1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH CHIẾN lược MARKETING hỗn hợp của các CÔNG TY XI MĂNG tại VIỆT NAM

14 347 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 330 KB

Nội dung

Đây là khó khăn lớn nhất mà nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xi măng trong nước phải vượt qua nhất là các doanh nghiệp mới đầu tư theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duy

Trang 1

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING HỖN HỢP CỦA CÁC CÔNG

TY XI MĂNG TẠI VIỆT NAM NGHI SƠN – HOÀNG MAI – TAM ĐIỆP

MỤC LỤC

I TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG XI MĂNG TẠI VN 2

1 Tổng quan về thị trường xi măng tại Việt nam 2

2 Các công ty xi măng tại Việt Nam 4

2.1 Công ty xi măng Nghi Sơn 4

2.2 Công ty xi măng Hoàng Mai 5

2.3 Công ty xi măng Tam Điệp 6

II PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING HỖN HỢP (MARKETING MIX) CỦA BA CÔNG TY 6

1 Chiến lược Sản phẩm 7

1.1 Chiến lược sản phẩm của Nghi Sơn 8

1.2 Chiến lược sản phẩm của Hoàng Mai 9

1.3 Chiến lược sản phẩm của Tam Điệp 9

2 Chiến lược Giá 9

2.1 Chiến lược giá 9

3 Chiến lược Kênh phân phối 9

3.1 Chiến lược kênh phân phối của Nghi Sơn 9

3.2 Chiến lược kênh phân phối của Hoàng Mai 10

3.3 Chiến lược kênh phân phối của Tam Điệp 10

4 Chiến lược Xúc tiến bán 10

4.1 Chiến lược Xúc tiến bán hàng của Nghi Sơn 11

4.2 Chiến lược Xúc tiến bán hàng của Hoàng Mai 12

4.3 Chiến lược Xúc tiến bán hàng của Tam Điệp 13

Trang 2

I TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG XI MĂNG TẠI VN

1 Tổng quan về thị trường xi măng tại Việt nam

Ngành xi măng là ngành sản xuất dựa trên những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên như: đá vôi, đất sét, bazan,…đây đều là những tài nguyên thiên nhiên hữu hạn Do đó tuổi thọ của nguồn tài nguyên quyết định rất lớn đến tuổi thọ của doanh nghiệp

Quy trình sản xuất xi măng

Triển vọng phát triển ngành xi măng trong những năm tới được dự báo là sẽ tiếp tục tăng trưởng cao và ổn định

Cung có thể vượt cầu

Theo tiến trình hội nhập, mở cửa của thị trường xi măng Việt Nam thì hiện nay clinker và xi măng không còn nằm trong danh mục các mặt hàng cần có giấy phép khi nhập khẩu và mức thuế nhập khấu clinker chỉ được tính mức tối đa là 5% Do vậy, khả năng thâm nhập thị trường Việt Nam của các nhà xuất khẩu clinker và xi măng trong khu vực Đông Nam Á là rất lớn

Tuy nhiên, giá xăng dầu tăng, việc thuê tàu thuỷ khó khăn, mặt khác, clinker là mặt hàng bụi, nặng nên cước vận chuyển cao Việc nhập khẩu clinker về Việt Nam sẽ có giá cao, do đó clinker chỉ có thể được nhập khẩu về khi nhu cầu trong nước quá cao mà nguồn cung không thể đáp ứng

Từ năm 2009 trở đi, theo tính toán thị trường tiêu thị xi măng trong nước sẽ cân bằng với năng lực sản xuất của ngành công nghiệp xi măng Theo dự báo của Hiệp hội xi măng Việt Nam, với đà phát triển mạnh như hiện nay, đến 2010-2012, sản lượng xi măng trong nước sẽ đạt trên 60 triệu tấn, khả năng ngành xi măng cung sẽ vượt cầu khoảng 10 đến 12 triệu tấn

Trang 3

(Nguồn: Tổng công ty xi măng Việt Nam -VICEM)

Tuy nhiên, thị trường xi măng trong nước hiện nay vẫn tiếp tục tăng trưởng cao và ổn định Các doanh nghiệp trong nước một mặt có cơ hội phát triển vì thị trường vẫn còn tiềm năng, mặt khác sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả và sẽ không có chính sách bảo hộ đáng kể nào của nhà nước và địa phương Đây là khó khăn lớn nhất mà nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xi măng trong nước phải vượt qua nhất là các doanh nghiệp mới đầu tư theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Một số thông số cơ bản về thị trường xi măng Việt Nam

Căn cứ quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng đến 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự báo đến năm 2015, nhu cầu xi măng trong toàn quốc được phân bổ theo năng lực sản xuất ở 3 miền và 8 vùng kinh tế như sau:

Dự báo nhu cầu xi măng trong toàn quốc (Đơn vị: Triệu tấn)

năm 2010

Nhu cầu xi măng năm 2015

Miền Vùng

Đồng bằng sông Hồng 13,10 17,50 Trun

g

Đồng bằng sông Cửu Long 7,02 9,37

Với giả định mức tiêu thụ xi măng của các vùng, miền ổn định như trong giai đoạn vừa qua thì Tổng công ty xi măng Việt Nam dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước tăng trung bình 11% tính từ năm 2007 trở đi Tổng công ty xi măng Việt nam có bảng dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng đến năm 2012 như sau:

Dự báo nhu cầu xi măng trong toàn quốc từ 2007 đến 2012 (Đơn vị: triệu tấn/năm)

Dự báo sản lượng của các nhà máy xi măng trong toàn quốc từ 2007 đến 2012 (Đơn vị: triệu tấn/năm)

Sản lượng 26.88 34.23 44.84 51.76 57.15 61.06

Trang 4

Trên cơ sở dự báo nhu cầu và khả năng cung cấp xi măng hiện có trong ngành xi măng tới năm

2010, ta có thể cân đối khả năng cung, cầu xi măng trên thị trường như sau:

Cân đối cung cầu xi măng cả nước từ 2007 đến 2012 (Đơn vị: triệu tấn/năm)

Sản lượng 26.88 34.23 44.84 51.76 57.15 61.06

(Nguồn: Tổng công ty xi măng Việt Nam - ViCem) Tổng quan kết quả sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2010

Tình hình kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2010 tiếp tục phục hồi và tăng trưởng, GDP cả nước đạt khoảng 6,52%; trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,29% Tuy nhiên, tháng 9/2010 tỷ giá ngoại tệ, giá vàng biến động mạnh, chỉ số giá tiêu dùng CPI cả nước tăng 8,64% so với cùng kỳ năm

2009 (Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư ngày 27/9/2010).

Thị trường XM Việt Nam đang bước vào thời kỳ “cung vượt cầu”, cạnh tranh quyết liệt do nhiều dự

án XM mới của các thành phần kinh tế khác, liên doanh và VICEM đã bắt đầu đi vào hoạt động

Giá vật tư, nhiên liệu đầu vào tăng cao, đặc biệt là thiếu điện trầm trọng: than tăng từ 35% - 60%, điện tăng 6,8%, xăng dầu tăng 9%, nhựa tạo sợi tăng 20%, giấy tăng 12,6% vv

Tình hình cung ứng than trong tháng 8 và tháng 9/2010 gặp nhiều khó khăn, do nguồn cung cấp của Tập đoàn TKV chỉ đáp ứng dưới 50% yêu cầu dẫn đến các đơn vị SX đều trong tình trạng khan hiếm

và ăn đong Tình hình này chưa thể cải thiện trong thời gian ngắn

Ước tổng sản lượng tiêu thụ xi măng 9 tháng năm 2010 của toàn xã hội đạt 35,13 triệu tấn, tăng so

với cùng kỳ năm 2009 là 7,2% (trong khi đó tiêu thụ XM 9 tháng năm 2009 tăng so với cùng kỳ năm 2008

là 9,9%)

Lũy kế tiêu thụ xi măng 09 tháng đầu năm 2010 của toàn xã hội:

Đơn vị tính: 1.000 tấn

Nội dung TH 09 tháng

2009

TH 09 tháng

2010 So sánh (%) Thị phần 2010

2 Liên doanh 10.128 11.043 109,0 31,43%

3 Thành phần khác 10.600 11.291 106,5 32,14%

(Nguồn - Vicem)

2 Các công ty sản xuất kinh doanh xi măng tại Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một vấn đề không thể tránh khỏi đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào Đối với thị trường xi măng tại Việt Nam cũng vậy Trong những năm gần đây, các công ty cung cấp xi măng bằng những điểm mạnh của riêng mình – đang từng bước khắc họa, khẳng định uy tín của mình trên thị trường Việt Nam Tiêu biểu là các công ty

xi măng Nghi Sơn Thanh Hóa, Công ty xi măng Hoàng Mai Nghệ An và Công ty xi măng Tam Điệp Ninh Bình

2.1 Công ty xi măng Nghi Sơn Thanh Hóa (Doanh nghiệp FDI)

Là một liên doanh thành lập năm 1995 giữa Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam - Nhà sản xuất xi măng hàng đầu trong nước, Tập đoàn Xi măng Taiheiyo và Công ty Vật liệu Mitsubishi

-những tập đoàn đa quốc gia có uy tín của Nhật Bản, Xi măng Nghi Sơn đã trở thành thành viên mới của

Trang 5

Ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam Cho đến nay đây là dự án đầu tư lớn nhất của Nhật Bản tại Việt Nam

Tổng vốn đầu tư: 373 Triệu USD

Công suất của Nhà máy chính: 2,15 triệu tấn / năm

Công suất của Trạm Phân phối: 1,5 triệu tấn / năm

Năng lực vận chuyển bằng tàu chở xi măng rời:

Tổng số nhân viên: 470 (tính đến cuối năm 2007)

Sứ mệnh:

Trở thành một công ty có uy tín nhất ở Việt Nam

Định hướng:

Phấn đấu là Nhà sản xuất & Phân phối Xi măng số 1 Việt Nam

Mục tiêu:

 Thỏa mãn nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng thông qua việc cung cấp một cách tối ưu những sản phẩm có chất lượng cao và ổn định

 Tạo ra những giá trị bền vững cho các cổ đông

 Phấn đấu chiếm lĩnh vị thế cạnh tranh trên tất cả các thị trường thông qua hoạt động sản xuất, phân phối và bán hàng có hiệu quả

 Xây dựng phúc lợi cho người lao động thông qua chương trình phát triển nhân lực toàn diện và chính sách đãi ngộ công bằng

 Phát triển mối quan hệ hợp tác chiến lược với các nhà cung ứng vì lợi ích chung lâu dài theo phương châm "Hợp tác để cùng Phát triển"

 Liên tục thể hiện trách nhiệm đối với vấn đề phát triển bền vững theo triết lý hoạt động của các chủ đầu tư trên phạm vi toàn cầu

 Vun đắp cho văn hóa công ty mang bản sắc riêng biệt - quan hệ hợp tác chân thành và cởi mở, là

mô hình kiểu mẫu cho sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản

 Đóng góp vào quá trình phát triển của cộng đồng tại địa phương và của cả Việt Nam

Kết quả tiêu thụ 08 tháng đầu năm 2010 của công ty

Trong tháng 08/2010 tổng sản lượng xi măng tiêu thụ của công ty đạt 236.301 tấn, tăng 20% so với cùng kì năm trước Tổng sản lượng xi măng tiêu thụ của công ty trong 8 tháng đầu năm đạt trên 1,8 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kì năm 2009

2.2 Công ty xi măng Hoàng Mai Nghệ An

Ngày 07 tháng 10 năm 1995, Công ty xi măng Nghệ An (tiền thân của Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai ngày nay) được thành lập Sau các bước triển khai theo quy định về đầu tư xây dựng, ngày

Trang 6

15 tháng 4 năm 1996, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 216/TTg phê duyệt đầu tư dự án nhà máy xi măng Hoàng Mai - Nghệ An công suất 4.000 tấn clinker/ngày (tương đương 1,4 triệu tấn xi măng/năm)

Sau 32 tháng (từ tháng 6/1999) khởi công xây dựng đồng loạt những hạng mục công trình chính, chạy thử đơn động, liên động với sự hướng dẫn, chuyển giao công nghệ của chuyên gia hãng FCB (Cộng hòa Pháp) và sự giám sát của Tư vấn quốc tế Jurong (Singapo) Ngày 06 tháng 3 năm 2002, ngay

từ lần đốt lò đầu tiên, những tấn Clinker chính phẩm đã ra lò, đánh dấu một chặng đường mới trên con đường phát triển của Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai Là đơn vị đầu tiên trong Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam áp dụng mô hình tiêu thụ sản phẩm qua Nhà phân phối chính, Xi măng Hoàng Mai đã tận dụng được năng lực của xã hội trong tiêu thụ sản phẩm và xác lập lợi ích hài hòa giữa nhà sản xuất và nhà phân phối Hiện nay, công ty có 33 nhà phân phối chính trên toàn quốc, trong đó có 3 nhà phân phối dự án

Sản phẩm của Công ty không những tham gia xây dựng công trình của các tầng lớp dân cư mà còn tham gia các dự án lớn như: cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội), thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An), thủy điện Hương Sơn (Hà Tĩnh), Trung tâm hội nghị Quốc gia (Hà Nội), dự án thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt (Thanh Hóa), thủy điện Hố Hô (Quảng Bình), thủy điện Buôn Kơup (Đắc Lắc) Sản lượng tiêu thụ xi măng của Công ty năm sau cao hơn năm trước, trong đó sản lượng tiêu thụ ở những địa bàn có hiệu quả đạt mức tăng trưởng cao

Từ tháng 8 năm 2004, Công ty đã được Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001 Sản phẩm của công ty đã đạt nhiều huy chương vàng tại các Hội chợ, Triển lãm tổ chức tại Hà Nội, Thành phố Vinh, Nha Trang, thành Phố Hồ Chí Minh; Giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2004; giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2004; giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn năm 2005; giải thưởng vàng chất lượng năm 2005 và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Với sự phấn đấu bền bỉ trong những năm qua, Công ty xi măng Hoàng Mai đã được Tỉnh ủy, HDND, UBND tỉnh Nghệ An; Bộ Xây dựng, Tổng công ty xi măng Việt Nam tặng nhiều cờ thưởng thi đua Ngày

21 tháng 9 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 993/QĐ.TTg tặng bằng khen cho Công

ty xi măng Hoàng Mai vì đã có nhiều thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc

Thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước Công ty xi măng Hoàng Mai đã thành lập Ban cổ phần hóa phối hợp với Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt triển khai thực hiện các thủ tục ngay từ đầu năm 2007 Đến tháng quý III/2007 các thủ tục cổ phần hóa hoàn thành, ngày 30/11/2007 Công ty tổ chức bán đấu giá cổ phiếu cho các cổ đông Ngày 03/3/2008 Công ty tổ tức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và thành lập Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai và bầu ra Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát Công ty Ngày 9 /7/ 2009 Cổ phiếu Xi măng Hoàng Mai (HOM) chính thức niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội Sự kiện này là đánh dấu một mốc quan trọng trong chiến lược phát triển, khẳng định tính minh bạch, uy tín và vị thế của thương hiệu Xi măng Hoàng Mai

Tên giao dịch: Công ty xi măng Hoàng Mai

Địa chỉ: Xã Quỳnh Thiện, Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An

Thành lập: Ngày 07 tháng 10 năm 1995

Công suất thiết kế: 1.400.000 tấn XM/năm

Điện thoại: 038 - 866170, 038 - 866668

Fax: 038 - 866648

Website http://www.ximanghoangmai.com.vn

Email: sales@ximanghoangmai.com.vn

Trang 7

Các thiết bị công nghệ chính

- Máy nghiền:

* Nghiền xi măng: Năng suất 240 tấn/h

* Nghiền liệu: Năng suất 320 tấn/h

* Nghiền than: Năng suất 30 tấn/h

- Lò nung: Năng suất 4.000 tấn/ngày

Liên tục trong 5 năm qua, sản lượng tiêu thụ xi măng Hoàng Mai tăng bình quân tới 25%/năm Dự kiến trong năm 2010 này, công ty sẽ sản xuất 1,34 triệu tấn clinker và tiêu thụ 1,875 triệu tấn xi măng

2.3 Công ty xi măng Tam Điệp Ninh Bình

Công ty Xi măng Tam Điệp, tiền thân là Công ty xi măng Ninh Bình thuộc UBND Tỉnh Ninh Bình Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 542/CP-CN ngày 18/6/2001; UBND Tỉnh Ninh Bình đã có Quyết định số 1239/QĐ-UB ngày 21/6/2001 chuyển giao nguyên trạng Công ty Xi măng Ninh Bình về Tổng công ty xi măng Việt Nam từ ngày 15/7/2001; Từ năm 2002 Công ty được đổi tên là Công ty

Xi măng Tam Điệp

Tên giao dịch: Công ty Xi măng Tam Điệp

Thành lập: Ngày 31 tháng 05 năm 1996

Địa chỉ văn phòng: Số 7/9, Đường Quang Trung, Phường Trung Sơn, Thị xã Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình

Địa chỉ nhà máy: Xã Quang Sơn - Thị xã Tam Điệp - Tỉnh Ninh Bình

Công suất thiết kế: 1.400.000 tấn XM/năm

Điện thoại: 030 - 864911

Fax: 030 - 864909

Website: http://www.tdcc.com.vn

Email:

Nhà máy Xi măng Tam Điệp, được Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư tư xây dựng tại Quyết định số 97/QĐ-TTg ngày 9/2/1996 với dây chuyền sản xuất xi măng tiên tiến và hiện đại của hãng F.LSmidth (Đan Mạch) có hệ thống tự động hoá và ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cao từ khâu phối liệu nung Clinker đến công đoạn nghiền xi măng và hệ thống đóng bao tự động Tất cả các công đoạn thuộc quá trình sản xuất được vận hành và giám sát từ phòng điều khiển trung tâm thông qua mạng lưới xử lý vi tính hiện đại nhằm đưa ra sản phẩm xi măng chất lượng cao

Ngày 15/01/2005 tấn Clinker đầu tiên ra lò đạt chất lượng tốt, tháng 4/2005 kết thúc giai đoạn sản xuất thử và đi vào sản xuất ổn định Hàng năm sẽ cung ứng ra thị trường trong nước và Quốc tế 1,4 triệu tấn xi măng chất lượng cao

Các thiết bị công nghệ chính

1 Máy nghiền:

* Nghiền xi măng: Nghiền đứng: Năng suất 240 tấn/h

Nghiền bi: Năng suất 200 tấn/h

* Nghiền than: Năng suất 30 tấn/h

* Nghiền liệu: Năng suất 320 tấn/h

2 Lò nung: Năng suất 4.000 tấn/ ngày

Sản phẩm của Công ty xi măng Tam Điệp được tiêu thụ qua hệ thống các nhà phân phối trên toàn quốc Toàn bộ các nhà phân phối và hệ thống đại lý của họ được liệt kê chi tiết trên trang web này

Hy vọng rằng với những thông tin về hệ thống đại lý sẽ giúp cho qúy khách hàng có sự lựa chọn tốt nhất trong quá trình tìm hiểu và mua sản phẩm của Công ty chúng tôi

Trang 8

II PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING HỖN HỢP (MARKETING MIX) CỦA BA CÔNG TY

1 Chiến lược Sản phẩm

Các chủng loại sản phẩm xi măng và Clinker của ba công ty như sau:

- Clinker Pcp40, Pcp50 - Clinker Pcp40, Pcp50 - Clinker Pcp40, Pcp50

- Xi măng Poóc lăng: PC40,

PC50 - Xi măng Poóc lăng: PC40 - Xi măng Poóc lăng: PC40,PC50

- Xi măng Portland hỗn hợp:

PCB40, PCB50 - Xi măng Portland hỗn hợp:PCB40, PCB30 - Xi măng Portland hỗn hợp:PCB40, PCB50

- - Các loại xi măng đặc biệt

khác theo đơn đặt hàng

-Xi măng bền Sunphát

Chính sách chất lượng:

 Chất lượng xi măng được thiết kế sử dụng những kiến thức toàn diện và mới nhất

 Liên tục duy trì trình độ nhân viên vận hành cao nhất và thiết bị được tinh chỉnh

 Liên tục duy trì và cải thiện Hệ thống Quản lý chất lượng

Mục tiêu chất lượng:

 Sản xuất và tiêu thụ (xi măng và clinker) đạt công suất thiết kế 2,15 triệu tấn

 Nhận được Chứng chỉ cho Hệ thống Quản lý Chất lượng theo ISO 9001:2000

 Xây dựng và thực hiện đúng tiến độ kế hoạch đào tạo

 Áp dụng biểu mẫu chuẩn và căn cứ theo lý lịch thiết bị để kiểm tra duy trì hoạt động ổn định

 Thực hiện Đánh giá Nội bộ Hệ thống Quản lý Chất lượng 6 tháng 1 lần

 Đánh giá chi phí sản xuất, hiệu quả các công đoạn và chất lượng mỗi tháng 1 lần

 Đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng mỗi quý 1 lần

 Thực hiện biện pháp điều chỉnh và phòng ngừa trong vòng 1 tháng sau khi phát hiện vấn đề chưa phù hợp

Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) & đặc tính kỹ thuật PCB 40 Nghi Sơn:

Tiêu chuẩn TCVN 6260/1997 Nghi Sơn PCB 40 Cường độ chịu nén (N/mm2) 3 ngày ± 45’ ≥ 18 28 ± 1.5

Tỷ lệ Blaine (cm2/g) ≥ 2700 3600 ± 100

Độ ổn định thể tích:

(Phương pháp LE Chatelier)

Trang 9

1.2 Chiến lược chất lượng sản phẩm của xi măng Hoàng Mai Nghệ An

Để đạt được hiệu quả cao trong công việc, từ năm 2002, Công ty xi măng Hoàng Mai đã triển khai xây dựng, tổ chức thực hiện hơn 200 quy trình quản lý, vận hành theo yêu cầu của Hệ thống quản lý chất lượng Từ tháng 8 năm 2004, Công ty đã được Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO

14001

Việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 cùng với dây chuyền công nghệ tiến, đội ngũ lãnh đạo, kỹ sư, công nhân vận hành có kinh nghiệm đã đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt

Sản phẩm của công ty đã đạt nhiều huy chương vàng tại các Hội chợ, Triển lãm tổ chức tại Hà Nội, Thành phố Vinh, Nha Trang, thành Phố Hồ Chí Minh; Giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2004; giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2004; giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn năm 2005; giải thưởng vàng chất lượng năm 2005 và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Sản phẩm PCB 30 có ưu điểm đáp ứng được cho xây dựng mọi công trình như: nhà dân dụng, nhà cao tầng, cầu đường, xây dựng thủy điện, với giá thành sản phẩm thấp, chống xâm thực trong các môi trường, độ bền cao, có hệ số dư mác cao, độ dẻo lớn, phù hợp với khí hậu Việt Nam Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm này đã dừng sản xuất

Sản phẩm PCB40, PC40 có ưu điểm đáp ứng được cho xây dựng mọi công trình như: cầu đường, dân dụng, nhà cao tầng, xây dựng thủy điện, và các công trình đặc biệt, chống xâm thực trong các môi trường, có cường độ nén cao, cường độ uốn uốn, độ bền hóa học cao, phù hợp với khí hậu Việt Nam

Nhà máy xi măng Tam điệp có công xuất 1,4 triệu tấn Cliker/năm Sản phẩm của nhà máy bao gồm Xi măng PC40, PC50, PCB40, PCB30 và Cliker Pcp40, Pcp50 Các sản phẩm của Nhà máy đã được Cụ tiêu chuẩn đo lượng chất lượng Việt Nam cấp giấy chứng nhận

"VÌ LỢI ÍCH KHÁCH HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH" là mục tiêu Công ty xi măng Tam Điệp luôn hướng tới Để đảm bảo chất lượng xi măng cung cấp ra thị trường, trong quá trình thiết kế, lắp đặt nhà máy, Hãng F.L.Smidth đã thiết kế, lắp đặt một hệ thống thiết bị thí nghiệm hoàn toàn tự động, các mẫu sản phẩm sau 30 phút sẽ được lấy tự động theo một băng chuyền đưa về phòng thí nghiệm thực hiện thí nghiệm các thông số sản phẩm để đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn theo quy định của Cục quản lý chất lượng Việt Nam

2 Chiến lược Giá

Cùng với chính sách định giá cơ bản cho sản phẩm, việc điều chỉnh giá một cách linh hoạt trong quá trình tiêu thụ sản phẩm nhằm kích thích tiêu dùng là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp Với tư cách là một công cụ quan trọng trong nỗ lực gia tăng khả năng bán hàng, ở các công ty điều chỉnh giá bằng chiết khấu theo khối lượng bán được các doanh nghiệp áp dụng khá phổ biến

Cả ba công ty xi măng Nghi Sơn, xi măng Hoàng Mai và Xi măng Tam Điệp đều áp dựng chiến lược giá là:

- Quy định giá bán cho các nhà phân phối/đại lý theo từng khu vực tĩnh thành và kèm theo chiết khấu

- Chiết khấu theo bậc thang, tùy thuộc sản lượng tiêu thụ trong từng tháng (đây là vấn đề bí mật của mỗi công ty)

Trang 10

Giá bán tại địa bàn sản xuất: (Tham khảo)

- Xi măng Nghi Sơn PCB40 : 855.000 đ/tấn (tại Thanh Hóa)

- Xi măng Tam Điệp PCB40 : 915.000 đ/tấn ( tại Ninh Bình)

- Xi măng Hoàng Mai PCB40: 880.000 đ/tấn ( tại Nghệ AN)

3 Chiến lược kênh phân phối

Hiện tại, cả ba công ty đều có những định hướng về việc thiết lập hệ thống kênh phấn phối riêng, nhưng về cơ bản đều có những điểm tương đồng trong chức năng và nhiệm vụ của mô hình đó

Với sự có mặt trên phạm vi toàn quốc, xi măng Nghi Sơn có thể giảm thiểu tác động bất lợi của những biến động về thị trường theo mùa xây dựng giữa miền Bắc, miền Nam và miền Trung Viêt Nam

Như các bạn biết xi măng là một sản phẩm nặng, vì vậy việc vận chuyển sản phẩm là rất mất công và tốn kém Đối với bất kỳ nhà máy xi măng nào việc lựa chọn được địa điểm ưng ý để đặt nhà máy thuận lợi cho cả việc sản xuất, vận chuyển đã được xem là thành công bước đầu Xi măng Nghi sơn đã làm được điều đó

Với nhà máy được đặt tại xã Hải Thượng, Huyện Tĩnh Gia, tĩnh Thanh hóa, Xi măng Nghi Sơn có thể tiếp cận cả với nguồn nguyên liệu tốt cũng như xây dựng được Cảng riêng thuận lợi cho việc xuất nhập Cảng chuyên dụng Nghi sơn có thể tiếp nhận tàu 35.000 tấn ra vào và cũng từ đây, hàng năm Xi măng Nghi sơn đã xuất hàng triệu tấn hàng đi khắp cả nước đặc biệt tại hai khu vực Miền Trung và Miền Nam Điều này góp phần bình ổn thị trường xi măng trong nước, tránh tình trạng “Bắc thừa Nam thiếu”

Tại Miền Nam, Công ty có Trạm phân phối Hiệp Phước đặt tại khu Công nghiệp Hiệp Phước, T.P

Hồ Chí Minh Trạm cũng có cầu cảng riêng có thể tiếp nhận tàu 20.000 tấn từ nhà máy chính ở Thanh Hóa Từ đây xi măng được xuất dưới cả dạng rời và dạng bao đi thẳng đến khách hàng hoặc đi tới các kho khác nhau ở Vũng tàu, Tây Ninh, Đồng Nai, Vĩnh Long, Cần Thơ Các kho được lập nên với mục tiêu

để đáp ứng nhanh và ổn định nhu cầu của khách hàng tại từng địa phương

Tại miền Trung, Xi măng Nghi sơn đang trong quá trình hoàn thành những hạng mục cuối cùng

để đưa Trạm phân phối Ninh Thủy đi vào hoạt động, dự kiến trong tháng 8/2010 Trạm phân phối Ninh thủy được đặt tại Khu kinh tế Vân Phòng xã Ninh hòa huyện Ninh Thủy tỉnh Khánh hòa Cũng giống như Trạm phân phối Hiệp Phước, Trạm phân phối Ninh Thủy có cảng chuyên dụng riêng và tiếp nhận được tàu trọng tải lớn Từ đây, xi măng được cấp đi các tỉnh phụ cận dưới cả hai hình thức: xi bao và xi rời Song song với Trạm phân phối Ninh thủy, Xi măng Nghi sơn cũng duy trì một hệ thống kho nằm dọc theo biển Miền Trung Các kho được đặt tại: Đà Nẵng, Dung Quất (Quảng Ngãi), Quy Nhơn, Vũng Rô (Phú Yên), Nha Trang, Ba Ngòi (Khánh Hòa) Hệ thống kho này giúp duy trì cung ứng cho nhu cầu xi măng tại các địa bàn xung quanh

Công ty xi măng Nghi Sơn bán hàng thông qua các đại lý được lập ở các Tỉnh thành Công ty lập hai Văn phòng đại diện tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để quản lý giám sát việc bán hàng, kiểm soát chất lượng sản phẩm trên thị trường và tiếp xúc khách hàng để tìm hiểu thông tin Văn phòng tại Hà Nội giám sát từ Tĩnh Thừa Thiên Huế trở ra, Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh giám sát từ Đà Nẵng trở vào

Nhà Máy Chính:

Hải Thượng, Huyện Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hoá

ĐT: (037) 862 013 / 17

Fax: (037) 862015 / 16

Ngày đăng: 09/05/2018, 15:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w