Thứ hai, đó là sự tăng lên về loại hình dịch vụ, căn cứ vào nhu cầu của khách du lịch, theo kinh nghiệm phát triển du lịch của một số địa phương trong nước và một số nước trên thế giới đ
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Đào Duy Tùng, học viên lớp Cao học Quản lý kinh tế - QL
23 B1.1 - Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Người thực hiện
Đào Duy Tùng
Trang 3LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn, em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, các đơn vị, gia đình và bạn bè về tinh thần và vật chất để hoàn thành bản luận văn này
Lời đầu tiên, em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
cô giáo TS.Nguyễn Thị Xuân Hương, Khoa Kinh Tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Lâm nghiệp đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu, giúp đỡ em vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu để hoàn chỉnh bản luận văn này
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Các Thầy giáo, Cô giáo trong Khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Lâm nghiệp, cùng toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm, đóng góp cho em nhiều
ý kiến quý báu để em hoàn thành bản luận văn này
- Ban giám đốc và các phòng chuyên môn thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Ban giám đốc Trung tâm dịch vụ du lịch Đền Hùng, các phòng ban thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng
Em xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và các đồng chí cán bộ, công chức, lao động Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã cộng tác và tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình nghiên cứu
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên và tạo điều kiện để em an tâm học tập và nghiên cứu
Mặc dù đã làm việc với tất cả những nỗ lực, nhưng vì trình độ và thời gian còn hạn chế, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả Đào Duy Tùng
Trang 4MỤC LỤC
Trang Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂNDU LỊCH DỊCH VỤ 4
1.1 Cơ sở lý luận về du lịch và dịch vụ du lịch 4
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.2 Nội dung của phát triển dịch vụ du lịch 6
1.1.3 Ý nghĩa việc phát triển dịch vụ du lịch 7
1.2 Cơ sở thực tiễn phát triển dịch vụ du lịch 9
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ du lịch trong nước 9
1.2.2 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ du lịch ở một số nước trên thế giới 12
1.2.3 Những bài học kinh nghiệm cho phát triển dịch vụ du lịch ở Khu di tích lịch sử Đền Hùng 15
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1 Giới thiệu chung về khu Di tích lịch sử Đền Hùng 17
2.1.1 Giới thiệu tổng thể về Khu di tích lịch sử Đền Hùng 17
2.1.2 Khái quát về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Khu di tích lịch sử Đền Hùng 24
2.1.3 Đánh giá chung: 27
Trang 52.2 Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 28
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu: 29
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1 Thực trạng tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng 31
3.1.1 Công tác tổ chức hoạt động lễ hội (dịch vụ lễ hội tâm linh) 31
3.1.2 Công tác tổ chức các dịch vụ khác 33
3.2.2 Kết quả các hoạt động dịch vụ 45
3.3 Đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng 56
3.3.1 Đánh giá của nhà quản lý 57
3.3.2 Đánh giá của du khách 60
3.3.3 Đánh giá thực trạng các hoạt động dịch vụ mang tính chất kinh doanh tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng 71
3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ du lịch tại Khu di tích lích sử Đền Hùng 72
3.5 Đánh giá chung về kết quả phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích lịch sử Đền Hùng 75
3.5.1 Những thành công 75
3.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân 75
3.6 Các giải pháp phát triển dịch vụ du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng và định hướng phát triển ( Giai đoạn 2017 - 2020.) 76
3.6.1 Định hướng phát triển dịch vụ của Khu di tích lịch sử Đền Hùng 76
3.6.2 Giải pháp đề xuất nâng cao hiệu quả phát triển dịch vụ du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng 2017 - 2020.) 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
3.1 Kết quả thực hiện dịch vụ hướng dẫn du lịch 34 3.2 Kết quả thực hiện dịch vụ vận chuyển khách du lịch 35 3.3 Kết quả cung cấp dịch vụ ẩm thực/nhà hàng 37 3.4 Kết quả cung cấp dịch vụ nhà nghỉ của BQL khu di tích 38
3.15 Kết quả thực hiện dịch vụ vui chơi giải trí 50
3.18 Kết quả thực hiện dịch vụ trông giữ phương tiện 54 3.19 Tổng hợp kết quả đáp ứng cung cấp dịch vụ tại Đền Hùng 55
Trang 83.3 Biểu đồ doanh thu từ dịch vụ vận chuyển nội bộ của Khu di
3.4 Biểu đồ tỷ lệ doanh thu dịch vụ du lịch 56
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Sự cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:
Cùng với sự phát triển kinh tế của thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đa dạng và đồng bộ hơn Các cơ chế, chính sách về công tác quản lý, xây dựng một chính phủ kiến tạo đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế văn hóa xã hội nói chung và các họat động dịch vụ du lịch tại Việt Nam nói riêng Chính sách của nhà nước cũng tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động nhiều hơn trong việc sử dụng và phát triển dịch vụ du lịch Việc phát triển một khu vực du lịch dịch vụ hiệu quả và có tính cạnh tranh quốc tế là một trong những chiến lược phát triển quốc gia của Việt Nam
Khu Di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ tự các vua Hùng đã có công dựng nước, Tổ tiên thiêng liêng của dân tộc Việt Nam đã được Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, các di tích tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Đền Hùng được các triều đại phong kiến
và nhân dân gìn giữ, hương khói phụng thờ, đã trở thành điểm hội tụ văn hoá tâm linh, tín ngưỡng, phong tục, thể hiện tình cảm, sự tri ân công ơn của các vua Hùng, là biểu tượng cho tinh thần đại đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Tín ngưỡng Hùng Vương ở Phú Thọ được UNESCO công nhận là
di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (ngày 6 tháng 12 năm 2012) Các lễ hội tại Đền Hùng đã tạo cho vùng văn hoá Đông Bắc và vùng văn hoá Phú Thọ một không gian văn hoá rộng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, quy
tụ những giá trị văn hoá đặc sắc của cả nước Điều đó đã tạo điều kiện cho văn hoá Đất Tổ, văn hoá vùng Đông Bắc tiếp thu và làm giàu thêm bản sắc văn hoá của địa phương, tạo điều kiện cho cộng đồng các dân tộc Việt nam hướng về cội nguồn, tham gia các hoạt động văn hoá báo hiếu tri ân tổ tiên,
Trang 10hiểu thêm về công lao các Vua Hùng, ý thức được trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Những năm qua, lượng đồng bào
và du khách về thăm viếng ngày càng đông đòi hỏi cơn quan quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng cần có nhiều đổi mới để phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu của du khách Mặc dù có nhiều cố gắng song vẫn chưa đáp ứng được tốt các nhu cầu của du khách như các dịch vụ di chuyển, ăn uống, nghỉ ngơi, tìm hiểu lịch sử đã ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh du lịch của tỉnh Phú Thọ nói chung và Khu di tích lịch sử Đền Hùng nói riêng
Xuất phát từ thực tế đó em lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển dịch vụ du lịch tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Đền Hùng”
2 Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn:
2.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng dịch vụ du lịch tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ du lịch tại khu Di tích lịch sử Đền Hùng
Trang 113 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Các hoạt động dịch vụ du lịch được tổ chức tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Các hoạt động dịch vụ du lịch do đơn vị Khu di tích thực hiện và quản lý tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thống kê từ năm 2014 đến năm 2016
4 Nội dung nghiên cứu
- Các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ du lịch
- Đánh giá thực trạng công tác phát triển dịch vụ du lịch tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ du lịch tại Khu
Di tích lịch sử Đền Hùng
- Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ du lịch tại Khu di tích lịch
sử Đền Hùng
Trang 12Theo l.l pirôgionic, 1985: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa.[26]
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2017: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác [19]
1.1.1.2.Khái niệm về phát triển
Triết học Mác - Lê nin định nghĩa về phát triển như sau: Phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát hóa quá trình vận động tiến hóa từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
Trang 13Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất; sự phát triển diễn ra theo đường xoáy chôn ốc, nghĩa là trong quá trình phát triển dường như có sự quay trở lại điểm xuất phát, nhưng trên một
cơ sở mới cao hơn
Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật, do mâu thuẫn của sự vật quy định Phát triển đó là quá trình tự thân của mọi sự vật và hiện tượng Do vậy, phát triển là một quá trình khách quan, độc lập với ý thức con người
Phát triển còn mang tính phổ biến, thể hiện sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực - từ tự nhiên đến xã hội đến tư duy.[6]
Phát triển là một khái niệm liên quan đến nhiều lĩnh vực nghiên cứu trong đời sống kinh tế xã hội và tự nhiên Có thể khái quát khái niệm này như sau: Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật Hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
Phát triển là khái niệm dùng để khái quát hóa quá trình vận động theo chiều hướng tiến lên đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện Phát triển cũng đề cập đến sự ra đời của cái mới thay thế cho cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái đã lạc hậu Nói một cách đơn giản, phát triển bao hàm các nội dung phản ảnh khuynh hướng từ chưa có thành có; từ có ít thành có nhiều, từ phạm vi hẹp thành rộng; từ kém hoàn thiện thành hoàn thiện, từ chất lượng thấp thành chất lượng cao…
Như vậy, khái niệm phát triển đề cập đến cả vấn đề về lượng và về chất trong mối quan hệ lượng đổi, chất đổi trong đó sự đổi mới về chất là quan trọng nhất
Tùy theo lĩnh vực nghiên cứu khác nhau mà khái niệm phát triển đề cập đến các nội dung, phạm vi và khía cạnh khác nhau
Trang 141.1.2 Nội dung của phát triển dịch vụ du lịch
Khái niệm phát triển về một nội dung nào đó đề cập đến cả phát triển
về lượng và phát triển về chất, đó là quá trình tăng lên, quá trình đổi mới và tiến bộ Phát triển du lịch cũng chứa đựng, bao hàm các vấn đề trên và được thể hiện trên các nội dung sau:
Thứ nhất, đó là sự tăng lên về quy mô các hoạt động dịch vụ du lịch Với những dịch vụ hiện có, mở rộng về quy mô của dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đi du lịch ngày càng đông hơn và đi nhiều chuyến tham quan hơn trong một năm của khách du lịch
Thứ hai, đó là sự tăng lên về loại hình dịch vụ, căn cứ vào nhu cầu của khách du lịch, theo kinh nghiệm phát triển du lịch của một số địa phương trong nước và một số nước trên thế giới để tổ chức hoạt động dịch vụ mới nhằm thu hút khách du lịch Sự ra đời của dịch vụ mới hơn, được khách du lịch đón nhận, đó chính là kết quả của quá trình nghiên cứu phát triển du lịch
Thứ ba, đó là sự tăng lên về thời gian hưởng thụ dịch vụ du lịch Các nhà tổ chức xây dựng chương trình phong phú hơn, hấp dẫn hơn, kéo dài thời gian hơn để "giữ chân" khách du lịch, tăng thời gian lưu trú để tăng nhu cầu
sử dụng dịch vụ khác
Thứ tư, đó là việc nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ Do nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch ngày càng cao, đòi hỏi chất lượng hoạt động dịch vụ phải được nâng lên, các nhà tổ chức phải chú trọng đến chất lượng dịch vụ hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao năng lực tổ chức dịch vụ để không ngừng đổi mới, bắt kịp với xu thế phát triển chung của xã hội
Thứ năm, đó là sự hoàn thiện hơn về hệ thống dịch vụ du lịch Với hệ thống dịch vụ đã được tổ chức song còn hoạt động rời rạc, đơn lẻ và xây dựng chưa hoàn thiện, phát triển dịch vụ du lịch là việc tổ chức các dịch vụ trong
Trang 15chuỗi cung cấp dịch vụ đảm bảo đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn, liên kết chặt chẽ hơn để phục vụ tốt hơn làm thỏa mãn nhu cầu của khách tham quan
Thứ sáu, phát triển dịch vụ du lịch là việc tạo cho dịch vụ du lịch có vị trí trong hệ thống phát triển du lịch của vùng lân cận Cần phải xây dựng các hợp đồng liên doanh, liên kết, hỗ trợ nghiệp vụ, tác động hai chiều để cùng phát triển, tạo thành chương trình du lịch liên vùng để có sức hút lôi cuốn khách du lịch mạnh mẽ hơn
Thứ bảy, đó là sự phát triển bền vững về du lịch Tính bền vững của phát triển dịch vụ du lịch được thể hiện dưới hai khía cạnh, một là duy trì sự hoạt động thường xuyên của các dịch vụ du lịch dựa vào nguồn khách du lịch, thông qua các doanh nghiệp lữ hành, thông qua các kênh thông tin tuyên truyền quảng bá và thông qua chính chất lượng dịch vụ du lịch mà du khách
đã được thụ hưởng; hai là, phát triển dịch vụ du lịch song song với việc đảm bảo giữ gìn cảnh quan môi trường sinh thái, áp dụng phương pháp làm du lịch
"xanh" thân thiện với môi trường, đây chính là kết quả mang hiệu ứng tích cực tác động trở lại quá trình phát triển dịch vụ du lịch
Như vậy, phát triển du lịch là sự tăng lên về quy mô hoạt động dịch vụ, tăng lên về số lượng để đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sự tăng lên về thời gian tổ chức chương trình du lịch và sự nâng cao về chất lượng dịch vụ du lịch Phát triển dịch vụ du lịch còn thể hiện ở việc hoàn thiện hệ thống dịch
vụ, đặt trong sự liên kết du lịch với các vùng lân cận và thể hiện ở việc đảm bảo tính bền vững trong hoạt động du lich
1.1.3 Ý nghĩa việc phát triển dịch vụ du lịch
Ngày nay, trên thế giới du lịch đã trở thành một hoạt động kinh tế - xã hội phổ biến, là cầu nối hữu nghị, phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia dân tộc Du lịch hiện được coi là một trong những ngành kinh tế hàng đầu phát triển với tốc độ cao thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn nhiều mặt mà nó mang lại cụ thể:
Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân, góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân
Trang 16Tăng thu nhập, tạo việc làm cho những người cung cấp dịch vụ du lịch, cho nhân dân, cho Ban quản lý các khu du lịch
Cải thiện điều kiện kinh tế của đất nước Giúp phát triển hạ tầng, văn hoá, môi trường
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ du lịch
- Yếu tố tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch: Trước hết phải kể
đến yếu tố bên trong đó là nét độc đáo riêng biệt về cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, lịch sử văn hóa Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, đảm bảo hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên sẵn có
- Yếu tố về sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước: Trong từng thời
kỳ phát triển đất nước, nền kinh tế chính trị xã hội ảnh hường trực tiếp tới nhu cầu của khách du lịch Một đất nước có nền kinh tế chính trị ổn định sẽ thu hút khách du lịch hơn một đất nước có nền kinh tế chính trị nghèo nàn không ổn định
- Yếu tố năng lực cung cấp dịch vụ của Khu du lịch và dân cư: Năng
lực quản lý và nguồn lực của khu di tích đó là tính đáp ứng; Khả năng điều hành của Ban tổ chức, tinh thần thái độ phục vụ đón tiếp tận tình chu đáo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách du lịch; Quan tâm giả quyết những vấn đề du khách quan tâm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản, giá dịch vụ niêm yết ổn định công khai đảm bảo chất lượng Đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu giử xe, ăn nghỉ đi lại, liên lạc qua Intenet được duy trì ổn định đã góp phần tạo nên ấn tượng sự yên tâm của du khách du lịch
- Các yếu tố khác: Yếu tố tâm linh, phong tục tập quán của dân tộc; vị
trí địa lý, đặc điểm phát triển kinh tế xã hội vùng, địa phương và khu vực, chính sách, quy định của nhà nước và địa phương, xu hướng tiêu dùng của
du khách đều có tác động rất lớn đến sự phát triển dịch vụ du lịch
Trang 171.2 Cơ sở thực tiễn phát triển dịch vụ du lịch
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ du lịch trong nước
* Khu du lịch Yên Tử - Quảng Ninh:
Khu du lịch Yên Tử là trung tâm Phật giáo của Việt Nam, nơi đây trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn đối với khách du lịch, hàng năm đón hàng triệu phật tử và khách du lịch về thăm tham quan và thực hiện hoạt động tín ngưỡng Trong thời gian qua công tác quản lý và phát triển du lịch ở Yên
Tử khá tốt, có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Tổ chức tốt công tác tuyên truyền quảng bá thông qua hệ thống loa đài được bố trí ở khu vực trung tâm và các tuyến đường hành hương của du khách với nội dung hấp dẫn giới thiệu cho du khách về nơi cửa Phật, cùng với phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn Đồng thời phát hành các loại tờ rơi, tranh ảnh, sách giới thiệu về du lịch Yên Tử
Công tác quản lý, hướng dẫn khách hành hương về đất Phật tận tình, chu đáo, có sơ đồ hướng dẫn để du khách biết nơi cần đến để chủ động trong quá trình thăm viếng
Chú trọng tới việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch, tổ chức tốt các loại hình dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, bán hàng lưu niệm, trông giữ phương tiện đã đáp ứng nhu cầu của du khách Yên Tử có địa hình là núi cao hiểm trở, từ lâu đã có đường lên núi, hiện nay đã đầu tư thêm hệ thống cáp treo
có thể đáp ứng được nhu cầu đi lại thuận lợi cho du khách Trên dọc đường leo núi có nhiều điểm dịch vụ được bố trí hợp lý phục vụ khách du lịch [nguồn internet ]
* Khu du lịch Chùa Hương - Hà Nội:
Chùa Hương vừa là nơi thờ Phật vừa có phong cảnh tuyệt đẹp hấp dẫn khách du lịch Thời gian qua công tác phục vụ ở chùa Hương có những mặt tích cực và một số hạn chế, có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Trang 18Tổ chức tốt công tác phục vụ đưa đón khách du lịch Nơi đây có đặc điểm riêng là vùng núi non hiểm trở, việc đi lại chủ yếu bằng thuyền, do đó công tác tổ chức đưa đón khách phải được quan tâm từ việc bán vé đến sắp xếp sao cho hợp lý, không bị nghẽn tắc giao thông, thuận tiện và an toàn cho khách du lịch
Mở rộng các tuyến du lịch đáp ứng được nhu cầu của du khách về tâm linh và tham quan phong cảnh thiên nhiên Do mở thêm các tuyến du lịch nên khắc phục được hiện tượng ùn tắc trên đường hành hương của du khách
Chú trọng đến các dịch vụ ăn, nghỉ của khách du lịch Tại chùa Hương
đã biết khai thác nhiều mặt hàng truyền thống phục vụ du khách, nơi này núi non hiểm trở, đi lại khó khăn nên việc bố trí nơi ăn nghỉ đơn giản, gọn nhẹ là phù hợp
Kết hợp khai thác dịch vụ du lịch tâm linh với cảnh quan thiên nhiên
Do có lợi thế là nơi thờ Phật vừa là nơi có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, nên ở đây đã biết khai thác tốt các giá trị đặc trưng trên để khách du lịch khám phá
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, ở chùa Hương công tác quản lý còn
có mặt hạn chế cũng là kinh nghiệm được rút ra, đó là: Dịch vụ bán hàng lưu niệm, ăn uống còn để tự phát quá nhiều, chưa được quản lý chặt chẽ nên khách du lịch phải sử dụng dịch vụ giá cao mà chất lượng không đảm bảo Việc quản lý văn hóa còn lơi lỏng nên còn nhiều hiện tượng môi giới vé, dẫn khách tự phát, đốt hương, vàng mã không đảm bảo mỹ quan và văn hóa
* Điểm du lịch văn hóa tâm linh Côn Sơn Kiếp Bạc - Hải Dương:
Là nơi có đền thờ Nguyễn Trãi (Côn Sơn) và đền thờ Trần Hưng Đạo (Kiếp Bạc) có nhiều dấu ấn trong lịch sử dân tộc Nguyễn Trãi là người có công lao to lớn trong kháng chiến chống quân Minh, giúp Lê Lợi lên ngôi Vua Trần Hưng Đạo giúp triều Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông Vì những công lao đó nên nhân dân ta tôn thờ các ông trở thành Thánh nhân
Trang 19Hàng năm có hàng vạn lượt du khách về nơi tâm linh này để cầu mong Đức Thánh phù hộ cho cuộc sống gia đình an khang thịnh vượng
Việc khai thác du lịch ở đây đã diễn ra nhiều năm, vì vậy có thể rút ra một số kinh nghiệm sau đây:
Chú trọng đến công tác quản lý Di tích, phát huy lợi thế tâm linh để phục
vụ du khách Cả Côn Sơn và Kiếp Bạc đều được quản lý, tu bổ, bảo vệ các Di tích chu đáo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho du khách thực hành tín ngưỡng
Tổ chức tốt các dịch vụ phục vụ du khách như: dịch vụ tiếp đón, hướng dẫn, sắp lễ và bán hàng lưu niệm
Sớm tổ chức thu phí tham quan tạo nguồn thu cho ngân sách, có kinh phí cho duy tu bảo dưỡng di tích phục vụ các hoạt động dịch vụ công cộng
* Điểm du lịch Văn hóa Hội An - Quảng Nam
Là nơi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, nên công tác quản lý, khai thác, phát huy giá trị của Di sản được các cấp chính quyền
và nhân dân nơi đây đặc biệt chú trọng Địa phương đã có chính sách liên kết chặt chẽ giữa quản lý Di sản văn hóa với phát triển du lịch, với quan điểm chỉ đạo là: phát triển du lịch bền vững và bảo tồn di sản vững chắc
Chú trọng công tác phát triển du lịch và bảo tồn các yêu tố nguyên gốc trong văn hóa truyền thống, gắn với bảo tồn môi trường sinh thái, nhân văn, đồng thời giữ được môi trường xã hội gắn với sinh hoạt văn hóa truyền thống
Tổ chức vận động, giáo dục nhân dân địa phương và phối hợp với các lực lượng để quản lý, bảo vệ các phố cổ, cùng với các phong tục tập quán của người dân phục vụ khách du lịch
Tổ chức tiếp đón khách du lịch tận tình, chu đáo, có đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, kèm theo sơ đồ đưa đón khách tham quan
Phát triển các loại hình dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách về
ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí với các thế mạnh của văn hóa truyền
Trang 20thống địa phương.Từ những kinh nghiệm rút ra từ các điểm du lịch tương đồng với Di tích Đền Hùng, sẽ phần nào giúp cho việc phát triển dịch vụ du lịch tại Đền Hùng ngày càng được tổ chức tốt hơn
1.2.2 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ du lịch ở một số nước trên thế giới
Du lịch là một ngành kinh tế mang lại lợi nhuận to lớn cho nhiều quốc gia, vì vậy các nước đều chú trọng khai thác các dịch vụ du lịch để phát triển kinh tế xã hội của đất nước mình Hiện nay có nhiều nước đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển du lịch và đem lại những kinh nghiệm quý báu Ở luận văn này em chỉ tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước có mặt tương đồng với Việt nam:
* Kinh nghiệm của Trung Quốc:
Là một đất nước rất rộng lớn, có nền văn hóa lâu đời Trong những năm gần đây, với chính sách cải cách và mở cửa nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ Ngành du lịch có những đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của Trung Quốc
Trong quá trình phát triển ngành du lịch, Trung Quôc chủ yếu phát triển
mô hình nhà nước và lấy đó làm chủ đạo với hai nội dung chính:
- Một là: Nhà nước và các địa phương dựa vào bộ máy quản lý hành chính, quản lý du lịch là chủ yếu để chỉ đạo phương hướng, chính sách phát triển các doanh nghiệp du lịch, tổ chức tuyên truyền và xúc tiến, quản lý thị trường
- Hai là: Phát huy tính chủ động tích cực của chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp tỉnh trong việc phối hợp các lực lượng, phát triển mạnh du lịch của địa phương nhằm thu hút du khách quốc tế và nội địa Ngành du lịch Trung quốc đã đưa ra những dịch vụ du lịch độc đáo, đa dạng với các chủ đề được sắp xếp theo từng năm
Đặc biệt Trung Quốc rất chú trọng đến dịch vụ du lịch văn hóa Đây là đất nước có nền văn minh từ rất sớm, do đó nhiều di sản của ông cha để lại
Trang 21giúp Trung Quốc ngày nay khai thác để phục vụ cho phát triển du lịch rất hiệu quả Khách du lịch đến thăm Trung Quốc không thể không đến thăm những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như: Vạn lý trườn thành, Thiên An Môn và các phố cổ ở Bắc Kinh, Quảng Châu, Hàng Châu đã để lại những ấn tượng tốt đẹp và đam lại nguồn thu to không nhở đã đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc
* Kinh nghiệm của Hàn Quốc:
Hàn Quốc đã đề ra những mục tiêu trong chiến lược phát triển du lịch là :
- Xây dựng Hàn Quốc trở thành điểm đến du lich hấp dẫn, có sức cạnh tranh quốc tế
- Xây dựng Hàn Quốc trở thành điểm du lịch bền vững, kết hợp hài hòa giữa việc khai thác và bảo tồn các tài nguyên du lịch
- Xây dựng Hàn Quốc thành điểm đến du lịch dựa trên nền tảng tri thức
có thể tạo ra giá trị ra tăng cho các nguồn tài nguyên du lịch
- Xây dựng Hàn Quốc trở thành điểm đến lý tưởng cho khách nội địa, khuyến khích người Hàn đi du lịch trong nước, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
- Xây dựng Hàn Quốc trở thành điểm đến mở ra kỷ nguyên hòa bình trên bán đảo Triều Tiên
Để đạt được mục tiêu trên, Chính Phủ Hàn Quốc đã thực thi một loạt các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch như:
Phát triển các nguồn lực du lịch, phát triển các dịch vụ đặc trưng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, triển khai một cách có hệ thống các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, cung cấp các trang thiết bị phục vụ du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế; cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua phát triển du lịch, mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường trao đổi kinh nghiệm quản lý và hoạt động du lịch Đồng thời có một số chương trình cụ thể như: Khảo sát, tìm kiếm và
Trang 22phát triển các dịch vụ tuor du lịch trọn gói đặc thù Phát động tại mỗi khu du lịch/ mỗi huyện/ mỗi tỉnh Khảo sát và phát triển các các lễ hội du lịch đặc trưng của từng vùng (Khoảng 30 lễ hội) với kinh phí đầu tư khoảng 2 tỷ Won một năm Tổ chức thường xuyên các buổi biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống, quảng bá rộng rãi trong cả nước các đồ lưu niệm cho du khách của các địa phương Hỗ trợ thương mại hóa các dịch vụ du lịch đặc thù của từng vùng
và các ý tưởng độc đáo, thành lập các nhà phân phối đồ lưu niệm du lịch và các cửa hàng liên kết bán dịch vụ thủ công của nhiều địa phương Hỗ trợ việc quảng bá các dịch vụ tuor du lịch văn hóa ra nước ngoài
* Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan là nước có ngành du lịch phát triển mạnh ở Châu Á, truyền thống văn hóa và sự mến khách của nhân dân Thái Lan là yếu tố quan trọng góp phần tăng cường thu hút khách du lịch đến với đất nước này Quá trình phát triển của ngành du lich ở Thái Lan chỉ ra những kinh nghiệm quý :
- Khôi phục và giữ gìn các tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, văn hóa nghệ thuật thông qua việc phát triển du lịch bền vững
- Thúc đẩy hợp tác giữa khu vực Nhà nước và tư nhân, phối hợp với cộng đồng địa phương trong quá trình khai thác, phát triển và quản lý tài nguyên du lịch
- Hỗ trợ phát triển các đối tượng cung cấp dịch vụ cho du khách thông qua việc áp dụng các tiến bộ về khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tăng cường hợp tác với các nước láng giềng, phối hợp xúc tiến quảng bá phát triển các hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông và các tiện ích phục vụ du lịch
- Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ du lịch về cả số lượng và chất lượng
Thực hiện nghiêm túc các quy định trong việc đảm bảo an ninh cho du khách và môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp du lịch
Trang 23Để thu hút khách du lịch nước ngoài, Thái Lan còn có các cửa hàng miễn thuế bán các dịch vụ truyền thống giá rẻ chất lượng cao, các mặt hàng sa sỉ, sản phẩm nổi tiếng của các nước, quần áo hợp mốt của các nhà thiết kế có tên tuổi nhằm đánh vào thị hiếu của khách du lịch Tư tưởng chỉ đạo hoạt động du lịch của Thái Lan là luôn tìm cách thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về vật chất , tinh thần và tâm lý Khẩu hiệu phục vụ khách hàng là gây ấn tượng tốt cho khách hàng ngay từ bước chân đầu tiên đến Thái Lan và làm cho khách hàng hài lòng đến điểm cuối cùng
1.2.3 Những bài học kinh nghiệm cho phát triển dịch vụ du lịch ở Khu di tích lịch sử Đền Hùng
Nhiều nước trên thế giới đã biết nắm bắt lợi thế của đất nước để phát triển du lịch, nên không những nâng cao được thu nhập cho quốc gia, mà còn thu hút được một lực lượng lớn lao động cho ngành này, giải quyết được công
ăn việc làm cho xã hội Có thể kể một số quốc gia điển hình biết khai thức thế mạnh của đất nước phục vụ cho phát triển du lịch như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Ấn Độ, Italia, Đức, Pháp,
Hà Lan Phần lớn các nước này đều biết khai thác triệt để các loại hình du lịch như: du lịch tham quan các công trình văn hóa lịch sử, du lịch thăm danh lam thắng cảnh, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch thăm quan các hoạt động tôn giáo, tâm linh
Qua nghiên cứu ở một số quốc gia có ngành du lịch phát triển, có thể rút
ra một số kinh nghiệm giúp cho chúng ta tham khảo, phục vụ cho phát triển
du lịch của đất nước nói chung và cho Khu di tích lịch sử Đền Hùng nói riêng:
Thứ nhất là, ở các quốc gia muốn cho du lịch phát triển trước tiên phải tập trung tuyên truyền, quảng bá sâu rộng cho ngành này Thông qua các kênh thông tin đại chúng, làm cho khách du lịch của các nước hiểu được sự an toàn, thuận lợi và những điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong quá trình tham quan, nghỉ dưỡng tại đất nước mình Làm tốt công tác tuyên
Trang 24truyền, giáo dục nhân dân địa phương về việc bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên du lịch di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tại địa phương
Thứ hai là, các quốc gia đều tìm cho mình những thế mạnh để phát triển
du lịch Trong từng điều kiện cụ thể mà các quốc gia tập trung phát triển mạnh ở loại hình du lịch phù hợp nhất Tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ tạo
sự thuận tiện, thỏa mái cho du khách từ việc hướng dẫn các điểm du lịch, có
sơ đồ hướng dẫn, bố trí lối đi, đường đi phương tiện đi lại hợp lý, tạo sự thuận lợi nhất cho du khách, không khó khăn trở ngại cho khách du lịch; bố trí nơi
ăn, nghỉ, các điểm phục vụ giải khát, bán hàng lưu niệm phù hợp và đảm bảo
mỹ quan khu vực
Thứ ba là, ở hầu hết các quốc gia có ngành du lịch phát triển do họ biết động viên mọi nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện, nước, nơi ăn nghỉ, phương tiện đi lại, khu vui chơi giải trí ) thuận lợi, văn minh đáp ứng được yêu cầu của du khách, từ đó tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách trong chuyến tham quan du lịch, nghỉ dưỡng Dựa vào các giá trị văn hóa vật thể phi vật thể của khu du lịch cùng với cảnh quan thiên nhiên để phát huy tiềm năng, thế mạnh, tính đặc thù riêng biệt của khu du lịch để đầu tư mở rộng các điểm du lịch luôn tạo ra sự mới, lạ hấp dẫn để thu hút khách du lịchkhiến họ có mong muốn quay trở lại tham quan du lịch nhiều lần nữa Thứ tư là, cần xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, thông thạo nhiều ngoại ngữ để có thể đáp ứng được nhu cầu của du khách nhiều nước khác nhau, nhất là đối với các nước có lượng du khách lớn thường xuyên đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng Đây là một trong những điều kiện rất quan trọng và cần thiết, vì quốc gia nào xây dựng được đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, có trình độ cao và tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với du khách, thì chính đội ngũ đó góp phần đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá đối với các dịch vụ du lịch của đất nước mình Thứ năm là, đảm bảo môi trừờng sinh thái, an toàn về an ninh trật tự, thuận lợi về giao thông, thông tin liên lạc, ngân hàng để phục vụ nhu cầu thiết yếu cho khách du lịch khi đến với các điểm du lịch
Trang 25Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu chung về khu Di tích lịch sử Đền Hùng
2.1.1 Giới thiệu tổng thể về Khu di tích lịch sử Đền Hùng
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Đền Hùng - Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đặc biệt, là nơi thờ tự các Vua Hùng đã có công dựng nước, Tổ tiên của cộng đồng dân tộc Việt Nam Cách đây hàng ngàn năm về trước, khu vực Đền Hùng nằm ở trung tâm của nước Văn Lang cổ đại Ngày nay Quần thể Di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, ở tọa độ địa lý từ 21 24' 08'' đến 21 28' 76'' vĩ độ Bắc, từ 104 77' 55'' đến 104 81' 68'' kinh độ Đông, phía Đông giáp xã Kim Đức và phường Vân Phú ( thành phố Việt Trì); phía Tây giáp xã Tiên Kiên; phía Nam giáp xã Chu Hóa và thị trấn Hùng Sơn ( huyện Lâm Thao); phía Bắc giáp xã Phù Ninh (huyện Phù Ninh)
Di tích lịch sử Đền Hùng nằm giữa vùng đất bán sơn địa, là vùng chuyển tiếp giữa núi rừng với đồng bằng có điều kiện tự nhiên khá phong phú, đa dạng nhiều hình vẻ Tổng diện tích đất tự nhiên 1.030 ha được chia thành hai vùng: vùng trung tâm và vùng điều chỉnh xây dựng Rừng quốc gia Đền Hùng
có diện tích 538 ha, chủ yếu nằm trên địa giới xã Hy Cương, Lâm Thao và xã Phù Ninh
Khu di tích lịch sử Đền Hùng gồm ba ngọn Tổ sơn có độ cao nhất vùng là: núi Hùng (còn có tên là núi Nghĩa Lĩnh, địa phương còn gọi tên cổ xưa là núi Cả - có độ cao 175 m so với mặt biển), Núi Vặn (còn có tên gọi là Ốc sơn,
có độ cao là 171 m so với mặt biển), núi Trọc (còn có tên gọi là Bạch Đầu sơn, có độ cao 151 m so với mặt biển)
Trang 26Khu di tích lịch sử Đền Hùng được bao bọc bởi vành đai xanh là Rừng quốc gia Đền Hùng, được Chính phủ ra quyết định khoanh vùng bảo vệ từ những năm 70 của thế kỷ XX Hệ thực vật ở Rừng quốc gia Đền Hùng khá phong phú, có 458 loài cây thuộc 328 chi của 131 họ thực vật, trong đó có tới
11 loài thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ của Việt Nam và 204 loài cây
có tác dụng làm thuốc Hệ động vật ở rừng quốc gia Đền Hùng cũng khá đa dạng, có 175 loài côn trùng, 59 loài chim, 13 loài thú, 14 loài bò sát và và 9 loài lưỡng cư thuộc 81 giống, trong đó có 7 loài quý hiếm được ghi trong sách
đỏ của Việt Nam ( 4 loài bò sát, 2 loài chim và 1 loài thú) Với hệ động thực vật phong phú và cảnh quan tươi đẹp của rừng quốc gia Đền Hùng là những tiềm năng to lớn cho phát triển du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng
Ngày 30/3/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 48/QĐ - TTg phê duyệt quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2015 Ngày 21 tháng 4 năm 2017 Thủ Tướng Chính Phủ ký quyết định số 552 / QĐ - TTg phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch
sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 với mục tiêu "Bảo quản, tu bổ phục hồi và phát huy giá trị lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái của Khu di tích Hình thành và phát triển các dịch vụ du lịch đa dạng và phong phú, trên nguyên tắc bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển
du lịch bền vững và phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương"
Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thành phố Việt Trì, trung tâm kinh
tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Phú Thọ và của vùng Tây Bắc, thành phố Lễ hội
về cội nguồn dân tộc trong tương lai Đền Hùng nằm trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội, gắn liền với tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nhờ hệ thống giao thông thủy - bộ, đường sắt, đường không thuận lợi Đây là những yếu tố quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Đền Hùng phát triển trong thời gian tới.[5]
Trang 272.1.1.2 Giá trị văn hóa vật thể:
Khu di tích lịch sử Đền Hùng gồm quần thể các Đền, Chùa trên Núi Nghĩa Lĩnh, Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân, Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ và Bảo Tàng Hùng Vương
* Khu vực núi Nghĩa Lĩnh:
Xưa kia còn có tên gọi là núi Cả, núi Nghĩa Cương hay núi Hùng Tương truyền, trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh là nơi các Vua Hùng tế lễ trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh Sau này, tưởng nhớ đến công lao dựng nước của Tổ tiên, các thế hệ con cháu đã xây dựng các ngôi đền để thờ tự trên núi Nghĩa Lĩnh, gồm có: Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, Lăng Hùng Vương, đền Giếng và Chùa Thiên Quang
Đền Hạ: Tương truyền, nơi đây mẹ Âu Cơ đã sinh ra bọc trăm trứng, nở
thành 100 người con trai, là nguồn gốc của cộng đồng dân tộc Việt Nam, nghĩa "Đồng bào" (cùng một bọc) được bắt nguồn từ đây
Đền Hạ được xây dựng vào thời Hậu Lê (thế kỷ XVII), qua thời gian Đền được nhiều lần trùng tu, tôn tạo, song vẫn giữ nguyên kiến trúc kiểu chữ nhị (=) như hiện nay, gồm hai tòa: Tiền tế và Hậu cung, mái lợp ngói mũi hài,
bờ nóc phẳng không trang trí mỹ thuật
Chùa Thiên Quang: Chùa được xây dựng vào thời Trần (thế kỷ
XIII-XIV), thờ Phật theo phái Đại thừa, xưa kia chùa có tên chữ là "Viễn sơn cổ tự" và " Sơn cảnh thừa Long tự", sau đổi thành "Thiên quang Thiền tự" Do chiến tranh và thiên tai phá hủy nên trong Chùa chỉ còn một số pho tượng có niên đại vào thời nhà Nguyễn
Phía trước chùa là Tam Quan, được xây dựng vào thế kỷ XVII, đây là một trong những di tích kiến trúc cổ trên núi Nghĩa Lĩnh, trong Tam quan có treo quả chuông đúc vào thế kỷ XVII
Trang 28Đền Trung: Đền Trung có tên chữ là Hùng Vương Tổ miếu, tương
truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc Hầu, Lạc Tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước Đây cũng là nơi Vua Hùng Vương thứ VI mở cuộc thi chọn người hiền tài để nhường ngôi, Lang Liêu đã sáng tạo ra bánh Chưng và bánh Dày và được Vua Hùng nhường ngôi
Đền Trung được xây dựng vào thời Lý - Trần, sau đó bị giặc Minh tàn phá, đến thế kỷ XV nhân dân địa phương xây dựng lại, đến thời nhà Nguyễn (thế kỷ XVIII) đền được tôn tạo kiến trúc kiểu chữ Nhất (-) Năm 2009 Đền Trung được tu bổ, tôn tạo lại, có kiến trúc hình chữ Nhị (=) gồm có Tiền tế và Hậu cung
Đền Thượng: Đền Thượng nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, có tên chữ là
"Kính Thiên Lĩnh Điện" (Điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh) Truyền thuyết kể rằng thời Hùng Vương, các Vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp, thờ trời, thờ thần lúa cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh
Tương truyền Vua Hùng Vương thứ VI, sau cuộc kháng chiến chống giặc Ân thắng lợi, cảm kích vị anh hùng đã có công đánh giặc cứu nước nên cho lập miếu thờ Thánh Góng trên đỉnh núi
Đền Thượng được xây dựng từ thế kỷ XV, trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo đến nay Đền có kiến trúc kiểu chữ Vương, với kiến trúc truyền thống, đặc biệt các đồ thờ tự có họa tiết trang trí được trạm khắc tinh xảo, tạo sự uy nghiêm bề thế của ngôi đền
Cột đá thề: Tại sân Đền Thượng có Cột đá thề Tương truyền sau khi
được Vua Hùng thứ 18 nhường ngôi, Thục Phán - An Dương Vương đã dựng Cột đá thề trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thề nguyền sẽ trọn đời bảo vệ giang sơn, gấm vóc mà Vua Hùng trao lại và đời đời hương khói trông nom Lăng miếu
tổ tiên
Trang 29Lăng Hùng Vương: Tương truyền đây là lăng mộ của vua Hùng thứ VI
Xưa kia là mộ đất có mái che, năm 1874 cuối triều Nguyễn được xây dựng thành lăng mộ như ngày nay Lăng vua Hùng được đặt ở thế đầu đội sơn, chân đạp thủy, quay về hướng Đông-Nam Qua nhiều lần trung tu, tôn tạo, hiện nay Lăng có hình khối chữ nhật bên trong lăng, nóc lăng đắp hình Cửu long chanh châu
Đền Giếng: Thờ hai bà công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con gái vua
Hùng Vương thứ XVIII Trong Đền hiện nay vẫn còn giếng nước, tên chữ là
Ngọc Tỉnh (tức Giếng Ngọc), là nơi hai bà Công chúa thường đến soi gương,
chải tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này
Đền Giếng được xây dựng vào thời nhà Nguyễn (Thế kỷ XVIII) gồm có Đại bái và Hậu cung Tại đây, ngày 19/9/1954 Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội đã nói chuyện với cán bộ chiến sỹ sư đoàn 308
- Đại đoàn quân tiên phong Người căn dặn "Các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước."
* Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ:
Để tưởng nhớ công đức các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và quy
tụ những giá trị văn hóa tâm linh về nơi đất thiêng Đền Hùng, Nhà nước đã cho phép đầu tư xây dựng hai ngôi đền là đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân và đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ, là "cha Rồng", "mẹ Tiên"- những người đã sinh ra cộng đồng dân tộc Việt
Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ được xây dựng năm 2001 và khánh thành năm
2005, tọa lạc trên đỉnh núi Vặn, thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Đền có kiến trúc kiểu chữ Đinh, quay theo hướng Đông - Nam, bao gồm: Đền chính, nhà tả vu, nhà hữu vu, nhà bai, trụ biểu và tam quan Đền chính có diện tích 137 m2, gồm hai tòa: Tiền tế và Hậu cung
Trang 30Hậu cung là nơi đặt khám thờ, được sơn son thiếp vàng, trạm trổ tinh xảo Bên trong khám đặt tượng Tổ Mẫu Âu Cơ được đúc bằng chất liệu đồng, bên ngoài dát vàng Đây là bức tượng đẹp, thể hiện sự hội tụ, kết tinh những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: thông minh, hiền dịu, phúc hậu, đoan trang
Kiến trúc ngôi Đền theo phong cách truyền thống, trang trí nội thất, đầu đao được lấy theo họa tiết trên Trống đồng Đông Sơn
* Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân: Được khởi công xây dựng năm
2007, khánh thành đúng vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2009
Đền được xây dựng tại Núi Sim, xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, cách núi Nghĩa Lĩnh khoảng 1km về phía Nam Ngôi đền được xây dựng ở địa thế rất đẹp, tọa lạc trên lưng "một con Rùa" khổng lồ, mặt Đền quay về hướng Tây Nam, phía trươc là hồ nước, hai bên có các dãy núi như tay ngai, tạo nên thế "sơn chầu, thủy tụ"
Đền thờ chính có kiến trúc kiểu tiền chữ Nhị, hậu chữ Đinh, hai bên trước sân đền là nhà tả vu, hữu vu, nhà bia, trụ biểu, cổng biểu tượng, lầu hóa vàng và các công trình phụ trợ Các họa tiết trang trí được mô phỏng theo hoa văn trên trống đồng Đông Sơn
Hậu cung của Đền là nơi đặt tượng thờ của Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân đang ngự trên ngai, dáng vẻ uy linh, tượng được đúc bằng đồng, nặng 1,5 tấn, cao 1,98 mét
* Bảo Tàng Hùng Vương: là một công trình văn hóa mới, được khởi
công xây dựng vào năm 1986 và khánh thành vào đúng Lễ hội Đền Hùng mồng 10 tháng 3 năm Quý Dậu (1993)
Bảo tàng Hùng Vương được xây dựng ở khu vực đồi Công Quán có độ cao trên 30m, với kiến trúc được thiết kế hình vuông mang ý nghĩa tượng trưng là một chiếc bánh chưng vuông khổng lồ Chính giữa tầng một bảo tàng
Trang 31là một hình tròn, ở giữa trưng bày một chiếc trống đồng lớn, mang ý nghĩa tượng trưng cho trời đất, vũ trụ theo quan niệm của tổ tiên người Việt cổ: trời tròn - đất vuông
Bảo tàng Hùng vương là nơi lưu giữ, bảo quản gần 5.000 tài liệu hiện vật, trong đó có hàng nghìn hiện vật khảo cổ học được khai quật tại các di chỉ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc Đó là những dấu tích văn hóa vật chất, là bằng chứng khoa học cho thấy quá trình phát triển của người Việt
cổ từ thời nguyên thủy đến thời đại Hùng Vương
Tầng 2 bảo tàng Hùng Vương là nơi trưng bày chính để giới thiệu, tìm hiểu về sự hình thành, phát triển của nhà nước Văn Lang và nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước thời đại Hùng Vương
Các hiện vật trưng bày được lựa chọn từ 4 giai đoạn văn hóa tiêu biểu là: Phùng nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn
2.1.1.3 Giá trị văn hóa phi vật thể:
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, được Nhà nước quy định là ngày Quốc giỗ và tổ chức theo nghi lễ cấp quốc gia Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng, nhắc nhở người dân Việt Nam cùng chung sức xây dựng đất nước ngày thêm phồn vinh Lễ hội hàng năm nhộn nhịp, thu hút hàng triệu du khách từ khắp mọi miền đất nước hành hương về Đất Tổ để tri ân công đức tổ tiên, tưởng niệm các Vua Hùng đã có công dựng nước
Lễ hội Đền Hùng là lễ hội truyền thống đã có từ rất lâu đời, là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam, là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những người có công dựng nước Lễ hội Đền Hùng là điểm nhấn văn hóa đặc biệt tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, có sức hút mạnh mẽ và là thế mạnh cho phát triển du lịch Đền Hùng
Trang 32Phú Thọ được coi là đất gốc, đất phát tích của dân tộc Việt Nam, nơi còn lưu giữ nhiều dấu tích của Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nơi đây còn duy trì được nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, đậm nét văn hóa Việt Nam và nền văn minh lúa nước Các lễ hội này góp phần tạo nên
sự đa dạng trong các hoạt động văn hóa và là điều kiện thuận lợi để khai thác thế mạnh về du lịch Có thể kể đến một số lễ hội như: Lễ Hạ Điền ở xã Hy Cương - thành phố Việt Trì, Lễ hội rước ông Khiu bà Khiu ở xã Thanh Đình thành phố Việt Trì, Lễ hội rước Chúa gái ở làng Vi Cương và Triệu Phú thuộc thị trấn Hùng Sơn - huyện Lâm Thao, Lễ hội Hát Xoan ở xã Kim Đức và xã
An Thái thuộc thành phố Việt Trì, Lễ hội ném chài ở phường Vân Phú - thành phố Việt Trì,
Bên cạnh các lễ hội đặc sắc, Phú Thọ còn lưu giữ được nhiều làng nghề truyền thống và có các sản vật nổi tiếng đã được lưu truyền là sản vật tiến Vua, đây cũng chính là lợi thế to lớn, mang đến các dịch vụ hàng hóa du lịch
để phục vụ du khách, có thể kể tên như: làng nghề Mỹ nghệ than tre, làng nghề Mây tre đan Đỗ Xuyên, làng nghề nón lá Sơn Nga - Sai Nga, làng nghề làm ủ ấm Sơn Vi, làng nghề chế biến thực phẩm Đoàn Kết, làng mộc Minh Đức và các sản vật Đất Tổ gồm: bưởi Đoan Hùng, hồng Hạc Trì, cá Anh
Vũ, gà chín cựa, rau Sắng, bánh Tai, cơm lam, xôi cọ
Khu di tích lịch sử Đền Hùng với đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và tiềm năng về du lịch, nếu được tổ chức quản lý và khai thác đúng mức thì du lịch Đền Hùng sẽ không ngừng mở rộng, thúc đẩy ngành kinh tế du lịch của tỉnh Phú Thọ phát triển
2.1.2 Khái quát về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Khu di tích lịch sử Đền Hùng
Cơ quan chủ quản tại Di tích Đền Hùng là Khu di tích lịch sử Đền Hùng, đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ Tổng số lao động
Trang 33đến thời điểm tháng 3 năm 2017 là 317 cán bộ, viên chức và người lao động, được bố trí tại 8 phòng ban chuyên môn và đơn vị trực thuộc, gồm: phòng Tổ chức - Hành chính, phòng Kế hoạch - Tài vụ, phòng Quản lý Dịch vụ, phòng Quản lý Di tích Bảo tàng, phòng Quản lý Rừng, phòng Bảo vệ, Ban quản lý
Dự án đầu tư xây dựng và Trung tâm dịch vụ du lịch Đền Hùng, (sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý theo Sơ đồ 1.1)
Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị như sau:
Phòng Tổ chức - Hành chính có chức năng tham mưu giúp Ban giám đốc
bố trí, sắp xếp công tác tổ chức cán bộ; đảm bảo các hoạt động hành chính của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, gồm: công tác văn thư, tạp vụ; quản lý, vận hành điện nước trong khu di tích; thu gom xử lý rác thải; quản lý và tu sửa hệ thống đường nội bộ trong Khu di tích
Phòng Kế hoạch - Tài vụ có chức năng tổ chức, quản lý các hoạt động tài chính của đơn vị, lập kế hoạch và triển khai các hoạt động thu, chi của Khu di tích lịch sử Đền Hùng
Phòng Quản lý Di tích Bảo tàng có chức năng nghiên cứu khoa học, sưu tầm hiện vật, tổ chức trưng bày bảo tàng, tuyên truyền phát huy tác dụng của
Di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng, quản lý các hoạt động văn hóa tín ngưỡng tại Đền Hùng
Phòng Quản lý Rừng có chức năng quản lý tài nguyên Rừng Quốc gia Đền Hùng, tổ chức trồng, chăm sóc, tu bổ rừng, vườn hoa cây cảnh trong Khu di tích Phòng Bảo vệ có chức năng thực hiện công tác Bảo vệ trật tự trị an trong Khu di tích, quản lý đất, rừng quốc gia Đền Hùng, đảm bảo an toàn cho khách tham quan Di tích
Trang 34Trung tâm Dịch vụ
Du lịch
Đền Hùng
Hỡnh 2.1: Sơ đồ cơ cầu tổ chức quản lý BQL di tớch lịch sử Đền Hựng
Giám đốc
Phó Giám đốc Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng
Kế hoạch - Tài vụ
Ban Quản
lý Dự
án đầu t- xây dựng
Phòng Quản
lý Di tích - Bảo tàng
Phòng Quản lý Dịch vụ
Phòng Bảo vệ
lý Rừng
Trang 35Phòng Quản lý Dịch vụ Du lịch có chức năng quản lý các hoạt động dịch
vụ du lịch trong Di tích, bố trí sắp xếp cho các cá nhân và tập thể có nhu cầu kinh doanh trong Khu di tích Đền Hùng
Trung tâm Dịch vụ Du lịch Đền Hùng có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dịch vụ tại Khu di tích Đền Hùng, quảng bá về tiềm năng du lịch của Phú Thọ
và của Đền Hùng để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước
Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng Đền Hùng có nhiệm vụ triển khai công tác chuẩn bị đầu tư và trực tiếp quản lý các dự án đầu tư, xây dựng, cải tạo, tu bổ, tôn tạo các công trình thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước
Với đội ngũ cán bộ viên chức và người lao động trên 300 người, được phân công thực hiện toàn diện các nhiệm vụ chính trị của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, đảm bảo xây dựng Đền Hùng trở thành Khu du lịch Văn hóa tâm linh, Lễ hội tiêu biểu, đón và phục vụ đồng bào cả nước Do đó củng cố, phát triển các phòng, ban trong Khu di tích cũng chính là phát triển các hoạt động dịch vụ cho du lịch tại Đền Hùng
Đặc biệt chú trọng đến đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ kinh doanh dịch vụ
du lịch tại Đền Hùng đó là Trung tâm dịch vụ du lịch, một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng, với tổng số cán bộ trên 70 người Trung tâm Dịch vụ Du lịch Đền Hùng đang tích cực thực hiện khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh về du lịch tại Đền Hùng Trung tâm Dịch vụ Du lịch Đền Hùng ngày càng lớn mạnh trở thành hạt nhân cho sự phát triển ngành kinh tế
du lịch của tỉnh Phú Thọ
2.1.3 Đánh giá chung:
Cùng với sự phát triển chung của ngành du lịch Phú Thọ, du lịch Đền Hùng được đánh giá là tâm điểm, là hạt nhân và là lợi thế to lớn về du lịch của tỉnh, điểm nhấn để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước
Trang 36Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và của tỉnh Phú Thọ, nhân dân tham gia công đức tu bổ tôn tạo các di tích Đền, Chùa, xây dựng các công trình văn hóa đã từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Cả nước Việt Nam thờ chung một ông Tổ, đây là nét văn hóa đặc sắc riêng có của người Việt Nam mà ít dân tộc nào trên thế giới có được Khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ tự Tổ tiên của cả dân tộc, hàng năm cứ đến dịp mùa Xuân và Lễ hội, đồng bào cả nước lại đổ về để tỏ lòng thành kính với ông cha và cầu mong cho một năm an lành, may mắn
Nằm trong hệ thống các Di tích lịch sử văn hóa lâu đời của đất Việt cùng
hệ thống các danh lam thắng cảnh mà thiên nhiên ban tặng, tài nguyên du lịch phong phú của tỉnh Phú Thọ, khi được đầu tư khai thác đồng bộ, đúng hướng thì du lịch Đền Hùng nói riêng và du lịch Phú Thọ nói chung sẽ có bước phát triển vượt bậc, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu này chủ yếu thu thập các số liệu về số lượng dịch vụ du lịch, tình hình cung cấp và nguồn thu từ dịch vụ du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, do vậy hầu hết các số liệu thu thập và phân tích các số liệu thứ cấp được thu tập từ cơ quan quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng Ngoài ra, để phân tích những yêu cầu trong phát triển dịch vụ du lịch, luận văn dự kiến điều tra:
+ Khách du lịch : 100 người
Căn cứ vào đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn và thời gian nghiên cứu tiến hành điều tra 70 khách du lịch tại thời điểm Lễ hội và 30 khách du lịch sau thời gian Lễ hội
Trang 37+ Cán bộ quản lý của Khu di tích lịch sử Đền Hùng: bao gồm 5 cán bộ quản lý chung của Khu di tích là các cán bộ lãnh đạo quản lý chung, quản lý trực tiếp Trung tâm dịch vụ du lịch Đền Hùng
+ Chọn phỏng vấn 5 người gồm trưởng bộ phận và nhân viên
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu:
- Thu thập số liệu thứ cấp:
Là các tài liệu đã được tập hợp thông qua các báo cáo của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, UBND tỉnh Phú Thọ, Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, báo cáo của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Phú Thọ, Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, báo cáo của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Trung tâm dịch vụ
du lịch Đền Hùng
Ngoài các số liệu liên quan đến tình hình chung của Khu di tích, luận văn tập trung thu thập và phân tích công tác nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nhằm phát triển dịch vụ du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng Trong đó có những hoạt động dịch vụ du lịch Đền hùng do cơ quan quản lý cung cấp Các
số liệu này chủ yếu lấy từ báo cáo của cơ quan quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng
- Thu thập số liệu sơ cấp:
Để đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và phát triển dịch vụ du lịch, luận văn dự kiến điều tra các đối tượng liên quan đến việc cung cấp và quản lý nguồn thu với đối tượng và số lượng mẫu lựa chọn ở phần trên Việc điều tra tiến hành theo phương pháp bảng hỏi đối với đói tượng là người dân cung cấp dịch vụ bằng phiếu điều tra đã xây dựng trước Với cán bộ quản lý phương pháp thu thập thông tin là phỏng vấn trực tiếp
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Trang 38Số liệu sau khi được thu thập sẽ được xử lý, phân loại và đưa vào phân tích Các phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng:
- Thống kê mô tả: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng để phân tích
những đặc điểm chung của số liệu như quy mô các loại hình dịch vụ, cơ cấu các loại hình dịch vụ
- Thống kê so sánh: Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình
hình biến động các loại hình dịch vụ du lịch qua các năm của Khu di tích; phân tích biến động nguồn thu, cơ cấu nguồn thu qua các loại hình dịch vụ du lịch để thấy được những biến động của các chỉ tiêu này qua thời gian và không gian
- Phân tích định tính: Phân tích định tính được sử dụng để phân tích
các thông tin điều tra sơ cấp về đánh giá của nhà quản lý, du khách về chất lượng các dịch vụ du lịch trong Khu du lịch Đền Hùng Phân tích định tính cho biết mức độ quan trọng của từng yếu tố ảnh hưởng, từ đó mà xác định được các nguyên nhân của những hạn chế để có giải pháp khắc phục đúng hướng
Trang 39Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thực trạng tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng
Khu di tích lịch sử Đền Hùng là một điểm du lịch văn hoá tâm linh đặc biệt gắn liền với những giá trị tâm linh, tín ngưỡng của cả dân tộc Do vậy, trong công tác tổ chức các hoạt động du lịch, Ban quản lý khu di tích một mặt cần đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động tế lễ tâm linh, mặt khác cũng cần mở rộng các hoạt động du lịch kết hợp khác nhu các lễ hội truyền thống, văn hoá dân gian địa phương, và các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
3.1.1 Công tác tổ chức hoạt động lễ hội (dịch vụ lễ hội tâm linh)
Lễ hội Đền Hùng, Phú Thọ là một lễ hội quốc gia để tưởng nhớ các vua
Hùng đã có công dựng nước Phong tục giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành
truyền thống văn hoá lâu đời ở nước ta Đó là ngày lễ linh thiêng và cao cả trong tâm thức dân gian Việt Nam Vì thế mà lễ hội được tổ chức long trọng hàng năm với nghi thức đại lễ quốc gia, với sự hành hương “trở về cội nguồn dân tộc” của hàng chục vạn người từ khắp các nơi trong nước và kiều bào sống ở nước ngoài
Lễ hội đền Hùng kéo dài từ mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch, trong đó mùng 10 là chính hội Cũng như mọi lễ hội khác ở đồng bằng Bắc Bộ, ở lễ hội gồm có 2 phần : Phần lễ và phần hội
Trang 40Hình 3.1: Lễ hội Đền Hùng- Phú Thọ
(nguồn http://trenguonresort.com/le-hoi-den-hung) Phần tế lễ được cử hành rất trọng thể mang tính quốc lễ Lễ vật dâng cúng
là “lễ tam sinh” (1 lợn, 1 dê và 1 bò), bánh chưng, bánh dày và xôi nhiều màu, nhạc khí là trống đồng cổ
Sau phần lễ là đến phần hội, năm nào cũng tổ chức cuộc thi kiệu của các làng xung quanh Với sự xuất hiện của các đám rước linh đình mà không khí lễ hội trở nên tưng bừng náo nhiệt hơn Các cỗ kiệu của các làng phải tập trung trước vài ngày thì mới kịp cuộc thi Cỗ kiệu nào đoạt giải nhất thì đến
kỳ hội sang năm được thay mặt các cỗ kiệu còn lại, rước lên đền Thượng để triều đình cử hành quốc lễ Đó là vinh dự lớn cho người dân trong Làng Lễ rước kiệu một mặt thể hiện giá trị văn hoá đặc sắc trong đời sống tinh thần của người dân địa phương, mặt khác là hoạt động truyền dạy cho con cháu đời sau bổn phận giữ gìn những giá trị văn hoá tốt đẹp này