Vài nét về doanh nghiệp - Giới thiệu chung về công ty: Cty cổ phần CMC – KPI là doanh nghiệp được UBND TP Hà Nội cấp phép hoạt động từ năm 2006 trên cơ sở kết hợp của ba doanh nghiệp gồm
Trang 1MÔ TẢ QUY TRÌNH ĐÓNG THÙNG ĐÔNG LẠNH TẠI CTY CP XAY
DỰNG VA CƠ KHI SỐ 1
1 Vài nét về doanh nghiệp
- Giới thiệu chung về công ty: Cty cổ phần CMC – KPI là doanh nghiệp được
UBND TP Hà Nội cấp phép hoạt động từ năm 2006 trên cơ sở kết hợp của ba doanh nghiệp gồm:
Cty CP Xây dựng và Cơ khí số 1 thuộc TCT Công nghiệp Ô tô Việt Nam: Là một trong những doanh nghiệp lớn nhất cả nước trong lĩnh vực sản xuất Ô tô và là đối tác hàng đầu của tập đoàn Huyndai Hàn Quốc tại Việt Nam
Công ty TNHH Công nghiệp Panel Hàn Quốc: Là nhà sản xuất trong lĩnh vực tấm Panel có cường độ chịu lực lớn và khả năng cách nhiệt cao Đây là cơ sở để công ty phát triển sản phẩm thế mạnh là sản xuất, chế tạo, lắp ráp các loại thùng kín chuyên dụng chất lượng cao rất được tín nhiệm tại thị trường Hàn Quốc
Công ty CP Ô tô Megastar thuộc tập đoàn Vina Megastar: Là doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối các loại xe chuyên dụng tại thị trường Việt Nam như xe đầu kéo, xe tải hạng nặng, xe trộn bê tông
- Lĩnh vực hoạt động: Phát huy thế mạnh của các thành viên, Cty CP CMC-KPI hiện
vẫn đang trung thành với đường lối đã mang lại thành công cho doanh nghiệp là tập trung vào sản xuất, lắp ráp thùng xe các loại như thùng kín, thùng đông lạnh, thùng
cơ bản và các thùng đặc chủng khác trên cơ sở công nghệ và thiết kế chuyển giao từ Hàn Quốc
Trang 2- Năng lực sản xuất: Công ty hiện có hai nhà xưởng phục vụ mục đích sản xuất, lắp
ráp thùng xe tại Quận Hoàng Mai, Hà Nội và Huyện Mỹ Hào, Hưng yên Trong đó nhà xưởng tại huyện Mỹ Hào là nơi mới đi vào hoạt động và là địa điểm hoạt động chính Nhà xưởng tại Hưng yên của công ty có tổng diện tích lên đến 6000 M2 gồm Nhà điều hành; xưởng cơ khí; xưởng lắp ráp; xưởng sơn mạ; xưởng hoàn thiện và chạy thử Máy móc thiết bị và dây chuyền Công nghệ sản xuất đều được nhập khẩu
và chuyển giao từ Hàn Quốc
2 Mô tả hoạt động tác nghiệp của đóng thùng xe đông lạnh.
- Sơ đồ nhà điều hành và nhà xưởng:
Nhà điều hành
Xưởng hoàn thiện
và lắp ráp chi tiết
Xưởng sơn mạ thùng
BÃI CHẠY THỬ VÀ ĐỂ XE
Xưởng lắp ráp
Xưởng cơ khí
CỬA
CỬA
Trang 3- Quy trình tác nghiệp Sản xuất thùng xe đông lạnh theo đơn đặt hàng.
+ Lưu đồ của quy trình.
Phòng Đầu tư
Bước 1
Phòng Kế hoạch
Bước 2
PX cơ khí – P
QLSX
Bước 3
PX lắp ráp – P
QLSX
Bước 4
Bộ phận kỹ
thuật - P QLSX
Bước 5
PX sơn mạ – P
QLSX
Bước 6
PX gia công và
hoàn thiện – P
QLSX
Bước 7
Xây dựng kế hoạch
sản lượng
Chuẩn bị các điều kiện cho
sản xuất
Chế tạo khung sàn
Lắp ghép hoàn chỉnh
thùng xe đông lạnh
Sơn mạ thùng theo yêu
cầu đặt hàng
Lắp đặt thiết bị lên thùng xe
và hoàn thiện
Chạy thử
Đạt
Không đạt
Trang 4Phòng KCS Bước 8
+ Diễn giải quy trình:
Bước 1: Lập KH sản lượng.
Căn cứ trên đơn đặt hàng của khách hàng, Phòng Kinh doanh xây dựng kế hoạch sản lượng trong đó chỉ rõ số lượng thùng xe cần sản xuất đáp ứng nhu cầu kháng hàng Sau đó Kế hoạch sản lượng này sẽ được chuyển cho Phòng kế hoạch-Vật tư để chuẩn bị các yếu tố cho sản xuất
Bước 2: Chuẩn bị sản xuất.
Dựa trên kế hoạch sản lượng, Phòng Kế hoạch – Vật tư thực hiện Tiếp nhận
xe Sát xi và tiến hành nhập tấm Panel cùng các vật tư liên quan
Bước 3: Chế tạo khung sàn.
PX Cơ khí căn cứ trên bản vẽ thiết kế do khách hàng đặt để chế tạo khung sàn
và cắt tạo hình tấm panel
Bước 4: Lắp ghép hoàn chỉnh thùng xe.
PX lắp ráp sau khi nhận được linh kiện từ PX chế tạo sẽ tiến hành lắp ghép hoàn chỉnh thùng xe theo thiết kế
Bước 5: Chạy thử.
Xuất hàng
Không đạt
Kiểm tra chất
lượng thành phẩm
Đạt
Trang 5Sau khi nhận xe với khung sườn hoàn chỉnh, Bộ phận kỹ thuật - P QLSX tiến hành chạy thử xe để đánh giá độ ổn định của kết cấu Nếu sản phẩm không đảm bảo yêu cầu như chạy bị rung, lắc thì xe sẽ được chuyển ngược lại các bộ phận thực hiện trước đó để hoàn thiện lại
Bước 6: Sơn mạ thùng xe.
Xe sau khi được kiểm tra vận hành sẽ được PX sơn mạ tiến hành sơn vỏ thùng
xe theo màu sắc, hình ảnh khách hàng yêu cầu
Bước 7: Gia công, hoàn thiện.
Sau khi thùng xe được sơn mạ và sấy khô, PX gia công và hoàn thiện sẽ tiến hành lắp đặt máy lạnh lên xe theo yêu cầu của khách hàng đồng thời hoàn thiện những chi tiết cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm
Bước 8: Đánh giá chất lượng SP.
Sản phẩm hoàn thiện sẽ được phòng KCS đánh giá tổng thể theo yêu cầu của khách hàng và bộ tiêu chuẩn quy định của công ty Nếu sản phẩm không đảm bảo yêu cầu như cách nhiệt không tốt, sơn màu chưa đúng …thì xe sẽ được chuyển ngược lại các bộ phận thực hiện trước đó để hoàn thiện lại
Bước 9: Xuất xưởng.
Sản phẩm hoàn thiện đạt yêu cầu sẽ được bàn giao cho phòng Kế hoạch để tiến hành bàn giao cho khách hàng
3 Những bất cập và giải pháp khắc phục trong quy trình tác nghiệp.
Quy trình tác nghiệp hiện hành được xây dựng tương đối khoa học, hợp lý, đã vận hành theo đúng trình tự sản xuất thùng xe, tạo mối quan hệ mật thiết và ràng
Trang 6buộc giữa các bộ phận tác nghiệp với nhau Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống Tuy nhiên về bố trí mặt bằng sản xuất hiện lại chưa phù hợp và cần điều chỉnh
Bố trí mặt bằng sản xuất có ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu quả của quá trình sản xuất trong đó nhiều nhất là năng suất lao động và các chi phí phát sinh trong quá trình vận hành quy trình Hiện nay tại CMC-KPI chưa có kho chứa Vật tư đầu vào riêng biệt mà để cùng phân xưởng cơ khí dẫn tới vật tư chưa có quy hoạch theo khu vực, tỷ lệ hao hụt, hư hỏng còn cao, chi phí nhân công trong việc vận chuyển vật tư đến các phân xưởng còn lớn Để khắc phục tình trạng trên, cần có kho vật tư riêng đảm bảo cung ứng nhanh chóng cho các phân xưởng khi có nhu cầu:
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ MẶT BẰNG MỚI
Nhà điều hành
Xưởng hoàn thiện và lắp ráp chi tiết Xưởng sơn mạ thùng
BÃI CHẠY THỬ VÀ
ĐỂ XE
Xưởng lắp ráp
Xưởng cơ khí
CỬA
CỬA
Kho vật tư đầu vào CỬA
CỬA
Trang 7Theo cách bố trí mới này, kho vật tư sẽ được quy hoạch và quản lý chặt chẽ, đảm bảo nhập xuất nhanh chóng đến các phân xưởng khi có nhu cầu đồng thời khắc phục tình trạng hao hụt vật tư do sử dụng thiếu hợp lý và do chủ quan
Các loại lãng phí khi thực hiện tác nghiệp và cách loại bỏ.
Phương pháp sản xuất Lean (Lean Manufacturing – Lean Production) là một phương pháp sản xuất được xem là mang lại hiệu quả nhất hiện nay Phương thức sản xuất Lean cũng có nhiều tên gọi và cách nhìn nhận khác nhau, chẳng hạn có thể còn được gọi là phương thức sản xuất Toyota (TPS), phương thức Just In Time (JIT), phương thức sản xuất không dự trữ (Zero Inventory) Mục tiêu của phương
Trang 8thức sản xuất Lean là hoàn toàn loại bỏ các lãng phí xảy ra trong quá trình sản xuất
từ đó cho phép cải thiện hệ thống sản xuất tối ưu, tinh gọn (theo đúng nghĩa của từ Lean) Với phương pháp Lean, doanh nghiệp sản xuất có thể giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng đầu ra, và rút ngắn thời gian sản xuất
Khi chúng ta đề cập về 7 loại lãng phí chính được liệt kê theo mô hình Lean rất nhiều người nghĩ rằng chỉ xẩy ra trong hệ thống sản xuất Nhưng trong thực tế, có rất các loại lãng phí trong công tác phối hợp công việc và các hoạt động hàng ngày của chúng ta Lãng phí sẽ tác động tới hiệu quả công việc của bản thân mỗi người, mỗi doanh nghiệp bất kì dù trong sản xuất hay trong công việc hàng ngày Với mô hình sản xuất của CMC – KPI thì họ cần phải chú ý đến một số điểm sau để tiết kiệm chi phí
1 Dịch vụ dư thừa (Over-production) – Ở Công ty này không có sản xuất dư thừa vì
họ chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng
2 Khuyết tật (Defects) – Có sai sót trong khâu thiết kế, lắp đặt thùng => kiểm tra kỹ
thuật không đạt các thông số
3 Tồn kho (Inventory) – Do đặc điểm là nguyên vật liệu chính là tấm panel phải
nhập khẩu từ Hàn quốc, nên công ty phải có tính toán dự trữ hợp lý để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng phải đảm bảo chi phí lưu kho là tối ưu nhất
4 Di chuyển (Transportation) - Về di chuyển trong nhà xưởng thì CMC – KPI bố
trí hợp lý từ phân xưởng cơ khí đến phân xưởng hoàn thiện
Trang 95 Chờ đợi (Waiting) – Việc phải trờ đội khi kết thúc 1 khâu cũng gây ra lãng phí ở
các bộ phận còn lại Do đặc thù sản xuất theo dây chuyền nên Cty cũng cần phải bố trí việc luân chuyển các bán thành phẩm sao cho hợp lý để tận dụng tối đa năng lực
6 Thao tác (Motion) – Kỹ năng thao tác để nâng cao năng suất lao động cũng là một
trong những tác động làm giảm chi phí sản xuất
7 Sửa sai (Correction) - Trong các khâu sản xuất Cty phải tuân thủ quy trình, kiểm
tra giám sát chất lượng từng khâu để giảm thiểu nhưng sai sót về thao tác và ký thuật
để giảm chi phí sửa chữa, phục hồi
8 Gia công thừa (Over-processing) - Không có gia công thừa
9 Kiến thức rời rạc (Knowledge Disconnection) – Đây là nhà máy sản xuất theo dây
Như vậy để tổ chức sản xuất khoa học, giảm thiểu các chi phí phát sinh mang lại hiệu quả trong doanh nghiệp thì CMC – PKI cần áp dựng các tiết bộ về tin học hóa,
bố trí kho vật tư ở gần các phân xưởng để đảm bảo các vật tư được cung ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất, trong khâu sản xuất thì kiểm soát ngay từ khâu thiết kế, sản xuất, KCS để có các sản phẩm đầu ra đạt chất lượng cao
Trang 10Hết
Trang 11Không còn