Đây là tiểu luận môn Luật hôn nhân và gia đình, đầy đủ và chính xác giúp các bạn sinh viên luật và những người có chuyên ngành về luật làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và nghiên cứu mà không phải mất công tìm kiếm và tải xuống.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA LUẬT HỌC
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
ĐỀ TÀI: NGUYÊN TẮC HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG
Giảng viên hướng dẩn: TS Nguyễn Ngọc Anh Đào
Đà Lạt, tháng 11 năm 2016
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hôn nhân là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự trưởng thành của mỗi người “ Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng” đó là qui luật tự nhiên của con người và của tạo hóa Gia đình là tế bào của xã hội, và hôn nhân là cơ sở của gia đình Một xã hội muốn tồn tại và phát triển một cách bền vững thì chế độ hôn nhân phải được xây dựng một cách vững chắc Từ khi trong xã hội có nhà nước, quan hệ hôn nhân không chỉ phản ánh ý chí của các cá nhân tham gia vào quan hệ đó mà còn là ý chí của nhà nước Trong những giai đoạn khác nhau, phụ thuộc vào cơ sở kinh tế - xã hội, nhà nước đặt ra những nguyên tắc của hôn nhân và gia đình để định hướng chonhững quan hệ xã hội đó phát triển theo mục tiêu đã định Việc xây dựng gia đình hòa thuận, bình đẳng, hạnh phúc đã trở thành một đòi hỏi tất yếu của xã hội Nhận thức được tầm quan trọng của hôn nhân và gia đình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước ta đã thiết lập chế độ hôn nhân gia đình mới tiến bộ, thay thế cho chế độ hôn nhân gia đình phong kiến, lạc hậu Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng chính là một trong những định hướng vững chắc của Đảng và Nhà nước ta đảm bảo cho việc thực hiện những quan hệ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài người Trong bài viết này, nhóm em xin được trình bày đề tài “Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở Việt Nam - lịch sử phát triển và thực tiễn áp dụng”
2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu
2.1 Mục đích
Nắm được những nội dung cơ bản cũng như những quan điểm về hôn nhân và giađình trên những phương diện, khía cạnh khác nhau của hôn nhân một vợ mộtchồng
Những thực trạng thường gặp trong vấn đề hôn nhân một vợ một chồng
Cung cấp kiến thức cơ bản, hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến hôn nhân vàgia đình, đặc biệt là vấn đề hôn nhân một vợ một chồng hiện nay Từ đó, trang bị
Trang 3những kiến thức cơ bản nhất về hôn nhân và gia đình, góp phần tạo tiền đề xâydựng một gia dình hạnh phúc ấm no, hạnh phúc.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận chủ yếu tập trung đi sâu vào nghiên cứu phân tích lý luận về lịch sửphát triển, nội dung và thực trạng hôn nhân một vợ một chồng Đồng thời, đề racác biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả điều chỉnh của nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng
3.Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin; chủ trương,đường lối chính sách của Đảng, pháp luật hôn nhân và gia đình Trong quá nghiêncứu áp dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, dẫn chiếu,…nhằm hiểu rõ hơn
về vấn đề
3.1Phương pháp tổng hợp
Sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp những kiến thức chung về cở sở lýluận khoa học liên quan đến những vấn đề về nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa trên nhiều khía cạnh của khoa học và xã hội trong đó có qui định về phápluật Việt Nam hiện hành liên quan đến nội dung đề tài
3.2Phương pháp phân tích
Phương pháp này nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nội dung bài viết thông quaviệc phân tích đề tài, nhằm cụ thể hóa những vấn đề lý luận, cơ sở khoa học pháp
lý thành những vấn đề mang tính thực tiễn
3.3 Phương pháp quy nạp, dẫn chiếu
Đây là phương pháp nghiên cứu dựa trên việc trích dẫn những văn bản qui địnhcủa phấp luật hiện hành mang nội dung điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinhtrong vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Trang 4Theo qui định tại Khoản 5, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
thì “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo
quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”
Hệ thống pháp luật của Nhà nước ta quy định việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Sự kiện kết hôn là sơ sở pháp lý ghi nhận rằng hai bên nam nữ đã phát sinh quyền và nghĩa vụ vợchồng
1.2 Hôn nhân
Khoản 1, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 “ Hôn nhân là quan hệ
giữa vợ và chồng sau khi kết hôn”
1.3 Gia đình
Khoản 2, Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 qui định “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ
huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa
vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.”
`2 Các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
2.1 Định nghĩa
Nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia đình là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo quán triệt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình
Việc xác định nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình dựa trên những cơ
sở nguyên tắc chung của pháp luật Thông qua nguyên tắc cơ abrn của Luật hôn nhân và gia đình thể hiện rõ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với các vấn đề hôn nhân và gia đình Các quy phạm pháp luật hôn nhân
và gia đình phải thể hiện đúng nội dung của nguyên tắc cơ bản Khi các cá nhân tham gia vào quan hệ hôn nhân và gia đình, thực hiện quy định của Luật hôn nhân
Trang 5và gia đình có nghĩa là đã tuân thủ nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình.
Khác với Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986 và 2000, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình tại Điều 2 gồm 5 nguyên tắc sau:
Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa ngườitheo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với ngườikhông có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôntrọng và được pháp luật bảo vệ
Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình cónghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữacác con
Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người caotuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà
mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa giađình
Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc ViệtNam về hôn nhân và gia đình
Có thể nhận thấy các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình chính là
sự cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình Từ các nguyêntắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, có thể nhận định rằng, nguyên tắc cơbản của Luật hôn nhân và gia đình 2014 không có sự thay đổi so với nguyên tắc cơbản của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Như vậy, Luật hôn nhân và gia đình
2014 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc hôn nhân tựnguyện, tiến bộ; Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng; Nguyên tắc vợ chồngbình đẳng; nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và con; nguyên tắc bảo vệ bà
mẹ và trẻ em
Trang 6CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGUYÊN TẮC HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG Ở
VIỆT NAM
1 Cơ sở lý luận
1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về hôn nhân và gia đình
Chủ nghĩa Mác - Lê nin nhìn nhận hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội có quá trình phát sinh, phát triển, do các điều kiện kinh tế - xã hội quyết định Trong tác phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước”, Mác và Ănghen đã phân tích, chứng minh một cách khoa học rằng: Lịch sử gia đình là lịch sử của quá trình xuất hiện chế độ quần hôn, chuyển sang gia đình đối ngẫu, phát triển lên gia đình một vợ một chồng, đây là quá trình không ngừng hoàn thiện hình thức gia đình, trên cơ sở sự phát triển của các điều kiện sinh hoạt vật chất của con người
Mác và Ănghen đã chỉ ra cho chúng ta thấy rằng, hình thức hôn nhân một vợ một chồng ra đời trên cơ sở sự xuất hiện chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
và những tài sản khác trong xã hội Được củng cố bởi chính sách, pháp luật của giai cấp thống trị bóc lột, ngay từ khi mới ra đời, chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã bộc lộ tính giả dối và tiêu cực đối với số đông những người dân lao động.Đồng hành với chế độ hôn nhân một vợ một chồng là nạn mại dâm công khai và tệ nạn ngoại tình Chế độ một vợ một chồng ở những thời kỳ này thể hiện công khai quyền gia trưởng của người chồng, người cha trong gia đình Quá trình thực hiện quyền gia trưởng tuyệt đối đó đồng thời thừa nhận sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái, sự coi rẻ quyền lợi của con cái
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng sâu sắc và triệt để nhất Trong cuộc cách mạng đó, chắc chắn là các cơ sở kinh tế trước đây của chế độ một
vợ một chồng cũng như của cái bổ sung cho nó là tệ nạn ngoại tình và nạn mại dâm, đều sẽ bị tiêu diệt Vậy chế độ một vợ một chồng còn tồn tại hay không, khi
mà những nguyên nhân kinh tế đã sinh ra nó không còn? Về vấn đề này, Ănghen
Trang 7đã khẳng định: “Chế độ đó chẳng những sẽ không biến đi, mà trái lại, chỉ có bắt đầu từ lúc đó, nó mới được thực hiện trọn vẹn Thật vậy, các tư liệu sản xuất mà được chuyển thành tài sản xã hội thì chế độ lao động làm thuê, giai cấp vô sản cũng sẽ biến mất, và đồng thời cũng sẽ không còn tình trạng một số phụ nữ phải bán mình vì đồng tiền nữa Tệ nạn mại dâm sẽ mất đi và chế độ một vợ một chồng không những suy tàn, mà cuối cùng lại còn trở thành hiện thực, ngay cả đối với đàn ông nữa”
Lúc này, hôn nhân mới có điều kiện thể hiện đúng bản chất của nó là hôn nhân một
vợ một chồng đích thực, phát sinh và tồn tại trên cơ sở tình yêu chân chính giữa nam và nữ, bình đẳng nhằm xây dựng gia đình để cùng nhau thỏa mãn nhu cầu về tinh thần và vật chất Những tư tưởng cơ bản về hôn nhân và gia đình của chủ nghĩa Mác - Lê nin chính là cơ sở lý luận để định hình nên những nguyên lý chỉ đạo cho việc thực hiện những quan hệ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa dân chủ và tiến bộ
1.2 Quan điểm, đường lối của Đảng về hôn nhân và gia đình
Quan điểm, đường lối của Đảng về hôn nhân và gia đình là nền tảng của nguyên tắc một vợ một chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Ở Việt Nam, sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân đi theo con đường chủ nghĩa xã hội Đảng và Nhà nước đã thể hiện rõ quan điểm của mình trong việc xây dựng những quan hệ xã hội theo xu hướng tiến bộ Xuất phát từ cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về hôn nhân và gia đình tiến bộ, những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa được hình thành trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và nó trở thành nền tảng của mọi chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ Ở nước ta, trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nhiệm vụ, mục tiêu được đặt ra là phải xóa bỏ tận gốc rễ những tàn dư, hủ tục lạc hậu do chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến để lại, chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của hôn nhân và gia đình tư sản, đồng thời xây dựng những quan hệ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa
Trong những giai đoạn khác nhau, Đảng và Nhà nước có những chủ trương, chính sách về hôn nhân và gia đình phù hợp, nhằm tập trung thực hiện những nhiệm vụ
và mục tiêu nói trên Pháp luật hôn nhân và gia đình là sự cụ thể hóa quan điểm,
Trang 8đường lối của Đảng về hôn nhân và gia đình Hiện nay, đất nước đang trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc thực hiện các quan hệ hôn nhân và gia đình phải phù hợp với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội nhưng cũng phải phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội ở thời kỳ quá độ Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã khẳng định: “Gia đình là tế bào của
xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách Các chính sách của Nhà nước phải chú ý tớixây dựng gia đình no ấm, hòa thuận, tiến bộ Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người”
Như vậy, quan điểm của Đảng ta về việc xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa không phải là một mô hình chung chung, mà mang lại những nội dung cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam Trong đó đề cao nguyên tắc hôn nhân một
vợ, một chồng, coi nó là nền tảng của hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa
1.3 Cơ sở kinh tế xã hội của sự hình thành nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - lê nin, hôn nhân và gia đình, cũng như các hiện tượng xã hội khác, do cơ sở kinh tế - xã hội quyết định Những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam thể hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước không thể là chủ quan duy ý chí mà xuất phát từ thực tiễn xã hội, tôn trọng quy luật vận động khách quan của các quan hệ hôn nhân
và gia đình
Sau khi giành được chính quyền, năm 1945, do cần phải tập trung giải quyết nhữngvấn đề cấp bách trong xã hội và tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, chúng ta chưa thể xóa bỏ ngay được quan hệ sản xuất phong kiến Nền kinh tế còn ở trình độ thấp, mang nặng tính tự cấp, tự túc, vì thế trong thời kì đầu, quan hệ hôn nhân và gia đình vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng phong kiến
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, nhân dân miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng tư tưởng văn hóa cũng được tiến hành mạnh mẽ đã dần phá tan những tư tưởng lạc hậu do chế độ hôn nhân và gia
Trang 9đình phong kiến đã để lại, hình thành nên những nhận thức mới về hôn nhân và giađình Lần đầu tiên ở Việt Nam, tư tưởng xây dựng một chế độ hôn nhân và gia đình mới “cho phù hợp với đạo đức và quan hệ kinh tế xã hội chủ nghĩa” được khẳng định, mà bảo đảm cho nó là một đạo luật về hôn nhân và gia đình (Luật hôn nhân và gia đình năm 1959).
Năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và tiếp tục
đi theo con đường chủ nghĩa xã hội Những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân
và gia đình năm 1959 vẫn được khẳng định là tư tưởng chỉ đạo việc thực hiện những quan hệ hôn nhân và gia đình trên toàn lãnh thổ Việt Nam Sự phát triển củakinh tế - xã hội đã tác động đến việc thực hiện các quan hệ hôn nhân và gia đình
Để củng cố chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa tiến bộ, phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội mới, những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình 1959 tiếp tục được hoàn thiện và được khẳng định chính thức trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1986
Bên cạnh đó, những yếu tố về mặt xã hội cũng có tác động lớn tới các quan hệ hônnhân và gia đình Nét đặc trưng của những quan hệ hôn nhân và gia đình là mang nặng yếu tố tình cảm, đạo đức của các cá nhân, phản ánh sâu đậm phong tục, tập quán, truyền thống, nền văn hóa của một dân tộc Đất nước ta có hơn 54 dân tộc anh em chung sống, ngoài những đặc điểm văn hóa chung của đại gia đình Việt Nam, mỗi dân tộc lại giữ gìn những phong tục, tập quán riêng mà cha ông để lại Cho nên, khi xây dựng nguyên tắc một vợ một chồng cũng như những nguyên tắc
cơ bản khác của Luật hôn nhân và gia đình, ngoài các yếu tố chính trị, còn phải chú
ý tới phong tục, tập quán mà nhân dân ta đang thực hiện
Như vậy, trong những giai đoạn phát triển của xã hội, trên cơ sở tình hình kinh tế -
xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục đích, nhiệm vụ của ngành luật hôn nhân và gia đình Những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình chính là những cách thức để đạt được mục đích đó Nội dung những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình do những điều kiện kinh tế, xã hội hiện thời quyết định nên nó không phải là bất biến Khi xem xét, đánh giá những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình, chúng ta cần phải có quan điểm lịch sử đúng đắn
2 Quá trình hình thành và phát triển nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Trang 102.1 Pháp luật hôn nhân và gia đình trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 2.1.1 Thời kỳ phong kiến
Trong thời kỳ phong kiến, đã có nhiều văn bản luật được ban hành, nhưng tiêu biểunhất cho văn bản luật của thời kỳ phong kiến ở Việt Nam có thể nêu ra đó là Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) và Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) Trong cả hai bộ luật này đều đã có đề cập đến vấn đề hôn nhân và gia đình Song cả Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ đều không đưa nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình đương thời Hôn nhân và gia đình trong thời kỳ này bộc lộ rõ sự bất công, bất bình đẳng, phân biệt đối xử giữa nam và nữ, giữa người vợ và người chồng
Trong Quốc triều hình luật, sự bất bình đẳng ấy được thể hiện thông qua quan điểm
“chồng chúa vợ tôi” Pháp luật quy định, người chồng có thể lấy nhiều người phụ
nữ làm vợ, nhưng người phụ nữ chỉ có thể có duy nhất một người chồng – “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”
Trong Hoàng Việt luật lệ thì vấn đề hôn nhân và gia đình không được quan tâm đúng mức, không có phần quy định riêng, các điều luật về hôn nhân và gia đình được quy định rải rác, tuy nhiên, suy cho cùng, thì có thể nhận thấy chủ chương của bộ luật này vẫn là tôn vinh vị trí vai trò của người đàn ông trong gia đình mà
hạ thấp, xem nhẹ vị trí của người phụ nữ
2.1.2 Thời kỳ Pháp thuộc
Sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã thay đổi hoàn toàn các văn bản luật đương thời (Hoàng Việt luật lệ) bằng một hệ thống văn bản mới Xét về quan hệ hôn nhân và gia đình, thì đã có sự thay đổi đáng kể, một mặt theo xu hướng Âu hoá, mặt khác vẫn còn cố duy trì những phong tục tập quán của Việt Nam Trong thời kỳ này, thực dân Pháp chia nước ta làm ba miền và mỗi miền lại có một bộ dân luật riêng để điều chỉnh:
Ở Bắc Kỳ là bộ Dân luật Bắc Kỳ 1931
Ở Trung Kỳ là bộ Dân luật Trung Kỳ 1936
Ở Nam kỳ là bộ Dân luật giản yếu 1883
Trang 11Cả ba bộ dân luật đều thừa nhận tình trạng bất bình đẳng trong gia đình, quy định nhiều nghĩa vụ của người phụ nữ như nghĩa vụ phải thuỷ chung với chồng mà không hề có quy định tương tự đối với người chồng.
2.2 Pháp luật hôn nhân và gia đình thời kỳ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945-1954)
Sắc lệnh 97-SL ngày 22/5/1950 được xem là văn bản pháp luật về gia đình đầu tiên của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là bước đi tiên phong trong quá trình xây dựng và hoàn thiện mô hình gia đình mới Sắc lệnh với 15 Điều trong đó
có 8 Điều quy định về hôn nhân và gia đình, tuy chưa đầy đủ và hoàn thiện, nhưng
đã làm bật lên nguyên tắc bình đẳng nam nữ trong hôn nhân Sắc lệnh này cũng chưa nói tới nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, nhưng nguyên tắc bình đẳng nam nữ trong hôn nhân có thể xem là tiền đề, là bước tạo đà để đưa nguyên tắc hônnhân một vợ một chồng lên thành nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam trong các văn bản luật tiếp sau
2.3 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986, 2000 và 2014
Từ năm 1959 đến nay, ở Việt Nam đã có đạo luật về hôn nhân và gia đình ra đời kếtiếp nhau: Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986, 2000 Mỗi đạo luật đã có những quy định chung trong đó có ghi nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là sự kết thừa và phát triển nguyên tắc của pháp luật giai đoạn trước trên cơ
sở phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở từng thời kỳ
2.3.1 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi Nhân dân Việt Nam được hưởng hòa bình chưa bao lâu thì đế quốc Mỹ âm mưu phá bỏ Hiệp định Gionevo và biến miền nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới phục vụ cho những mưu đồ quân sự của Mỹ Đất nước ta tạm thời bị chia cắt ra làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau Trong khi nhân dân miền Nam tiếp tục đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, quân dân miền Bắc quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương vững chắc cho miền Nam Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tác động mạnh mẽ vào các mặt của đời sống xã hội, trong đó có quan
Trang 12hệ hôn nhân và gia đình Trong khi đó, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu vẫn còn tồn tại, đè nặng lên tư tưởng của người dân kìm hãm sự phát triển của con người Tình hình hôn nhân và gia đình đó không thích hợp với việc thực hiện những nhiệm vụ cách mạng mới là tái tạo và phát triển kinh
tế, phát triển văn hóa Vì vậy, đã đến lúc cần phải xây dựng một chế độ hôn nhân
và gia đình phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa, trước hết là phải ban hành một Luật hôn nhân và gia đình
Xuất phát từ thực tế đó, Luật hôn nhân và gia đình cần phải thực hiện mục đích là xây dựng những gia đình dân chủ hòa thuận, hạnh phúc, trong đó, mọi người đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, xóa bỏ những tàn tích còn lại của chế
độ hôn nhân và gia đình phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền lợi của con cái Kế thừa những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình thời kỳ trước, để đạt được những mục đích như trên, Luật hôn nhân và gia đình 1959 đã được xây dựng trên cơ sở bốn nguyên tắc cơ bản sau đây:
Nguyên tắc hôn nhân tự do và tiến bộ
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
Nguyên tắc nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong gia đình Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái
Nhằm thực hiện chế độ hôn nhân và gia đình mới, Luật hôn nhân và gia đình 1959
đã quy định nguyên tắc mới: nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng Trước đây, mặc dù đã xác định được nhiệm vụ là xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu, phản dân chủcủa pháp luật hôn nhân và gia đình phong kiến, nhưng Nhà nước ta chưa có quy định về việc thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng Việc Luật hôn nhân và gia đình 1959 quy định nguyên tắc một vợ một chồng bảo đảm cho hạnh phúc gia đình bền vững, đồng thời phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa Nguyên tắc này còn được thể hiện trong quy định về điều kiện kết hôn “cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác” (Điều 5)
2.3.2 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986
Khi xây dựng Luật hôn nhân và gia đình 1986, nhà lập pháp đã có sự phân định nhóm những quy định chung và nhóm các quy định chuyên biệt Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được quy định trong Chương I (những quy định chung)
Trang 13trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã được kế thừa phát triển nguyên tắc này của Luật hôn nhân và gia đình 1959, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã
bổ sung thêm những nội dung của nguyên tắc này cho đầy đủ
Ví dụ: Trong nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, nếu như Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 chủ yếu quy định “cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn vớingười khác” thì Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định đầy đủ hơn “cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác”
Với việc quy định đầy đủ hơn, phù hợp hơn, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã tạo ra một nền tảng pháp lý cần thiết cho việc xây dựng những chế định, quy phạm pháp luật chuyên biệt để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình trong đời sống xã hội Pháp luật hôn nhân
và gia đình không ngừng hoàn thiện, trước hết và trên cơ sở sự hoàn thiện hệ thốngnhững nguyên tắc cơ bản
2.3.3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Kế thừa và phát triển những nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia đình 1986, Luật hôn nhân và gia đình 2000 tiếp tục thực hiện những nguyên tắc của Luật cũ còn phù hợp, nhưng có sự sắp xếp lại cho khoa học hơn, đồng thời bổ sung một số nội dung mới làm cơ sở cho việc thực hiện và bảo vệ các quan hệ hôn nhân và gia đìnhđầy đủ cùng với sự vận động của các quan hệ kinh tế - xã hội, pháp luật hôn nhân
và gia đình - một bộ phận thuộc thượng tầng kiến trúc, không ngừng được hoàn thiện Đó cũng là quá trình hoàn thiện những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân
và gia đình, trong đó có nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, với tư cách là hệ
tư tưởng chỉ đạo, từ chưa đầy đủ, chưa chuẩn xác đến sự đầy đủ và khoa học hơn, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của ngành luật hôn nhân và gia đình trong những giai đoạn mới của đất nước
2.3.4 Luật hôn nhân và gia đình 2014
Không có sự khác biệt quá nhiều so với Luật hôn nhân gia đình của những thời kỳtrước Luật hôn nhân gia đình 2014 kế thừa và phát triển nguyên tắc một vợ mộtchồng Quy định tại Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình: