1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tổ chức nhóm học tập tương tác trong dạy học toán ở tiểu học

3 3,4K 32
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 55,5 KB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Học tập tích cực là yêu cầu đặt ra mỗi bậc học. Giáo dục học hiện đại coi phương pháp dạy học sinh học tập tích cực, đầu tiên là học thông qua thảo luận nhóm. Thảo luận nhóm có thể được áp dụng bất kì lớp học nào. Đặc biệt đối với bậc Tiểu học với cấu trúc mỗi lớp từ 30 đến 35 em rất phù hợp. II. Ý NGHĨA, TÁC DỤNG CỦA TỔ CHỨC HỌC TẬP THEO NHÓM: Vai trò quan trọng của phương pháp thể hiện chỗ: tạo cơ hội để học sinh đưa ra giải pháp, trình bày cách giải quyết, hướng suy nghĩ về nội dung học tập. Từ đó, mỗi học sinh có thể tự so sánh để biết được tính hợp lí, đúng đắn trong cách giải quyết, trình bày của mình và của bạn. Học sinh tự đưa ra những thông tin phản hồi nhanh về sự hiểu hoặc không hiểu nội dung học tập. III.MỘT SỐ HÌNH THỨC CHIA NHÓM HỌC TẬP: Có nhiều cách chia nhóm học tập tuỳ theo yêu cầu của mỗi nhóm và tuỳ theo dụng ý dạy học của giáo viên. Tuy nhiên có thể chia nhóm theo những hình thức sau đây: 1) Chia nhóm đồng đẳng ( ngẫu nhiên): chẵn lẻ giữa các dãy bàn Ví dụ 1: Muốn chia lớp thành 2 nhóm: giáo viên chỉ em đầu bàn ( đầu tiên) đọc là chẵn, em kế tiếp đọc là lẻ, cứ như thế các em chẵn vào một nhóm, các em lẻ vào một nhóm. Ta có hai nhóm chia ngẫu nhiên của lớp. Ví dụ 2: Cần chia lớp thành 4 nhóm: yêu cầu điểm danh 1, 2, 3, 4 cứ hết một vòng (4 em) như thế lặp lại. Cuối cùng các em có số (1) vào một nhóm, các em có số (2) vào một nhóm, các em có số (3) vào một nhóm, các em có số (4) vào một nhóm. Ta chia lớp thành 4 nhóm đồng đẳng ( ngẫu nhiên).  Chia nhóm này có ưu điểm là khả năng giao tiếp rộng giữa các thành viên trong lớp. các em thấy cơ hội phân vào các nhóm là như nhau. Các nhóm tương đối đồng đẳng về số lượng người, về trình độ chung của các nhóm; có thể có nhược điểm là một số học sinh không phù hợp, không biết cá tính của nhau, trong học tập tương tác có thể chưa thật ăn ý. Nếu chia nhóm kiểu này, nhiệm vụ giáo viên giao việc cần có nhiều trình độ, mức độ yêu cầu khác nhau. Có như vậy mới tận dụng hết khả năng của mỗi học sinh trong lớp. 2)Chia nhóm kiểu vòng tròn đồng tâm Chia lớp thành từng cặp 2 nhóm; 1 nhóm thực hiện đứng ( ngồi) vòng trong; nhóm quan sát đứng ( ngồi) vòng ngoài. Ví dụ 3: Chia lớp thành 4 nhóm bằng cách điểm danh như trên. Sau đó chia thành 2 cặp nhóm thực hiện nhiệm vụ do giáo viên đặt ra. Chẳng hạn nhóm 2 quan sát nhóm 1để xem nhóm 1 làm có tốt không? Có bạn nào không tham gia hay đang tham gia tích cực phần việc của mình, bạn nào tích cục giải quyết nhiệm vụ và giúp đỡ thêm được bạn nào, ý kiến bạn nào được cả nhóm ủng hộ hơn cả…Sau đó đổi lại vai trò. 3)Chia nhóm theo sở trường Giáo viên cần phân hoạch các đối tượng học sinh trong lớp diện học khá, giỏi hoặc trung bình, yếu. Sau đó điểm danh đánh số các nhóm học sinh. Chia các nhóm học sinh khá, giỏi; chia các nhóm học sinh trung bình; chia các nhóm học sinh còn yếu. Lần lượt giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh khá, giỏi, các nhóm trung bình và các nhóm còn yếu theo các mức độ yêu cầu khác nhau. 4)Chia nhóm hỗn hợp trình độ Giáo viên phân hoạch các học sinh trong lớp như trên. Điểm danh độc lập 3 nhóm, yêu cầu một học sinh mỗi nhóm tự đọc 1 số ( 1, 2, 3, 4). Số 1 nhóm giỏi, nhóm trung bình, nhóm còn yếu vào một nhóm 3 người; số 2 nhóm giỏi, nhóm trung bình, nhóm còn yếu vào một nhóm 3 người; cứ như vậy chia lớp thành các nhóm. IV. MỘT SỐ KỸ THUẬT TIẾN HÀNH THẢO LUẬN NHÓM: Trong một buổi thảo luận thì điều quan trọng là xác định đúng vấn đề cần thảo luận. Học sinh tiểu học trong học toán cần xác định được kiến thức nào rõ ràng, kiến thức nào còn cần thảo luận làm rõ, tranh luận xem hiểu khái niệm, quy tắc như thế nào là đúng, sai. Ví dụ 1: Sau khi đã tìm bằng phương tiện trực quan: Học sinh cần thảo luận xem làm thế nào để được phân số và thảo luận xem làm thế nào để cộng 2 phân số nói chung. Đó là vấn đề cần thảo luận và nêu giải pháp. Có nhiều tình huống xảy ra trong khi thảo luận như: -Tình huống làm thế nào để mau chóng bắt đầu cuộc thảo luận? -Điều khiển cuộc thảo luận như thế nào cho hiệu quả? -Có nhiều học sinh chỉ ngồi ì không tham gia thảo luận thì làm thế nào? -Có học sinh nói quá nhiều, làm quá nhiều hết phần cả nhóm … Giải pháp: Để học sinh mau chóng bắt đầu cuộc thảo luận, giáo viên có thể “ khơi ngòi” bằng việc đặt các câu hỏi, hoặc nêu tình huống “ chọc tức”. Ví dụ: Như tình huống trên, giáo viên có thể hỏi “ tại sao? ” , “ làm thế nào để được kết quả đó ? ” , “ lúc nào cũng cứ vẽ và đếm kết quả có được không ? Vậy ta đã làm bằng cách nào? ” Dạng câu hỏi: - Nhân - quả - So sánh: cách làm nào hiệu quả hơn? - Câu hỏi đánh giá: làm thế nào nhanh hơn, gọn hơn? - Câu hỏi phê phán, xem xét độ tin cậy.  Thủ thuật điều khiển thảo luận là chia nhỏ vấn đề thảo luận. Xác định đúng vấn đề cần thảo luận, tránh tình trạng thảo luận mất nhiều thời gian mà không đi đến vấn đề thực sự cần thiết. Để giải quyết vấn đề trên cần thảo luận về các căn cứ liên hệ với các yêu cầu đặt ra từng bước sap cho thích hợp. Trong những giải pháp mà cuộc thảo luận đưa ra đâu là giải pháp khả thi để chọn hướng giải quyết và chính xác hoá thành quy tắc. Ví dụ: 3,57 + 1,16 = ? (m) Thảo luận cách cộng 2 số thập phân 3,57 + 1,16 =? Đã biết cách cộng với loại số nào? Có thể đưa về các loại số đã biết cách cộng hay không? Cách 1: Cộng số tự nhiên Cách 2: cộng phân số cùng mẫu Có hai giải pháp khả thi là: - Chuyển đổi đơn vị đo biểu diễn số đo dưới dạng số tự nhiên. - Chuyển đổi số đo dạng số thập phân về dạng phân số thập phân để thục hiện cách cộng. Đối với tình huống có học sinh không tham gia cần xem nguyên nhân không tham gia: - Không quan tâm: cần giao nhiệm vụ cụ thể yêu cầu thực hiện báo cáo. - Sợ sai bị chế giễu: yêu cầu học sinh tự chọn một vấn đề mà em thông thạo nhất. V. LỜI KẾT: Đây là những kinh nghiệm của bản thân rút ra được trong quá trình giảng dạy, được ứng dụng trong thục tế và đã đem lại kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy. Và đây cũng là ý kiến chủ quan của bản thân, rất mong nhận được sự nhận xét, đánh giá. Chân thành cảm ơn! Bà Rịa, ngày 29 tháng 3 năm 2007 Người viết Trịnh Thị Mỹ Ngọc . nội dung học tập. III.MỘT SỐ HÌNH THỨC CHIA NHÓM HỌC TẬP: Có nhiều cách chia nhóm học tập tuỳ theo yêu cầu của mỗi nhóm và tuỳ theo dụng ý dạy học của giáo. ĐẶT VẤN ĐỀ: Học tập tích cực là yêu cầu đặt ra ở mỗi bậc học. Giáo dục học hiện đại coi phương pháp dạy học sinh học tập tích cực, đầu tiên là học thông

Ngày đăng: 04/08/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w