thất, mây tre đan Riêng hàng mây tre đan liên tục tăng với tốc độ tăngtrưởng trung bình khoảng từ 30-35% năm trong 10 năm trở lại đây Kim ngạch xuấtkhẩu các mặt hàng này chiếm từ 50-85% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN
VN vào NB Nhu cầu nhập khẩu hàng TCMN của Nhật Bản khoảng 2,9 tỷUSD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 vào Nhật Bản chỉ chiếm 1,7% kimngạch nhập khẩu, phấn đấu đến 2010 nâng tỷ lệ lên trên 4% đạt kim ngạch khoảng
ra nhiều sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao, trong đó có không ít các sản phẩm đượclưu giữ như một báu vật vô giá
Trống đồng Đông Sơn là một trong những loại sản phẩm của nghề đúc đồngđương thời đã đạt đến tuyệt đỉnh về kỹ thuật và nghệ thuật Giai đoạn này khá nhiều
Trang 26nghề thủ công đã ra đời như luyện kim đen, rèn đồ sắt, chế tạo thuỷ tinh, dệt vải, đóngthuyền, nghề sơn bên cạnh một số nghề xuất hiện rất lâu trước đó như nghề đan lát,nghề chế tác đá, nghề mộc Trãi qua nhiều bước thăng trầm trong lịch sử nhiều ngànhnghề thủ công của Việt Nam đã có bước tiến mạnh mẽ như nghề gốm, nghề sản xuất tơlụa, chạm khắc gỗ, đúc đồng, kim hoàn đều đã đạt tới trình độ tuyệt kỷ, tinh xảo cả về
kỹ thuật và nghệ thuật được bảo tồn, truyền đến ngày nay [16,7]
1.3.2 Đặc điểm văn hoá
Bản sắc văn hoá của bất cứ dân tộc nào cũng đều là nền tảng cho sự tồntại của dân tộc đó Truyền thống văn hóa được biểu hiện tập trung ở bản sắc văn hoádân tộc, đó vừa là động lực cũng là mục tiêu của sự phát triển Nghề thủ công vớinhững sản phẩm của nó thật sự đã góp phần tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc và
tự nó đã là những di sản văn hoá của dân tộc Sản phẩm thủ công có hai loại giá trịtruyền thống: một là căn cứ vào giá trị kỹ thuật như nguyên vật liệu, quy trình sảnxuất, kỹ thuật, mẫu mã và hai là giá trị văn hoá, bao gồm lối sống truyền thống và
di sản của người dân, những câu chuyện huyền bí, đức tin về văn hoá xã hội, cácnghi lễ và lễ hội Cả hai yếu tố này được phát triển hàng trăm năm trong môi trườngvăn hoá VN và đã trở thành một di sản văn hoá được kế thừa của cả vùng Các sảnphẩm thủ công gắn bó mật thiết với cuộc sống con người, được dùng trong các lễhội và trang trí mang tính tôn giáo hay được dùng làm hàng hoá và được đánh giácao vì công dụng và vẻ đẹp của chúng
Phát triển ngành nghề TCMN có tác động tích cực đến hoạt động văn hoá tạicác địa phương Do đặc điểm nghề nghiệp, tại các địa bàn có ngành nghề truyềnthống phát triển thường có những nét đẹp của đời sống văn hoá rất riêng, bởi ngườithợ hành nghề bên cạnh mục đích kinh tế còn kết hợp với các yếu tố khác thiêngliêng, mật thiết, nó trở thành chất kết dính bền vững trong các làng nghề Đó lànhững hoạt động hướng về cội nguồn, đoàn kết để phát triển Ở hầu hết các làngnghề đều tổ chức các hoạt động mang tính lễ hội để tưởng nhớ đến công lao củanhững ông tổ đã dạy và truyền nghề cho dân Những người cùng làm nghề hìnhthành nên các hội nghề nghiệp nhằm hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong việc giữ gìn,
Trang 27phát triển nghề nghiệp và đổi mới cho phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh cụthể Đó cũng là những nét văn hoá thể hiện trong quá trình sản xuất-kinh doanh
Văn hoá làng nghề không chỉ được thể hiện rõ, nhận biết ngay trong sảnphẩm TCMN của các làng nghề, mà còn thể hiện ngay trong phương thức kinhdoanh của mỗi doanh nghiệp cũng như trong thái độ ứng xử của mỗi doanh nhân.Chúng ta xuất khẩu hàng TCMN ra thị trường thế giới càng nhiều càng tốt, nhưngtất cả cần phải toát lên bản sắc văn hoá VN, làm cho sản phẩm, hàng hoá mangthương hiệu VN nhưng vẫn có những nét riêng của từng làng nghề, không lẫn đượcvới sản phẩm, hàng hoá của những nước khác, cũng tức là mang văn hoá kinhdoanh của VN ra thế giới, góp phần làm phong phú thêm văn hoá kinh doanh toàncầu [32; 10,12; 1,6-73]
1.3.3 Tính phong phú, đa dạng
Một đặc điểm của các làng nghề TCMN truyền thống ở VN là được nằmrải rác trên cả nước, hầu như địa phương nào cũng có những làng nghề với nhữngsản phẩm TCMN truyền thống, gắn với di tích lịch sử, phong tục tập quán và vănhoá ở địa phương Tính đa dạng trên trước hết là do nước ta nằm trong khu vựcchâu Á - Thái Bình Dương, có khả năng lưu thông và mở cửa thuận lợi ra các nướcnên có điều kiện giao lưu, tương tác, hấp thụ những nét văn hoá từ nhiều dân tộckhác; mặt khác, tài nguyên đất, rừng, biển của VN tương đối phong phú, tiềmnăng khai thác lớn Đặc biệt điều kiện thời tiết, khí hậu, tính đa dạng nhiều vẻ củađất đai, nguồn nước rất thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng, thú rừng, vậtnuôi, hải sản là các loại nguyên vật liệu cần thiết để ngành nghề thủ công mỹ nghệphát triển phong phú
Nghề thủ công VN đa dạng và từng nghề cũng có các làng nghề đa dạng,chẳng hạn có gốm Bát Tràng, nhưng cũng có gốm Hương Canh, Phù Lãng (xứBắc), gốm Móng Cái (Quảng Ninh), gốm Quế Quyển xứ Nam, gốm Phước Tích củaQuảng Trị Thừa Thiên, gốm Thanh Hà của Hội An xứ Quảng, gốm Biên Hoà, sông
Bé của miền Đông Nam Bộ, gốm Mnông ở Buôn Hồ, gốm Tà Ôi ở Vel (làng
T’muôi) Có làng nghề đúc đồng ở Hè Nôm, lại cũng có làng nghề gò đồng ở Đại
Trang 28Bái (Bưởi Nồi), ở Vó (Quảng Bố), ở Thiệu Lý Thanh Hoá, ở Phường Đúc xứ Huế,
có nghề rèn sắt thép Đa Sĩ (Hà Tây), rèn Canh diễn, phố lò rèn Hà Nội, lại có nghềrèn của người H’Mông (Mèo), của người B’Ru, Tà Ôi, K’Tu đa dạng về bí quyết,quy trình công nghệ, về chất liệu, về các mặt hàng, Cho nên nhiều khi cùng mộtnghề mà có thể có nhiều vị tổ nghề, tuỳ làng, tuỳ địa phương [7,8; 2,61]
Nhiều ý kiến hiện nay đã thống nhất phân chia ngành nghề thủ công truyềnthống thành các nhóm chính là :
1/ Các ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như : gốm sứ mỹ nghệ, sơnmài, thêu, ren, thảm, khảm, chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, chạm, mạ vàng bạc, dệt tơtằm, thổ cẩm, mây tre đan các loại
2/ Các ngành nghề sản xuất công cụ sản xuất như : rèn sắt, làm cày bừa, nông cụ,đóng thuyền
3/ Các ngành nghề sản xuất các mặt hàng phục vụ tiêu dùng thông thường như :dệt chiếu, làm nón, đan mành, rổ, rá, sọt, bồ, bện thừng, dệt vải, may mặc
4/ Các ngành nghề phục vụ cho sản xuất và đời sống như : nề, mộc, hàn, đúc đồng,gang, sản xuất vật liệu xây dựng
5/ Các ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm như : xay xát, làm bún, bánh,đường mật, làm tương, đậu phụ, nấu rượu, chế biến hải sản các loại [9,12]
1.3.4 Tính mỹ thuật, độc đáo của sản phẩm thủ công mỹ nghệ là sự kết tinh và tính kế tục qua nhiều thế hệ của lao động thủ công
Lao động trong các làng nghề truyền thống chủ yếu là lao động thủ công nhờvào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và tính sángtạo của người thợ, của các nghệ nhân Phương pháp dạy nghề chủ yếu được thựchiện theo phương pháp truyền nghề Hầu hết các làng nghề truyền thống dù hìnhthành bằng con đường nào đi nữa thì chúng phải có các nghệ nhân làm nồng cốt và
là người thầy hướng dẫn để phát triển các làng nghề Mỗi làng đều có một tổ nghềchính là người đầu tiên dạy nghề, truyền nghề, đem bí quyết nghề nghiệp ở nơi khác
về truyền cho làng mình Chính nghệ nhân, thợ cả đã giữ cho làng nghề tồn tại, đãđào tạo ra những người thợ kế tục theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”, “vừa làm
Trang 29vừa học” ngày này qua ngày khác, năm này sang năm khác Cứ như thế, những thế
hệ thợ thủ công kế tiếp nhau, đan xen nhau, lớp này đến lớp khác, đời sau nối tiếpđời trước Sự tồn tại và phát triển của NNTC từ thế hệ này sang thế hệ khác cho đếnhôm nay, chứng tỏ rằng, nghề thủ công mỹ nghệ không phải chỉ có tính giai đoạn,chuyển tiếp hay nhất thời mà còn có lý do tồn tại vì chính tính chất của nó Thợ thủcông không chỉ là những người thợ sản xuất, mà còn là những nghệ nhân, không chỉsản xuất ra những sản phẩm tiêu dùng mà còn sản xuất ra những sản phẩm mangtính nghệ thuật Chức năng nghệ thuật, tính chất mỹ thuật của nghề thủ công mỹnghệ chính là điều kiện làm cho nghề thủ công vượt lên tính giai đoạn để tồn tạisong song với ngành đại công nghiệp Các nhà tư tưởng cũng như các định nghĩa đãtrở thành quy điển đều khẳng định nghề thủ công là nơi gặp gỡ của nghệ thuật và kỹ
thuật “Lao động thủ công nghiệp bản thân nó, một nữa là nghệ thuật, một nữa là
mục đích tự thân”.(K.Marx) Hay như tự điển Bách Khoa, xuất bản năm 1971 của
nhà xuất bản Mac Milan Company : “Thủ công nghiệp vừa là một cách thức sản
xuất có tính chất công nghiệp, vừa là một dạng hoạt động có tính chất mỹ thuật”
Nghề thủ công ở nước ta cũng như trên thế giới vẫn tiếp tục tồn tại và cóchỗ đứng của mình, vì con người ở mọi nơi, vào mọi thời đại, ngoài cái tiện lợi,vẫn còn cần đến cái đẹp, ngoài những vật dụng mang tính kỹ thuật, máy móc, vẫncần đến những sản phẩm mang tính “nhân văn”, biểu lộ những trăn trở, suy tư củanghệ nhân, những cái làm nên nét độc đáo của từng sản phẩm thủ công Sản phẩmthủ công ngày càng hấp dẫn người tiêu dùng, chủ yếu là do những biến đổi trong xãhội những năm gần đây Sự đồng cảm về các vấn đề môi trường đã dẫn tới nhu cầutái tạo thiên nhiên và lối sống “hoà mình với thiên nhiên”, đa dạng văn hoá Ngườidân yêu mến thiên nhiên và tìm kiếm sự nhẹ nhàng, sự gần gủi từ thiên nhiên, và sửdụng những yếu tố đó để tạo ra một không khí đặc biệt trong không gian sống đôthị Chính những đặc điểm như sự ấm cúng của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ,những kỹ thuật phát triển ở môi trường địa phương và vẻ đẹp của nguyên liệu quabàn tay của những người thợ thủ công, các nghệ nhân đã biến thành các tác phẩmnghệ thuật đang được xã hội hiện đại ưa chuộng [37,2-49; 17,17; 15,222]
Trang 301.4 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
Ngành nghề thủ công mỹ nghệ xuất hiện từ nhu cầu đòi hỏi của cuộc sốngcon người, sự hưng thịnh của từng ngành nghề đều chịu sự ảnh hưởng của các nhân
tố tác động đến nó qua từng thời kỳ Nhân tố ảnh hưởng thì có nhiều, ở đây chúngtôi chỉ xem xét một số tác động có tính chủ yếu
1.4.1 Sự biến động của thị trường
Sự thay đổi nhu cầu của thị trường tạo định hướng cho sự phát triển của cáclàng nghề Nhu cầu thị trường thì rất lớn, hết sức đa dạng và thường xuyên biến đổi
Từ khi nước ta bắt đầu tiếp cận với nền văn minh phương Tây, nền công nghiệp cơkhí bắt đầu phát triển ở VN, nhu cầu xã hội đã dần thay đổi Những làng nghề cókhả năng thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của thị trường đã có sự phát triển nhanhchóng Ngược lại có những ngành nghề, làng nghề bị giảm sút, mai một do khôngbắt kịp sự thay đổi nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của thị trường, chúng bị các sảnphẩm công nghiệp hiện đại thay thế Ngay cả trong một ngành nghề cũng có nhữnglàng nghề phát triển được trong khi một số làng khác lại không phát triển được Đơn
cử trong nghề gốm sứ, làng gốm Bát tràng (Hà Nội) không những giữ được nghề
mà còn lan toả sang các làng khác tạo thành một vùng nghề gốm sứ, trong khi làngnghề gốm Anh Hồng (Quảng Ninh), làng nghề gốm sứ cậy (Hải Dương) thì sa sútbởi sản phẩm làm ra vẫn chỉ là những sản phẩm truyền thống, ít chú ý đến sự thayđổi kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng và giá cả nhằm đáp ứng được sự thay đổi thịhiếu của người tiêu dùng trên thị trường [9,48; 17,16]
Bên cạnh thị trường đầu ra, thị trường yếu tố đầu vào có ảnh hưởng rất lớnđến sự phát triển của ngành này Sau nhiều năm phát triển, nhu cầu nguyên liệungày càng tăng, các địa phương thay nhau khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu
tư dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nguyên liệu gỗ, tre, trúc sào, giang, nứa, mây…Nguyên liệu vải có chất lượng phục vụ cho sản xuất hàng thêu hầu như phải nhậpkhẩu hoàn toàn khiến cho chi phí nguyên liệu chiếm từ 60-80% chi phí sản xuất.Hay nguồn nguyên liệu đất sét phù hợp không có sẵn đã hạn chế sản xuất ra những
Trang 31sản phẩm gốm chất lượng cao phục vụ nhu cầu của thị trường thế giới Nguồnnguyên liệu nhập ngoại với giá thành cao làm giảm khả năng cạnh tranh của sảnphẩm trên thị trường thế giới Hay như nghề mộc mỹ nghệ, từ trước đến nay các cơ
sở mộc mỹ nghệ vẫn dùng nguyên liệu gỗ cao cấp, nay đóng cửa rừng làm chonguồn gỗ khan hiếm nên giá tăng lên gấp nhiều lần, giả sử có nhập gỗ thì cũngkhông nhập được gỗ quý Nghề chạm khảm phải dùng vỏ trai, vỏ ốc trong nướcnhưng khai thác nhiều nên không chỉ giảm về số lượng mà chất lượng cũng giảm.Việc nhập vỏ ốc, vỏ trai của Trung Quốc, Singapore thì quá đắt nên hàng bán ra khóđược chấp nhận Để khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công, nhất là ngànhnghề thủ công mỹ nghệ, chúng ta cần có chiến lược dài hạn để phát triển nguồnnguyên vật liệu cho ngành nghề thủ công mang tính bền vững [54; 4,193-194]
1.4.2 Trình độ kỹ thuật và công nghệ
Ngành nghề thủ công mỹ nghệ nước ta đang từ truyền thống tiến lên hiệnđại và hội nhập kinh tế quốc tế Từ đó, nhu cầu đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuấttrong mỗi cơ sở sản xuất, mỗi doanh nghiệp và trong phạm vi từng làng nghề Thịtrường nội địa và xuất khẩu phát triển nhanh chóng đã đặt ra yêu cầu hoàn toàn mớiđối với nghề thủ công mỹ nghệ Trước hết, là đòi hỏi số lượng hàng hoá tăng gấpbội, thời hạn giao hàng bị khống chế chặt chẽ bằng hợp đồng; do đó, yêu cầu tăngnhanh năng suất lao động luôn đặt ra rất bức bách Nhiều nghề đã sử dụng khá phổbiến các loại máy nhỏ trong sản xuất hàng ngày, đặc biệt là nghề mộc, hầu như đã
sử dụng máy trong tất cả các công đoạn của sản xuất Nhiều người còn dựa theomáy của công nghiệp để tự chế tạo các máy đơn giản dùng động cơ điện, sử dụngrất hiệu quả trong sản xuất như máy khuấy sơn ta, máy se tơ, dệt lụa Các nghề thủcông ngày nay rất chú trọng đến các giải pháp kỹ thuật của công nghiệp để xử lý vàchế biến nguyên liệu như kỹ thuật thấm các-bon trong nghề mây, tre, lò sấy gỗ Các chế phẩm của công nghiệp cũng được dùng khá phổ biến, như các loại keo dán,chất phủ bóng bề mặt, sơn màu, các loại nhựa Tại các cơ sở sản xuất lớn, còn tiếpthu cách tổ chức sản xuất của công nghiệp để phân chia quá trình sản xuất thànhnhiều công đoạn liên kết với nhau, bố trí lao động chuyên môn hoá cao theo từng
Trang 32phần việc Do vậy, diện mạo của làng nghề TCMN ngày nay đã đổi mới mang sắcthái công nghiệp hơn, chứ không thể thấy được một làng nghề đúng như truyềnthống Với việc sử dụng hợp lý các kỹ thuật mới vào sản xuất, với sự sáng tạo mớicủa các nghệ nhân, tính truyền thống vẫn được bảo tồn và phát triển; nếu không, tự
nó sẽ bị mai một dần trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp
Quá trình hiện đại hoá công nghệ truyền thống là công việc hết sức khókhăn, phải tiến hành theo một tiến trình dài trong nhiều năm, có sự chỉ đạo chặt chẽ
và thống nhất, đồng thời phải có nguồn lực đủ mạnh để hỗ trợ cho các làng nghề,các cơ sở sản xuất Trong dự thảo chương trình khuyến công quốc gia 2006-2010 do
Bộ Công nghiệp xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng đã có tiểuchương trình này Đây sẽ là giải pháp thiết thực thực hiện HĐH công nghệ truyềnthống để sản xuất các sản phẩm thủ công [33]
1.4.3 Trình độ đào tạo, trình độ tay nghề của đội ngũ lao động làm nghề
Ngày nay, trong quá trình thực hiện CNH, ngành nghề nông thôn không đơnthuần chỉ sử dụng lao động có kinh nghiệm, với những công cụ lao động thủ côngtruyền thống, mà còn có sự đan xen giữa lao động thủ công truyền thống với lao động
có trình độ chuyên môn cao, kết hợp giữa công nghệ cổ truyền và công nghệ hiện đại
để sản xuất ra những sản phẩm vừa mang tính dân tộc cao, lại có mẫu mã đẹp, hiệnđại đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng của thị trường Việc dạy nghề trước đâychủ yếu theo phương thức truyền nghề trong các gia đình từ đời này sang đời khác vàchỉ khuôn laị trong từng làng Hiện nay, việc phát triển mạnh kinh tế tư nhân hìnhthành các lớp dạy nghề tập trung đã làm các bí quyết nghề nghiệp không còn đượcgiữ bí mật như trước kia nữa Trong giai đoạn hiện tại cần đa dạng hoá các lọai hìnhđào tạo tri thức mỹ thuật, công nghệ hiện đại kết hợp với thực hành truyền nghề tạicác làng nghề là giải pháp cơ bản để chúng ta đào tạo được nguồn nhân lực ổn dịnh
và lâu dài cho các làng nghề Tuy nhiên, để thực hiện được điều này cần có một cơquan phụ trách toàn bộ các vấn đề chứ không thể tiếp tục tình trạng nhiều ngành cùngphụ trách làng nghề truyền thống như hiện nay Đã có rất nhiều hội chợ thương hiệu,cuộc thi nghệ nhân bàn tay vàng được tổ chức nhưng các nghệ nhân ở những làng
Trang 33nghề truyền thống vẫn đang dần biến mất mà không có người kế tục Chúng ta cầntham quan, học hỏi kinh nghiệm của các nước có ngành nghề TCMN phát triển, kếthợp với việc nghiên cứu với những đặc thù của VN để đề ra được các giải pháp cũngnhư lộ trình thực hiện phù hợp cho vấn đề này bởi nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản đểphát triển thành công ngành nghề TCMN [9; 11,18; 28]
1.4.4 Chính sách và pháp luật nhà nước
Các làng nghề TCTT, TCMN, cũng như nhiều ngành nghề khác, bao giờcũng hoạt động trong một môi trường thể chế Nói cách khác, chính sách và phápluật của nhà nước luôn luôn tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
và sự phát triển bền vững ở các làng nghề Thực tiễn chứng tỏ các nhân tố chủ quannhư đường lối, chính sách, thiết chế của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ đều
có liên quan đến phát triển ngành nghề thủ công truyền thống Thực chất của nhân
tố thể chế, đường lối, chính sách là nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuậnlợi, tận dụng những mặt tích cực, giảm thiểu những mặt khuyết tật của cơ chế thịtrường, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả kinh tế-xã hội của sản xuất hàng hoá
Để có thể giúp các sản phẩm ngành nghề TCMN Việt Nam duy trì được vị trítrọng tâm trong quá trình bảo tồn bản sắc dân tộc trong tương lai, cần có một quanđiểm thống nhất về định hướng phát triển, phối hợp giữa nhiều bên liên quan Đâychính là vai trò cơ bản của chính phủ Các sản phẩm ngành nghề TCMN đang thayđổi nhanh chóng cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường Nhữngthay đổi đó đã tạo ra nhiều yếu tố thuận lợi cũng như khó khăn, ví dụ như tăng kimngạch xuất khẩu, mai một giá trị truyền thống, thiếu lực lượng kế tục, những vấn đề
về môi trường Vai trò của chính phủ là hỗ trợ cải thiện tính cạnh tranh giúp đỡ cácbên có liên quan trực tiếp tới sản xuất thủ công, cải thiện điều kiện về xã hội, vănhoá, môi trường cũng như những vấn đề khác để ngành nghề thủ công có thể pháttriển một cách bền vững [1,8-17; 2,72]
1.4.5 Kỹ thuật truyền thống và kinh nghiệm lâu đời
Trang 34Các sản phẩm TCMN của VN được đặc trưng bởi hai khía cạnh quan trọng
là giá trị nguyên bản và giá trị truyền thống Việc giữ được tính nguyên bản có vaitrò hết sức quan trọng để mở rộng thị trường, cạnh tranh với sản phẩm của các nướcchâu Á khác Công tác bảo tồn giá trị truyền thống sẽ góp phần nâng cao bản sắcvăn hoá VN, sử dụng các sản phẩm thủ công trong sinh hoạt hàng ngày đồng nghĩavới việc ‘’bảo tồn truyền thống trong môi trường sống” Yếu tố truyền thống có vaitrò ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển của các làng nghề TCMN Đây là nhân
tố quan trọng không chỉ chi phối các hoạt động sản xuất mà chi phối cả tiêu dùng vàđời sống của cư dân Sự ổn định của các làng nghề là điều kiện tạo ra tính truyềnthống và truyền thống lại góp phần giúp cho làng nghề phát triển truyền thống caohơn Yếu tố truyền thống hiện nay có tác dụng hai mặt, vừa tích cực vừa tiêu cựcđối với sự phát triển của các làng nghề Vấn đề đặt ra là làm sao ứng dụng được sựtiến bộ của khoa học- công nghệ hiện đại nhưng vẫn giữ được những yếu tố truyềnthống mang đậm bản sắc dân tộc và những sản phẩm của làng nghề truyền thốngphải được tiếp nhận trong thị trường của xã hội hiện nay [9,54; 7,26]
1.4.6 Một số các nhân tố khác
* Ô nhiễm môi trường
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đếnnăm 2020 xem Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể táchrời của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triểnbền vững đất nước Trong thời gian qua, việc khôi phục và phát triển ngành nghềTCMN đã mang lại hiệu quả cao, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đờisống cho người lao động, xoá đói giảm nghèo tại nhiều địa phương Tuy nhiên, docông tác quy hoạch và tổ chức thực hiện phát triển ngành nghề này tại một số địaphương chưa được quan tâm đúng mức; nhiều làng nghề tiếp tục phát triển dựavào sản xuất thủ công, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường không khí,đất, nước, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ cộng đồng [50; 23]
Trang 35Vấn đề ô nhiễm môi trường mà các làng nghề TCMN đang phải đối mặtkhông chỉ giới hạn trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ởcác vùng lân cận Điều này là do cả người lao động và người thuê lao động đều chỉnghĩ đến việc tăng thu nhập và lợi ích kinh tế chứ chưa nghĩ đến những ích lợi củacông tác bảo vệ môi trường cũng như thực thi các quy định về an toàn lao động.Chính phủ và các cơ quan hữu quan của từng địa phương cần quan tâm tới các vấn
đề về sức khoẻ và môi trường của các chủ thể tham gia vào sản xuất thủ công(doanh nghiệp, làng nghề) và nâng cao nhận thức của họ Nếu chậm trễ, tai hoạ môitrường, về bệnh tật, sức khoẻ nhân dân sẽ ngày càng nghiêm trọng và các làng nghềchắc chắn đứng trước nguy cơ phải di dời đi nơi khác [1,6-37; 24]
* Sở hữu trí tuệ
Ngày nay, kinh nghiệm và thực tiễn thế giới chỉ ra rằng : Một nền kinh tế
phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao được hình thành dựa trên một trong những nền tảng là hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ vững chắc Sở hữu trí tuệ
(SHTT) là một yếu tố then chốt trong công việc hoạch định chính sách của chínhphủ cũng như trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp Đối vớingành nghề TCMN, Chính phủ cần có các biện pháp để phát huy mẫu mã thiết kế,
bí quyết công nghệ và xây dựng khái niệm về thiết kế mẫu mã, xem xét các vấn đềpháp lý về việc sao chép mẫu mã và bảo vệ bản quyền theo luật sở hữu trí tuệ, bảo
vệ quyền lợi chính đáng để các doanh nghiêp chú trọng đầu tư vào quy trình thiết kếnhằm tạo ra các lợi thế của mình trên thị trường, đồng thời có những khuyến cáo đểcác doanh nghiệp tránh được các rắc rối về vấn đề pháp lý khi sao chép mẫu mã,kiểu dáng của các nhà sản xuất kinh doanh khác, nhất là trên thị trường xuất khẩu.Tuy nhiên, hiện nay các DN Việt Nam vẫn chưa chú trọng đến vấn đề đăng ký bảnquyền là do họ vẫn kinh doanh theo lối chạy theo lợi nhuận trước mắt, chưa có địnhhướng lâu dài cho sự phát triển bền vững Mặt khác, dù Luật SHTT của VN đã cóhiệu lực nhưng thủ tục đăng ký bản quyền còn rườm rà, rắc rối, có nhiều chồngchéo, mang tính chất hành chính Quản lý thì quá lỏng lẻo so với các nước trongkhu vực chứ chưa nói đến thế giới Thời gian hoàn thành quá lâu khiến nhiều DNnản mà bỏ cuộc [8,244; 27]
Trang 361.5 TÌNH HÌNH VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.5.1 Các nước trên thế giới
* Indonesia
Indonesia là nước có diện tích tương đối lớn, đông dân nhất Đông Nam Á.Vấn đề CNH nông thôn chưa được Indonesia đặt ra một cách mạnh mẽ như TrungQuốc và các nước Đông-Bắc Á, nhưng chính phủ cũng có chú trọng đến các hoạtđộng kinh tế ngoài nông nghiệp ở nông thôn Chính phủ Indonesia đã đề ra chươngtrình phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn trong các kế hoạch 5năm, tổ chức ra trung tâm trợ giúp công nghiệp nhỏ, đặt mối quan hệ với côngnghiệp lớn, có chương trình nghiên cứu tiềm năng sản xuất, nhu cầu thị trường, làm
cơ sở cho việc phát triển công nghiệp nhỏ Chính phủ đã đề ra các chính sách khácnhau trong đó chú ý đến chính sách khuyến khích về thuế và ưu tiên công nghiệpnhỏ chế biến nông sản xuất khẩu Cùng với việc đề ra chính sách, chính phủ đã tổ
chức ra Hội đồng thủ công nghiệp quốc gia Indonesia nhằm thúc đẩy các ngành tiểu
thủ công nghiệp phát triển như tổ chức thi thiết kế mẫu mã, tổ chức hội chợ triển
lãm các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và Trung tâm phát triển tiểu thủ công
nghiệp để quản lý, hỗ trợ tiểu thủ công nghiệp Những nổ lực của Indonesia trong
lĩnh vực công nghiệp hoá nông thôn đã đem lại một số hiệu quả nhất định Ở đảoJava, số liệu điều tra ở 10 làng có ngành nghề thủ công cho thấy 44% lao động nôngthôn có tham gia ít hoặc nhiều vào các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp (19%làm ở các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và 16% làm ở các cơ sở dịch vụ nôngthôn) Thu nhập của nông dân ở đây từ các nguồn ngoài nông nghiệp trong mấynăm gần đây tăng từ 12% lên 23% tổng thu nhập [11,88-94] Indonesia là nhà cungcấp sản phẩm mây lớn nhất thế giới Các sản phẩm làm bằng mây không thể đượcchế tạo bằng máy móc nên phải làm bằng tay, khá phức tạp, nhưng lại là sản phẩmthời trang cao cấp đối với người tiêu dùng Ngoài việc có nguồn nguyên liệu dồidào, nhiều yếu tố khác đã tạo nên sự thành công của thị trường đồ gia dụng bằngmây trên thị trường Chính quyền Indonesia và JETRO khuyến khích các nhà chế
Trang 37biến Indonesia tham gia các cuộc triển lãm thương mại ở Nhật Nhật Bản nhập độ10% về số lượng hàng năm của Indonesia [5]
* Nhật Bản
Nghề thủ công truyền thống của Nhật Bản có truyền thống lâu đời Từ thời
cổ đại, nghề gốm, điêu khắc ở NB đã ra đời và phát triển Các giai đoạn lịch sử tiếptheo nhiều ngành nghề TCTT xuất hiện và có những bước phát triển đáng kể như :nghề rèn đúc kim loại, đồ gốm, đồ sơn mài Về nghề dệt, đến thế kỷ thứ VIII, nghệthuật dệt đã đạt tới đỉnh cao với nhiều sản phẩm đa dạng và tuyệt mỹ Thời đại Edo(1615-1866) được gọi là kỷ nguyên vàng của nghề thủ công truyền thống với cácloại hàng hoá sản xuất trên khắp đất nước NB Ba nghề thủ công phát triển rực rỡnhất là nghề gốm sứ, nghề sơn và nghề dệt Giai đoạn 1868-1926, dưới ảnh hưởngcủa công cuộc Minh Trị duy tân, trên đất nước NB đã diễn ra một sự thay đổi mãnhliệt do tiếp xúc với nền văn minh phương Tây Vị trí các ngành nghề TCTT dần mất
đi vị trí vốn có của nó trong đời sống của người dân NB trước đây Vì vậy, ngườiNhật đang có sự nhận thức và đánh giá lại vai trò của ngành nghề TCTT đối vớiviệc nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường
Trong quá trình CNH, những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cổ truyền ởNhật Bản không những không bị mai một mà trái lại nó vẫn được duy trì và pháttriển ở nông thôn, trong các hộ nông dân, các làng nghề và thị trấn có nghề truyềnthống Qua kết quả điều tra thống kê, ở Nhật Bản có 876 nghề tiểu thủ công nghiệpkhác nhau như chế biến lương thực, thực phẩm bằng nông sản, thuỷ sản (như bộtgạo, miến, đậu phụ, tương, dấm, rượu sakê, mắm ), nghề đan lát bằng tre nứa, nghềdệt chiếu, bao tải bằng rơm, nghề thủ công mỹ nghệ (gốm sứ, sơn mài, chạm khắcgỗ), nghề dệt lụa may áo kimônô, nghề rèn nông cụ với công nghệ cổ truyền rènkiếm Nhật nổi tiếng Nghề cổ truyền sơn mài đã trãi qua những bước thăng trầmtrong cơ chế thị trường của thời kỳ CNH, có thời kỳ thịnh vượng và có lúc suythoái Nghề rèn là nghề thủ công cổ truyền của nhiều làng nghề và thị trấn ở NhậtBản, thị trấn TAKEO, tỉnh GIFU là một trong những địa phương có nghề rèn cổtruyền từ 700-800 năm nay, đến nay vẫn tiếp tục hoạt động sôi nổi Vào những năm
Trang 381970, ở tỉnh OITA (miền Tây Nam Nhật Bản) đã có phong trào “Mỗi thôn làng một
sản phẩm” nhằm phát triển ngành nghề cổ truyền Kết quả là ngay từ năm đầu tiên
họ đã sản xuất được 143 loại sản phẩm, thu được 358 triệu USD, đến năm 1992 sảnxuất thu được 1,2 tỷ USD, trong đó có 378 triệu USD bán rượu đặc sản Sakê củađịa phương, 114 triệu USD các mặt hàng thủ công mỹ nghệ Phong trào phát triển
các ngành nghề cổ truyền “Mỗi thôn làng một sản phẩm” đó nhanh chóng lan rộng
ra khắp nước Nhật Nhìn chung ở NB nhiều ngành nghề thủ công bị giảm sút nhiềukhi trở thành nước công nghiệp phát triển [52; 3,39-42]
và nguồn lao động, lấy nông nghiệp làm điểm tựa, đẩy mạnh sản xuất, chế biến vàxuất khẩu các mặt hàng truyền thống, nông, lâm, thuỷ sản đồng thời xây dựng vàphát triển các ngành công nghiệp mủi nhọn, có trọng điểm để sản xuất và xuất khẩucác sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao Các ngành nghề truyền thống như chế tácvàng bạc, đá quý và đồ trang sức, được duy trì và phát triển tạo ra nhiều sản phẩmhàng hoá xuất khẩu đứng vào loại thứ hai trên thế giới, do kết hợp được tay nghềcủa các nghệ nhân lành nghề với công nghệ, kỹ thuật, thiết bị hiện đại Nghề gốm
sứ cổ truyền ở Thái Lan trước đây chỉ sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước Gầnđây ngành này đã phát triển theo hướng CNH, HĐH và trở thành mặt hàng xuấtkhẩu thu ngoại tệ lớn thứ hai sau gạo Chiềng Mai là trung tâm sản xuất đồ gốm lớnnhất Thái Lan, đang được phát triển, đi vào sản xuất với khối lượng lớn và đangđược tích cực xúc tiến chương trình nâng cao tay nghề cho công nhân của các xínghiệp gốm Cho đến nay, 95% hàng gốm xuất khẩu của Thái Lan là đồ trang trínội thất và đồ lưu niệm [44,99; 11,118]
Trang 39Thông qua sự giúp đỡ của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO),Chính phủ Thái Lan đã triển khai dự án “Mỗi làng mỗi sản phẩm” tại các địaphương trong cả nước JETRO đã giới thiệu các sản phẩm địa phương của Thái Lantại thị trường Nhật Bản, các chuyên gia của NB đã giúp đỡ Thái Lan trong nghiêncứu và phát triển sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người Nhật Hiện nay, TháiLan có hơn 10.000 sản phẩm được sản xuất và phát triển theo dự án trên, trong đó
có khoảng 460 sản phẩm bước đầu được bình chọn là các sản phẩm tiêu biểu vớichất lượng tốt Uỷ ban quốc gia Thái Lan đã xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án
“Mỗi làng mỗi sản phẩm” để bình chọn các sản phẩm tiêu biểu, đẩy mạnh bán hàng
và xây dựng mẫu sản phẩm cho tương lai Với quyết tâm thực hiện dự án, UB Quốcgia đã đề ra nguyên tắc chỉ đạo việc bình chọn sản phẩm “Tiêu biểu”, sản phẩm nổibật nhất của mỗi tỉnh của Thái Lan trên phạm vi quốc gia Các sản phẩm được bìnhchọn dựa trên các tiêu chí : sản phẩm có nhãn mác lâu đời, có tiềm năng xuất khẩu,sản xuất ổn định với chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu của khách hàng, sản phẩmtruyền thống.[34]
1.5.2 Các địa phương trong nước
* Tình hình phát triển chung
Việt Nam hiện có khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau, trong đó đaphần đã trãi qua lịch sử phát triển hàng trăm năm song song với quá trình phát triểnkinh tế xã hội, văn hoá và nông nghiệp của đất nước Ví như sản phẩm lụa của HàĐông (Hà Tây) có trên 1.700 năm lịch sử, sản phẩm gốm Bát Tràng (Hà Nội) đã cógần 500 năm tồn tại, nghề đan mây tre ở Phú Vinh (Hà Tây) cũng đã hình thành từcách đây 700 năm Trong khoảng 10 năm trở lại đây, mặc dù chỉ là một giai đoạnrất ngắn nhưng lại có nhiều thay đổi nhất so với cả quá trình phát triển rất dài củangành nghề thủ công VN Khối lượng sản phẩm làm ra đã tăng và mở rộng rấtnhanh, mẫu mã sản phẩm cũng đã nhanh chóng chuyển từ mẫu mã truyền thốngsang phỏng theo mẫu mã truyền thống Xu hướng này có khả năng vẫn tiếp tụctrong tương lai trước nhu cầu của thị trường ngày càng mở rộng
Trang 40Bộ mặt làng nghề TCMN đang thay đổi nhanh chóng do VN đang chuyểnsang kinh tế thi trường và khuyến khích xuất khẩu Quá trình CNH và áp dụngchính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, việc thúc đẩy sản xuấthàng thủ công làm tăng mức thu nhập bình quân của người dân nông thôn, việc ápdụng các công nghệ mới đang ngày càng phổ biến Lực lượng lao động trong ngànhnghề thủ TCMN đang có sự chuyển dịch, ngày càng có nhiều thợ thủ công có taynghề cao và lực lượng lao động trẻ tìm đến khu vực đô thị làm việc cho các nhàmáy, xưởng sản xuất sản phẩm thủ công lớn đang mọc lên ngày càng nhiều ở ngoại
ô các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM Thúc đẩy sản xuất thủ công đã trở thànhchính sách quan trọng ở cấp tỉnh và Trung ương nên các làng nghề mới và các cụmlàng nghề đang được khuyến khích phát triển để tạo ra sự tăng trưởng ổn định ở khuvực nông thôn, tạo công ăn việc làm Ngành nghề TCMN đang được bố trí, sắp xếplại, chính sách chuyển khu vực sản xuất ra khỏi khu dân cư đã và đang được thựchiện nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, phân công lao động, giảm thiểu ô nhiễm môitrường Nhìn chung, ngành nghề TCMN đang có những điểm thuận lợi trong giaiđoạn mới cũng như những hạn chế mang tính nội tại cần giải quyết để tiếp tục thựchiện vai trò của mình Nếu khắc phục được các điểm yếu, phát huy được các lợi thếthì đây sẽ là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp đáng kểcho nền kinh tế quốc dân, đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề về văn hoá, kinh
tế và xã hội của đất nước