1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Môn giáo dục học (1)

27 2,8K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 261 KB

Nội dung

Tính giai cấp thể hiện một cách đậm nét trong tất cả các mặt khác nhau của nền giáodục; đặc biệt là trong mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, chínhsách giáo dục,

Trang 1

Giáo dục có chức năng truyền bá hệ tư tưởng, đường lối, quan điểm, chính sách…của giai cấp Giáo dục đào tạo ra những thế hệ con người biết trung thành với giai cấp, phục

vụ đắc lực cho sứ mệnh lịch sử của giai cấp Mặt khác trong các xã hội đó, giáo dục bao giờcũng là đặc quyền, đặc lợi của giai cấp cầm quyền Sự phân hóa giai cấp và bất bình đẳng vìvậy mà ngày càng trở nên sâu sắc hơn

Trong xã hội có giai cấp đối kháng, không thể có một nền giáo dục trung lập hoặcđứng ngoài cuộc đấu tranh giai cấp, thoát li hệ tư tưởng giai cấp Cũng không thể có mộtnền giáo dục bình đẳng, mang lại lợi ích cho giai cấp

Tính giai cấp thể hiện một cách đậm nét trong tất cả các mặt khác nhau của nền giáodục; đặc biệt là trong mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, chínhsách giáo dục, mối quan hệ xã hội trong giáo dục…

Nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay càng thể hiện tính giai cấp đậm nét.Nền giáo dục chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của giai cấp công nhân và làmột phương tiện cơ bản phục vụ cho sự thành công của sự nghiệp cách mạng của Đảng.ĐCSVN đã vạch ra những đường lối đúng đắn để phát triển giáo dục, nhờ đó mà giáo dụccũng đã từng bước đổi mới, phát triển và đạt được những thành tựu ngày càng cao Tínhgiai cấp của nền giáo dục Việt Nam đã được khẳng định một cách chắc chắn trong các vănkiện của Đảng, trong các nghị quyết, hệ thống luật pháp của Nhà nước, đặc biệt là trong

Trang 2

Luật giáo dục, về mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, hệ thống giáo dục, các chính sáchgiáo dục, các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực giáo dục… Nền giáo dục Việt Nam đanghướng tới một nền giáo dục dân chủ cho tất cả mọi người, bởi tất cả mọi người nhằm pháttriển hài hòa nhân cách cho con người Việt Nam Nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của

sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước

1.2 Tính kế thừa:

Sự phát triển của giáo dục mang tính lịch sử - xã hội, đồng thời cũng mang tính kếthùa Các nền giáo dục bao giờ cũng có sự phát triển liên tục Nền giáo dục là sản phẩm củalịch sử xã hội, nó chỉ phù hợp và chỉ có ý nghĩa trong từng giai đoạn lịch sử nào đó Khi xãhội bước sang một thời kì mới thì nền giáo dục đó sẽ bộc lộ những yếu tố lạc hậu, lỗi thời,bất cập, không phù hợp; đòi hỏi phải thay đổi, làm cho nền giáo dục phù hợp hơn với cácđiều kiện xã hội mới

Một mặt tiếp nhận có chọn lọc, có phê phán những yếu tố tích cực của nền giáo dục

cũ, làm cho nó phù hợp với hòa cảnh mới, vận dụng sáng tạo vào trong thực tiễn giáo dụcmới Mặt khác, mạnh dạn xóa bỏ, loại trừ những yếu tố lạc hậu, lỗi thời, thay thế vào đónhững yếu tố mới mẻ, tích cực và tiên tiến của thế giới để có thể xây dựng một những nềngiáo dục vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại, phù hợp với thực tiễn đấtnước trong thời kì mới

Cần tránh hai quan điểm cực đoan và sai lầm Một là, phủ nhận sạch trơn thành tựcủa nền giáo dục cũ, đoạn tuyệt với quá khứ, Như thế, nền giáo dục sẽ không phát triểnđược vì thiếu đi những tiền đề cần thiết Hai là, tư tưởng hoài cổ, luyến tiếc quá khứ, dẫn tới

sự trì trệ, bảo thủ, ngại đổi mới Như vậy cũng không thể tạo ra sự phát triển vì luôn bị kìmhãm của cái cũ, sợ sai, không tạo ra được cái mới

Giáo dục Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới mang tính đột phá Một mặt vừaphải kế thừa những thành quả của hơn 60 năm của nền giáo dục cách mạng và truyền thốnghơn 4000 năm văn hiến của dân tộc Mặt khác, phải tiếp nhân những thành tựu tiên tiến củacác nhà giáo dục thế giới cũng như thành tựu khoa học – công nghê hiện đại của nhân loại

Trang 3

để hiện đại hoá nền giáo dục nước nhà, xây dựng một nền giáo dục mới ngang tầm thời đại,

có đủ khả năng để đào tạo ra những thế hệ con người phát triển hài hòa, thự hiện thành công

sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước

2 Chức năng xã hội của giáo dục:

2.1 Chức năng kinh tế - sản xuất:

Sự phát triển xã hội được đặc trưng bởi sự phát triển kinh tế Mọi xã hội đều đượcxây dựng trên nền tảng của các nền kinh tế và được tạo ra bởi các yếu tố kinh tế Cho nên,phát triển xã hội, trước hết phải tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế

Các nguồn lực để phát triển kinh tế cũng rất đa dạng, trong đó các nguồn lực cơ bản cóthể kể đến là:

- Nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng cao

- Công nghệ hiện đại (máy móc, kĩ thuật và thông tin)

- Nguồn vốn đủ mạnh

- Thị trường rộng mở, ổn định

- Tài nguyên phong phú (thiên nhiên, văn hóa)

Giáo dục tác động trực tiếp hoặc gián tiếp các nguồn lực nói trên Thông qua các quátrình giáo dục và dạy học, bằng nhiều hình thức khác nhau, giáo dục trực tiếp đào tạo ra mộtđội ngũ lao động đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, trình độ cao, một mặt, để thay thế chonhững lao động đã mất; mặt khác, để bổ sung, nâng cao và đáp ứng nguồn nhân lực cho yêucầu mở rộng và phát triển sản xuất Chất lượng nguồn nhân lực được đặc trưng bởi trình độđược đào tạo Tất cả đều do giáo dục quyết định Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực có chấtlượng tốt tạo động lực cho sự phát triển kinh tế

Giáo dục cũng là một phương thức trực tiếp làm phát triển khoa học công nghệ vì nótrực tiếp đào tạo ra những chủ thể của khoa học và công nghệ, trực tiếp tham gia vào quátrình chuyển giao tiếp nhận và ứng dụng khoa học – công nghệ Nhờ giáo dục mà làm chokhoa học – công nghệ trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp

Trang 4

Ngoài ra giáo dục còn gián tiếp tác động và làm phát triển các nguồn lực khác trênnhững phương diện nào đó Chẳng hạn việc sử dụng nguồn vốn, việc tìm kiếm, khai thác vàphát triển thị trường, khai thác sử dụng tài nguyên theo hướng phát triển bền vững…

Như vậy, giáo dục đã thực sự trở thành một nguồn lực cơ bản để tạo ra sự phát triển chonền kinh tế Do đó, muốn phát triển kinh tế thì trước hết phải tập trung mọi nỗ lực để pháttriển giáo dục, dựa vào giáo dục và lấy giáo dục làm động lực

2.2 Chức năng chính trị - xã hội:

Sự phát triển xã hội cũng được thể hiện ở sự ổn định của hệ thống chính trị của mỗiquốc gia Các giai cấp hay các Đảng cầm quyền phải tập trung mọi nỗ lực và sử dụng mọithứ công cụ cần thiết để thực hiện những ý đồ chính trị, đạt được những mục tiêu của mình,củng cố địa vị cầm quyền và hướng tới sự ổn định chính trị để phát triển

Giáo dục góp phần đắc lực vào việc củng cố và làm ổn định hệ thống chính trị thôngqua việc thực hiện chức năng tuyên truyền, làm cho những đường lối, quan điểm của Đảngcầm quyền, những chính sách, chiến lược, hệ thống luật pháp của Nhà nước,… đến đượcvới mọi tầng lớp nhân dân, là, thay đổi ý thức, hình thành niềm tin, lí tưởng, tạo ra sự đồngtình, ủng hộ Đó là những điều kiện cơ bản để tạo ra được sức mạnh tinh thần to lớn đảmbảo cho sự thành công của sự nghiệp cách mạng của giai cấp

Giáo dục đào tạo ra những con người trung thành với giai cấp, đáp ứng yêu cầu củacông cuộc cách mạng, co đủ khả năng để thực hiện thành công sự nghiệp chính trị của giaicấp, góp phần khẳng định , củng cố địa vị chính trị của giai cấp Như vậy, giáo dục ở trongbất kì một chế độ xã hội nào cũng phục vụ đắc lực cho chính trị, không thể có một nền giáodục nào thoát li chính trị, phủ chính trị

Giáo dục là một yếu tố cơ bản để tạo ra sự phân hóa xã hội: phân hóa tầng lớp xã hội,phân hóa giai cấp, thành phần xã hội… Trong các xã hội cũ, giáo dục bao giờ cũng phục vụcho lợi ích của giai cấp cầm quyền do đó làm tăng khoảng cách xã hội giữ các giai cấp haytầng lớp xã hội, làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc

Trang 5

Giáo dục tác động toàn diện đến các mặt, các lĩnh vực khác nhau của đờ sống xã hội,làm biến đổi sâu sắc cấu trúc xã hội, mối quan hệ xã hội, bình đăng xã hội, hành vi xã hội,phân công lao động xã hội,…

Trong xã hội ngày nay, giáo dục của toàn thế giới đang hướng tới một nền giáo dụcdân chủ, bình đẳng Nền giáo dục đó mở rộng cơ hội cho mọi thành phần dân cư, khôngphân biệt, đều được tiếp nhận giáo dục một cách bình đẳng và dân chủ để phát triển, làmthay đổi vị trí xã hội cho mỗi cá nhân và cộng đồng Giáo dục vừa là mục tiêu, vừa làphương tiện hữu ích cho các cuộc cách mạng xã hội trên phạm vi toàn nhân loại cũng như ởmỗi quốc gia

2.3 Chức năng tư tưởng – văn hóa:

Giáo dục với tư cách là một công cụ đấu tranh giai cấp, trở thành một phương tiện cơbản để truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp, nâng cao trình độ dân trí, xây dựng niềm tin vàthế giới quan giai cấp, cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Một mặt, nó sẽ địnhhướng cho những hành động đúng đắn để góp phần xây dựng và phát triển đất nước, tạonên sự thành công cho sự nghiệp của Đảng, của giai cấp Mặt khác, giáo dục giúp cho học

có đủ vũ khí, bản lĩnh để chống lại mọi âm mưu, luận điệu nhằm chống phá cách mạng,Đảng Cộng sản và cản trở con đường xây dựng CNXH, tuyên truyền phản động trái ngượcvới tư tưởng của giai cấp Đặc biệt ở nước ta trong giai đoạn hiện nay thì công tác giáo dục

tư tưởng càng trở nên quan trọng

Giáo dục với tư cách là một phương tiện để truyền bá văn hóa, tái tạo văn hóa có tácdụng tích cực trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa cho mỗi dân tộc Thông quaquá trình giáo dục, dạy học mà hệ thống các giá trị văn hóa của nhân loại và của dân tộcđược tái tạo trong mỗi các nhân; một mặt làm cho văn hóa được giữ gìn, bảo tồn; mặt kháclàm cho các cá nhân phát triển để trở thành những nhân cách, những chủ thể văn hóa, cókhả năng tạo ra các giá trị văn hóa mới, góp phần làm văn hóa phát triển cho mỗi dân tộc vàcho nhân loại

Trang 6

Giáo dục là một phương tiện đấu tranh để xóa bỏ những thói hư tật xấu, những hủ tụccủa xã hội; cổ vũ cho những giá trị, hành vi văn hóa truyền thống tốt đẹp, giàu bản sắc dântộc và những giá trị tích cực, hiện đại của thế giới, xây dựng những thói quen, lối sống, nếpsống mới hiện đại, phù hợp Giáo dục trở thành một phương tiện cơ bản để phát triển vănhóa.

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách:

3.1 Yếu tố di truyền:

3.1.1 Khái niệm di truyền:

Di truyền là sự tái tạo lại ở trẻ những thuộc tính sinh học nhất định của cha mẹ, là sựtruyền lại từ cha mẹ những thuộc tính và những đặc điểm sinh học nhất định đã được ghi lạitrong chương trình của hệ thống gen

3.1.2 Vai trò của yếu tố di truyền đối với sự phát triển nhân cách:

Di truyền tốt là điều kiện tốt tạo nền tảng, tiền đề vật chất để phát triển nhân cách.Song yếu tố di truyền này chưa chắc đã tạo cơ sở cho sự phát triển nếu con người khôngchịu rèn luyện Những tư chất cha mẹ để lại cho con cái nó không quyết định xem là đứa trẻtrở thành người có năng lực trong một lĩnh vực cụ thể nào đó Khi đứa trẻ sỉnh ra khôngnhận được ở cha mẹ các kinh nghiệm để phản ánh thế giới một cách tốt hơn

Di truyền không quy định giới hạn của sự phát triển nhân cách con người Con ngườisinh ra không hề có một chương trình nào định trước về hành vi của mình

Không nhận được ở bố mẹ các yếu tố di truyền thuận lợi nhưng nếu có môi trườnghoạt động tốt và được hướng nền giáo dục tốt, đặc biệt nếu bản thân nỗ lực, cố gắng thì vẫn

có thể trở thành người tài.Tuy nhiên, trong một số trường hợp di truyền còn cản trở cho sựphát triển nhân cách của cá nhân

Bẩm sinh – di truyền chỉ phát huy được vai trò của mình trong mối quan hệ với cácyếu tố khác: môi trường, giáo dục, hoạt động cá nhân

 Bẩm sinh – di truyền là tiền đề vật chất, tạo cơ sở chứ không phải là nguyên nhân, yếu tốquyết định sự hình thành và phát triển nhân cách con người

Trang 7

2.1.3 Phê phán các quan điểm sai lầm về di truyền:

Những quan niệm sai lầm về vai trò của di truyền:

 Quan điểm duy tâm trong “Thuyết ưu sinh”, thuyết định mệnh do di truyền đã tuyệt đốihóa vai trò của di truyền Những người theo trường phái này cho rằng, tư chất của conngười được quy định trước hành vi của người đó, quy định trước phẩm chất và trình đọhoạt động trí tuệ của con người Theo họ, trẻ em sinh ra có những yếu tố sinh học thuậnlợi hoặc bất lợi sẽ quyết định mặt “thiên tài” hay “đần độn” sau này của trẻ nhỏ

 Phái “Nhi đồng học” cho rằng, nhân cách, đạo đức của con người cũng mang tính ditruyền vì thế cha mẹ thuộc tầng lớp nào sẽ quyết định vận mệnh của con cái họ như vậy.Theo họ, con cái của những nhà bác học, nhà giàu có sẽ trở thành những người thôngthái, thành đạt, giàu có, còn con cái của những người lao động bình thường, những kẻtrộm cắp, rượu chè,…cũng chỉ là những người như cha mẹ chúng

 Ngược lại với các quan điểm trên, thuyết “Giáo dục là vạn năng phủ nhận hoàn toàn vaitrò của di truyền Những người theo trường phái này cho rằng yếu tố di truyền không cóvai trò gì trong sự phát triển nhân cách Con người trở thành tốt hay xấu, thiện hay ác,tài giỏi hay đần độn,…hoàn toàn do giáo dục quyết định

Những quan điểm trên là đề cao quá mức, hoặc phủ nhân hoàn toàn vai trò của yếu tốbẩm sinh – di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, đều là những quan niệmsai lầm, phản khoa học

 Kết luận sư phạm:

 Trong quá trình giáo dục cần chú ý đúng mực đến vai trò là tiền đề, là điều kiện của yếu

tố bẩm sinh – di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, đều là những quanniệm sai lầm phản khoa học

 Tổ chức hoạt động và giao tiếp phong phú, tạo điều kiện quan tâm, tìm hiểu, sớm pháthiện những em học sinh có năng khiếu đặc biệt, có tư chất tốt, tạo điều kiện để các em

có thể phát triển tài năng của mình trở thành nhân tài cho đất nước

 Làm tốt công tác bồi dưỡng năng khiếu, đào tạo nhân tài

Trang 8

 Phát huy tính tích cực của cá nhân trong quá trình DH

3.2 Môi trường:

3.2.1 Môi trường và các loại môi trường:

3.2.1.1 Khái niệm môi trường:

Môi trường là hệ thống phối hợp các hoàn cảnh bên ngoiaf, các điều kiện tự nhiên và

xã hội chung quanh cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người, trong đó có sự hìnhthành và phát triển nhân cách

3.2.1.2 Các loại môi trường:

* Môi trường tự nhiên:

Môi trường tự nhiên bao gồm các điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái (khí hậu, đất đai,sinh vật,…) phục vụ cho các hoạt động học tập, lao động, rèn luyện, vui chơi giải trí chocon người

* Môi trường xã hội:

- Môi trường chính trị (chế độ chính trị - xã hội, các quan hệ giai cấp xã hội, các cơ quanchính quyền; các đoàn thể chính trị, các tổ chức xã hội…)

- Môi trường kinh tế - sản xuất (chế độ kinh tế; các quan hệ kinh tế - sản xuất, các cơ sở sảnxuất kinh doanh khác nhau…)

- Môi trường sinh hoạt xã hội (gia đình, các tổ chức sinh hoạt cộng đồng…)

Trong môi trường xã hội còn được chia thành môi trường nhỏ và môi trường lớn

3.2.2 Vai trò:

3.2.2.1 Vai trò của môi trường tự nhiên:

- Là điều kiện cần thiết cho sự sống và phát triển của con người

- Có thể ảnh hưởng tốt haowjc không tốt đối với sức khỏe con người

- Điều kiện tự nhiên khác nhau là cơ sở hình thành nên những nét tính cách, năng lực,phẩm chất khác nhau ở con người

 Môi trường tự nhiên chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành và phát triển nhữngphẩm chất và năng lực riêng biệt ở con người thông qua cuộc sống của họ

Trang 9

3.2.2.2 Vai trò của môi trường xã hội:

Môi trường đưa ra những nhu cầu khách quan đối với nhân cách con người trongnhững giai đoạn lịch sử nhất định Đó chính là kiểu mẫu nhân cách con người xã hội xem làmục tiêu phấn đấu xây dựng, nó còn là động lực cho sự phát triển liên tục của xã hội

Môi trường tạo ra các phương tiện, điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhâncách theo yêu cầu khách quan đã được xác định  Giúp con người tham gia vào các hoạtđộng, giao lưu với những nội dung đa dạng, phong phú  Cá nhân có thể chiếm lĩnh mọikinh nghiệm xã hội, giá trị văn hóa để hình thành và phát triển nhân cách

Môi trường quan tâm đặc biệt, khai thác và sử dụng hợp lí, có hiệu quả những khảnăng hiện có của con người với nhân cách đang phát triển  Thúc đẩy bản thân phát triểntheo những định hướng mà môi trường đã xác định, góp phần tích cuwjcvafo iệc phát triểnmôi trường ngày càng văn minh, hiện đại, giúp con người có những điều kiện thuận lợi đểtiếp tục phát triển và hòan thiện nhân cách

Môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người thôngqua các mối quan hệ xã hội đa dạng: quan hệ giai cấp, dân tộc, gia đình; quan hệ sản xuất,

…Nhờ các mối quan hệ này mà con người và môi trường tác động qua lại lẫn nhau  nhâncách con người được hình thành và phát triển

Môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách, song ảnh hưởng

đó theo chiều hướng và mức độ khác nhau đối với các loại thành phần xã hội khác nhau,thậm chí ở các cá nhân khác nhau Bởi trong cùng một xã hội nhưng mỗi thành viên lại cómột vị trí, điều kiện sống, học tập, lao động,… khác nhau Vì vậy ảnh hưởng của môitrường đến từng cá nhân là không giống nhau, ảnh hưởng của các thành viên xã hội khácnhau đối với môi trường cũng không hoàn toàn giống nhau Hơn nữa, mỗi thành viên trong

xã hội là một cá thể riêng lẻ, có lập trường, quan điểm, thái độ, riêng Vì vậy tùy tính chất ,mức độ ảnh hưởng của môi trường với sự phát triển cá nhân còn tùy thuộc vào lập trường,thái độ, quan điểm cá nhân đối với ảnh hưởng đó

Trang 10

Môi trường không chỉ anh hưởng tích cực mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự hìnhthành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân Bởi trong mối quan hệ với môi trường, mộtmặt cá nhân thu thập, tận dụng những ảnh huorng tốt, mặt khác cá nhân cũng chịu nhữngảnh hưởng xấu do môi trường đem lại Những ảnh hưởng tốt, xấu đan xen vào nhau, ảnhhưởng đến sự phát triển không đồng đều, thậm chí trái ngược nhau của các yếu tố môitrường.

3.2.2 Phê phán các quan điểm sai lầm:

- Quan điểm tuyệt đối hóa vai trò của MT đối với sự hình thành và phát triển nhân cách:Thuyết “Định mệnh do hoàn cảnh”, quan niệm “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”,…

- Quan điểm phủ nhận hoàn toàn vai trò của môi trường, cho răng môi trường không có tácdụng gì đối với sự hình thành và phát triển nhân cách: Thuyết “Giáo dục là vạn năng”

 Môi trường tuy không có vai trò quiets định đối với sự phát triển nhân cách nhưng nó lại

có vai trò rất quan trọng bởi vì con người không thể trở về theo đúng nghĩa, càng không thểtrở thành người có nhân cách nếu không sống được trong xã hội loài người

3.2.3 Kết luận sư phạm:

- Phát huy và khai thác triệt để những yếu tố tích cực từ môi trường

- Phòng ngừa, hạn chế tối đa và loại bỏ hẳn những yếu tố tiêu cực của môi trường đến sựphát triển nhân cách của học sinh

- Nhà trường, giia đình, xã hội cần phối hợp thống nhất với nhau, tạo môi trường trongsạch, lành mạnh, giúp ích cho sự phát triển nhân cách của các thành viên trong xã hội, đặcbiệt là thế hệ trẻ

- Cần giúp thế hệ trẻ có những hiểu biết cần thiết về các tệ nạn xã hội, tác hại chúng thôngqua các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa, giúp các em có bản lĩnh vững vàng chốnglại những cám dỗ tiêu cực của xã hội

4 Quy luật cơ bản của quá trình dạy học:

* Quy luật dạy học phản ánh những mối liên hệ tất yếu, vốn có của QTDH, bao gồm các quy luật:

Trang 11

- Quy luật thống nhất biện chứng giữa dạy và học

- Quy luật thống nhất biện chứng giữa dạy học và giáo dục

- Quy luật thống nhất biện chứng giữa dạy học và phát triển trí huệ của học sinh

- Quy luật thống nhất giữa nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, và hình thức tổ chức dạy học

- Quy luật về tính quy định của môi trường kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ đối vớicác thành tố của QTDH…

* Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học là quy luật cơ bản của QTDH:

- Vì:

+ Nó phản ánh mối liên hệ tất yếu, chủ yếu và bền vững giữa hai thành tố cơ bản đặc trưngcho tính hai mặt của QTDH

+ Chi phối, ảnh hưởng tích cực đền các quy luật khác của QTDH

+ Các quy luật khác chỉ phát huy tác dụng dưới ảnh hưởng tác động của quy luật này

- Biểu hiện:

+ Giáo viên là chủ thể tác động sư phạm có vai trò chủ đạo Đối tượng của hoạt động dạy làhọc sinh và quá trình học tập của học sinh Trong quá trình này giáo viên sẽ giúp học sinhxác định mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ học tập, lựa chọn được nội dung và phương pháp họctập, tự kiểm tra đánh giá quá trình lĩnh hội kinh nghiệm

+ Hoạt động dạy của giáo viên là một hoạt động có tính toàn diện, tinh tế đồi hỏi người giáoviên phải có phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp nhất định Trách nhiệm của giáo viên làthực hiện, dạy học có hiệu quả, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh phù hợp vớiyêu cầu xã hội

- Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động dạy và bản thân người dạy cũng thay đổi vàphát triển, vì:

+ Yêu cầu của việc đào tạo con người cho thời đại tương lai đòi hỏi giáo viên không ngừngnâng cao hiểu biết của mình về các khoa học liên quan đến môn mình dạy, về hoạt độnggiáo dục và dạy học

Trang 12

+ Hoạt động dạy của giáo viên bao gồm các dạng hoạt động đòi hỏi những hiểu biết và kĩnăng tương ứng Đó là hoạt động giao tiếp, hoạt động điều khiển và quản lí, hoạt độnghướng dẫn và giảng giải Các hoạt động này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Các hoạtđộng của giáo viên đều có đối tượng tác động là học sinh Vì vậy, DH phải đúng đối tượng,phù hợp với đối tượng, phát hiện kịp thời các mâu thuẫn chi phối đối tượng, đặc biệt là cácmâu thuẫn bên trong, chủ yếu của đối tượng để giải quyết nó nhằm đưa đối tượng phát triểnnhanh hơn

- Trong QTDH, hoạt động của học sinh được xem là hoạt động trung tâm Qua hoạt động

đó, người học có thể ý thức được ngày càng đầy đủ, chính xác, sâu sắc, đầy đủ và hoànthiện các mục đích, nhiệm vụ học tập, tri thức, kĩ năng, kĩ xảo; từ việc vận dụng những điều

đã học vào các tình huống quen thuộc đến các tình huống mới Trên cơ sở đó ngày cànghoàn thiện năng lực, phẩm chất trí tuệ, hình thành thế giới quan khoa học và phẩm chất đạođức

- Học sinh vừa là đối tượng của hoạt động dạy, vừ là chủ thể của hoạt động học tập Họcsinh tiếp thu những tác động của giáo viên một cách có ý thức để rồi tự thân vận động, biếnquá trình đào tạo trở thành quá trình tự đào tạo Như vậy chất lượng của QTDH phụ thuộcvào mức độ tích cực, độc lập, tự giác, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập

 Hoạt động dạy và học có quan hệ biện chứng, quy định sự tồn tại của nhau: kết quả củahoạt động này phụ thuộc vào hoạt động kia

5 Bản chất quá trình dạy học:

- Bản chất là thuộc tính căn bản, ổn định, vốn có của sự vật, hiện tượng Trong quá trìnhphát triển loiaf người không ngừng nhận thúc và cải tạo thế giới khác quan, không ngừngtích lũy, hệ thống hóa, khái quát hóa những tri thức và truyền lại cho thế hệ kế tiếp sau Quátrình lĩnh hội và truyền thụ đó gọi là quá trình dạy học

* Quá trình dạy học trước hết là quá trình nhận thức độc đáo của người học Bởi vì

quá trình học tập của học sinh thực chất là quá trình lĩnh hội Học sinh sẽ linh hội được

Trang 13

những kinh nghiệm xã hội mà con người tích lũy qua nhiều thế hệ Quá trình nhận thức củahọc sinh có những đặc điểm sau:

- Là sự phản ánh sự vật hiện tượng một cách độc đáo và có chọn lọc

- Quá trình vận động từ không có kiến thức đến có kiến thức là một quá trình vận động biệnchứng

- Hoạt động nhận thức của loài người đi trước hoạt động dạy học

- Những hoạt động nhận thức của người học diễn ra trong môi trường sư phạm, có sự hướngdẫn, tổ chức, điều khiển của người dạy, vì thế mà dê dàng hơn, tiết kiệm được thời gian vàcông sức

- Quá trình nhận thức của người học còn chứa đựng các khâu củng cố, ôn tập, kiểm tra,đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhằm biến chúng thành cái vốn riêng của mình Mặt khác,trong quá trình nhận thức người học còn phải phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, dần dầnhình thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất khác của con người

Dạy và học là hai hoạt động đặc trưng co bản của quá trình dạy học Hai mặt đóthống nhất biệ chứng với nhau Xét cho cùng mọi hoạt động giảng dạy, tổ chức, điều khiểncủa thầy đều nhằm thúc đẩy hoạt động nhận thức của người học, chủ thể độc lập, tích cực,sáng tạo chiếm lĩnh nội dung học taajo được quy định trong chương trình

 Vì vậy bản chất của QTDH là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh, được tiến hànhtrong điều kiện sư phạm nhất định, có sự hướng dẫn, tổ chức điều khiển của giáo viên

* QTDH còn là một quá trình tâm lí Trong QTDH học sinh phải cảm giác, tri giác, vận

dụng trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, tình cảm, ý chí…

* QTDH còn là một quá trình xã hội:

- Dạy học là sự tương tác giữa người với người, người và cộng đồng

- Mục đích dạy học là phản ánh những yêu cầu của xã hội, phát triển nhân cách

- Nội dung dạy học là hệ thống kinh nghiệm lịch sử - xã hội mà loài người tích lũy

- Điều khiển QTDH là thầy giáo – người đại diện cho xã hội, được xã hội phân công làmnhiệm vụ đào tạo thế hệ đang lớn dần lên

Ngày đăng: 12/05/2018, 12:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w