MỤC LỤC
Phát triển ngành nghề TCMN theo hướng sản xuất hàng hoá tạo điều kiện xoá bỏ tình trạng chia cắt, khép kín trong từng địa bàn, từng đơn vị, hình thành và phát triển các mối quan hệ hợp tác, phân công lao động trong quá trình phát triển, thúc đẩy việc mở rộng giao lưu kinh tế và văn hoá giữa các vùng nông thôn, giữa thành thị và nông thôn, giữa trong nước và nước ngoài, tạo điều kiện cho kinh tế-xã hội ở nông thôn phát triển theo hướng văn minh, tiến bộ. Chính khả năng nghề nghiệp của họ cộng với năng lực tổ chức, quản lý sản xuất và tài năng kinh doanh của các nhà doanh nghiệp trong ngành TCMN đã tạo nên sức sống mới của nhiều làng nghề truyền thống hiện nay trên toàn quốc, không ít nghệ nhân, doanh nghiệp TCMN đã trở thành tỷ phú, tạo cơ hội có công ăn việc làm ổn định cho nhiều người lao động ở khu vực nông thôn và thành thị, góp phần tích cực, có hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
Do đặc điểm nghề nghiệp, tại các địa bàn có ngành nghề truyền thống phát triển thường có những nét đẹp của đời sống văn hoá rất riêng, bởi người thợ hành nghề bên cạnh mục đích kinh tế còn kết hợp với các yếu tố khác thiêng liêng, mật thiết, nó trở thành chất kết dính bền vững trong các làng nghề. Chúng ta xuất khẩu hàng TCMN ra thị trường thế giới càng nhiều càng tốt, nhưng tất cả cần phải toát lên bản sắc văn hoá VN, làm cho sản phẩm, hàng hoá mang thương hiệu VN nhưng vẫn có những nét riêng của từng làng nghề, không lẫn được với sản phẩm, hàng hoá của những nước khác, cũng tức là mang văn hoá kinh doanh của VN ra thế giới, góp phần làm phong phú thêm văn hoá kinh doanh toàn cầu.
Tính mỹ thuật, độc đáo của sản phẩm thủ công mỹ nghệ là sự kết tinh và.
Nghề thủ công ở nước ta cũng như trên thế giới vẫn tiếp tục tồn tại và có chỗ đứng của mình, vì con người ở mọi nơi, vào mọi thời đại, ngoài cái tiện lợi, vẫn còn cần đến cái đẹp, ngoài những vật dụng mang tính kỹ thuật, máy móc, vẫn cần đến những sản phẩm mang tính “nhân văn”, biểu lộ những trăn trở, suy tư của nghệ nhân, những cái làm nên nét độc đáo của từng sản phẩm thủ công. Chính những đặc điểm như sự ấm cúng của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, những kỹ thuật phát triển ở môi trường địa phương và vẻ đẹp của nguyên liệu qua bàn tay của những người thợ thủ công, các nghệ nhân đã biến thành các tác phẩm nghệ thuật đang được xã hội hiện đại ưa chuộng.
Ngày nay, trong quá trình thực hiện CNH, ngành nghề nông thôn không đơn thuần chỉ sử dụng lao động có kinh nghiệm, với những công cụ lao động thủ công truyền thống, mà còn có sự đan xen giữa lao động thủ công truyền thống với lao động có trình độ chuyên môn cao, kết hợp giữa công nghệ cổ truyền và công nghệ hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm vừa mang tính dân tộc cao, lại có mẫu mã đẹp, hiện đại đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng của thị trường. Đối với ngành nghề TCMN, Chính phủ cần có các biện pháp để phát huy mẫu mã thiết kế, bí quyết công nghệ và xây dựng khái niệm về thiết kế mẫu mã, xem xét các vấn đề pháp lý về việc sao chép mẫu mã và bảo vệ bản quyền theo luật sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi chính đáng để các doanh nghiêp chú trọng đầu tư vào quy trình thiết kế nhằm tạo ra các lợi thế của mình trên thị trường, đồng thời có những khuyến cáo để các doanh nghiệp tránh được các rắc rối về vấn đề pháp lý khi sao chép mẫu mã, kiểu dáng của các nhà sản xuất kinh doanh khác, nhất là trên thị trường xuất khẩu.
Qua kết quả điều tra thống kê, ở Nhật Bản có 876 nghề tiểu thủ công nghiệp khác nhau như chế biến lương thực, thực phẩm bằng nông sản, thuỷ sản (như bột gạo, miến, đậu phụ, tương, dấm, rượu sakê, mắm..), nghề đan lát bằng tre nứa, nghề dệt chiếu, bao tải bằng rơm, nghề thủ công mỹ nghệ (gốm sứ, sơn mài, chạm khắc gỗ), nghề dệt lụa may áo kimônô, nghề rèn nông cụ với công nghệ cổ truyền rèn kiếm Nhật nổi tiếng. Sau đó Thái Lan kịp thời chuyển hướng CNH, đa dạng nền kinh tế hướng vào xuất khẩu, phát huy lợi thế đất và nguồn lao động, lấy nông nghiệp làm điểm tựa, đẩy mạnh sản xuất, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng truyền thống, nông, lâm, thuỷ sản đồng thời xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp mủi nhọn, có trọng điểm để sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao.
Các vấn đề hạn chế : sản phẩm thủ công mỹ nghệ ít tính sáng tạo, chủ yếu làm theo mẫu có sẵn, đơn đặt hàng hoặc làm theo mẫu mã của nước ngoài; số đông doanh nghiệp tại các làng nghề Hà Tây vẫn phải xuất khẩu sản phẩm qua khâu trung gian, chưa thâm nhập được kênh phân phối hàng nhập khẩu của nước ngoài. Tuy nhiên, kết quả cũng chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn do việc đầu tư cho một dây chuyền công nghệ nung gas rất tốn kém trong khi đó hầu hết các cơ sở làm gốm ở đây đang còn ở quy mô rất nhỏ, kinh phí không nhiều và trên thực tế thì những sản phẩm gốm đòi hỏi kỹ thuật thủ công thì chỉ có những lò than mới đáp ứng được.
Giai đoạn này, với hàng nghìn cơ sở sản xuất hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, hộ cá thể thu hút hơn 20.000 lao dộng, hàng năm ngành nghề TTCN truyền thống và TCMN đã sản xuất ra một khối lượng lớn sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu sang Liên Xô, các nước Đông Âu như : hàng thêu khăn trải giường, dép thêu, thảm len, dệt kim, may mặc, đan len, nón lá, hàng mây, mành tre, chổi đót, mộc dân dụng, mộc điêu khắc, mỹ nghệ chạm khảm, sơn mài, đúc đồng, giày dép da, chế biến lương thực, thực phẩm, cơ kim khí… đem lại giá trị sản xuất và xuất khẩu hàng chục triệu Rúp đôla, chiếm trên 45% giá trị tổng sản lượng toàn ngành kinh tế của thành phố. Một số nghề cũng mai một dần như thảm len, đúc đồng, thêu ren, chổi đót, mây tre, đan len, nón lá…Những năm gần đây, ngành du lịch phát triển cùng với những tiềm năng, lợi thế về các giá trị văn hoá, nghệ thuật cùng với sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, các cấp chính quyền địa phương, các ngành nghề thủ công truyền thống Thành phố đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực, nhiều nghề và làng nghề đã và đang khôi phục phát triển trở lại như mộc mỹ nghệ, đúc đồng mỹ nghệ, thêu tay truyền thống, kim hoàn, mỹ nghệ chạm khảm, sơn son thếp vàng, mộc nhà rường, khảm sành sứ, tôm chua, mè xửng, chế biến thực phẩm đặc sản.
Qua bảng 13 có thể nhận thấy, nghề thêu có tỷ lệ lao động nữ chiếm 95,3%, trong khi nghề đúc đồng và nghề mộc mỹ nghệ chủ yếu là nam giới với tỷ lệ tương ứng là 96,7% và 93,9%, số lao động nữ trong nhóm đúc đồng chủ yếu là con gái hoặc vợ của chủ đơn vị đứng ra phụ giúp công việc bán hàng, số lao động nữ trong nhóm mộc bên cạnh công việc bán hàng còn có một số lao động trực tiếp với các công việc như làm nguội, hoàn thiện sản phẩm… Đối với nguồn lao động, nhìn chung cả ba nghề đều sử dụng lao động thuê ngoài, tuy nhiên nghề mộc mỹ nghệ và nghề thêu có tỷ lệ cao hơn với trên 70%, trong khi đó nhóm nghề đúc đồng có tỷ lệ lao động trong gia đình chiếm 46% cao hơn hai nhóm còn lại. Nghề mộc mỹ nghệ và nghề thêu mặc dù không có ý nghĩa thống kê nhưng không thể xem nhẹ vai trò của lao động gia đình bởi vì cũng như nghề đúc đồng, lao động gia đình của nghề mộc mỹ nghệ và nghề thêu cũng đóng vai trò quản lý quan trọng trong đơn vị mặc dù vai trò tham gia sản xuất trực tiếp không phổ biến như đối với nghề đúc đồng, nhất là đối với nghề thêu các đơn vị có mức thu nhập cao người chủ đơn vị hầu như tập trung vào khâu quản lý sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, khách hàng, quản lý lao động…, đây là xu hướng tích cực để các đơn vị phát triển với quy mô ngày càng lớn hơn.
Tuy thiếu vốn nhưng rất ít đơn vị vay vốn, chỉ có nhóm đúc đồng có vay tuy nhiên nguồn vay thường là từ các chương trình vay khuyến công ưu đãi, nghề mộc mỹ nghệ các chủ đơn vị có tham gia vào các hiệp hội có điều kiện vay được vốn khuyến công tuy nhiên số lượng rất ít do các cơ quan quản lý nhà nước chưa tổ chức các chương trình ưu đãi đối với nhóm nghề này, nghề thêu cũng trong tình trạng tương tự như nghề mộc. Nghề thêu có đặc thù phù hợp với khí chất và thời gian lao động của nữ giới nên số lao động tham gia học nghề mới thường khá đông, tuy nhiên số có thể học thành nghề và tiếp tục theo nghề không cao, với 2% lao động học nghề cho thấy các đơn vị chỉ thích sử dụng các lao động đã có tay nghề tốt và không muốn tốn thời gian đào tạo lao động mới vì cho rằng lao động học xong nghề có thể sẽ chuyển đi làm việc cho các đối tác khác.
Nghề mộc mỹ nghệ, hầu hết các công đoạn đều sản xuất bằng tay nên phát triển nghề này sẽ tạo ra một nên một nguồn cầu lao động lớn, các doanh nghiệp lớn khai thác được các hợp đồng xuất khẩu trực tiếp có thể sử dụng đến vài trăm lao động, nghề mộc mỹ nghệ hiện đang là một trong những nghề có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và nhiều tiềm năng mở rộng. Nhưng trong thời gian đến, nếu được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo của tỉnh và thành phố Huế cộng với sự hưởng ứng, đầu tư của giới doanh nghiệp và nỗ lực của chính các đơn vị trong ngành nghề TCMN, hiệu quả của việc kết hợp phát triển giữa ngành du lịch và ngành nghề TCMN sẽ tạo ra tính cộng hưởng rất tích cực góp phần phát triển và tạo ra sự thịnh vượng chung cho cả hai ngành nghề.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận, tìm kiếm, mở rộng thị trường như: khai thác và cung cấp thông tin dự báo thị trường; xây dựng các chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là mạng Internet kết hợp với công tác đối ngoại; tham gia các hội chợ triển lãm, các cuộc thi sản phẩm thủ công truyền thống, xây dựng thương hiệu. - Thành lập một cơ quan độc lập để tiến hành thu thập, tổng hợp, phân tích một cách toàn diện thông tin về ngành nghề thủ công trên cả nước từ các vấn đề về số lượng các làng nghề, số lượng lao động-nghệ nhân, hiện trạng đào tạo kỹ thuật ở các trường dạy nghề cho đến các vấn đề bảo tồn các sản phẩm thủ công, thị trường nguyên liệu, tiêu thụ, ô nhiễm tại các làng nghề.