1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC NHÓM

6 105 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 134,87 KB

Nội dung

1 LÀM THẾ NÀO ðỂ TỔ CHỨC NHÓM KHOA HỌC VÀ ðÁNH GIÁ VIỆC HỌC NHÓM CÔNG BẰNG ðẾN TỪNG HỌC SINH? ThS. Tống Xuân Tám ThS. Phan Thị Thu Hiền Giảng viên Khoa Sinh học - Trường ðHSP TP.HCM Trong giai ñoạn hiện nay, Bộ Giáo dục và ðào tạo ñang tăng cường việc ñổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học nhất là bậc phổ thông cho phù hợp với sự phát triển của khoa học và trình ñộ phát triển năng lực của HS. Nhiều phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ ñộng, sáng tạo của học sinh ñã và ñang ñược áp dụng ở các trường trung học phổ thông (THPT). Có thể nói, phương pháp học nhóm là phương pháp mà hiện nay nhiều giáo viên phổ thông ñang tích cực sử dụng. Vì thông qua phương pháp này, giáo viên rèn luyện cho học sinh biết cách tổ chức và ñiều hành nhóm một cách có hiệu quả, giúp học sinh học tập lẫn nhau. Nhờ ñó, hình thành cho học sinh kĩ năng làm việc trong một tập thể sau này. ðây là một kĩ năng rất cần thiết và không thể thiếu ñối với một con người của thế kỉ XXI. Một lớp học ở trường THPT thường có khoảng 40 – 50 học sinh. ðể tổ chức hoạt ñộng nhóm, giáo viên thường chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. Tùy theo ñiều kiện cụ thể, mỗi nhóm có thể từ 5 – 10 học sinh. Hoạt ñộng nhóm có thể ñược diễn ra ngay trong một tiết học, một tuần, một tháng hoặc thậm chí một năm học. Hoạt ñộng nhóm trong một tiết học là hoạt ñộng mà các thành viên trong một nhóm cùng thảo luận hay tranh luận với nhau ñể tìm ra tri thức cho bản thân trước một vấn ñề giáo viên ñặt ra có liên quan ñến nội dung của bài học. Vì hoạt ñộng nhóm này chỉ diễn ra trong phạm vi của một tiết học, ở một lớp học nên giáo viên dễ dàng quan sát và ñánh giá ñược sự tham gia tích cực hay thụ ñộng của từng học sinh, nên giáo viên thường cho ñiểm ñánh giá từng học sinh chính xác và công bằng. Tuy nhiên, hoạt ñộng nhóm của học sinh không phải lúc nào cũng diễn ra trong lớp học mà còn diễn ra ngoài phạm vi của lớp học. Do hiện nay có nhiều giáo viên ở trường THPT ñang áp dụng phương pháp seminar, phương pháp dạy học dựa trên dự án (Project based Learning) gọi tắt là phương pháp PBL mà các giáo viên ñã ñược bồi dưỡng trong các ñợt tập huấn vừa qua như bồi dưỡng thay sách giáo khoa mới, bồi dưỡng thường xuyên, ñặc biệt là các khóa bồi dưỡng của Intel (Chương trình dạy dạy của Intel) và của Microsoft (Tích hợp công nghệ thông tin trong dạy học và chia sẻ ñồng nghiệp). Các phương pháp dạy học này nhất thiết ñòi hỏi học sinh phải làm việc theo nhóm thì mới hoàn thành yêu cầu của giáo viên. Vậy, vấn ñề ñặt ra là làm thế nào ñể tổ chức nhóm khoa học và ñánh giá việc học nhóm một cách công bằng ñến từng học sinh? Thiết nghĩ ñây là ñiều mà nhiều giáo viên ñang quan tâm. 2 1. Về tổ chức nhóm Ngay từ khâu chia nhóm, giáo viên cũng nên chú ý ñến tính công bằng cho các nhóm. Có nhiều cách chia nhóm khác nhau, mỗi cách có những ưu và nhược ñiểm riêng. Tùy theo ñiều kiện cụ thể mà giáo viên có thể áp dụng cách này hay cách khác sao chu phù hợp. Cách chia nhóm ñơn giản nhất là căn cứ vào danh sách lớp học, giáo viên chia nhóm từ trên ñầu danh sách xuống dưới theo số lượng học sinh mỗi nhóm ñã ấn ñịnh. Cách chia này rất ñơn giản, không mất nhiều thời gian và công sức của giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, nó lại không mang tính khoa học và công bằng vì sẽ có khả năng một nhóm có quá nhiều học sinh khá giỏi, thành thạo các kĩ năng vi tính và nhà có máy vi tính nối mạng Internet. Trong khi ñó sẽ có nhóm có nhiều học sinh trung bình và yếu, kém thành thạo các kĩ năng vi tính và có khi nhà lại không có máy vi tính, hoặc có máy vi tính nhưng không ñược nối mạng Internet. Nếu giáo viên chia nhóm bằng cách này thì chắc chắn việc hoạt ñộng của một số nhóm sẽ gặp rất nhiều khó khăn và khó hoàn thành ñúng hạn những yêu cầu của giáo viên. Và do ñó, việc ñánh giá, cho ñiểm các nhóm sẽ không công bằng ñối với từng học sinh, có thể học sinh sẽ thắc mắc, kiện cáo hoặc mất hứng thú trong quá trình làm việc nhóm. Cách chia nhóm thứ hai là cho học sinh bốc thăm một cách ngẫu nhiên. Với cách chia nhóm như thế này, giáo viên làm như sau: chẳng hạn lớp học có 50 học sinh, giáo viên muốn chia lớp thành 10 nhóm, mỗi nhóm có 5 học sinh thì giáo viên sẽ làm 50 lá thăm. Trong ñó, có 5 lá thăm ghi “nhóm 1”, 5 lá thăm tiếp theo ghi “nhóm 2”,… và cứ làm như thế cho ñến hết 50 lá thăm. Việc chuẩn bị những lá thăm này giáo viên nên làm trước ở nhà. ðến lớp, giáo viên trộn ñều các lá thăm này và lần lượt cho từng học sinh bốc thăm. Sau khi bốc thăm xong, giáo viên yêu cầu từng học sinh ñọc lá thăm của mình lên cho cả lớp nghe ñể biết học sinh ñó thuộc nhóm nào. Giáo viên vừa nghe vừa ghi lại tên nhóm tương ứng với từng học sinh và ñọc lại một lần nữa trước lớp ñể học sinh theo dõi và biết ñược những thành viên trong nhóm của mình. Như vậy, việc chia nhóm theo cách này ñã khắc phục ñược một số nhược ñiểm của cách chia thứ nhất. Nghĩa là, nó mang tính khoa học hơn, công bằng hơn vì có yếu tố bốc thăm ngẫu nhiên nên xác suất học sinh khá giỏi, thành thạo vi tính, nhà có máy vi tính, máy vi tính có nối mạng Internet ñược phân phối cho các nhóm. Tuy nhiên, nhược ñiểm ñó là vẫn còn xác suất nhóm có nhiều hơn một học sinh khá giỏi, thành thạo các kĩ năng vi tính và nhà có máy vi tính nối mạng Internet, trong khi ñó có nhóm thì lại không và hơn nữa cách chia này ñương nhiên sẽ mất nhiều thời gian và công sức của cả giáo viên và học sinh hơn cách chia thứ nhất. ðể khắc phục những mặt còn hạn chế về tính công bằng của hai cách trên, giáo viên có thể sử dụng cách chia nhóm thứ ba như sau: trước khi buổi chia nhóm diễn ra, giáo viên nên thiết kế một tờ phiếu thăm dò ñơn giản sau ñây và phát cho mỗi học sinh, yêu cầu học sinh ñánh dấu lựa chọn ñầy ñủ các câu hỏi 3 và sau ñó thu lại. Việc làm này chỉ tiến hành một lần duy nhất vào lần chia nhóm ñầu tiên trong suốt cả một năm học. TRƯỜNG THPT……………………………… Lớp: ………………………………………… Họ và tên: ………………………… PHIẾU THĂM DÒ Em hãy ñánh dấu (x) vào ô  trong mỗi câu hỏi sau, mỗi câu chỉ ñánh dấu (x) vào ô  duy nhất. 1. Nhà em có máy vi tính không? (nếu chọn “không” thì không trả lời câu 2)  có  không 2. Máy vi tính nhà em có nối mạng Internet không?  có  không 3. Em có sử dụng thành thạo Microsoft Word không?  rất thành thạo  thành thạo  không thành thạo  chưa sử dụng 4. Em có sử dụng thành thạo Microsoft PowerPoint không?  rất thành thạo  thành thạo  không thành thạo  chưa sử dụng 5. Em có sử dụng thành thạo Microsoft Excel không?  rất thành thạo  thành thạo  không thành thạo  chưa sử dụng 6. Em có thành thạo kĩ năng chỉnh sửa phim, âm thanh, hình ảnh không?  rất thành thạo  thành thạo  không thành thạo  chưa sử dụng 7. Em có sử dụng thành thạo Internet không?  rất thành thạo  thành thạo  không thành thạo  chưa sử dụng Sau khi phân loại và tổng hợp xong các phiếu thăm dò ở nhà, giáo viên lọc ra danh sách học sinh tương ứng với những vấn ñề vừa ñược thăm dò và kết hợp với học lực của học sinh ñể lập ra số lượng các lá thăm tương ứng như sau: 10 lá thăm ñầu tiên ghi từ nhóm 1 ñến nhóm 10 cho nhóm học sinh nhà có máy vi tính và có nối mạng Internet bốc trước; 10 lá thăm như thế tiếp theo cho nhóm học sinh rất thành thạo hoặc thành thạo kĩ năng tin học (Word, PP, Excel); 10 lá thăm tiếp cho nhóm học sinh rất thành thạo hoặc thành thạo kĩ năng chỉnh sửa phim, âm thanh, hình ảnh; 10 lá thăm cho nhóm học sinh sử dụng thành thạo Internet; 10 lá thăm cuối cùng cho nhóm học sinh có học lực khá giỏi bốc. Bằng cách làm này sẽ mang tính khoa học cao và ñảm bảo tính công bằng cho các nhóm vì mỗi nhóm ñều có ñầy ñủ học sinh khá giỏi, thành thạo vi tính, nhà có máy vi tính, máy vi tính có nối mạng Internet. Giáo viên chỉ cần chia nhóm một lần và duy trì nhóm này trong suốt một năm học. Tuy nhiên, cách chia nhóm theo kiểu này mất rất nhiều thời gian cho cả giáo viên và học sinh. 4 2. Về tổ chức thực hiện hoạt ñộng nhóm Sau khi chia nhóm, giáo viên yêu cầu mỗi nhóm tự bầu ra một nhóm trưởng có trách nhiệm ñiều hành nhóm trong suốt quá trình làm việc và một thư kí ñể ghi chép lại những ý kiến thống nhất của nhóm. Sau bước chia nhóm, bước tiếp theo giáo viên giới thiệu chủ ñề seminar hoặc tên dự án, giao nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn cho học sinh từng bước thực hiện, cung cấp cho học sinh những tài liệu tham khảo và ñịa chỉ một số ñường link thật cần thiết ñể học sinh không bị mò mẫm trong việc tìm kiếm tài liệu và ñể không làm mất nhiều thời gian vô ích của học sinh. Giáo viên nói rõ thời gian hoàn thành seminar hoặc dự án ñể học sinh có kế hoạch thực hiện. Trong quá trình học sinh thực hiện, giáo viên thường xuyên theo dõi trực tiếp hoặc gián tiếp ñể có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Nếu có vấn ñề gì xảy ra giáo viên phải giải quyết một cách nhanh chóng như: chẳng hạn phát hiện một nhóm nào ñó có 2 học sinh anti nhau ñến mức nhóm ñó không thể hoạt ñộng ñược nữa thì giáo viên phải kịp thời ñiều chỉnh bằng cách chuyển một sinh học ñó sang nhóm khác và chuyển một học sinh ở nhóm khác qua nhóm ñó. Giáo viên không ñược áp ñặt ý kiến chủ quan của mình lên các nhóm mà lúc này giáo viên chỉ nên ñóng vai trò là người hướng dẫn, trọng tài, ñịnh hướng ñể học sinh ñi ñúng hướng. Có như thế mới phát huy ñược tính ñộc lập, chủ ñộng, sáng tạo của học sinh. 3. Về tổ chức báo cáo kết quả và ñánh giá hoạt ñộng nhóm Sản phẩm hoạt ñộng nhóm rất ña dạng, tùy theo từng vấn ñề cụ thể có thể là một bài viết ở dạng Word hay một bài trình diễn dưới dạng PowerPoint hoặc là sự kết hợp của cả ba sản phẩm: một bài trình diễn dưới dạng PowerPoint, ấn phẩm (tờ rơi tuyên truyền, tờ quảng cáo,…) và một trang web. ðể ñịnh hướng hoạt ñộng của học sinh và ñể mang tính khoa học, công bằng trong ñánh giá hoạt ñộng nhóm, giáo viên nên thiết kế sẵn các phiếu ñánh giá (công cụ ñánh giá) tương ứng với từng loại sản phẩm mà học sinh cần phải ñạt ñược. Trong ñó cần phải ghi rõ các mục ñánh giá và thang ñiểm tương ứng với từng mục, phát cho từng nhóm trước khi thực hiện seminar hoặc dự án (trong khuôn khổ bài này chúng tôi chỉ tập trung ñề cập ñến hoạt ñộng dự án). Căn cứ vào những phiếu ñánh giá này (tham khảo các mẫu phiếu ñánh giá ba sản phẩm hoạt ñộng dự án “Dịch cúm gia cầm” ở phần phụ lục), các nhóm có sự phấn ñấu và sẽ biết ñược sản phẩm của nhóm mình ñạt ñến mức ñộ nào ñể có biện pháp ñiều chỉnh kịp thời. Trước khi buổi báo cáo diễn ra, giáo viên chuẩn bị mượn phòng máy có projector, máy vi tính có hệ thống loa âm thanh ñầy ñủ và thông báo ñể học sinh biết trước, in trước các phiếu ñánh giá. Nếu có kinh phí thì giáo viên nên chuẩn bị trước một số phần quà lưu niệm nhỏ ñể trao giải cho nhóm nào ñạt giải nhất, nhì ba, khuyến khích ñể tăng phần ñộng viên, khích lệ ñối với học sinh. Còn nếu 5 không có kinh phí thì không sao. Nếu giáo viên có ý ñịnh mời quan khách ñến tham dự thì phải chuẩn bị giấy mời và gửi trước một tuần. Trong buổi báo dự án của học sinh, tùy ñiều kiện cho phép giáo viên có thể mời thêm ñại diện Quan chức chính quyền, ñại diện Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, ñại diện phụ huynh học sinh ñến tham dự. Trước khi các nhóm báo cáo, giáo viên chiếu 1 slide ghi rõ yêu cầu: nhắc lại thời gian tối ña cho một báo cáo, tất cả các thành viên trong nhóm phải ñược tham gia báo cáo ñể rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói trước ñám ñông và thông qua ñó phần nào giáo viên có thể ñánh giá ñược thực lực của từng học sinh; khi một nhóm lên báo cáo các nhóm còn lại phải chú ý lắng nghe và cho nhận xét trong phiếu về ưu ñiểm và hạn chế về nội dung, hình thức và cách trình bày của nhóm bạn và thảo luận thống nhất trong nhóm ñể chấm ñiểm cho nhóm khác. Bằng cách này, giáo viên rèn luyện cho học sinh biết cách chú ý lắng nghe, góp ý, nhận xét ý kiến của người khác. ðể ñảm bảo tính công bằng và khách quan trong ñánh giá hoạt ñộng nhóm, giáo viên nên cho học sinh cùng tham gia ñánh giá với mình theo các tiêu chí ñã in sẵn trong các phiếu ñánh giá mà giáo viên ñã phát cho học sinh trước khi tiến hành dự án. Giáo viên thông báo thật cụ thể cho học sinh biết: mỗi nhóm sẽ chấm ñiểm cho tất cả các nhóm khác, trừ nhóm của mình. Nghĩa là, nhóm của mình không ñược chấm ñiểm cho nhóm mình. Kết quả của mỗi nhóm ñược tính như sau: ðiểm nhóm = [(ðiểm trung bình cộng của các nhóm chấm + ñiểm của GV)/2] x số thành viên trong nhóm Tại sao ñiểm của các nhóm học sinh chấm chỉ lấy trung bình cộng và ñược tính là một cột ñiểm tương ñương với cột ñiểm của giáo viên? Vì thường nhóm học sinh này chấm cho nhóm kia ñôi khi không chính xác, có lúc còn mang nhiều cảm tính, thiên vị, Vì thế, ñể ñảm bảo tính công bằng và khách quan, giáo viên chỉ nên lấy ñiểm trung bình cộng của các nhóm và ñược tính là một cột ñiểm tương ñương với cột ñiểm của giáo viên. ðiểm của nhóm sau khi ñược tính bằng công thức trên sẽ ñược làm tròn theo nguyên tắc. Ví dụ: 34,25 ñược làm tròn là 34,50; 34,75 ñược làm tròn là 35. Sau khi các nhóm báo cáo xong, giáo viên mời ñại diện các nhóm góp ý kiến cho nhóm bạn về những ưu và hạn chế. Tiếp ñến, giáo viên nhận xét, ñánh giá, rút kinh nghiệm riêng từng bài báo cáo và chung cho toàn lớp học, rút ra bài học và kiến thức cần nắm. Sau ñó, giáo viên tổng kết cho ñiểm từng nhóm và phát phần thưởng nếu có. Vì giáo viên không theo sát từng hoạt ñộng của các nhóm ở ngoài lớp học nên giáo viên không thể nhận xét ñánh giá công bằng, khách quan ñến từng học sinh. ðể khắc phục ñiều này, giáo viên nên ñưa tổng ñiểm của nhóm cho nhóm trưởng và yêu cầu nhóm trưởng họp tất cả các thành viên trong nhóm ñể phân 6 chia ñiểm sao cho công bằng với công sức ñóng góp của từng thành viên trong nhóm. Giáo viên quán triệt tinh thần cho cả lớp biết “không có sự cào bằng” mà ñiểm số phải là ñiểm thực lực của chính mỗi học sinh. ðiểm số của mỗi thành viên trong nhóm chỉ ñược lẻ 0,5 ñiểm, không chấp nhận con số lẻ khác. Qua kinh nghiệm của chúng tôi và một số giáo viên khác ở trường phổ thông cho thấy, vấn ñề này các nhóm làm rất tốt và không có việc thắc mắc xảy ra. Với cách ñánh giá này, mỗi học sinh ñều thấy ñược tính công bằng, khách quan, phù hợp với năng lực của mình. Tóm lại, việc tổ chức học nhóm ñòi hỏi người giáo viên phải ñầu tư nhiều thời gian, công sức, ñứng ñường sau các hoạt ñộng của học sinh không có nghĩa là phó thác hoàn toàn cho học sinh mà ngược lại phải theo dõi sát sao, ñóng vai là người hướng dẫn, trọng tài ñể có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Nếu tổ chức hoạt ñộng nhóm tốt kết hợp với phương pháp ñánh giá công bằng và khách quan sẽ kích thích khả năng học tập của học sinh. Còn nếu không sẽ làm cho học sinh chán nản. . dạy học này nhất thiết ñòi hỏi học sinh phải làm việc theo nhóm thì mới hoàn thành yêu cầu của giáo viên. Vậy, vấn ñề ñặt ra là làm thế nào ñể tổ chức nhóm khoa học và ñánh giá việc học nhóm. Giáo viên chỉ cần chia nhóm một lần và duy trì nhóm này trong suốt một năm học. Tuy nhiên, cách chia nhóm theo kiểu này mất rất nhiều thời gian cho cả giáo viên và học sinh. 4 2. Về tổ chức. 1 LÀM THẾ NÀO ðỂ TỔ CHỨC NHÓM KHOA HỌC VÀ ðÁNH GIÁ VIỆC HỌC NHÓM CÔNG BẰNG ðẾN TỪNG HỌC SINH? ThS. Tống Xuân Tám ThS. Phan Thị Thu Hiền Giảng viên Khoa Sinh học - Trường ðHSP TP.HCM

Ngày đăng: 02/11/2014, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w