Tiểu luận quyền và nghĩa vụ của chủ rừng

23 801 9
Tiểu luận quyền và nghĩa vụ của chủ rừng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. MỞ ĐẦUVốn được xem là lá phổi của Trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta. Rừng là hơi thở của sự sống, là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển và sinh tồn của loài người. Rừng điều hòa khí hậu (tạo ra oxy, điều hòa nước, ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất,…) bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống. Rừng còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế như: cung cấp nguồn gỗ, tre, nứa, đặc sản rừng, các loại động, thực vật có giá trị trong nước và xuất khẩu,… Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa quan trọng về cảnh quan thiên nhiên và an ninh quốc phòng. Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một một yêu cầu, nhiệm vụ không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đó là một thách thức vô cùng to lớn đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức thuộc các cấp trong một quốc gia và trên thế giới nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong công tác phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng.Tuy nhiên hiện nay, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, nguyên nhân chủ yếu do áp lực dân số của các vùng tăng nhanh, nghèo đói, người dân sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng, trình độ dân trí vùng sâu vùng xa còn thấp, khuyến nông khuyến lâm chưa phát triển, chính sách nhà nước về quản lý rừng còn nhiều bất cập, hạn chế,...Một trong những yếu tố quan trọng trong vấn đề bảo vệ và phát triển rừng chính là vai trò của các chủ rừng đối với từng loại rừng. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành và áp dụng nhiều chính sách tác động mạnh đến đời sống nhân dân như giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất rừng đặc dụng, khoán quản lý bảo vệ rừng, quy định chặt chẽ và hợp lý hơn về quyền và nghĩa vụ của các chủ rừng, đề ra các biện pháp ngăn chặn tình trạng phá rừng, xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật...Vì vậy, tôi thực hiện bài tiểu luận “Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng – thực trạng và giải pháp” nhằm mục đích tìm hiểu cụ thể về chủ rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, thực trạng thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó đồng thời đề xuất một số giải phát phát huy vai trò của chủ rừng, bảo vệ tài nguyên rừng hiện nay.B. NỘI DUNGI. Cơ sở lý luận về rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng1. Các khái niệm cơ bản1.1 Khái niệm rừngCó nhiều cách định nghĩa rừng khác nhau nhưng hầu hết đều định nghĩa dựa vàophạm vi không gian, hệ thống sinh vật và cảnh quan địa líTheo tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quôc (FAO): “Rừng là một khu vực đất đai có diện tích lớn hơn 0,5 ha với độ che phủ của tán rừng trên 10%, độ cao trung bình tối thiểu của cây phải đạt 5 mét, rừng bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng.” Theo Wikipedia định nghĩa về rừng: “Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.”Theo khoản 1, Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 của Việt Nam: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.” 1.2 Khái niệm chủ rừng“Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác.” (Khoản 4, Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004)Theo đó, khái niệm “chủ rừng” quy định tại khoản 4, Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 bao gồm cả hai đối tượng là người có quyền sở hữu tương đối đối với rừng sản xuất là rừng trồng và người không có quyền sở hữu rừng mà chỉ được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng; nhận chuyển nhượng quyền sử dụngrừng từ chủ rừng khác. Như vậy khái niệm “chủ rừng” và “chủ sở hữu rừng” không đồng nhất với nhau. Mỗi loại chủ rừng có những đặc điểm riêng, quyền lợi và nghĩa vụ riêng phụ thuộc vào loại rừng mà họ được giao hoặc được thuê theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng. 1.3 Khái niệm quyềnQuyền là những việc mà một người được làm mà không bị ai ngăn cản, hạn chế (Trích Từ điển luật học trang 395)Phân loại quyền gồm có:1. Quyền đương nhiên như quyền làm người, quyền được sống, quyền được tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.2. Quyền do pháp luật cho phép làm hoặc luật pháp không cấm làm (quyền pháp lý).3. Quyền do điều lệ của tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức quần chúng cho phép hội viên được làm.4. Quyền do người khác ủy quyền, v.v...1.4 Khái niệm nghĩa vụNghĩa vụ là những hành vi mà một người phải thực hiện vì lợi ích của người khác. (Trích Từ điển luật học trang 320)Có 3 loại nghĩa vụThứ nhất, nghĩa vụ theo phong tục: nghĩa vụ do phong tục, tập quán của địa phương quy địnhThứ hai, nghĩa vụ về đạo đức, nhân văn: con phải có hiếu với cha mẹ, vợ chồng phải sống chung thủy với nhau...Thứ ba, nghĩa vụ pháp lý: những nghĩa vụ đã được pháp luật quy định, nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và các luật quy định. Vi phạm nghĩa vụ pháp lý thì tùy theo mức độ mà có thể bị xử lý theo kỉ luật, hành chính, theo các chế tài hình sự: phạt tù, tử hình... hoặc theo các chế tài dân sự: phạt tiền, buộc bồi thường thiệt hại...2. Các loại chủ rừngĐiều 8 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định chủ rừng gồm những đối tượng sau đây:1. Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ.2. Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.3. Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị vũ trang).4. Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp.5. Hộ gia đình, cá nhân trong nước.6. Cộng đồng dân cư.7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.Có thể thấy Nhà nước khuyến khích các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân tiếp cận khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên rừng khi quy định các nhóm chủ rừng bao gồm nhiều thành phần trong xã hội, không hạn chế chủ rừng trong nước hay nước ngoài và không quy định các cơ quan quản lý Nhà nước là một trong những đối tượng chủ rừng.Về nguyên tắc, Nhà nước (đại diện cho toàn dân) sẽ đóng vai trò là chủ sở hữu tuyệt đối đối với rừng. Bên cạnh đó còn có các đối tượng được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với rừng sản xuất là rừng trồng – chủ sở hữu tương đối đối với rừng. 3. Điều kiện để trở thành chủ rừngĐiều kiện để trở thành chủ rừng đối với mỗi loại đối tượng chủ thể cũng có nhiều điểm không giống nhau. Trước hết họ phải thuộc một trong các nhóm đối tượng được nêu như trên (trừ Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được thành lập sau khi giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng). Tiếp theo họ phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp quyết định giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng căn cứ trên dự án đầu tư về lâm nghiệp được phê duyệt theo pháp luật về đầu tư (đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài), khu vực sinh sống tại địa phương có rừng (thường áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân) hoặc nhu cầu sử dụng vào mục đích kinh doanh (đối với tổ chức kinh tế), nghiên cứu (đối với tổ chức nghiên cứu khoa học), lí do an ninh – quốc phòng (đối với đơn vị vũ trang nhân dân). Khi hoàn thành các thủ tục cần thiết họ sẽ trở thành chủ rừng và được công nhận quyền sử dụng rừng hoặc quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

... cần thiết họ trở thành chủ rừng công nhận quyền sử dụng rừng quyền sở hữu rừng sản xuất rừng trồng Hệ thống văn quy định chủ rừng, quyền nghĩa vụ chủ rừng Quyền nghĩa vụ chủ rừng quy định Điều 59... luật Vì vậy, thực tiểu luận Quyền nghĩa vụ chủ rừng – thực trạng giải pháp” nhằm mục đích tìm hiểu cụ thể chủ rừng, quyền nghĩa vụ chủ rừng, thực trạng thực quyền nghĩa vụ đồng thời đề xuất... vai trò chủ rừng, bảo vệ tài nguyên rừng B NỘI DUNG I Cơ sở lý luận rừng, quyền nghĩa vụ chủ rừng Các khái niệm 1.1 Khái niệm rừng Có nhiều cách định nghĩa rừng khác hầu hết định nghĩa dựa vào phạm

Ngày đăng: 27/04/2018, 12:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • A. MỞ ĐẦU

  • B. NỘI DUNG

  • I. Cơ sở lý luận về rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng

  • 1. Các khái niệm cơ bản

  • 1.1 Khái niệm rừng

  • 1.2 Khái niệm chủ rừng

  • 1.4 Khái niệm nghĩa vụ

  • 2. Các loại chủ rừng

  • 3. Điều kiện để trở thành chủ rừng

  • 4. Hệ thống văn bản quy định về chủ rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng

  • II. Thực trạng khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng

  • 1. Vai trò của chủ rừng trong khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng

  • 2. Khái quát tình hình thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ rừng

  • 3. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng

  • 3.1 Ưu điểm

  • 3.2 Nhược điểm

  • III. Giải pháp góp phần phát huy quyền và nghĩa vụ của chủ rừng cùng công tác bảo vệ, phát triển rừng

  • C. KẾT LUẬN

  • D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan