Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn Qua nghiên cứu cho thấy: Trong công tác quản lý này tại địa phương còn bộc lộ nhiều hạn chế như lập kế hoạch vốn chưa sát với n
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN VIẾT HƯNG
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Đại học kinh tế Huế
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN VIẾT HƯNG
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN PHÁT
HUẾ, 2018
Đại học kinh tế Huế
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trần Viết Hưng, xin cam đoan rằng:
- Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưađược sử dụng để bảo vệ một học vị nào
- Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và cácthông tin đã được trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Trần Viết Hưng
Đại học kinh tế Huế
Trang 4Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến lãnh đạo UBND huyện Cam Lộ, các đồngnghiệp, các phòng, ban, các xã, thị trấn, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xâydựng cơ bản trên địa bàn huyện Cam Lộ đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi thực hiện vàhoàn thành luận văn này.
Mặc dù bản thân đã hết sức nổ lực, cố gắng để hoàn thành tốt Luận văn, nhưngkhông thể tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết Do đó tôi rất mong nhận được
sự góp ý chân thành của quý thầy (cô) bạn bè để luận văn này được hoàn thiện hơn!Xin chân thành cảm ơn!
Trần Viết Hưng
Đại học kinh tế Huế
Trang 5TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên : TRẦN VIẾT HƯNG
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Niên khóa: 2016 - 2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN PHÁT
1 Tên đề tài: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
2 Tính cấp thiết của đề tài: Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở huyện Cam Lộ,bởi lẽ đầu tư xây dựng cơ bản nhằm xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật,
nó là đòn bẩy kinh tế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh - tế xã hội Tuy nhiên, bêncạnh những kết quả đạt được vẫn còn không ít hạn chế để nâng cao hiệu quả sửdụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại UBND huyện Cam Lộ trong thời gian tới, tôichọn đề tài “Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taịUBND huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” để làm luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế
3 Phương pháp nghiên cứu: Quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng các phương
pháp sau: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phântích dữ liệu chuỗi thời gian
4 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
Qua nghiên cứu cho thấy: Trong công tác quản lý này tại địa phương còn bộc
lộ nhiều hạn chế như lập kế hoạch vốn chưa sát với nguồn lực và nguồn vốn NSNN,chất lượng thiết kế, thi công công trình XDCB bằng nguồn vốn NSNN chưa cao,công tác đấu thầu còn nặng về hình thức, việc thanh, kiểm tra công tác quản lý vốncủa các chủ đầu tư chưa thường xuyên và hiệu quả Các nhân tố ảnh hưởng lớn đếncông tác quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB tại địa bàn nghiên cứu bao gồm:Luật và các quy định có liên quan, khả năng về nguồn thu NSNN, năng lực quản lýcủa người lãnh đạo Như vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tạiđịa phương, sự rõ ràng, cụ thể và chi tiết của các quy định, chế tài trong lĩnh vựcnày là những giải pháp cơ bản để tăng cường có hiệu quả công tác quản lý vốnNSNN trong đầu tư XDCB tại địa phương trong thời gian tới
Đại học kinh tế Huế
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
Trang 7MỤC LỤC
Trang
Lờı cam đoan i
Lờı cảm ơn ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế iii
Danh mục các chữ vıết tắt iv
Mục lục v
Danh mục các bıểu bảng viii
Danh mục các sơ đồ, đồ thị, bıểu đồ ix
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
6 KẾT CẤU LUẬN VĂN 7
PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 8
1.1 Tổng quan về đầu tư xây dựng cơ bản 8
1.1.1 Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản 8
1.1.2 Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 8
1.1.3 Khái niệm và vai trò của vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB 9
1.2 Quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 11 1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 13
1.2.2 Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình 14
1.2.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng 15
1.3 Các nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 16
1.3.1 Quản lý quy hoạch và phân bổ vốn đầu tư 16
Đại học kinh tế Huế
Trang 81.3.2 Quản lý công tác thẩm định dự án 17
1.3.3 Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng 17
1.3.4 Quản lý công tác đền bù giải phóng mặt bằng 19
1.3.5 Quản lý công tác giải ngân vốn 20
1.3.6 Quản lý công tác thi công xây dựng công trình 20
1.3.7 Thẩm tra quyết toán, thanh tra, kiểm toán dự án hoàn thành 23
1.4 Kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản 29
1.4.3 Kinh nghiệm các huyện ở tỉnh Quảng Trị 32
1.4.4 Bài học rút ra cho huyện Cam Lộ 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CAM LỘ 36
2.1 Gıớı thıệu chung về huyện Cam Lộ 36
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Cam Lộ 36
2.1.2 Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng của huyện Cam Lộ 41
2.2 Thực trạng quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của UBND huyện Cam Lộ 42
2.2.1 Quản lý quy hoạch và phân bổ vốn đầu tư 42
2.2.2 Quản lý thẩm định dự án đầu tư 47
2.2.3 Quản lý đấu thầu 49
2.2.4 Quản lý công tác đền bù giải phóng mặt bằng 53
2.2.5 Quản lý công tác giải ngân vốn 56
2.2.6 Quản lý công tác thi công xây dựng công trình 64
2.3 Phân tích ý kiến của các đối tượng trong điều tra đối với công quản lý dự án đầu tư XDCB ở huyện Cam Lộ 75
2.4 Tồn tại và nguyên nhân trong quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Cam Lộ 78
2.4.1 Những tồn tại 78
2.4.2 Nguyên nhân 82
Đại học kinh tế Huế
Trang 9CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
UBND HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ 87
3.1 Định hướng hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Cam Lộ trong thời gian tới .87
3.1.1 Mục tiêu tổng quát 88
3.1.2 Mục tiêu cụ thể 88
3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước của ủy ban nhân dân huyện Cam Lộ 89
3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác xây dựng dự toán và phân bổ dự toán cho công tác ĐTXDCB hàng năm 89
3.2.2 Nâng cao năng lực và trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án đầu tư XDCB 90
3.2.3 Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư dự án 92
3.2.4 Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra 93
3.2.5 Một số giải pháp khác: 96
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
1 KẾT LUẬN 98
2 KIẾN NGHỊ 99
2.1 Đối với UBND huyện Cam Lộ 99
2.2 Đối với UBND các xã, thị trấn 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 103
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2
BẢN GIẢI TRÌNH XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
Đại học kinh tế Huế
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1: Đơn vị hành chính và diện tích của các xã, thị trấn thuộc huyện Cam
Lộ, tỉnh Quảng Trị năm 2016 37
Bảng 2.2: Tình hình dân số và mật độ dân cư 9 xã, thị trấn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị năm 2016 39
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng lao động huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016 40
Bảng 2.4: GDP huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012-2016 41
Bảng 2.5: Cơ cấu kinh tế và một số chỉ tiêu khác của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016 41
Bảng 2.6 Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản 45
Bảng 2.7 Số dự án được bố trí vốn 46
Bảng 2.8 Tình hình đầu tư theo kế hoạch vốn phân theo lĩnh vực đầu tư 47
Bảng 2.9 Tình hình phê duyệt dự án 48
Bảng 2.10 Tình hình quản lý đấu thầu giai đoạn 2014-2016 49
Bảng 2.11 Chi tiết về tình hình quản lý đấu thầu giai đoạn 2014-2016 51
Bảng 2.12: Tình hình đền bù giải phóng mặt bằng 54
Bảng 2.13 Đánh giá nguyên nhân chậm tiến độ trong giải phóng mặt bằng 55
Bảng 2.14: Nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN của UBND huyện Cam Lộ giai đoạn 2014-2016 57
Bảng 2.15: Nguồn vốn bố trí cho các công trình xây dựng 59
Bảng 2.16 Tình hình giải ngân vốn Xây dựng cơ bản 61
Bảng 2.17: Đánh giá công tác giải ngân 62
Bảng 2.18: Kiểm tra tiến độ thi công xây dựng công trình giai đoạn 2014 -2016 67
Bảng 2.19: Tình hình nghiệm thu các dự án đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2014-2016 68
Bảng 2.20: Tình hình thực hiện an toàn lao động trên công trường 69
Bảng 2.21 : Tình hình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành 71
Bảng 2.22: Thống kê tình hình thẩm tra dự án trong kỳ 73
Bảng 2.23 Số liệu điều tra các mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến quản lý dự án tại địa bàn huyện Cam Lộ 85
Đại học kinh tế Huế
Trang 11DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.2 Số lượng doanh nghiệp vi phạm môi trường xây dựng 70
Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý thực hiện đầu tư dự án XDCB 13
Sơ đồ 3.1 Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý dự án đầu tư 94
Đại học kinh tế Huế
Trang 12PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nguồn vốn đầu tư phát triển của nhà nước nói riêng và của toàn xã hội nói chungngày càng tăng, góp phần quan trọng làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
Trong thời gian qua huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều dự án đầu
tư xây dựng cơ bản (XDCB) thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) Nhìnchung, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương đã có nhiều biện pháp nhằm tăngcường quản lý vốn đầu tư nên đã có nhiều đống góp to lớn trong sự nghiệp phát triểnkinh tế - xã hội Các dự án đầu tư đã phát huy hiệu quả, điều này đã mang lại cho địaphương một hệ thống cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, diện mạo xã hội đang từng bước khởisắc, kinh tế phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, góp phần vào sựphát triển chung của tỉnh và cả nước
Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc sử dụng vốn Ngân sách nhà nướcvào đầu tư xây dựng cơ bản, trên địa bàn huyện cũng còn tồn tại nhiều hạn chế cầnphải giải quyết như: Do xuất phát điểm thấp, hệ thống các văn bản pháp quy chưađược đồng bộ dẫn đến việc triển khai ở cơ sở còn lúng túng, lực lượng cán bộ cóchuyên môn quản lý đầu tư chưa nhiều, dẫn đến tình trạng còn sai phạm trong quản lý,hiệu quả đầu tư chưa cao
Công tác bố trí và giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tưXDCB nổi lên một số vấn đề như: nguồn vốn ngân sách huyện bố trí cho các dự ánhàng năm thấp, chưa tương xứng với nhu cầu; tiến độ thực hiện dự án chậm; khả nănggiải ngân thấp so với yêu cầu; công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trìnhhoàn thành chậm, kéo dài, công trình chậm đưa vào khai thác sử dụng, dẫn đến hiệuquả sau đầu tư hạn chế
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” làm luận văn thạc sỹ kinh tế của mình.
Đại học kinh tế Huế
Trang 132 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Các vấn đề lý luận liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN,
quản lý vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư từ NSNN?
- Những kinh nghiệm nào từ thực tế để quản lý vốn đầu tư nói chung? Quản lývốn đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng? ở các địa phương trong nước và trong tỉnh?
- Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương có ảnh hưởng đếncông tác đầu tư và quản lý vốn đầu tư?
- Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Cam Lộ, tỉnh QuảngTrị như thế nào?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư nói chung
và từ NSNN nói riêng?
- Những giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị?
3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý đầu tư XDCB từ NSNN tạihuyện Cam Lộ trong những năm qua, đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác này trong thời gian tới
+ Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tưXDCB từ nguồn vốn NSNN của UBND huyện trong thời gian tới
4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến quản lý vốn đầu
tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
Đại học kinh tế Huế
Trang 144.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tâp trung nghiên cứu, đánh giá về thực trạng quản lý sử dụng
vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Cam Lộ
Về không gian: Hoạt động quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của
UBND huyện Cam Lộ trong thời gian qua
Về thời gian:
+ Đối với số liệu thứ cấp: đề tài thu thập và phân tích tình hình quản lý vốnngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2014 – 2016 trên địa bànhuyện Cam Lộ
+ Số liệu sơ cấp: Được thu thập qua khảo sát ý kiến, điều tra các cán bộ, doanhnghiệp tham gia quản lý và thực hiện các công trình XDCB bằng nguồn vốn ngân sáchnhà nước tại địa phương trong thời gian 2014 - 2016
+ Các giải pháp đề xuất áp dụng cho giai đoạn từ nay đến năm 2020
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1 Phương pháp thu thập thông tin số liệu 5.1.1 Thông tin, số liệu thứ cấp
- Đối với số liệu thứ cấp, phương pháp thu thập số liệu như sau:
+ Xem xét các văn bản, chính sách, các báo cáo tổng kết của các cấp, các ngành
và các nguồn số liệu thống kê
+ Tổng quan các dữ liệu hiện có về lĩnh vực đầu tư xây dụng cơ bản đặc biệt làxây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên các sách, báo, tạp chí,các báo cáo tổng kết hội nghị, hội thảo
Các tài liệu này đã nêu lên số liệu chính thức về thực trạng quản lý dự án đầu
tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của UBND huyện Cam Lộ trong giai đoạn 2014-2016
5.1.2 Thông tin, số liệu sơ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp: Thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các các cán bộ
thuộc các Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện, các Phòng ban chức năng củahuyện có liên quan như Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Kinh tế - Hạ Tầng, Khobạc, Phòng Thanh Tra, Phòng Tư Pháp, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thônđơn vị thi công và các cán bộ tại UBND huyện, UBND các xã, thị trấn đã và đang làmcông tác quản lý vốn NSNN
Đại học kinh tế Huế
Trang 15- Phương pháp chọn mẫu: Tiến hành phỏng vấn các cán bộ, nhà thầu tư vấn, thicông có liên quan đến công tác quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địabàn huyện Cam Lộ, tổng cộng 60 người, cụ thể:
+ Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng huyện: 04 người+ Kho bạc Nhà nước: 04 người
+ Phòng Tài chính – Kế hoạch: 05 người+ Phòng Kinh tế - Hạ tầng: 03 người+ UBNG huyện: 03 người
+ Phòng Tư Pháp: 02 người+ Phòng Thanh Tra: 03 người+ Phòng Nông nghiệp & phát triển nong thôn: 03 người+ Đơn vị hưởng lợi (8 Xã và 01 Thị trấn): 18 người+ Đơn vị tư vấn, thi công thi công: 15 người
Đây là các đối tượng có liên quan trực tiếp và am hiểu rõ các vấn đề liên quanđến công tác quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Cam Lộ
- Phương pháp điều tra: Tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp các đối tượng
5.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office ExcelCác phương pháp phân tích số liệu chủ yếu gồm
+ Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng thống kê mô tả dựa vào số liệu
điều tra và thu thập được, tiến hành tổng hợp, tóm tắt, tính toán, biểu diễn dữ liệubằng bảng biểu, biểu mẫu, đồ họa và đồ thị để có thể thống kê một cách tổngquát nhất
Đại học kinh tế Huế
Trang 16+ Phương pháp so sánh+ Phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian
6 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Vấn đề quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước nói riêng đã được nghiên cứu trong nhiềucông trình khoa học được công bố Trong đó có thể nhắc đến một số công trình liênquan đến hướng nghiên cứu của đề tài:
Về luận án, luận văn
- Cấn Quang Tuấn “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN do Thành Phố Hà Nội quản lý” – Luận án tiến sĩ kinh tế 2009.Tác giả tập trung phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN doThành Phố Hà Nội quản lý, do đó đã khái quát được những vấn đề lý luận cơ bản vềvấn đề này, khái quát được bức tranh toàn cảnh thực trạng quản lý sử dụng vốn đầu tưXDCB tập trung từ NSNN do Thành Phố Hà Nội quản lý, khẳng định các thành công,chỉ rõ các bất cập, tồn tại, vấn đề đặt ra và nguyên nhân
- Trịnh Thị Thủy Hồng “Quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây
dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định” – Luận án tiến sĩ kinh tế 2012 Đề tài
nghiên cứu các bước thực hiện chu trình chi ngân sách, các mặt làm được và hạnchế trong từng bước cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chingân sách tại địa phương
- Nguyễn Thái Hà “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm
soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN ” - Luận văn thạc sỹ (2010).
Luận văn nghiên cứu trình tự giải quyết cấp phát vốn đầu tư XDCB tại Kho bạc và cáchạn chế trong từng khâu cấp phát thanh toán để đưa ra giải pháp tăng cường nâng caochất lượng công tác này tại địa bàn nghiên cứu
- Dương Cao Sơn “Hoàn thiện công tác quản lý chi vốn đầu tư XDCB
thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN” - Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế (2008).
Luận văn nghiên cứu công tác quản lý chi ngân sách thông qua các bước thực hiệnthanh toán tại KBNN
Đại học kinh tế Huế
Trang 17Về báo, tạp chí khoa học
- “ Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước” của Thạc sỹ Nguyễn Văn Tuấntrên tạp chí Tài Chính ngày 09/7/2013; Phân tích thực tếquản lý vốn đầu tưtừ ngânsách nhà nước (NSNN) hiện nay quá phức tạp, thủ tục còn rườm rà, do có quá nhiềucấp, nhiều ngành tham gia quản lý, nhưng sự chồng chéo đó lại không đảm bảo cóhiệuquảvà chặt chẽ trong quản lý Đây cũng chính là rào cản lớn đối với hiệu quả đầu tư,tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng
- “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản” của Tào Hữu
Phùng trên Tạp chí Tài chính (6/440); “Tăng cường quản lý chi NSNN theo kết quả
đầu ra ở Việt Nam’" của ThS Nguyễn Xuân Thu trên Tạp chí Thị trường tài chính tiền
tệ, số 14 (311) ngày 15/7/2010; “Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam'" của
PGS.TS Nguyễn Đình Tài, Tạp chí Tài chính số tháng 4/2010, Những bài báo này ítnhiều đã phân tích được thực trạng về quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản
và có đề xuất giải pháp để giải quyết những tồn đọng như: “Giải pháp nào góp phần
hạn chế nợ đọng ở khu vực công" của PGS.TS Lê Hùng Sơn, Tạp chí Quản lý ngân
quỹ quốc gia, số 108 (06/2011); “Quyết toán vốn đầu tư XDCB - góc nhìn từ cơ quan
Tài chính”, của tác giả Nguyễn Trọng Thản, tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, số
10 (99), năm 2011
Nhìn chung, các công trình khoa học nói trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh
khác nhau của vấn đề lý đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và quản lý đầu tư xâydựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước Tuy nhiên chưa có một công trình nàonghiên cứu về vấn đề quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhànước tại địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
Nghiên cứu này tập trung vào các giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư, tạicác giai đoạn này, vốn NSNN được thực hiện một phần Hiệu quả các công việc trongtừng giai đoạn được thực hiện tốt sẽ tiết kiệm được ngân sách, ngân sách sử dụng cohiệu quả Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp tăng cường quản
lý các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, qua đó nâng cao hiệu quả quản
lý vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực này
Đại học kinh tế Huế
Trang 187 KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị nội dung luận văn bao gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý đầu tư XDCB từnguồn vốn NSNN;
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tạihuyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư XDCB từnguồn vốn NSNN tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
Đại học kinh tế Huế
Trang 19PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1.1 Tổng quan về đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.1 Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản
Theo Bùi Mạnh Cường (2012): Đầu tư xây dựng cơ bản (Đầu tư XDCB) là hoạtđộng đầu tư nhằm tạo ra các công trình xây dựng theo mục đích của người đầu tư, làlĩnh vực sản xuất vật chất tạo ra các tài sản cố định (TSCĐ) và tạo ra cơ sở vật chất kỹthuật cho xã hội Đầu tư XDCB là một hoạt động kinh tế
Đầu tư XDCB của nhà nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Trong những năm qua nhà nước đãgiành hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm cho đầu tư XDCB Đầu tư XDCB của nhànước chiếm tỷ trọng lớn và giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động đầu tưXDCB của nền kinh tế ở Việt Nam Đầu tư XDCB của nhà nước đã tạo ra nhiều côngtrình, nhà máy, đường giao thông,… quan trọng, đưa lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hộithiết thực Tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả đầu tư XDCB của nhà nước ở nước ta cònthấp thể hiện trên nhiều khía cạnh như: đầu tư sai, đầu tư khép kín, đầu tư dàn trải, thấtthoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng [10]
1.1.2 Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN là một bộ phận của đầu tư phát triển Đâychính là quá trình bỏ vốn từ nguồn vốn NSNN để tiến hành các hoạt động XDCBnhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định trong nềnkinh tế Do vậy đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN là tiền đề quan trọng trong quátrình phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuấtkinh doanh nói riêng Đầu tư XDCB là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố định đưavào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhằm thu đựơc lợi ích với nhiều hìnhthức khác nhau Đầu tư Xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân được thông quanhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá hay khôi phục tài sản cốđịnh cho nền kinh tế
Đại học kinh tế Huế
Trang 201.1.3 Khái niệm và vai trò của vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB
a) Khái niệm
Điều 1, Luật Ngân sách 2002: Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoảnthu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thựchiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Ngânsách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Ngân sách địaphương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân bao gồm:
- Ngân sách tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là ngân sáchtỉnh), bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách các huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh
- Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sáchhuyện) bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã, phường, thị trấn
- Ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp cơ sở)
b) Vai trò của vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Trong nền kinh tế quốc dân, vốn ĐT XDCB từ NSNN có vai trò rất quan trọngđối với phát triển kinh tế - xã hội Vai trò đó được thể hiện trên các mặt sau:
Một là, các dự án ĐT XDCB bằng nguốn vốn NSNN là những dự án chủ yếu
nhằm xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng vật chất, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tếphát triển nhanh Vốn ĐTXDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc xây dựng vàphát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành kết cấu hạ tầng chung cho đất nước nhưgiao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế…
Hai là, Vốn ĐT XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, hình thành những ngành mới, tăng cường chuyên môn hóa và phân cônglao động xã hội Chẳng hạn, để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020, Đảng và Nhà nước tập trung vốn đầu tư vàonhững ngành, lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn như công nghiệp dầu khí, hàng không,hàng hải, đặc biệt là giao thông đường bộ, đường sắt, cao tốc, đầu tư vào một số ngànhcông nghệ cao….Thông qua việc phát triển kết cấu hạ tầng để tạo lập môi trườngthuận lợi, tạo sự lan tỏa đầu tư và phát triển kinh doanh, thúc đẩy phát triển xã hội
Đại học kinh tế Huế
Trang 21Ba là, VĐTXDCB từ NSNN có vai trò định hướng hoạt động đầu tư trong nền
kinh tế Việc Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng và các ngành, lĩnh vực cótính chiến lược không những có vai trò dẫn dắt hoạt động đầu tư trong nền kinh tế màcòn góp phần định hướng hoạt động của nền kinh tế Thông qua ĐTXDCB vào cácngành, lĩnh vực quan trọng, VĐT từ NSNN có tác dụng kích thích các chủ thể kinh tế,các lực lượng trong xã hội đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tham gia liên kết vàhợp tác trong xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển KT – XH Trên thực tế, gắn vớiviệc phát triển hệ thống điện, đường giao thông là sự phát triển mạnh mẽ của các khucông nghiệp, thương mại, các cơ sở kinh doanh và dân cư
Bốn là, vốn ĐTXDCB từ NSNN có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các
vấn đề xã hội như xóa đói, giảm nghèo, phát triển vùng sâu, vùng xa Thông qua việcđầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất kinh doanh và các công trình vănhóa xã hội góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện
và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa
Để đảm bảo cho nền kinh tế không ngừng phát triển, sản xuất kinh doanh được mởrộng, điều trước hết và căn bản là phải tiến hành hoạt động ĐTXDCB Đối với bất cứmột phương thức sản xuất nào cũng đều đòi hỏi phải có cơ sở vật chất kỹ thuật tươngứng, đây là nhiệm vụ của hoạt động ĐTXDCB
Năm là, các dự án ĐT XDCB bằng nguồn vốn NSNN tác động đến tổng cung
và tổng cầu trong nền kinh tế
Về tổng cầu, đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộnền kinh tế Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm khoảng 24 –28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới Đối với tổng cầu, tác độngcủa đầu tư là ngắn hạn
Về tổng cung, khi các dự án đầu tư phát huy tác dụng, có năng lực mới đi vàohoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên, kéo theo sản lượngtiềm năng tăng và do đó, giá cả sản phẩm giảm Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phéptiêu dùng tăng Tăng tiêu dùng sẽ kích thích sản xuất tăng hơn nữa Sản xuất phát triển
là nguồn gốc để tăng tích lũy, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người laođộng, nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong xã hội
Đại học kinh tế Huế
Trang 22Sáu là, các dự án ĐTXDCB bằng nguồn vốn NSNN có tác động hai mặt đến sự
ổn định kinh tế
Các dự án ĐTXDCB bằng nguồn vốn NSNN đã tạo tiền đề cho tăng trưởng vàphát triển nền kinh tế, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân bổ hợp lý các nguồn lựcsản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển lực lượng sản xuất Đồng thời, lực lượng sản xuấtphát triển đã tạo tiền đề để củng cố quan hệ sản xuất
Mặt khác, khi tăng đầu tư làm cho cầu của các yếu tố liên quan tăng lên, dẫnđến sản xuất của ngành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm thất nghiệp, nângcao đời sống người lao động…Tất cả những vấn đề này tạo điều kiện cho phát triểnkinh tế
1.2 Quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Chúng ta có thể hiểu việc quản lý đầu tư XDCB từ NSNN là chức năng và hoạtđộng của hệ thống tổ chức nhằm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhànước một cách có hiệu quả đảm bảo việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất - kỹthuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nền kinh tế phát triển
Bản chất của quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối và giám sát quátrình phát triển của dự án nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đề ra Các mục tiêucủa dự án là các mục tiêu: thời gian hoàn thành, kết quả đạt được và chất lượng sảnphẩm, dịch vụ của dự án
Quá trình quản lý đầu tư XDCB từ NSNN được tiến hành xuyên suốt từ khâulập kế hoạch ban đầu, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án đầu tưcho đến giai đoạn thi công công trình, bàn giao công trình và thanh tra, quyết toáncông trình Nói như vậy để thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý đầu tưXDCB, nếu công tác này bị buông lỏng quản lý khiến những công trình xây dựng tiến
độ không đảm bảo, kéo dài, vốn ngân sách cho các đầu tư không hiệu quả, lãng phí,thất thoát, không đảm bảo mục tiêu đề ra ban đầu
- Quá trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được phân thành 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập kế hoạch, phêduyệt chủ trương đầu tư, Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiềnkhả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo
Đại học kinh tế Huế
Trang 23kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thựchiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;
+ Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặcthuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xâydựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng(đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhàthầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xâydựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựnghoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử vàthực hiện các công việc cần thiết khác;
+ Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụnggồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng
Tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu
tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mụccông việc
- Các lĩnh vực quản lý cụ thể của dự án bao gồm:
+ Quản lý phạm vi: là việc xác định, giám sát thực hiện mục tiêu của dự án, xácđịnh công việc nào thuộc về dự án, công việc nào nằm ngoài phạm vi dự án
+ Quản lý thời gian: là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ thờigian nhằm bảo đảm công trình hoàn thành đúng tiến độ Việc quản lý thời gian yêu cầuphải có lịch trình thực hiện cụ thể các công việc hết sức chi tiết
+ Quản lý chi phí: quản lý chi phí bắt đầu tư khi hình thành dự án, nó bao gồmviệc lập dự toán, giám sát thực hiện chi phí theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ
Có thể khái quát hóa trình tự quản lý việc thực hiện 1 dự án đầu tư XDCB qua
sơ đồ như sau:
Đại học kinh tế Huế
Trang 24Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý thực hiện đầu tư dự án XDCB
Nguồn: Tổng hợp từ các quy định về dự án đầu tư
1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
1.2.1.1 Lập kế hoạch đầu tư, chủ trương đầu tư
Căn cứ lập kế hoạch đầu tư xây dựng:
Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm hoặc hàng năm; quyhoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, UBND các cấp lập kế hoạch đầu tưcho từng thời kỳ 5 năm và hàng năm, trong đó có kế hoạch đầu tư xây dựng các côngtrình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội củađịa phương trong từng thời kỳ Trong kế hoạch đầu tư phải có danh mục các công trìnhđầu tư xây dựng trong từng thời kỳ và từng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấpxem xét chấp thuận, từ đó có cơ sở để UBND phê duyệt kế hoạch đầu tư
1.2.1.2 Lập dự án đầu tư
Sau khi có kế hoạch đầu tư xây dựng được UBND các cấp phê duyệt, các chủđầu tư (Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giaoquản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình, khái niệm chủ đầu tư sẽ đượcgiải thích chi tiết ở phần sau) lập dự án đầu tư hoặc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật trìnhUBND cấp trên phê duyệt
- Căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình:
Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc công trình chỉ lập báo cáo kinh tế
kỹ thuật được lập cần phải phù hợp với quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng
và kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư củaUBND cấp trên
Quy hoạch và chủ trương đầu tư
Lập dự
án và chuẩn bị đầu tư
Triển khai thực hiện dự án
Nghiệm thu bàn giao sử dụng
Đánh giá đầu tư
Đại học kinh tế Huế
Trang 25Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc công trình lập báo cáo kinh tế
kỹ thuật bao gồm phần thuyết minh sự cần thiết phải đầu tư dự án, quy mô, diện tíchxây dựng công trình, các giải pháp thực hiện và phần thiết kế chi tiết bao gồm các bản
vẽ, dự toán khối lượng và tổng giá trị đầu tư của dự án
1.2.1.3 Thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình
Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình tới ngườiquyết định đầu tư để thẩm định, phê duyệt Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cótrách nhiệm thẩm định dự án đầu tư, thẩm định báo cáo kinh tế -kỹ thuật và phê duyệtquyết định đầu tư xây dựng công trình
1.2.2 Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện tuần tự theo cácbước sau:
1.2.2.1 Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
Đối với những công trình xây dựng có nhu cầu sử dụng đất, trước khi giảiphóng mặt bằng phải tiến hành làm các thủ tục xin giao đất hoặc thuê đất theo các quyđịnh của pháp luật về đất đai Đối với những dự án phải đền bù giải phóng mặt bằngthì chi phí đền bù giải phóng mặt bằng được lập trên nguyên tắc phải đảm bảo lợi íchhợp pháp cho các tổ chức, cá nhân có liên quan
1.2.2.2 Thực hiện khảo sát xây dựng.
Nhiệm vụ thực hiện khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế hoặc nhà thầu khảosát xây dựng lập và được chủ đầu tư phê duyệt Nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải phùhợp với yêu cầu từng loại công việc, từng bước thiết kế, đề xuất các giải pháp phục vụcho công tác thiết kế xây dựng công trình
1.2.2.3 Thực hiện thiết kế xây dựng công trình
Tuỳ theo quy mô, tính chất, công trình xây dựng có thể được thiết kế một bước,hai bước hoặc ba bước Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công đối với côngtrình chỉ lập Báo cáo kinh tế- kỹ thuật; Căn cứ mức độ phức tạp công trình, ngườiquyết định đầu tư quyết định công trình thiết kế 2 bước hay 3 bước đối với công trìnhyêu cầu lập dự án Thiết kế, dự toán xây dựng công trình trước khi đưa ra thi công phảiđược thẩm định, phê duyệt Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán
Đại học kinh tế Huế
Trang 26xây dựng công trình và báo cáo người quyết định đầu tư về nội dung thiết kế, dự toánxây dựng công trình sau khi phê duyệt.
1.2.2.4 Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng nhằm chọn được nhà thầu có
đủ điều kiện năng lực để cung cấp sản phẩm, dịch vụ xây dựng phù hợp, có giá dựthầu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư và các mục tiêu của dự án Côngtác lựa chọn nhà thầu áp dụng với gói thầu tư vấn xây dựng, xây lắp và mua sắmtrang thiết bị xây dựng công trình theo hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu trựctiếp cho một đơn vị
1.2.2.5 Ký kết hợp đồng
Trên cơ sở kết quả đấu thầu được phê duyệt, chủ đầu tư tiến hành ký kết hợpđồng với các nhà thầu theo nguyên tắc giá ký kết hợp đồng không vượt giá trúng thầu(đối với trường hợp đấu thầu), không vượt dự toán gói thầu được duyệt (đối với trườnghợp chỉ định thầu);
1.2.2.6 Thi công xây dựng công trình
Sau khi hợp đồng được ký kết, đơn vị thi công tiến hành thi công xây dựngcông trình, đảm bảo các nội dung được ký kết trong hợp đồng
1.2.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng
1.2.3.1 Kết thúc xây dựng, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng
Nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng là hoạt động nhằm đảm bảo sự kiểmtra giám sát của chủ đầu tư đối với nhà thầu thi công theo đúng thoả thuận trong Hợpđồng xây dựng và cũng đảm bảo cho nhà thầu thiết kế giám sát việc thi công theo đúngthiết kế, là điều kiện để có thể đưa các hạng mục công trình vào vận hành Nghiệm thu,bàn giao công trình còn là điều kiện quan trọng để thanh lý Hợp đồng thi công xâydựng Công trình xây dựng được kết thúc khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giaotoàn bộ cho chủ đầu tư
1.2.3.2 Nghiệm thu thanh quyết toán công trình xây dựng
Theo đúng trình tự xây dựng, công trình sau khi tiến hành nghiệm thu bàn giaođưa vào sử dụng, chủ đầu tư phải tập hợp đầy đủ hồ sơ liên quan theo quy định trìnhngười quyết định đầu tư, đơn vị chức năng thẩm tra quyết toán dự án thẩm định, phê
Đại học kinh tế Huế
Trang 27duyệt giá trị của dự án hoàn thành, từ đó làm căn cứ để ghi tăng giá trị tài sản hìnhthành công trình Kết thúc giai đoạn này cũng đồng thời kết thúc vòng đời của một dự
án đầu tư
1.3 Các nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
1.3.1 Quản lý quy hoạch và phân bổ vốn đầu tư
Dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải phù hợp quy hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh, cấp huyện và quy hoạch ngành đã được phê duyệt; tuânthủ các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đãđược cấp có thẩm quyền phê duyệt
Đối với các dự án đầu tư không có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩmquyền phê duyệt, chủ đầu tư phải báo cáo với cấp có thẩm quyền để xem xét, chấpthuận bổ sung quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư
Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình chưa có trong quy hoạchxây dựng thì vị trí, quy mô xây dựng phải được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuậnbằng văn bản (đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm A) hoặc có ýkiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quyhoạch (đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm B, C); riêng trongkhu vực đô thị, nếu chưa có quy hoạch chi tiết phải có giấy phép quy hoạch củacấp có thẩm quyền
Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp, lấy ý kiến các
cơ quan chuyên môn cấp huyện có liên quan và trình Ủy ban nhân dân cấp huyệnquyết định phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách do
Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý theo quy định
Kế hoạch vốn đầu tư được Ủy ban nhân dân các cấp phân bổ theo khả năng cânđối vốn và tiến độ thực hiện của từng dự án nhưng không quá 03 năm đối với dự ánđầu tư xây dựng công trình nhóm C, không quá 05 năm đối với dự án đầu tư xây dựngcông trình nhóm B;
Kế hoạch vốn đầu tư được điều chỉnh, bổ sung hàng quý trên cơ sở thực tế triểnkhai dự án được phản ánh thông qua công tác giám sát đầu tư
Đại học kinh tế Huế
Trang 281.3.2 Quản lý công tác thẩm định dự án
Thẩm định dự án đầu tư là việc thẩm tra, so sánh đánh giá một cách kháchquan, khoa học và toàn diện các nội dung của dự án, hoặc so sánh đánh giá các phương
án của một hay nhiều dự án để đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả và tính khả thi của
dự án Từ đó có những quyết định đầu tư và cho phép đầu tư Theo mục đích quản lý,thẩm định dự án đầu tư được hiểu là việc xem xét, phân tích đánh giá dự án đầu tư trêncác nội dung cơ bản nhằm giúp cho việc ra quyết định đầu tư
Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì nhà nước với tư cáchvừa là chủ đầu tư vừa là cơ quan quản lý chung các dự án thực hiện cả hai chức năngquản lý dự án: quản lý dự án với chức năng là chủ đầu tư và quản lý dự án với chứcnăng quản lý vĩ mô (quản lý Nhà nước) vì vậy mục đích của Nhà nước lúc này là:
+ Thứ nhất: Thẩm định dự án nhằm đưa ra quyết định đầu tư+ Thứ hai: Giúp cho chủ đầu tư hay cũng chính là Nhà nước đưa ra tiêu chí, làcông cụ hữu hiệu để quản lý đầu tư
+ Thứ ba: Thẩm định dự án để xét duyệt cấp giấy phép đầu tư cho các dự án+ Thứ tư: Thẩm định dự án giúp cho việc đưa ra những quy định cụ thể về cấp
có quyền quyết định đầu tư, cấp có thẩm quyền thẩm định dự án
+ Thứ năm: Thẩm định dự án giúp cho việc đưa ra những chính sách, chế độđối với quá trình thực hiện dự án
1.3.3 Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các côngviệc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự
án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát thi công
và các hoạt động có liên quan khác đến dự án Việc lựa chọn nhà thầu phải đảm bảocác nguyên tắc sau đây:
+ Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình;
+ Nhà thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hànhnghề xây dựng phù hợp yêu cầu dự án, có giá thầu hợp lý;
+ Khách quan, công khai, minh bạch, công bằng;
+ Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư có quyền quyết định hình thức lựa chọnnhà thầu nhưng phải tuân thủ các quy định của Pháp luật
Đại học kinh tế Huế
Trang 29Tuỳ theo quy mô, tính chất, nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình, người quyết địngđầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình lựa chọn nhà thầu theo các hình thức sau: đấuthầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, Chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện;
1.3.3.1 Đấu thầu rộng rãi
Đối với đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự Trước khiphát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo quy định tạiNghị định số 63/NĐ-CP ngày 26/6/2014 V/v Quy định chi tiết thi hành một số điềucủa Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu để các nhà thầu biết thông tin tham dự Bênmời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu.Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham giacủa nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranhkhông bình đẳng [12]
1.3.3.2 Đấu thầu hạn chế
Khác với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế hạn chế số nhà thầu tham dựnhưng phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinhnghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, chủ đầu tư phảitrình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạnchế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác Đấu thầu hạn chế chỉ được áp dụng trongcác trường hợp theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng chogói thầu hoặc gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; góithầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đápứng yêu cầu của gói thầu [12]
1.3.3.3 Chỉ định thầu
Chỉ định thầu là hình thức được áp dụng nhiều nhất trong các công trình xâydựng, việc thực hiện chỉ định thầu nghĩa là lựa chọn trực tiếp các nhà thầu đáp ứng yêucầu của gói thầu để ký kết hợp đồng, và chỉ được áp dụng hình thực chỉ định thầutrong các trường hợp như: cần phải khắc phục ngay những sự cố do thiên tai, địch họa;
dự án cần triển khai ngay để bảo đàm chủ quyền quốc gia gói thầu dự án bí mật quốcgia, mua sắm các loại vật tư, thiết bị đã mua từ một nhà thầu mà không thể mua nhàthầu khác do đảm bảo tính tương thích công nghệ; gói thầu di dời công trình hạ tầng
Đại học kinh tế Huế
Trang 30kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để giải phóng mặt bằng; rà phábom mìn để chuẩn bị mặt bằng thi công; và các dự án nằm trong hạn mức được phêduyệt chỉ định thầu[12].
1.3.3.4 Chào hành cạnh tranh
Trước ngày luật đấu thầu số 43/2013/QH13 có hiệu lực việc thực hiện luật đấuthầu hình thức chào hàng cạnh tranh chỉ áp dụng với gói thầu mua sắm hàng hóa, saunày được mở rộng ra cả gói thầu xây lắp và phi tư vấn Hình thức này được áp dụngkhi có kế hoạch đấu thầu được duyệt, dự toán được duyệt và được bố trí vốn theo yêucầu tiến độ thực hiện hợp đồng [8]
1.3.4 Quản lý công tác đền bù giải phóng mặt bằng
Công tác đền bù giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liênquan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cưtrên một phần đất nhất định để trả lại mặt bằng thực hiện các quy hoạch cho việc cảitạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới
Đây là công tác tiền đề cho việc thi công công trình (với các dự án vướng đấtđền bù giải tỏa) do đó việc một dự án có thực hiện đúng mục tiêu đề ra ban đầu haykhông thì khâu quản lý đền bù GPMB ban đầu này rất quan trọng Việc quản lý ở khâunày bao gồm việc thẩm định đối tượng được đền bù, phạm vi đền bù, tổng giá trị đền
bù theo các quy định của pháp luật
Đại học kinh tế Huế
Trang 311.3.5 Quản lý công tác giải ngân vốn
- Việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách nhànước đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc sau:
+ Đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành đúng quyđịnh về quản lý tài chính đầu tư và xây dựng của pháp luật hiện hành
+ Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đốitượng, tiết kiệm và có hiệu quả Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độquản lý tài chính đầu tư
+ Cơ quan cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các chủđầu tư hoặc Ban quản lý dự án thuộc phạm vi quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư, sửdụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ Nhà nước
+ Cơ quan Tài chính các cấp thực hiện công tác quản lý tài chính vốn đầu tư vềviệc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu
tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành
+ Cơ quan Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát, thanh toán vốn kịpthời, đầy đủ, đúng quy định cho các dự án khi có đủ điều kiện thanh toán vốn
1.3.6 Quản lý công tác thi công xây dựng công trình
Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm: Quản lý chất lượng xây dựng,quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình, quản lý antoàn lao động trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng
Quản lý chất lượng công trình xây dựng: Nó bao gồm các quy trình cần thiết đểđảm bảo rằng dự án đầu tư XDCB sẽ thoả mãn được nhu cầu cần thiết phải tiến hànhthực hiện đầu tư dự án (làm rõ lý do tồn tại của dự án)
Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
- Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô củacông trình xây dựng; quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xâydựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, các cấu kiện, vật tư, thiết bị phục
vụ công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xâydựng theo yêu cầu thiết kế
Đại học kinh tế Huế
Trang 32- Lập và kiểm tra thực hiện các biện pháp thi công của nhà thầu theo hồ sơ,tiến độ thi công Lập và ghi nhật ký thi công đầy đủ theo đúng quy định.
- Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài côngtrình xây dựng Nghiệm thu nội bộ, lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận xây dựng, hạngmục hoàn thành và công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng
- Báo cáo tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động, vệ sinh môitrường thi công xây dựng theo quy định [13]
Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình
- Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định;
- Kiểm tra sự phù hợp về năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trìnhvới hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng bao gồm: Kiểm tra về đội ngũ nhân lực, thiết
bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng đưa vào công trường; Kiểm tra hệ thốngquản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình; Kiểm tra các loại giấyphép sử dụng các loại máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu cao về an toàn phục vụ thicông xây dựng công trình; Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu,cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xâydựng công trình;
- Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào côngtrình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu thiết kế Khi cónghi ngờ chủ đầu tư có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc thuê đơn vị có năng lực để kiểmtra lại vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng;
- Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình bao gồm:Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình; Kiểm tra vàgiám sát thường xuyên có hệ thống quá trình triển khai các công việc tại hiện trường.Kết quả kiểm tra phải ghi đầy đủ, kịp thời vào nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặcbiên bản kiểm tra theo quy định; xác định bản vẽ hoàn công; Tổ chức nghiệm thu côngtrình xây dựng; Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộphận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoànthành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thnàh công trình bàn giao đưa vào
sử dụng; Phát hiện sai sót, những bất hợp lý về thiết kế, kiến trúc để điều chỉnh hoặc
Đại học kinh tế Huế
Trang 33yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh kịp thời; Tổ chức kiếm định lại hoặc đề nghị giámđịnh chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng hoànthành khi có nghi ngờ về chất lượng [13].
- Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình: Công trình trước khi triển khaiphải được lập biểu tiến độ thi công xây dựng Tiến độ thi công xây dựng công trìnhphải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt Trong trường hợp xét thấytiến độ của cả dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải kịp thời báo cáo người ra quyết địnhđầu tư để quyết định việc điều chỉnh tiến độ của cả dự án Khuyến khích việc đẩynhanh tiến độ xây dựng công trình trên cơ sở đảm bảo chất lượng, kỹ thuật của côngtrình xây dựng Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả kinh tế xãhội cao hơn cho dự án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng Trongtrường hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại cho chủ đầu tư hoặc giảm hiệu quả
dự án thi bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm theo các điều khoản
đã ký trong hợp đồng [13]
- Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trìnhViệc thi công xây dựng công trình phải tuân thủ thực hiện theo khối lượng củathiết kế dự toán đã được phê duyệt Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xácđịnh theo kết quả xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu giámsát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế, dựtoán được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng Khi có khốilượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư,nhà thầu thi công phải xem xét để xử lý Đối với các dự án công trình sử dụng nguồnvốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư phải báo cáo người ra quyết định đầu tư để xemxét, quyết định Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư, người quyết định đầu tư chấpthuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán và quyết toán công trình [13]
- Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựngNhà thầu thi công xây dựng phải thiết lập các biện pháp an toàn cho người vàphương tiện trên công trường xây dựng Trường hợp các biện pháp liên quan đến nhiềubên thì phảỉ được các bên thoả thuận Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phảiđược thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành
Đại học kinh tế Huế
Trang 34Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình thì phảiđình chỉ thi công xây dựng Nếu để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm viquản lý của mình thì người để xảy ra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Đối vớimột số công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải
có giấy chứng nhận đào tạo về an toàn lao động Nghiêm cấm việc sử dụng lao độngchưa qua đào tạo và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động Nhà thầu thi công xâydựng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao độngcho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường Khi có sự cố
về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên liên quan có trách nhiệm tổchức xử lý và báo cáo ngay với các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theoquy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường nhữngthiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây nên [13]
- Quản lý môi trường xây dựngNhà thầu thi công phải triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trườngxây dựng Có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải rác thải xây dựng và vật liệuthu gom trong quá trình thi công công trình Đối với công trình thi công trong đô thị phảithực hiện các biện pháp bao che công trường, thu dọn phế thải tập kết đúng nơi quy định,
bố trí thời gian thi công phù hợp để chống ồn đến xung quanh, chịu sự kiểm tra, giám sátcủa các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường Trường hợp nhà thầu thi công xây dựngkhông tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, các cơ quan quản lý nhànước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng công trình và yêu cầu nhà thầuphải thực hiện đúng các biện pháp bảo vệ môi trường [13]
1.3.7 Thẩm tra quyết toán, thanh tra, kiểm toán dự án hoàn thành
Tất cả các dự án đầu tư của cơ quan và các doanh nghiệp Nhà nước sau khihoàn thành đưa dự án vào khai thác sử dụng đều phải quyết toán vốn đầu tư
Tất cả các dự án đầu tư dùng vốn ngân sách Nhà nước, vốn huy động và vốnkhác của Nhà nước khi hoàn thành phải được thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốnđầu tư theo quy định tại thông tư số 19/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính;nay là Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016Quy định về quyết toán dự ánhoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước
Đại học kinh tế Huế
Trang 35- Thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm:
Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các ngành chức năng, UBND huyện tổ chứcthanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các quy định của Pháp luật vềhoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bànhuyện và báo cáo UBND tỉnh kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực hoạt động xây dựng
1.3.8 Các hình thức quản lý của các dự án.
Theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13 & Nghị định 59/2015/NĐ-CP, theo quy
định tại Điều 62 – Luật Xây dựng số 50/2014, có tất cả 04 hình thức quản lý, cụ thể
2 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án Áp dụng trong các trường hợp sau:
- Dự án sử dụng vốn Nhà nước quy mô Nhóm A có công trình cấp đặc biệt; có ápdụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản
- Dự án về Quốc phòng, An ninh có yêu cầu bí mật Nhà nước
3 Thuê tư vấn quản lý dự án Áp dụng trong các trường hợp sau:
- Dự án sử dụng nguồn vốn Nhà nước ngoài Ngân sách, vốn khác
- Dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ
4 Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án Áp dụng trong các trường hợp sau:
- Dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ
- Dự án có sự tham gia của cộng đồng
1.3.9.Các nhân tố tác động tới việc quản lý đầu tư XDCB
A, Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài:
- Điều kiện kinh tế - xã hội :Điều kiện kinh tế- xã hội là một trong nhưng căn cứ quan trọng ảnh hưởng tớiquá trình kiểm soát Kinh tế xã hội phát triển có ảnh hưởng lớn đến nguồn thu NSNN,
Đại học kinh tế Huế
Trang 36quy mô nguồn thu sẽ quyết định nguồn chi Việt Nam là một quốc gia đang phát triển,nhu cầu chi cho đầu tư phát triển rất lớn tuy nhiên nguồn lực tài chính từ Nhà nước cóhạn Các dự án cần đầu tư công ngày càng nhiều, trong khi ngân sách hạn hẹp đây làmột yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác cân đối, lập và giao kế hoạch ngân sách chocác công trình, dự án.
* Chính sách quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bảnKhi xây dựng các dự án phải đúng chủ trương đầu tư của nhà nước thì mới đượcquyết định đầu tư;
Nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm đối với các doanh nghiệp nóichung và các doanh nghiệp nói riêng trong hoạt động đầu tư XDCB;
- Đảm bảo tính chính xác trong thiết kế: Trong khâu này cần có tổ chứcchuyên môn có đủ tư cách pháp nhân, uy tín nghề nghiệp lập theo tiêu chuẩn củanhà nước ban hành Thực tế có rất nhiều công trình xấu, kém chất lượng do lỗi củanhà thiết kế Đây là một nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng thất thoát lãng phínguồn vốn đầu tư XDCB;
- Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu: quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứngđược yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu Lợi ích củahình thức này là chọn được nhà thầu có phương án đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuậtcủa công trình và có chi phí tài chính hợp lý nhất
* Ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng ngân sách đầu tư XDCB
- Là một nhân tố khách quan ảnh hưởng tới chất lượng quản lý đầu tư XDCB từNSNN Vì nếu ý thức chấp hành hay năng lực của đơn vị sử dụng ngân sách khôngcao trong việc quản lý tài chính, kĩ thuật, kinh nghiệm và khả năng quản lý dự án, báocáo không trung thực tinh hình dự án, hay cố tình gian lận trong lập dự án thì sẽ dẫntới những thiếu sót thậm chí sai phạm trong quản lý đầu tư như: lập kế hoạch phân bổngân sách không sát thực tế, thanh toán khối lượng khống, quyết toán sai Do đó, nănglực của chủ đầu tư, nhà thầu trong thực hiện dự án đầu tư XDCB là một trong các yếu
tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công của dự án đầu tư Vì vậy, cần có những biệnpháp nhằm nâng cao nhận thức của các đơn vị sử dụng vốn đầu tư, để cho họ thấy rằng
họ cũng có vai trò cũng như trách nhiệm trong việc sử dụng ngân sách đúng
Đại học kinh tế Huế
Trang 37B, Các yếu tố thuộc môi trường bên trong
* Tổ chức bộ máy quản lý
Hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác quản lý đầu tư XDCB từNSNN trên địa bàn tỉnh là các Sở, ban, ngành, UBND các cấp, các tổ chức, cá nhân vàmối quan hệ phối hợp thông qua chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổchức, cá nhân có liên quan trong hoạt động XDCB Quy trình thực hiện hoạt động đầu
tư XDCB từ NSNN giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB ảnh hưởngtrực tiếp đến chất lượng quản lý dự án đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước của tỉnh
Bộ máy tổ chức, quy trình thực hiện cần gọn nhẹ Cơ chế phối hợp nhuần nhuyễn, ănkhớp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư XDCB
* Chế độ chính sách do địa phương ban hành
Chế độ chính sách phải mang tính khả thi, phù hợp với pháp luật hiện hành củaNhà nước, đảm bảo công tác quản lý diễn ra chặt chẽ, tuy nhiên tinh giảm các thủ tụckhông cần thiết tránh gây phiền hà, sách nhiễu Bên cạnh đó chế độ chính sách phảimang tính ổn định, tránh thay đổi nhiều nhằm tạo thuận lợi cho triển khai thực hiện Quytrình nghiệp vụ phải được xây dựng theo hướng cải cách thủ tục hành chính, quy định rõthời hạn giải quyết công việc, trình tự công việc phải được thực hiện một cách khoa học,đồng thời cũng quy định rõ quyền hạn cũng như trách nhiệm tới từng bộ phận
* Năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN
Năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý Nhà nước đối với hoạt độngđầu tư XDCB là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu lực, chất lượng của công tácquản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư XDCB sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh Bởi vì
họ là chủ thể của quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB Năng lực của cán bộ quản lýkhông những ảnh hưởng đến quá trình hoạch định chính sách, tham mưu đề xuất cácchính sách, các quy định, các quy chế phù hợp mà còn ảnh hưởng đến quá trình thựchiện Một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu lực, chất lượng của quản lýNhà nước cũng như thất thoát, lãng phí ngân sách đầu tư XDCB là do năng lực cán bộquản lý chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế và phẩm chất đạo đức bị tha hoá, biếnchất, quan liêu, cửa quyền, tham nhũng
Đại học kinh tế Huế
Trang 38* Trang thiết bị cơ sở vật chất - kỹ thuật:
Khi nhu cầu đầu tư XDCB ngày càng tăng thì khối lượng công việc trong từngkhâu của đầu tư XDCB ngày càng nhiều, do đó phát triển ứng dụng công nghệ sẽ giúptiết kiệm thời gian giải quyết công việc, đảm bảo công việc được diễn ra nhanh chóng,chính xác và thống nhất Do đó việc xây dựng một cơ sở vật chất kỹ thuật ứng dụngkhoa học công nghệ hiện đại là một đòi hỏi tất yếu
1.3.10 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước
- Các chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tư XDCB bằng nguốn vốn NSNN
+ Khối lượng vốn đầu tư thực hiện
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt độngcủa các hoạt động đầu tư bao gồm: các chi phí của công tác xây lắp, chi phí cho mua sắmtrang thiết bị và các chi phí khác theo quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện = vốn đầu tư thực hiện của công tác xây lắp +
vốn đầu tư thực hiện đối với công tác mua sắm trang thiết bị + Chi phí khác
+ Tài sản cố định huy độngTài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xâydựng có khả năng phát huy tác dụng một cách độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng,mua sắm, đã được nghiệm thu và có thể đưa vào hoạt động
Chỉ tiêu tài sản cố định được huy động có thể được tính bằng giá trị (tiền) và hiệnvật (số lượng ngôi nhà, bệnh viện, trường học ) Chỉ tiêu giá trị tài sản cố định huyđộng có thể tính theo giá dự toán hoặc giá thực tế tùy vào mục đích sử dụng chúng Giátrị dự toán được sử dụng làm cơ sở để tính giá trị thực tế của tài sản cố định, lập kếhoạch vốn đầu tư và tính toán vốn đầu tư thực hiện, đồng thời đây là cơ sở để thực hiệnthanh quyết toán vốn đầu tư giữa chủ đầu tư và các nhà thầu
Giá trị thực tế của tài sản cố định huy động được sử dụng để kiểm tra việc thựchiện kỹ thuật, tài chính, dự toán đối với công trình đầu tư từ nguồn vốn NSNN cáccấp, tính mức khấu hao hàng năm
Để phản ánh mức độ đạt được kết quả cuối cùng trong số vốn đầu tư đã đượcthực hiện người ta thường sử dụng chỉ tiêu: hệ số huy động TSCĐ
Đại học kinh tế Huế
Trang 39Hệ số huy động TSCĐ = Giá trị huy động TSCĐ trong kỳ / (tổng vốn đầu tưthực hiện trong kỳ + vốn đầu tư thực hiện kỳ trước nhưng chưa được huy động).
+ Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêmNăng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng được nhu cầu sảnxuất, phục vụ của các TSCĐ đã được huy động vào quá trình sản xuất ra sản phẩmhoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư.Tài sản cố định được huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là sản phẩmcuối cùng của công cuộc đầu tư và được thể hiện bằng tiền hoặc hiện vật trên địabàn địa phương
Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm được thể hiện ở các chỉ tiêu như:công suất, mức tiêu dùng nguyên vật liệu trên một đơn vị thời gian trên địabàn địa phương
- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN
Hiệu quả đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN chính là biểu hiện quan hệ
so sánh giữa các kết quả đạt được của chi NSNN cho đầu tư XDCB với các chi phỉ
bỏ ra (mức chi NSNN) để có kết quả đó trong một kỳ nhất định
Hiệu quả của vốn NSNN cho một dự án đầu tư XDCB được đánh giá ở hai gốcđộ: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội Hiệu quả tài chính được đánh giáriêng cho từng dự án đầu tư XDCB, và thường sử dụng các chỉ tiêu như: NPV (hiệngiá thu nhập thuần), IRR (hệ số hoàn vốn nội bộ), T (thời gian thu hồi vốn), PI (chỉ sốdoanh lợi) Tuy nhiên, đặc thù của các dự án đầu tư XDCB là thường không có khảnăng thu hồi vốn, hoặc đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng mà cần thiết có sự tham giacủa nhà nước nên hiệu quả tài chính thường không cao, do đó hiệu quả tài chính là: tiếtkiệm chi phí đầu tư, chi phí phát sinh hay không phát sinh do đầu tư không đúng tiến
độ hay theo đúng tiến độ dự án
Nhìn chung dưới góc độ vĩ mô, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả vốn NSNN đầu tưmột dự án đầu tư XDCB thường bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu giá trị gia tăng của dự án đầu tư
- Chỉ tiêu khả năng thu hút lao động của dự án đầu tư
- Khả năng tác động đến thu chi ngân sách Nhà nước
Đại học kinh tế Huế
Trang 40- Chỉ tiêu tích lũy để đầu tư phát triển.
- Khả năng sử dụng nguyên vật liệu trong nước
- Tác động dây chuyền để thúc đẩy sự phát triển của các ngành liên quan
- Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của địa phương
- Thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và nâng cao mức sống nhân dân
- Khả năng tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước
1.4 Kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
1.4.1 Hệ thống các văn bản liên quan đến vốn đầu tư
Nhìn chung, hoạt động đầu tư ở nước ta được quy định bởi nhiều văn bản quyphạm pháp luật khác nhau, do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương vàđịa phương ban hành
Văn bản của Quốc hội
Tính từ thời điểm sau khi có Luật Xây dựng, Quốc hội đã ban hành nhiều đạoluật có liên quan tới lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình như: Luật Ngân sách, LuậtĐầu tư công 2014; Luật Đấu thầu 2013; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí2013; Luật Doanh nghiệp 2014; Luật Nhà ở 2014; Luật Bảo vệ môi trường 2014; LuậtTiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006; Luật Kinh doanh bất động sản 2014; LuậtPhòng chống tham nhũng 2005 (sửa đổi 2007); Luật Quản lý và sử dụng tài sản nhànước 2008
Ngoài ra, Quốc hội còn ban hành nhiều Nghị quyết có liên quan như: Nghị quyết
số 49/2010/QH12 ngày 19/6/2010 về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốchội quyết định chủ trương đầu tư; Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và
dự toán Ngân sách Nhà nước hàng năm; Nghị quyết về quy hoạch và kế hoạch sử dụngđất và các Nghị quyết về các chương trình mục tiêu trong lĩnh vực giáo dục, y tế
Văn bản của Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan
Để thực hiện các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng công trình, Chính phủ vàcác bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn
Chỉ tính riêng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công
và Luật Đấu thầu được ban hành từ năm 2010 đến 2016, đã có tới hơn 25 Nghị định
Đại học kinh tế Huế