1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng luyện nói cho học sinh lớp 1

20 345 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng luyện nói cho học sinh lớp 1SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng luyện nói cho học sinh lớp 1SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng luyện nói cho học sinh lớp 1SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng luyện nói cho học sinh lớp 1SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng luyện nói cho học sinh lớp 1SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng luyện nói cho học sinh lớp 1SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng luyện nói cho học sinh lớp 1SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng luyện nói cho học sinh lớp 1SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng luyện nói cho học sinh lớp 1SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng luyện nói cho học sinh lớp 1SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng luyện nói cho học sinh lớp 1SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng luyện nói cho học sinh lớp 1

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

-*** -

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG LUYỆN NÓI

CHO HỌC SINH LỚP MỘT

Lĩnh vực: Tiếng Việt

Cấp học : Tiểu học

NĂM HỌC: 2016 -2017

Mã SKKN

Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Môn tiếng Việt ở nhà trường phổ thông nói chung ở nhà trường Tiểu học nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng Môn học này là cơ sở là nền tảng giúp học sinh học tốt các môn học khác Tiếng Việt vừa là khoa học vừa là công

cụ, phương tiện giúp học sinh lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ sảo và phát triển tư duy Việc dạy học môn tiếng Việt ở trường Tiểu học với tư cách là dạy tiếng mẹ đẻ luôn là vấn đề được quan tâm chú ý Chương trình tiếng Việt Tiểu học mới chủ trương: “Hình thành và phát triển học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt nghe, nói, đọc, viết” để học tập và giao tiếp trong môi trường của lứa tuổi" Đây cũng chính là mục tiêu cơ bản của môn tiếng Việt mục tiêu đó coi trọng tính thực hành các kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong những môi trường giao tiếp cụ thể Điều này góp phần chỉ đạo việc biên soạn nội dung chương trình sách giáo khoa và chi phối các nguyên tắc, phương pháp dạy học môn tiếng Việt nói chung và môn tiếng Việt lớp 1 nói riêng

Quan điểm giao tiếp, nói cụ thể hơn là quan điểm phát triển lời nói định ra nguyên tắc, phương hướng xây dựng chương trình môn tiếng Việt Mỗi phân môn, mỗi tiết học, mỗi nội dung dạy học điều hướng tới mục đích phát triển của lời nói Vấn đề phát triển lời nói cho học sinh không phải bây giờ mới được đề cập đến Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời

và vô cùng quý báu của dân tộc Chúng ta phải giữ gìn nó làm cho nó ngày càng phát triển rộng khắp” Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói “Trường học

có trách nhiệm lớn lao trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Phải làm cho thế hệ trẻ nói và viết tốt hơn chúng ta” Muốn thực hiện lời dạy đó trường tiểu học cần có tổ chức, phương pháp dạy học hợp lý và tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Việt, giúp học sinh sử dụng thành thạo tiếng Việt

Đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục chương trình môn tiếng Việt mới đã được triển khai đại trà trên toàn quốc Một trong những quan điểm cơ bản của xây dựng chương trình là quan điểm giao tiếp và quan điểm này đã được thể hiện khá rõ trong sách Tiếng Việt 1 Việc dạy học nói mới bắt đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói – Một trong những kỹ năng giao tiếp quan trọng của con người

Trẻ lớp 1 trước khi đến trường đã “biết nghe, biết nói” tiếng Việt song vẫn chưa thực sự thành thạo và thực tế hoạt động nói của các em vẫn còn nhiều hạn chế Và chương trình mới môn tiếng Việt 1 yêu cầu giáo viên khi dạy phải đảm bảo mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh đầy đủ bốn kỹ năng Trong đó kỹ năng nói được luyện tập kết hợp trong các kỹ năng đọc, nghe, viết Điển hình là trong tiết 2 của một bài học vần có hẳn 1 hoạt động riêng cho phần

Trang 3

luyện nói Việc rèn luyện kỹ năng nói đã giúp cho trẻ có khả năng giao tiếp, biết ứng xử và nhận xét sự vật, sự việc trên những nhận thức riêng bằng sự cảm nhận ngây ngô của con mắt trẻ thơ

Thông qua hoạt động nói các em sẽ phát huy được vốn ngôn ngữ mẹ đẻ, nói đúng cấu trúc ngữ pháp, mở rộng thêm vốn từ, làm cơ sở cho việc tiếp thu tri thức sau này Cũng nhằm hình thành thói quen, ý thực giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam Vì ngoài việc cung cấp cho học sinh hệ thống câu từ, lời nói còn rèn luyện cho các

em tính cẩn thận, sự tự tin trước đám đông, trách nhiệm với bản thân và tôn trọng người tham gia giao tiếp

Chính vì sự quan trọng của lời nói như vậy mà ngay từ khi học sinh bắt đầu học lớp 1, bộ môn tiếng Việt đã chú trọng mục tiêu rèn kỹ năng nói cho học sinh qua các bài học Cụ thể từ bài học âm, vần đến bài tập đọc, hầu hết bài nào cũng có phần luyện nói theo chủ đề Thông qua hoạt động này giúp học sinh mở rộng vốn từ, vốn hiểu biết và khả năng diễn đạt, mạnh dạn trước đám đông

Để sự rèn luyện nói của học sinh có tiến bộ, đạt kết quả tốt, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp nhằm rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1 ở tiết 2 môn học vần

2 Mục đích nghiên cứu

- Củng cố kiến thức của bản thân Qua đó thấy được những tồn tại trong giảng dạy phân môn học vần ở trường học hiện nay về việc luyện nói cho học sinh

- Nâng cao cao chất lượng rèn kỹ năng nói cho học sinh

- Đưa ra một số biện pháp giúp học sinh luyện nói được tốt hơn

3 Phạm vi nghiên cứu

- Việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học là rất cần thiết bởi vì

nó nâng cao chất lượng giáo dục học sinh Song đề tài này chỉ thực hiện nghiên cứu trong phạm vi rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 1 qua phân môn học vần

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân loại

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp thống kê

5 Đối tượng – Thời gian nghiên cứu

- Học sinh lớp 1 do tôi giảng dạy năm học 2016-2017

- Sĩ số 60 học sinh

- Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 9/2016 đến tháng 4 năm 2017

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trang 4

1.Cơ sở lí luận

- Sự hình thành hoạt động học tập ở trẻ lớp 1: Đi học lớp một là một giai

đoạn mới trong cuộc đời của trẻ Từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập là hoạt động có ý thức Như phải ngồi nghe giảng bài, học bài những thay đổi đó làm cho một số em trong giờ học vần thường rụt rè, bỡ ngỡ chưa thích nghi được còn ham chơi, có tính tự do trong giờ học, không tập trung vì thế đòi hỏi giáo viên ở lớp trong giai đoạn học vần cần chú ý tạo nên động cơ học tập một cách nhẹ nhàng giúp các em hứng thú với việc học vần, chú trọng tận dụng các trò chơi học tập

- Đặc điểm nhận thức của trẻ lớp 1: Các em chưa nhận biết được chính xác các tri thức khi tri giác các đối tượng, khi học tiếng Việt 1hiện tượng phổ biến là học sinh đọc được cả tiếng nhưng không rõ được các bộ phận của tiếng, không phân biệt được sự khác nhau giữa các tiếng, các vần, giữa các con chữ Nguyên nhân vì khả năng phân tích yếu chưa phân biệt được sự khác nhau về chi tiết của các chữ, các vần… vì thế giáo viên cần coi trọng khâu hướng dẫn học sinh phân tích tiếng , vần, chữ… sau khi cho các em tri giác toàn bộ các từ, tiếng Ngoài ra trẻ lớp 1 thích tìm hiểu cái mới,ưa hoạt động, khả năng tập trung chú ý còn yếu Do vậy cần tập trung các phương pháp trực quan, đàm thoại, trò chơi học tập

- Vai trò của việc phát triển kỹ năng nói cho học sinh lớp 1

+ “Nói” là một trong bốn kỹ năng quan trọng trong việc dạy tiếng Việt

để học sinh có khả năng thực hành giao tiếp nhanh và đạt hiệu quả cao nhất Học sinh lớp 1 còn yếu kĩ năng nói và các em còn ngại nói trong các giờ học

do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tâm lý ngại ngùng, dè dặt, ngại các bạn cười khi mình nói sai, do lớp học đông,giáo viên ít có thời gian rèn kĩ năng nói cho mỗi học sinh Tổ chức luyện nói tốt sẽ giúp khắc phục bớt những hạn chế trên

+ “Học thầy không tày học bạn” Trong khi luyện nói học sinh có thể học hỏi lẫn nhau, sửa lỗi cho nhau, tự do nói theo ý của mình mà không ngại thầy cô giáo Thông qua hoạt động nói học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, khắc phục được sự ức chế khi trong lớp chỉ có một số học sinh có năng lực tham gia phát biểu, do vậy sẽ lôi cuốn được toàn thể học sinh trong lớp tham gia hoạt động kể cả các em có năng lực học còn hạn chế

+Tăng cường khả năng ứng xử của học sinh trong các tình huống khác nhau, gây hứng thú,tự tin mạnh dạn cho học sinh khi thực hành giao tiếp, giờ học sẽ trở nên vui vẻ, sôi nổi và đạt hiệu quả cao

2.Thực trạng

2.1 Thuận lợi

Trang 5

- Học sinh lớp 1 có khả năng tự trả lời các câu hỏi đơn giản và phát triển lời nói thành một câu, một đoạn văn theo cảm xúc, suy nghĩ của mình

- Đa số học sinh đã học qua lớp mẫu giáo nên ít nhiều đã được rèn luyện các kỹ năng nói, trả lời câu hỏi

- Nhiều học sinh trong lớp mạnh dạn, tự tin nói trước lớp

- Đa số học sinh là con em cán bộ công nhân viên nên cũng được bố mẹ quan tâm đến việc học của con nói chung và rèn nói cho con nói riêng

- Các em sống ở thành phố được tiếp cận với nhiều phương tiện truyền thông nên vốn hiểu biết khá phong phú, giúp nhiều đến hoạt động luyện nói của một số chủ đề

- Đồ dùng dạy học đầy đủ, có tranh ảnh đẹp, máy chiếu, máy tính thuận lợi cho việc dạy học và kích thích học sinh luyện nói, ham học, ham tìm hiểu

- GV được dự giờ, tập huấn riêng cho phần luyện nói, từ đó giúp giáo viên nắm được các mục tiêu chính trong phần luyện nói cho học sinh trong tiết học vần

- Đa số chủ đề luyện nói gần gũi với thực tế sống của học sinh như: chủ

đề Bản thân bé, Ba mẹ, Ông bà, Mai sau khôn lớn…

2.2 Khó khăn

- Học sinh lớp 1 còn bé, vốn từ và vốn sống còn ít

- Nhiều học sinh nói chưa đủ ý, ngôn ngữ diễn đạt còn lộn xộn chưa logic

- Nhiều học sinh nhút nhát, chưa tự tin, không muốn phát biểu trình bày ý kiến, chia sẻ với các bạn điều mình nghĩ, mình biết

- Một số em nói còn quá nhỏ cũng làm cho không khí của giờ luyện nói bị trầm

- Nhiều chủ đề luyện nói còn khó và không gần gũi đối với học sinh

- Một số học sinh trong lớp còn ỷ lại hoặc nói theo bạn chứ chưa chịu khó tìm câu trả lời hay cho mình

- Một số chủ đề còn xa lạ, không gần gũi với cuộc sống của các em, nên các em khó hình dung, để phát huy khả năng nghe nói của học sinh một cách phong phú Ví

dụ như: chủ đề Lễ hội, Vó bè, Đồi núi, Thung lũng, Suối, Đèo, Biển cả…

- Thiếu một số tranh ảnh, clip để minh họa cho chủ đề cần luyện nói

- Thời lượng dành cho phần luyện nói còn ít nên học sinh không được luyện nói nhiều

3 Những vấn đề chung về yêu cầu luyện nói ở lớp 1:

a Về nội dung

Trang 6

+ Luyện nói đã trở thành một nội dung không thể thiếu trong từng giờ

học

+ Sách Tiếng Việt lớp 1 có hai phần: Phần Học vần có 103 bài và phần Luyện tập tổng hợp dạy từ tuần 23 trở đi có 120 bài

+ Nội dung luyện nói trong từng bài đã được sách Tiếng việt lớp 1 xác định rất rõ ràng Mỗi bài luyện nói có một tên gọi cụ thể Trừ 5 bài trong phần

Làm quen với âm và chữ còn các bài luyện nói khác đều có tên gọi :

* Bế bé( bài 7)

*Le le ( bài 8)

* Bờ hồ ( bài 9)…

Yêu cầu luyện nói trong ba dạng bài cơ bản của phần học âm, vần mới chủ yếu được thực hiện dưới hình thức nói dựa theo tranh và nói dựa theo câu chuyện được nghe kể ( dạng bài ôn )

- Ở dạng bài Làm quen với âm và chữ “ phần luyện nói theo tranh tương

đối tự do, theo chủ đề tranh, không gò bó trong các âm và thanh vừ học” Mục tiêu của phần luyện nói trong giai đoạn này là giúp học sinh làm quen với không khí học tập mới, không rụt rè, nhút nhát, dám mạnh dạn nói cho các bạn nghe và nghe các bạn nói theo hướng dẫn của thầy cô trong môi trường giao tiếp mới – giao tiếp văn hóa , giao tiếp học đường

- Ở dạng bài Học vần, vần mới , yêu cầu luyện nói được xác định là “ nói

về chủ đề trong sách giáo khoa, chú ý đến các từ ngữ có âm vần mới học, từ đó

mở rộng sử dụng cả những từ ngữ có âm vần chưa học

Tóm lại, ở cả hai dạng bài học âm, vần mới này, luyện nói chủ yếu là nói theo tranh, và tranh có in trong sách học

- Ở dạng bài Ôn tập âm vần, luyện nói dưới hình thứ Kể chuyện, kể lại

chuyện đã được nghe kể Kể chuyện có tranh minh họa

b Về cấu trúc:

Chương 1: Dạy Luyện nói theo tranh

Chương 2: Dạy Luyện nói theo câu chuyện được nghe kể

4 Biện pháp hướng dẫn học sinh luyện nói

4.1 Luyện nói theo tranh

Nói theo tranh tức là nói về nội dung bức tranh Cho nên có người đã gọi

đó là đọc tranh, cũng giống như ta đọc chữ

Đọc được chữ thì phải nắm được kí hiệu ghi âm, hiểu được cách tạo vần, tạo tiếng, đọc trơn được tiếng, hiểu được các kiểu câu…Đọc được tranh thì cũng

Trang 7

cần nắm được ý nghĩa đường nét ghi lại hình dáng của sự vật, ý nghĩa sắc màu

sử dụng trong hình vẽ, ý nghĩa của cách bố cục đường nét trong hình vẽ

Đọc tranh còn khó hơn đọc chữ, bởi chữ có câu, có đoạn, có bài nên ý bộc

lộ ra đầy đủ Đọc tranh nhiều khi chỉ có một hình Biết dựa vào đâu để hiểu cho đầy đủ?

Hình vẽ dưới đây là hình gì?

HÌnh trên bảo nó là cái lọ hoa thật đúng Nhung bảo nó là hai mặt người đang đối mặt với nhau cũng không có gì là sai cả

Chính vì vậy mỗi bức tranh trong Sách Tiếng Việt lớp 1 đều có một tên gọi Đó chính là chủ đề của bức tranh, là định hướng cho việc xem tranh

Có thể rút ra cách hướng dẫn học sinh xem tranh như sau:

- Về mục tiêu: Nói được thành câu gãy gọn về nội dung bức tranh dựa trên chủ đề của bức tranh

- Về biện pháp:

+ Dùng mắt quan sát đường nét, màu sắc bố cục bức vẽ

+ Dùng trí tưởng tượng và lien tưởng để cảm nhận nội dung bức tranh trên cơ sở suy nghĩ xoay quanh chủ đề bức tranh

+ Dùng lời nói gãy gọn để diễn đạt thành câu có nghĩa

- Vai trò của người giáo viên hướng dẫn học sinh xem tranh là ở chỗ: + Biết dùng câu hỏi gợi mở, giúp học sinh nhận ra những chi tiết có ý nghĩa trong bức tranh

Trang 8

+ Từ đó gợi ý cho học sinh cảm nhận được ý nghĩa nội dung đường nét nét, hình vẽ

+ Hỗ trợ để học sinh nói được thành câu gãy gọn, thoát ý

Ví dụ : Phần luyện nói bài 23 chủ đề: “Gà ri, gà gô”, khi hướng dẫn học sinh luyện nói theo tranh cần gợi ý cho các em quan sát ngay vào bức vẽ

* Con gà ri trong tranh vẽ là gà trống hay gà mái? Tại sao em biết?

* Trong tranh vẽ những con vật nào?

Cần tránh việc coi bức vẽ chỉ là một đề tài để nói về những vấn đề ít hoặc không lien quan đến nội dung bức vẽ Chẳng hạn:

* Gà thường ăn gì?

* Em có thể kể tên một số loại gà mà em biết?

* Gà nhà em thuộc loại gà gì?

4.2 Luyện nói theo câu chuyện được nghe kể:

Luyện nói theo câu chuyện được nghe kể tức là luyện kể chuyện Kể chuyện là phần luyện nói có yêu cầu cao hơn Cụ thể là:

- Học sinh phải nói được nhiều câu, nói được thành nhiều đoạn

- Các câu trong một đoạn và các đoạn trong một bài nói phải cso nội dung gắn bó với nhau, hình thành một câu chuyện

- Câu chuyện trình bày trong bài nói phải có một ý nghĩa nhất định

- Câu chuyện kể phải có nhân vật Nhân vật trong câu chuyện phải hành động Nhân vật hành động tạo nên sự việc Những sự việc này lien kết với nhau,

Trang 9

phát triển theo một chiều hướng chặt chẽ để đem đến cho người nghe một ý nghĩa xã hội nhất định

* Mục tiêu của luyện kể chuyện theo tranh là:

- Học sinh nghe và hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện giáo viên

kể trước lớp

- Học sinh nghe và nhớ được các chi tiết chính của từng đoạn dựa vào tranh minh họa

- Học sinh kể lại được từng đoạn và toàn câu chuyện đầy đủ nội dung chính

- Học sinh nói được thành một câu chuyện, một bài

* Biện pháp:

- Học sinh biết dựa vào lời kể chuyện của giáo viên và hình vẽ minh họa

mà nắm được nội dung câu chuyện kể

- Học sinh biết dựa vào tranh minh họa mà kể được từng đoạn và cả câu chuyện

Ví dụ : Bài 83 : Ôn tập

Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng

5 Biện pháp đã thực hiện

Trang 10

a, Điều tra và phân loại đối tượng học sinh Sau khi nhận lớp, tôi đã cho

lớp ổn định chung về cách chức tổ chức lớp.Qua đó tìm hiểu điều tra để nắm rõ đối tượng học sinh, đặc biệt là về kĩ năng nói và phân loại học sinh theo hai nhóm đối tượng

+ Học sinh nói chưa tốt (nói nhỏ, diễn đạt chưa rõ ý, nói chưa đủ câu…) + Học sinh nói tốt(nói to, rõ ý, đủ câu…)

Dựa vào đó tôi sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh theo hướng : những em nói chưa tốt ngồi cạnh những em nói tốt để xây dựng đôi bạn cùng tiến

b,Xác định rõ nội dung và thời gian luyện nói Từ yêu cầu thực tiễn của

môn Học vần nói chung và rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 1, tôi đã đặt cho mình phải xác định rõ nói là một trong bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) quan trọng của môn Tiếng Việt vì vậy cần được quan tâm đúng mức Trong giờ dạy tiếng Việt lớp một,tôi phân chia thời lượng rõ ràng phù hợp với các hoạt động của bài để đảm bảo nội dung kiến thức được truyền đạt đúng, đủ và vừa sức đối với học sinh

c, Thiết kế câu hỏi Khi tiến hành soạn giáo án cho hoạt động luyện nói nên

thiết kế hệ thống câu hỏi theo cấu trúc từ dễ đến khó phù hợp với năng lực học tập của học sinh trong lớp

d,Tổ chức đàm thoại Khi tổ chức đàm thoại ở lớp trước tiên là giáo viên

nên yêu cầu một cách rõ ràng cho mọi đối tượng đều hiểu được vấn đề mà giáo viên đặt ra Khi nêu câu hỏi thì phải chọn học sinh có trình độ phù hợp để trả lời, không chỉ tập trung vào những học sinh nói tốt mà phải tạo điều kiện cho mọi đối tượng (nói chưa tốt) trả lời

đ, Xác định mục tiêu chính của chủ đề luyện nói Để giúp học sinh rèn

luyện kỹ năng nói và phát triển khả năng diễn đạt ý phong phú giáo viên phải xác định rõ mục tiêu chính của chủ đề cần luyện nói là gì? Chính chủ đề là điểm tựa, gợi ý cho phần luyện nói, gợi ý sao cho tất cả học sinh được nói không đi quá xa với chủ đề

Chẳng hạn như: Chủ đề “Nói lời cảm ơn”, “Giúp đỡ cha mẹ”, “Con ngoan trò Giỏi”… Nếu đi quá sâu vào chủ đề sẽ dễ lẫn sang dạy Đạo đức.Vì thế để khắc phục điều này, tôi chỉ định hướng cho các em câu hỏi gợi ý xoay quanh vấn đề trọng tâm cần luyện nói:

+ Em chỉ kể cho cô và các bạn nghe về những lần mình đã cảm ơn ai đó

về điều gì?

+ Hoặc kể những việc em đã làm để giúp đỡ cha mẹ mình

Ngày đăng: 20/04/2018, 14:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w