Trong những năm gần đây, dòng tiền đầu tư vào các nước Đông Nam Á ngày càng gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn dòng vốn đầu tư sẽ tiếp tục chảy vào, các nền kinh tế trong khu vực này cần phải đảm bảo sự ổn định và kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, các dòng vốn đầu tư cũng chịu tác động mạnh mẽ bởi tỷ giá hối đoái thực, vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần phải nắm rõ tình hình khi tỷ giá biến động để đưa ra các giải pháp hoặc các phương án xử lý phù hợp giúp cho nền kinh tế trong khu vực ngày càng ổn định và phát triển. Những nghiên cứu thực nghiệm trước đây về ảnh hưởng từ đầu tư nước ngoài đến biến động tỷ giá hối đoái thực có những quan điểm cho rằng đầu tư nước ngoài làm tăng biến động tỷ giá hối đoái thực nhưng cũng có quan điểm ngược lại, cho rằng đầu tư nước ngoài làm giảm biến động tỷ giá hối đoái thực. Về quan điểm cho rằng đầu tư nước ngoài làm tăng biến động tỷ giá hối đoái thực: • Corden; Reinhart Smith (2002): Việc gia tăng đầu tư nước ngoài và bãi bỏ các biện pháp kiểm soát ngoại hối có thể làm tăng thêm tác động của các cú sốc lên nền kinh tế và cũng có thể gây ra sự đảo chiều đột ngột, tạo ra những biến động không mong muốn trong tỷ giá hối đoái thực. • Wei (2006): Các quốc gia phụ thuộc nặng nề vào dòng vốn đầu tư gián tiếp dễ bị ảnh hưởng do sự đảo ngược đột ngột dòng vốn gây biến động đến tỷ giá hối đoái thực. Về quan điểm cho rằng đầu tư nước ngoài làm giảm biến động tỷ giá hối đoái thực: • Markusen và Venables (1999) cho rằng: Các dự án FDI hầu như có tác động tích cực đến sự phát triển của nước sở tại và đồng thời làm tăng mức độ cạnh tranh và hội nhập vào cả hai thị trường sản phẩm và nhân tố sản xuất. • Levine (2001): Đầu tư nước ngoài lớn hơn giúp đẩy nhanh quá trình phát triển, hiệu quả của thị trường tài chính và làm cho năng suất các nhân tố cao hơn. • Age’nor (2003) : Đầu tư nước ngoài lớn hơn có thể làm cho tỷ giá hối đoái thực ít biến động hơn bằng cách cải thiện năng suất, tăng tính thanh khoản, ổn định tiêu dùng và đầu tư trong nước thông qua chia sẻ rủi ro quốc tế. • Blalock và Gertler (2005): Cuộc khủng hoảng tài chính đã gây ra những ảnh hưởng không mấy tích cực. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã phần nào giúp giảm thiểu những tác động đó và giúp công ty duy trì liên kết tín dụng thông qua công ty mẹ. Vấn đề đặt ra là cần một nghiên cứu kiểm chứng về ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài đến biến động tỷ giá hối đoái thực. Vì vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài đến biến động tỷ giá hối đoái thực ở các nước Đông Nam Á” khi nhận thấy hiện nay các bài nghiên cứu về vấn đề này còn khá hạn hẹp và có thể bổ sung cũng như kiểm chứng lại các nghiên cứu thực nghiệm trên.
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẾN BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC Ở CÁC
NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Giáo viên hướng dẫn : ThS Quách Doanh Nghiệp
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Như Thảo
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tụy và cống hiến mang lại cho chúng em những kiến thức nền tảng, làm nền móng để phát triển trong sự nghiệp sau này Và hơn hết em muốn gửi lời cảm ơn đến thầy Quách Doanh Nghiệp đã hướng dẫn, hỗ trợ giúp em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tuy vẫn còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức nên bài nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng đóp quý báu của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô luôn mạnh khỏe và thành công trong sự nghiệp!
Hồ Chí Minh, ngày 26/03/2018
Sinh viên thực hiện
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
TÓM TẮT 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 2
1.1 Lý do chọn đề tài 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 4
1.5 Bố cục bài nghiên cứu 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .5 2.1 Cơ sở lý thuyết 5
2.1.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái thực 5
2.1.2 Khái niệm về đầu tư nước ngoài 6
2.1.3 Tác động của đầu tư nước ngoài đến biến động tỷ giá hối đoái thực 7
2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây 7
2.2.1 Một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên thế giới 7
2.2.2 Một số nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam 12
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1 Dữ liệu nghiên cứu 13
3.2 Mô tả biến nghiên cứu 13
3.2.1 Biến phụ thuộc 13
3.2.2 Biến độc lập 13
3.3 Mô hình nghiên cứu 16
3.4 Phương pháp kiểm định và ước lượng hồi quy 19
Phương pháp kiểm định mô hình 22
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
Trang 44.1 Biến động tỷ giá hối đoái thực tại các nước Đông Nam Á từ năm 1991 đến
2016 24
4.2 Phân tích thống kê mô tả 26
4.3 Kết quả hồi quy 27
4.3.1 Kiểm định tương quan 27
4.3.2 Mô hình hồi quy chung 29
4.3.3 Kết quả mô hình hồi quy từng nước 32
4.3.4 Kết quả mô hình hồi quy cho từng thành phần đầu tư nước ngoài 34
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 36
5.1 Kết luận 36
5.2 Hàm ý chính sách 36
5.3 Hạn chế đề tài 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
Phụ Lục 1 41
Phụ Lục 2 45
Phụ Lục 3 50
Phụ Lục 4 54
Phụ Lục 5 57
Phụ Lục 6 73
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐNA: Đông Nam Á
FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FEM (Fixed Effects Model) : Mô hình biến động cố định
FPI (Foreign Portfolio Investment): Đầu tư gián tiếp nước ngoài
GDP ( Gross Domestic Product) : Tổng sản phẩm nội địa
GMM ( General Method of Moments) : Phương pháp moment tổng quát
IMF ( International Monetary Fund) : Quỹ tiền tệ quốc tế
ODA ( Official Development Assistance) : Viện trợ nước ngoài không hoàn lại
Pooled OLS : Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất
REM (Random Effects Model): Mô hình biến động ngẫu nhiên
WB (World Bank): Ngân hàng thế giới
WDI (World Development Indicators): Chỉ số phát triển thế giới
WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây
Bảng 3.1: Mô tả biến giải thích sử dụng trong mô hình
Bảng 3.2: Tổng hợp các tình huống tương quan
Bảng 4.1: Thống kê các biến
Bảng 4.2: Ma trận tương quan
Bảng 4.3: Hồi quy có trọng số
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy bằng OLS, FEM, REM và GLS
Bảng 4.5: Hồi quy từng nước
Bảng 4.6: Hồi quy từng thành phần
Trang 7TÓM TẮT
Đây là bài nghiên cứu mang tính thực nghiệm, tập trung xem xét mối quan hệ giữa đầu tư nước ngoài (đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài, nợ nước ngoài) ảnh hưởng đến độ biến động tỷ giá hối đoái thực như thế nào để thấy được mức ý nghĩa tác động và dấu tác động thực nghiệm ở 7 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á: Brunie, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam
Tác giả đã tiến hành thực hiện các mô hình hồi quy dựa vào các nghiên cứu đã đi trước và hình thành nên 9 biến bao gồm 1 biến phụ thuộc reer và 8 biến độc lập bao gồm:
dl, fdi, pel, tfl, tot, gdpv, fdv, to là các nhân tố ảnh hưởng đến reer Trong 3 mô hình OLS, FEM và REM thì kết quả cho thấy mô hình FEM được coi là phù hợp nhất, tuy nhiên có hiện tượng phương sai thay đổi nên tác giả khắc phục bằng mô hình GLS và là nguồn kết quả để tác giả tiến hành đề xuất các hàm ý chính sách tiền tệ, hối đoái
Nói chung, kết quả cho thấy không có sự sai lệch nhiều so với kỳ vọng ban đầu, các yếu tố và mô hình hoàn toàn không được chuẩn xác do có một số yếu tố chưa đầy đủ ý nghĩa thống kê như đã kì vọng Tuy nhiên đây là đề tài mang tính kiểm tra nên chắc chắn rằng có sự sai lệch so với lý thuyết và thực tế đã minh chứng ở trong bài.
Trang 8CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, dòng tiền đầu tư vào các nước Đông Nam Á ngày càng gia tăng đáng kể Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn dòng vốn đầu tư sẽ tiếp tục chảy vào, các nền kinh tế trong khu vực này cần phải đảm bảo sự ổn định và kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư Bên cạnh đó, các dòng vốn đầu tư cũng chịu tác động mạnh mẽ bởi tỷ giá hối đoái thực, vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần phải nắm rõ tình hình khi tỷ giá biến động để đưa ra các giải pháp hoặc các phương án xử lý phù hợp giúp cho nền kinh tế trong khu vực ngày càng ổn định và phát triển.
Những nghiên cứu thực nghiệm trước đây về ảnh hưởng từ đầu tư nước ngoài đến biến động tỷ giá hối đoái thực có những quan điểm cho rằng đầu tư nước ngoài làm tăng biến động tỷ giá hối đoái thực nhưng cũng có quan điểm ngược lại, cho rằng đầu tư nước ngoài làm giảm biến động tỷ giá hối đoái thực.
Về quan điểm cho rằng đầu tư nước ngoài làm tăng biến động tỷ giá hối đoái thực:
Corden; Reinhart & Smith (2002): Việc gia tăng đầu tư nước ngoài và bãi bỏ các biện pháp kiểm soát ngoại hối có thể làm tăng thêm tác động của các cú sốc lên nền kinh tế và cũng có thể gây ra sự đảo chiều đột ngột, tạo ra những biến động không mong muốn trong tỷ giá hối đoái thực.
Wei (2006): Các quốc gia phụ thuộc nặng nề vào dòng vốn đầu tư gián tiếp dễ
bị ảnh hưởng do sự đảo ngược đột ngột dòng vốn gây biến động đến tỷ giá hối đoái thực.
Về quan điểm cho rằng đầu tư nước ngoài làm giảm biến động tỷ giá hối đoái thực:
Markusen và Venables (1999) cho rằng: Các dự án FDI hầu như có tác động tích cực đến sự phát triển của nước sở tại và đồng thời làm tăng mức độ cạnh tranh và hội nhập vào cả hai thị trường sản phẩm và nhân tố sản xuất.
Levine (2001): Đầu tư nước ngoài lớn hơn giúp đẩy nhanh quá trình phát triển, hiệu quả của thị trường tài chính và làm cho năng suất các nhân tố cao hơn.
Trang 9 Age’nor (2003) : Đầu tư nước ngoài lớn hơn có thể làm cho tỷ giá hối đoái thực ít biến động hơn bằng cách cải thiện năng suất, tăng tính thanh khoản, ổn định tiêu dùng và đầu tư trong nước thông qua chia sẻ rủi ro quốc tế.
Blalock và Gertler (2005): Cuộc khủng hoảng tài chính đã gây ra những ảnh hưởng không mấy tích cực Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã phần nào giúp giảm thiểu những tác động đó và giúp công ty duy trì liên kết tín dụng thông qua công ty mẹ.
Vấn đề đặt ra là cần một nghiên cứu kiểm chứng về ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài
đến biến động tỷ giá hối đoái thực Vì vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng
của đầu tư nước ngoài đến biến động tỷ giá hối đoái thực ở các nước Đông Nam Á”
khi nhận thấy hiện nay các bài nghiên cứu về vấn đề này còn khá hạn hẹp và có thể bổ sung cũng như kiểm chứng lại các nghiên cứu thực nghiệm trên.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung xem xét mối quan hệ giữa đầu tư nước ngoài (đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài, nợ nước ngoài) ảnh hưởng đến sự biến động
tỷ giá hối đoái thực thế nào để thấy được mức ý nghĩa tác động và dấu tác động với thực nghiệm ở 7 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á: Brunie, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm biến động tỷ giá hối đoái thực, đầu tư nước ngoài.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong bài này, tác giả dùng mẫu dữ liệu từ các quốc gia Đông Nam Á (Sau đây viết tắt là ĐNA) với khoảng thời gian nghiên cứu trong giai đoạn 1991 đến 2016 Do tính chất
số liệu không đồng bộ và giới hạn khả năng nghiên cứu nên tác giả chỉ giới hạn ở 7 quốc
Trang 10gia trong tổng số 11 quốc gia ĐNA sau: Brunie, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã thu thập và tổng hợp dữ liệu đã được công bố trên các trang Ngân hàng thế giới (World Bank), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)…
Bài nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA 12 để tiến hành kiểm định các khiếm khuyết định lượng như hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai thay đổi, áp dụng các phương pháp hồi qui trên dữ liệu bảng như Pooled OLS, Fixed Effect Model (FEM) và Radom Effect Model (REM) thực hiện hồi quy phân tích quan hệ giữa các biến nghiên cứu để xem đầu tư nước ngoài ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thực như thế nào.
1.5 Bố cục bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu được chia thành 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Trong phần này tác giả nêu ra lí do để chọn đề tài, sơ lược các bằng chứng thực nghiệm liên quan đến bài nghiên cứu, xác định mục tiêu, trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu và cuối cùng là bố cục đề tài.
Chương 2: Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây
Trong phần này bao gồm những lý thuyết và những bằng chứng thực nghiệm liên quan đến bài nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trong phần này tác giả nêu ra phương trình nghiên cứu, danh sách biến, cách thu thập
và xử lí số liệu và nêu ra các phương pháp kiểm định và ước lượng hồi quy.
Chương 4: Nội dung và các kết quả nghiên cứu
Trong phần này tác giả trình bày nội dung nghiên cứu chính của đề tài và thảo luận về các kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận
Trong phần này tác giả chốt lại các kết quả nghiên cứu chính, thảo luận và nêu ra những hạn chế cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo.
Trang 11CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY 2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái thực
Karl Mark (1818-1883) đã viết: “Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế lịch sử, gắn với giai đoạn phát triển sản xuất của xã hội, tính chất, cường độ tác động của nó phụ thuộc vào trình độ phát triển thị trường và các giai đoạn cụ thể trong lưu thông tiền tệ thế giới” Ông là một trong những người đầu tiên nêu ra định nghĩa về tỷ giá hối đoái Định nghĩa này tương đối khó hiểu vì nó mang tính lí luận hơn là thực tế Tuy nhiên nó cũng đã bộc lộ ra được tính lịch sử và tính vận động của tỷ giá.
O'Sullivan, Arthur; Steven M Sheffrin (2003) - sách Nguyên lý kinh tế học đã đưa
ra khái niệm: “Tỷ giá hối đoái giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác Tỷ giá cũng được xem là giá cả đồng tiền của một quốc gia được thể hiện bởi một tiền tệ khác.”
Không chỉ trong phạm vi một nước mà việc trao đổi mua bán có thể thực hiện thông qua nhiều quốc gia khác nhau Do đó, việc chuyển đổi đồng tiền của một nước sang đồng tiền của một nước khác có ý nghĩa rất quan trọng trong giao dịch ngoại thương cũng như các quan hệ thanh toán, tín dụng giữa các nước
Để liên quan đến bài nghiên cứu, chúng ta xét về mặt giá trị và chia tỷ giá hối đoái thành hai loại: Tỷ giá hối đoái thực và tỷ giá hối đoái danh nghĩa.
Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá hối đoái có kể đến sự tồn tại của lạm phát và sức giữa hai đồng tiền trao đổi.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá hối đoái nhưng không kể đến sự có mặt lạm phát và sức mua trong một cặp tiền tệ.
Trong nghiên cứu và trong thực tế, tỷ giá hối đoái thực là chỉ số luôn được chú trọng
vì nó tác động trực tiếp đến quyết định đầu tư cũng như việc nắm giữ tiền.
Trang 122.1.2 Khái niệm về đầu tư nước ngoài
Hiện nay, khái niệm đầu tư đã không còn xa lạ đối với hầu hết mọi người, đặc biệt là những người am hiểu và làm việc trong lĩnh vực kinh tế, nhưng để hiểu rõ về khái niệm này, chúng ta cần phải cân nhắc thông qua hai tính chất:
o Tính rủi ro
o Tính sinh lãi
Đầu tư nước ngoài là hình thức góp vốn, tài sản, chuyển giao công nghệ cũng như cách thức quản lí ở trong nước sang nước ngoài để hoạt động kinh doanh, nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận trên phạm vi toàn thế giới Đầu tư nước ngoài gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư gián tiếp nước ngoài và nợ nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là các khoản vốn mà những tổ chức hay cá nhân của
nước này đầu tư sang nước khác Họ cũng là người trực tiếp quản lý, tham gia vào quá trình vận hành của công ty để thu hồi số vốn đầu tư mà họ đã bỏ ra.
Hoặc có một khái niệm khác theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) là “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế, nhà đầu tư trực tiếp thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó.”
Đầu tư gián tiếp nước ngoài
Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư nước ngoài được thực hiện thông
qua trung gian như các quỹ đầu tư, hoặc đầu tư trực tiếp vào cổ phần các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán (còn có cách gọi khác là đầu tư Portfolio) Nhưng
họ không phải là người trực tiếp quản lý, tham gia vào quá trình vận hành của công ty giống như đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nợ nước ngoài
Ở Việt Nam, Luật số 29/2009/QH 2009 quy định: “Nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam”
Trang 13Nợ nước ngoài thường được tính theo đơn vị tiền tệ của nước đó hoặc được tính theo ngoại tệ mạnh Do đó, nếu tỷ giá hối hoái thực tăng lên thì gánh nặng từ nợ nước ngoài cũng tăng theo, làm cho chính phủ các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển phải cẩn trọng trong chính sách tỷ giá để điều hòa nền kinh tế ổn định và tăng trưởng.
2.1.3 Tác động của đầu tư nước ngoài đến biến động tỷ giá hối đoái thực
Có rất nhiều yếu tố bên ngoài làm cho đầu tư nước ngoài tác động đến sự biến động của tỷ giá hối đoái thực.
Một mặt, tỷ giá hối đoái chịu sự tác động của dòng tiền vào ra của một nước Mà dòng tiền lưu thông này lại chịu ảnh hưởng bởi những đặc điểm riêng biệt của các nước như chính sách thuế, các định chế tài chính, chính trị, xã hội, các điều kiện kinh tế, đầu tư v.v Tỷ giá hối đoái cũng chịu sự ảnh hưởng của cán cân thanh toán quốc tế Cán cân được định nghĩa bằng cung ngoại hối trừ đi cầu ngoại hối Khi cung ngoại hối lớn hơn cầu, tỷ giá hối đoái có xu hướng sụt giảm Và trái lại, khi cán cân thâm hụt, túc cung bé hơn cầu, tỷ giá có xu hướng gia tăng Mặt khác, tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, do các nguồn vốn góp thường sẽ được chuyển đổi sang đồng tiền trong nước thông qua tỷ giá này.
2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây
2.2.1 Một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên thế giới
Từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đây chỉ ra những ý kiến trái chiều về vấn đề ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài đến tỷ giá hối đoái thực:
Theo như Corden (2002) và Reinhart & Smit (2002) cho rằng việc bãi bỏ các biện pháp kiểm soát ngoại hối và gia tăng đầu tư nước ngoài (nhất là trong ngắn hạn) có thể làm gia tăng tác động của các cú sốc lên nền kinh tế và gây ra sự đảo chiều đột ngột, tạo ra những biến động không lường trước được trong tỷ giá hối đoái thực.
Mặt khác, Age’nor (2003) lập luận rằng đầu tư nước ngoài nhiều hơn có thể làm cho tỷ giá hối đoái thực ít biến động hơn bằng cách cải thiện năng suất, tăng tính thanh khoản, ổn định tiêu dùng và đầu tư trong nước thông qua chia sẻ rủi ro quốc
tế Một số nghiên cứu khác như Kose và cộng sự (2009) và Lane & Milesi-Ferretti
Trang 14(2004) chỉ ra những lợi ích tiềm năng của đầu tư nước ngoài là gián tiếp và thực thiện bằng cách cải tiến các thành phần cấu trúc, thể chế và kinh tế vĩ mô.
Đầu tư nước ngoài nhiều hơn sẽ giúp nước đó vay hoặc đi vay trong điệu kiện thuận lợi nhất, tránh những tác động tiêu cực đến nhu cầu tiêu dùng Đầu tư có thể giúp tăng vốn cơ bản cho người dân lao động và giúp cải thiện cả mức sống cũng như thu nhập cho người lao động Đầu tư nước ngoài nhiều hơn cũng giúp đẩy nhanh sự phát triển và hiệu quả của thị trường tài chính trong nước (Levine, 2001)
Goldstein và Turner (2004) lập luận rằng các quốc gia có thể thu hút nhiều đầu tư nước ngoài, có khả năng đối mặt với những thách thức của toàn cầu hóa tài chính tốt hơn Obstfeld (1998) cũng lưu ý rằng, để thu hút thêm đầu tư nước ngoài, các quốc gia nên thực hiện các chính sách vĩ mô chặt chẽ hơn bằng cách kiểm soát các sai lầm trong chính sách.
So với các hình thức đầu tư nước ngoài khác, tiềm năng từ đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giúp cho tỷ giá hối đoái thực ít biến động hơn Markusen và Venables (1999) cho thấy FDI làm gia tăng mức độ cạnh tranh và hội nhập ở cả hai thị trường sản phẩm và nhân tố sản xuất Như Hull và Tesar (2001) đã đưa ra quan điểm, dòng vốn đổ vào sẽ làm tăng nhu cầu đối với cả thương mại và phi thương mại Thêm vào đó, FDI có thể giúp cho lĩnh vực thương mại có những cải tiến trong năng suất và vì vậy sẽ làm giảm sự biến động trong tỷ giá hối đoái thực thông qua việc ổn định giá.
Harrison, Love, & McMillan (2004) cho rằng FDI có thể giúp giảm các hạn chế về tài chính và tác động mạnh hơn đối với các khu vực có thu nhập thấp hơn so với khu vực thu nhập cao Ngoài ra dòng vốn FDI còn ít nhạy cảm hơn đối với dòng tiền đầu tư trong nước Cùng lúc đó, Albuquerque (2003) nhận thấy các quốc gia bị ràng buộc về mặt tài chính vay tương đối nhiều hơn thông qua FDI Bằng chứng về dòng vốn quốc tế cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài ít biến động hơn và cung cấp một lợi thế chia sẻ rủi ro so với các dòng vốn khác.
Cuối cùng, Wei (2006) cho rằng tỷ trọng FDI trong tổng lượng vốn của một quốc gia
có liên quan đến khả năng xảy ra khủng hoảng tiền tệ Nếu dòng vốn chảy vào giúp cho các dự án quá rủi ro được hỗ trợ bởi các chính phủ, thì nhiều dòng vốn hơn có thể chuyển thành một xác suất gia tăng của một cuộc khủng hoảng tài chính Các quốc gia phụ thuộc nặng nề vào dòng vốn đầu tư gián tiếp dễ bị ảnh hưởng do sự đảo ngược đột ngột dòng
Trang 15vốn làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Ngoài ra, Jongwanich & Kohpaiboon (2013) và Athukorala và Rajapatirana (2003) đã đưa ra kết luận rằng những hình thức đầu tư nước ngoài khác nhau có những tác động khác nhau đến tỷ giá hối đoái thực.
Như vậy, cả quy mô và thành phần của đầu tư nước ngoài đều đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài đến biến động tỷ giá hối đoái thực.
Bảng 2.1 Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây
Để thu hút thêm đầu tư nước ngoài, các quốc gia thực hiện các chính sách vĩ mô chặt chẽ hơn bằng cách kiểm soát các sai lầm trong chính sách, đặc biệt
là sự biến động về tỷ giá ngày càng trở thành tâm điểm của công chúng và chính phủ
Các dự án FDI hầu như có tác động tích cực đến sự phát triển của nước sở tại FDI tăng mức độ cạnh tranh và hội nhập vào cả hai thị trường sản phẩm và thị trường nhân tố sản xuất.
Hull và Tesar
(2001)
Cấu trúc dòng vốn quốc tế
Dòng vốn đổ vào tạo ra nhu cầu ngày càng tăng đối với cả thương mại và phi thương mại, đồng thời, FDI
có thể mang lại những cải tiến về năng suất trong lĩnh vực thương mại và do đó giảm sự biến động tỷ giá thực thông qua việc ổn định giá của hàng hoá thương mại và phi thương mại
Corden;
Reinhart &
Vấn đề lựa chọn chế độ tỷ giá hối
Việc gia tăng đầu tư nước ngoài và bãi bỏ các biện pháp kiểm soát ngoại hối có thể làm tăng thêm tác
Trang 16gây ra sự đảo chiều đột ngột, tạo ra những biến động không mong muốn trong tỷ giá hối đoái thực.
Albuquerque
(2003)
Thành phần của dòng vốn quốc tế:
Chia sẻ rủi ro thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài
Những nước bị ràng buộc về mặt tài chính vay tương đối nhiều hơn thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Bằng chứng về dòng vốn quốc tế cho thấy đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ít biến động hơn và cung cấp một lợi thế chia sẻ rủi ro đối với FDI so với các dòng vốn khác.
Age’nor
(2003)
Lợi ích và chi phí của hội nhập tài chính quốc tế: Lý thuyết và thực tế
Đầu tư nước ngoài lớn hơn có thể làm cho tỷ giá hối đoái thực ít biến động hơn bằng cách cải thiện năng suất, tăng tính thanh khoản, ổn định tiêu dùng và đầu
tư trong nước thông qua chia sẻ rủi ro quốc tế.
FDI có thể làm giảm các hạn chế về tài chính và tác động mạnh hơn đối với các khu vực có thu nhập thấp hơn so với khu vực thu nhập cao Ngoài ra dòng vốn FDI còn ít nhạy cảm hơn đối với dòng tiền đầu tư trong nước.
Các quốc gia có thể thu hút nhiều đầu tư nước ngoài nhiều hơn khi có khả năng đối mặt với những thách thức của toàn cầu hóa tài chính.
Wei S.J.
(2006)
Kết nối hai quan điểm về toàn cầu hoá tài chính:
Liệu chúng ta có thể làm tiến bộ hơn nữa?
Tỷ trọng FDI trong tổng lượng vốn của một quốc gia
có liên quan đến khả năng xảy ra khủng hoảng tiền
tệ Nếu dòng vốn chảy vào giúp cho các dự án quá rủi ro được hỗ trợ bởi các chính phủ, thì nhiều dòng vốn hơn có thể chuyển thành một xác suất gia tăng của một cuộc khủng hoảng tài chính Các quốc gia
Trang 17bị ảnh hưởng do sự đảo ngược đột ngột dòng vốn làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
ở các nước châu
Á mới nổi và so sánh Châu Á với
Mỹ Latin
Thành phần của dòng vốn quan trọng trong việc xác định tác động của dòng chảy lên tỷ giá hối đoái thực Các hình thức khác nhau của dòng vốn, đặc biệt là đầu tư danh mục đầu tư, mang lại tốc độ tăng tỷ giá thực sự nhanh hơn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Từ các nghiên cứu thực nghiệm trên cho thấy, phần lớn các nhà nghiên cứu thừa nhận tỷ giá hối đoái thực có thể giải thích bằng các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản Tuy nhiên, thực tế không có một mô hình chuẩn cho tất cả mọi nền kinh tế đang phát triển khi muốn ước lượng tỷ giá hối đoái thực cân bằng, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi nước mà các biến giải thích có thể được thay thế, được thêm vào, bị loại bỏ để đạt đến một mô hình tối ưu có thể giải thích được sự biến động của tỷ giá hối đoái thực.
Trang 182.2.2 Một số nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam
Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều đề tài thực nghiệm và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ở Châu Á, Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng như: Theo Trần Thọ Đạt và Nguyễn Minh Ngọc (2010) cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài và nợ nước ngoài ảnh hưởng thật sự đến độ biến động
tỷ giá hối đoái thực tại Việt Nam với kỳ vọng dấu (-) đầu tư trực tiếp nước ngoài, (-) đầu
tư gián tiếp nước ngoài và (+) nợ nước ngoài.
Nguyễn Thị Nhân Ái (2016) cũng một lần nữa đưa ra sự ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài và nợ nước ngoài ảnh hưởng thật sự đến độ biến động tỷ giá hối đoái thực tại các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương.
Theo Phạm Đại Đồng và Trần Hoài Nam (2012) không những chỉ ra sự tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài và nợ nước ngoài ảnh hưởng thật
sự đến độ biến động tỷ giá hối đoái thực tại Việt Nam mà còn đưa ra được các chính sách
vĩ mô lấy cơ sở từ kết quả nghiên cứu.
Trang 19CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Dữ liệu nghiên cứu
Tác giả dùng mẫu dữ liệu từ các nước Đông Nam Á (Sau đây viết tắt là ĐNA) với khoảng thời gian nghiên cứu trong giai đoạn 1991 đến 2016 Do tính chất số liệu không đồng bộ và giới hạn khả năng nghiên cứu nên tác giả chỉ giới hạn ở 7 quốc gia trong tổng
số 11 quốc gia ĐNA sau: Brunie, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan
và Việt Nam Vì các lý do sau:
Một là, các quốc gia này có đầy đủ dữ liệu nghiên cứu và đồng bộ, đã được
công bố trên các kênh truyền thông và được các tổ chức như World Bank, WDI,… tổng hợp.
Hai là, các dữ liệu này đã được các nhà nghiên cứu đi trước tin tưởng và xác
nhận đạt độ tin cậy để sử dụng và phân tích.
Ba là, đây là các quốc gia thỏa mãn các điều kiện về điển hình đầu tư, chính
sách kinh tế mở, phù hợp với các điều kiện ở môi trường quốc tế.
3.2 Mô tả biến nghiên cứu
3.2.1 Biến phụ thuộc
Biến tỷ giá hối đoái thực (ký hiệu là REER): Tác giả chọn chỉ số tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (REER) với nguồn dữ liệu được lấy từ Ngân hàng thế giới, sau đó tính toán độ biến động của REER bằng cách lấy độ lệch chuẩn 3 năm liên tiếp của logarit REER.
3.2.2 Biến độc lập
Biến đầu tư nước ngoài gồm:
Nghĩa vụ nợ nước ngoài (Debt liabilities) - viết tắt là DL: Biến số DL (+)
cho thấy rằng các quốc gia có sự phụ thuộc nặng nề vào nguồn vốn nợ nước ngoài thì nền tài chính càng dễ bị tổn thương khi các dòng vốn này biến đổi
Trang 20tăng giảm đột ngột Do đó, tác giả kỳ vọng gia tăng đầu tư nước ngoài dưới hình thức nợ sẽ làm tăng biến động tỷ giá hối đoái thực
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI liabilities) – viết tắt là FDI: Biến số FDI
(-) là khi một nước nhận đầu tư từ nước ngoài, luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước, làm cho cung ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái giảm nên FDI tác động ngược chiều đến biến động tỷ giá hối đoái thực Do đó, tác giả kỳ vọng
sự gia tăng trong dòng vốn FDI sẽ góp phần làm giảm biến động tỷ giá hối đoái thực.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Portfolio equity liabilities) – viết tắt là PEL:
Biến số PEL (-) cho thấy rằng dòng vốn gián tiếp nước ngoài giúp cho doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội tiếp cận với các kênh tài chính mới, giúp phát triển thị trường tài chính nội địa và tạo ra kết quả kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước Tác giả kỳ vọng gia tăng đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế nội địa và do đó làm cho
tỷ giá hối đoái thực ít biến động hơn.
Tổng nợ nước ngoài (Total foreign liabilities) – viết tắt là TFL: Biến số TFL
(-) cho thấy tổng nợ nước ngoài ròng được dự kiến có tác động tích cực đến nền kinh tế nội địa do đó làm giảm biến động tỷ giá hối đoái thực.
Các biến độc lập còn lại
Biến động tỷ lệ thương mại (Terms-of-trade volatility) – Viết tắt TOT: Biến số
TOT (+/-) được dùng để đại diện cho tác động của môi trường kinh tế quốc tế đến hoạt động ngoại thương của một quốc gia Tác động của TOT đến REER phụ thuộc vào tác động của hiệu ứng thay thế (substitution effect) và hiệu ứng thu nhập (income effect) Hiệu ứng thu nhập: Khi thu nhập tăng, TOT tăng làm tăng cầu đối với hàng hóa Vì giá hàng ngoại thương chịu tác động bởi giá thế giới, giá hàng phi ngoại thương sẽ tăng lên tương ứng theo mức tăng của thu nhập Nhờ đó, cán cân thương mại cải thiện, REER giảm Hiệu ứng thay thế: TOT tăng làm giảm xuất khẩu do hàng xuất khẩu trong nước trở nên đắt hơn Sản xuất trong nước sẽ chuyển sang hàng phi ngoại thương, làm
Trang 21xấu đi, REER tăng Như vậy, tùy thuộc vào độ lớn tác động của hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế mà tỷ giá thực sẽ giảm (tác động của hiệu ứng thu nhập lớn hơn tác động của hiệu ứng thay thế) hay tăng (tác động của hiệu ứng thu nhập nhỏ hơn tác động của hiệu ứng thay thế) khi TOT tăng.
Biến số độ mở thương mại (Degree of trade openness ) – viết tắt là TO: Biến
số TO (+/-) được sử dụng làm biến đại diện cho chính sách ngoại thương, được tính bằng tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP Chính sách ngoại thương càng theo hướng tự do hóa, thì độ mở của nền kinh tế càng lớn Kết quả là tự do hóa ngoại thương tăng sẽ làm tăng tỷ giá thực (trong bài viết này, tỷ giá hối đoái được yết theo giá của một đơn vị ngoại tệ được quy đổi thành nội tệ) Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu lại cho rằng độ mở nền kinh
tế tăng sẽ dẫn đến giảm tỷ giá thực Trong trường hợp độ mở nền kinh tế tăng lên được giải thích bởi tăng trưởng kinh tế do tăng hoạt động ngoại thương và
ít phụ thuộc vào cơ chế bảo hộ cũng như tài khoản đối ngoại bị méo mó, thì
tỷ giá thực sẽ giảm Như vậy, ảnh hưởng của độ mở thương mại đến tỷ giá thực có thể là cùng chiều hoặc trái chiều.
Độ biến động tín dụng khu vực tư nhân (Private credit volatility) – Viết tắt FV: Biến số FV (+/-) đo lường độ tín dụng khu vực tư nhân, là biến có ảnh
hưởng đến tỷ giá thực, việc ảnh hưởng nghịch hay thuận ở một số nghiên cứu trước đây còn chưa phản ánh đúng thực tế, bởi biến động tùy thuộc vào môi trường kinh doanh của từng nước.
Độ biến động tăng trưởng GDP (GDP volatility) – Viết tắt GDPV: Biến số
GDP (+) đo lường tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong phạm vi của một quốc gia kể cả dịch vụ và hàng hóa do các công ty nước ngoài sản xuất tại cuốc gia đó Các nghiên cứu trước đây của Hull và Tesar (2001), Agenor (2003), Al-Abri A và Baghestani H (2015) đã chỉ ra rằng GDPV tác động thuận chiều với tỷ giá hối đoái, do đó GDP sẽ có biến động cùng chiều với tỷ giá hối đoái thực.
Trang 223.3 Mô hình nghiên cứu
Với phần phân tích ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài đến sự biến động của tỷ giá hối đoái thực cùng với việc tham khảo mô hình của Al-Abri, A., và Baghestani, H (2015), mô hình sử dụng dữ liệu bảng được tác giả sử dụng như sau:
Vol (reerit) = ƞt+ θi + γ (Fit) + ГZt + t (2)
Trong đó:
Vol (reert): là độ biến động của tỷ giá hối đoái thực
Ƞt: là các tác động hiệu chỉnh năm không quan sát được
Θi: là các tác động đã hiệu chỉnh quốc gia không quan sát được
Fit: là đầu tư nước ngoài
Zt: là một vec-tơ đo lường những biến động cơ bản, bao gồm biến động tỷ
lệ thương mại, biến động tăng trưởng sản lượng, và biến động khu vực tư nhân, các biến kiểm soát khác như mức độ mở cửa thương mại…
Dựa vào mô hình của Edwards (1988), Elbadawi (1998), Montiel (1999) và phân tích các biến số kinh tế nền tảng của Việt Nam, tác giả xác định mô hình các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái thực bằng mô hình hồi quy bội, nhằm mục đích xác định các nhân tố chủ yếu tác động mạnh nhất đến tỷ giá hối đoái thực, cũng như tầm quan trọng của từng nhân tố đó Mô hình hồi quy bội theo tác giả đề xuất có dạng như sau:
Reer = β0 + β1dl + β2fdi + β3pel + β4tfl + β5tot + β6gdpv + β7fdv + β8to + εi
Trong đó:
Reer là mức độ biến động tỷ giá hối đoái thực.
Dl, fdi, pel, tfl, tot, gdpv, fdv, to là các nhân tố (biến độc lập) ảnh hưởng đến
Trang 23Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đã được tác giả nêu trong chương 1, tác giả đề xuất 4 mô hình nghiên cứu như sau:
Mô hình 1: Reer = β0 + β1dl + β2tot + β3gdpv + β4fdv + β5to + εi
Mô hình 2: Reer = β0 + β1fdi + β2tot + β3gdpv + β4fdv + β5to + εi
Mô hình 3: Reer = β0 + β1pel + β2tot + β3gdpv + β4fdv + β5to + εi
Mô hình 4: Reer = β0 + β1tfl + β2tot + β3gdpv + β4fdv + β5to + εi
Mô hình (1) đến (4) được tác giả đưa vào các biến nhằm chỉ ra các hình thức của đầu tư nước ngoài khác nhau bao gồm 4 biến có mối liên hệ chặt chẽ là: Biến dl (Nợ nước ngoài), biến fdi (đầu tư trực tiếp từ nước ngoài), biến pel (đầu tư gián tiếp nước ngoài) và biến tfl (tổng nợ từ nguồn nước ngoài) Các biến dl, fdi, pel và tfl được đưa vào mô hình (1) đến (4) sẽ khái quát lên được tác động của từng biến đến biến phụ thuộc reer (Biến động tỷ giá hối đoái thực).
Bảng 3.1: Mô tả biến giải thích sử dụng trong mô hình
Biến
Tác động kỳ vọng đến REER
Nguồn số liệu
TOT
Biến động
tỷ lệ thương mại
Lấy độ lệch chuẩn 3 năm liên tiếp của logarit chỉ số thương mại hàng hóa trao đổi ròng
1991 - 2016
+/-Lane and Ferretti (2007), available at www.philiplane.org/ ewn.html
Trang 24tư nhân trong nước
1991 - 2016
+/-Tính toán từ chỉ số của WB, WDI
1991 - 2016 +
Tính toán từ chỉ số của WB, WDI
1991 - 2016
-Lane and Ferretti (2007), available at www.philiplane.org/ ewn.html
1991 - 2016
-Lane and Ferretti (2007), available at www.philiplane.org/ ewn.html
Trang 25Tổng nợ
nước ngoài
Tổng FDI, PEL
và DL 1991 - 2016
-Lane and Ferretti (2007), available at www.philiplane.org/ ewn.html
Milesi-3.4 Phương pháp kiểm định và ước lượng hồi quy
Tác giả tiến hành kiểm tra giả thuyết về ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài đến sự biến động của tỷ giá hối đoái thực với phương pháp dữ liệu bảng, bởi vì phương pháp này có những lợi ích sau:
- Thứ nhất, cho phép tăng số quan sát và kiểm soát được những yếu tố không thể quan sát trên dữ liệu thời gian và không gian.
- Thứ hai, bằng cách nghiên cứu quan sát lặp đi lặp lại của các đơn vị chéo, dữ liệu bảng phù hợp hơn cho việc nghiên cứu những thay đổi thời gian của những đơn vị chéo này Ngoài ra, dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn các tác động không thể quan sát được trong chuỗi dữ liệu theo thời gian hay dữ
Trang 26liệu chéo thông thường Đối với mẫu dữ liệu với nhiều quan sát, dữ liệu bảng
có thể giảm đến mức thấp nhất hiện tượng chệch có thể xảy ra.
- Thứ ba, việc kết hợp chuỗi thời gian của các quan sát chéo, dữ liệu bảng cung cấp nhiều thông tin hữu ích, nhiều tính biến thiên hơn, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả cao hơn.
Tóm lại, dữ liệu bảng giúp cho phân tích thực nghiệm đa dạng hơn so với khi chỉ dùng dữ liệu chéo hoặc dữ liệu chuỗi thời gian.
Từ các giả thuyết, mẫu dữ liệu thu thập được tác giả đã tiến hành hồi quy dữ liệu dạng bảng (Panel data) của các nước theo ba mô hình Pooled OLS, FEM (Mô hình biến động cố định), REM (Mô hình biến động ngẫu nhiên) lần lượt theo các bước:
Bước 1: Tác giả tiến hành hồi quy dữ liệu theo mô hình Pooled OLS, là ước lượng trên tập dữ liệu thu được của các đối tượng theo thời gian, do vậy nó xem tất cả các hệ số đều không thay đổi giữa các đối tượng khác nhau và không thay đổi theo thời gian.
Bước 2: Tác giả kiểm tra các vi phạm giả thuyết OLS và phát hiện vi phạm giả thuyết về hiện tượng phương sai thay đổi.
Với phương pháp ước lượng Pooled OLS, đây là phương pháp ước lượng bình phương bé nhất, với phương pháp OLS này sẽ bỏ qua khía cạnh không gian và thời gian Như vậy mô hình sẽ trở thành:
Yit = βXit + α + εit
Bước 3: Tác giả tiến hành hồi quy mẫu dữ liệu theo hai phương pháp FEM và REM nhằm khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi từ phương pháp hồi quy Pooled OLS.
Ở phương pháp FEM là phương pháp mô hình tác động cố định, nó giống như OLS
là có sử dụng biến giả Nhưng khác so với OLS là các biến này có thể đặt theo không gian hoặc thời gian Với nghiên cứu mang tính chất vĩ mô như bài nghiên cứu này thì trường hợp có nhiều quốc gia trong mẫu nghiên cứu có thể làm giảm bậc tự do trong mô hình, điều này bắt buộc chúng ta phải đặt thêm nhiều biến giả.
Mô hình tổng quát như sau:
Trang 27Yit = βXit + αi + εit
Còn ở phương pháp REM là phương pháp tác động ngẫu nhiên, thực chất đây là
phương pháp tách các biến giả trong mô hinh Khi đó αi = α + ui và ta có mô hình tổng quát như sau:
Yit = βXit + α + ui + εit (3.4)
Bước 4: Tác giả tiến hành kiểm định so sánh sự phù hợp và chọn ra mô hình tốt nhất trong ba mô hình Pooled OLS, FEM, REM và thực hiện kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi của mô hình vừa chọn được Tác giả tiến hành bằng 2 kiểm định:
Kiểm định Breusch-Pagan:
Với giả thuyết H0: tất cả các hệ số đều bằng 0 (nghĩa là không có sự khác biệt giữa các đối tượng), khi đó chọn OLS
H1: Tồn tại hệ số khác 0, khi đó chọn REM.
Sử dụng kiểm định Redundant Fixed Effecets Tests:
Nếu p-value < α thì bác bỏ giả thuyết H0.
Nếu p-value > α thì chấp nhận giả thuyết H0.
Kiểm định Hausman: Được sử dụng để lựa chọn phương pháp ước lượng phù
hợp giữa hai phương pháp ước PEM và REM
Với giả thuyết H0: không có sự tương quan giữa sai số đặc trưng giữa các đối tượng với các biến trong mô hình
H1: Có sự tương quan giữa sai số đặc trưng giữa các đối tượng với các biến trong mô hình.
Sử dụng kiểm định Hausman Test:
Nếu p-value < α thì bác bỏ giả thuyết H0.
Nếu p-value > α thì chấp nhận giả thuyết H0
Trang 28 Bước 5: Khi có hiện tượng phương sai sai số thay đổi, tác giả thực hiện hồi quy mô hình theo phương pháp GLS nhằm khắc phục vi phạm giả thuyết về phương sai sai
số không đổi.
Trước khi tiến hành trình bày về kết quả của mô hình, tác giả sẽ phải kiểm tra các giả thiết bằng cách phát hiện những khuyết tật mà mô hình có thể gặp phải.
Phương pháp kiểm định mô hình
Giả i định i không i có i sự i tương i quan i giữa i các i phần i dư
Để kiểm tra xem mô hình được đưa vào bài nghiên cứu có vi phạm các điều kiện cần thiết khi hồi quy, tác giả thực hiện kiểm định sự tương quan giữa các biến thành phần Hiện tượng tự tương quan xảy ra khi các biến độc lập có sự tương quan với nhau, điều này sẽ dẫn đến những sai lệch, thiếu chính xác trong kết quả ước lượng, đi lệch với mục đích nghiên cứu để áp dụng vào thực tiễn Để thực hiện được điều này, tác giả đã dùng i phương i pháp i đồ i thị i và i kiểm i định i d (Durbin-Watson).
Thống kê d của Durbin – Watson được định nghĩa như sau:
Khi n đủ lớn thì d 2(1-),
Trong đó: ,do -1 ≤ ≤ 1, nên xảy ra 3 trường hợp:
o Tình huống 1: = -1 thì d = 4: tự tương quan âm
o Tình huống 2: = 0 thì d = 2: không có tự tương quan
o Tình huống 3: = 1 thì d = 0: tự tương quan dương
Trong đó dU và dL được xác định bằng cách tra bảng giá trị d.
Tuy nhiên thực tế người ta thường dùng các quy tắc đơn giản sau để khi kiểm định Durbin – Watson:
o Khi 0 < d < 1 : Mô hình có tự tương quan dương.
o Khi 1 < d < 3: Mô hình không có tự tương quan.
o Khi 3 < d < 4 : Mô hình có tự tương quan âm.
Trang 29Bảng 3.2: Tổng hợp các tình huống tương quan
Không có tự tương quan dương Không quyết định dL ≤ d ≤ dU
Không có tự tương quan âm Không quyết định 4-dU ≤ d ≤ 4-dL
Không có tự tương quan âm hoặc dương Không bác bỏ dU < d < 4-dL
Giả i định i phương i sai i của i sai i số i không i đổi
Hiện tượng phương i sai i thay i đổi xảy ra khi phương i sai i của i các i phần i dư i khác i nhau i ở các i quan i sát i khác nhau từ đó đẫn đến độ i tin i cậy i tương i đối của mỗi i quan i sát sẽ khác nhau, n phương i sai i càng i lớn i thì i mức i độ i quan i trọng i gán i cho i quan i sát i càng i nhỏ, i tức i là phương sai i có tương quan với i một i số i biến thành phần Việc này là không được chấp nhận Bởi vì giả thiết đưa ra cho thấy các phân phối của phần dư không được tương quan với các biến thành phần trong mô hình.
Khi hiện tượng này xảy ra, các ước lượng OLS không còn hiệu quả nữa, ước lượng của các phương sai sẽ bị chệch, sẽ làm cho kiểm định hệ số hồi quy không còn hiệu lực.
Phương sai của phần dư không đổi
Dựa vào đồ thị phân tán nếu phần dư phấn tán ngẫu nhiên xung quanh đường đi của trục tung và trục hoành chứ không tạo nên hình dạng nào thì giả định phương sai không đổi của mô hình hồi quy là không vi phạm ð sử dụng phương pháp hồi quy bội không có hiện tượng phương sai thay đổi.
Trang 31CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Biến động tỷ giá hối đoái thực tại các nước Đông Nam Á từ năm 1991 đến 2016
Tỷ giá thực cân bằng (Real Effective Exchange Rate - REER) là một trong những biến số kinh tế vĩ mô quan trọng trong nền kinh tế mở vì nó được định nghĩa là thước đo dẫn đến sự đạt được đồng thời của cân bằng bên trong và bên ngoài Chính vì vậy, trước khi phân tích REER của các nước Đông Nam Á thì tác giả phân tích khái quát dựa vào biểu đồ 4.1 dưới đây:
Hình 4.1: Biến động tỷ giá hối đoái thực của thế giới và tại các nước Đông Nam Á từ
năm 1991 đến 2016
Trang 32Philippines Singapore
(Nguồn: World Bank staff calculations based on Datastream and IMF International
Finance Statistics data )
Nhìn vào biểu đồ 4.1 ta nhận thấy:
Philippines, Singapore, Malaysia và Thái Lan là các nước có biến động tỷ giá thực tương đối ổn định nhất, để giải thích cho hiện tượng này tác giả cho rằng nền kinh
tế ở các quốc gia nêu trên luôn có sự ổn định nhất định, tuy rằng ở một số thời kỳ (như năm 2008) có sự biến động nhưng đó là biến động chung mang tính toàn cầu Các quốc gia này thực hiện chính sách kinh tế tự do hóa thương mại hàng hóa dựa trên các cơ sở hiệp định thương mại (Ví dụ Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - ATIGA).
Mặt khác các quốc gia còn lại trong đó có cả Việt Nam luôn có sự biến động mạnh
và mang tính rõ rệt hơn, nguyên nhân có thể do các chính sách về kinh tế, thương mại, luật pháp và cả về mặt xã hội có sự thay đổi, đổi mới về cơ cấu, vai trò lãnh đạo của Nhà Nước trong từng thời kỳ
Trang 33Nhìn chung, các biến động tỷ giá thực tại các nước ĐNA thời kỳ 1991 – 2016 tương
đối ổn định chung, tuy nhiên để xem xét đến sự ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài đến biến động tỷ giá hối đoái thực còn cần phân tích theo các phương pháp hồi quy.
4.2 Phân tích thống kê mô tả
Kết quả thực hiện thống kê bằng phần mềm Stata chỉ ra phạm vi khoảng giá trị, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến sử dụng trong nghiên cứu của các biến độc lập
và phụ thuộcđược trình bày theo bảng thống kê mô tả trong bảng 4.1.
Bảng 4.1: Thống kê các biến Tên
Biến
Số Quan
Sát
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Giá trị lớn nhất
Giá trị nhỏ nhất
Trang 344.3 Kết quả hồi quy
4.3.1 Kiểm định tương quan
Căn cứ vào bảng kết quả dưới đây, tác giả sẽ bắt đầu phân tích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến thành phần có trong mô hình và giữa các biến thành phần với nhau.
Trang 35Bảng 4.2: Ma trận tương quan
| reer dl fdi pel tfl tot gdpv fdv to - reer | 1.0000
Trang 36Nhìn vào bảng 4.2 ta nhận thấy:
Đầu tiên tác giả dùng hệ số tương quan Pearson đã được xử lý bằng phần mềm Stata
và dựa vào nghiên cứu của Francis Galton (1880) nhằm đo lường tương quan đơn giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Tác giả tập trung nhấn mạnh vào những hệ số tương quan có trị tuyệt đối lớn hơn 0.8 để có thể chỉ ra rõ được mức độ đa cộng tuyến nghiêm trọng của các biến trong mô hình.
Theo bảng 4.2 cho thấy, tồn tại các hệ số tự tương quan cặp giữa các biến thành phần lớn hơn 0.8 bao gồm tfl – dl, tfl – fdi, tfl – pel, to – dl, to – fdi và to - tfl nên có thể tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng trong mô hình hồi quy
Kết luận:
Theo kết quả trên, tác giả cho rằng vẫn còn tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến với các cặp tuyến tính theo dữ liệu Tuy nhiên theo Achen, trong những trường hợp mô hình có xuất hiện đa cộng tuyến chặt thì ước lượng các tham số vẫn giữ được tính chất BLUE, tức hiệu quả của ước lượng là tốt nhất, tham số ước lượng không mang độ thiên lệch.
4.3.2 Mô hình hồi quy chung
Đầu tiên tác giả đưa vào 8 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc (reer) vào trong mô hình
và lần lượt hồi quy theo các phương pháp Pooled OLS, Fixed Effect (FEM) và Random Effect (REM) Sau đó tác giả kiểm định mô hình phù hợp với các kiểm định F và Hausman và nhận thấy rằng mô hình hồi quy FEM là phù hợp nhất Tiếp đó tác giả kiểm định xem mô hình hồi quy FEM có xảy ra hiện tương phương sai thay đổi hay không bằng kiểm định Wald, với kiểm định Wald tác giả nhận thấy mô hình hồi quy FEM với dữ liệu chung xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi nên tiến hành hồi quy GLS để khắc phục điều này Dưới đây là tổng hợp bảng kết quả hồi quy theo bốn phương pháp: OLS, FEM, REM và GLS (Xem phụ lục 6)
Bảng 4.3: Hồi quy có trọng số
Trang 37_cons 0630612 .006606 9.55 0.000 0501136 .0760088
to -.0001505 .0000383 -3.94 0.000 -.0002255 -.0000756 fdv 0138129 .0257304 0.54 0.591 -.0366177 .0642435 gdpv 0333248 .0360653 0.92 0.355 -.0373619 .1040114 tot -.0809697 .0631125 -1.28 0.200 -.2046679 .0427284 tfl -.0005705 .000308 -1.85 0.064 -.0011742 .0000331 pel 0003157 .0003639 0.87 0.386 -.0003975 .0010289 fdi 0006604 .0003439 1.92 0.055 -.0000137 .0013344
dl 0005968 .0003062 1.95 0.051 -3.37e-06 .0011969 reer Coef Std Err z P>|z| [95% Conf Interval] Prob > chi2 = 0.0000 Wald chi2(8) = 52.32Estimated coefficients = 9 Time periods = 26Estimated autocorrelations = 0 Number of groups = 7Estimated covariances = 7 Number of obs = 182Correlation: no autocorrelation
Panels: heteroskedastic
Coefficients: generalized least squares
Cross-sectional time-series FGLS regression
Ở bảng 4.3 tác giả nhận thấy:
Sau khi đã khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi, tác giả nhận thấy kết quả cũng
có khả quan hơn ban đầu, mô hình thấy xuất hiện 2 biến dl và fdi có ý nghĩa thống kê (Nếu chọn mức ý nghĩa 10%) Ba biến dl, tfl và fdi tác động đến reer (biến động tỷ giá hối đoái), điều này phù hợp với các nghiên cứu của Trần Thọ Đạt và Nguyễn Minh Ngọc
(2010) và Phạm Đại Đồng và Trần Hoài Nam (2012)
Kết quả GLS cho thấy các hình thức đầu tư nước ngoài (Bao gồm đầu tư trực tiếp,
đầu tư gián tiếp, tổng nợ nước ngoài và nghĩa vụ nợ nước ngoài) có sự ảnh hưởng đến
biến động tỷ giá Trong đó thật sự chỉ có tổng nợ nước ngoài, nghĩa vụ nợ nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài ảnh hưởng đến biến động tỷ giá với mức ý nghĩa thống kê 10% Cả hai biến dl và fdi đều thuận chiều với biến động tỷ giá hối đoái, điều này hàm ý rằng các hình thức đầu tư nước ngoài là đầu tư trực tiếp, nghĩa vụ nợ nước ngoài và tổng
nợ nước ngoài nếu có sự gia tăng sẽ là yếu tố nguyên nhân dẫn đến tăng biến động tỷ giá hối đoái ở các quốc gia Đông Nam Á Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hình
thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ảnh hưởng tích cực nhất trong các hình thức đầu tư nước ngoài, nó ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái Kết quả này một lần nữa khẳng
Trang 38định phù hợp với các nghiên cứu của Angenor (2003), Blalock và Gertler (2005), Harrison và cộng sự (2004), Trần Thọ Đạt và Nguyễn Minh Ngọc (2010) và Phạm Đại Đồng và Trần Hoài Nam (2012).
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy bằng OLS, FEM, REM và GLS
* p<0.10, ** p<0.05, *** p<0.01
Standard errors in parentheses
rss 0.285 0.223 BIC -612.414 -657.284 adj R-sq 0.105 0.048
N 182 182 182 182 (0.009) (0.017) (0.009) (0.007) _cons 0.079*** 0.080*** 0.079*** 0.063*** (0.000) (0.000) (0.000) (0.000)
to -0.000** -0.000 -0.000** -0.000*** (0.027) (0.026) (0.027) (0.026) fdv -0.004 -0.049* -0.004 0.014 (0.048) (0.045) (0.048) (0.036) gdpv 0.023 0.049 0.023 0.033 (0.073) (0.067) (0.073) (0.063) tot -0.146** -0.123* -0.146** -0.081 (0.001) (0.001) (0.001) (0.000) tfl -0.001* -0.000 -0.001* -0.001* (0.001) (0.001) (0.001) (0.000) pel 0.001 0.000 0.001 0.000 (0.001) (0.001) (0.001) (0.000) fdi 0.001** 0.000 0.001** 0.001* (0.001) (0.001) (0.001) (0.000)
dl 0.001* 0.001 0.001** 0.001* OLS FEM REM GLS (1) (2) (3) (4)
Trang 39Nhìn vào bảng 4.4 ta nhận thấy:
Ở mô hình (1) biến pel không có ý nghĩa thống kê, ở mô hình (2) thì cả 3 biến dl, fdi
và pel đều không có ý nghĩa thống kê Tương tự ở mô hình (3) và (4) hai biến dl và fdi có
ý nghĩa thống kê Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Thọ Đạt và Nguyễn Minh Ngọc (2010) và Phạm Đại Đồng và Trần Hoài Nam (2012) Điều này cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài và nợ nước ngoài thật sự ảnh hưởng đến biến động tỷ giá hối đoái.
Nhìn chung ở cả 4 mô hình: OLS, FEM, REM và GLS đều cho thấy biến pel (đầu tư gián tiếp nước ngoài) đều không mang ý nghĩa thống kê ngay cả khi mức ý nghĩa thống
Biến to giống biến tfl, chỉ có mô hình FEM không có ý nghĩa thống kê, hay có thể hiểu rằng với mô hình tác động cố định thì to không có ý nghãi thống kê trong mô hình Tóm lại ta nhận thấy: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tỷ lệ thuận với biến động tỷ giá hối đoái, điều này phù hợp với nghiên cứu của Corden (2002), Reinhart và Smith (2002) cho rằng vệc gia tăng đầu tư nước ngoài có thể gây sự biến động tỷ giá hối đoái tại các quốc gia Đông Nam Á Đồng thời nghĩa vụ nợ nước ngoài tỷ lệ thuận với biến động tỷ giá hối đoái, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Angenor (2003), Blalock và Gertler (2005), Harrison và cộng sự (2004), Trần Thọ Đạt và Nguyễn Minh Ngọc (2010) và Phạm Đại Đồng và Trần Hoài Nam (2012)
4.3.3 Kết quả mô hình hồi quy từng nước
Tác giả tiếp tục chạy hồi quy cho từng nước bao gồm: (1) Brunie, (2) Indonesia, (3) Malaysia, (4) Philippines, (5) Singapore, (6) Thái Lan và (7) Việt Nam Tác giả thu được một số kết quả như bảng sau:
Trang 40Bảng 4.5: Hồi quy từng nước