Do vậy, vấn đề đặt ra cho Tỉnh Vĩnh Long trong việc kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn không chỉ có ý nghĩa thực hiện mục tiêu chung của cả nước mà
Trang 2
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xoá đói, giảm nghèo trở thành vấn đề toàn cầu, là mục tiêu của thiên niên kỷ XXI
và thế giới đã lấy ngày 17 tháng 10 hàng năm là “Ngày Thế giới xoá đói, giảm nghèo” Có
thể nói, nghèo đói đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau Đặc biệt là ở các nước lạc hậu, chậm phát triển, kể cả các nước đang phát triển và nước giàu có; nghèo đói đang là vấn đề nhức nhối, thách thức đối với sự phát triển hay tụt hậu của một quốc gia
Ở nước ta, ngay từ những ngày đầu khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 vừa thành công, Chính phủ Cách mạng lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu vừa được thành lập, ngày đêm phải lo đối phó với thù trong, giặc ngoài, nhưng vẫn dành sự quan tâm sâu sắc đến việc chăm lo cuộc sống cho nhân dân vừa thoát khỏi cảnh nô lệ, bị áp bức, bóc lột Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến vấn đề đói Người kêu gọi toàn dân cùng Chính phủ tập trung lực lượng để chống ba thứ giặc là: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, trong
đó giặc đói được Người đặt lên hàng đầu, với lý do: Ngày nay chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Nhưng nếu nước ta được độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc, thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn chăm lo đến đời sống nhân dân, Người nói:
“Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi”; và “Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của Đảng
và Chính phủ sẽ dễ dàng thực hiện Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy thì cũng không thực hiện được" [27, tr.572] Người đã sớm phát động cuộc vận động thi đua ái quốc kêu gọi toàn dân bằng nhiều phương pháp, cách thức khác nhau để giúp nhân dân như: tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, nhường cơm sẽ áo, quyên góp gạo cứu đói,…
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ nhiệm vụ chung của cách mạng bao gồm cả phát triển kinh tế - xã hội lẫn văn hoá tinh thần, để giúp nhân dân lao động thoát khỏi nghèo đói và ai
ai cũng có việc làm, được ấm no và sống hạnh phúc Đó là những nhiệm vụ rất lâu dài khó
Trang 3
khăn, bởi cơ sở vật chất của chúng ta còn thiếu và yếu, do phải dốc sức cho cuộc chiến tranh giành độc lập tự do, phải hoàn thành hai nhiệm vụ đồng thời là: vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, kháng chiến để mang về cái quý giá cho dân tộc vì “Không có gì quý hơn độc lập tự do” còn kiến quốc để “đảm bảo đời sống của nhân dân”
Đến nay đói, nghèo vẫn đang là vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc Xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ (2001-2005) đã khẳng định: “Việc tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xoá đói, giảm nghèo ngay trong từng bước đi và trong suốt quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước” Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
X, nhiệm kỳ (2006-2010) tiếp tục nhấn mạnh:
Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững; kết hợp chính sách Nhà nước với sự giúp đỡ trực tiếp và có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ nghèo, nhất là đối với những vùng đặc biệt khó khăn Ngăn chặn tình trạng tái nghèo… [17, tr.217]
Qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, công tác xoá đói, giảm nghèo đã được xã hội hoá, trở thành công việc của mọi cấp, mọi ngành và thu hút được sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân Thành tựu xoá đói, giảm nghèo của Việt Nam đã được thế giới đánh giá cao là một trong 10 nước có tốc độ xoá đói, giảm nghèo nhanh nhất Thực hiện thành công mục tiêu xoá đói, giảm nghèo có ý nghĩa quyết định trong việc “đưa nước ta ra khỏi tình trạng một nước kém phát triển trước năm 2010 mà Đại hội X của Đảng”
đã đề ra
Tuy nhiên công cuộc xoá đói, giảm nghèo ở nước ta hiện nay phải đối mặt với những khó khăn và thách thức lớn, đó là do hậu quả của chiến tranh nên xuất phát điểm của Việt Nam thuộc diện nước nghèo; thu nhập và mức chi dùng bình quân đầu người thấp Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng và các nhóm dân cư có xu hướng gia tăng Tỷ lệ người nghèo là người dân tộc thiểu số còn
Trang 4
cao, nguy cơ tái nghèo có thể gia tăng do nhiều nguyên nhân như: thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả, tác động của hội nhập,… Cơ hội tìm việc làm của người nghèo cũng sẽ ít hơn
Tỷ lệ hộ dân tái nghèo ở nước ta còn lớn, xoá đói, giảm nghèo thiếu tính bền vững
Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, toàn bộ lãnh thổ của tỉnh nằm giữa hai con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu Diện tích tự nhiên 1.475,19 km2, dân số 1.051.000 người, mật độ dân số đạt 704 người/km2, là một trong những tỉnh có mật độ dân số cao nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Long rất quan tâm đến công tác xoá đói, giảm nghèo, thực hiện nhiều chính sách và các dự án xoá đói, giảm nghèo mang lại hiệu quả thiết thực, với sự nỗ lực của các ngành, các cấp và bản thân của các hộ nghèo
đã phấn đấu góp phần hạ thấp tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 13,8%, với 27.677 hộ năm 1994 giảm xuống còn 3,51%, với 8.089 hộ vào cuối năm 2005 (theo tiêu chí cũ), với kết quả này
đã về đích trước thời hạn so với Nghị quyết của Tỉnh đề ra là 5% Tuy nhiên về lợi thế so sánh tài nguyên thiên nhiên, Vĩnh Long không có biển, không có núi, không có rừng Mặt khác Vĩnh Long là một tỉnh diện tích đất hẹp người đông, trình độ dân trí còn hạn chế, kết cấu hạ tầng còn thấp, kinh tế phát triển chưa đồng đều giữa các vùng Thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo của tỉnh còn cao, theo tiêu chí mới, đến cuối năm
2007 còn 9,86% so tổng số hộ toàn tỉnh, trong đó tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc khmer còn rất cao, chiếm 50,50% so tổng số hộ khmer trong tỉnh, tập trung ở 4 huyện Tam Bình, Bình Minh, Trà Ôn, Vũng Liêm Có gần 92% hộ nghèo sống ở nông thôn và toàn tỉnh còn 5
ấp và 3 xã đặc biệt khó khăn Do vậy, vấn đề đặt ra cho Tỉnh Vĩnh Long trong việc kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn không chỉ có ý nghĩa thực hiện mục tiêu chung của cả nước mà còn có vai trò thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, vươn lên tránh tụt hậu so với các tỉnh trong khu vực, đồng thời đáp ứng yêu cầu trong tiến trình hội nhập và phát triển Trước yêu cầu đó, việc nghiên cứu, lý giải một cách đầy đủ
có cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội, trước hết là ở nông thôn để đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương
Vĩnh Long là yêu cầu cấp thiết, cho nên tác giả đã chọn đề tài “Kết hợp xoá đói, giảm
nghèo với phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long” để làm luận văn thạc sĩ
Kinh tế
Trang 5
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xoá đói, giảm nghèo là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, do đó vấn đề xoá đói, giảm nghèo được các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương quan tâm nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để thực hiện chủ trương này Cho nên vấn đề đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau
Đến nay ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận văn tốt nghiệp đã
đề cập đến vấn đề xoá đói, giảm nghèo Trong các công trình đã được nghiên cứu đáng chú
ý là:
- Trần Thị Hằng “Vấn đề xoá đói, giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay”, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2001
- Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo, “Xoá đói,
năm 2001
- Ngân hàng Thế giới, “Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam”, năm 2004
- Nguyễn Hoàng Lý, “Xoá đói, giảm nghèo ở tỉnh gia Lai - Thực trạng và giải
pháp”, năm 2005
- Trương Văn Thành, “Thực trạng và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Ninh
hiện nay”, năm 2000
- Trần Đình Đàn, “Những giải pháp kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm xoá đói, giảm
- Hội thảo “Đồng bằng sông Cửu Long với công cuộc xoá đói, giảm nghèo thông
qua phát triển du lịch cộng đồng” do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với
UBND tỉnh Vĩnh Long, đăng cai tổ chức tại Thị xã Vĩnh Long tháng 10/2007
- Phân tích hiện trạng nghèo đói Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2005
Trang 6
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận và nghiên cứu vấn đề xoá đói, giảm nghèo ở nhiều góc độ, nhiều địa phương khác nhau và gợi mở ra hướng nghiên cứu mới bổ ích Đây là những tư liệu quý sẽ được tiếp thu có chọn lọc trong quá trình viết luận văn này
Song cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu xoá đói, giảm nghèo gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Đặc biệt là ở Vĩnh Long chưa có một công trình nào nghiên cứu như đã nêu dưới góc độ kinh tế chính trị Vì vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn
để nghiên cứu không trùng với các công trình nghiên cứu đã được công bố
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh
tế - xã hội ở nông thôn
- Phân tích đánh giá thực trạng việc kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh
tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long
- Đưa ra những giải pháp cơ bản về kết hợp xoá đói, giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long
4 Phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Về nội dung: Kết hợp xóa đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội ở
nông thôn có nội dung rất rộng Ở góc độ khoa học kinh tế chính trị, luận văn tập trung nghiên cứu các quan hệ kinh tế có quan hệ trực tiếp đến việc kết hợp xóa đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, luận văn không nghiên cứu các vấn đề về kỹ thuật nghiệp vụ thực hiện xoá đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội Mặt khác, luận văn nghiên cứu việc kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Vĩnh Long, mà trọng tâm là nghiên cứu xoá đói, giảm nghèo không đi sâu vào
Trang 7
những vấn đề cụ thể của phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn mà lấy phát triển kinh tế -
xã hội ở nông thôn làm tiền đề giải quyết xoá đói, giảm nghèo bền vững
4.2 Về thời gian: Kết hợp xoá đói, giảm nghèo gắn với phát triển kinh tế - xã hội
nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long từ năm 2001 đến nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng để nghiêng cứu vấn đề dưới góc độ kinh tế chính trị kết hợp với
tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống quan điểm đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng
- Trong quá trình phân tích, luận văn vận dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học và kết hợp các phương pháp khác như: khảo sát, điều tra, thống kê, hệ thống, so sánh,…tổng hợp báo cáo tổng kết công tác xóa đói, giảm nghèo và các báo cáo tình hình kinh
tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long, để làm rõ vấn đề nghiên cứu và rút ra các kết luận cần thiết
6 Những đóng góp của luận văn
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về quan hệ giữa xóa đói, giảm nghèo với phát triển kinh
tế - xã hội nông thôn
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc kết hợp xóa đói, giảm nghèo với phát triển kinh
tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long Nêu rõ những thành công, những khó khăn, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần thiết phải xoá đói, giảm nghèo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
- Luận văn đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm kết hợp xóa đói, giảm nghèo với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Long
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết
Trang 8
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ KẾT HỢP XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HỢP X0Á ĐÓI, GIẢM NGHÈO VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN
1.1.1 Đói, nghèo và nguyên nhân của đói, nghèo
1.1.1.1 Quan niệm về đói, nghèo
Những năm gần đây, vấn đề đói nghèo đã thu hút sự quan tâm to lớn của cộng đồng quốc tế, đồng thời khẳng định cần có sự nỗ lực toàn cầu trong giải quyết các vấn đề kinh tế
- xã hội và xóa đói, giảm nghèo
Tuyên bố Thiên niên kỷ và các mục tiêu phát triển, đã tạo đà và tầm nhìn về một thế giới mà ở đó không còn đói nghèo, ai cũng được chăm lo về y tế, giáo dục, môi trường, mọi người được tự do bình đẳng
Nền kinh tế càng tăng trưởng càng nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc và chi phí khắc phục hậu quả của nó ngày một tốn kém hơn Trong các vấn đề xã hội bức xúc đó, vấn
đề đói nghèo nổi lên hàng đầu và được cả cộng đồng quốc tế quan tâm Những năm đầu của thế kỷ 21 có tới 78 quốc gia thuộc nhóm các nước nghèo và đang phát triển xây dựng chiến lược nghèo toàn diện; trong đó có gần 30 tổ chức quốc tế, bao gồm cả tổ chức đa phương, song phương và NGO xây dựng chiến lược hỗ trợ các nước nghèo trong cuộc chiến chống nghèo đói
Quan niệm về đói, nghèo hay nhận dạng về đói, nghèo của từng quốc gia hay từng vùng, từng nhóm dân cư, nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể, tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người Sự khác nhau chủ yếu là xác định mức độ thoả mãn ở mức cao hay thấp mà thôi, điều này phụ thuộc vào yếu tố lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia
Trang 9
Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do (ESCAP) tổ chức ở Băng Cốc, Thái Lan vào tháng 9 -1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao về khái niệm nghèo đói như sau:
Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục
ấy được xã hội thừa nhận [5]
Ở khái niệm về nghèo khổ trên, cần xem xét ba vấn đề sau:
(i) Nhu cầu cơ bản của con người bao gồm: ăn ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hoá, đi lại
và giao tiếp xã hội
(ii) Nghèo khổ thay đổi theo thời gian: Thước đo nghèo khổ sẽ thay đổi theo thời gian, kinh tế càng phát triển, thì nhu cầu cơ bản của con người cũng sẽ thay đổi theo và có
xu hướng ngày một cao hơn
(iii) Nghèo khổ thay đổi theo không gian: Thông qua định nghĩa này đã chỉ cho chúng ta thấy rằng hiện tại thì chưa nhưng trong tương lai sẽ có chuẩn nghèo chung cho tất
cả các nước, vì nó phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, từng vùng
Xu hướng chung là các nước đang phát triển ngưỡng đo nghèo đói ngày càng cao
Nhà kinh tế học người Mỹ Galbraith chia sẽ với quan niệm này cho rằng con người
bị coi là nghèo đói khi mà thu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập của cộng đồng Khi đó, họ không thể có những gì mà đa
số trong cộng đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mức
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một quan niệm cụ thể hơn về nghèo đói như sau: “người nghèo
là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại” [21]
Ông Abapia Sen, một chuyên gia hàng đầu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) - người được giải thưởng Nôben về kinh tế năm 1998, cho rằng: Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và người giàu, người nghèo nói riêng, cái khác nhau cơ bản để phân
Trang 10
biệt họ chính là cơ hội lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống, thông thường người giàu
có cơ hội lựa chọn nhiều hơn, người nghèo có cơ hội lựa chọn ít hơn
Ngân hàng thế giới còn đưa ra quan điểm: Nghèo là một khái niệm đa chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như: dinh dưỡng, sức khoẻ, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực
Tháp tiếp cận về nghèo đói [29]
1 Tiêu dùng
2 Tiêu dùng + tài sản
3 Tiêu dùng + tài sản + con người
4 Tiêu dùng + tài sản + con người + văn hoá - xã hội
5 Tiêu dùng + tài sản + con người + văn hoá - xã hội + chính trị
6 Tiêu dùng + tài sản + con người + văn hoá - xã hội + chính trị + bảo vệ
Quan niệm của bản thân người nghèo ở nước ta cũng như một số quốc gia khác trên thế giới về nghèo đói đơn giản hơn, trực diện hơn Một số cuộc tham vấn có sự tham gia của người dân, họ nói rằng: Nghèo đói là gì ư ? là hôm nay con tôi ăn khoai, ngày mai không biết con tôi ăn gì? Bạn nhìn nhà ở của tôi thì biết, ngồi trong nhà cũng thấy mặt trời, khi mưa thì trong nhà cũng như ngoài sân
Một số người khác thì trả lời nghèo đói đồng nghĩa với nhà ở bằng tranh tre, nứa, lá tạm bợ, xiêu vẹo, dột nát; không đủ đất đai để sản xuất, không có trâu, bò, không có ti vi, con cái thất học, ốm đau không có tiền đi khám chữa bệnh…
Các quan niệm về đói nghèo nêu trên phản ánh 3 khía cạnh của người nghèo
(i) Không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người
(ii) Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư
(iii) Thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia trong quá trình phát triển cộng đồng
Để đánh giá đúng mức độ nghèo, người ta chia nghèo thành hai loại: Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối
Trang 11
Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn
những nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống (nhu cầu về ăn, mặc, nhà ở, chăm sóc
y tế, giáo dục )
Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung
bình của cộng đồng tại địa phương, ở một thời kỳ nhất định
Những quan niệm về đói nghèo nêu trên, phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo là: Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người; có mức sống thấp hơn mức sống cộng đồng; thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng
Nghèo tuyệt đối chủ yếu phản ánh tình trạng một bộ phận dân cư không được thỏa
mãn những nhu cầu tối thiểu của con người, trước hết là ăn, mặc, ở ; Nghèo tương đối lại
phản ánh sự chênh lệch về mức sống của một bộ phận dân cư khi so sánh với mức sống trung bình của cộng đồng địa phương trong một thời kỳ nhất định Do đó, có thể xóa dần nghèo tuyệt đối, còn nghèo tương đối luôn xảy ra trong xã hội, vấn đề quan tâm ở đây là rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo và hạn chế sự phân hóa giàu nghèo, giảm thiểu tới mức thấp nhất tỷ lệ nghèo tương đối
Dựa vào những khái niệm chung do các tổ chức quốc tế đưa ra và căn cứ vào thực trạng kinh tế - xã hội ở Việt Nam, trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo đến năm 2005 và 2010, Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo
do Hội nghị chống đói nghèo khu vực châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) tháng 9/1993 Đồng thời vấn đề đói nghèo ở Việt Nam còn được nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau như cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng, do đó bên cạnh khái niệm nghèo đói, ở nước ta còn có một số khái niệm sau:
Đói: Là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu
và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống Đó là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ một đến hai tháng, thường vay mượn của cộng đồng
và thiếu khả năng chi trả cộng đồng
Hộ đói: Là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái không được học hành đầy đủ,
ốm đau không có tiền chữa bệnh, nhà ở tạm bợ, rách nát
Trang 12
Hộ nghèo: Là hộ đói ăn không đủ bữa, mặc không đủ lành, không đủ ấm, không có
khả năng phát triển sản xuất
Xã nghèo: Là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, không có hoặc rất thiếu những cơ sở hạ tầng
thiết yếu như điện, đường, trường, trạm, nước sạch trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao
Vùng nghèo: Là địa bàn tương đối rộng nằm ở những khu vực khó khăn hiểm trở,
giao thông không thuận tiện, có tỷ lệ xã nghèo, hộ nghèo cao
Như vậy, đói nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện như: thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định Qua nghiên cứu chúng ta nhận thấy đói nghèo có nguồn gốc căn nguyên từ kinh tế; nhưng với tư cách là hiện tượng tồn tại phổ biến ở các quốc gia trong tiến trình phát triển, đói nghèo thực chất là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, chứ không thuần túy chỉ là vấn
đề kinh tế cho dù các tiêu chí đánh giá của nó trước hết và chủ yếu dựa trên các tiêu chí về kinh tế Vì vậy, khi nghiên cứu những tác động ảnh hưởng đến thực trạng, xu hướng, cách thức giải quyết vấn đề đói nghèo cần phải đánh giá những tác động của nhân tố chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng có như vậy mới đề ra được các giải pháp đồng bộ cho công tác xoá đói, giảm nghèo ở nước ta
Quan niệm về hộ nghèo, xã nghèo là những thuật ngữ đã được người dân Việt Nam
sử dụng từ ngàn đời xưa, còn thuật ngữ “xoá đói, giảm nghèo” chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây Trong cuộc sống cộng đồng làng xã, người dân cũng đã có những nhận xét, so sánh về tình trạng, mức độ nghèo đói của các hộ gia đình, họ đánh giá nhà này giàu có, nhà kia khá giả, nhà nọ nghèo khổ…sự nghèo khó khá giả hoặc nghèo khổ theo cách nghĩ, cách đánh giá của người dân chủ yếu dựa vào các yếu tố quan sát được hoặc hiểu biết được các thông tin qua trao đổi hoặc giao tiếp hằng ngày Các yếu tố mà họ sử dụng làm căn cứ cho những nhận xét chủ yếu là nhà ở, tài sản, tư liệu sản xuất, thu nhập, chi tiêu và
đồ dùng sinh hoạt hằng ngày; đặc biệt là chi tiêu cho ăn mặc, khám chữa bệnh và học hành của con cái hoặc là nhà ở, tài sản và thu nhập hàng tháng hoặc hàng năm của các hộ gia đình Cũng có khi họ chỉ nhìn vào chi tiêu của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày hoặc thu nhập hàng tháng, hàng năm của hộ gia đình mà không cần quan sát yếu tố nhà ở, tài sản, trong trường
Trang 13
hợp họ thấy nhà cửa, tài sản cũng không có gì đáng giá Với cách đánh giá như vậy người ta gọi là đánh giá định tính của người dân và sau này hình thành phương pháp đánh giá định tính, hoặc là phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân Sự quan sát và đánh giá mang tính chất định tính của người dân phần nào cũng đã phản ánh thực trạng giàu - nghèo của các
hộ gia đình ở cộng đồng Tuy vậy nó cũng nảy sinh những khó khăn khi xem xét các hộ nằm giữa các ranh giới nghèo và không nghèo, trong trường hợp này cách đánh giá định tính có thể đúng, nhưng chưa sát thực Mặt khác, xét trên tổng thể cũng không thể biết được hộ nào nghèo đến mức nào, vì không có tiêu chí nào để đánh giá, hay nói cách khác là không có mốc để so sánh
Tương tự như vậy, khi người dân có những nhận xét, đánh giá xã này giàu, xã kia khá, xã nọ nghèo hoặc so sánh xã này giàu hơn xã kia hoặc xã này nghèo hơn xã kia hoặc xếp xã này vào nhóm nghèo, xã kia vào nhóm không nghèo Tuy chỉ đánh giá định tính, song không phải không có những căn cứ nhất định, mặc dù đánh giá một xã là nghèo hay không nghèo phức tạp hơn nhiều so với đánh giá hộ gia đình Căn cứ trực quan sinh động nhất mà người dân dễ nhận thấy là số hộ có nhà cửa khang trang, số hộ có mức sống khá giả, kết cấu hạ tầng của xã như đường giao thông, trạm xá, trường học, điện, hệ thống thuỷ lợi, chợ, công trình văn hoá…trình độ phát triển kinh tế thông qua thu nhập ngày công lao động hoặc thu nhập tháng/năm của hộ gia đình Việc đánh giá như trên phần nào cũng phản ánh được mức độ giàu nghèo của một xã Tuy nhiên, khi đánh giá một xã là nghèo hay không nghèo cũng rất khó vì thiếu những dẫn chứng mang tính định lượng có sức thuyết phục, nhất
là các xã nằm ở ranh giới nghèo và không nghèo Một xã được đánh giá là nghèo trên thực tế không phải không có các yếu tố cụ thể nào đó trội hơn xã không nghèo, ví dụ như trường học, trạm xá, trụ sở xã hoặc hệ thống thuỷ lợi, cũng có thể số hộ (tỷ lệ hộ) có nhà ngói ngang bằng với xã không nghèo…
1.1.1.2 Tiêu chí và phương pháp xác định hộ nghèo
Đối với Việt Nam, dù là trong ký ức của người dân hay trong các tài liệu của chính phủ trước đây, quan niệm về cái nghèo chưa bao giờ được coi đơn thuần là vấn đề thu nhập vật chất Cái nghèo ở đây luôn hàm chứa cả sự nghèo nàn về đạo đức, học vấn, truyền thống…
Trang 14
Tuy nhiên, hiện nay khi nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với sự gia tăng các nguồn viện trợ từ nước ngoài (kể cả chính phủ và phi chính phủ) thì những khái niệm về giàu nghèo dựa trên thu nhập hiện đang được chính phủ và nhân dân sử dụng ngày càng nhiều, để xác định ai "giàu" và ai "nghèo"
Đối với nước ta đã 5 lần điều chỉnh chuẩn nghèo từ 1993 đến 2006
Hộ nghèo là hộ có thu nhập như sau:
+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15 kg/người/tháng
+ Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20 kg/người/tháng
+ Thành thị: dưới 25kg/người/tháng
* Giai đoạn 1997 - 2000 (Công văn số 1751/LĐTBXH):
Hộ đói: là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong hộ một tháng quy ra gạo dưới 13 kg, tương đương 45.000 đồng (giá năm 1997, tính cho mọi vùng)
Hộ nghèo là hộ có thu nhập tuỳ theo từng vùng ở các mức tương ứng như sau: + Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15 kg/người/tháng (tương đương 55.000 đồng)
+ Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20 kg/người/tháng (tương đương 70.000 đồng)
+ Thành thị: dưới 25kg/người/tháng (tương đương 90.000 đồng)
* Giai đoạn 2001 - 2005 (Quyết định số 1143/2000/QĐ - LĐTBXH):
+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 80.000 đ/người/tháng
+ Vùng nông thôn đồng bằng: dưới 100.000 đ/người/tháng
+ Thành thị: dưới 150.000 đ/người/tháng
Trang 15Khu vực thành thị chuẩn nghèo mới cao gấp 1,73 lần chuẩn nghèo cũ và tương đương với 2,8 USD một ngày tính theo sức mua tương đương năm 2005
Khu vực nông thôn đồng bằng chuẩn nghèo mới cao gấp 2 lần chuẩn nghèo cũ; khu vực nông thôn miền núi chuẩn nghèo mới cao gấp 2,5 lần và tương đương với 2,2 USD một ngày tính theo sức mua tương đương năm 2005
Phương pháp xác định chuẩn nghèo [7]: có 2 phương pháp xác định chuẩn nghèo
* Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào nhu cầu chi tiêu
Đây là phương pháp do các chuyên gia Ngân hàng thế giới (WB) khởi xướng và cũng là phương pháp được nhiều quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế công nhận và sử dụng trong việc xác định chuẩn nghèo ở cấp quốc gia hoặc sử dụng trong các dự án lớn Nội dung cơ bản của phương pháp này là dựa vào nhu cầu chi tiêu để bảo đảm các nhu cầu
cơ bản của con người về ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hoá, đi lại và giao tiếp xã hội
Bước một là xác định nhu cầu chi tiêu cho lương thực thực phẩm (nhu cầu ăn
uống để tồn tại) Để xác định được nhu cầu này người ta xác định rổ hàng hoá để bình quân hàng ngày một người có được 2.100Kcal, rổ hàng hoá khoảng 40 mặt hàng (rổ hàng hoá tính cho Việt Nam cũng 40 mặt hàng và xếp thành 16 nhóm hàng hoá: gạo các loại; lương thực khác quy gạo; thịt các loại; mở, dầu ăn; tôm cá; trứng gia cầm các loại; đậu phụ; đường, mật, sữa, bánh kẹo mức; nước mắm, nước chấm; chè, cà phê; rượu, bia; đồ uống khác; đỗ các loại; lạc, vừng; rau các loại; quả chín); từ rổ hàng hoá này người ta xác định được số tiền cần thiết chi tiêu cho lương thực thực phẩm Tuy nhiên, giá cả của rổ hàng hoá ở thành thị, nông thôn và các vùng rất khác nhau, vì vậy người ta phải lấy giá trị trung bình của rổ hàng hoá này
Trang 16
Bước hai là xác định nhu cầu chi tiêu lương thực thực phẩm (7 nhu cầu cơ bản còn
lại) Thông thường chi cho lương thực, thực phẩm chung của dân cư chiếm khoảng 60% tổng chi tiêu, còn 40% là nhu cầu phi lương thực thực phẩm Đối với nhóm giàu tỷ lệ tương ứng là 50% và 50%; đối với nhóm nghèo 70% chi tiêu cho nhu cầu lương thực, thực phẩm, còn 30% chi tiêu cho phi lương thực, thực phẩm (ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hoá, đi lại và giao tiếp xã hội)
Bước ba là xác định tổng nhu cầu chi tiêu cho lương thực, thực phẩm (LTTP) và phi
lương thực, thực phẩm
Tổng chi tiêu = chi tiêu cho LTTP + chi tiêu cho phi LTTP Giá trị bằng tiền của tổng chi tiêu được gọi là đường nghèo chung hay còn gọi là chuẩn nghèo cao
Giá trị bằng tiền của chi tiêu cho lương thực, thực phẩm là đường nghèo lương thực, thực phẩm hay còn gọi là chuẩn nghèo thấp
Cũng bằng phương pháp trên, theo Tổng cục Thống kê đã chuyển từ mức chi tiêu sang mức thu nhập để mọi người dễ hiểu và thuận lợi hơn cho việc điều tra khảo sát và tính toán tỷ lệ nghèo đói Những người có thu nhập thấp hơn chuẩn nghèo chung được xếp vào nhóm người nghèo, còn những ai có thu nhập thấp hơn mức chi tiêu cho lương thực, thực phẩm (đường nghèo LTTP) thì được xếp vào nghèo về LTTP
Một điều đáng lưu ý là khi xác định người nghèo phải gắn chặt với tính thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình Tuy vậy tỷ lệ hộ nghèo không đồng nghĩa với tỷ lệ người nghèo, thông thường trong một quốc gia thì tỷ lệ người nghèo bao giờ cũng cao hơn
tỷ lệ hộ nghèo
* Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào so sánh với thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình
Phương pháp này cũng rất khoa học và tương đối đơn giản, một số nước phát triển
ở Châu Á và Mỹ đã sử dụng, họ cho rằng người nghèo là những người có thu nhập không
đủ để chi phí cho lương thực, thực phẩm và các dịch vụ xã hội Do vậy, người ta xác định chuẩn nghèo bằng khoảng 1/2 thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình trong cả nước; tuy nhiên Mỹ và Nhật Bản còn chia cụ thể cho các đối tượng khác nhau, cụ thể chuẩn nghèo vào năm 2001 ở Mỹ đối với người sống một mình, không có người ăn theo
Trang 17xã hội", theo chuẩn này thì vào năm 1993 cả thế giới có 1,1 tỷ người nghèo [6]
Theo đề tài Phương pháp xác định chuẩn nghèo, do Bộ Thương binh Lao động và
xã hội thực hiện năm 2005, thì việc lấy chuẩn nghèo bằng 1/2 hay 1/3 thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình là phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước, song biên
độ dao động của chuẩn nghèo sẽ nằm trong 1/2 và 1/3 mức thu nhập bình quân, nước phát triển (nước giàu) thu nhập cao, chi phí đắt đỏ có thể lấy mức 1/2, nước chậm phát triển có thể lấy mức 1/3; nước đang phát triển có thể lấy ở khoảng giữa của 1/2 và 1/3 mức thu nhập bình quân đầu người Nước ta được xếp vào nhóm nước đang phát triển, vào thời điểm năm 2002 thu nhập bình quân đầu người là 4.281 nghìn đồng, thì chuẩn nghèo là 1.875 nghìn đồng, tương đương với 156,250 nghìn đồng/người/tháng Năm 2005 ước tính thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình là 5.183 nghìn đồng/người/năm (tính theo tốc độ tăng bình quân của thời kỳ 1998 - 2002 là 6,58% một năm) thì chuẩn nghèo là 2.159 nghìn đồng/năm, tương đương 179,9 nghìn đồng/tháng
Công thức tính cụ thể cho nước ta như sau [7]:
CNj = (TNj /2 + TNj /3): 2 Trong đó: - CNj là chuẩn nghèo năm thứ j
- TNj là thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình
1.1.1.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến đói nghèo
Trang 18
Nghèo đói là một hiện tượng kinh tế - xã hội, nó vừa là vấn đề lịch sử để lại, vừa là vấn đề phát triển mà hầu hết các quốc gia đều vấp phải Nó đụng chạm trực tiếp đến cuộc sống của con người, từ cá nhân, gia đình đến cộng đồng xã hội Mỗi quốc gia, ở các mức độ phát triển khác nhau, đều phải quan tâm giải quyết vấn đề đói nghèo để vượt qua những trở ngại của sự phát triển nhằm vươn tới sự phồn thịnh về kinh tế và từng bước đạt tới công bằng xã hội
Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân gây ra đói nghèo, song tựu trung lại, nghèo đói ở các nước đang phát triển chủ yếu là do các nguyên nhân cơ bản sau đây:
Thứ nhất, nguồn lực hạn chế và nghèo nàn
Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực, họ bị rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói và thiếu nguồn lực Người nghèo có khả năng tiếp tục nghèo vì họ không thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của họ Ngược lại, nguồn vốn nhân lực thấp lại cản trở họ thoát khỏi nghèo đói
Các hộ nghèo có rất ít đất đai và tình trạng không có đất sản xuất Thiếu đất đai ảnh hưởng đến việc bảo đảm an ninh lương thực của người nghèo cũng như khả năng đa dạng hóa sản xuất, để hướng tới sản xuất các loại cây trồng với giá trị cao hơn Đa số người nghèo lựa chọn phương án sản xuất tự cung, tự cấp, họ vẫn giữ các phương pháp sản xuất truyền thống, thiếu cơ hội thực hiện các phương án sản xuất mang lợi nhuận cao hơn Do vẫn thực hiện theo phương pháp sản xuất truyền thống nên giá trị sản phẩm và năng suất các loại cây trồng, vật nuôi còn thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường và vì vậy đã đưa
họ vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó
Bên cạnh đó, đa số người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất như khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ động, thực vật; nhiều yếu tố đầu vào sản xuất như: điện, nước, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón đã làm tăng chi phí, giảm thu nhập tính trên đơn vị sản phẩm
Người nghèo cũng thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng Sự hạn chế của nguồn vốn là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, giống mới Một mặt, do không có tài sản thế chấp, những người nghèo, phải dựa vào tín chấp với các khoản vay nhỏ, hiệu quả thấp đã làm giảm khả năng hoàn trả vốn Mặt khác, đa số người nghèo không có kế hoạch sản xuất cụ thể, hoặc sử
Trang 19Thứ hai, trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định
Những người nghèo phần lớn là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định Mức thu nhập của họ hầu như chỉ bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó Bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái không những của thế
hệ hiện tại mà cả thế hệ trong tương lai Suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh là nhân tố ảnh hưởng khả năng đến trường của con em các gia đình nghèo nhất và sẽ làm cho việc thoát nghèo thông qua giáo dục trở nên khó khăn hơn Chi phí cho giáo dục đối với người nghèo còn lớn, chất lượng giáo dục mà người nghèo tiếp cận được còn hạn chế, gây khó khăn cho họ trong việc vươn lên thoát nghèo Tỷ lệ nghèo giảm xuống khi trình độ giáo
dục tăng lên phần lớn số người nghèo làm các công việc trong nông nghiệp có mức thu
nhập rất thấp Trình độ học vấn thấp hạn chế khả năng kiếm việc làm trong khu vực khác, trong các ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao hơn và ổn định hơn
Thứ ba, các nguyên nhân về nhân khẩu
Quy mô hộ gia đình là "mẫu số" quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo còn rất cao Đông con là một trong những đặc điểm của các hộ gia đình nghèo Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh cao trong các hộ nghèo là do họ không có kiến thức cũng như điều kiện tiếp cận với các biện pháp sức khỏe sinh sản Tỷ lệ phụ nữ nghèo đặt vòng tránh thai thấp, tỷ lệ nam giới nhận thức đầy đủ trách nhiệm kế hoạch hóa gia đình và sử dụng các biện pháp tránh thai chưa cao Mức độ hiểu biết của các cặp vợ chồng nghèo về vệ sinh, an toàn tình dục, cũng như mối liên hệ giữa tình trạng nghèo đói, sức khỏe sinh sản và gia tăng nhân khẩu còn hạn chế
Trang 20
Tỷ lệ người ăn theo cao trong các hộ nghèo còn có nghĩa là nguồn lực về lao động rất thiếu, đây cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của họ
Thứ tư, nguy cơ dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro khác
Các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình hay cộng đồng Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích luỹ kém nên họ khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống (mất mùa, mất việc làm, thiên tai, dịch hoạ, mất nguồn lao động, mất sức khỏe ) Với khả năng kinh tế mong manh của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn, những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn lớn trong cuộc sống của họ
Các rủi ro trong sản xuất kinh doanh đối với người nghèo cũng rất cao, do họ không
có trình độ tay nghề và thiếu kinh nghiệm làm ăn Khả năng đối phó và khắc phục các rủi
ro của người nghèo cũng rất kém do nguồn thu nhập hạn hẹp làm cho hộ gia đình mất khả năng khắc phục rủi ro và có thể còn gặp rủi ro hơn nữa
Mặt khác, tình trạng số hộ tái đói nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi đói nghèo vẫn còn xảy ra, do không ít số hộ đang sống bên ngưỡng đói nghèo và rất dễ bị tác động bởi các yếu tố rủi ro như thiên tai, mất việc làm, ốm đau,
Thứ năm, bất bình đẳng giới ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của phụ nữ và trẻ
em
Bất bình đẳng giới làm sâu sắc hơn tình trạng nghèo đói trên tất cả các mặt Ngoài những bất công mà cá nhân phụ nữ và trẻ em gái phải chịu đựng do bất bình đẳng thì còn
có những tác động bất lợi đối với gia đình
Phụ nữ có ít cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng và đào tạo, thường gặp nhiều khó khăn do gánh nặng công việc gia đình, thiếu quyền quyết định trong hộ gia đình và thường được trả công lao động thấp hơn nam giới ở cùng một loại việc Phụ nữ có học vấn thấp dẫn tới tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và bà mẹ cao hơn, sức khỏe của gia đình bị ảnh hưởng
và trẻ em đi học ít hơn
Bất bình đẳng giới còn là yếu tố làm gia tăng tỷ lệ sinh và tăng tỷ lệ lây truyền HIV do phụ
nữ thiếu tiếng nói và khả năng tự bảo vệ trong quan hệ tình dục
Thứ sáu, bệnh tật và sức khỏe yếu kém cũng là yếu tố đẩy con người vào tình trạng
nghèo đói trầm trọng
Trang 21
Bệnh tật và sức khỏe kém ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo, làm họ rơi vào vòng tròn luẩn quẩn của đói nghèo Họ phải chịu hai gánh nặng: một
là mất đi thu nhập từ lao động, hai là gánh chịu chi phí cao cho việc khám, chữa bệnh, kể
cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp Do vậy, chi phí chữa bệnh là gánh nặng đối với người nghèo và đẩy họ đến chỗ vay mượn, cầm cố tài sản để có tiền trang trải chi phí, dẫn đến tình trạng càng có ít cơ hội cho người nghèo thoát khỏi vòng đói nghèo Trong khi đó khả năng tiếp cận đến các dịch vụ phòng bệnh (nước sạch, các chương trình y tế ) của người nghèo còn hạn chế càng làm tăng khả năng bị mắc bệnh của họ
Thứ bảy, sự kết hợp xã hội trong phát triển kinh tế
Sự kết hợp xã hội trong phát triển kinh tế, được thể hiện ở đường lối chính sách phát triển và tổ chức thực hiện kinh tế ở mỗi quốc gia Nếu chỉ quan tâm đến tăng trưởng kinh tế để có nhiều lợi nhuận mà không quan tâm đến giải quyết các vấn đề xã hội thì bộ phận dân cư đói nghèo ngày càng tăng Ngược lại, nếu chỉ quan tâm đến giải quyết vấn đề xoá đói, giảm nghèo để thực hiện công bằng xã hội bằng cách đi vay nước ngoài để nâng cao mức tiêu dùng cho dân mà không coi trọng đầu tư phát triển kinh tế thì không thể thực hiện được mục tiêu xoá đói, giảm nghèo từ thực tiễn thế giới, Đảng ta chủ trương: mỗi bước tăng trưởng kinh tế phải thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với thực hiện xoá đói, giảm nghèo
1.1.2 Mối quan hệ giữa xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta
1.1.2.1 Các quan điểm chủ yếu xoá đói, giảm nghèo gắn phát triển kinh tế - xã hội
* Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
C.Mác và Ph.Ăngghen khi nghiên cứu, phân tích xã hội tư bản để chỉ ra những quy luật vận động và phát triển của nó, đồng thời đã đề cập một cách khá toàn diện và sâu sắc tình cảnh nghèo đói và bị bóc lột đến cùng cực của giai cấp vô sản và những người làm thuê trong chủ nghĩa tư bản Trong các tác phẩm của mình, Mác và Ăngghen đã mô tả cặn
kẽ, xác thực tình cảnh nghèo đói của những người vô sản phải bán sức lao động cho chủ tư bản để kiếm sống Phụ nữ và trẻ em phải làm việc đến kiệt sức trong các xưởng thợ; nông dân bị cưỡng đoạt ruộng đất, mất hết tư liệu sản xuất Họ trở thành nạn nhân của tình
Trang 22
trạng bị bóc lột giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư tuyệt đối của các chủ tư bản trong các thời kỳ tích lũy nguyên thủy và thời kỳ cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản Cũng theo Mác và Ăngghen, nguồn gốc trực tiếp dẫn đến tình trạng nghèo đói ở đây là phương thức phân phối giá trị thặng dư trong xã hội một cách bất công giữa nhà tư bản và người lao động, hai ông cũng chỉ ra rằng chỉ có xóa bỏ chế độ tư hữu, bóc lột mới có thể giải phóng giai cấp vô sản và quần chúng lao động khỏi cảnh nghèo đói lầm than, làm cho
họ trở thành người lao động tư do và làm chủ, tiến tới một xã hội công bằng, văn minh
Kế tiếp, V.I.Lênin đã phân tích những mâu thuẫn kinh tế xã hội gay gắt trong thời
kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; qua đó ông nhận thấy nghèo khổ không chỉ trong các nước tư bản mà còn ở trong các nước thuộc địa, phụ thuộc, các dân tộc bị áp bức Lênin cho rằng muốn giải phóng toàn bộ giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức khỏi ách thống trị của chủ nghĩa tư bản phải tiến hành cách mạng vô sản do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo Sau Cách mạng Tháng mười Nga năm 1917, trong bước chuyển từ “chính sách cộng sản thời chiến” sang “chính sách kinh tế mới” Lênin là người chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa, dùng lợi ích vật chất, coi đó như một nhân tố đòn bẩy kinh tế, để khuyến khích người lao động, giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh
tế
Ngay từ khi nước ta mới giành được độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm ngay đến nhiệm vụ chống đói nghèo Người coi đói và dốt cũng là “giặc”, thứ giặc nguy hiểm không kém giặc ngoại xâm; giành được độc lập rồi mà nhân dân vẫn sống trong cảnh nghèo nàn, lạc hậu thì độc lập cũng có nghĩa lý gì Vì vậy, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Người đã nêu 6 vấn đề cấp bách của Chính phủ, trong đó việc cấp bách hàng đầu là phải cứu dân khỏi chết đói Người kêu gọi toàn dân ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, quyên góp gạo để cứu đói, và Người gương mẫu thực hiện Người nói: Tôi xin đề nghị đồng bào cả nước và tôi xin thực hiện trước Cứ 10 ngày nhịn
ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa, đem gạo đó để cứu dân nghèo
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta, Hồ Chí Minh quan niệm rằng chủ nghĩa xã hội là xa lạ với nghèo đói, bần cùng và lạc hậu Theo Người, chủ nghĩa xã hội phải chứng minh được bản chất ưu việt của mình ở chỗ đem lại ngày càng nhiều,
Trang 23đói nghèo là một cửa ải cần vượt qua, phải tiến tới giàu có, vì “Dân có giàu thì nước mới
mạnh” Những tư tưởng này của Hồ Chí Minh đã được Đảng ta quán triệt trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là trong thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
* Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta
Xoá đói, giảm nghèo góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta Tiếp tục thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quyết sách để xóa dần nghèo đói như: Cải cách ruộng đất; xây dựng các công trình thủy lợi; miễn giảm thuế Làm cho dân bớt nghèo, vươn lên giàu không phải là chính sách nhất thời có tính chất đối phó, mà là chủ trương chiến lược, là mục tiêu hoạt động của Đảng và Nhà nước ta Khi đất nước ta bước sang thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới, Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng đã chỉ rõ: Cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế, phải tiến hành công tác xoá đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội tránh sự phân hoá giàu nghèo vượt quá giới hạn cho phép
Trong báo cáo chính trị tại Đại hội VII, Đảng ta khẳng định: “Hơn bốn năm qua, để đáp ứng các nhu cầu của đời sống nhân dân, chúng ta đã động viên và phát huy khả năng của toàn xã hội, khuyến khích người lao động tăng thu nhập và làm giàu chính đáng…” [14, tr.31]
Tại Đại hội VIII, Đảng ta tiếp tục khẳng định:
Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và trong suốt quá trình phát triển Công bằng xã hội phải được thể hiện ở các khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở các khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội để phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình [15, tr.113]
Trang 24
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ (2001 - 2005) đã khẳng định: “Việc tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xoá đói, giảm nghèo ngay trong từng bước đi và trong suốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [16]
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nhiệm kỳ (2006 - 2010) tiếp tục nhấn mạnh:
Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững; kết hợp chính sách Nhà nước với sự giúp đỡ trực tiếp và có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ nghèo, nhất là đối với những vùng đặc biệt khó khăn Ngăn chặn tình trạng tái nghèo… [17, tr.217]
Có thể nói chủ trương xoá đói, giảm nghèo của Đảng ta ngày càng thể hiện rõ quan điểm xoá đói, giảm nghèo gắn với phát triển bền vững, với phương châm tăng trưởng kinh
tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
1.1.2.2 Xóa đói, giảm nghèo là yêu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay
Đói nghèo và lạc hậu thường đi liền nhau, là xiềng xích trói buộc người nghèo, vùng nghèo, nước nghèo, là một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay mà cộng đồng
xã hội phải cùng hợp sức để giải quyết Xóa đói, giảm nghèo, không phải chỉ là một giải pháp tình thế, không phải là một vấn đề thuần túy, mà là một chương trình trong toàn bộ chiến lược phát triển của đất nước Thực hiện xoá đói, giảm nghèo không chỉ bằng cách tăng trưởng kinh tế, mà còn phải thực hiện công bằng xã hội Về thực chất, nó nằm trong tiến trình cải tạo sâu sắc về mọi mặt đối với toàn bộ xã hội Nếu nói đói nghèo là lực cản của phát triển; thì xoá đói, giảm nghèo là con đường phá vỡ lực cản đó, tạo tiền đề cho sự phát triển
Bước sang thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới, xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp để chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việc giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế làm cho thu nhập, đời sống của đại đa số nhân dân từng bước
Trang 25Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến xoá đói, giảm nghèo và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm
vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Xoá đói, giảm nghèo vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, vừa là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, bởi vì sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới luôn luôn đặt ra nhiệm vụ: mỗi bước phát triển kinh tế - xã hội là một bước cải thiện đời sống của nhân dân; chính vì thế, đây không chỉ là
việc thực hiện truyền thống, đạo lý của dân tộc “thương người như thể thương thân” mà
còn là nhiệm vụ để bảo đảm ổn định xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc Xóa đói, giảm nghèo không đơn giản là việc phân phối lại thu nhập một cách thụ động mà phải tạo ra động lực tăng trưởng tại chỗ, chủ động tự vươn lên thoát nghèo Xóa đói, giảm nghèo không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng kinh tế đối với các đối tượng có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố quan trọng tạo ra một mặt bằng tương đối đồng đều cho phát triển, tạo thêm một lực lượng sản xuất dồi dào và bảo đảm sự ổn định cho
giai đoạn “cất cánh”
Đói nghèo liên quan toàn bộ các mối quan hệ kinh tế, xã hội, nếu không giải quyết vấn đề đói nghèo này sẽ nảy sinh các hiện tượng gây mất ổn định xã hội ảnh hưởng xấu tới chính trị Phân hoá giàu nghèo đến một mức độ nào đó, sẽ trở thành phân hoá giai cấp, xung đột xã hội nguy cơ làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa Ngược lại, nếu không ổn định chính trị xã hội thì xã hội trở nên rối loạn, khủng hoảng Do đó mọi kế hoạch phát triển kinh tế bị phá vỡ Mặt khác, bản thân sự đói nghèo đã bao hàm nội dung kinh tế Vì vậy xoá đói, giảm nghèo nhằm ổn định, phát triển kinh tế - xã hội
1.1.2.3 Phát triển kinh tế - xã hội là điều kiện để thực hiện xoá đói, giảm nghèo bền vững ở nông thôn
Trang 26Tăng trưởng trên diện rộng với chất lượng cao và bền vững, trước hết tập trung chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp phát triển ngành nghề, tạo cơ hội nhiều hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, nhằm tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nghèo tăng trưởng kinh tế trên diện rộng với chất lượng cao và bền vững, tạo ra những cơ hội thuận lợi để người nghèo và cộng đồng nghèo tiếp cận được các cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh và hưởng thụ được từ thành quả tăng trưởng
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất, nội lực để xoá đói, giảm nghèo Xoá đói, giảm nghèo là mục tiêu, động lực của phát triển kinh tế - xã hội, là tiền đề cơ bản đảm bảo cho sự ổn định chính trị xã hội để phát triển kinh tế Nước ta là quốc gia kinh tế chưa phát triển, nguồn lực của nhà nước, của cộng đồng còn hạn chế, cho nên bản thân người nghèo càng hết sức khó khăn Trong những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế tăng trưởng bước đầu đã tạo việc làm, nguồn vốn và cơ hội vươn lên cho người nghèo Cụ thể hàng loạt các chính sách quốc gia về giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo được ban hành và hoàn thiện, cùng với đó là các chương trình hành động cụ thể, có thể kể đến các chương trình điển hình như: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở những xã đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa (chương trình 135); Chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc (chương trình 137) với mục tiêu phát triển rừng, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, định canh, định cư cho người dân miền núi trên cơ sở nông - lâm kết hợp; Chương trình quốc gia xúc tiến việc làm (chương trình 120) với mục tiêu là xúc tiến việc làm thông qua cung cấp các khoản vay lãi suất thấp để người lao động tự tạo việc làm mới
và hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp; Thành lập quỹ xoá đói, giảm nghèo, ở các địa phương cùng
Trang 27
rất nhiều các chương trình, dự án hỗ trợ về nước sạch và vệ sinh môi trường, dân số, dinh dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng, tính năng động, năng lực lựa chọn cho người dân theo phương châm “cho người nghèo chiếc cần câu để họ tự câu lấy cá”, cứu trợ họ để họ cứu trợ mình bằng chính năng lực của mình Với phương châm chỉ đạo và những hành động cụ thể, trong những năm qua mục tiêu xoá đói, giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
1.1.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời gian qua là một trong
những nhân tố ảnh hưởng lớn tới mức giảm nghèo Việt Nam đã đạt được những thành tích giảm nghèo đói rất đa dạng và trên diện rộng Tuy nhiên, quá trình phát triển và mở cửa nền kinh tế cũng có những tác động tiêu cực đến người nghèo
Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn thấp, chủ yếu mới tập trung cho thuỷ lợi; các trục công nghiệp chính, chú trọng nhiều vào đầu tư thay thế nhập khẩu, thu hút nhiều vốn; chưa chú trọng đầu tư các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, chưa chú ý khuyến khích kịp thời phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; nhiều chính sách trợ cấp (lãi suất tín dụng, trợ giá, trợ cước ) không đúng đối tượng làm ảnh hưởng xấu đến sự hình thành thị trường nông thôn, thị trường ở những vùng sâu, vùng
xa
Cải cách các doanh nghiệp nhà nước và các khó khăn về tài chính của các doanh
nghiệp nhà nước đã dẫn tới nhiều công nhân bị mất việc đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm việc làm mới và bị rơi vào nghèo đói Phần lớn số người này là phụ nữ, người có trình độ học vấn thấp và người lớn tuổi
Chính sách cải cách nền kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tự do hóa thương mại tạo ra những động lực tốt cho nền kinh tế, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển Tuy nhiên, một số ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động chưa được chú trọng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng tạo việc làm chưa được quan tâm và tạo cơ hội phát triển Tình trạng thiếu thông tin, trang thiết bị sản xuất lạc hậu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp, và năng lực sản xuất hạn chế đã làm không ít các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản và đẩy công nhân vào cảnh thất nghiệp, nghèo túng
Trang 28
Tăng trưởng kinh tế giúp xóa đói, giảm nghèo trên diện rộng, song việc cải thiện
tình trạng của người nghèo (về thu nhập, khả năng tiếp cận, phát triển các nguồn lực) lại phụ thuộc vào loại hình tăng trưởng kinh tế Việc phân phối lợi ích tăng trưởng trong các nhóm dân cư bao gồm cả các nhóm thu nhập phụ thuộc vào đặc tính của tăng trưởng Phân tích tình hình biến đổi về thu nhập của các nhóm dân cư cho thấy, người giàu hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế nhiều hơn và kết quả đã làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo
Kết cấu hạ tầng giao thông đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đói nghèo còn thiếu và yếu kém Việc tiếp cận đến các vùng này còn hết sức khó khăn Vốn đầu tư của Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu, đóng góp nguồn lực của nhân dân còn hạn chế, chủ yếu bằng lao động
Thứ hai, sự đói nghèo, lạc hậu kém phát triển chẳng những làm cho lực lượng sản
xuất được phân bố không phát huy tác dụng, mà còn không có cơ sở kinh tế để tồn tại và
sẽ trở thành gánh nặng cho sự phát triển kinh tế của các vùng Nghèo đói đang cản trở, gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, một thực tế đáng quan tâm là những
hộ nghèo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao hơn hộ giàu, do đó dẫn tới việc thiếu thốn nhiều mặt, như: dinh dưỡng, chăm sóc y tế, giáo dục,
Vấn đề việc làm, xoá đói, giảm nghèo không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần mà là vấn đề xã hội hết sức to lớn và phức tạp Do đó giải quyết tốt vấn đề việc làm là cách đem lại thu nhập chính đáng, nhằm giải quyết đời sống kinh tế và văn hoá của mỗi cá nhân, gia đình, cho nên tác động tích cực đến đời sống xã hội; ngược lại những hộ nghèo do đông con ít người làm, hoặc nhiều lao động dư thừa không có công ăn việc làm, dẫn đến tình hình an ninh trật tự thêm phức tạp, người xưa có câu “nhàn cư vi bất thiện” Nghèo đói cùng với tình trạng thất nghiệp là một trong những nguyên nhân gây ra tình hình di dân tự
do ra thành phố, đây là những vấn đề nan giải, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định xã hội
Thứ ba, trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính
sách thực hiện xoá đói, giảm nghèo như thực thi một chiến lược phát triển toàn diện kinh
tế - xã hội nông thôn; xây dựng chiến lược phát triển cho từng vùng, miền; đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng; có chương trình quốc gia về lao động và việc làm; ưu tiên tín dụng, các
Trang 29tế - xã hội của Nhà nước đối với công tác xóa đói, giảm nghèo
Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước chủ động điều tiết hợp lý các nguồn lực của toàn xã hội vào mục tiêu phát triển kinh tế và hoạt động xóa đói, giảm nghèo quốc gia Nhà nước xây dựng các biện pháp thiết yếu như đầu tư hỗ trợ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, lập các quỹ cứu trợ xã hội, để giúp đỡ, bảo vệ người nghèo Duy trì liên tục sự trao đổi, phân phối mang tính thị trường, nhưng không loại người nghèo ra khỏi những nguồn lực và lợi ích của sự thịnh vượng chung về kinh tế Kinh nghiệm cho thấy sự thiếu vắng vai trò của Nhà nước đặc biệt có hại đối với người nghèo, cộng đồng nghèo, vì người nghèo không tự bảo vệ được các quyền của mình, hơn nữa trong thành quả chung của tăng trưởng kinh tế, Nhà nước có vai trò nòng cốt và có trách nhiệm thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội
Thứ tư, để tổ chức quản lý tốt việc kết hợp xóa đói, giảm nghèo với phát triển kinh
tế - xã hội cần nhận thức đúng, có cách nhìn biện chứng về mối quan hệ này Công tác xoá đói, giảm nghèo là một trong những mục tiêu của tăng trưởng (cả trên góc độ xã hội và kinh tế), đồng thời cũng là một điều kiện (tiền đề) cho tăng trưởng nhanh và bền vững Trên phương diện nào đó, xét về ngắn hạn, khi phân phối một phần đáng kể trong thu nhập
xã hội cho chương trình xóa đói, giảm nghèo thì nguồn lực dành cho tăng trưởng kinh tế
có thể bị ảnh hưởng, song xét một cách toàn diện về dài hạn thì kết quả xóa đói, giảm nghèo lại tạo tiền đề cho tăng trưởng nhanh và bền vững; ngược lại, nếu nhận thức phiến diện thì việc kết hợp không đạt hiệu quả
Xóa đói, giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, toàn xã hội mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo phải tự vươn lên để thoát nghèo Trong khi trách nhiệm của Chính phủ là giúp gỡ bỏ rào cản ngăn cách xã hội và kinh tế để xóa đói, giảm
Trang 30
nghèo; hiệu quả xóa nghèo đạt thấp, nếu bản thân người nghèo không tích cực và nỗ lực phấn đấu vươn lên với mức sống cao hơn Xóa đói giảm nghèo phải được coi là sự nghiệp của bản thân người nghèo, cộng đồng nghèo, bởi vì sự nỗ lực tự vươn lên để thoát nghèo chính là động lực, là điều kiện cần cho sự thành công của mục tiêu chống đói nghèo
Nhà nước sẽ trợ giúp người nghèo biết cách tự thoát nghèo và tránh tái nghèo khi gặp rủi ro Bên cạnh sự hỗ trợ về vật chất trực tiếp thì việc tạo việc làm cho người nghèo bằng cách hướng dẫn người nghèo sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế theo điều kiện cụ thể của họ chính là điều kiện xóa đói, giảm nghèo thành công nhanh và bền vững
1.2 KINH NGHIỆM KẾT HỢP XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
ở tỉnh Bến Tre
Là một tỉnh nông nghiệp ven biển thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, những năm gần đây phải đối phó với bão lũ và dịch bệnh, nhưng kinh tế Bến Tre năm sau vẫn tăng hơn năm trước, hộ nghèo trong 2 năm giảm 7,2% tương ứng với 15.255 hộ và 53.606 người thoát nghèo Đảng bộ và nhân dân Bến Tre coi đó là một thành tựu rất quan trọng, không chỉ đối với kinh tế - xã hội, mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc, tính nhân văn cao
cả
Năm 2007, GDP tăng trưởng đạt 10,87%, thu nhập bình quân đầu người 9,2 triệu đồng Năm 2005, hộ nghèo là 20,02%, mặc dù cơn bão số 9 vào cuối năm 2006 gây hậu quả nặng nề, nhưng với sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ, từ nhiều địa phương, đơn vị, cá nhân ngoài tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương, đến cuối năm 2007 tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống chỉ còn 12,82%
Có được kết quả trên, trước hết, phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đời sống
nhân dân, giảm nghèo là những mặt thuộc về bản chất của chế độ Nhận thức rõ điều đó, Đảng bộ Bến Tre chủ trương khuyến khích làm giàu chính đáng, nhưng đồng thời không
để người nghèo, người cơ nhỡ, không nơi nương tựa, gặp khó khăn trong cuộc sống
Hai là, có giải pháp đúng, phù hợp Là tỉnh thuần nông, nhưng Bến Tre lại có sắc
thái riêng, địa hình không thuận lợi, bốn bề sông nước, ruộng lúa không nhiều mà chủ yếu
là vườn và biển Muốn giải quyết cái nghèo ở đây một cách căn cơ thì không chỉ có chế độ,
Trang 31
chính sách cho người nghèo và một vài điều kiện như vốn, kiến thức, kinh nghiệm làm ăn,
mà cần cả một hệ thống giải pháp, những giải pháp đó lại được áp dụng phù hợp cho từng vùng, từng đối tượng cụ thể
Ba là, yếu tố tự lực vươn lên của người nghèo vẫn giữ vai trò quyết định Nhận thức
đúng từ người nghèo đến người hỗ trợ cho việc giảm nghèo, trong đó hỗ trợ giảm nghèo là quan trọng, không thể thiếu, nhưng yếu tố tự lực vươn lên luôn giữ vai trò quyết định cho việc giảm nghèo Bên cạnh việc hỗ trợ, nhưng cũng mạnh dạn loại bỏ danh sách những hộ nghèo có sức lao động mà chây ỳ, lười biếng Trong hành động phải cả hệ thống chính trị, gắn xã hội hóa công tác giảm nghèo với việc giảm nghèo trong họ tộc
Bốn là, công tác kiểm tra phải tiến hành thường xuyên, người trực tiếp làm công tác
giảm nghèo phải có “tâm rộng” và “đúng tầm”, nghĩa là phải thẳng thắn, trung thực, có tâm huyết và quyết tâm làm, khi làm phải đúng đối tượng, đúng chế độ, chính sách Hỗ trợ phải đem lại kết quả thiết thực, không hình thức Người khó nhiều giúp trước, khó ít giúp sau, không phân biệt họ hàng, người thân hay kẻ trên, người trước
Tuy nhiên, làm được như vậy không có nghĩa là việc giảm nghèo ở Bến Tre đã có bước đi vững chắc Bước sang năm 2008, mục tiêu phấn đấu GDP tăng trưởng 12% trở lên
và giảm hộ nghèo xuống còn 11%, trong khi số hộ vừa thoát nghèo, không còn hưởng chế
độ chính sách người nghèo lại đối mặt với thị trường giá cả không ổn định, hộ cận nghèo còn nhiều, thu nhập hộ thuần nông bấp bênh, năng suất, chất lượng nông sản chưa cao; bên cạnh đó, còn có một bộ phận hộ nghèo nhận thức kém, không muốn thoát nghèo, vì muốn được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước; công tác bình xét hộ nghèo ở một số nơi chưa bảo đảm quy trình và đúng đối tượng Đó chính là những khó khăn, thách thức đối với Bến Tre trong công tác giảm nghèo những năm tiếp theo
Hiện tại, toàn tỉnh còn 41.996 hộ nghèo với 155.438 nhân khẩu và 17.351 hộ cận nghèo Để giảm được chỉ tiêu hộ nghèo, nhưng vẫn bảo đảm kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao thì vẫn phải duy trì miễn, giảm học phí và mua bảo hiểm y tế cho 100% hộ nghèo Tiếp tục triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tập trung vào các vùng sâu, vùng xa Trên cơ sở đó hướng dẫn bình xét hộ nghèo đúng quy định và thực chất Tăng cường công tác kiểm tra, bình xét hộ nghèo đúng quy định, tạo công bằng trong nhân dân Đổi mới các hình thức cho vay vốn Huy động nhiều nguồn vốn để tập trung
Trang 32
giảm nghèo, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng cho vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao Vận động, hỗ trợ kinh phí học nghề, tiếp tục khuyến nông, công, ngư nhằm chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người lao động nghèo
Tiếp tục thực hiện các chính sách trợ giúp như khám chữa bệnh, hỗ trợ giáo dục, nhà ở, cho vay vốn ưu đãi Tập trung xúc tiến việc đăng ký và quảng bá thương hiệu mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh Hình thành mối liên kết nông - công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại, phát triển các hình thức hợp tác ở nông thôn Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao tay nghề cho người lao động; tăng cường công tác chuyển giao khoa học - công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, chế biến nông sản theo công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh; tăng cường công tác phòng, chống các dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, Bên cạnh việc tổ chức lại hoạt động đánh bắt thủy sản xa bờ có hiệu quả
Bên cạnh việc tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp, cần tăng cường hoạt động khuyến công nhằm hỗ trợ và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống ở nông thôn và phát triển các ngành nghề mới Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ; vận động các cơ sở sản xuất liên kết thành lập các hiệp hội, các câu lạc bộ doanh nghiệp để hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm Phát triển trung tâm thương mại, siêu thị Đa dạng hóa và phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, lịch
sử tạo ra nhiều sản phẩm mới thu hút khách
Bến Tre rất coi trọng việc thực hiện các chính sách khuyến khích tín dụng để phát triển sản xuất, thu hút lao động; tập trung đào tạo nghề gắn với yêu cầu lao động cho các doanh nghiệp Thực hiện các chương trình chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho lao động nữ, lao động vùng sâu, vùng xa, Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trung tâm dạy nghề Thực hiện tốt chương trình xã hội hóa giáo dục và dạy nghề
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bến Tre nhận thức rất rõ rằng, không thể giảm
nghèo bền vững khi nền kinh tế chưa bền vững Tiếp tục phát huy truyền thống “quê
hương đồng khởi”, Bến Tre quyết tâm làm tốt công tác giảm nghèo góp phần thiết thực
vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng
Trang 33Một là, tiến hành rà soát và đánh giá nghiêm túc tình hình kinh tế - xã hội và tỷ lệ
hộ nghèo trong tỉnh, tìm hiểu nguyên nhân, lý do của thực trạng nghèo đói, lấy đây làm căn cứ đưa ra những chủ trương, chính sách trợ giúp người nghèo một cách hợp lý và hiệu quả; đồng thời, đề ra các giải pháp phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện và khả năng của người nghèo
Hai là, tranh thủ tận dụng những ưu thế, tiềm năng tự nhiên sẵn có để đề ra các giải
pháp xóa đói, giảm nghèo thiết thực Tỉnh tập trung chỉ đạo người dân tiếp tục đầu tư cho các loại cây đặc sản nông nghiệp đã có danh tiếng như: khóm (dứa) Cầu Đúc (Vị Thanh), bưởi Năm Roi (Châu Thành) Phát triển nguồn thủy sản, tập trung nuôi cá ngát (Châu Thành) và cá thát lát mình trắng (Long Mỹ), phấn đấu đưa những đặc sản này thành thương hiệu có đăng ký bản quyền bảo đảm lợi ích kinh tế lâu dài cho người dân
Ba là, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm tạo thêm nhiều việc làm mới cho
người lao động Hiện nay, tỉnh đang đầu tư tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp: Sông Hậu, Phú Hữu A, Tân Phú Thạnh, thu hút đáng kể nguồn nhân lực trong tỉnh Đồng thời, tiếp tục phát triển ngành công nghiệp gạch ngói, gốm sứ, và thủ công mỹ nghệ đã xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều người lao động, giúp họ từng bước ổn định kinh tế gia đình, dần xóa nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng
Bốn là, đặc biệt tập trung đầu tư và phát triển công tác đào tạo nghề gắn với giải
quyết việc làm, nhằm đạt mục tiêu thoát nghèo bền vững thông qua các hoạt động chủ yếu sau: Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ,
Trang 34Trong những năm qua, Hậu Giang đã huy động được sức mạnh tổng hợp từ các nguồn lực xã hội nhằm đem lại lợi ích kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhiều hộ nghèo Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hậu Giang luôn ổn định và ở mức cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, thu nhập bình quân trên đầu người đạt 8,7 triệu đồng Theo kết quả phúc tra hộ nghèo cuối năm 2007, có 7.315 hộ thoát nghèo, số hộ nghèo còn lại trên địa bàn tỉnh hơn 26.000 hộ, chiếm tỷ lệ 15,5%, giảm 3,4 % so với đầu năm và vượt 0,4% kế hoạch đề ra Tỉnh phấn đấu đến năm 2010, giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 10% và giảm 50% số xã có
tỷ lệ nghèo cao (từ 20% hộ nghèo trở lên)
Năm 2008, tỉnh tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, kết hợp chặt chẽ với hoạt động chăm lo giáo dục - đào tạo, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, lấy đây là nền tảng quan trọng tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn
Để hoạt động xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Hậu Giang ngày càng đạt hiệu quả cao, trong thời gian tới, tỉnh xác định tập trung vào những việc cụ thể sau:
- Trên cơ sở đặt mục tiêu xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ hàng đầu và gắn chặt với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp
ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành và toàn thể nhân dân trong công tác xóa đói, giảm nghèo
Trang 35
- Mỗi sở, ngành tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch
cụ thể thực hiện các nội dung của chương trình xóa đói, giảm nghèo, đồng thời chủ động
đề ra các giải pháp tiến hành phù hợp Tăng cường sự theo dõi, giám sát và hướng dẫn các địa phương thực hiện Kịp thời tham mưu và kiến nghị, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện chương trình
- Mặt trận Tổ quốc và tổ chức, đoàn thể các cấp tham gia kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh; tiếp tục tổ chức vận động gây "Quỹ vì người nghèo" và xã hội hóa nguồn lực xóa đói, giảm nghèo thông qua sự đóng góp của toàn xã hội
- Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, chính sách liên quan đến công tác xóa đói, giảm nghèo, đồng thời phổ biến rộng rãi những mô hình, biện pháp phát triển kinh tế hiệu quả nhằm giúp người nghèo tìm ra giải pháp xóa nghèo phù hợp với điều kiện của gia đình và bản thân
- Kịp thời khen thưởng các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp hiệu quả cho công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương nhằm động viên họ tích cực tham gia công tác này nhiều hơn, từng bước nâng cao chất lượng xã hội hóa công tác xóa đói, giảm nghèo; định
kỳ tổ chức Hội nghị điển hình thoát nghèo bền vững trên phạm vi toàn tỉnh, nhằm tạo không khí thi đua lành mạnh rộng khắp
1.2.3 Kinh nghiệm kết hợp xóa đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội
ở tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng là một tỉnh nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long, có 80% hộ ở nông thôn vùng sâu, vùng ven biển, 29,5% đồng bào Khmer cộng cư với các dân tộc khác Cư dân ở đây đa số làm nghề nông, tiểu thủ công nghiệp, nên đời sống luôn gắn liền với đất đai Sóc Trăng có 71 xã tương đối tập trung đồng bào Khmer, trong đó 54 xã đặc biệt khó khăn, được chương trình 135 của Chính phủ trợ giúp
Thời gian qua, Sóc Trăng tập trung cho xây cơ sở hạ tầng thiết yếu, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, qua đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi phù hợp, thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất, từng bước tăng thu nhập, nâng cao đời sống mọi mặt, góp phần xóa đói, giảm nghèo Sóc Trăng đề ra mục tiêu xóa đói, giảm nghèo đến năm 2010 là giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10% (theo
Trang 36
tiêu chí mới), không còn hộ đói, tăng nhanh số hộ khá và giàu Mỗi năm sẽ giải quyết việc làm cho 20 - 21 ngàn lao động, nâng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn lên 85%, nâng tỷ lệ đã qua đào tạo lên 25%, và hệ thống công trình cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo sẽ cơ bản đầy đủ
Thực tế cho thấy, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn là một trong những giải pháp quan trọng tạo lực thúc đẩy quá trình xóa đói, giảm nghèo Sau 5 năm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, Sóc Trăng đã nhanh chóng tìm được vị thế riêng của mình Từ các nguồn vốn Trung ương, tổ chức trong và ngoài nước, địa phương đã đầu tư trên 1.131
tỷ đồng xây dựng cơ bản trên 1.000 công trình ở nông thôn Các công trình này chủ yếu là mạng lưới giao thông, đê biển, đê ngăn mặn, đê sông, ngăn mặn xổ phèn, chủ động nguồn nước phục vụ cho vùng lúa trọng điểm với hơn 150.000 ha hai vụ và 30.000 ha nuôi tôm
sú
Sản xuất ở đây đã từng quảng canh cải tiến đến bán thâm canh, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, xuất khẩu, gắn vùng sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ Trong đó, Sóc Trăng chuyển gần 37.000 ha đất trồng lúa, vườn tạp hiệu quả kinh tế thấp sang mô hình sản xuất lúa - tôm, lúa - màu, tôm chuyên canh, vườn và có 59.000 ha đất canh tác với giá trị sản xuất đạt trên 30 triệu đồng/năm (chiếm 22,31% diện tích đất nông nghiệp), trong đó có 27.000 ha đất canh tác với giá trị sản suất đạt từ 50 - 80 triệu đồng/ha/năm
Cho đến nay, tỷ lệ đói nghèo ở Sóc Trăng theo tiêu chuẩn mới còn 25% tương đương với 58.868 hộ Ở các xã thuộc khu vực đặc biệt khó khăn, tỷ lệ đói nghèo còn trên 32% Để các hộ được an cư, 5 năm qua, Sóc Trăng đã xây dựng và bàn giao 24.107 căn nhà cho người nghèo (3.182 căn nhà tình nghĩa, 16.825 căn nhà tình thương, 4.100 căn nhà đại đoàn kết) trị giá hơn 150 tỷ đồng Trong số đó có 7.281 hộ Khmer được hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình 134 với tổng giá trị gần 50 tỷ đồng
Để thay đổi tư duy, tập quán làm ăn của người dân, góp phần tạo động lực cho chương trình xóa đói, giảm nghèo, nhiều năm qua, Sóc Trăng đã tích cực đẩy mạnh việc tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân nghèo, với sự tham gia tích cực của
Trang 37Từ đó vùng nông thôn đã có nhiều mô hình tiêu biểu mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa đem lại việc làm, tăng thu nhập, như trồng lúa kết hợp với nuôi tôm sú ở huyện Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu cho thu nhập trên 50 triệu đông/ha Hay mô hình lúa - màu ở huyện Thạnh Trị, Mỹ Tú cho thu nhập 30 triệu đồng/ha Mô hình
đa canh VACR ở Kế Sách, Long Phú, mô hình chuyên canh ở Vĩnh Châu có thu nhập từ
200 - 400 triệu đồng/ha
Bên cạnh cơ sở hạ tầng được tăng cường, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang chuyển dịch đúng hướng, chính sách đối với đồng bào Khmer hộ nghèo được quan tâm Qua đó, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nông dân được cải thiện Một số hộ trung bình vươn lên khá, và tích lũy được vốn để tái đầu tư sản xuất Đến nay, Sóc Trăng đã có 85%
hộ có điện, 75% hộ có nước sạch sử dụng, có 208.000 hộ được công nhận là gia đình văn hóa
Với truyền thống đoàn kết có từ lâu đời của ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer được tiếp tục phát huy trong sản xuất và đời sống, làm cho mối quan hệ giữa các dân tộc nơi đây ngày càng thắt chặt
Trang 38
Chương 2 THỰC TRẠNG KẾT HỢP XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG
NGHÈO VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VĨNH LONG
2.1.1 Những đặc đỉểm tự nhiên ảnh hưởng đến đói nghèo và phát triển kinh tế
- xã hội
Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu
Vĩnh Long có tổng diện tích là 1.475,19 km2 (có quy mô nhỏ nhất so với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long) Có 9 đơn vị hành chính, gồm 8 huyện và 1 thị xã (đầu năm
2008 có thêm một đơn vị hành chính là huyện Bình Tân được tách ra từ huyện Bình Minh) với 107 xã, phường, thị trấn và 846 khóm (ấp) Tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc vùng giữa sông Tiền - sông Hậu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 136 km với tọa độ địa lý từ 9o 52' 45" đến 10o 19' 50" vĩ độ Bắc và từ
104o 41' 25" đến 106o 17' 00" kinh độ Đông Vị trí giáp giới như sau:
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp Tỉnh Tiền Giang và Bến Tre
- Phía Tây và Tây Nam giáp Tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng
- Phía Đông và Đông Nam giáp Tỉnh Trà Vinh
- Phía Tây Bắc giáp Tỉnh Đồng Tháp
Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phía Nam; nằm giữa trung tâm kinh tế quan trọng là Thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh Chính nơi đây vừa là trung tâm kinh tế - khoa học kỹ thuật - văn hóa - quốc phòng, vừa là thị trường lớn sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có liên quan chặt chẽ đến việc quản lý, phân bố sử dụng đất đai Đặc biệt là khả năng chi phối của Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ của Thành phố Cần Thơ (Trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, khu Công nghiệp Trà Nóc ) và Trung tâm cây
ăn trái miền Nam (Tiền Giang) là một trong những lợi thế đặc biệt của Vĩnh Long trong sự phát triển kinh tế ở hiện tại và tương lai
Trang 39
Với vị trí địa lý như trên, Vĩnh Long là nơi hội tụ và giao lưu giữa giao thông thủy
bộ (đường cao tốc, các quốc lộ 1A, 53, 54, 57, 80 được nâng cấp mở rộng, có trục đường thủy nội địa sông Mang Thít nối liền sông Tiền và sông Hậu trong trục đường thủy quan trọng từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống các vùng Tây nam sông Hậu), cửa ngõ trong việc tiếp nhận những thành tựu về phát triển kinh tế của TPHCM và các khu công nghiệp miền đông và là trung tâm trung chuyển hàng nông sản từ các tỉnh phía Nam sông Tiền lên TPHCM và hàng công nghiệp tiêu dùng từ TPHCM về các tỉnh miền tây Mặt khác đây là vùng có tiềm năng về phát triển du lịch xanh với sinh cảnh sông nước, nhà vườn Đồng thời với hệ thống giao thông thủy bộ phát triển ngày càng hoàn thiện, Vĩnh Long với vị trí địa lý có nhiều mặt lợi thế như đã nêu trên sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội theo các hướng trục giao thông thủy bộ đã được quy hoạch của tỉnh
Địa hình Vĩnh Long khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, có cao trình khá thấp
so với mực nước biển (cao trình < 1,0 m chiếm 62,85% diện tích) Với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của Tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm Tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn Trên từng cánh đồng có những chỗ gò (cao trình từ 1,2 - 1,8 m) hoặc trũng cục bộ (cao trình < 0,4 m) Phân cấp địa hình của Tỉnh có thể chia ra 3 cấp như sau:
- Vùng có cao trình từ 1,2 - 2,0 m: 29.934,21 ha - chiếm 22,74% Phân bố ven sông Hậu, sông Tiền, sông Mang Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao giữa sông và vùng đất giồng gò cao của Huyện Vũng Liêm, Trà Ôn Nơi đây chính là địa bàn phân bố dân cư
đô thị, các khu công nghiệp và dân cư nông thôn sống tập trung ven sông rạch lớn và trục giao thông chính, đầu mối giao thông thủy bộ; nông nghiệp chủ yếu cơ cấu lúa - màu và cây ăn quả
- Vùng có cao trình từ 0,8 -1,2m: 60.384,93 ha - chiếm 45,86% Phân bố chủ yếu là đất cây ăn quả, kết hợp khu dân cư và vùng đất cây hàng năm với cơ cấu chủ yếu lúa màu hoặc 2 - 3 vụ lúa có tưới động lực, tưới bổ sung trong canh tác, thường xuất hiện ở vùng ven Sông Tiền, Sông Hậu và sông rạch lớn của Tỉnh
- Vùng có cao trình từ 0,4 - 0,8 m: 39.875,71 ha - chiếm 30,28% Phân bố chủ yếu
là đất 2 - 3 vụ lúa cao sản (chiếm 80% diện tích đất lúa) với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao; đất trồng cây lâu năm phải lên liếp, lập bờ bao mới đảm bảo sản xuất an toàn,
Trang 40sự nhưng hiện nay khu vực sân bay này đang xuống cấp và không hoạt động, tuy nhiên đây cũng là một trong những lợi thế nếu được đầu tư nâng cấp hình thành sân bay dân dụng sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của Tỉnh Ưu thế về giao thông thủy
bộ là nền tảng quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long trong tương lai
Do trong quá trình phát triển sản xuất với sự ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp như hệ thống đê bao, hệ thống kinh thủy lợi, hệ thống cống đập, kỹ thuật canh tác của từng đối tượng cây trồng nên hiện nay đang có sự thay đổi cục bộ về cao trình Hiện nay Chính Phủ đang giao Tổng Cục Địa Chính khảo sát để xây dựng lại bản đồ địa hình vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng theo mực nước biển gốc tại mũi Nai (Hà Tiên) Vĩnh Long phân bố trọn trong vùng phù sa nước ngọt, trước đây là nơi được khai phá và phát triển sớm nhất ở đồng bằng sông Cửu Long (khoảng trên 259 năm)