1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học hiệu quả tại tổ toán tin trường THCS

30 4,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 608 KB

Nội dung

SHCM mà ở đó họ có thể trao đổi những kinh nghiệm mà bản thân tích lũy đượctrong quá trình giảng dạy, có thể cùng đồng nghiệp tháo gỡ những vướng mắctrong lĩnh vực chuyên môn, giúp GV sử

Trang 1

I Phần mở đầu:

1 Lý do chọn đề tài.

Là GV ai cũng biết rất rõ sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyêncủa tổ chuyên môn mà nhà trường nào cũng phải thực hiện Sinh hoạt chuyênmôn là một trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực

sư phạm cho GV, hình thành các mối quan hệ đồng nghiệp, xây dựng môitrường học tập và tự học suốt đời và cũng có thể nói đó là quá trình bồi dưỡngthường xuyên Từ đó, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáodục hai mặt của nhà trường Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục không thểkhông chú trọng đến việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn

Một trong những hoạt động sinh hoạt chuyên môn (SHCM) theo hướng đổimới là nghiên cứu bài học (NCBH), đây là một nội dung quan trọng trongSHCM ở trường THCS trong các năm học gần đây Với mục tiêu hướng tới củaSHCM theo hướng NCBH là thể hiện sự thay đổi căn bản trong đổi mới dạyhọc, tất cả các khâu soạn bài, lên lớp, dự giờ, đánh giá tiết dạy đều có sự thayđổi về quy trình, nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức Sự thay đổi cơ bảnnhất là: thay vì nghiên cứu, phân tích và đánh giá hoạt động dạy của GV, SHCMtheo hướng NCBH tập trung nghiên cứu, phân tích hoạt động học của HS Từ

đó, GV điều chỉnh, thay đổi nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với đốitượng HS theo định hướng phát triển năng lực người học SHCM theo hướngNCBH vì thế sẽ phát huy hiệu quả tích cực, tạo môi trường tốt để giáo viên nângcao chuyên môn, nghiệp vụ

Tuy nhiên, hiện nay việc SHCM ở nhiều tổ chuyên môn còn chưa được chútrọng Thông thường thì giáo viên được SHCM ở tổ chuyên môn với hình thức

cơ bản như thao giảng, dự giờ thăm lớp, chú trọng đánh giá hoạt động của ngườidạy Được tham gia các tiết chuyên đề ở các cấp, nhưng các chuyên đề thường làmột tiết dạy mẫu để cùng nhau rút ra những kinh nghiệm về công tác giảng dạy,nhưng trước nhu cầu ngày càng cao của đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá, thì

Trang 2

SHCM mà ở đó họ có thể trao đổi những kinh nghiệm mà bản thân tích lũy đượctrong quá trình giảng dạy, có thể cùng đồng nghiệp tháo gỡ những vướng mắctrong lĩnh vực chuyên môn, giúp GV sửa chữa những thiếu xót của mình trongcông tác giảng dạy, cùng nhau phân tích một bài học dưới nhiều góc độ, cùngnhau xây dựng những chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi hay, để tìm ra nhữngphương pháp dạy học có hiệu quả…

Bản thân làm tổ trưởng tổ Toán Tin rất trăn trở về vấn đề này, luôn hy vọng

sẽ tạo ra được một môi trường SHCM cho GV, mà ở đó mọi người sẽ cùng nhautrao đổi những kinh nghiệm, vướng mắc, những vấn đề gặp phải trong quá trìnhgiảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi Qua đợt Phòng giáo dục triển khai tậphuấn về SHCM theo hướng NCBH cho các tổ trưởng tổ bộ môn tại các trườngTHCS trong địa bàn huyện Krông Ana, bản thân rất phấn khởi và triển khai lạicho các thành viên trong tổ Tuy nhiên, những năm đầu thực hiện hiệu quả manglại còn hạn chế Với quyết tâm của mình thì bản thân đã tìm tòi, nghiên cứu cáctài liệu liên quan đến SHCM theo hướng NCBH, qua hai năm học kết quả đạtđược chưa như mong muốn, với quyết tâm vừa làm vừa rút kinh nghiệm tới nămhọc 2017 – 2018 đã xây dựng được các hình thức tổ chức SHCM theo hướngNCBH và đang hoạt động tương đối hiệu quả, vì vậy bản thân mạnh dạn chọn đề

tài “Một số hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài

học hiệu quả tại tổ Toán Tin trường THCS Lê Quý Đôn.” nhằm chia sẻ với

quý đồng nghiệp để cùng nhau tham khảo, góp ý bổ sung để tìm ra những hìnhthức SHCM hiệu quả nhất

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

2.1 Mục tiêu:

Việc nghiên cứu và ứng dụng đề tài này nhằm mục tiêu thay đổi hình thứcSHCM truyền thống thay vào đó là SHCM theo hướng NCBH có sự địnhhướng, với nhiều hình thức khác nhau để buổi sinh hoạt chuyên môn không cònnặng nề và căng thẳng

Trang 3

của GV là một trong những vấn đề quan trọng nhằm giúp cho GV nâng cao trình

độ chuyên môn, khả năng tự học, tự nghiên cứu của mình

Có thể thấy được các hình thức SHCM theo hướng NCBH này còn giúpcho GV trong công tác tự bồi dưỡng thường xuyên mà GV đang thực hiện

Kết quả nghiên cứu của đề tài này sử dụng để tổ chức các hoạt độngSHCM tại tổ chuyên môn

2.2 Nhiệm vụ:

Tổ trưởng chuyên môn phải nghiên cứu các tài liệu về SHCM theo hướngNCBH, tham khảo các ý kiến chủ quan và khách quan về vấn đề này nhằm xâydựng kế hoạch tổ chức hoạt động cho cả năm học với nhiều nội dung, hình thức

đa dạng và phong phú ngay từ đầu năm với sự đóng góp ý kiến của các thànhviên trong tổ thì mới thực hiện tốt được mục tiêu của đề tài hướng đến

Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch hướng dẫn GV dần làm quenvới hình thức sinh hoạt cũng như là tiếp cận tốt hơn với SHCM theo hướngNCBH

3 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu là các hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướngnghiên cứu bài học có sự định hướng

4 Giới hạn của đề tài.

Trong bài viết này, tôi chỉ tập trung giới thiệu các hình thức sinh hoạt tổchuyên môn theo hướng NCBH có hiệu quả và đã áp dụng tại tổ Toán Tintrường THCS Lê Quý Đôn, tuy có phần đơn giản nhưng sẽ là nền tảng để saunày các GV có được sự định hướng tốt hơn trong việc xây dựng bài học theođịnh hướng phát triển năng lực học sinh, nhờ đó GV có thể nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ, đồng thời chất lượng học sinh sẽ được nâng cao

Đây là đề tài không mới nhưng mang một hơi thở mới về việc sinh hoạt tổchuyên môn

Trang 4

Đối tượng khảo sát là giáo viên tổ Toán Tin trường THCS Lê Quý ĐônThời gian nghiên cứu: Năm học 2015 - 2016; 2016 - 2017; 2017 - 2018.

5 Phương pháp nghiên cứu.

Trong đề tài này tôi đã chọn các phương pháp nghiên cứu sau:

5 1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;

- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập

5 2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cáccấp về vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp điều tra: Điều tra, khảo sát ý kiến của giáo viên

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động

- Phương pháp tham khảo

- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm

- Phương pháp trò chuyện, đàm thoại: Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp

5.3 Phương pháp thống kê toán học.

- Phương pháp thống kê kết quả khảo sát giáo viên

II Phần nội dung

1 Cơ sở lý luận.

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Khái niệm về sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học:

Thuật ngữ “nghiên cứu bài học” có nguồn gốc trong lịch sử giáo dục Nhật

Trang 5

chất lượng học của HS Cho đến nay nghiên cứu bài học được xem như một môhình và cách tiếp cận nghề nghiệp của GV và vẫn được sử dụng rộng rãi tại cáctrường học ở Nhật Bản, hình thức này đã được áp dụng trên nhiều nước, bướcđầu được áp dụng ở Việt Nam và đã chứng minh được tính khả thi của nó trongviệc bồi dưỡng và phát triển năng lực chuyên môn của GV so với các phươngpháp truyền thống khác Điều đó cho thấy tính ưu việt và sức hấp dẫn to lớn củanghiên cứu bài học

Khái niệm “sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học”: Là

hoạt động chuyên môn nhưng ở đó GV tập trung phân tích các vấn đề liên quanđến người học (HS) Không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại GV mànhằm khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả nhưmong muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho HSđược tham gia vào quá trình học tập; giúp GV có khả năng chủ động điều chỉnhnội dung, phương pháp dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng HS

Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học là một quá trình các

GV tham gia vào các khâu từ chuẩn bị, thiết kế bài học sáng tạo, dạy thểnghiệm, dự giờ, suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến sâu sắc về những gì đã diễn ratrong việc học của HS Kết quả một buổi dạy là công sức của cả tập thể khôngphải của riêng GV nào Do đó giáo viên được phân công dạy không quá tự ti và

lo lắng bị người này người kia đánh giá, nhận xét… Đây là hoạt động học tậplẫn nhau, học tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới,

là nơi kết nối lý thuyết với thực hành, giữa ý định và thực tế Trong quá trìnhhọc tập đó, GV sẽ học được nhiều điều để phát triển năng lực chuyên môn mới

Để đảm bảo sinh hoạt chuyên môn hiệu quả, trước hết các tổ chuyên môn trongnhà trường cần coi sinh hoạt chuyên môn là trụ cột, là chính sách quan trọngnhất để đổi mới nhà trường, nâng cao chất lượng việc học của HS Từ đó giúp

GV hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn và cùng nhaunhất trí quyết tâm thực hiện sinh hoạt chuyên môn mới

1.1.2 Các văn bản chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên

Trang 6

cứu bài học.

Hàng năm theo hướng dẫn triển khai nhiệm vụ trọng tâm cấp trung học cơ

sở có nhấn mạnh “Chú trọng đổi mới sinh hoạt cụm, tổ chuyên môn theo hướngtăng cường giúp đỡ vì sự tiến bộ của các thành viên thông qua trao đổi, thảoluận về các chủ đề, nội dung, phương pháp dạy học, rút kinh nghiệm, tháo gỡnhững khó khăn vướng mắc trong giảng dạy” Đây cũng là sự đổi mới về hìnhthức của việc sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Sinh hoạt chuyên môn tại tổ Toán có nhiều hình thức khác nhau Trong đó,hình thức sinh hoạt chuyên môn theo kiểu dự giờ được thực hiện thường xuyênnhằm trau dồi tay nghề, học hỏi chuyên môn lẫn nhau của GV

Trên thực tế, kiểu sinh hoạt chuyên môn truyền thống theo hình thức nàyđược tổ chức có cùng một quy trình chung: Tổ trưởng chuyên môn phân cônggiáo viên dạy theo kế hoạch nhà trường GV được phân công nghiên cứu bài vàgiảng dạy trên lớp Tổ chuyên môn dự giờ rồi họp rút kinh nghiệm, xếp loại tiếtdạy Cách tổ chức như vậy thực sự chưa thu hút sự tham gia tích cực và tự giáccủa GV

Nguyên nhân cơ bản là do tổ trưởng và GV chưa xác định đúng mục đích, ýnghĩa của sinh hoạt chuyên môn thông qua giảng dạy và dự giờ Chúng ta quanniệm rằng việc tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm, mọi người đánh giá mổ xẻ, xoayvần…, thống nhất phương pháp, quy trình dạy học cho một kiểu bài và đánh giáxếp loại GV là vấn đề cốt lõi của sinh hoạt chuyên môn Vậy nên mỗi buổi sinhhoạt chuyên môn này còn nặng về hình thức Cả GV dạy và GV dự nhiều khi mâuthuẫn không có tiếng nói chung thậm chí GV dạy chán nản tiêu cực

Để nắm rõ hơn về việc nên tổ chức sinh hoạt chuyên môn như thế nào tôi

đã khảo sát các GV trong tổ Toán với câu hỏi như sau:

Trang 7

Chưa tốt Tốt

1 Với cách sinh hoạt chuyên môn

hiện tại thì đồng chí cảm thấy đã hài

lòng chưa, đã giúp ích gì cho quá

trình phát huy năng lực chuyên môn

của đồng chí chưa?

2 Đồng chí có muốn thay đổi cách

sinh hoạt chuyên môn theo nhiều

Ngay từ năm học 2015 - 2016, dạy học hướng NCBH đã được tổ Toán Tintrường THCS Lê Quý Đôn rất quan tâm và tổ chức thường xuyên nhưng thực sự

để đem lại hiệu quả cao thì chưa dám khẳng định Tuy nhiên qua nhiều năm thựchiện, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, thay đổi cách tổ chức SHCM theo hướngNCBH đã và đang đem lại một số hiệu quả nhất định Bằng cách đưa vào nhiềunội dung SHCM hơn, hình thức đa dạng hơn để tránh sự nhàm chán và nặng nềnhưng vẫn đảm bảo tính khoa học, bản chất của việc SHCM theo hướng NCBH

Trang 8

Và vẫn phải theo sự định hướng của các cấp và các văn bản chỉ đạo chứ khôngthực hiện một cách tùy tiện.

3 Nội dung và hình thức của giải pháp

3.1 Mục tiêu của giải pháp.

Với những hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng NCBH khôngnằm ngoài mục đích nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho tất cả cácthành viên trong tổ Toán Tin Tạo ra những cách thức giúp GV có cơ hội thểhiện mình trong hoạt động dạy và học cũng như tạo ra cho GV một môi trườngSHCM sinh động và hấp dẫn

Khi vận dụng đề tài vào trong sinh hoạt chuyên môn thì bản thân nhận thấyhiệu quả đạt được khá cao, các GV khi được phân công nhiệm vụ rất nhiệt tìnhthể hiện bản thân, giúp cho buổi sinh hoạt chuyên môn đúng nghĩa là buổi traođổi về các vấn đề mà GV gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy cũng như côngtác

3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.

Với đề tài này thì các giải pháp đưa ra là những hình thức tổ chức sinhhoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học với các cách thức tổ chức khácnhau nhưng vẫn theo sự định hướng chung của ngành giáo dục

3.2.1 Quy định chung về tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học: Gồm 4 bước

3.2.1.1 Bước 1: Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu

a Xác định mục tiêu: Cần xác định mục tiêu kiến thức và kỹ năng mà HS

cần đạt được (theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở từng môn học, đặc biệt cần chú ýxây dựng mục tiêu về thái độ của HS), đảm bảo phù hợp với trình độ và lứa tuổicủa HS khi chọn bài học nghiên cứu

Trang 9

b Chọn bài học nghiên cứu: Mỗi GV cùng bộ môn được chọn những bài

phù hợp với yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà mục tiêu đã vạch ra sau

đó thống nhất lựa chọn bài học chung nhất để làm bài học nghiên cứu

GV trong tổ thảo luận chi tiết về thể loại bài học đã chọn, nội dung bài học,các phương pháp, phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao, cách tổ chức dạy học,cách rèn kỹ năng, hướng dẫn HS cách vận dụng kiến thức đã học để giải quyếttình huống thực tiễn…

Dự kiến những thuận lợi, khó khăn của HS khi học tập và các tình huốngxảy ra cùng với cách xử lý tình huống (nếu có)

c Xây dựng giáo án (Thiết kế bài dạy minh họa):

Bài dạy minh họa không phải do một GV thiết kế mà do một nhóm GVcùng bộ môn thiết kế, thảo luận, thống nhất lựa chọn phương án tối ưu nhất.Việc thiết kế bài soạn không nhất thiết phụ thuộc máy móc vào quy trìnhbước dạy theo SGK hoặc SGV mà dựa vào mục tiêu bài học đã đề ra để thiết kếcho phù hợp

3.2.1.2 Bước 2: Tiến hành dạy bài học (bài giảng minh họa) và dự giờ.

Sau khi hoàn thành xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết, GV sẽ dạy minhhoạ bài học nghiên cứu ở một lớp đã chuẩn bị trước

Các yêu cầu cụ thể của giờ dạy minh họa như sau:

Chuẩn bị lớp dạy minh hoạ, bố trí lớp có đủ chỗ ngồi quan sát thuận lợi chongười dự

Điều chỉnh số lượng người dự ở mức vừa phải, không quá đông

Việc dự giờ cần đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học của HS, khônggây khó khăn cho người dạy minh hoạ

GV dạy và dự cần quan sát việc học của tất cả HS, cách làm việc nhóm,thái độ tình cảm của HS Khi dự giờ GV tập trung vào việc học của HS, theodõi nét mặt, hành vi, sự quan tâm đến bài học của HS đặc biệt cần ghi chép cụ

Trang 10

thể thái độ của hs khi tham gia trả lời các câu hỏi của GV, thông qua đó tìm mốiliên hệ giữa việc học của HS với tác động của GV về cách sử dụng các phươngpháp dạy học, cách tổ chức lớp học.

Điều chỉnh thói quen đánh giá giờ dạy qua hoạt động của GV, người dự cầnhiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy, đặt mình vào vị trí của ngườidạy để phát hiện những khó khăn trong việc học tập của HS nhằm tìm cách giảiquyết

3.2.1.3 Bước 3: Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu

GV dạy minh họa chia sẻ về bài học: Những ý tưởng mới, những thay đổi,điều chỉnh về nội dung, phương pháp dạy học

Những điều hài lòng và chưa hài lòng trong quá trình dạy minh họa

Sau đó người dự suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến của GV về bài học sau khi

dự giờ

Người dự trao đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng

Thảo luận xem HS học như thế nào? (mức độ tham gia, hứng thú và kết quảhọc tập của từng em)

Cùng suy nghĩ, vì sao HS chưa tích cực tham gia vào hoạt động học, họcchưa đạt kết quả và đưa ra các biện pháp thay đổi cách dạy phù hợp

Mọi người phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau khi thảo luận, khôngnên quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy

Không nên phê phán đồng nghiệp

Không đánh giá xếp loại giờ dạy minh hoạ này

Tổ trưởng là người tổng hợp các ý kiến và đưa ra các nhận định đạt được

và chưa đạt được để rút kinh nghiệm

3.2.1.4 Bước 4: Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày.

Trang 11

Thông qua tiết dạy minh họa, thông qua thảo luận tiết dạy của đồng nghiệp

GV tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, kiểm nghiệm những vấn đề đãđược dự giờ và thảo luận, áp dụng vào bài giảng hàng ngày trên lớp

Nguyên tắc vận dụng vào dạy học hàng ngày:

- Giảm truyền thụ kiến thức bằng PP thuyết trình;

- Vận dụng các PPDH có sự tham gia của HS;

- Sử dụng thiết bị dạy học “thực tế”;

- Tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ 4-6, cân bằng giới tính, năng lực;

- Khuyến khích sự tích cực, sáng tạo của HS

3.2.2 Hình thức tổ chức 1: Nghiên cứu về một bài dạy.

Đây là hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bàihọc mà theo các tài liệu đã hướng dẫn thì đối với tổ Toán Tin trường THCS LêQuý Đôn đã xây dựng như sau:

Một năm học tổ chức theo hình thức này 2 lần vào đầu năm học và đầu học

kì II

Năm học 2017 - 2018 tổ Toán Tin đã tổ sinh hoạt chuyên môn theo hướngnghiên cứu bài học về đổi mới phương pháp dạy học tích cực thông qua đánh giácác hoạt động học tập của học sinh và ứng dụng bảng tương tác vào dạy học nhưsau:

Tên chuyên đề: CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU

Môn Toán 6 (Số học) - Tiết PPCT: 44

Để chuẩn bị cho tiết chuyên đề này bản thân tôi đã họp tất cả các thànhviên trong tổ để xây dựng các bước tổ chức chuyên đề này

Trang 12

Họp tổ Toán Tin để xây dựng chuyên đề

1 Bước 1: Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu

Với sự góp ý của các GV đã thống nhất mục tiêu như sau:

a Xác định mục tiêu:

- Kiến thức: HS biết thực hiện cộng hai số nguyên cùng dấu.

- Kỹ năng: HS bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên biểu thị sự thay

đổi theo hướng ngược nhau cho 1 đại lượng

- Thái độ: Bước đầu có ý thức liên hệ những điều đã học vào thực tiễn.

b Xây dựng giáo án (Thiết kế bài dạy minh họa):

Với mục tiêu là vận dụng phương pháp dạy học tích cực và sử dụng bảng tươngtác vào dạy học Một số GV đã đưa ra những khó khăn để thực hiện chuyên đề:

- HS dân tộc nhiều nên phần kiến thức để bổ trợ cho bài này là tìm GTTĐcủa một số nguyên của các em này chưa tốt

Trang 13

- Xây dựng quy tắc cộng hai số nguyên âm để cho HS yếu kém là rất khó,

vì thường sau khi dạy xong bài này thì hầu như HS yếu, kém chưa thực thiệnđược phép tính

- Ứng dụng CNTT đặc biệt là sử dụng bảng tương tác vào chỗ nào thì hợplý nhất

- HS sẽ thảo luận nhóm phần nào trong bài giảng?

- Bài giảng này có nên đưa ra sơ đồ tư duy hay không?

Đó là một số khó khăn khi thiết kế bài giảng này

c Giáo viên trong tổ góp ý xây dựng ý tưởng cho chuyên đề:

- Đây là loại bài học hình thành kiến thức mới

- Cách giới thiệu bài mới: Nên đưa ra hai ví dụ về phép tính có chứa GTTĐ

và phép cộng hai số tự nhiên, sau đó căn cứ vào bài cũ GV giới thiệu bài mới

- Sử dụng phương pháp: Phương pháp dạy học nhóm, Phương phápnghiên cứu trường hợp điển hình, Phương pháp giải quyết vấn đề, Phương pháptrò chơi

- Phương tiện dạy học: Máy tính, bảng tương tác, các loại thức kẻ

- Nội dung được chia ra làm 3 phần chính:

* Phần 1: Cộng hai số nguyên dương

* Phần 2: Cộng hai số nguyên âm (trọng tâm của bài học).

* Phần 3: Luyện tập.

- Nên tổ chức phần 1: Nhanh vì đây là lượng kiến thức đã học, nhưng

cần đảm bảo học sinh biết làm phép tính khi đằng trước có dấu “+” thay vìkhông có dấu gì, cho một số bài tập để học sinh thực hành ngay tại lớp

- Phần thứ hai là phần trọng tâm của bài học: GV nên sử dụng bảng

tương tác để đưa ra bài toán thực tế để HS thấy được trong thực tế xuất hiệnphép cộng hai số nguyên âm GV trực tiếp hướng dẫn chi tiết để HS nắm bắt

Trang 14

được cách thực hiện phép tính này vì học sinh trường yếu, GV cần nhấn mạnh

về GTTĐ để HS hiểu

- Phần thứ ba: Phần xem HS có hiểu bài hay không, có vận dụng được

quy tắc đã học để thực hiện phép tính không,

- Đưa ra phần giới thiệu về Hương Đạo Vương Trần Quốc Toản để thể hiện tíchhợp GD về môn Lịch sử thông qua nội dung đã học Phần này Ứng dụng CCTT

d Phân công chuẩn bị: Sau khi góp ý thống nhất đề nghị Đ/c Phan Thị Hà

trực tiếp đứng lớp cho chuyên đề này, giao cho Đ/c Hà tiếp thu các ý kiến củacác thành viên trong tổ xây dựng kế hoạch giảng dạy hoàn chỉnh để giảng dạy

2 Bước 2: Tiến hành dạy bài học (bài giảng minh họa) và dự giờ.

Đ/c Phan Thị Hà đang triển khai bài giảng trên lớp

3 Bước 3: Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu

a Giáo viên dạy minh họa chia sẻ về bài học:

- Những ý tưởng mới: Nội dung bài học được thiết kế nhằm phát huy tính

tích cực của HS và thiết bị hỗ trợ tiết dạy, đã sử dụng bảng tương tác áp dụngvào bài giảng

Trang 15

- Những thay đổi, điều chỉnh về nội dung: Các nội dung đã được trình

bày theo đúng định hướng của cả tổ chuyên môn không thay đổi

- Phương pháp dạy học: Phương pháp giảng dạy đa dạng và phù hợp với

bài học, đã sử dụng phương pháp dạy học tích cực như, đặt vấn đề và giải quyếtvấn đề, tăng cường hoạt động nhóm HS học tập tích cực, sôi nổi và vận dụngđược kiến thức thực hành các kỹ năng như vẽ hình, nhận biết tương đối tốt

b Các ý kiến đóng góp, trao đổi, thắc mắc, đề xuất, kiến nghị liên quan đến nội dung chuyên đề:

- Đồng ý với nội dung và phương pháp thực hiện chuyên đề

- Việc thực hiện chuyên đề là cần thiết vì nó góp phần thúc đẩy việc đổimới phương pháp dạy học trong nhà trường

- Có ý tưởng sáng tạo trong việc thiết kế giáo án, giáo án thể hiện đầy đủcác nội dung thực hiện trên lớp Liên hệ thực tế phong phú, tạo được tình cảmtốt, thái độ tích cực cho HS

- Cần lưu ý tới việc xử lý linh hoạt các tình hống phát sinh trong quá trìnhdạy chuyên đề

- Cần nâng cao hơn nửa kĩ năng sử dụng bảng tương tác ở HS

- Không nên sử dụng quá nhiều ứng dụng CNTT mà nên sử dụng một cáchhợp lý, những phần mà ta xác định được việc sử dụng CNTT sẽ đem lại hiệu quảcao nhất thì làm

- Tăng cường khả năng sinh hoạt nhóm của HS để dần hình thành tiếp cậnvới mô hình trường học mới

- Một số HS khi thực hiện phương pháp hoạt động nhóm chưa tốt

c Thống nhất chung:

- Đây là những kỷ thuật dạy học mới khi sử dụng bảng tương tác, còn xa lạvới các em HS nên cần phải được tổ chức thường xuyên để các em dần hìnhthành kỷ năng sử dụng bảng tương tác

Ngày đăng: 25/04/2018, 13:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Văn bản về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của các cấp Khác
2. Các văn bản chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Ana về sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài Khác
3. Kế hoạch năm học hàng năm của Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Ana Khác
4. Kết quả học sinh giỏi năm học 2017 - 2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Ana Khác
5. Kế hoạch năm học của trường THCS Lê Quý Đôn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w