Trước hết, tôi xin giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Phát Triển Điện lực Việt Á sau đây gọi tắt là Việt Á: Việt Á là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Việt Á, được thành lập từ khối Th
Trang 1Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty TNHH Phát Triển Điện lực Việt Á
1 Sự tác động từ những yếu tố bên ngoài đến hoạt động sản xuất và tác nghiệp hiện nay của doanh nghiệp:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào, khi triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đều gặp phải các tác động tích cực cũng như tiêu cực từ môi trường bên ngoài Trong phạm vi bài viết này, tôi xin đề cập đến những tác động từ môi trường vĩ mô, môi trường ngành đối với hoạt động sản xuất và tác nghiệp của Công
ty TNHH Phát triển Điện lực Việt Á
Trước hết, tôi xin giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Phát Triển Điện lực Việt Á (sau đây gọi tắt là Việt Á):
Việt Á là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Việt Á, được thành lập từ khối Thương mại của Tập đoàn từ năm 2006, với ngành nghề kinh doanh chính là cung cấp thiết bị điện cao thế (cấp điện áp 110kV, 220kV, 500kV) cho lưới điện truyền tải và phân phối của Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN), cho các dự án đầu tư điện nguồn (các nhà máy Thủy điện, Nhiệt điện, …) của các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Với ngành nghề kinh doanh như vậy, Việt Á chủ yếu tham dự vào các dự án của ngành Điện với vai trò là nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị và đa số là các gói thầu quốc tế, thiết bị mà Việt Á cung cấp chủ yếu là được nhập ngoại, từ các nhà sản xuất danh tiếng thế giới như: AREVA (ALSTOM), ABB, SIEMENS, … đòi hỏi sự vận hành tin cậy, ổn định cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật của đội ngũ kỹ sư giỏi để hướng dẫn lắp đặt, vận hành cũng như bảo trì, bảo hành thiết bị
a Những tác động từ môi trường vĩ mô:
Trang 2- Chính trị: Chính trị của Việt nam hiện nay rất ổn định, Chính phủ vẫn có chủ
trương ưu tiên phát triển ngành Điện đồng thời vẫn giữ lại EVN là doanh nghiệp Nhà nước, có sự hỗ trợ lớn từ các chính sách về vốn, mặt bằng, nhân lực, … để thực hiện các dự án đầu tư về nguồn và lưới truyền tải điện
- Kinh tế: Khủng khoảng, suy thoái kinh tế đang lan rộng trên phạm vi toàn cầu và
Việt nam cũng không tránh khỏi tình trạng này do đó các dự án đầu tư bị cắt giảm, hủy bỏ làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của ngành Điện Tuy nhiên sự ảnh hưởng vẫn chưa thực sự đáng kể vì phụ tải điện của Việt nam luôn trong tình trạng thiếu nên vẫn có sự ưu tiên đầu tư của Nhà nước cho ngành Điện
- Công nghệ: Sự phát triển như vũ bão của các ngành công nghiệp chế tạo, điện,
điện tử, tin học, … đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, vận hành lưới & các trạm điện, làm cho sự đầu tư của ngành điện ngày càng hiệu quả, tạo điều kiện cho ngành Điện có thể nhanh chóng đầu tư công nghệ mới để tăng độ tin cậy, giảm thất thoát, tăng sự tiện dụng trong vận hành
- Môi trường: Sức ép từ việc ô nhiễm môi trường đang buộc ngành Điện phải lựa
chọn những công nghệ sạch hơn trong sản xuất điện Các nhà máy phát điện dùng than, dầu đang được chuyển đổi công nghệ mới để ít phát thải hơn; các dự án phát điện bằng sức nước, gió, hạt nhân đang được chú trọng đầu tư, nghiên cứu Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Á có thể tham gia vào các dự án ngày càng nhiều & đa dạng của ngành Điện
b Những tác động từ môi trường ngành:
Ở đây, tôi sẽ phân tích sự tác động này theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M Porter
- Sự cạnh tranh từ đối thủ hiện tại: Do đặc thù thiết bị cung cấp cho ngành Điện
thường hàm chứa yếu tố kỹ thuật, công nghệ, sự vận hành ổn định yêu cầu rất cao, đòi hỏi các nhà thầu cung cấp thiết bị phải có bề dày về kinh nghiệm kỹ thuật, đội
Trang 3ngũ nhân lực chất lượng ngang tầm quốc tế, nguồn tài chính dồi dào, mối quan hệ với các nhà sản xuất nước ngoài tốt nên không nhiều doanh nghiệp trong nước có thể tham gia được các dự án lớn Hiện nay đối thủ chủ yếu, ngang tầm với Việt Á hầu hết là các công ty nước ngoài như ABB, SIEMENS, Comin, Franco đây thực
sự là những đối thủ mạnh với phong cách làm việc chuyên nghiệp đồng thời co sự hậu thuẫn từ rất tốt từ các nhà sản xuất cùng quốc tịch Các đối thủ này thường gây rất nhiều khó khăn cho Việt Á đặc biệt là trong các dự án lớn (cấp điện áp 220kV, 500kV)
- Sự cạnh tranh từ đối thủ tiềm tàng: Do sự khủng khoảng kinh tế chung, hầu kết
các ngành nghề sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng trong khi ngành Điện lại ít bị ảnh hưởng hơn nên bắt đầu có sự dịch chuyển các đối thủ từ các ngành nghề khác sang ngành Điện Đối với các dự an nhỏ hơn (ở cấp điện áp 110kV) đã bắt đầu xuất hiện một số nhà thầu mới tìm hiểu thông tin về các gói thầu của ngành Điện Trong tương lai đây cũng là những đối thủ rất khó chịu khi họ cạnh tranh bằng cách cung cấp những thiết bị có giá thành rất rẻ có xuất xứ từ Trung Quốc
Bên cạnh đó, do nền kinh tế Việt nam ngày càng hội nhập với thế giới nên có thể
có nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài cũng quan tâm và muốn tham dự váo các dự
án điện của Việt nam làm xuất hiện các đối thủ mạnh từ nước ngoài; sự phát triển của internet, các kênh/ chương trình hợp tác với nước ngoài cũng làm các doanh nghiệp trong nước học hỏi, thích nghi nhanh hơn với các đòi hỏi khi tham gia vào một dự án của ngành Điện nên khả năng sẽ xuất hiện thêm một số đối thủ trong nước
- Sức ép từ Nhà cung cấp: Do vật tư thiết bị ngành Điện chủ yếu là nhập khẩu từ
các nước có nền công nghiệp tiên tiến và các nhà cung cấp nước ngoài đôi khi cũng tham gia vào dự án với vai trò là các nhà thầu trực tiếp (như ABB, SIEMENS, …) đặc biệt là các dự án lớn (cấp điện áp 500kV), khi đó có thể họ không chào hàng cho Việt Á hoặc có chào hàng thì với giá rất cao làm Việt Á mất
Trang 4khả năng cạnh tranh về giá Ở khía cạnh khác, do hầu hết thiết bị phải nhập khẩu từ các nhà sản xuất nước ngoài, mỗi nhà sản xuất lại có những đặc điểm riêng về thiết
kế, thông số kỹ thuật nên rất lệ thuộc vào nhà sản xuất trong việc đàm phán về thời hạn giao hàng cũng như sự hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình lắp đặt thiết bị, bảo hành thiết bị
- Sức ép từ Khách hàng: Do ngành Điện hiện nay hầu như đang ở trong thế “độc
quyền”, hầu hết các dự án đàu tư lớn đều do EVN thực hiện, do đó đối tượng khách hàng của Việt Á là rất hạn hẹp, Việt Á hầu như rất ít có sự lựa chọn nhóm khách hàng tiềm năng khác Đây là một bất lợi đối với ngành nghề kinh doanh hiện tại của Việt Á
- Sự cạnh tranh từ hàng hóa thay thế: Hiện tại hầu như không có hàng hóa thay thế
trong lĩnh vực kinh doanh của Việt Á, sức ép từ hàng hóa thay thế là không đáng kể
2 Các lựa chọn ưu tiên cạnh tranh thích hợp nhất cho Việt Á hiện nay:
Xuất phát từ sự phân tích các tác động từ yếu tố bên ngoài cũng như xem xét kỹ lưỡng các đặc điểm nội tại của Việt Á, Việt Á đã lựa chọn chiến lược cạnh tranh chính, đó là “sự khác biệt” so với các đối thủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó, Việt Á cũng không bỏ qua các chiến lược “chi phí thấp” & “sự linh hoạt trong thích ứng”
- Tạo sự khác biệt so với đối thủ:
Việt Á phân các đối thủ của mình thành 2 nhóm: Các đối thủ đến từ nước ngoài và các đổi thủ trong nước
Đối với các đối thủ nước ngoài, lợi thế của họ là:
+ Có nguồn cung cấp thiết bị tốt, giá đầu vào có thể cạnh tranh hơn Việt Á;
Trang 5+ Bộ máy tổ chức hoạt động chuyên nghiệp, hoạt động sản xuất/ tác nghiệp rất chuyên nghiệp;
+ Đội ngũ nhân sự chất lượng cao, ổn định hơn nhiều so với Việt nam;
+ Nguồn lực tài chính dồi dào, chi phí tài chính thấp hơn so với các doanh nghiệp Việt nam (lãi suất vay bằng USD EUR rất thấp so với ở Việt nam) + Có lợi thế về điều khoản thanh toán khi tham gia các dự án ở Việt nam (hầu hết thanh toán bằng L/C – Letter of Credit, khi hàng xếp lên phương tiện vận chuyển tại nơi bốc hàng thì đã được gửi hồ sơ yêu cầu thanh toán đến ngân hàng đại diện của bên mua, trong khi đối với các nhà thầu trong nước chỉ được gửi hồ sơ yêu cầu thanh toán sau khi bên mua nghiệm thu, chấp thuận hàng hóa tại kho của bên mua) làm vốn quay vòng nhanh hơn, thời gian chịu lãi suất ngân hàng giảm; …
Các bất lợi của họ so với Việt Á là:
+ Không có lợi thế khi tham gia các dự án nhiều công đoạn, như các dự án bao gồm cả công việc thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị, xây dựng – lắp đặt, thí nghiệm, vận hành thử (dự án dạng EPC, trong khi ngày các có nhiều chủ đầu tư lụa chọn phương thức này) do phí thiết kế ở nước ngoài rất cao, công việc xây dựng – lắp đặt tại Việt nam cũng gặp nhiều trở ngại đối với nhà thầu nước ngoài, … trong khi đây lại là một lợi thế lớn của Việt Á do Tập đoàn Việt Á có các đơn vị thành viên thực hiện các chức năng từ thiết kế -cung cấp thiết bị - xây lắp - …;
+ Không thể đáp ứng nhanh bằng Việt Á trong việc xử lý các trường hợp bảo hành thiết bị tại công trình do bất lợi về khoảng cách địa lý, trong khi đối với ngành Điện thì thời gian thay thế hoặc sửa chữa thiết bị hỏng hóc phải bảo hành là cực kỳ quan trọng vì không thể cắt điện trong thời gian dài được;
Trang 6+ Mức lợi nhuận dự kiến đặt ra của nhà thầu nước ngoài thường cao hơn Việt Á do bộ máy tổ chức lớn (chi phí tác nghiệp cao) cùng với chính sách
về lợi nhuận là không linh hoạt;
+ Tương đối cứng nhắc trong việc lựa chọn thiết bị dự thầu do hệ thống quy định nội bộ cứng nhắc;
+ Không có thuận lợi bằng Việt Á trong việc tiếp xúc, vận động đối với chủ đầu tư; …
Như vậy, đối với các đối thủ nước ngoài, Việt Á tập trung cạnh tranh bằng sự khác biệt, đó là:
+ Tập trung vào các dự án nhiều công đoạn (bao gồm cả việc vận động chủ đầu tư không chia nhỏ dự án mà tổ chức đấu thầu nhiều công đoạn trong một gói thầu);
+ Thể hiện khả năng phản ứng nhanh trong các trường hợp bảo hành thiết bị
để nâng cao uy tín đối với các chủ đầu tư;
+ Tập trung vào sự linh hoạt trong việc lựa chọn thiết bị tham gia thầu, lựa chọn phương án kinh doanh (mức lợi nhuận dự kiến) phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể để tăng khả năng cạnh tranh;
+ Tập trung vào việc tiếp xúc, vận động chủ đầu tư
Đối với các đối thủ trong nước, Việt Á hiện đang nằm trong nhóm một, hai nhà thầu có quy mô hàng đầu Điểm khác biệt của Việt Á so với các nhà thầu mà Việt
Á phải tiếp tục phát huy để tăng khả năng cạnh tranh là:
+ Bộ máy tổ chức tương đối hoàn thiện; Các quy trình tác nghiệp hợp lý, được cải tiến thường xuyên;
+ Chất lượng nhân sự tốt, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, … đáp ứng được các yêu cầu khắt khe khi tham gia các dự án ngành Điện;
Trang 7+ Có sự hỗ trợ từ các công ty khác nhau trong cùng Tập đoàn nên có lợi thế trong việc thực hiện các dự án nhiều công đoạn;
+ Có ưu thế đàm phán với các nhà sản xuất nước ngoài tốt hơn so với các đối thủ trong nước khác do đã tích lũy được quan hệ, tích lũy được doanh số mua hàng cao hay đã có các thỏa thuận hợp tác với các nhà sản xuất lớn
- Cạnh tranh bằng chi phí thấp:
Bên cạnh chiến lược chính là tạo “ sự khác biệt” so với các đối thủ, Việt Á cũng coi trọng trong việc cắt giảm chi phí tác nghiệp Các trung tâm chi phí được xem xét định kỳ để tìm cách cắt giảm đến mức hợp lý, các tác nghiệp thừa hoặc chưa hợp lý được loại bỏ, sắp xếp lại Tuy nhiên, do sự phát triển bộ máy ngày càng lớn nên lợi thế về chi phí dần giảm trước các đối thủ trong nước nhỏ hơn
- Cạnh tranh bằng sự linh hoạt trong thích ứng:
Sự linh hoạt trong thích ứng cũng là chiến lược được Việt Á chú trọng Việt Á đã
và đang xây dựng mình thành một tổ chức học hỏi để thích nghi với với môi trường kinh doanh thay đổi hàng ngày Bên cạnh đó, trong “tầm nhìn” của Việt Á
có hướng đến sự phát triển mang tính toàn cầu nên “sự thích ứng” cũng là mục tiêu được Việt Á đặt ra
3 Các điều kiện cần thiết bên trong của doanh nghiệp/ tổ chức để thực hiện các ưu tiên này:
Để thực hiện được các chiến lược cạnh tranh, Việt Á cần có những điều kiện cần thiết trong nội tại của mình, đó là:
- Lãnh đạo phải xây dựng được Sứ mệnh – Tầm nhìn của Việt Á một cách rõ ràng, phù hợp & khả thi; Truyền tải được tới toàn bộ cán bộ, nhân viên của Việt Á
về sứ mệnh – tầm nhìn này để tất cả mọi thành viên của Việt Á thấu hiểu, đồng lòng cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thách thức;
Trang 8- Trên cơ sở sứ mệnh – tầm nhìn, banh lãnh đạo công ty cần phải xây dựng được các chiến lược trong dài hạn, trung hạn & ngắn hạn để đạt được mục tiêu đặt
ra Các chiến lược này phải cụ thể, khả thi, đo lường được, phù hợp với điều kiện của Việt Á và môi trường kinh doanh đồng thời phải có thời hạn hoàn thành cụ thể
- Thiết lập bộ máy tổ chức hiệu quả, các quy trình làm việc hợp lý Duy trì công tác cải tiến liên tục để tăng hiệu quả tác nghiệp, biến Việt Á thành một tổ chức học hỏi để thích nghi với mọi sự thay đổi trong môi trường sản xuất và tác nghiệp;
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp điển hình, chuyên nghiệp nhằm tạo được nét văn hóa riêng của Việt Á, góp phần thu hút, giữ chân được nhân tài;
- Xây dựng cơ chế chính sách, đãi ngộ tốt đối với người lao động để thu hút
& giữ được nhân lực giỏi;
- Thiết lập & duy trì được nguồn lực tài chính mạnh để có thể tham dự vào các dự án lớn, nhiều công đoạn;
- …
Hệ thống sản xuất và tác nghiệp đóng góp như thế nào vào việc đạt được các
ưu tiên cạnh tranh của Việt Á:
Hệ thống sản xuất và tác nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện thành công các chiến lược cạnh tranh Cụ thể:
- Định vị sản phẩm & dịch vụ mà Việt Á có thể cung cấp tốt nhất: Việt Á đã lựa chọn thiết bị hàm chứa yếu tố kỹ thuật công nghệ cao để cung cấp cho ngành Điện dựa trên những lợi thế mà Việt Á có được so với đối thủ cạnh tranh Nếu Việt
Á lựa chọn dòng sản phẩm khác, đối tượng khách hàng tiềm năng khác thì có thể không phát huy được thế mạnh từ sự khác biệt của Việt Á
- Công tác kiểm soát chất lượng: Việt Á đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 từ nhiều năm nay Trong hệ thống kiểm soát chất lượng này,
Trang 9Việt Á đã thiết lập các quy trình nhằm phát hiện và loại bỏ các sai sót trong quá trình tác nghiệp, trong tất cả các khâu: thiết kế, lập hồ sơ dựthầu, công tác mua hàng, công tác đàm phán hợp đồng, công tác bảo hành, … Mọi sai lỗi đều được xem xét nghiêm túc để đưa ra các biệp pháp khắc phục và phòng ngừa sự lặp lại
Có thể nói, công tác kiểm soát chất lượng cũng là một lợi thế rất lớn của Việt Á so với nhiều đối thủ trong nước khác
- Thiết kế chu trình tác nghiệp: Toàn bộ các chu trình tác nghiệp của tất cả các cá nhân, đơn vị trong nội bộ Việt Á đều được thiết kế trong hệ thống kiểm soát chất lượng ISO 9001:2000 Các chu trình này đảm bảo việc thực hiện thống nhất cùng một phương pháp các công việc đối với mọi thành viên Việt Á Các chu trình tác nghiệp cũng thường xuyên được xem xét để cải tiến làm cho nó ngày càng có hiệu lực & hiệu quả
- Lựa chọn địa điểm: Do tính chất ngành nghế kinh doanh của Việt Á, việc lựa chọn địa điểm không có nhiều ý nghĩa quan trọng Văn phòng chính của Việt Á đặt tại Hà Nội, đảm bảo các kết nối, điều hành trên phạm vi toàn quốc, Việt Á cũng đạt các văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh & Đà Nẵng nhằm duy trì các tác nghiệp & liên lạc kịp thời, đúng thời điểm cần thiết
- Bố trí, sắp xếp các quy trình làm việc: Trong văn phòng làm việc của mình, Việt Á cũng đã bố trí các đơn vị chức năng hoạt động theo đúng chu trình tác nghiệp để đảm bảo công việc được chuyển công đoạn một cách hợp lý, giảm được các thao tác thừa, tăng hiệu quả lao động
- Quản trị nguồn nhân lực, sắp xếp bố trí công việc: Nhận thấy tầm quan trọng vô cùng lớn của từ nguồn nhân lực ổn định, có chất lượng, Việt Á hiện đang rất coi trọng công tác quản trị nguồn nhân lực Việt Á đã thiết kế & áp dụng các quy trình tuyển dụng, đào tạo chuyên nghiệp nhằm duy trì được nguồn nhân lực có chất lượng Việt Á cũng xây dựng được các cơ chế, chính sách nhằm đem lại các lợi ích thỏa đáng cho người lao động Bên cạnh đó, Việt Á cũng duy trì hệ thống
Trang 10đánh giá chất lượng nhân sự định kỳ nhằm bố trí sắp xếp lao động phù hợp với khả năng, đồng thời phát hiện, cất nhắc các nhân sự có triển vọng, loại bỏ được các nhân sự không đảm bảo chất lượng
- Quản lý hệ thống nhà cung cấp: Hệ thống nhà cung cấp có vai trò cực kỳ quan trọng đối với Việt Á Được các nhà cung cấp ủng hộ hay lựa chọn được nhà cung cấp uy tín, có chất lượng sẽ đem lại lợi thế lớn cho Việt Á trước các đối thủ cạnh tranh Chính vì vậy, Việt Á đã rất chú trọng công tác tìm kiếm nhà cung cấp mới, xây dựng mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp đang quan hệ, trong kế hoạch hàng năm Việt Á đều đặt ra tiêu chí cụ thể trong việc xây dụng mối quan hệ với các nhà cung cấp Bên cạnh đó Việt Á cũng xây dựng quy trình để đánh giá định kỳ các nhà cung cấp nhằm xác định các nhà cung cấp trọng tâm cũng như loại
bỏ đi các nhà cung cấp không uy tín hay kém chất lượng
- Quản lý hàng dự trữ: Với tính chất công việc kinh doanh của mình, Việt Á cần thiết phải dự trữ các vật tư thiết bị phục vụ cho công tác bảo hành, bảo trì thiết
bị do mình cung cấp để giảm đến mức tối đa thời gian sự cố cần phải cắt điện của ngành Điện qua đó giảm thiểu chi phí đồng thời nâng cao uy tín, lợi thế của mình Việt Á đã thiết kế quy trình để kiểm soát công tác dự trữ vật tư thiết bị, trong đó có yêu cầu sự thống kế & dự báo tần suất sự cố hàng kỳ đối với mỗi chủng loại thiết
bị, sự sẵn có & thời gian có thể đặt mua vật tư thay thế, … từ đó xây dựng nên cơ cầu vật tư thiết bị cần dự trữ tối ưu
- Công tác lập kế hoạch: Dựa trên tầm nhìn, nhiệm vụ của mình, Việt Á đã xây dựng nên các kế hoạch dài hạn, trung hạn & ngắn hạn Các kế hoạch của Việt
Á thể hiện sự cụ thể, tính đến tính khả thi, có thể đo lường được, có thời hạn hoàn thành cụ thể và phù hợp với Việt Á Dựa trên các kế hoạch này, Việt Á có thể chuẩn bị được các nguồn lực phù hợp, cần thiết trong từng giai đoạn, kiểm soát được quá trình thực hiện để đảm bảo sự thành công của chiến lược của mình