Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Để học sinh giải tốt dạng toán có lời văn ở lớp 1 vận dụng theo hướng dạy học tích cực hóa hoạt động của học sinh thì : + Học sinh phải có đ
Trang 1UBND THỊ XÃ CHÍ LINH PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
DẠY HỌC TOÁN THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến : Dạy học toán theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh
Trang 22 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: môn Toán lớp 1
3 Tác giả:
- Họ và tên : Lê Thị Duyên Nữ
- Ngày, tháng, năm sinh : 10 tháng 11 năm 1977
- Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học
- Chức vụ: Tổ trưởng - giáo viên dạy lớp 1
- Đơn vị công tác :Trường Tiểu học Hoàng Tiến
- Số điện thoại : 0986120121
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
- Trường Tiểu học Hoàng Tiến
- Số điện thoại: 03203590019
5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Để học sinh giải tốt dạng toán có lời văn ở lớp 1 vận dụng theo hướng dạy học tích cực hóa hoạt động của học sinh thì :
+ Học sinh phải có đầy đủ sách giáo khoa Toán 1, vở bài tập toán
+ Có đủ dụng cụ học tập
+ Có ý thức tích cực học tập, chăm chỉ làm bài tập ở lớp
+ Học sinh say mê và hứng thú học bộ môn Toán theo hướng này
- Tuy nhiên khi mới học dạng toán này học sinh hay nhầm lẫn, chưa tìm ra câu hỏitrả lời đúng cho phép tính Đồ dùng cho tiết học chưa đủ, chưa phong phú Ngoài
ra trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, khi giải toán điển hình còndập khuôn máy móc, chưa có lời giải hay, trình bày bài chưa khoa học
6 Thời gian áp dụng sáng kiến
-Áp dụng ngay từ đầu năm đến thời gian dạy thực nghiệm (tháng 2/2014)
HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN)
Trang 31 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến :
Như chúng ta đã biết, môn toán là môn học "công cụ, cung cấp kiến thức, kĩnăng, phương pháp, góp phần xây dựng nền tảng văn hoá phổ thông của con ngườilao động mới Toán học là công cụ của khoa học kĩ thuật có nguồn gốc trong thựctiễn Những kiến thức toán học phổ thông cơ bản sẽ giúp cho học sinh có cơ sở đểhọc các môn khoa học, kĩ thuật Đồng thời với việc trau dồi kiến thức, kĩ năngtoán học cơ bản cho học sinh, môn toán còn giúp cho học sinh phương pháp suyluận, phương pháp lao động tốt, phương pháp tự học, phương pháp giải quyết cácvấn đề, từ đó học sinh có phương pháp tự học và phát triển trí thông minh sángtạo Chính vì vậy, qua hoạt động học toán học sinh được rèn luyện tính cẩn thận,phân biệt rõ ràng, đúng sai Môn toán còn có tác dụng trau dồi cho học sinh ócthẩm mĩ: giúp các em thích học toán, thể hiện trong lợi ích của môn toán, tronghình thức trình bày
Nội dung môn toán ở tiểu học bao gồm nhiều chủ đề, kiến thức lớn nhưngviệc dạy học giải toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng nhữngkiến thức về toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu được thểhiện một cách đa dạng, phong phú Nhờ việc dạy học giải toán mà học sinh cóđiều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn phương pháp suy luận vànhững phẩm chất của người lao động mới phù hợp với xu thế giáo dục hiệnnay Cho nên nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học giải toán ở tiểu họcnhất là ở khối lớp 1- khối đầu cấp nên tôi nghiên cứu Giải toán có lời văn - theohướng tích cực hoá hoạt động của học sinh
2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
- Nghiên cứu nội dung, phương pháp dạy học của bài :“Giải toán có lời văn"'
- Áp dụng giảng dạy thực nghiệm (tháng 2/2014)
- Sáng kiến kinh nghiệm này áp dụng cho học sinh khối 1
3 Nội dung sáng kiến
+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến
Dạy học tích cực hoá hoạt động của học sinh là :
+) Việc dạy học phải xuất phát từ người học, từ nhu cầu, động cơ và đặc điểmcủa người học
+) Phải để cho học sinh hoạt động cả về thể chất lẫn tinh thần, không để họcsinh bị động tiếp thu mà phải tích cực suy nghĩ và hành động
Trang 4+) Phải chú ý đến cấu trúc tư duy của từng học sinh, không bắt học sinh phảisuy nghĩ theo cách duy nhất đã định trước của giáo viên, thực hiện sự phân hoá và
cá thể hoá việc dạy học
+) Động viên khuyến khích và tạo điều kiện để học sinh tự kiểm tra, đánhgiá quá trình học tập của mình từ đó cải tiến phương pháp học tập nhằm đạt đượckết quả cao nhất Nâng cao năng lực tự học và phát huy tính sáng tạo của học sinhtheo cách đánh giá như thông tư 30 vừa ban hành ngày 28/8/2014 là rất phùhợp Bởi qua quá trình học tập theo phương pháp học này học sinh không nhữngđược hình thành và phát triển một số năng lực mà còn được hình thành và phấttriển cả một số phẩm chất cơ bản của người học sinh
Qua quá trình nghiên cứu, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp mang tínhđột phá trong quá trình dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập học tậpcủa học sinh thông qua bài Giải toán có lời văn hy vọng rằng đề tài sẽ mang lại lợiích thiết thực góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong xu thế hiện nay
+ Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Qua việc áp dụng Giải toán có lời văn theo hướng tích cực hóa hoạt độngcủa học sinh Trường Tiểu học nơi tôi đang công tác, tôi thấy chất lượng tăng lên
rõ rệt Từ đó tôi thấy nội dung đề tài này có thể áp dụng cho tất cả học sinh khối 1của trường Tiểu học nơi tôi đang công tác
+ Lợi ích thiết thực của sáng kiến
Khi áp dụng sáng kiến này giáo viên chỉ cần nghiên cứu phương pháp giảngdạy cho phù hợp chứ không cần thay đổi nội dung.Có như vậy, giáo viên sẽ tiếtkiệm được rất nhiều thời gian và sức lực cho việc giảng dạy.Bởi vì khi vận dụngcách dạy này các em tự mình chiếm lĩnh tri thức, làm chủ bài học của mình nêncác em hiểu bài một cách sâu sắc, giúp các em sẽ nhớ lâu, vận dụng làm bài tậpmột cách nhanh, thành thạo.Cho nên giáo viên không mất nhiều thời gian giảng đigiảng lại nhiều lần, sẽ có thời gian để nghiên cứu các nội dung khác phục vụ choviệc giảng dạy tốt hơn
4 Một số đề xuất để thực hiện áp dụng sáng kiến.
dạy học mới theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh tôi thiết nghĩ cácdạng toán ở lớp 1 có nội dung phong phú có cấu trúc đa dạng Để giúp học sinh
Trang 5nắm được kiến thức, làm chủ được tri thức đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự tìm tòinhững phương pháp đổi mới để phù hợp với những khả năng nhận thức của mỗihọc sinh ở mỗi lớp học.
Đối với mỗi giáo viên muốn giảng dạy môn toán đạt kết quả cao, trước hếtphải thường xuyên trau dồi cả về phương pháp dạy học, cả về tri thức toán học.Phải nhận thức và vận dụng tốt được phương pháp dạy học toán theo hướng tíchcực hoá hoạt động của học sinh để vận dụng vào từng tiết dạy cho phù hợp Bởi vìkhi nói tới phương pháp tích cực thực tế là nói tới một nhóm các phương pháp dạyhọc theo hướng phát huy tính cực của học sinh Mặt khác, phương pháp dạy họctheo hướng tích cực bao giờ cũng nổi bật lên một đặc điểm quan trọng: Học sinh
là người hoạt động tích cực, là diễn viên Còn người thầy là người đạo diễn, tổchức các trò chơi học sinh chơi mà học, hành để học, học bằng hành động củachính mình Có nhận thức được như vậy giáo viên sẽ dành nhiều thời gian choviệc đọc các tài liệu, sách tham khảo có liên quan tới môn toán Qua đó giáoviên có thời gian đầu tư cho mỗi bài giảng để học tập cách tổ chức điều khiển cácbuổi thảo luận, các trò chơi toán học được khéo léo hấp dẫn người học hơn
Trang 6
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Như chúng ta đã biết, hoà trong xu thế tiến bộ của toàn nhân loại : Sự bùng nổcủa tri thức khoa học và công nghệ, Việt Nam cũng đang tiến nhanh trên conđường công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước , đưa đất nước ta tiến kịp với cácquốc gia khác trong khu vực Trong sự phát triển đi lên của đất nước thì giáo dụcđóng vai trò quan trọng , được coi là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội
Muốn vậy nghành giáo dục phải thực hiện những đổi mới toàn diện và đồng
bộ, góp phần chuẩn bị năng lực, học vấn và sự thích ứng chủ động cho thế hệ trẻ
Do đó, Đảng và nhà nước ta đã thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàngđầu Điều đó đã được cụ thể hoá bằng những văn bản, nghị quyết của các Đại hộiĐảng
Một trong những đổi mới cơ bản, quan trọng của giáo dục hiện nay là đổimới phương pháp dạy học, đổi mới cách đánh giá học sinh nhằm giúp học sinhphát huy tất cả khả năng vốn có
Nghị quyết Trung ương IV khoá VII cũng chỉ rõ : Cần đổi mới phươngpháp dạy học ở tất cả các bậc học cấp học Áp dụng những phương pháp giáo dụchiện đại để bồi dưỡng cho học sinh những năng lực sáng tạo, năng lực giải quyếtvấn đề
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiểu học là bậc học có ý nghĩa vô cùngquan trọng Nó được coi là bậc học nền tảng, tạo cơ sở cho các bậc học trên Họcsinh tiểu học đang trong thời kì phát triển, có nhiều khả năng về mọi mặt Vì thếdạy học tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh sẽ đem lại cho các em khảnăng tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh tri thức mới Chỉ có quá trìnhnhận thức tích cực mới tạo cho các em có tri thức kỹ năng, kỹ xảo cần thiết sâusắc, hình thành ở các em tính độc lập, sáng tạo và nhạy bén khi giải quyết vấn đềcủa thực tiễn Phát huy tính tích cực của học sinh là điểm tựa để nâng cao chấtlượng dạy và học phù hợp với cách thức đánh giá học sinh trong giai đoạn hiệnnay
Mặt khác, giáo dục phổ thông nước ta có rất nhiều thành tựu nhưng cũngkhông tránh khỏi những yếu kém và bất cập Do vậy các yếu tố như mục đích, nộidung, phương tiện, phương pháp, phải luôn có những điều chỉnh cho phù hợp
Trang 7với yêu cầu, hoàn cảnh khách quan của đất nước Chúng ta đang sống trong thiênniên kỷ mới, chương trình sách giáo khoa tiểu học mới được tiến hành giảng dạytrong cả nước Chương trình sách giáo khoa mới đã có cải tiến về nội dung để đápứng được với yêu cầu của thời đại Bởi vậy, khi nội dung có điều chỉnh, cải tiếnthì phương pháp giảng dạy cũng phải cải tiến để cho phù hợp với nội dung mới.
Đó cũng là điều tất yếu phải cải tiến phương pháp dạy học cho phù hợp với đốitượng học sinh hiện nay Các em không chịu ngồi nghe thày giảng, thày làm mẫu
mà các em muốn chính mình tham gia hoạt động, tạo ra, khám phá ra cái mới chomình Bởi thế để đổi mới căn bản, toàn diện cả về nội dung, phương pháp giảngdạy còn đổi mới cả về hình thức đánh giá học sinh như thông tư 30 ban hành ngày28/8/2014 là rất phù hợp.Cho nên, qua chương trình sách giáo khoa, qua một sốgiờ thảo luận và một số chuyên đề - thăm lớp dự giờ, tôi thiết nghĩ : Dạy thế nào
mà khơi dậy được tính tích cực, tự giác của các em học sinh là một điều băn khoănđối với tôi Không những bản thân mà còn nhiều giáo viên khác trong trường nóichung cũng như các giáo viên khối 1 nói riêng đều có nỗi băn khoăn giống nhưtôi Vì thế, là giáo viên đứng lớp, giảng dạy nhiều năm lớp 1, tôi mạnh dạn chọn
đề tài : “ Dạy học toán theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh ” Hy vọngrằng qua đề tài này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào hệ thống các phương pháp dạyhọc ở trường Tiểu học trong xu thế đổi mới giáo dục chung của đất nước hiện nay
1.2.Mục đích của sáng kiến
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung và phương pháp dạy học chương “ Các sốtrong phạm vi 100 Đo độ dài Giải toán có lời văn ” của toán lớp 1 Tôi đề xuấtmột phương hướng dạy học tích cực hoá hoạt động của học sinh trên bài : “Giảitoán có lời văn” nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bài đó của chương
1.3.Các phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài , tôi đã sử dụng nhữngphương pháp sau :
* Phương pháp đọc tài liệu :
Các tài liệu nghiên cứu : - Sách giáo khoa toán lớp 1
- Sách hướng dẫn giảng dạy toán 1
- Các tài liệu khác liên quan
* Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Trang 8* Phương pháp quan sát điều tra.
* Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
* Phương pháp thực nghiệm giáo dục
1.4.-Điểm mới của sáng kiến
- Khi vận dụng “ Dạy học toán theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh ”vào giảng dạy, tôi thấy có nhiều ưu điểm đó là học sinh thích học, say sưa tự mìnhtìm ra kiến thức mới Nhìn chung, dạy học toán theo hướng này sẽ khuyến khíchtính tích cực trong học tập giúp học sinh phát huy tất cả khả năng tư duy toán học,tạo điều kiện phát triển toàn diện cho học sinh Đào tạo con người đáp ứng đượcvới yêu cầu của xã hội hiện nay Đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên,đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực ngày một tốt hơn
2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề :
2.1 Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã thấy, thực tiễn giáo dục sinh động là cánh cửa đầu tiên đểcác lý thuyết tâm lý học đi vào cuộc sống Cho nên trẻ em là những nhân cáchđang hình thành và phát triển Để có một nhân cách phát triển hoàn thiện, trẻ emphải được giao tiếp và hoạt động Vì vậy, một phương pháp dạy học tốt là phảihướng vào tổ chức cho trẻ hoạt động, phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của trẻtrong việc tìm ra kiến thức mới
Hoạt động là quy luật chung nhất của tâm lý học, là phương thức tồn tại của cuộc sống chủ thể Bất cứ hoạt động nào cũng có chủ thể và đối tượng Tính
có chủ thể và tính có đối tượng là hai đặc trưng bản chất nền tảng của hoạt động Trong dạy học, học sinh là chủ thể hoạt động học tập của mình Bài học là đối tượng của chủ thể học sinh Tuy nhiên, không phải tất cả các bài học đều trở thànhđối tượng hoạt động của học sinh ngay khi nó xuất hiện Điều quan trọng là dạy học phải làm thế nào để bài học xuất hiện trước các em như một đối tượng Các
em xem đó là những đối tượng cần khám phá, tìm hiểu Từ đó các em trở thành những chủ thể tích cực và mong muốn hoạt động để tìm hiểu, chiếm lĩnh đối tượng, cải biến đối tượng (bài học) thành vốn riêng của mình để hình thành và phát triển nhân cách
Trong cuộc sống mỗi con người có nhiều nhu cầu cùng tồn tại một lúc, nóđấu tranh với nhau, cạnh tranh nhau trong đó có một nhu cầu nổi trội lên thành
Trang 9lòng mong muốn, khát khao và nhu cầu đó trở thành động cơ thúc đẩy con ngườihành động để thoả mãn nhu cầu Trong dạy học phải tạo cho học sinh sự hứng thú,
sự say mê để tiếp thu kiến thức và đó chính là nhu cầu thiết yếu cho các em
Như vậy, quá trình dạy học phải làm cho bài học xuất hiện trước học sinhnhư một đối tượng, đưa các em làm chủ thể Dạy học phải làm sao cho đối tượngthực sự hấp dẫn, lôi cuốn các em tham gia hoạt động Muốn vậy phải có nhữngphương pháp dạy học phát huy được tính tích cực, sáng tạo của các em Dạy họctheo hướng tiếp cận vào học sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để học sinh thích nghivới môi trường xã hội xung quanh Giúp các em hình thành và phát triển nhâncách theo đúng cơ sở khoa học của lý thuyết hoạt động
2.2 Cơ sở thực tiễn
Trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước ta cần có những con ngườikhả năng thích ứng cao có bản lĩnh năng lực, chủ động sáng tạo, dám nghĩ dámlàm Bởi vậy, trong dạy học yêu cầu phải giáo dục con người có tri thức sángtạo , đó là giáo dục con người phát triển toàn diện Nhận thức của các em từ trựcquan sinh động cụ thể, thích tò mò ham hiểu biết Bởi vậy, phương pháp dạy họctoán theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh sẽ giúp cho các em phát triểncác thao tác tư duy đơn giản như: phân tích, tổng hợp, so sánh, Đồng thời nắmđược kỹ năng quan sát khoa học, tự nghiên cứu, tự giải quyết, khám phá ra vấn đềcần học Bên cạnh đó còn giáo dục các em tính kỷ luật, ý thức chăm học, say mêcông việc, hiểu được cái đẹp, cái xấu trong học toán Như vậy, dạy học theohướng này đã hình thành và phát triển một số năng lực - phẩm chất của học sinhphù hợp với xu hướng giáo dục hiện nay
2.3.Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực.
Hiện nay xuất hiện khá nhiều xu hướng dạy học như: dạy học hợp tác ; dạyhọc nêu vấn đề ; dạy học cá thể ; dạy học chương trình hoá Tất cả các phươngpháp dạy học trên đều nhằm mục đích phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạocủa người học trong việc chiếm lĩnh kiến thức cho chính bản thân Các xu hướngdạy học trên đều là những phương pháp dạy học tích cực Qua nghiên cứu các tàiliệu, tôi tâm đắc với những đặc trưng của hệ phương pháp dạy học tích cực mà tácgiả Nguyễn Kỳ đưa ra như sau :
Trang 10+) Học sinh là chủ thể của hoạt động học tập, tích cực hoạt động bằng hànhđộng của chính mình để tìm ra kiến thức.
Với phương pháp dạy học tích cực, người học không phải được đặt trướcnhững kiến thức có sẵn của sách giáo khoa hay những bài giảng của thầy giáo đãđược soạn trước theo một trình tự mà ở đây học sinh được đặt trước những tìnhhuống thực tế rất cụ thể của cuộc sống Trước những vấn đề rất phong phú củacuộc sống làm cho các em có nhu cầu và hứng thú giải quyết những khó khăn,mâu thuẫn trong nhận thức của mình để tự tìm ra cái chưa biết, cái cần khám phá.Các tri thức và phương pháp học sinh đã tự khám phá ra có khi không theo mộtkhuôn mẫu có sẵn , mang tính sáng tạo của học sinh
+) Học sinh tự thể hiện mình và hợp tác với bạn, học bạn
Lớp học được coi là cộng đồng của chủ thể, thông qua lớp học với các hoạtđộng hợp tác, học sinh không ngừng tự thể hiện mình Đó cũng là một nhu cầu nổitrội của con người Với các hình thức sắm vai hay tập sự sắm vai các nhân vậttrong các tình huống học tập, học sinh tự mình đưa ra những cách giải quyết củariêng mình và nêu chính kiến của mình trước các bạn trong quá trình thảo luận.Qua đó học sinh phát huy được khả năng giao tiếp, ứng xử Tuy nhiên, những ýkiến mà các em đưa ra còn mang tính chủ quan, phiến diện cần có sự bổ sung vàtiếp nhận ý kiến của các bạn trong lớp để kiến thức các em tiếp thu mang tínhkhoa học hơn Học bạn, hợp tác với bạn trong quá trình học tập, người học mớinâng mình lên trình độ mới
+) Thầy cô giáo là người tổ chức và hướng dẫn hoạt động học của học sinh.Vai trò của người thầy cũng rất quan trọng, Thầy giáo là người định hướngcho học sinh tìm ra kiến thức Bằng hệ thống các tình huống học tập, thầy giáo làngười đạo diễn và tổ chức cho tập thể lớp thảo luận
Khi hoạt động thảo luận của tập thể lớp gặp phải những vấn đề nan giải, khó
đi đến kết luận khoa học thì vai trò của người thầy là không thể thiếu được Thầy
là người kết luận các cuộc thảo luận của nhóm, lớp và giúp đỡ lớp hoàn thiện sảnphẩm có tính khoa học nhất
+) Học sinh tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh
Trong quá trình tự mình tìm ra kiến thức, người học tạo ra một sản phẩmgiáo dục ban đầu có thể là chưa chính xác, khoa học Sau khi trao đổi , hợp tác với
Trang 11bạn và dựa vào những kết luận của thầy, người học tự đánh giá lại sản phẩm củamình Học sinh so sánh, đối chiếu kết luận của thầy với sản phẩm của mình xem
có gì đúng, sai, đủ, thiếu hay dở Từ đó tự sửa sai, tự điều chỉnh bổ sung nhữngđiều cần thiết vào sản phẩm ban đầu, tự rút ra kinh nghiệm về cách học, cách giảiquyết vấn đề và cách xử lý tình huống của mình Từ đó hoàn thiện sản phẩm, họcsinh tự đánh giá kết quả học tập của mình, làm cơ sở cho việc đánh giá của thầy côgiáo
Đồng thời do yêu cầu của cải cách giáo dục nhằm đào tạo con người đápứng được yêu cầu của xã hội Nên nội dung chương trình sách giáo khoa được cảitiến khoa học hơn, tinh giản hơn và cập nhật được kiến thức hiện đại Đòi hỏiphương pháp dạy học cũng phải cải tiến, đổi mới cho phù hợp Tạo điều kiện đểphát huy hết khả năng tư duy sáng tạo, độc lập suy nghĩ tìm ra kiến thức mới
Giúp học sinh bộc lộ phát triển tiềm năng của mình Thích ứng với điềukiện hoàn cảnh mới một cách nhanh nhất
3.Thực trạng Dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh ở trường Tiểu học
3.1 Về học sinh:
- Trường có tổng số học sinh khối 1 là 105 em/3 lớp Tất cả các em đều họcchương trình hai buổi/ngày Phòng học được trang bị bàn ghế đầy đủ, SGK, đồdùng học Toán đúng qui định đáp ứng được yêu cầu của dạy học toán theo đúnghướng tích cực hoá hoạt động của học sinh Đặc biệt về chất lượng học tập môntoán của các em cũng tương đối tốt Đa số các em ham thích môn toán nên việc tổchức dạy học toán theo hướng trên là rất phù hợp
3.2 Về giáo viên:
- Với trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn của mỗi giáo viên khối 1 Tuổi nghề củatừng đồng chí đã tương đối cao Người ít nhất tuổi nghề cũng trên 7 năm dạy học.Cùng với tập thể sư phạm vững mạnh của trường đã là môi trường tốt để các đồngchí vươn lên trong giảng dạy Tuy nhiên vẫn còn một số điểm tôi cần đề cập tớitrong chuyên đề này về phương pháp dạy học toán theo hướng tích cực hoá hoạtđộng của học sinh
3.3 Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học một số bài trong chương
"Các số trong phạm vi 100 Đo độ dài Giải toán có lời văn".
Trang 12a Về nội dung:
Chương 3 gồm 43 tiết: Từ tiết 69 đến tiết 111 chủ yếu là các dạng bài: Bài
mới, luyện tập, thực hành đo độ dài đoạn thẳng, phép cộng, trừ dạng 14 + 3, 17
-3, 17-4, cộng, trừ các số tròn chục hay các số có hai chữ số , so sánh các số cóhai chữ số , giải toán có lời văn
b.Về phương pháp vận dụng
dạy ở khối 1 đã bước đầu sử dụng phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt độngcủa học sinh
chỉ nghiên cứu bài từ đó tìm phương pháp giảng dạy, lựa chọn đồ dùng trực quancho thích hợp và tổ chức các trò chơi toán học sẽ gây hứng thú học tập cho họcsinh
3.4 Thực trạng dạy và học chương : Các số trong phạm vi 100
đã sử dụng phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động học của học sinh.Tuynhiên các đồng chí giáo viên vẫn không tránh khỏi sự lúng túng trong khi áp dụngphương pháp này
Trong giờ học, ở một số lớp học sinh chưa được thực hành nhiều Các việclàm theo mẫu của học sinh vẫn còn Việc dạy chưa cá thể hoá tới từng học sinhtrong lớp nên chưa phát huy hết tính độc lập, sáng tạo của từng cá nhân Giáo viên
đã tổ chức trò chơi toán học giúp học sinh hiểu bài tốt hơn Nhưng bước đầu giáoviên mới vận dụng, áp dụng nên cánh thức tổ chức trò chơi chưa đạt hiệu quả cao,còn mang nhiều tính chất hình thức
Qua một số tiết dự giờ của một số đồng nghiệp tôi thấy vẫn có học sinh đãhiểu bài nhưng không trình bày diễn đạt được Hoặc có học sinh chỉ làm theo mẫunhưng không hiểu được hết bản chất của nội dung kiến thức Bởi trong lúc giảngdạy có những lúc giáo viên còn sử dụng phương pháp giảng giải, thuyết trình Đôikhi, còn biểu hiện của phương pháp cũ Có giờ dạy giáo viên đã để học sinh tựnghiên cứu, tự nêu ý kiến của mình, học sinh làm việc trong vở bài tập, nhận xétcách làm, cách trả lời của bạn, đổi chéo vở sửa bài cho bạn khi giáo viên đã cho
Trang 13học sinh sửa trên bảng Song khi tổ chức cho học sinh làm chưa triệt để, chưa dứtkhoát vẫn còn lúng túng trong từng thời điểm nhất định của tiết dạy.
phỏng vấn, xem bài soạn của giáo viên, tất cả giáo viên dạy toán khối 1 đều cóchung nhận xét : Phải vận dụng dạy học toán theo hướng tích cực hoá hoạt độngcủa học sinh nhằm phát huy khả năng học tập, sáng tạo để vận dụng thực hành tốthơn Bởi vì chỉ khi áp dụng phương pháp dạy học trên sẽ hình thành cho học sinhkhả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm, lớp.Ngoài ra học sinh biết vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ tronghọc tập, trong cuộc sống biết chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm giúpcác em mạnh dạn hơn khi giao tiếp Không những vậy, khi vận dụng phươngpháp dạy học trên còn hình thành cho học sinh một số phẩm chất như chăm học,chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động, hay phong trào học tập.Từ đó giúp họcsinh tự tin, mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, biết trình bày ý kiến cánhân trước nhóm
tích cực hoá hoạt động của học sinh Nhưng để vận dụng vào các tiết dạy thì cònmột khoảng cách nhất định giữa lý thuyết và thực tiễn học sinh trong lớp
4 Một số biện pháp nâng cao chất lượng Dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh
4.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
tiếp tục học thêm, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức cho mình, từ đó sẽ giúpgiáo viên soạn, giảng và áp dụng tốt hơn Cho nên, khi có kiến thức giáo viên sẽbiết được nội dung cơ bản của bài dạy là gì? Cần kiến thức nào liên quan phục vụcho bài đó Ngoài ra có thể không cần phụ thuộc vào các bài tập trong sách giáokhoa mà giáo viên biết chọn lọc kiến thức bên ngoài đưa vào cho phù hợp Từ việchiểu được nội dung sẽ chọn được phương pháp tổ chức điều hành học sinh cho đạtkết quả tốt Mặt khác từ nội dung bài học giáo viên có thể soạn các phiếu bài tậplàm sao xoáy sâu vào kiến thức cơ bản của bài chứ không phải phiếu bài tập làchép sẵn các bài đã có trong sách giáo khoa Từ cách hiểu đó giáo viên sẽ biết
Trang 14được bài nào cần phiếu bài tập, bài nào thì không cần phiếu Cho nên việc có kiếnthức sẽ giúp cho mỗi giáo viên ứng xử, giải quyết tốt các tình huống xảy ra trênlớp.
hàng tuần giáo viên trong tổ nên tổ chức chuyên đề một buổi để thảo luận một sốbài toán khó dạy trong tuần Khi đó giáo viên vận dụng biết cách tổ chức các tròchơi toán học, buổi thảo luận của lớp đạt kết quả tốt hơn, làm cho các em thêmham thích môn học, vừa học vừa chơi mà vẫn hiểu bài Chính từ đó tạo ra môitrường toán học giúp các em dần hình thành, phát triển nhân cách con người laođộng tự chủ - năng động và sáng tạo và tự tin trong giai đoạn hiện nay
- Ngoài ra trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải phân loại học sinh theonhóm-đối tượng để thường xuyên theo dõi đánh giá kịp thời, khuyến khích độngviên học sinh.Thường xuyên bổ sung các dạng bài tập có tính thực tiễn để các em
dễ nhớ, phát huy tư duy sáng tạo giúp củng cố kĩ năng toán học cho các em
-Khi dạy theo hướng này giáo viên cần lựa chọn nội dung sao cho phù hợpvới đối tượng lớp mình
- Ngoài ra mỗi giáo viên cần tăng cường tiếp tục công tác dự giờ, thực tập
để học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp Đối với dạy học toán theo hướngtích cực hoá hoạt động của học sinh việc học tập cách tổ chức điều khiển mọi hoạtđộng của học sinh, việc ứng xử các tình huống ở một tiết dạy, cách tổng kết củagiáo viên sau khi học sinh làm xong phiếu bài tập, là rất cần thiết
4.2 Hướng dẫn học sinh nắm vững các bước giải dạng giải toán có lời văn
theo hướng tích cực
Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn phức tạp.Việc hình thành kĩ năng giải toán khó hơn nhiều so với kĩ năng tính.Vì bài toán là sự kết hợp nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học
Giải toán không chỉ là sự kết hợp nhờ giải mẫu rồi áp dụng mà đòi hỏi phải nắm chắc quan hệ toán học, nắm chắc ý nghĩa các phép tính.Giải toán gồm nhữngthao tác: xác lập được mối liên hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán, chọn phép tính thích hợp trả lời đúng câu hỏi của bài
Trang 15toán Bởi vậy, muốn giải toán được tốt - đòi hỏi học sinh phải có khả năng độc lập suy nghĩ, biết tính đúng, nắm chắc được qui tắc chung để giải được toán.
Cho nên điều chủ yếu của việc dạy học giải toán là giúp học sinh tự tìmhiểu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện bài toán màthiết lập các phép tính số học tương ứng, phù hợp Để tiến hành được điều đó, việcdạy toán diễn ra theo 3 mức độ
- Mức độ thứ nhất: Hoạt động chuẩn bị cho việc giải toán
- Mức độ thứ hai: Hoạt động làm quen với việc giải toán
- Mức độ ba: Hoạt động hình thành kĩ năng giải toán
Để học sinh nắm vững được các bước của quá trình giải toán giáo viên cần tiến hành như sau:
4.2.1 -Hoạt động chuẩn bị cho việc giải toán:
Trước mỗi giờ toán giáo viên nên nghiên cứu kĩ bài toán tìm xem đồ dùngnào phù hợp với bài như các nhóm đồ vật, các mẫu hình, tranh vẽ
Mỗi học sinh có 1 hộp hình học toán theo yêu cầu của giáo viên học sinh được rèn luyện các thao tác trên tập hợp các nhóm đồ vật, các mẫu hình
Phần lớn các bài toán đều có chủ đề liên quan tới các đại lượng và mối quan
hệ giữa các đại lượng trong bài toán Vì thế, việc rèn kĩ năng thao tác qua việc học
về phép đo đại lượng là rất cần thiết cho việc giải toán
4.2.2-Hoạt động làm quen với việc giải toán: Tiến hành theo 4 bước
Bước 1:Tìm hiểu nội dung bài toán
Bước 2:Tìm cách giải bài toán
Bước 3: Thực hiện cách giải bài toán
Bước 4: Kiểm tra cách giải bài toán