0
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Thực hiện các chính sách về dịch vụ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC NAM ANH (Trang 38 -38 )

Có thể nói quy mô sản xuất ngày càng tăng, các mối quan hệ giao dịch ngày càng phát triển thì càng đặt ra nhiều yêu cầu mới cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong đó phải kể đến các hoạt động dịch vụ khách hàng. Dịch vụ lúc này trở thành vũ khí cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của các hoạt động dịch vụ khách hàng Công ty Nam Anh đã không ngừng chú trọng vào các hoạt động dịch vụ khách hàng, Công ty đã tổ chức cung cấp các hoạt động dịch vụ tại mọi thời điểm của quá trình tiêu thụ cả trước, trong và sau tiêu thụ.

2.3.5 Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

Xúc tiến được hiểu là các hoạt động có chủ đích trong lĩnh vực Marketing của doanh nghiệp nhằm tìm kiếm thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Xúc tiến bao gồm các hoạt động chính như: quảng cáo, khuyến mại, hội chợ triển lãm, bán hàng trực tiếp, quan hệ công chúng và các hoạt động khuếch trương khác. Thời gian qua Công ty cũng đã chú trọng nhiều hơn đến các hoạt động xúc tiến như (quảng cáo trên các biển hiệu, trên bao bì sản phẩm, trên internet. Thực

hiện khuyến mại trên nhiều mặt hàng, hàng năm có 1 lần tham gia hội trợ triển lãm trưng bày hàng hóa…).

2.4 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH thiết bị trường học Nam Anh Công ty TNHH thiết bị trường học Nam Anh

2.4.1 Ưu điểm

Trong những năm gần đây, Công ty TNHH thiết bị trường học Nam Anh đã đạt được những thành công đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu không ngừng phát triển trong 3 năm qua (từ 2009 - 2011). Để đạt được kết quả như vậy, một phần là do Công ty có những ưu điểm, thế mạnh quan trọng.

- Mặt hàng kinh doanh của Công ty rất đa dạng phong phú, công tác lập kế hoạch tiêu thụ được tiến hành thường xuyên.

- Doanh thu thực hiện qua các năm đều tăng, tạo điều kiện cho Công ty tháo gỡ khó khăn, đảm bảo công ăn việc làm cho công nhân viên.

- Đối với khách hàng truyền thống Công ty không ngừng tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao dịch, vận chuyển hàng hóa, khuyến khích họ bằng việc giảm giá, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh ….

- Công ty đã và đang thực hiện việc đa dạng hóa bán hàng, việc tìm những bạn hàng kinh doanh lớn đang là mối quan tâm của Công ty và đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhờ vào chích sách khuyến khích, đa dạng hóa các hình thức bán hàng, đến nay khối lượng khách hàng tham gia ký kết các hợp tiêu thụ sản phẩm hàng hóa với Công ty dưới nhiều hình thức khác nhau đã không ngừng tăng lên .

- Công ty đã thực hiện chế độ khoán quản, trả lương theo kết quả hoạt động kinh doanh đến tổ và người lao động. Do đó đã kích thích được người lao động phát huy khả năng.

- Việc thu thập các thông tin về thị trường chưa đầy đủ, các thông tin mới nhất không được cập nhập một cách thường xuyên, khâu phân tích và xử lý các thông tin thị trường đạt hiệu quả chưa cao.

- Hệ thống kênh phân phối của Công ty chưa thể đáp ứng được đầy đủ và kịp thời những nhu cầu của khách hàng.

- Cho đến nay Công ty mới chỉ quảng cáo sản phẩm của mình trên internet (diachiso.vn, nhungtrangvang.com.vn và một số trang rao vặt), trên các biển hiệu quảng cáo và dựa vào uy tín của mình để tạo hình ảnh trong lòng khách hàng. Công ty chưa tiến hành quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình.

- Các hoạt động xúc tiến hỗ trợ tiêu thụ khác như (xúc tiến bán hàng, hội trợ triển lãm, bán hàng cá nhân) được tiến hành một cách cầm chừng. Hội nghị khách hàng thì chưa bao giờ được tổ chức.

- Trong các mặt hàng kinh doanh của Công ty, vẫn còn những mặt hàng kém hiệu quả, mức tiêu thụ chậm.

- Chất lượng nguồn nhân lực (nguồn lao động) của Công ty nhìn chung là chưa cao, chưa đồng đều, ở một số bộ phận vẫn tồn tại những mắt xích yếu kém. Như nhân viên khối văn phòng, có người còn chưa được đào tạo qua trường lớp, nhờ mối quan hệ đặc biệt để được nhận vào Công ty.

- Vốn kinh doanh, vốn lưu động vẫn còn hạn hẹp làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Tất cả những khó khăn hạn chế đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty. Vấn đề đặt ra là cần tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế

- Do công tác nghiên cứu thị trường của Công ty còn đơn giản, việc đầu tư cho công tác này chưa đúng mức. Các nhân viên làm công tác nghiên

cứu thị trường có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ không đồng đều, một số nhân viên còn bộc lộ hạn chế yếu kém, nghiên cứu thị trường dựa vào kinh nghiệm là chính, do vậy nhiều khi không nắm bắt được đầy đủ các thông tin về thị trường, về nhu cầu khách hàng nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội.

- Mạng lưới hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty chưa thực sự rộng lớn, nhiều khi chưa đáp ứng được kịp thời và đầy đủ những yêu cầu của khách hàng đặc biệt là khách hàng ở các tỉnh mà Công ty không có các trung gian phân phối.

- Công tác tiếp thị quảng cáo sản phẩm và các hoạt động xúc tiến hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức: Đầu tư cho các hoạt động này còn ít. Hiện nay cơng ty vẫn chưa cho quảng bá sản phẩm của mình một cách rộng rãi. Điều này làm giảm khả năng khơi gợi được nhu cầu của khách hàng.

- Chất lượng một số sản phẩm vẫn chưa đạt yêu cầu của thị trường, dẫn đến mức tiêu thụ quá chậm, hàng bị tồn kho.

- Công ty chưa chú trọng nhiều vào việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty.

- Công tác quản lý, sử dụng và huy động vốn đạt hiệu quả thấp, khả năng thu hồi công nợ còn hạn chế, do vậy qua các năm từ (2009 - 2011) công nợ của Công ty không giảm mà lại tăng.

Trên đây là một số nguyên nhân chính làm ảnh hưởng lớn tới tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Công ty cần phải có những giải pháp cấp bách để có thể giải quyết được tình hình này, tạo điều kiện cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm được đẩy mạnh.

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THU SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ

TRƯỜNG HỌC NAM ANH

3.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH thiết bị trường học Nam Anh đến năm 2015 Nam Anh đến năm 2015

Trong thời gian tới, khi nền kinh tế nước ta tiếp tục hội nhập sâu rộng vào guồng quay của nền kinh tế thế giới, tình hình kinh tế xã hội trong nước cũng sẽ có những biến đổi theo xu hướng chung của thị trường thế giới. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Hàng hoá của Việt Nam sẽ hòa nhập vào thị trường thế giới, thị trường nước ta sẽ có cơ hội đón nhận hàng hóa của các nước trong khu vực và thế giới. Thị trường sẽ trở nên sôi động với sự lên ngôi của những hàng hoá chất lượng tốt, giá cả hợp lý, thị trường không có chỗ cho những hàng hoá chất lượng kém hoặc giá quá cao. Hàng hoá có khả năng cạnh tranh cao của các nước phát triển trong khu vực và thế giới sẽ tràn ngập thị trường nước ta. Và đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án kinh doanh của

mình trong tương lai. Tuy nhiên sức ép cạnh tranh cũng sẽ là một thách thức cực đại đối với các doanh nghiệp trong nước, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải có những sự điều chỉnh hợp lý quá trình sản xuất kinh doanh để có thể vượt qua được thách thức đó. Nhận thấy những vấn đề đó, Ban lãnh đạo Công ty TNHH thiết bị trường học Nam Anh đã đề ra định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới như sau:

- Công ty chủ động duy trì mức tăng trưởng bình quân hàng năm đồng thời phấn đấu tăng trưởng với nhịp độ nhanh và hiệu quả.

- Đa dạng hóa sản phẩm, lựa chọn sản phẩm mũi nhọn. Đa dạng hóa sản phẩm là một hình thức tăng trưởng khá phổ biến đối với các doanh nghiệp hiện nay. Theo phương thức này bên cạnh các mặt hàng truyền thống của mình, các doanh nghiệp sẽ mở rộng kinh doanh sang một số lĩnh vực khác có thể là liên quan đến ngành và lĩnh vực truyền thống của mình hoặc không liên quan. Thực hiện điều chỉnh về các sản phẩm cho phù hợp với xu thế của thị trường đặc biệt là những thị trường mục tiêu.

- Từng bước khắc phục những hạn chế trong quản lý sản xuất kinh doanh, sử dụng và huy động vốn, chủ động về nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.

- Đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng lực lượng sản xuất với cơ cấu sản xuất hiện đại. Cải thiện và nâng cao hơn nữa đời sống vật chất tinh thần của người lao động để họ yên tâm làm việc và gắn bó với Công ty lâu dài.

- Lập kế hoạch chiến lược, mở rộng và phát triển thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bằng chính chất lượng và mẫu mã sản phẩm.

- Thúc đẩy hoạt động bán hàng và các hoạt động xúc tiến hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các chương trình cụ thể về dịch vụ và tiếp thị nhằm thu hút khách hàng; phát triển hơn nữa mối quan hệ với các hãng có uy tín nhằm đảm bảo nguồn hàng cung cấp kịp thời cho khách hàng

- Cần quan tâm hơn nữa tới chính sách giá cả nhằm mục tiêu kích thích nhu cầu của người tiêu dùng, tăng lượng tiêu thụ hàng hóa.

- Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên. Mở rộng thị trường đầu tư kinh doanh những mặt hàng có kiểu dáng, mẫu mã, bao bì đẹp đảm bảo chất lượng.

- Đổi mới và nõng cao năng lực hoạt động của Công ty để đáp ứng nhu cầu hội nhập của nền kinh tế đất nước với nền kinh tế khu vực và thế giới.

3.2 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH thiết bị trường học Nam Anh tại Công ty TNHH thiết bị trường học Nam Anh

3.2.1. Đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường

Sự cần thiết của giải pháp.

Ngày nay công tác nghiên cứu thị trường là không thể thiếu được đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Nghiên cứu thị trường được tiến hành tốt sẽ giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm diễn ra một cách dễ dàng hơn, mạng lưới tiêu thụ sẽ ngày càng được mở rộng. Qua tìm hiểu cho thấy, công tác nghiên cứu dự báo thị truờng của Công ty thiết bị trường học Nam Anh đã và đang được tiến hành nhưng hiệu quả chưa cao. Do vậy Công ty cần thúc đẩy hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường để từ đó có những quyết định hợp lý nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

Nội dung giải pháp.

- Nghiên cứu mức độ cạnh tranh trên thị trường.

Công ty cần thực hiện một cách thường xuyên liên tục để theo dõi các đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ giúp cho Công ty có được phương án ứng xử phù hợp với đòi hỏi nhu cầu thị trường trong từng thời kỳ nhằm đảm bảo giữ vững thị trường hiện có và đề ra phương hướng

mở rộng sang lĩnh vực thị trường mới. Các vấn đề quan trọng mà Công ty cần biết về đối thủ cạnh tranh đó là:

+ Chủng loại hàng hóa. + Hệ thống phân phối đại lý. + Marketing và dịch vụ bán hàng. + Giá thành.

+ Tiềm lực tài chính.

+ Tìm hiểu về mục tiêu chiến lược trong mỗi giai đoạn thị trường. + Khả năng tiêu thụ ở từng thị trường.

+ Các chiến lược cạnh tranh.

- Nghiên cứu về xu thế phát triển của sản phẩm hàng hóa và triển vọng sản phẩm của Công ty.

Sau khi nghiên cứu và phân tích mức độ cạnh tranh trên thị trường, Công ty cần nghiên cứu triển vọng của hàng hóa (xác định nhu cầu hàng hóa đang phát triển trên thị trường để từ đó có thể xác định được triển vọng hàng hóa của Công ty trên thị trường) nhằm đưa ra định hướng chiến lược phát triển sản phẩm hàng hóa một cách chính xác.

Điều kiện áp dụng.

Để có thể thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường thì đòi hỏi đội ngũ nhân viên thực hiện phải là những người có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ tốt, năng động nhạy bén trong việc nắm bắt thị hiếu và nhu cầu của thị trường, am hiểu thị trường và các hoạt động maketing. Mặt khác cũng cần quán triệt sự nghiêm túc trong việc thực hiện công tác này đến toàn thể mọi người trong Công ty, tránh tình trạng làm qua loa cho xong chuyên.

Lợi ích đạt được.

Việc đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho Công ty có tầm nhìn xa hơn và có chiến lược phát triển phù hợp với từng thời kỳ cụ thể, từ đó có thể duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

3.2.2 Sắp xếp lại và mở rộng hệ thống phân phối

Sự cần thiết của giải pháp.

Phân phối sản phẩm có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh an toàn, tăng cường khả năng liên kết, giảm được sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hóa nhanh chóng. Hiện nay, Công ty Nam Anh vẫn đang sử dụng kết hợp giữa kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. Tuy nhiên hệ thống cửa hàng, đại lý của công ty còn ít, chưa đảm bảo được tốc độ cung ứng sản phẩm một cách tốt nhất, do đó nhiều khi gây trở ngại cho quá trình tiêu thụ.

Nội dung của giải pháp.

- Các cửa hàng của Công ty cần thiết được nâng cấp và bố trí sắp xếp lại cho phù hợp về góc độ thẩm mỹ và tính hiệu quả, tạo sự mới mẻ, thu hút và hấp dẫn khách hàng

- Công ty nên tăng cường nghiệp vụ bán hàng đại lý, ký gửi...theo các hình thức này Công ty không cần đầu tư nhiều vào tài sản cố định mà phân phối được hàng hoá của mình ở nhiều nơi, nhiều điểm bán khác nhau, tăng cường mức tiêu thụ hàng hóa.

- Hệ thống các đại lý cần được mở rộng hơn nữa, đặc biệt là ở các tỉnh nhằm đảm bảo được tốc độ cung ứng sản phẩm một cách tốt nhất, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.

Điều kiện áp dụng.

Đảm bảo đủ nhân lực thực hiện việc sắp xếp lại và mở rộng hệ thống phân phối. Công tác quản trị kênh phân phối càng phải được chú trọng hơn nữa.

Lợi ích đạt được.

Việc sắp xếp lại và mở rộng hệ thống phân phối sẽ giúp hệ thống phân phối của Công ty hoạt động hiệu quả hơn, mạng lưới tiêu thu sản phẩm được

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC NAM ANH (Trang 38 -38 )

×