1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

SKKN Tích hợp liên môn dạy đọc – hiểu văn bản nhật dụng Ôn dịch thuốc lá

20 491 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,87 MB

Nội dung

SKKN Tích hợp liên môn dạy đọc – hiểu văn bản nhật dụng Ôn dịch thuốc láSKKN Tích hợp liên môn dạy đọc – hiểu văn bản nhật dụng Ôn dịch thuốc láSKKN Tích hợp liên môn dạy đọc – hiểu văn bản nhật dụng Ôn dịch thuốc láSKKN Tích hợp liên môn dạy đọc – hiểu văn bản nhật dụng Ôn dịch thuốc láSKKN Tích hợp liên môn dạy đọc – hiểu văn bản nhật dụng Ôn dịch thuốc láSKKN Tích hợp liên môn dạy đọc – hiểu văn bản nhật dụng Ôn dịch thuốc láSKKN Tích hợp liên môn dạy đọc – hiểu văn bản nhật dụng Ôn dịch thuốc láSKKN Tích hợp liên môn dạy đọc – hiểu văn bản nhật dụng Ôn dịch thuốc láSKKN Tích hợp liên môn dạy đọc – hiểu văn bản nhật dụng Ôn dịch thuốc láSKKN Tích hợp liên môn dạy đọc – hiểu văn bản nhật dụng Ôn dịch thuốc láSKKN Tích hợp liên môn dạy đọc – hiểu văn bản nhật dụng Ôn dịch thuốc lá

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VỤ BẢN

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

TÍCH HỢP LIÊN MÔN

DẠY ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN NHẬT DỤNG

ÔN DỊCH THUỐC LÁ

Tác giả: Phạm Thị Trúc Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Văn - GDCD Chức vụ: Giáo viên

Nơi công tác: Trường THCS Quang Trung

Năm học 2017-2018

Trang 2

1 Tên sáng kiến: Tích hợp liên môn dạy đọc – hiểu văn bản nhật dụng Ôn dịch thuốc lá

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn 8

3 Thời gian áp dụng sáng kiến:

T u ầ n 8 h ọ c k ỳ I n ă m h ọ c 2 0 1 7 - 2 0 1 8

4 Tác giả:

Họ và tên: Phạm Thị Trúc

Năm sinh: 1978

Nơi thường trú:Kim Thái- Vụ Bản- Nam Định.

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Văn - GDCD.

Chức vụ công tác: Giáo viên.

Nơi làm việc: Trường THCS Quang Trung.

Điện thoại: 0987208725

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến:

Tên đơn vị: Trường THCS Quang Trung.

Địa chỉ: Xã Quang Trung huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0942313570

Trang 3

I Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

Môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ, môn học bắt buộc hướng tới việc hình thành và phát triển các năng lực đọc, viết, tiếp nhận và xử lí thông tin, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực trình bày Để phát huy vai trò công cụ của môn học, một trong những điểm nhấn quan trọng khi vận dụng các phương pháp dạy học bộ môn là cần có quan niệm mới hơn về việc dạy đọc hiểu trong môn học Ngữ văn.

Dạy đọc- hiểu là một trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong việc tiếp nhận văn bản Nếu như trước đây, coi phân tích tác phẩm hay giảng văn là một phương pháp đặc thù của dạy văn thì hiện nay đã có những thay đổi trong cách tiếp cận vấn đề này Cách dạy đọc hiểu không nhằm truyền thụ một chiều cho học sinh những cảm nhận của giáo viên về văn bản đã được học mà hướng đến cung cấp cho học sinh cách đọc, cách tiếp cận khám phá những vấn đề nội dung và nghệ thuật của văn bản, từ đó hình thành cho học sinh năng lực tự đọc một cách tích cực chủ động Mặt khác rèn năng lực đọc hiểu của học sinh còn là sự tích hợp những kiến thức và kĩ năng của các phân môn cũng như toàn bộ kĩ năng và kinh nghiệm sống của học sinh

Xuất phát từ những lí do trên, trong năm học 2017– 2018 , khi được phân công dạy lớp 8B tôi quyết định chọn đề tài Tích hợp liên môn dạy đọc – hiểu văn bản nhật dụng Tôi mong muốn qua bài học, học sinh sẽ có kĩ năng tích hợp liên môn Tiếng Anh, Hóa, Sinh, Mĩ Thuật, GDCD, kiến thức thực tiễn đời sống trong việc tìm hiểu một văn bản nhật dụng cụ thể.

II Mô tả giải pháp

1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

Hiện nay học sinh có xu hướng xem nhẹ học những môn xã hội nói chung, môn Ngữ văn nói riêng Vì thế mà chất lượng học văn ngày càng giảm sút Học sinh không say mê, yêu thích môn học mà say mê vào những môn mang xu hướng thời cuộc như tiếng Anh,Tin học, âm nhạc, toán vì vậy đòi hỏi người giáo viên Ngữ văn phải tạo được giờ học sôi nỗi thu hút học sinh thích học văn Điều này yêu cầu người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, tìm ra được những thuận lợi, khó khăn trong giờ học để kịp thời uốn nắn giúp học sinh lĩnh hội kiến thức

Chương trình SGK THCS nói chung và SGK Ngữ văn 8 nói riêng đưa vào học một số văn bản mới, đó là văn bản Nhật dụng Văn bản này chiếm số luợng không nhiều nhưng PPDH văn bản nhật dụng còn hạn chế Cho nên giờ giảng dạy và học tập văn bản nhật dụng gặp không ít khó khăn Nhiều ý kiến cho rằng: “chất văn” trong văn bản nhật dụng không nhiều, nếu không chú ý dễ biến giờ Ngữ văn thành bài thuyết minh về một vấn đề lịch sử, sinh học hay pháp luật, dẫn đến hiệu quả các tiết dạy học các loại văn bản này chưa cao.

Bản thân tôi đang trực tiếp giảng dạy Ngữ văn 8 tôi nhận thấy mình còn bộc lộ rất nhiều hạn chế cả về phương pháp và kiến thức, nhất là phương pháp dạy các văn bản Nhật dụng

Trang 4

Chính vì những lý do trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến :“ Tích hợp liên môn

dạy đọc – hiểu văn bản nhật dụng Ôn dịch thuốc lá” để góp phần nâng cao hiệu quả

giờ dạy văn bản Nhật dụng và giúp học sinh yêu thích học văn.

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

A Tên bài học: Tích hợp liên môn dạy học văn bản Ôn dich thuốc lá

B Mục tiêu

Trước hết, tôi hướng tới mục đích cơ bản là cung cấp tri thức cho học sinh nhận thức

Ôn dich - một lời kêu gọi bình thường mà trang trọng bảo vệ sức khỏe của con người:

bản thân người hút, người thân, đồng nghệp, những người xung quanh…

Giúp học sinh nhận diện được qua một việc làm cụ thể, thiết thực là tuyên truyền nhận thức của người nghiện thuốc lá là đồ ôn dich cần phải tẩy chay.

Từ đó, tôi mong muốn học sinh tự mình có thể tuyên truyền , vận động mọi người cùng thực hiện việc làm cần thiết này.

Và hơn hết, tôi mong học sinh có được niềm phấn chấn khi chính chủ thể học sinh là người tìm tòi, quan sát các ngữ liệu vấn đề về thuốc (dưới sự hướng dẫn của giáo viên) để

từ đó bày tỏ thái độ nói không với thuốc lá

Trong tiết học này, học sinh cần vận dụng kiến thức của môn Hóa hoc, Sinh học, Âm nhạc , môn GDCD, kết hợp kiến thức đời sống thực tế.

C Đối tượng dạy học của dự án

Dựa trên sự phân công của Ban giám hiệu Trường THCS Quang Trung năm học 2017

– 2018, tôi tiến hành thể nghiệm đề tài Tích hợp liên môn dạy học văn bản Ôn dịch thuốc

lá Vì vậy, đối tượng phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này là đối tượng học sinh của

lớp 8B- 38 học sinh Năng lực học tập của học sinh ở tất cả các mức độ : Giỏi – Khá – Trung bình -Yếu.

D Ý nghĩa của dự án

Hiện nay, dạy học môn Ngữ văn không đơn thuần dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức một chiều cho học sinh mà là một công việc phức tạp nhằm phát triển cả năng lực tư duy, phẩm chất đạo đức và kĩ năng sống Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu đã đề ra, đề tài này có nhiệm vụ :

- Truyền đạt kiến thức chủ đề tác hại của việc hút thuốc lá và giải pháp khắc phục.

- Vận dụng kiến thức các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội để học sinh nhận diện rõ tác hại của thuốc lá, có ý thức hạn nói không với thuốc lá cũng như làm những công việc vừa sức với một người học sinh trong việc quan tâm đến sức khỏe của cộng đồng.

Trang 5

- Tổ chức giờ học tích cực với hoạt động nhóm, việc tự chuẩn bị ở nhà kĩ càng của học sinh và khả năng tiếp nhận sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp.

- Giáo viên là người khởi tạo bầu không khí say mê cho học sinh, là người dẫn đường về tri thức nên cần hết sức cẩn trọng trong khâu chuẩn bị, thiết lập trình tự bài học, hệ thống câu hỏi, khơi dậy niềm hứng thú của học sinh.

- Bản thân giáo viên có ý thức liên hệ, mở rộng để khơi sâu kiến thức nhằm giúp học sinh nắm chắc đồng thời giúp học sinh thấy được tính hữu dụng của vấn đề Có như thế, mỗi tiết học mới thực sự được các em lưu tâm và học với trách nhiệm cao.

E.Thiết bị dạy học , học liệu

Học liệu được tôi sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh, ngoài ngữ liệu cần thiết để phục vụ cho tiết đọc hiểu văn bản nói chung, tôi cùng các học sinh tập trung đi sâu tìm hiểu các ngữ liệu liên quan đến các bộ môn các em đã và đang học Sưu tầm các tranh ảnh liên quan đến việc hút thuốc ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nhân cách , kinh tế của người hút ( 5 sile), hình ảnh minh họa về trách nhiệm của người học sinh trong việc nói không với thuốc lá (1 Sile)

Tư liệu dạy học đã sử dụng

1 Nguyễn Văn Đường , Thiết kế bài giảng ngữ văn 8,Tập 1, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, H.2004

2 Trần Đình Chung, Hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản ngữ văn 8, NXB Hà Nội,

H.2009

3 Nguyễn Khắc Phi ( Tổng chủ biên), Ngữ văn 8, Tập 1, NXB Giáo dục, H.2015

4 Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên), Sách giáo viên Ngữ văn 7, Tập 1, NXB Giáo dục,

H.2013.

5 Thạc sỹ Trần Lực và Luận văn Thạc sỹ Triết học của Nguyễn Văn Xí Tư liệu sức

khỏe - Nhà xuất bản chính tri Quốc gia

6 Nguyễn Quang Vinh ( Tổng chủ biên), Sinh học 6, NXB Giáo dục,H.2016

7 Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên), Hóa học 9, NXB Giáo dục, H 2016

8 Nguyễn Dược ( Tổng chủ biên), Địa lý 8, NXB Giaó dục, H.2016

9 Đàm Luyện ( Tổng chủ biên), Mỹ thuật7, NXB Giaó dục, H.2016

10 Hà Nhật Thăng ( Tổng chủ biên) Giáo dục công dân 7, NXB Giaó dục, H.2010

G Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

Trang 6

Tiết 45 Ôn dịch thuốc lá

A Mục tiêu cần đạt

1 Kiến thức

- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khoẻ con người và đạo đức xã hội

- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản

2 Kỹ năng:

- Kỹ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày một vấn đề.

- Kỹ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế

- Kỹ năng lắng nghe và hoạt động nhóm

- Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin

- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về sức khỏe con người và đạo đức

- Kỹ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn

- Kỹ năng khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy

3 Thái độ:

* Qua tiết học:

- Giáo dục HS thấy được cần bài trừ tệ hút thuốc ảnh hởng tới sức khoẻ con ngời và xã hội

- Có ý thức, tinh thần tham gia môn học

- Yêu thích môn Ngữ văn cũng như các môn khoa học khác như: Giáo dục công dân, Hóa học, Vật lý, Sinh học, Âm nhac, Mỹ thuật

4 Năng lực:

-Năng lực hợp tác

-Năng lực giải quyết tình huống

-Năng lực ngôn ngữ

-Năng lực tự học

-Năng lực sáng tạo

-Năng lực cảm thụ thẩm mỹ

-Năng lực úng dụng công nghệ thông tin

5 Tích hợp:

-Tiếng anh: Nghĩa của từ

- Môn Sinh: Sinh học 9

-Môn Hóa: Hóa học 9 Đặc tính của ni cô tin

- Môn Giáo dục công dân 9: Lý tưởng sống của thanh niên

-Mỹ thuật 7 Các em vẽ tranh về tuyên truyền phòng, chống thuốc lá .

- Kiến thức đời sống: kiến thức về các chất độc trong khói thuốc lá, hình ảnh

những người nghiện thuốc, …

Trang 7

B CHUẨN BỊ

* Thầy: Giáo án, bài giảng, thiết bị dạy học( máy chiếu), tư liệu dạy học (hình ảnh, tài liệu )

* Trò: Đọc tác phẩm, soạn bài,t ìm hiểu các kiến thức tác hại của thuốc lá, giấy

A4, chì và màu

C TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1 Ổn định tổ chức:

2 Bài mới:

A Hoạt động khởi động

Học sinh qua sát hình ảnh trên bao thuốc lá Du lich cùng dòng chữ

? Em có suy nghĩ gì khi nhìn thấy những hình ảnh và đọc dòng chữ đó

GV giới thiệu bài mới: Dân gian ta có câu : “ Một điếu thuốc lào nâng cao sĩ diện”! Lễ vật đám cưới nhất định không thể thiếu thuốc lá Gặp nhau bạn bè tay bắt, mặt mừng, mời nhau một điếu thuốc lá Trong “ Cây tre Việt nam” Thép Mới cũng từng viết:

“ Tuổi già hút thuốc làm vui, với chiếc điếu cày tre là khoan khoái”

Nam Cao trong truyện ngắn Lão Hạc cũng từng viết rất hay về cái thú hút thuốc lào, cái đê mê say lơ mơ sau một điếu thuốc lào: “ Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng….Ông con mình ăn khoai, uống nước chè rồi hút thuốc lào…Thế là sướng…”

Thế nhưng về phương diện sức khỏe của cá nhân và cộng đồng và về nhiều phương diện khác thì hút thuốc lá, thuốc lào lại hết sức có hại, hết sức nguy hại và phản khoa học Đọc bài “Ôn dịch, thuốc lá”, những người mới tập hút cũng như những con nghiện nặng chắc cũng phải rung mình kinh sợ mà quyết tâm cai, từ bỏ cái thứ ôn dịch đáng lên án đó đi!

B.Hoạt động hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN GV: Tác giả Nguyễn Khắc Viện- Bác sĩ, am hiểu

nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã

hội, đặc biệt là y học Nhiều tác phẩm của ông viết

về phòng chống và chữa bệnh là bài học bổ ích

cho con người Trong tiết học hôm nay chúng ta

cùng tìm hiểu một trong những tác phẩm đó của

ông…

GV cung cấp tư liệu về tác giả ( máy chiếu)

? Em hãy cho biết xuất xứ của văn bản?

- Trích từ: “ Từ thuốc lá đến ma túy – Bệnh

nghiện”, NXB GD, Hà Nội,1992

I Tìm hiểu chung:

1.Tác giả : Nguyễn Khắc

Viện

2 Văn bản:

a Xuất xứ:

- Trích từ: “ Từ thuốc lá đến

ma túy – Bệnh nghiện”

Trang 8

- GV hướng dẫn HS đọc văn bản: đọc to, rõ ràng,

mạch lạc, những dòng chữ in nghiêng cần đọc

chậm một số câu cảm thán cần đọc với giọng phù

hợp

- GV đọc mẫu - Gọi HS đọc, nhận xét cách đọc

- Hướng dẫn HS tìm hiểu phần chú thích.( qua trò

chơi ô chữ bí ẩn)

? Văn bản có bố cục ntn? Em hãy xác định giới

hạn và nội dung chính của từng phần?

- Phần 1: Từ đầu nặng hơn cả AIDS - Nêu vấn

đề

- Phần 2: Tiếp con đường phạm pháp - Những tác

hại của thuốc lá

- Phần 3: Còn lại - Lời kêu gọi phòng chống ôn

dịch, thuốc lá

? Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết VB

“Ôn dịch, thuốc lá thuộc kiểu loại gì? Phương thức

biểu đạt của văn bản?

- Kiểu văn bản: Nhật dụng

- Phương thức lập luận kết hợp thuyết minh một

vấn đề KH-XH + biểu cảm

? Nhan đề của văn bản có hai từ rất ngắn gọn Em

hiểu hai từ này ntn?

- Ôn dịch: Từ được dùng để chửi rủa một kẻ nào

đó khi làm việc xấu xa ở đây ôn dịch được hiểu là

loại bệnh nguy hiểm, lây lan rộng, gây hậu quả

nghiêm trọng

- Thuốc lá: là cách nói tắt của tệ nghiện thuốc lá.

? Em thấy cách sắp xếp hai từ này có gì độc đáo?

- Đặt "thuốc lá" sau từ "ôn dịch" như một sự so

sánh: Tệ nghiện thuốc lá chẳng khác gì một thứ

bệnh dịch dễ lây lan, gây hậu quả nghiêm trọng

? Dùng dấu phẩy ngăn cách hai từ có tác dụng gì?

- Dấu phẩy được sử dụng theo lối tu từ để nhấn

mạnh sắc thái biểu cảm: Không chỉ nói thuốc lá là

đồ ôn dịch nguy hiểm khó trừ mà còn tỏ thái độ

lên án, nguyền rủa tệ nạn nghiện thuốc lá

? Em có thể sửa tên VB thành “Ôn dịch thuốc lá”

hoặc “Thuốc lá là một loại ôn dịch” được không ?

b.Bố cục: Ba phần.

c Kiểu văn bản:

- Kiểu văn bản: Nhật dụng

- Phương thức biểu đạt : lập luận kết hợp thuyết minh một vấn đề KH-XH +Biểu cảm

d Nhan đề:

Trang 9

Vì sao?

- Nếu đổi như vậy nội dung không sai, nhưng tính

chất biểu cảm không rõ bằng khi dùng dấu phẩy

giữa cụm từ “ôn dịch” và “thuốc lá”

? Em có thể diễn ý tên VB bằng một câu như thế

nào?

- Thuốc lá, mày là đồ ôn dịch!

- GV: Như vậy qua hai từ ngắn gọn, ta có thể hiểu

được thâm ý của ngời viết của văn bản: Thuốc lá,

mày là đồ ôn dịch đáng ghê sợ.Thật là cách thể

hiện chủ đề độc đáo, hấp dẫn

? Đọc từ đầu đến AISD ? ( Máy chiếu)

h: em có hiểu biết gì về bệnh AIDS

Vấn đề mà tác giả nêu ra ở phần đầu của văn bản

là gì?

- Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng

con người còn hơn cả AISD

? So sánh mối quan hệ của câu văn với chủ đề của

VB?

- Câu văn nêu thành chủ đề VB

? Phép so sánh trong câu văn nói lên điều gì?

- Hút thuốc lá là hiểm họa ghê gớm của con người

? Cách dẫn dắt vấn đề thật khéo léo, em hãy chỉ ra

sự khéo léo ấy?

- Cách dẫn dắt vấn đề thật khéo và ngắn gọn:

Không nói ngay về sự nguy hiểm của thuốc lá mà

trước hết thông báo tin mừng,

->rồi nêu thực tế đối lập để thu hút sự chú ý của

người đọc

-> cuối cùng tác giả mới căn cứ vào hơn năm vạn

công trình…để kết luận: ôn dịch, thuốc lá đe dọa

tính mạng của loài người còn nặng hơn cả AIDS

? Cách nêu vấn đề như vậy giúp cho em hiểu được

điều gì về ôn dịch, thuốc lá?

- Ôn dịch, thuốc lá đang là một hiểm họa ghê gớm,

khủng khiếp đe dọa tính mạng và sức khỏe của con

người

? Những con số: Năm vạn công trình,cùng các từ

ngữ: khủng khiếp, ôn dịch….có tác dụng ntn?

- Nhấn mạnh tính chính xác và tầm quan trọng của

thông tin, giúp cho vấn đề nêu ra thuyết phục được

II Đọc - hiểu văn bản:

1 Giới thiệu chung về nạn dịch thuốc lá:

- Với cách dẫn dắt vấn đề khéo léo và ngắn gọn, tác giả

đã giúp người đọc thấy được

ôn dịch thuốc lá là một nạn dịch ghê gớm, khủng khiếp

Trang 10

người đọc (đây không phải là nhận định của một

người, một tổ chức mà được rút ra từ rất nhiều

công trình của các nhà bác học, nghiên cứu trong

một thời gian dài)

- Những từ ngữ giàu tính biểu cảm tác động mạnh

đến nhận thức của người đọc

? Những câu văn mở đầu thể hiện đúng đặc điểm

của VB nào đã học?

- VB Thuyết minh

GV: Những câu văn mở đầu thể hiện đúng đặc

điểm của VB Thuyết minh, vừa giới thiệu được

vấn đề mà vẫn có những yếu tố biểu cảm cần thiết

giúp người đọc thấy được Ôn dịch, thuốc lá đang

là một hiểm họa ghê gớm, khủng khiếp đáng sợ

- Hiểm hoạ thuốc lá ghê gớm ntn chúng ta hãy

cùng tìm hiểu sang phần 2:

? Qua việc chuẩn bị bài ở nhà em hãy cho biết

trong phần 2 của văn bản, tác giả đã thuyết minh

tác hại của thuốc lá trên các phương diện nào?

Chia nhóm thảo luận

Nhóm 1,2:Tác hại đối với những người hút thuốc

Nhóm 2,3: Tác hại đến những người xung quanh

và đạo đức của con người, kỉ cương xã hội

? Trước khi phân tích tác hại của thuốc lá, tác giả

đã dẫn lời Trần Hưng Đạo về việc đánh giặc Em

hãy đọc lời dẫn này?

- HS đọc lời dẫn đó.(máy chiếu)

? Khi dẫn lời THĐạo : “Nếu giặc dâu” rồi KĐ: “

Hẳn rằng uống rượu” theo em t/g đã sử dụng biện

pháp nghệ thuật gì?

- So sánh việc thuốc lá tấn công loài người như

giặc ngoại xâm đánh phá

? Tại sao tác giả lại dẫn lời Trần Hưng Đạo về việc

đánh giặc trước khi nêu lên tác hại của thuốc lá?

Dẫn như vậy là có dụng ý gì?

- T/g mượn lối so sánh rất hay của nhà quân sự

thiên tài THĐạo để thuyết minh 1 cách thuyết

phục cho vấn đề y học…

=> Nhấn mạnh hơn sự nguy hiểm của thuốc lá:

Thuốc lá tấn công loài người như giặc ngoại xâm

và đáng sợ

2 Những tác hại cụ thể của

ôn dịch , thuốc lá:

a Đối với ng ười hút thuốc:

Ngày đăng: 20/04/2018, 14:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w