Mục tiêu bài học: -Cảm nhận được tình yêu sâu nặng và nỗi đau của Thúy Kiều trong đoạn trích.. Việc đã xong, Kiều nhờ Thuý Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng.. Bố cục: Đoạn trích chia
Trang 1TRAO DUYÊN
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
A Mục tiêu bài học:
-Cảm nhận được tình yêu sâu nặng và nỗi đau của Thúy Kiều trong đoạn trích
-Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tài tình của Nguyễn Du
B Phương pháp dạy học:
Đọc, trả lời câu hỏi, ghi chép bài học, chơi trò chơi,
C Phương pháp thực hiện:
SGK, SGV, Giáo án Word, Giáo án điện tử
D Tiến trình dạy - học:
- Kiểm tra bài cũ
- Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
Học sinh đọc phần tiểu
dẫn.
- Hãy kể những sự kiện
chính diễn ra trước khi
Thúy Kiều trao duyên.
- Hãy nêu vị trí của đoạn
trích.
- Đoạn trích được chia làm
mấy phần? Em hãy nêu
nội dung chính của từng
phần.
- Hãy nêu chủ đề của đoạn
trích.
Học sinh đọc đoạn trích.
- Hai câu thơ đầu có từ
I Tìm hiểu chung:
1 Vị trí đoạn trích:
- Gia đình gặp cơn gia biến, Kiều buộc phải bán mình
để chuộc cha và em Việc đã xong, Kiều nhờ Thuý Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng
- Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 của Truyện Kiều
2 Bố cục:
Đoạn trích chia thành 3 phần:
12 câu đầu: Thuý Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng
14 câu tiếp theo: Thuý Kiều trao kỉ vật và dặn dò em
8 câu cuối: Thuý Kiều hướng về tình yêu và Kim Trọng
3 Chủ đề:
Đoạn trích thể hiện tâm trạng đau đớn, xót xa của Thúy Kiều khi trao duyên Qua đó, Nguyễn Du ca ngợi nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều: yêu thương chân thành, hiếu thảo và có trách nhiệm trong tình yêu
II Đọc- hiểu văn bản:
1 Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng:
Trang 2ngữ nào đáng chú ý? Ý
nghĩa của từ ngữ đó?
- Em có nhận xét gì về
cách dùng từ ngữ của
Thúy Kiều khi nói với
em?
- Là chị sao Kiều lại “lạy”
và “thưa” em? Em có
nhận xét gì về cử chỉ đó?
- Qua lời trao duyên, em
nhận thấy Kiều là một cô
gái như thế nào?
- Sau lời mở đầu khéo léo
ấy, Kiều đã nói với Thúy
Vân những gì?
- Kiều đã kể về mối tình
của mình và chàng Kim
ra sao? Hình thức nghệ
thuật nào được sử dụng?
- Nhận xét cách ngắt nhịp
của câu thơ và hiệu quả
sử dụng.
- Tâm trạng của Thúy Kiều
lúc này ra sao?
- Thúy Kiều đã đưa ra lý lẽ
a) Lời khẩn cầu tha thiết của Thúy Kiều (2 câu đầu)
Lời lẽ:
– “Cậy”: nhờ với tất cả sự tin tưởng, trông mong, hi vọng
– “Chịu lời”: chấp nhận, khó nói lời từ à mang tính chất nài ép.
Cử chỉ “lạy – thưa ”:
+ Cử chỉ bất thường, tạo không khí trang trọng, thiêng liêng
+ Kiều biết ơn sự hy sinh cao cả của em
Kiều là một cô gái thông minh, tế nhị, khéo léo Dù trong hoàn cảnh tan nát lòng vẫn lựa chọn lời lẽ chính xác, chặt chẽ đầy sức thuyết phục
b) Kiều giãi bày hoàn cảnh (6 câu tiếp)
- Kiều tâm sự về tình duyên đột ngột bị chia cách
+ “Đứt gánh tương tư” : thành ngữ chỉ tình yêu dang dở, tan vỡ
+ “Chắp mối tơ thừa” Kiều thấu hiểu nỗi thiệt thòi của
em khi phải nối duyên với Kim Trọng
+ “Mặc em” giao phó cho em, tùy em định liệu, có ý ràng buộc
Kiều đã nói hết lời ủy thác, trông cậy và mong tìm được sự cảm thông của em
- Kiều tâm sự với em về mối tình sâu nặng nhưng mong manh, dang dở
+ Điệp từ “khi” kết hợp với nghệ thuật liệt kê “ngày quạt ước”, “đêm chén thề” những kỉ niệm tình yêu sâu đậm, gắn bó khăng khít với Kim Trọng
+ “Sóng gió bất kì”: nghệ thuật ẩn dụ biến cố bất ngờ xảy ra với gia đình
+ Nhịp thơ 1/1/2/4: “hiếu” hoặc “tình” Kiều chỉ được chọn một Kiều đã hy sinh tình yêu để làm tròn chữ hiếu
Kiều nói rõ nguyên nhân tại sao phải cậy nhờ em và nàng đã nén nỗi đau đớn vào lòng để thuyết phục em nhận lời
c) Kiều nêu lý lẽ thuyết phục (4 câu tiếp)
- Kiều lấy tình cảm chị em máu mủ, viện đến cái chết để
Trang 3như thế nào để thuyết
phục em?
- Chỉ ra những đặc sắc về
nghệ thuật và nội dung
của đoạn thơ.
- Em hãy nhận xét giọng
điệu và tâm trạng của
Thúy Kiều khi trao duyên.
Hướng dẫn học sinh sơ
kết.
- Qua 12 câu thơ đầu của
đoạn trích, em hãy nhận
xét về vẻ đẹp trong tâm
hồn của Thúy Kiều cũng
như ngôn ngữ mà Nguyễn
Du sử dụng.
Củng cố: Giáo viên tiến
hành cho học sinh chơi
trò chơi nhằm luyện kĩ
năng.
thuyết phục Thúy Vân
+ “Ngày xuân”: hình ảnh ẩn dụ Vân còn trẻ, tương lai còn dài
+ “Tình máu mủ”, “lời nước non”: thành ngữ ràng buộc bằng tình cảm chị em ruột thịt để nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng
+ “Thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối”: thành ngữ Chị dẫu chết cũng yên lòng, cũng thấy được an ủi, mãn nguyện
Lời thơ nghẹn ngào, Kiều vừa thuyết phục vừa van nài vừa đau đớn xót xa Lời lẽ thấu tình đạt lí khiến Vân không thể chối từ
Tiểu kết:
Qua cách trao duyên thông minh, khôn khéo của Thúy Kiều, ta thấy được :
+ Vẻ đẹp tâm hồn Kiều: trọng tình nghĩa, giàu lòng hi sinh, hiếu thảo.
+ Tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du: từ ngữ chọn lọc, giàu hình ảnh; sử dụng thành ngữ, điển tích; đặc sắc với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
E Dặn dò:
Yêu cầu Hs: -Học thuộc đoạn trích
-Soạn đoạn Nỗi thương mình (Truyện Kiều).