Lý do chọn đề tài Mỗi chúng ta đã biết chính tả là phân môn đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng rèn chữ viết, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở cấp
Trang 1I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Mỗi chúng ta đã biết chính tả là phân môn đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng rèn chữ viết, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở cấp tiểu học, cấp học đầu tiên trong trường phổ thông Vì học sinh phải dùng chữ viết để học tập và giao tiếp Đây cũng là một công cụ giúp học sinh học tốt các môn học Qua chữ viết đúng, đẹp giáo viên bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt cho học sinh Ngoài
ra, còn bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: tính cẩn thận, chính xác; có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy chữ viết của học sinh Tiểu học nói chung đặc biệt là học sinh trường Tiểu học Tây Phong nói riêng, đã có sự đầu tư nên nhiều em viết chữ không chỉ đúng mà còn rất đẹp; trình bày bài viết sạch sẽ, khoa học, sáng tạo Song bên cạnh đó vẫn còn một số em viết chưa đẹp, bài viết còn mắc nhiều lỗi chính tả, trình bày bài thiếu cẩn thận Cụ thể hơn đối với lớp Ba tôi chủ nhiệm kĩ năng viết của các em chưa cao Đa số học sinh hoàn thành bài viết nhưng tốc độ chưa đồng đều Số em viết đúng, đẹp văn bản chưa nhiều Cách trình bày bài, viết chữ sáng tạo trong một bài văn, bài thơ còn hạn chế Một số em tốc độ viết còn chậm, trình bày bài bẩn, bài viết mắc nhiều lỗi Viết sai nhiều ở những tiếng có âm ch/tr; n/l; x/s; d/gi thanh hỏi/ thanh ngã Đối với giáo viên chưa thực sự mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học; hình thức tổ chức chưa được linh hoạt; sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả chưa cao; đôi lúc còn rập khuôn, máy móc theo sách giáo khoa, theo sách tham khảo Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho học sinh chưa chủ động, tích cực trong học tập, nên chưa nâng cao được chất lượng môn Tiếng Việt nói chung và kỹ năng viết nói riêng
Là một giáo viên tôi nhận thấy mình cần phải làm như thế nào để nâng cao kĩ năng viết chính tả cho học sinh, giúp các em thuận lợi hơn trong quá trình học tập
các môn học Nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết
đúng chính tả”.
Trang 22 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
a) Mục tiêu
Sử dụng một số biện pháp rèn kỹ năng viết qua dạy phân môn Chính tả để giúp
học sinh viết đúng chính tả, viết đúng tốc độ, viết đẹp.
b) Nhiệm vụ
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh còn gặp khó khăn khi viết hoặc kỹ năng viết chưa tốt; đề xuất một số biện pháp, phương pháp giảng dạy để nâng cao kỹ năng viết, sự ham thích học phân môn Chính tả cho học sinh trong lớp cũng như trong khối, trong trường học nói chung
3 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp, phương pháp dạy học, kỹ năg sư phạm nhằm rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh
4 Giới hạn của đề tài
Các biện pháp, phương pháp nâng cao kỹ năng viết cho học sinh lớp 3, trường
TH Tây Phong từ năm học 2015 – 2016 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp làm mẫu
- Phương pháp thực hành, luyện tập
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
II PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
Trang 3Người ta thường nói: Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết Bởi vậy vấn đề rèn luyện chữ viết cho học sinh Tiểu học là vô cùng quan trọng và cấp thiết Ngày nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc viết chữ dần dần trở thành thứ yếu Tuy nhiên, đối với giáo viên, học sinh tiểu học thì việc rèn chữ viết vẫn chiếm một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ tiểu học đặt nền móng cơ bản cho toàn bộ quá trình học tập, rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “ Nét chữ biểu hiện nết người Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như với thầy và bạn đọc bài vở của mình ”
Theo Sách giáo viên Tiếng Việt 3, mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung và mục tiêu của phân môn Chính tả nói riêng là: hình thành và phát triển
ở học sinh các kỹ năng dùng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác của tư duy Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Phân môn Chính tả có nhiệm vụ cơ bản là giúp học sinh nắm vững quy tắc chính tả, rèn luyện kỹ năng viết chính tả và kỹ năng nghe Ngoài ra, còn bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: tính cẩn thận, chính xác; có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm Phân môn Chính tả có một vị trí rất quan trọng ở bậc Tiểu học bởi vì bậc Tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh Chính tả được
bố trí thành một phân môn độc lập, có tiết dạy riêng trong khi bậc trung học cơ sở không có Phân môn Chính tả ở chương trình tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng
có nội dung dạy học và các hình thức luyện tập cụ thể Hình thức luyện tập có hai kiểu bài là Chính tả đoạn bài gồm Tập chép; Nghe -viết; Nhớ - viết (kiểu bài này có
độ dài trên dưới 60 chữ) và Chính tả âm vần Nội dung các bài chính tả âm vần là luyện viết đúng chữ ghi tiếng có âm, vần dễ viết sai chính tả do không nắm vững
Trang 4quy tắc của chữ quốc ngữ hoặc do ảnh hưởng cách phát âm phương ngữ Người giáo viên muốn học sinh có kĩ năng viết đúng chính tả, năng lực học tập tốt thì mỗi thầy, cô giáo cần phải nhiệt tình trong công tác giảng dạy, sử dụng phương pháp dạy học phù hợp nhằm thu hút sự ham học của các em Để từ đó các em có thói quen ham thích học phân môn chính tả cũng như các môn học khác
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trường Tiểu học Tây phong thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa, có 3 phân hiệu nằm cách xa nhau Khối Ba có 4 lớp rải đều ở các phân hiệu, tổng số học sinh trên
90 em, tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 30% học sinh của khối Cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học tương đối đầy đủ, khang trang
Trong những năm qua việc rèn chữ viết cho học sinh toàn trường cũng như học sinh lớp Ba ở trường Tiểu học Tây Phong rất được quan tâm Việc rèn chữ viết được thực hiện ngay từ đầu năm học Ngoài việc kiểm tra, giúp đỡ của giáo viên còn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ Ban giám hiệu nhà trường nên nhiều năm qua số lượng học sinh tham gia dự thi chữ viết đẹp cấp trường được nâng lên, cấp huyện
dự thi đủ số lượng và đạt giải cao Để việc rèn chữ viết cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn nữa chuyên môn nhà trường cũng như tổ chuyên môn đã tổ chức các chuyên đề nhằm nâng cao kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh Bản thân giáo viên có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy, chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tài liệu, sách báo,… để nâng cao năng lực chuyên môn; có
kế hoạch dạy học cụ thể, sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên có hiệu quả; kiên trì, nhiệt tình dẫn dắt, hướng dẫn học sinh đến nơi đến chốn qua các tiết học nói chung và tiết Chính tả nói riêng Nhiều năm làm công tác chủ nhiệm nên bản thân nắm được tâm lý, khả năng nhận thức của học sinh từ đó thiết kế bài giảng, sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh hơn Học sinh tin tưởng, yêu quý giáo viên Nhìn chung các em ngoan có ý thức học tập, chữ viết tương đối rõ ràng Một số em có chữ viết đẹp, đúng chính tả Đa số các gia đình quan tâm đến việc học tập của con em, mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập Giáo viên dạy thay, giáo viên bộ môn giảng dạy nhiệt tình, có trách nhiệm rèn chữ viết cho học sinh qua các tiết học
Trang 5Song bên cạnh đó trong quá trình dạy học nói chung, dạy phân môn Chính tả nói riêng vẫn còn gặp những khó khăn, tồn tại: về phía giáo viên chuẩn bị bài vẫn còn phụ thuộc vào sách giáo viên, sách thiết kế nên bài dạy còn đơn điệu Việc chọn từ khó luyện viết trước khi cho học sinh viết chính tả chưa được da dạng Chưa linh động, sáng tạo nhiều trong phương pháp giảng dạy và thiết kế bài dạy, chưa khai thác hết ý đồ của sách giáo khoa trong một số bài luyện tập chính tả Đối với học sinh kỹ năng viết chưa được đồng đều Các em chưa nắm vững âm, vần, chưa phân biệt được cách phát âm của giáo viên, chưa hiểu rõ nghĩa của từ, chưa chú ý khi viết chính tả Các em đến từ nhiều vùng miền khác nhau, một số em thì Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai nên cách phát âm cũng có sự khác nhau Mỗi phương ngữ, thổ ngữ có sự sai dịch nhất định so với chính âm Do vậy mà trong quá trình viết chính tả các em còn mắc nhiều lỗi Có thể kể tới một số loại lỗi chủ yếu sau:
+ Lỗi chính tả do học sinh không nắm vững cấu trúc của âm tiết tiếng Việt
Ví dụ: quét → quyét; khuếch → khuyếch; huênh → huyênh…
+ Lỗi chính tả do học sinh không nắm vững quy tắc chính tả tiếng Việt
Ví dụ: quanh → qoanh / quoanh; ghế → gế; nghĩ → ngĩ
+ Lỗi chính tả do ảnh hưởng cách phát âm của phương ngữ hoặc do không nắm vững chính âm
- Đối với phương ngữ Bắc Bộ, trọng điểm chính tả là phân biệt các chữ âm đầu:
ch / tr; s / x; l / n, r / gi / d; các chữ ghi âm vần iu / ưu.
Ví dụ: long lanh → nong nanh; sửa xe → xửa se; lá trầu → lá chầu,….
- Đối với phương ngữ Bắc Trung Bộ, trọng âm chính tả là phân biệt các dấu
thanh hỏi / ngã …
Ví dụ: que củi → que cũi, cây gỗ → cây gổ, kỉ niệm → kĩ niệm,
- Đối với phương ngữ Nam Bộ, trọng âm chính tả là phân biệt các chữ ghi âm
đầu v / d, các chữ ghi âm cuối n / ng; t / c, các chữ ghi vần iêu / iu, ươu / ưu …
Ví dụ: máy bay → mái bai,…
Trang 6+ Lỗi chính tả do học sinh không hiểu mối quan hệ giữa chữ và nghĩa: Tổ quốc
→ Tổ cuốc, để dành → để giành…
Ngoài ra ở một số bài viết, học sinh còn mắc các lỗi khác như: Trình bày chưa sạch, chữ viết còn thiếu nét, thừa nét, lỗi viết hoa Về phía cha mẹ học sinh, nhiều gia đình từ các nơi khác đến lập nghiệp, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, trong
đó không ít là người dân tộc thiểu số, nên trình độ còn thấp, ít quan tâm đến việc học của các em Có thói quen giao tiếp với con em bằng phương ngữ Bên cạnh đó, một số cha mẹ có tư tưởng khoán trắng cho nhà trường và giáo viên nên việc kết hợp giữa gia đình với giáo viên trong việc giáo dục học sinh còn nhiều hạn chế Thực trạng trên đây là rất đáng lo ngại đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải nghiên cứu
và tìm ra nhiều biện pháp giúp đỡ các em khắc phục khó khăn để viết đúng chính tả
3 Nội dung và hình thức của giải pháp
a Mục tiêu của giải pháp
Các giải pháp đưa ra giúp giáo viên nắm được các hình thức, phương pháp rèn
kỹ năng viết đúng cho học sinh, giảm tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành môn Tiếng Việt ở mức thấp nhất Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Qua thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến kỹ năng viết của học sinh lớp 3 còn hạn chế, bài viết còn sai nhiều lỗi chính tả Để giúp các em học tốt môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả tôi xin đưa ra một số giải pháp khắc phục cụ thể như sau:
b.1 Phân loại đối tượng học sinh
Muốn thành công trong việc rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp mình, đòi hỏi giáo viên phải nắm được kỹ năng viết của từng học sinh trong lớp Chính vì vậy tôi đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế việc viết chính tả của học sinh ngay từ đầu năm học để nắm lỗi chính tả phổ biến của các nhóm học sinh Khi xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh ở từng khu vực, từng địa
Trang 7phương, từ đó lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học phù hợp (đặc biệt ở phần luyện viết đúng trước khi viết chính tả đoạn - bài, và phần bài tập lựa chọn trong các bài tập chính tả âm - vần) Dạy học chính tả theo khu vực thực chất cũng là chú
ý tới đặc điểm ngôn ngữ của học sinh Phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả, từ sự ảnh hưởng tiêu cực của cách phát âm đến chữ viết của học sinh từng vùng, miền để lựa chọn nội dung rèn luyện phù hợp Như vậy mới nâng cao được
kĩ năng viết đúng chính tả cho các em
b.2 Luyện phát âm
Muốn học sinh viết đúng chính tả, trước hết giáo viên phải giúp học sinh luyện phát âm đúng Vì giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau Nếu giáo viên và học sinh chưa phát âm chuẩn, phát âm sai do ảnh hưởng cách phát âm ở địa phương dẫn đến hiện tượng viết sai chính tả Để giúp học sinh phát âm đúng cần hướng dẫn theo một số hình thức sau:
- Luyện đọc từng tiếng, từng từ, từng câu, từng đoạn, cả bài nhiều lần để các em quen với mặt chữ
- Hướng dẫn cá nhân luyện đọc tiếng khó, từ khó nhiều lần Thường xuyên nhắc nhở, theo dõi để uốn nắn kịp thời khi các em phát âm chưa chuẩn Nếu đọc sai chỗ nào thì yêu cầu đọc lại đúng thì mới đọc tiếp Nếu 3 lần đều sai thì giáo viên đọc mẫu lại Xếp học sinh ngồi đầu bàn để tiện việc giúp đỡ Cho học sinh có kỹ năng phát âm tốt kèm thêm những em phát âm chưa đúng trong những giờ luyện thêm Vận dụng phương pháp luyện đọc theo mẫu, yêu cầu học sinh nghe và nhìn giáo viên (học sinh đọc tốt) đọc mẫu thật chuẩn, học sinh chú ý nghe và nhìn miệng để đọc theo Giáo viên cần giảng, phân tích một cách đơn giản khi học sinh phát âm để phát âm đúng: s/x; r/d/gi; ch/tr; l/n… Việc luyện phát âm được thực hiện thường xuyên trong các tiết Tập đọc và một số môn học khác, nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết chính tả Để học sinh dễ nhận diện nhằm khắc sâu cách phát
âm đúng ta có thể hướng dẫn:
Trang 8Ví dụ: “con sâu”, “xâu kim”
Ví dụ: phát âm “cây tre” chứ không phải “cây che”
“lo lắng” chứ không phải “no nắng”
+ Hướng dẫn cho học sinh phát âm đúng thanh hỏi, thanh ngã
Ví dụ: “nỗi buồn” chứ không phải “nổi buồn”
“một nửa” chứ không phải “một nữa”
Khi đọc cho học sinh viết chính tả giáo viên phải phát âm chuẩn, rõ ràng, tốc độ đọc vừa phải mới có thể giúp học sinh viết đúng chính tả
b.3 Phân tích so sánh
Song song với việc luyện phát âm cho học sinh, khâu phân tích so sánh tiếng, từ cũng rất quan trọng trong giờ học chính tả Vì qua việc so sánh tiếng, từ giúp các
em dễ dàng nhận diện các âm, vần dễ viết sai Việc phân tích so sánh tiếng, từ thường được thực hiện trong môn tiếng Việt, nhưng nhiều nhất là trong kiểu bài Chính tả âm Trong quá trình dạy với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh Với những tiếng dễ lẫn lộn, giáo viên cần nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ
Ví dụ :
- Dạy bài Chính tả (Tập chép): Cậu bé thông minh – Tập 1, tr.4
Cho học sinh nhìn bảng viết đoạn 3: từ “Hôm sau …đến xẻ thịt chim” Trước khi viết bài, giáo viên phân tích cho học sinh hiểu nghĩa một số tiếng dễ lẫn lộn như:
+ xẻ (thịt chim) ≠ sẻ: xẻ là mổ xẻ, bổ ra còn sẻ là chim sẻ, san sẻ.
- Dạy bài Chính tả (Nghe – viết): Ông ngoại - Tập 1, tr.34 – Chép đoạn 3
s
âu x
Trang 9Trong đoạn viết có câu: “Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, …trong đời đi học của tôi sau này”
Khi viết tiếng “lặng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “nặng”, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:
- lặng = l + ăng + thanh nặng (im lặng, lặng lẽ,…)
- nặng = n+ ăng + thanh nặng (vác nặng, nặng nhọc,…)
So sánh để học sinh thấy sự khác nhau, tiếng “lặng” có âm đầu là “l ” còn tiếng
“nặng” có âm đầu là “n” Từ đó học sinh ghi nhớ cách phát âm đúng và sẽ viết đúng
b.4 Giải nghĩa từ
Do phương ngữ của từng vùng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưa thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, nhưng nó là việc làm không thể thiếu trong tiết chính tả khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh Giáo viên giải nghĩa từ mới ở phân môn Tập đọc kết hợp đặt câu Nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩa từ; tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh,… Với những từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ
Ví dụ:
- Dạy Chính tả (Nghe – viết): Người mẹ – Tập 1, tr.30
Nội dung viết: Nhờ Thần Đêm Tối chỉ đường, bà vượt qua bao nhiêu khó khăn,
hi sinh cả đôi mắt của mình để giành lại đứa con đã mất
Học sinh đọc và viết “giành” thành “dành” Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa:
giành là tranh giành, giành phần hơn về mình được viết là (gi) còn dành là để dành,
dành dụm, dỗ dành được viết là (d)
b.5 Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập
Trang 10Các dạng bài tập chính tả thường gặp ở lớp Ba trong HKI là các dạng bài: Bài tập điền vào chỗ trống (Bài tập điền khuyết); Bài tập tìm từ; Bài tập tìm tiếng; Bài tập giải câu đố; Bài tập lựa chọn Sang HKII có thêm dạng Bài tập đặt câu (Bài tập phân biệt hai từ trong từng cặp từ) Muốn các em làm tốt các dạng bài tập thì giáo viên phải hướng cho học sinh biết xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những qui tắc chính tả, hướng dẫn học sinh thực hành, luyện tập nhằm hình thành kĩ năng, kĩ xảo chính tả, cần đưa ra những trường hợp viết sai
để hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa rồi từ đó hướng học sinh đi đến cái đúng Khi thực hành làm các bài tập sau chúng ta nên tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau Có thể cho cá nhân tự làm bài vào vở, cũng có thể cho hoạt động theo nhóm
để tạo không khí thi đua sôi nổi và kích thích hứng thú học tập cho học sinh Giáo viên cần luyện cho các em viết đúng chính tả qua các dạng bài tập cụ thể như sau: a) Bài tập điền vào chỗ trống: Với dạng bài tập này thường giúp học sinh điền đúng âm đầu, vần vào chỗ chấm
Ví dụ: Bài tập 2 a) – TV3, Tập 1, tr 22
Điền vào chỗ trống tr hay ch?
Cuộn …òn, …ân thật, chậm …ễ
b) Bài tập tìm từ
Hướng dẫn học sinh tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý từ cùng nghĩa, trái nghĩa
Bài tập 3a) - TV3, Tập 1, tr 52
Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có nghĩa như sau:
+ Cùng nghĩa với chăm chỉ : …
+ Trái nghĩa với gần : …
+ (Nước) chảy rất mạnh và nhanh : …
c) Bài tập tìm tiếng
Bài tập 2b) - TV3,Tập 1, tr 18
Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau: