SKKN Một số biện pháp dạy học toán 5 theo định hướng tích cực hoá hoạt động của học sinhSKKN Một số biện pháp dạy học toán 5 theo định hướng tích cực hoá hoạt động của học sinhSKKN Một số biện pháp dạy học toán 5 theo định hướng tích cực hoá hoạt động của học sinhSKKN Một số biện pháp dạy học toán 5 theo định hướng tích cực hoá hoạt động của học sinhSKKN Một số biện pháp dạy học toán 5 theo định hướng tích cực hoá hoạt động của học sinhSKKN Một số biện pháp dạy học toán 5 theo định hướng tích cực hoá hoạt động của học sinhSKKN Một số biện pháp dạy học toán 5 theo định hướng tích cực hoá hoạt động của học sinhSKKN Một số biện pháp dạy học toán 5 theo định hướng tích cực hoá hoạt động của học sinhSKKN Một số biện pháp dạy học toán 5 theo định hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
**********
SáNG KIếN KINH NGHIệM
Đề tài:
một số biện pháp dạy học toán 5
theo định h-ớng tích cực hoá
hoạt động của học sinh
Mụn : Toỏn Cấp học: Tiểu học
Năm học: 2015 - 2016
N
MÃ SKKN
Trang 21/15
MỤC LỤC
Trang
Phần I : Mở đầu
Những vấn đề chung
II Mục đích và phương pháp nghiên cứu
III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phần II : Nội dung
C Biện pháp thực hiện
a Đối với việc hướng dẫn học sinh tự tìm tòi , chiếm lĩnh kiến
b Đối với dạy học các bài luyện tập, luyện tập chung, ôn tập,
thực hành
7
3 Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán 5 12
Phần III : Kết luận chung, khuyến nghị và đề xuất
Trang 32/15
Phần I: Mở đầu
Những vấn đề chung
I Lý do chọn đề tài:
- Bậc tiểu học là bậc học không chỉ là nền móng trong giáo dục phổ thông mà
nó cũng là cấp học rất quan trọng trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân Do
đó việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh tiểu học thông qua các môn học là việc vô cùng quan trọng Trong số các môn học của bậc học này thì môn toán có nhiều ứng dụng trong đời sống; Nó góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề; Góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo, hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó, làm việc có kế hoạch, nề nếp và tác phong khoa học; tinh thần hợp tác tốt
- Toán 5 có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học toán tiểu học vì:
* Nội dung cốt lõi của toán 5 là dạy học ứng dụng những kiến thức và kĩ
năng về số thập phân và bốn phép tính với số thập phân Có thể nói đây là sự kết tinh các kết quả của quá trình dạy học số học ở tiểu học Để học tập có hiệu quả về số thập phân và các phép tính với số thập phân, học sinh phải huy động những kiến thức và kĩ năng về số tự nhiên, phân số, số đo đại lượng và các phép tính từ lớp 1 đến lớp 4 Ngoài ra khả năng ứng dụng trong thực tế của số thập phân lại rất lớn nên sau khi học số thập phân và các phép tính với số thập phân, học sinh có thể giải được nhiều bài toán thực tế, gần gũi với đời sống mà ở lớp dưới các con chưa thể giải được
* Quá trình học sinh học toán 5 luôn gắn liền với việc củng cố, ôn tập các kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn toán ở tiểu học Đây là cơ hội để học sinh
ôn luyện nắm vững hơn và có hệ thống hơn những kiến thức, kĩ năng cơ bản, trọng tâm của môn toán ở tiểu học Việc ôn tập này chính là bước chuẩn bị cho việc học tập môn Toán của các con ở các bậc học tiếp theo Cũng chính vì lí do
đó chúng ta càng thấy được vai trò của toán 5 đối với các con ở cấp bậc này
* Để giúp học sinh đạt được mục tiêu học tốt môn toán 5, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc học toán thì người giáo viên phải áp dụng rất nhiều các hình thức dạy học trong quá trình dạy các tiết học toán Quan
Trang 43/15
trọng nhất đó là việc khơi gợi động cơ ý thức học tập cho học sinh, trong quá trình dạy học, người giáo viên cần gây được hứng thú cho học sinh; tổ chức tốt các hoạt động học tập để giờ học diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái mà vẫn đem lại hiệu quả cao Học sinh hào hứng tham gia vào các hoạt động dạy học của giáo viên để tìm ra những kiến thức mới một cách nhẹ nhàng và dễ nhất đối với học sinh Xuất phát từ suy nghĩ đó, đã nhiều năm nay tôi rất coi trọng việc đổi mới
phương pháp, đổi mới các hình thức dạy học và tôi đã áp dụng một số biện
pháp dạy học theo định hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh và bước
đầu đã thu được kết quả như mong muốn
II Mục đích và phương pháp nghiên cứu
1 Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu thực trạng học toán của học sinh và tầm quan trọng của môn Toán đối với sự phát triển của học sinh Từ đó tìm ra biện pháp dạy học theo định hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 mà tôi chủ nhiệm trong năm học 2015- 2016 nói riêng
2 Phương pháp nghiên cứu.
Một số phương pháp được áp dụng khi thực nghiệm nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra nghiên cứu thực tế
- Phương pháp quan sát, trực quan
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm
III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số biện pháp dạy học theo định hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh còn khách thể là toàn bộ học sinh của lớp tôi chủ nhiệm năm học 2015 - 2016
2 Phạm vi nghiên cứu
Học sinh Tiểu học nói chung và cụ thể hóa bằng chất lượng học tập môn
Toán của lớp tôi chủ nhiệm
Trang 54/15
Phần II Nội dung
A Cơ sở lí luận:
- Hơn một trăm năm trước Karl Marx đó nói rằng một ngành khoa học chỉ trở nên hoàn thiện khi nó sử dụng được ngành khoa học định lượng- đó là toán học Lịch sử phát triển của ngành khoa học tự nhiên đó hoàn toàn khẳng định
luận điểm này của Marx
- Ngoài ra Toán học là một môn học có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển năng lực tư duy cho học sinh tiểu học
- Học tốt môn toán cũng là tiền đề và là cơ sở để học tốt các môn học khác trong nhà trường phổ thông
B Thực trạng:
1 Về phía giáo viên:
+ Một số giáo viên cũng chưa chủ động áp dụng những hình thức dạy học phát huy tính tích cực của học sinh
+ Việc áp dụng những hình thức dạy học cũng gặp khó khăn đối với giáo viên do thời gian quy định của 1 tiết học chỉ là 40 phút
+ Việc áp dụng hình thức dạy học nhằm phát huy tính tính cực của học sinh chưa thực sự hiệu quả do trình độ của giáo viên
2 Về phía học sinh:
Năm học 2015-2016, tôi được giao nhiệm vụ phụ trách và giảng dạy lớp 5D với sĩ số 54 học sinh Qua quan sát thực tế, tôi thấy còn một số tồn tại sau:
+ Học sinh còn mải chơi, chưa tập trung cao trong học tập
+ Việc nắm kiến thức của học sinh ở lớp dưới chưa sâu
+ Gia đình chưa quan tâm sâu sát, kèm cặp con cái
+ Học sinh chưa thực sự hứng thú với môn học, học bài và làm bài còn bị
ép buộc đối phó với thầy cô
Để khắc phục thực trạng trên, tôi đã áp dụng một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh với mong muốn nâng cao chất lượng dạy môn toán nói riêng và chất lượng dạy học nói chung, giúp các em có một tâm thế hứng thú khi học môn Toán lớp 5 Qua các bài giảng của thầy cô
Trang 65/15
các em có thể lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, có hiệu quả hơn việc dạy học yêu cầu các em tiếp thu một cách gò bó, thụ động
C Biện pháp thực hiện:
I Biện pháp chung:
* Chủ động lập kế hoạch dạy học từng tuần lễ, từng học kì, cả năm học sao cho về cơ bản phải thực hiện đủ, đúng chương trình (tối thiểu phải được các yêu cầu nêu trong chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn toán lớp 5)
* Chuẩn bị chu đáo kế hoạch bài học (từng tiết dạy học toán), thường xuyên trao đổi ý kiến với các giáo viên trong cùng tổ chuyên môn để hoàn thiện
kế hoạch bài học
* Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn học sinh hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, khuyến khích học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mới, dành thời lượng cần thiết cho thực hành luyện tập, củng cố, kiểm tra kiến thức có liên quan Luôn tạo bầu không khí thân thiện, hợp tác giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh, giúp học sinh có niềm vui, hứng thú trong học tập toán; khuyến khích sự tham gia của nhiều đối tượng học sinh trong lớp không tập trung vào một nhóm đối tượng học sinh
* Cuối mỗi tiết học, giáo viên ghi chép lại những vấn đề nảy sinh khi thực hiện kế hoạch bài học để từ đó có tư liệu hoàn thiện kế hoạch bài học hoặc điều chỉnh, bổ sung trong tiết học tiếp sau và những năm học tiếp theo
* Song song với việc đổi mới phương pháp là đổi mới kiểm tra, đánh giá Đánh giá kết quả học tập toán ở lớp cuối cấp tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt vừa giúp học sinh chăm chỉ học tập và rèn luyện các kiến thức, kĩ năng của môn toán 5 vừa tạo điều kiện cho học sinh ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn toán ở cả cấp tiểu học Đánh giá kết quả học tập toán 5 được căn cứ vào mục tiêu dạy học toán 5 (mục tiêu dạy học toán 5 đã được chuẩn hoá thành kiến thức và kĩ năng của môn toán lớp 5)
* Tổ chức trưng bày các sản phẩm học toán của học sinh để tạo môi
trường học tập trong không gian của phòng học, giúp học sinh tự tin và biết trân trọng các kết quả học tập; học sinh thấy có động lực để phấn đấu khi các sản phẩm của các em được trưng bày và giới thiệu cho cả lớp cùng biết Ngoài ra hình thức này còn động viên học sinh chăm chỉ, trung thực, khiêm tốn vượt khó trong học tập
Trang 76/15
* Thành lập các đôi bạn cùng tiến giúp đỡ nhau trong học tập và cụ thể là giúp đỡ nhau học tốt môn Toán Các bạn trong mỗi cặp sẽ trao đổi, thảo luận các cách giải các bài toán giúp tìm ra cách giải hay và hợp lí nhất Những cặp đôi không giải quyết được vấn đề có thể nhờ sự giúp đỡ của cô giáo
II Biện pháp cụ thể:
1 Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học:
a Đối với việc hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới:
* Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh (hoặc từng nhóm học sinh) tự phát hiện vấn đề của bài học rồi tổ chức cho học sinh huy động những hiểu biết của bản thân để thiết lập mối quan hệ giữa vấn đề mới phát hiện với những kiến thức thích hợp đã biết từ đó tìm cách giải quyết vấn đề
Ví dụ: Khi dạy bài “So sánh số thập phân” Giáo viên hướng dẫn học sinh tự
phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học Việc đó được tiến hành như sau:
+ Giáo viên nêu ví dụ: So sánh 8,1m và 7,9m
+ Hỏi: Khi so sánh hai số đo độ dài 8,1m và 7,9m về thực chất ta phải
so sánh hai số nào? (Đây chính là vấn đề cần giải quyết)
Học sinh có thể tự nêu cách giải quyết:
+ Để so sánh 8,1m và 7,9m ta so sánh 8,1 và 7,9
+ Mà 8,1 >7,9 (vì trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau,
số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn
Do đó : 8,1m > 7,9m
* Tổ chức cho học sinh thực hành, vận dụng kiến thức mới ngay trong dạy học bài mới để học sinh “học qua làm”, học bằng cách “động não” Sau khi học sinh tự làm bài tập áp dụng trực tiếp kiến thức mới học, giáo viên nêu lên một số câu hỏi để khi học sinh trả lời, học sinh được ôn tập, củng cố nắm vững hơn kiến thức mới học Việc làm này góp phần giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới ngay trong quá trình dạy học bài mới
Ví dụ: Dạy bài cộng hai số thập phân
+ Ví dụ1: Giáo viên nêu bài toán để hình thành phép tính:
1,84 +2,45 = ? m
Trang 87/15
- Hướng dẫn học sinh tự tìm cách thực hiện phép cộng trên bằng cách chuyển về phép cộng hai số tự nhiên rồi chuyển đổi kết quả để tìm kết quả phép cộng hai số thập phân
Đổi 1,84m = 184cm
2,45m = 245cm
184
245
429
- Hướng dẫn học sinh tự nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính:
1,84 +2,45 để tìm ra kết quả: 4,29
1,84
2,45
4,29
- Khẳng định kết quả 1,84 + 2,45 = 4,29
- Rút ra các bước thực hiện khi cộng hai số thập phân
+ Ví dụ 2: Giáo viên đưa ra phép tính: 15,9+8,75 = ?
- Cho học sinh nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa ví dụ 1 và ví dụ 2
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự đặt tính rồi thực hiện phép tính; nêu lại cách cộng hai số thập phân
- Giáo viên đưa ra kết luận sau đó khái quát thành quy tắc
Như vậy: Qua ví dụ 1 học sinh huy động được kiến thức về chuyển đổi
đơn vị đo độ dài, cách đặt tính và thực hiện phép tính đối với số tự nhiên, hình thành cách cộng hai số thập phân và thông qua việc áp dụng thực hiện ví dụ 2 học sinh tự rút ra được quy tắc cộng hai số thập phân
Tóm lại: Có thể nói “Việc hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến
thức mới” có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển tư duy toán học của học sinh Quá trình học sinh tự tìm tòi khám phá sẽ giúp học sinh rèn luyện tính chủ động, sáng tạo; sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và tự đánh giá được trình
độ của mình so với bạn để tự rèn luyện
Trang 98/15
Quá trình học sinh tìm tòi khám phá, giáo viên biết được mức độ nắm kiến thức của học sinh từ bài học cũ, vốn kiến thức, trình độ tư duy để phát hiện năng lực của học sinh để có kế hoạch kèm cặp học sinh còn chậm, bồi dưỡng học sinh có năng lực
b Đối với dạy học các bài luyện tập, luyện tập chung, ôn tập, thực hành:
- Giáo viên giúp học sinh tự phát hiện ra mối liên hệ giữa vấn đề (tình huống có vấn đề) trong bài tập và các kiến thức được tích luỹ từ đó học sinh biết lựa chọn những kiến thức thích hợp để giải bài tập Nếu học sinh nào chưa nhận
ra được dạng bài tương tự hoặc các kiến thức đã học trong bài trước thì giáo viên gợi ý (hoặc tổ chức cho học sinh khác giúp bạn trong hợp tác nhóm) để học sinh tự nhớ lại kiến thức, cách làm Điển hình là: Nội dung trọng tâm của dạy học toán ở học kì I của lớp 5 là dạy học số thập phân và các phép tính với số thập phân Thực chất nội dung này là sự mở rộng những hiểu biết về số tự nhiên
và các phép tính với số tự nhiên Vì vậy hầu hết các bài tập về số thập phân đều
có dạng tương tự như các bài về số tự nhiên Khi làm các bài tập về số thập phân, giáo viên có thể giúp học sinh nhớ lại:
+ Cách làm dạng bài tập tương tự đã có khi học số tự nhiên
+ Kiến thức mới học về số thập phân có liên quan trực tiếp đến việc làm bài tập đó
+ Từ đó học sinh biết vận dụng những kiến thức đã được học từ số tự nhiên để áp dụng làm các dạng bài về số thập phân
+ Giáo viên lưu ý học sinh về cách viết để các em không bị nhầm lẫn khi viết số thập phân (viết thiếu dấu phẩy)
Đây là cơ hội để học sinh củng cố các kiến thức và kĩ năng cơ bản về đọc, viết, so sánh cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên và số thập phân đồng thời cũng giúp học sinh nhớ lâu một số đặc điểm riêng của việc làm bài tập với số thập phân
Ví dụ: khi làm các bài tập dạng “Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ
bé đến lớn”
Giáo viên nên hướng dẫn học sinh tự nhớ lại để nhận ra rằng:
+ Cách làm các bài tập dạng này tương tự như cách làm các bài tập dạng sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn
+ Cần phải sử dụng quy tắc so sánh hai số thập phân trong từng bước
Trang 109/15
Xác định số bé nhất trong các số đã cho
Xác định số bé nhất trong các số còn lại
Làm như bước trên cho đến 2 số còn lại sau cùng
Lần lượt xét số bé nhất tìm được ở mỗi bước trên thành một dãy kể
từ trái sang phải
- Giúp học sinh tự luyên tập, thực hành theo khả năng Khuyến khích sự
hỗ trợ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh bằng cách tổ chức cho học sinh tự làm bài rồi trao đổi ý kiến về cách giải quyết của bạn khác để tự rút kinh nghiệm
và hoàn chỉnh cách giải của mình Cần giúp học sinh nhận ra rằng: hỗ trợ giúp bạn cũng có ích cho bản thân: “Thông qua việc giúp đỡ bạn, các em có điều kiện nắm chắc, hiểu sâu kiến thức của bài học, càng có điều kiện hoàn thiện các kĩ năng của bản thân.” Trong quá trình học tập các em sẽ củng cố thêm tính đoàn kết, tinh thần làm việc nhóm Chính qua việc học nhóm các em sẽ hình thành thêm các tính cách tốt
- Tập cho học sinh có thói quen tìm nhiều cách giải và lựa chọn cách giải hợp lí nhất; từ kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập thực hành; rút ra kinh nghiệm khi làm bài, chữa bài, học sinh có thể trao đổi cách tính nhanh và hợp lí với nhau Từ đó học sinh ghi nhớ cách giải và áp dụng một cách linh hoạt ở các bài tập tiếp theo
Ví dụ: Tính bằng cách thuận tiện nhất
4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8
Học sinh có thể tính bằng một số cách khác nhau:
Cách1: 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8 = 4,2 +(3,5 +4,5) +6,8
= 4,2 + 8 + 6,8
= (4,2 + 6,8 ) + 8
= 11 + 8
= 19
Cách2: 4,2 +3,5 + 4,5 + 6,8 = (4,2 + 6,8) + (3,5 + 4,5 )
= 11 + 8
= 19