1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn những phương pháp dạy đọc – hiểu văn bản trong môn ngữ văn thcs

25 2,2K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 181,5 KB

Nội dung

Cơ sở thực tiễn: Đọc - Hiểu văn bản trong bài học Ngữ văn chính là hoạt động tìm tòi phântích để cảm thụ văn bản theo mục tiêu cụ thể của phần Văn trong mục tiêuchung của bài học Ngữ Vă

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP DẠY ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN TRONG MÔN NGỮ VĂN

Năm học 2015-2016

Trang 2

MỤC LỤC

I Lý do chọn đề tài 1

II Cơ sở lý luận và thực tiễn 1

1 Cơ sở lý luận 1

2 Cơ sở thực tiễn: 2

III Mục đích nghiên cứu đề tài: 2

IV Đối tượng nghiên cứu: 2

V Phương pháp nghiên cứu: 3

B NỘI DUNG 3

I Những phương pháp dạy “Đọc - Hiểu văn bản trong môn ngữ văn” 3

1 Các biện pháp Đọc- Hiểu văn bản 3

2 Vận dụng hệ thống câu hỏi trong hoạt động dạy “ Đọc - Hiểu văn bản” 9

II/ Các giải pháp: Minh họa bằng bài giảng cụ thể 14

III KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 21

C Kết luận và khuyến nghị 22

1 Kết luận 22

2 Khuyến nghị 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

I Lý do chọn đề tài.

Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao tính tích cực chủ động

sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học là yêu cầu đối với tất cả các đồngchí giáo viên ở các môn học Song đối với môn ngữ văn có một vị trí quan trọnggóp phần đào tạo giáo dục thế hệ trẻ thành những con người có ý thức tự tudưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình,có lòng yêu nước, biết hướng tớinhững tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải sựcông bằng xã hội

Thông qua việc học tập môn ngữ văn tôi mong muốn giúp các em rèn luyệntích lũy kiến thức, có tư duy sáng tạo, có tính tự lập, bước đầu có năng lực cảmthụ các giá trị chân - thiện - mĩ trong các tác phẩm văn học cũng như trong cuộcsống

Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học trong môn ngữ văn theo hướngtích hợp ba phân môn: Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn gắn bó với nhau Chính

vì vậy, giờ Đọc - Hiểu văn bản là rất quan trọng Nó gắn liền việc dạy tiếng Việtvới văn bản vừa tìm hiểu, với phân môn Tập làm văn là hoạt động tích hợp trithức Đọc - Hiểu văn bản - Tiếng Việt vào việc tạo lập các văn bản

Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy tôi mạnh dạn nêu một

vài ý kiến về NHỮNG PHÁP DẠY “ ĐỌC -HIỂU VĂN BẢN TRONG MÔN NGỮ VĂN’’ làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.

II Cơ sở lý luận và thực tiễn

1 Cơ sở lý luận

Môn ngữ văn ở bậc THCS đã khẳng định “Lấy quan điểm tích hợp làmnguyên tắc tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn cácphương pháp giảng dạy “Đọc - Hiểu văn bản” không nhằm diễn đạt hai hoạtđộng tách rời nhau là Đọc và Hiểu Khi học môn ngữ văn thì hoạt động đó phải

là nghiền ngẫm suy tư thậm chí cả cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng Đọc ở đây

diễn ra theo cách bám sát đi sâu vào văn bản để “giải mã’’ văn bản, nghĩa là xác

lập các giá trị của văn bản theo cách cảm nhận và cách hiểu của người đọc Khảnăng đọc hiểu và cảm thụ một tác phẩm văn chương phụ thuộc vào việc họcsinh có thể trả lời được hay không những câu hỏi đặt ra ở những cấp độ khácnhau Mức độ thấp nhất là chỉ cần sử dụng những thông tin có ngay trong văn

bản Đó là trường hợp câu trả lời có sẵn trong bài đó là trình độ mới biết đọc

trên dòng.Mức cao hơn là buộc phải suy nghĩ và sử dụng những thông tin trong

bài để suy ra câu trả lời từ những đầu mối trong văn bản là trình độ đã biết đọc

giữa dòng Cao hơn nữa là yêu cầu khái quát, liên hệ giữa những cái mà học

Trang 4

sinh đã đọc với thế giới bên ngoài, đó là trình độ biết vượt ra khỏi dòng để đọc

văn bản Như vậy giáo viên đã giúp học sinh tìm hiểu, khám phá văn bản mộtcách tích cực chủ động sáng tạo liên hệ được một cách sinh động, tự nhiên vớinhững vấn đề của cuộc sống xã hội

2 Cơ sở thực tiễn:

Đọc - Hiểu văn bản trong bài học Ngữ văn chính là hoạt động tìm tòi phântích để cảm thụ văn bản theo mục tiêu cụ thể của phần Văn trong mục tiêuchung của bài học Ngữ Văn

Để dạy tốt tiết Đọc - Hiểu văn bản trong bài học ngữ văn, chúng ta có nhiềuhình thức hoạt động dạy học nhưng đều phải hướng tới mục đích rèn cho họcsinh có kỹ năng Nghe - Nói- Đọc - Viết tiếng Việt thành thạo theo các kiểu vănbản, nhấn mạnh phương châm đề cao công việc hoạt động của học sinh, giúphọc sinh tiếp cận tác phẩm theo ba hướng Đọc - Hiểu; Suy nghĩ - Vận dụng;Liên tưởng - Tích lũy

Đổi mới hoạt động Đọc - Hiểu văn bản hình thành cho học sinh phương phápĐọc - Hiểu các kiểu loại văn bản nhất là các văn bản ở dạng thức sáng tạo nghệthuật cả trong và ngoài SGK, để phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sángtạo của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức Qua đó người giáo viên phải có cáinhìn bao quát về các tiết dạy theo nội dung văn bản để xác định được:

* Các kỹ năng Đọc - Hiểu văn bản

* Vận dụng các kiểu loại câu hỏi trong hoạt động dạy Đọc - Hiểu văn bản

III Mục đích nghiên cứu đề tài:

- Nâng cao năng lực đọc hiểu cảm thụ văn chương, năng lực tạo lập văn bản

- Nâng cao hiệu quả giờ dạy môn ngữ văn

- Giúp học sinh củng cố hệ thống hóa các kiến thức đã và đang học, khai tháctriệt để kiến thức bài dạy gây hứng thú học tập cho học sinh

- Khơi dậy năng lực thẩm mĩ của học sinh để các em biết yêu cái đẹp, trân trọngcái đẹp

- Qua các bài học giáo dục cho học sinh lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước, giữgìn, nâng niu trân trọng những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta

IV Đối tượng nghiên cứu:

- Áp dụng một số phương pháp đổi mới kết hợp với những kinh nghiệm của bảnthân trong các tiết dạy học môn Ngữ văn cho học sinh THCS

V Phương pháp nghiên cứu:

1 Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp giảng dạy tác

phẩm văn học theo đặc trưng thể loại Các bài viết có tính chất khoa học và đãthành giáo trình giảng dạy

Trang 5

2 Tổng kết kinh nghiệm sáng kiến của đồng nghiệp.

3 Thực nghiệm sư phạm thông qua các bài dạy ngữ văn cụ thể

B NỘI DUNG

I Các biện pháp và hình thức dạy học “Đọc - Hiểu văn bản trong bài học ngữ văn”

1 Các phương pháp dạy Đọc- Hiểu văn bản.

Hoạt động dạy và hoạt động học bao gồm toàn bộ các biện pháp và hình thức

dạy của thầy và học của trò theo tinh thần thầy tổ chức hướng dẫn, trò chủ độngtích cực trong quá trình Đọc - Hiểu văn bản và lĩnh hội tri thức Đọc văn bản làmột kỹ năng học sinh cần phải rèn luyện và phát triển trong suốt quá trình họctập môn ngữ văn Đọc văn bản có nhiều hình thức: đọc thầm, đọc lướt, đọc tómtắt, đọc diễn cảm Quan trọng nhất là việc Đọc- Hiểu văn bản, nếu học sinhkhông có kỹ năng đọc hiểu thì không thể tiến hành các bước tiếp theo là phântích, đánh giá, cảm thụ văn bản

a Biện pháp đọc diễn cảm:

Muốn hiểu tác phẩm văn chương cần phải đọc, đọc là một cách phân tích tácphẩm bằng giọng điệu ngôn ngữ Đọc diễn cảm phương pháp dạy học đặc trưngcủa môn ngữ văn Đọc diễn cảm có khả năng tái hiện một cách trọn vẹn đờisống và hình tượng tác phẩm, không khí thời đại cũng như ý đồ tư tưởng củanhà văn Đọc diễn cảm được xem như hình thức biểu hiện nghệ thuật Vì thế cókhả năng liên tưởng và tưởng tượng sáng tạo dựa trên đặc điểm hình thức củacấu trúc ngôn ngữ và thể loại tác phẩm để đọc phân vai, nhập vai Hoạt độngnày được coi là thao tác đầu tiên của việc phân tích, cảm thụ “văn” Đọc đúng làbiểu hiện đúng hướng thâm nhập tác phẩm

Đọc diễn cảm của thầy là đọc mẫu, với trò là tập đọc diễn cảm Từ khi giáoviên đọc mẫu đến khi tập đọc diễn cảm sẽ là biện pháp hướng dẫn đọc Trongcác bài soạn trước đây giáo viên chúng ta gần như đã bỏ qua biện pháp dạy họcnày, trong giáo án chỉ ghi một chữ “đọc” và sau ghi lên bảng chỉ là một thôngbáo biện pháp chứ chưa phải là dạy học bằng biện pháp đó Nhưng trong giáo ánmới thực hiện chương trình thay sách giáo khoa ngữ văn THCS, biện pháp đọcdiễn cảm và hướng dẫn đọc sẽ được giáo viên thiết kế trong hoạt động “Đọc -Hiểu chú thích văn bản” Đọc diễn cảm được xem như hình thức biểu hiện nghệthuật Đọc đúng là biểu hiện đúng hướng thâm nhập tác phẩm Chính vì vậytrong quá trình giảng dạy tôi luôn đề cao hoạt động đọc kỹ văn bản và phầnchú thích để nắm được nội dung ý nghĩa, từ đó học sinh chủ động tiếp cận vănbản

Trang 6

* Ví dụ khi dạy bài học “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ’’- Ngữ văn

Lớp 7, tôi đã áp dụng vào bài dạy của mình

Thao tác Hoạt động dạy Hoạt động học

xa quê vừa đặt chân tới làng

Vậy theo con cần đọc bài thơ nàyvới giọng điệu như thế nào?

Yêu cầu: Hãy đọc bài thơ bằnggiọng điệu đó!

Ở bản phiên âm các dấu câu đòihỏi cách ngắt nhịp như thế nàokhi đọc?

Hãy đọc diễn cảm bài thơ “Hồihương ngẫu thư” theo các yêucầu trên

HS trả lời:

Tình cảm Chậm rãi Sâu lắng

HS đọc (Mỗi học sinh đọc một dạng vănbản)

- Ngắt nhịp 4/3 ở các câu 1, 2, 3

- Ngắt nhịp 2/5 ở câu cuối

Đọc(Một học sinh đọc diễn cảm bảnphiên âm của bài thơ)

việc phát âm thông thường mà là quá trình“ thức tỉnh cảm xúc” Đối với từng

loại văn bản giáo viên cần hướng dẫn đọc diễn cảm để cảm nhận được nội dung

và nghệ thuật của loại văn bản đó Cụ thể khi giảng dạy truyện dân gian tôi đãlinh hoạt tổ chức cho các em đọc diễn cảm và hướng dẫn các em thao tác để kểdiễn cảm đạt hiệu quả

Trang 7

* Trích ngang thiết kế bài học “Lợn cưới, áo mới” – Ngữ Văn 6

Thao tác Hoạt động dạy Hoạt động học

1

2

GV Giảng: Lợn cưới áo mới làmột chuyện kể dân gian mang ýnghĩa giễu cợt tật xấu Ở đây tậtkhoe của được kể và tả qua hànhđộng lời nói của nhân vật

Hỏi: Từ nội dung trên khi đọctruyện này cần phải đọc như thếnào ?

GV hỏi: Hãy kể truyện “Lợn

cưới áo mới ” theo các yêu cầu

đó

HS: Nghe

HS: Trả lời dùng giọng kể đểđọc

- Giọng giễu cợt, mỉa mai

- Nhấn mạnh những ngôn từchỉ hành động và lời nói khácthường của nhân vật

HS Kể lại chuyện “Lợn cưới

áo mới ”

bằng giọng mỉa mai, giễu cợt,hài hước nhấn mạnh vàonhững ngôn từ chỉ hành động

và lời nói khác thường củanhân vật

Kể: 2 học sinh dùng giọng đọc

để kể chuyện theo SGK

b Biện pháp đọc kết hợp với giảng và bình văn

Biện pháp giảng và bình văn vốn là công cụ chính của người thầy trong cácgiờ giảng văn truyền thống đã không còn đảm nhiệm chức năng thống soáitrong các giờ học văn theo tinh thần đổi mới Tuy nhiên giảng văn và bình vănvẫn nằm trong số các biện pháp dạy học tích cực trong hoạt động Đọc - Hiểuvăn bản Muốn hiểu sâu sắc tác phẩm văn chương cần phải tiến hành các thaotác tư duy cảm xúc đó là kỹ năng đọc kết hợp với giảng bình

Việc giảng giải để làm rõ hoặc mở rộng kiến thức khó trong văn bản cũngthể hiện sự cảm thụ sâu sắc tinh tế của thầy được áp dụng phát huy đúng lúc,đúng chỗ sẽ có tác dụng gây lòng tin và sự hứng thú thẩm mỹ cho học sinhtrong khi đọc - hiểu văn bản đồng thời góp phần rèn kỹ năng cảm thụ văn

Trang 8

chương, kỹ năng nghe những lời hay ý đẹp, từ đó làm nảy sinh nhu cầu viết văncủa học sinh trong những bài tự luận văn học sau này

Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng kỹ năng đọc kết hợp với giảng vàbình văn một cách linh hoạt tùy theo kiểu văn bản Sự tham gia của các lờigiảng bình có thể cần rất ít trong khi hướng dẫn đọc - hiểu văn bản các truyệndân gian, các câu tục ngữ nhưng lại rất cần thiết và quan trọng trong khi hướngdẫn đọc - hiểu các văn bản tự sự hiện đại hoặc biểu cảm vì thế loại văn bản nàyphức tạp hơn so với năng lực tiếp nhận của học sinh Nhưng trong trường hợpnày lời giảng bình của giáo viên cũng chỉ giới hạn trong vai trò hướng dẫn chứkhông làm thay, cảm thụ thay học sinh

Nghe giảng say sưa trước những lời bình văn sâu sắc của giáo viên khôngthể là cách tốt nhất của học sinh khi các em chủ thể tiếp nhân văn bản

Qua tiết dạy ngữ văn và tôi đã thiết kế bài học Đọc - Hiểu văn bản “Tronglòng mẹ”

Trích ngang thiết kế bài học Tiết 5- 6 “Trong lòng mẹ”(Trích những ngày thơ ấu) Nguyên Hồng.

*Tình cảm của Hồng đối với mẹ.

Hỏi: Bằng giọng đọc diễn cảm, em

hãy tái hiện phần văn bản kể về tình

yêu thương mẹ của bé Hồng ?

Hỏi: Hình ảnh người mẹ hiện lên qua

những chi tiết nào trong văn bản ?

Hỏi: Cách gọi mẹ tôi trong mọi chi tiết

ấy có ý nghĩa gì ?

Giảng: Cách gọi mẹ tôi liên tục trong

đoạn văn trên cho người đọc thấy

được hình ảnh người mẹ luôn in đậm

=> Khẳng định đó là người

mẹ của riêng bé Hồng

- Thể hiện tình cảm mẹ congắn bó sâu sắc

HS nghe

Trang 9

5

6

trong trái tim của bé Hồng Người mẹ

là trung tâm của mọi sự cảm nhận của

bé Hồng rất sâu nặng và không có gì

có thể chia cắt được tình cảm thiêng

liêng đó

- Ở đây nhân vật người mẹ được kể

qua cái nhìn và cảm xúc tràn ngập yêu

thương của người con Điều đó có tác

- Không thay đổi mẹ vẫn ôm con vào

lòng, vẫn lấy vạt áo nâu thấm nước

mắt cho con

- Không tiều tụy đói khổ gương mặt

mẹ vẫn tươi sáng, đôi mắt trong, nước

da mịn, hai gò má vẫn hồng Mẹ vẫn

đẹp đẽ sang trọng với hơi thở thơm

tho ở khuôn miệng xinh xắn đang nhai

trầu Người mẹ thật đẹp đẽ, cao quý và

kiêu hãnh đáng để bé Hồng tự hào

HS: trả lời

- Hình ảnh người mẹ hiện lênthật cụ thể gần gũi thânthương

Lời giảng bình của giáo viên vừa đảm bảo yêu cầu định hướng tiếp nhận,vừa định hình kiến thức thông qua khả năng liên tưởng tích cực, làm nổi bật ýnghĩa sâu sa của văn bản làm sáng tỏ một yếu tố nghệ thuật đặc sắc Ví dụ trong

bài “Lượm” - Ngữ văn 6 tập II khi phân tích xong đoạn thơ thứ 13 “Lượm ơi,

Trang 10

còn không?” trước khi chuuyển đoạn, giáo viên dành ít phút để giảng bình; sau

đoạn thơ xúc động miêu tả sự hi sinh anh dũng của Lượm, tác giả dành đúngmột dòng thơ với hình thức câu hỏi tu từ thể hiện tâm trạng đau xót của mình

“Lượm ơi còn không?” câu thơ đồng thời là một tiếng kêu nghẹn ngào đau

đớn, niềm cảm phục sâu sắc trước tấm gương một thiếu niên quên mình vì Tổquốc Lượm hi sinh, nhưng hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên nhí nhảnh vàgiàu lòng yêu nước đã trở nên bất tử

Hoặc dạy Đọc - Hiểu văn bản “Qua Đèo Ngang” Ngữ văn 7 – Tập I.

Sau khi tìm hiểu hai câu thơ cuối giáo viên có thể bình:

“Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”

Nỗi niềm chất chứa ngày một thêm sâu nặng khiến nữ sĩ phải thốt lên phơitrải tấm lòng Con người nhỏ bé bỗng sững lại trước một không gian rộng lớn,

rợn ngợp (chỉ có trời - non nước) để nhận ra sự cô đơn của chính mình “ta với

ta” là một mình đối diện với chính mình Cả một cảnh ngộ, một tâm tư, một

tấm lòng không biết chia sẻ cùng ai! Phải chăng đây là nét đặc trưng của nỗibuồn xưa, nỗi buồn trước cảnh non sông biến đổi, triều đại hưng phế nhưng tìnhriêng vẫn còn bất biến với chính mình Hai câu thơ vừa kết thúc bài thơ vừa mở

ra một chân trời cảm xúc mới

c Biện pháp tổ chức các hoạt động học tập của học sinh trong giờ

Đọc - Hiểu văn bản:

Ở mỗi tiết dạy đọc hiểu văn bản giáo viên có thể tổ chức lớp học thành các

nhóm học tập và phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận về một vấn đềnào đó trong quá trình Đọc- Hiểu văn bản sẽ tạo được hứng thú cho học sinh.Một mặt hoạt động nhóm có thể khắc phục những khó khăn trong cảm thụ, suynghĩ tình cảm của cá nhân về kiến thức văn bản, mặt khác rèn được kỹ năng nóitrước tập thể lớp, rèn luyện sự tự tin trong học tập của các em học sinh

Biện pháp này có nhiều ưu điểm cần được vận dụng nhưng giáo viên cũngcần chú ý vì hoạt động nhóm chỉ phát huy được hiệu quả tích cực nếu sử dụngđúng lúc, đúng chỗ trong giờ Văn

Cảm thụ văn bản thuộc về khả năng của mỗi cá nhân học sinh, do vậy hoạtđộng cá nhân tự bộc lộ suy nghĩ là hình thức dạy học thường xuyên và hàng đầu.Chỉ những phạm vi kiến thức mang tính khái quát và những tình huống có vấn

đề trong bài học vượt qua khả năng cá nhân cần tới mức tư duy tập thể thì hìnhthức hoạt động nhóm sẽ xuất hiện Hình thức phiếu học tập và thảo luận nhóm

cần được thiết kế ở phần đọc hiểu ý nghĩa văn bản ở cấp độ giữa dòng, nhất là

Trang 11

vượt ra khỏi dòng để tiến tới các mục tiêu đọc hiểu văn bản sẽ cần tới sự nỗ lựccảm và hiểu không chỉ của cá nhân mà của cả lớp học.

Ví dụ: Thiết kế bài học “ Sau phút chia li ”

Thao tác Hoạt động dạy

được trong văn bản “Sau

phút chia ly” những nỗi

niềm ly biệt nào ?

Câu hỏi 2: Theo em, có cáchnào để giải thoát người chinhphụ khỏi nỗi sầu ly biệt này ?

Câu hỏi 3: Ở đây nỗi niềm lybiệt được diễn tả sinh động,chân thực và truyền cảm nhờnhững nét nghệ thuật nào emcho là đặc sắc nhất?

- Nỗi trống trải xót xa và buồnthương

- Nỗi oán giận chiến tranh

- Khát khao hạnh phúc lứa đôi

-Không còn có những cuộc chiếntranh phi nghĩa

- Thể thơ song thất lục bát giàunhạc điệu

- Điệp ngữ

- Đối

- Dùng các hình ảnh để bộc lộ cảmxúc của lòng người

2 Vận dụng hệ thống câu hỏi trong hoạt động dạy học “ Đọc - Hiểu văn bản”

Chúng ta có nhiều hình thức hoạt động dạy học “ Đọc - Hiểu văn bản”

Giảng văn, bình văn cũng là đọc - hiểu, đọc diễn cảm văn bản cũng là đọc - hiểunhư ở mức độ cảm tính Còn đọc - hiểu ở mức độ sâu sắc, đối với người học sẽ

là chiếm lĩnh văn bản bằng đối thoại, lấy câu hỏi do thầy thiết kế làm phươngtiện Đây là hình thức dạy học văn quan trọng hàng đầu, bởi hệ thống câu hỏicảm thụ phân tích văn có khả năng khơi dậy năng lực cảm và hiểu văn theo nỗlực và kinh nghiệm riêng của mỗi học sinh Sự đa dạng hóa của hệ thống câu hỏi

“Đọc - Hiểu văn bản” trong SGK Ngữ văn mới là minh chứng cho một quanniệm đúng đắn về bản chất “Đọc - Hiểu văn bản” ở môn ngữ văn

Là giáo viên dứng lớp dạy môn ngữ văn theo tinh thần đổi mới phương pháp

dạy học, tôi nghĩ rằng hệ thống câu hỏi vô cùng quan trọng, những câu hỏi cảmthụ có khả năng khơi dậy năng lực cảm và hiểu tác phẩm của mỗi học sinh.Chính vì vậy hệ thống câu hỏi phải được thiết kế theo hướng tích cực hóa hoạtđộng học tập của học sinh và tích hợp kiến thức, kĩ năng của môn học Chẳng

Trang 12

hạn trong mỗi tiết dạy tôi luôn cố gắng đưa ra những câu hỏi tạo cơ hội nhiềunhất cho học sinh được làm việc, được tự mình cùng bạn và thầy tiếp nhận tiếpnhận trực các kiểu, loại văn bản, cảm thụ văn bản một cách sáng tạo.

Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học cần lưu ý đến việc đổi mới hệthống câu hỏi Hỏi là khơi dậy năng lực cảm hiểu văn bản của học sinh Nhưnggiáo viên chúng ta nắm vững sự khác nhau của các loại câu hỏi, các hình thứchỏi để học sinh khám phá được giá trị của văn bản, nhất là các văn bản nghệthuật Cần có các câu hỏi tư duy sáng tạo vượt lên hình thức hỏi phát hiện – tái

hiện ( đọc trên dòng ) để đi sâu vào các câu hỏi sáng tạo (đọc giữa dòng và

vượt ra khỏi dòng) kích thích năng lực cảm thụ văn chương của học sinh.Trong

quá trình giảng dạy tôi luôn chú ý đến hình thức hỏi nêu vấn đề và lựa chọn kếtluận có nhiều khả năng nhất trong việc khơi dậy “ Hoạt động tư duy bên trongcủa học sinh”

Ví dụ khi soạn giảng văn bản “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”

Ngữ văn lớp 7 tập I, tôi đã đặt câu hỏi “ Tại sao tác giả trở về quê lại vừa mừngvừa ngậm ngùi ” Đối với câu hỏi này học sinh cần phải tư duy để trả lời đó làmừng vì sau bao nhiêu năm xa cách nay nhà thơ mới có dịp trở về quê hương.Nhưng ngậm ngùi xót xa vì mình vốn là người ở đây mà khi trở về lại chẳng có

ai nhận ra! Bọn trẻ đón nhà thơ như đón khách lạ! Khách lạ ngay giữa quêhương của mình Dù rằng biết đó là quy luật tự nhiên của thời gian trôi chảy,những người bạn cùng trang lứa với nhà thơ chắc đều đã quy tiên cả rồi Nhưngtrong đáy lòng ông, vẫn nhói lên nỗi tủi buồn vì tình yêu, nỗi nhớ quê hươngtích tụ, dồn nén trong trái tim nhà thơ đã hơn nửa thế kỷ, mà đâu ngờ lại đượcđền đáp như thế này ư?

Gặp nhau mà chẳng biết nhau

Hỏi rằng : Khách ở chốn nào lại chơi ?

Khi soạn giáo án để có được hệ thống câu hỏi đáp ứng được yêu cầu nhậnbiết, vận dụng, sáng tạo là rất khó chứ không dễ dàng gì Có điều khả năngchiếm lĩnh tác phẩm không chỉ ở bản thân câu hỏi mà phụ thuộc vào cách thiết

kế câu hỏi và vận dụng của người giáo viên hư thế nào cho thật nhiệu quả Đốivới câu hỏi sáng tạo, nêu vấn đề không phải áp dụng thế nào cũng được mà phảicăn cứ vào tình hình thực tế của học sinh trong lớp mình giảng dạy, cụ thể đốivới học sinh ở trường tôi đang giảng dạy tỷ lệ học sinh khá giỏi chưa cao vì thế

mà một tiết dạy giáo viên đưa ra nhiều câu hỏi này thì học sinh sẽ không cảmthụ được tất cả và dẫn đến các em rất trầm, không hào hứng phát biểu xây dựngbài, kết quả giờ dạy không thành công Nhưng ngược lại một tiết dạy đọc hiểuvăn bản mà người giáo viên khi soạn bài không có một câu hỏi nêu vấn đề, câu

Ngày đăng: 11/05/2018, 11:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1/ “Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương” - Nguyễn Trọng Hoàn – NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương
Nhà XB: NXB Giáo dục
2/ “Hệ thống câu hỏi Đọc - Hiểu văn bản Ngữ văn 7” - Trần Đình Chung – NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống câu hỏi Đọc - Hiểu văn bản Ngữ văn 7
Nhà XB: NXBGiáo dục
3/ Sách giáo viên Ngữ Văn lớp 6,7,8,9 - Bộ GD&ĐT - NXB Giáo dục Khác
4/ Tạp chí Thế giới trong ta - Hội Tâm lý - Giáo dục học Việt Nam Khác
5/ Sách Thiết kế bài giảng Ngữ Văn lớp 6,7,8,9 - Bộ GD&ĐT - NXB Giáo dục Khác
6/ Sách Thiết kế dạy học Ngữ Văn 7 theo hướng tích hợp - Trương Dĩnh - NXB Giáo dục Khác
7/ Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ văn thơ 6,7,8 – Cao Bích Xuân – NXB Giáo dục Khác
8/ Tư liệu văn 8 – Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Trọng Hoàn – NXB Giáo dục Khác
9/ Một số kiến thức – kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ Văn 7 – Nguyễn Thị Mai Hoa, Đinh Chí Sáng – NXB Giáo dục Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w