- Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo: thiếu kiến thức làm ăn,thiếu vốn, đông con, thiếu lao động, không có việc làm, mắc các tệ nạn xãhội, lười lao động, ốm đau, rủi ro… - Nhóm cá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
-oo0oo -TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU 4
DANH MỤC HÌNH VẼ 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
1 LÝ LUẬN CHUNG 6
1.1 Nghèo đói 6
1.2 Thước đo nghèo đói ở Việt Nam 6
1.3 Nguyên nhân nghèo đói ở Việt Nam 8
1.4 Xóa đói giảm nghèo 9
2 XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 9
2.1 Mối quan hệ giữa xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế Việt Nam 9
2.2 Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 10
2.3 Thực trạng về đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam 11
2.3.1 Các chỉ số đánh giá nghèo đói 11
2.3.2 Thực trạng nghèo đói 13
2.3.3 Khoảng cách giàu – nghèo giữa các vùng ngày càng gia tăng 15
2.3.4 Nghèo về dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam đang đứng vị trí số một 17
3 Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 18
3.1 Xóa đói giảm nghèo tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế: 19
3.2 Nghèo đói tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế: 20
4 THÀNH TỰU VÀ BẤT CẬP TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 21
4.1 Thành tựu 21
4.2 Bất cập 24
5 GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM 26
KẾT LUẬN 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 35
Trang 32012 - 2016 17
3
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Nạn đói năm 1944 - 1945 đã để lại nỗi ám ảnh quá sâu sắc trong hình dungngười dân lúc bấy giờ Khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người đã chết, vợ mấtchồng, con mất cha, anh em li biệt Cả miền Bắc hoang tàn, lầm than đến tột cùng.Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá, nghèo đói không chỉ riêng của một quốc gia,một tổ chức mà nó là vấn đề của cả cộng đồng quốc tế Chính nghèo đói đã kiềmhãm sự tăng trưởng và phát triển của một quốc gia từ đó kéo theo nhiều hệ luỵ,nhiều vấn đề liên quan khác như trình độ dân trí thấp, tệ nạn xã hội, bệnh tật, Vìvậy, cho đến nay, mặc dù nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt về kinh tế cũngnhư là xã hội so với trước nhưng chưa bao giờ vấn đề đói nghèo được loại bỏ rakhỏi các chính sách an sinh xã hội cho người dân Nhận thấy được tầm quan trọngcũng như sự ảnh hưởng của xóa đói giảm nghèo đến kinh tế Việt Nam nhóm chúng
tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế thị trường và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam” Hy vọng với bài tiểu luận này chúng tôi sẽ giúp các bạn có một cái nhìn từ
khái quát đến cụ thể về vấn đề này
Trang 51.2 Thước đo nghèo đói ở Việt Nam
Ngưỡng nghèo hay chuẩn nghèo là ranh giới để phân biệt người nghèo vàngười không nghèo Nó có thể là một ngưỡng tính bằng tiền hay phi tiền tệ Có haicách để xác định ngưỡng nghèo:
Cách thứ nhất, ngưỡng nghèo tuyệt đối là chuẩn tuyệt đối về mức sống được
coi là cần thiết để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khỏe mạnh Có haingưỡng nghèo tuyệt đối Ngưỡng thứ nhất là số tiền để mua một rổ lương thực thựcphẩm hằng ngày gọi là nghèo lương thực thực phẩm Ngưỡng nghèo này thườngthấp vì nó không tính đến chi tiêu cho các sản phẩm phi lương thực khác Ngưỡngnghèo thứ hai là ngưỡng nghèo chung bao gồm cả phần chi tiêu cho các sản phẩmphi lương thực
Cách thứ hai, ngưỡng nghèo tương đối được xét trong tương quan xã hội,
phụ thuộc địa điểm dân cư sinh sống và phương thức tiêu thụ phổ biến nơi đó Sựnghèo khổ tương đối được hiểu là những người sống dưới mức tiêu chuẩn có thểchấp nhận được trong những địa điểm và thời gian xác định
5
Trang 6Ở Việt nam chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình đượcxác định như sau: Theo Điều 2, Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, Quyết định vềviệc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020:
Hộ nghèo
- Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trởxuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụttiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên
- Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 900.000 đồng trở xuống;+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụttiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên
Hộ cận nghèo
- Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lườngmức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
- Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lườngmức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
Hộ có mức sống trung bình
- Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng
Trang 7- Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng.
1.3 Nguyên nhân nghèo đói ở Việt Nam
Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc xác định nguyên nhân củanghèo đói Trên thực tế không có một nguyên nhân biệt lập, riêng rẽ dẫn tới đóinghèo, nhất là đói nghèo trên diện rộng, có tính chất xã hội Nó cũng không phải lànguyên nhân thuần túy về mặt kinh tế hoặc do thiên tai dịch họa Ở đây nguyênnhân của tình trạng đói nghèo là có sự đan xen, thâm nhập vào nhau của cái tất yếulẫn cái ngẫu nhiên, cái cơ bản và cái tức thời, cả nguyên nhân sâu xa lẫn nguyênnhân trực tiếp, tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội
Ở Việt Nam, nguyên nhân chính gây ra đói nghèo có thể phân theo 3 nhóm:
- Nhóm nguyên nhân điều kiện tự nhiên: khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bãolụt, hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khókhăn đã và đang kìm hãm sản xuất, gây ra tình trạng đói nghèo cho cả mộtvùng, khu vực
- Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo: thiếu kiến thức làm ăn,thiếu vốn, đông con, thiếu lao động, không có việc làm, mắc các tệ nạn xãhội, lười lao động, ốm đau, rủi ro…
- Nhóm các nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: thiếu hoặc khôngđồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khókhăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm
ăn, khuyến nông, lâm, ngư, chính sách trong giáo dục đào tạo, y tế, giảiquyết đất đai, định canh định cư, kinh tế mới và nguồn lực đầu tư còn hạnchế
Kết quả điều tra về xã hội học cho thấy:
- Thiếu vốn: 70-90% tổng số hộ được điều tra
- Đông con: 50-60% tổng số hộ được điều tra
7
Trang 8- Rủi ro, ốm đau: 10-15% tổng số hộ được điều tra.
- Thiếu kinh nghiệm làm ăn: 40-50% tổng số hộ được điều tra
- Neo đơn, thiếu lao động: 6-15% tổng số hộ được điều tra
- Lười lao động, ăn chơi hoang phí: 5-6% tổng số hộ được điều tra
- Mắc tệ nạn xã hội: 2-3% tổng số hộ được điều tra
1.4 Xóa đói giảm nghèo
Là một chiến lược của chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề đóinghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam
2 XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 2.1 Mối quan hệ giữa xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Xóa đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản đảm bảo công bằng xã hội và tăngtrưởng bền vững Xóa đói giảm nghèo không chỉ là công việc trước mắt mà còn lànhiệm vụ lâu dài Trước mắt là xóa hộ đói, giảm hộ nghèo; lâu dài là xóa sự nghèo,giảm khoảng cách nghèo, phấn đấu xây dựng một xã hội giàu mạnh, công bằng,dân chủ, văn minh
Xóa đói giảm nghèo không đơn giản là việc phân phối lại thu nhập một cáchthụ động mà phải tạo ra một lực tăng trưởng tại chỗ, chủ động tự vươn lên thoátnghèo Xóa đói giảm nghèo không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăngtrưởng kinh tế đối với các đối tượng có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố quantrọng tạo ra một mặt bằng tương đối đồng đều cho phát triển, tạo thêm một lựclượng sản xuất dồi dào và đảm bảo cho giai đoạn “cất cánh”
Do đó, xóa đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu của tăng trưởng (cảtrên góc độ tăng trưởng và kinh tế), đồng thời cũng là một điều kiện tiền đề chotăng trưởng nhanh và bền vững Trên phương diện nào đó, xét về ngắn hạn, khiphân phối một phần đáng kể trong thu nhập xã hội cho chương trình xóa đói giảmnghèo thì nguồn lực dành cho tăng trưởng kinh tế có thể bị ảnh hưởng, song xét
Trang 9một cách toàn diện về dài hạn thì kết quả xóa đói giảm nghèo sẽ tạo tiền đề chotăng trưởng nhanh và bền vững.
2.2 Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam.
“Năm 2016, năm đầu cả nước thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
5 năm 2016 – 2020 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dựbáo, tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm mạnh, hoạt động của thị trường hànghóa kém sôi động, giá cả hàng hóa thế giới ở mức thấp đã ảnh hưởng đến kinh tếnước ta, nhất là hoạt động xuất – nhập khẩu và thu ngân sách Nhà nước Ở trongnước, bên cạnh những thuận lợi từ dấu hiệu khởi sắc của năm 2015, kinh tế nước tađối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến phức tạp của thời tiết, biếnđổi khí hậu Rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc, tình trạng hạn hán tại TâyNguyên, Nam Trung Bộ và xâm nhập mặn nghiêm trọng ở Đồng bằng sông CửuLong, bão lũ và sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng nặng
nề đến sản xuất và đời sống nhân dân Trước tình hình đó, Chính phủ đã lãnh đạo,chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết
số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điềuhành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nướcnăm 2016 Đồng thời, ban hành hàng loạt các Nghị quyết để chỉ đạo, giải quyếtnhững vấn đề cấp bách, khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn địnhđời sống nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái như: Nghị quyết số 19-2016/NQ-
CP ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trườngkinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, địnhhướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và pháttriển doanh nghiệp đến năm 2020; Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 8/7/2016 vềnhững nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốnđầu tư công năm 2016; cả Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ Với
9
Trang 10những đổi mới mạnh mẽ và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, kinh
tế - xã hội nước ta năm 2016 đã vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được nhữngthành tựu đáng kể” – Theo Tổng cục Thống kê
2.3 Thực trạng về đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.
Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng tương đối khá, đưa nước ta ra khỏitình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có mức thu nhậptrung bình Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trongnước (GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,81% so với năm 2016 Mức tăng trưởngnăm 2017 vượt mục tiêu đề ra 6,7% và cao hơn mức tăng trưởng của giai đoạn
2010 – 2016 Tăng trưởng kinh tế không ổn định làm cho nhiệm vụ xóa đói giảmnghèo đã trở nên khó khăn hơn, tốc độ giảm nghèo hiện nay không còn cùng nhịpvới tăng trưởng kinh tế như trước
2.3.1 Các chỉ số đánh giá nghèo đói.
(Nguồn: Báo cáo của Viện nghiên cứu con người)
Nhìn chung chỉ số HDI của Việt Nam từ năm 2010 – 2015 có xu hướng tănglên qua các năm, nhưng tốc độ tăng của HDI Việt Nam lại ngày càng chậm
Nguyên nhân của HDI Việt Nam tăng qua các năm là: tuổi thọ tăng lên 85 năm,
số năm đi học bình quân 15 năm và số năm đi học kỳ vọng 18 năm, và GNI bìnhquân đầu người 5.092 đô la Mĩ
Trang 11Hệ số Gini
Hệ số Gini (hay còn gọi là hệ số Loren): là hệ số dựa trên đường cong Loren
(Lorenz) chỉ ra mức bất bình đẳng của phân phối thu nhập giữa cá nhân và hệ kinh
Thu nhập bình quân đầu người qua các năm
Với tốc độ tăng GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoáibình quân đạt 14%/năm, quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ năm
2008 đã vượt qua mốc 1.000 USD Nếu tính thêm yếu tố giảm giá của đồng USD,thì từ năm 2010 Việt Nam đã chuyển vị thế từ nhóm nước có thu nhập thấp sangnhóm nước có thu nhập trung bình
(Nguồn: tổng cục thống kê.)
11
Hình 2.3.1 Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 - 2017
Trang 12Dựa vào hình ta thấy tốc độ tăng trưởng GDP nước ta đạt mức cao, đỉnh điểm
là năm 2017 với 6.81%, vượt sự dự đoán của các chuyên gia trong và ngoài nước.Quy mô nền kinh tế nước ta hiện hành đạt 5.007,9 nghìn tỷ đồng tương đương 220
tỷ USD
2.3.2 Thực trạng nghèo đói
- Theo kết quả điều tra, theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020,tổng số hộ nghèo trên toàn quốc là 2.338.569 hộ (chiếm 9,88%), hộ cậnnghèo là 1.235.784 hộ (chiếm 5,22%)
- Trong đó, tổng số hộ nghèo trên địa bàn 64 huyện nghèo (62 huyện nghèotheo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và hai huyện nghèotheo Quyết định số 1791 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ) là 371.990
hộ chiếm tỷ lệ 50,43%, số hộ cận nghèo là 94.611 hộ chiếm tỷ lệ 12,83
%
- Kết quả điều tra cũng cho thấy, khu vực miền núi Tây Bắc có tỷ lệ hộnghèo cao nhất cả nước với 34,52%, tiếp theo là miền núi Đông Bắc(20,74%) và Tây Nguyên (17,14%) Đông Nam Bộ có tỷ lệ hộ nghèo thấp
Trang 13nhất cả nước với 1,23%, tỷ lệ hộ nghèo của đồng bằng sông Hồng cũng chỉ4,76%
Những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước là: Điện Biên (48,14%), HàGiang (43,65%), Cao Bằng (42,53%)
Thanh Hóa là tỉnh có số hộ nghèo nhiều nhất cả nước với 128.893 hộ, tiếptheo là Nghệ An là 95.205 hộ), Sơn La là 92.754 hộ
Trong khi đó, Bình Dương là địa phương duy nhất không có hộ nghèo vàcận nghèo theo chuẩn nghèo mới, TP Hồ Chí Minh cũng có tỷ lệ hộ nghèo (0,02%)
và cận nghèo (0,2%) rất thấp
Ngoài ra, có một số địa phương có tỷ lệ hộ nghèo thấp, như: Đồng Nai là0,91%, Bà Rịa - Vũng Tàu là 1,91%, Tây Ninh là 2,1%, Hà Nội là 2,97%
Theo kết quả sơ bộ của 60 tỉnh, thành điều tra cho đến thời điểm này, tỷ lệ
hộ nghèo của cả nước rơi vào khoảng gần 10%, cận nghèo là hơn 5%
Theo thống kê của Bộ LĐ - TBXH, cả nước có hơn 2,31 triệu hộ nghèo(chiếm tỉ lệ 9,79% so với tổng số hộ dân cư trên toàn quốc) và hơn 1,24 triệu hộcận nghèo (chiếm tỉ lệ 5,27%) theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020.Qua những số liệu trên cho thấy tỷ lệ nghèo đói trên toàn quốc có xu hướnggiảm, tuy nhiên lượng tăng giảm này không đều và khoảng cách nghèo giữa cácvùng ngày càng giãn rộng ra
13
Trang 14Hình 2.3.2: Biểu đồ tỷ lệ hộ nghèo của các khu vực trên toàn quốc giai đoạn
2012 - 2016
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy:
- Xu hướng nghèo của các khu vực trong cả nước đang có xu hướng giảm từnăm 2012 cho đến năm 2016
- Các khu vực nghèo tập trung chủ yếu ở Trung du và miền núi phía Bắc, TâyNguyên, ngược lại ở những vùng đồng bằng thì tỉ lệ nghèo rất thấp, và thấp nhất làĐông Nam Bộ chỉ chiếm khoảng 1 – 2 % tỉ lệ người nghèo trong cả nước
Vì vậy Đảng và Nhà nước cần có các chính sách đầu tư nhiều hơn cho nhữngvùng trung du và miền núi đặc biệt là các vùng đặc biệt khó khăn, để tạo điều kiệncho người dân vươn lên thoát nghèo cũng như thu hẹp khoảng cách giàu nghèogiữa các vùng miền
2.3.3 Khoảng cách giàu – nghèo giữa các vùng ngày càng gia tăng.
Khoảng cách giữa các nhóm dân tộc thiểu số (chiếm 15% dân số) và ngườiKinh tiếp tục giãn rộng Khoảng cách về mức sống giữa các nhóm dân tộc thiểu số
và người Kinh đa số rất lớn: tới 66,3% người dân tộc thiểu số vẫn nghèo vào năm
2010, trong khi tỉ lệ này ở dân tộc Kinh chỉ là 12,9%, và 37,4% người dân tộc thiểu
Trang 15số thuộc diện nghèo cùng cực Nghèo trong các nhóm dân tộc thiểu số thành mộtthách thức ngày càng tăng và kéo dài
Hình 2.3.3 Tỷ lệ nghèo (%) tính cho nhóm dân tộc thiểu số năm 199 và 2009
Các bản đồ nghèo mới được xây dựng trên cơ sở kết quả Tổng Điều tra Dân số
và Nhà ở năm 2009 và năm 2010 Bản đồ này cho thấy hiện nay tình trạng nghèochủ yếu tập trung ở các vùng cao của Việt Nam, gồm miền núi Đông Bắc và TâyBắc và một số khu vực ở Tây Nguyên Ngược lại, các bản đồ “giàu có” hộ bổ xungcho thấy: các hộ giàu chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Hồng (gần Hà Nội) vàĐông Nam bộ, cũng như các trung tâm đô thị dọc bờ biển Người dân tộc thiểu sốchiếm 15% dân số Việt Nam và gần nửa trong số họ vẫn ở diện nghèo
15
Trang 16Hình 2.3.4 Biểu đồ tỷ lệ hộ nghèo phân chia theo khu vực nông thôn và thành
thị 2012 - 2016
Dựa vào hình ta thấy tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo ở khu vực thành thị và nôngthôn rất cao, dẫn đến mất cân đối nhiều mặt trong kinh tế - xã hội, nhà nước cần cónhiều chính sách phát triển kinh tế nông thôn, chuyển dịch kinh tế để tái cân bằngnhằm giảm tình trạng chênh lệch giàu nghèo quá cao giữa 2 khu vực thành thị vànông thôn
2.3.4 Nghèo về dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam đang đứng vị trí số một
Theo số liệu Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam năm
2006 (MICS), để ước tính số trẻ em không được đáp ứng 7 loại nhu cầu cơ bản củacon người, thì nghèo về dinh dưỡng là vấn đề lớn nhất, với tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổisuy dinh dưỡng lên tới 35,8% (chỉ tiêu suy dinh dưỡng tính theo chiều cao, mức độvừa) Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, năm 2007, tỷ lệ trẻ em dưới 5tuổi suy dinh dưỡng tính theo cân nặng là 21,2%; tính theo chiều cao là 33,9% Nghèo về nơi ở và thường đi kèm theo đó là thiếu các công trình vệ sinh cơ bảnđứng ở vị trí thứ 2 và thứ 3 về mức độ nghiêm trọng, với tỷ lệ 20 – 30% số trẻ emđang chịu những thiếu thốn này Con số 8,7% trẻ em thiếu nước sạch có thể quá
Trang 17thấp Về yếu tố dân tộc, những dân tộc ít người, sống phân tán ở vùng cao, điểnhình là người Mông trong mẫu điều tra, có tỷ lệ trẻ em nghèo cao về tất cả các lĩnhvực Trẻ em thuộc các dân tộc có dân số đông, sống tập trung và ở vùng núi thấp,vùng đồng bằng như Tày, Nùng, Mường, Thái… thì mức độ nghèo về thông tin làđiều đáng chú ý.
Tóm lại:
Sau 10 năm nỗ lực xóa đói, giảm nghèo, Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc(FAO) đã công nhận Việt Nam có thành tích trong xóa đói giảm nghèo Việt Namnằm trong nhóm 18 quốc gia được trao bằng khen chứng nhận việc sớm đạt đượcMục tiêu Phát triển thiên niên kỉ 1 (MDG1) – hướng tới mục tiêu giảm một nửa sốngười bị đói vào năm 2015 Điều đó khẳng định định hướng chiến lược toàn diện
về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam là đúng đắn, hợp lòng dân vàphù hợp với xu thế chung của thế giới
Tuy nhiên, tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhưng chưa bền vững, khoảng cách giàu –nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư còn lớn; nhiều vùng còn nhiều khó khăn, cóvùng còn trên 50% hộ nghèo, cá biệt có vùng còn 60% -70% hộ nghèo Tỷ trọng
hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm gần 50% tổng số hộ nghèo trong cả nước, thunhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân cảnước Với mục tiêu cụ thể đặt ra, đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của cả nướcgiảm 2%/năm (từ 9,6% xuống còn 7,6%), riêng tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèogiảm bình quân 4%/năm (từ 43,89% năm 2012 xuống còn 38,89% năm 2013), đếncuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn dưới 5% theo chuẩn nghèo hiệnhành, tỷ lệ nghèo các huyện nghèo còn dưới 30%
3 Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.
17