1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt tập thể cho học sinh lớp 3

23 456 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt tập thể cho học sinh lớp 3SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt tập thể cho học sinh lớp 3SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt tập thể cho học sinh lớp 3SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt tập thể cho học sinh lớp 3SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt tập thể cho học sinh lớp 3SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt tập thể cho học sinh lớp 3SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt tập thể cho học sinh lớp 3SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt tập thể cho học sinh lớp 3

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“Mét sè biÖn ph¸P NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TIẾT

SINH HOẠT TẬP THỂ CHO HỌC SINH LỚP 3”

Lĩnh vực: Chủ nhiệm

Cấp học : Tiểu học

NĂM HỌC 2016 -2017

Mã SKKN

Trang 2

A ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Từ nhiều năm nay, ngành giáo dục đào tạo đang từng bước đổi mới phương pháp dạy học đồng thời điều chỉnh cấu trúc chương trình đem lại mục đích chính là hướng vào người học Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ Với chương trình đổi mới hiện nay, học sinh được học 2 buổi/ ngày Với thời lượng học tập nhiều mà lứa tuổi của các em đang ở độ tuổi học mà chơi, chơi mà học Ngoài việc phát triển đúng đắn lâu dài về trí tuệ, các em còn được vui chơi, phát triển về cả mặt tình cảm, nhân cách, đạo đức của con người như lòng nhân ái, tình yêu quê hương đất nước, biết kính trên nhường dưới, đoàn kết với bạn bè, có ý thức về bổn phận của mình, tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật Ngoài việc học, các em còn được vui chơi, giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia các hoạt động xã hội để phát triển toàn diện về bốn mặt: Đức - Trí - Thể - Mĩ

Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế xã hội đang trên đà phát triển, nó tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người Do vậy, học sinh ngày nay có những phát triển mới hơn về “chất” trong quá trình học tập và rèn luyện, các em phải mạnh dạn hơn, tư duy tốt hơn, phát huy hết được khả năng của mình và có những nhu cầu cao hơn nhằm khẳng định sự phát triển của bản thân Chính vì vậy, chúng ta phải nắm bắt đúng nhu cầu đó để tổ chức tốt các hoạt động học nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của học sinh Một trong những tiết học có nhiều điều kiện phát triển toàn diện cho học sinh đó

là giờ sinh hoạt tập thể

Thực tế cho thấy việc tổ chức các tiết sinh hoạt tập thể ở trường học chưa phát huy hết khả năng của học sinh Đây là một công việc nghệ thuật đòi hỏi giáo viên vừa phải là người định hướng, hướng dẫn các em nắm bắt tri thức vừa phải có trách nhiệm tỉ mỉ, kiên trì trong công việc Bên cạnh đó, người giáo viên phải có tình yêu thương học sinh thực sự

Sau khi hiểu tầm quan trọng của tiết sinh hoạt tập thể, tôi thấy tiết học này đã góp phần thúc đẩy công tác giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên Vậy làm thế nào để có được tiết sinh hoạt phong phú, sinh động, có tính giáo dục cao?

Đây là lý do mà tôi chọn đề tài nghiên cứu "Một số biện pháp nâng cao chất

lượng tiết sinh hoạt tập thể cho học sinh lớp 3"

Trang 3

II Mục đích nghiên cứu

Mục tiờu của đề tài là tạo ra một sõn chơi gần gũi, bổ ớch để cỏc em thể hiện năng khiếu của mỡnh thụng qua cỏc tiết mục văn nghệ, cỏc cõu chuyện kể, đọc thơ, tranh vẽ, cắm hoa … Từ đú cỏc em thờm yờu cuộc sống, cú ý thức phấn đấu, rốn luyện Đồng thời đõy cũng là tiết giỏo dục kĩ năng sống cho cỏc em như kĩ năng đỏnh giỏ, kĩ năng điều khiển, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia cỏc hoạt động tập thể…

III Đối t-ợng nghiên cứu

Đối tượng nghiờn cứu của đề tài là học sinh lớp 3

IV PhƯơng pháp nghiên cứu

- hương phỏp giao tiếp

hương phỏp giao tiếp là tập hợp nghệ thuật, cỏch ứng xử thực tế qua giao tiếp núi để giỏo dục học sinh kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống thụng qua tiết sinh hoạt tập thể

- hương phỏp điều tra

hương phỏp này sử dụng để tỡm hiểu về thuận lợi, khú khăn trong việc dạy tiết sinh hoạt tập thể

Trang 4

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Vị trí, vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ của tiết sinh hoạt tập thể

1.1 Vị trí của tiết sinh hoạt tập thể

- Nhà trường có nhiệm vụ dạy chữ và dạy người Nếu nhà trường chỉ thực hiện hoạt động dạy - học các bộ môn văn hóa trên lớp thì nhiệm vụ dạy người sẽ không hoàn thành, vì học sinh sẽ thiếu môi trường hoạt động và giao tiếp, hạn chế về tình huống thực tế, hạn chế về thời gian

Như vậy, tiết sinh hoạt tập thể không phải là hoạt động "phụ" mà giữ một vị

trí rất quan trọng trong các hoạt động giáo dục của các trường

- Tiết sinh hoạt tập thể là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường

và xã hội

1.2 Vai trò của tiết sinh hoạt tập thể

Thông qua tiết sinh hoạt tập thể, các em được thể hiện khả năng tự giác, bạo dạn, nhanh nhẹn, tháo vát, ứng xử linh hoạt, trình bày trước đám đông Do đó, các em biết nhận thức, đánh giá, cảm thụ trước cái hay, cái đẹp trong đời sống

xã hội, từ đó nâng cao lòng tự tin, tính tự chủ trong các em

Qua tiết sinh hoạt tập thể, các em nhìn lại được bản thân, khẳng định được thành tích, kết quả của quá trình tu dưỡng Từ đó các em có nhu cầu tự bồi dưỡng, rèn luyện bản thân, phấn đấu trong học tập, noi gương tốt, rút kinh nghiệm, tránh các việc làm sai trái để hướng tới cái thật, cái tốt, cái đẹp

1.3 Mục tiêu của tiết sinh hoạt tập thể ở trường tiểu học

- Bước đầu rèn luyện và hình thành cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với học sinh tiểu học như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; hình thành các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động tự phục vụ và hoạt động tập thể

- Biết bộc lộ bản thân, phát huy điểm mạnh, tự khẳng định mình

1.4 Nhiệm vụ của việc tổ chức các tiết sinh hoạt tập thể

* Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức:

- Hoạt động tập thể giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện tri thức đã được học trên lớp; giúp các em có những hiểu biết về tự nhiên, xã hội con người

* Nhiệm vụ giáo dục về thái độ

Tổ chức tốt các tiết sinh hoạt tập thể giúp các em biết nói lời hay, làm việc

tốt, góp phần giáo dục cho các em tình đoàn kết hữu nghị với thanh thiếu niên và nhi đồng trong nước và quốc tế

* Nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng:

Trang 5

Thói quen hành vi và kĩ năng chỉ được hình thành thuận lợi khi các em có điều kiện tham gia các hoạt động thực tế Trong khi tham gia các hoạt động, các

em sẽ gặp những tình huống cụ thể của cuộc sống buộc trẻ phải tìm cách giải quyết bằng trí tuệ và sức lực của mình Từ đó giúp các em hiểu, biết cách làm và cách tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực

2 Các nguyên tắc tổ chức tiết sinh hoạt tập thể

2.1 Nguyên tắc về tính tự nguyện, tự giác tham gia hoạt động

Các em có quyền lựa chọn tham gia các hoạt động giáo dục mà các em ưa thích, phù hợp với khả năng, hứng thú, sức khoẻ và điều kiện cụ thể của bản thân Nguyên tắc này đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức và duy trì được nhiều nhóm hoạt động với các chủ đề khác nhau Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường

2.2 Nguyên tắc tính đến đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt của học sinh

Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, mỗi lứa tuổi có đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, cá biệt có một số học sinh có những biểu hiện khác biệt trong quá trình phát triển Người giáo viên chủ nhiệm phải hiểu những nét đặc trưng của sự phát triển này để tổ chức hoạt động có nội dung

và hình thức phù hợp với khả năng của từng lứa tuổi học sinh

2.3 Nguyên tắc kết hợp kĩ năng sư phạm của người giáo viên chủ nhiệm với tính tích cực, độc lập và sáng tạo của học sinh

Tính tích cực, độc lập và sáng tạo được coi là những chỉ tiêu đánh giá khả năng tham gia hoạt động của học sinh, trình độ tự quản các hoạt động tập thể của các em Trong mỗi hoạt động, các em phải thực sự phát huy khả năng của mình, được bày tỏ ý kiến của mình cũng như những sáng kiến nhằm giúp cho sinh hoạt tập thể đạt hiệu quả

Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em chưa đủ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm tổ chức hoạt động Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm là người định hướng, gợi ý, dẫn dắt, giúp đỡ các em trong quá trình tổ chức hoạt động

2.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả:

Cũng như các hoạt động khác, hoạt động tập thể trước hết phải tính đến hiệu quả giáo dục vì hiệu quả giáo dục là thước đo để đánh giá quá trình hoạt động tập thể

3 Nội dung các tiết sinh hoạt tập thể

Nội dung các tiết sinh hoạt tập thể rất đa dạng và phong phú, bao gồm: giáo dục năng lực phẩm chất, ý thức trách nhiệm trong học tập, lao động sáng tạo, các hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao, giáo dục thẩm mỹ và tinh thần đoàn kết

Trang 6

* Quy trình chung tổ chức các tiết sinh hoạt tập thể

1 Sinh hoạt dưới cờ vào thứ hai hàng tuần

- Sơ kết thi đua tuần trước

- hát động thi đua tuần tiếp theo

- hổ biến kế hoạch công tác Sao nhi đồng tuần tiếp theo

- Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước để giáo dục truyền thống

2 Sinh hoạt theo chủ điểm

- Tìm hiểu nội dung chủ điểm

- Vẽ tranh, làm thơ, cắm hoa,…theo chủ điểm

- Văn nghệ theo chủ điểm

3 Sinh hoạt lớp

- Sơ kết thi đua tuần vừa qua

- Xây dựng phương hướng tuần tiếp theo

- Vui chơi, văn nghệ theo chủ điểm

4 Sinh hoạt Sao nhi đồng

- Ổn định, kiểm tra các Sao

- Báo cáo thành tích của Sao

- Sinh hoạt theo chủ điểm

5 Sinh hoạt ngoại khóa:

- Múa hát tập thể, thể dục đầu giờ

- Hội khỏe hù Đổng, tham gia giáo dục truyền thống

- Tham quan trải nghiệm thực tế

4 Một số hình thức tổ chức các tiết sinh hoạt tập thể

Sinh hoạt tập thể ở trường Tiểu học rất đa dạng và phong phú, thông qua các hình thức cơ bản sau:

- Sinh hoạt truyền thống theo chủ điểm tháng

- Tham quan di tích lịch sử, viện bảo tàng, làng nghề truyền thống

- Tổ chức các phong trào thi đua học tập

- Tham gia vào các hoạt động lao động từ đơn giản đến phức tạp

- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao

- Tổ chức các hoạt động giao lưu, câu lạc bộ

5 Các phương pháp và hình thức giúp tiết sinh hoạt tập thể đạt hiệu quả cao

* Hình thức hoạt động tập thể mang tính xã hội:

Đây là hình thức tổ chức cho các em trong tập thể lớp hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, bước đầu đưa các em tiếp cận với xã hội đang đổi mới, tập dượt làm theo tinh thần hợp tác, tin tưởng, trách nhiệm và giúp đỡ nhau Qua đó các

Trang 7

em hiểu biết thêm về con người, về đất nước, về những biến đổi to lớn đang diễn

ra hàng ngày, hàng giờ xung quanh ta Từ đó, làm tăng thêm tình cảm với quê hương đất nước, tăng cường sự cảm thông với cộng đồng, làm tăng tinh thần trách nhiệm ở các em, góp phần nhỏ bé của mình vào xây dựng và đổi mới của cuộc sống cộng đồng

Những lưu ý khi dùng hình thức này:

* Hình thức trò chơi:

Hình thức này có ý nghĩa quan trọng và cần thiết đối với thiếu nhi Nó không những đáp ứng nhu cầu của các em mà còn có tác dụng hiệu quả về nhiều mặt trong quá trình phát triển khả năng của các em

- hục hồi sức khỏe, tinh thần thư giãn

- Tập dượt cho các em tham gia công tác xã hội, tiếp nhận sự phân công, phân vai, hoàn thành tốt việc được giao

- hát triển năng khiếu: tùy vào khả năng sở trường của người chơi

- hát triển tư duy: tùy theo hình thức của trò chơi mà người chơi có khả năng phát triển tư duy, trí tưởng tượng, sự ghi nhớ

- Rèn luyện đạo đức: nhiều trò chơi giúp các em phát triển phẩm chất đạo đức như thật thà, kiên trì, dũng cảm

Với hình thức này cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Nội dung trò chơi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, giới tính, dân tộc

- Hình thức phải luôn đổi mới, hấp dẫn, mức độ nội dung phải được nâng cao (từ làm quen đến thành thạo, từ đơn giản đến phức tạp)

- Điều kiện và phương tiện phục vụ trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo, đảm bảo an toàn

- Đặc điểm của trò chơi phải thu hút hấp dẫn Song thời gian chơi phải vừa sức, không để các em quá mệt vì chơi nhiều dẫn đến phản tác dụng

- Đánh giá “thắng”, “thua” trong trò chơi phải công bằng, vô tư, động viên phải kịp thời bằng lời nói, bằng reo hò, vỗ tay và tặng phẩm

Trang 8

* Phương pháp thuyết phục:

- hương pháp thuyết phục là cách dùng lời nói để phân tích, giảng giải, chứng minh làm cho các em tự nhận ra hành vi tốt, người tốt và noi theo, cũng như người xấu, hành vi xấu để tránh hoặc để góp ý họ sửa chữa, Qua đó góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn

- Những tấm gương thuyết phục các em thiếu nhi từ gần đến xa như: bạn

bè, bố mẹ, anh chị em, thầy cô, Đặc biệt chú ý đến người thật, việc thật ở gia đình, địa phương, những anh hùng danh nhân văn hóa - khoa học của dân tộc mình và thế giới

Khi dùng phương pháp này cần chú ý:

- Tạo bầu không khí gần gũi, cởi mở, chân thật, hào hứng

- Lời nói cần ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, sinh động, tập trung

- Cần đối thoại thay cho cuộc độc thoại, cần phải “trao đi, đổi lại”, để mọi người đều chú ý lắng nghe và tích cực tự nguyện tham gia

- Khi lựa chọn tấm gương, để thuyết phục phải cụ thể, dễ hiểu, dễ thấy, dễ làm theo, học theo

* Phương pháp giao nhiệm vụ cho từng em:

hương pháp này là cách kích thích tích cực, chủ động sáng tạo của mỗi thành viên Mỗi em được đóng góp sức lực, trí tuệ, khả năng sẵn có của mình vào các hoạt động chung của tập thể, của đội Qua đó giáo dục lòng tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và tính tự quản của các em

Khi vận dụng phương pháp này cần lưu ý:

- Nắm vững trình độ, khả năng của từng em, khi giao nhiệm vụ đảm bảo vừa sức và khả năng hoàn thành nhiệm vụ vừa được giao

- Giúp cho các em hiểu rõ nhiệm vụ mình cần làm, tiếp nhận nhiệm vụ một cách cởi mở, hồ hởi, phấn khởi, tự giác, hoàn thành nhiệm vụ được giao

- Nhiệm vụ được giao cho từng học sinh và tập thể lớp phải hợp lý, không ảnh hưởng đến việc học văn hóa cũng như việc giúp đỡ gia đình, sinh hoạt cá nhân của mỗi em

- Có kế hoạch giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ, kịp thời phát hiện điều chỉnh, giúp đỡ các em tìm cách giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong qua trình thực hiện nhiệm vụ

- Động viên kịp thời những tổ, cá nhân hoàn thành nhiệm vụ khách quan công bằng

* Phương pháp thi đua:

Trong buổi sinh hoạt tập thể, thi đua luôn là đòn bẩy kích thích gây hứng thú để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ chất lượng cao nhất

Trang 9

Hoạt động thi đua được thể hiện ở các mặt sau:

- Thi đua học tập

- Thi đua lao động công ích

- Thi đua làm việc tốt

- Thi đua rèn luyện thân thể và thi đấu thể dục thể thao

- Thi đua biểu diễn văn nghệ

Khi tiến hành phương pháp này cần chú ý:

- Giúp các em nắm vững mục đích và tiêu chuẩn thi đua

- Hình thức thi đua phải phong phú, sinh động và nghiêm túc, tránh qua loa, đại khái, hình thức chủ nghĩa, “có phát mà không có động”

- Cần đặc biệt tránh tình trạng “ăn thua”, “ganh đua”, tư tưởng hẹp hòi, ích

kỷ cục bộ, chạy theo thành tích Như vậy dẫn đến mất đoàn kết, phản tác dụng giáo dục

- Việc đánh giá thi đua phải công bằng, chính xác, dân chủ, công khai Giáo viên chủ nhiệm không được áp đặt theo ý muốn chủ quan của mình mà phải lắng nghe ý kiến của các em Tạo được tình cảm, sự hứng khởi, sung sướng, tự hào một cách lành mạnh về thành tích của bản thân và tập thể

* Phương pháp khen thưởng:

Bản thân các em thiếu nhi đã ý thức được nhu cầu và sự tự điều chỉnh hành vi của mình theo hướng làm chủ toàn bộ mọi hành vi Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nhân cách luôn xuất hiện mâu thuẫn giữa “ước vọng” (những cái muốn làm) và “hiện thực” (những cái đã làm được) Chính vì vậy, các em rất cần điều chỉnh để cân bằng hai mặt trên

để phục vụ việc giảng dạy, học tập và sinh hoạt của giáo viên cũng như học sinh

- Giáo viên được trang bị nhiều tài liệu tham khảo phù hợp, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc

- Học sinh có nề nếp, ý thức học tập, ham học hỏi, tích cực tham gia các hoạt động tập thể

Trang 10

- hụ huynh học sinh quan tâm, luôn ủng hộ và phối hợp cùng nhà trường, giáo viên trong các hoạt động, công tác xã hội hóa được duy trì và phát triển tốt

2 Khó khăn

* Giáo viên: Chưa nhận thức được tầm quan trọng của tiết sinh hoạt tập thể nên chưa tìm tòi biện pháp dạy học hữu hiệu, nội dung sinh hoạt đơn điệu, khô khan về hình thức, không khí lớp học chưa sôi nổi nên không phát huy hết được khả năng của học sinh

* Gia đình: Do điều kiện xã hội hiện nay với áp lực công việc cao, nhiều gia đình chưa quan tâm đầy đủ đến con cái, phó mặc cho ông bà hoặc người giúp việc, nuông chiều con cái vô tình tạo cho trẻ tính ích kỷ, ỷ lại, thiếu tự tin, chưa chịu suy nghĩ và rèn luyện, thiếu kỹ năng sống

Ý thức tự giác tham gia các hoạt động 19HS 31HS 10HS

Khả năng điều khiển, tổ chức hoạt động 9HS 25HS 26HS

Trang 11

Nội dung của tiết sinh hoạt được nhà trường và tổng phụ trách phổ biến ngay từ đầu năm học, có các chủ điểm gắn liền với những ngày lễ kỷ niệm lớn trong năm học

Sau khi xác định được nội dung các tiết sinh hoạt tập thể, giáo viên chủ nhiệm phải nắm được kế hoạch của tháng để có chương trình chuẩn bị tốt cho học sinh

* Có kế hoạch hoạt động phù hợp với từng tháng theo chủ điểm

- Tháng 9: Truyền thống nhà trường

- Tháng 10: Truyền thống nhà trường

- Tháng 11: Kính yêu thầy cô giáo

- Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn

- Tháng 1 + 2: Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc

- Tháng 3: Yêu quý mẹ và cô giáo

* Chuẩn bị đồ dùng: Bảng phụ ghi câu hỏi hoặc các trang Slide để trình

chiếu câu hỏi, phấn, bông hoa ghi câu hỏi, ô chữ, dụng cụ gắn hoa, thẻ A, B, C

để chọn đáp án trả lời câu hỏi trắc nghiệm, đáp án trả lời, phần thưởng, phiếu khen và trang phục phù hợp với chủ điểm

2.1 Chuẩn bị nội dung sơ kết thi đua và bàn phương hướng tuần tiếp theo

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết đánh giá, bình chọn chính xác thông qua các

tiêu chí cụ thể, có động lực phấn đấu và có hướng phấn đấu phù hợp của tuần

tiếp; rèn kĩ năng thảo luận nhóm

Để làm tốt phần này, giáo viên phải xây dựng bộ máy cán bộ lớp đủ mạnh với các em luôn tích cực, gương mẫu, tự giác, quyết tâm thực hiện tốt các yêu cầu do giáo viên chủ nhiệm đề ra là cực kì cần thiết Khi đã chọn được đội ngũ cán bộ, tôi tiến hành bồi dưỡng, tập huấn cho các em kĩ năng tổng hợp kết quả thi đua từng cá nhân học sinh, từng tổ qua các tiêu chí đánh giá học sinh theo thông tư 22 của Bộ GD&ĐT Sau khi đánh giá thành tích phải cho các bạn trong lớp nhận xét chính xác, rút kinh nghiệm rồi thống nhất kết quả ra bảng tổng hợp

Ngày đăng: 20/04/2018, 15:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tài liệu Giáo dục nếp sống Văn minh - Thanh lịch cho học sinh Hà Nội – Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội Khác
2. Nét văn hóa Hà nội – Nhà xuất bản thông tin Văn hóa và du lịch Khác
3. Các trò chơi dân gian – Nhà xuất bản giáo dục Khác
4. Tuyển tập các bài hát dành cho thiếu nhi - Nhà xuất Âm nhạc Khác
5. Truyện cổ tích - Nhà xuất bản Kim Đồng Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w