II Nội dung: • Tìm hiểu chung về lạm phát: 1 Khái niệm về lạm phát: Lạm phát là sự tràn ngập trong lưu thông, là một dấu hiệu khối lượng giá trị quá thừa dẫn đến sự mất giá của tiền tệ và sự phân phối lại thu nhập quốc dân. Lạm phát có thể xảy ra trong nhiều trường hợp khác nhau. Có thể tiền tệ tăng ngược lại hàng hóa không tăng hay ít, có nhiều trường hợp tiền tệ tăng hàng hoá giảm và có trường hợp tiền tệ giảm ngược lại tốc độ giảm của hàng hoá cao hơn và các trường hợp trên sẽ dẫn đến hậu quả là tổng số tiền lưu thông vượt quá giá trị của hàng hoá trong lưu thông. Điều đó sẽ dẫn đến tất yếu tiền sẽ mất gía, sự mất giá của tiền tệ được biểu hiện thông qua giá cả của vàng và tỷ giá hối đoái. Đứng về mặt kinh tế mà xét thì lạm phát sẽ xảy ra khi khối lượng cung của tiền tệ trong lưu thông tăng nhanh hơn mức tăng của sản xuất. 2 Phân loại lạm phát: a)Lạm phát vừa phải: Hay còn gọi là lạm phát một con số có tỷ lệ lạm phát dưới 10% 1 năm. Trong điều kiện lạm phát vừa phải, giá cả tương đối không khác mức bình thường bao nhiêu, lãi xuất thực tế và lãi xuất danh nghĩa không khác nhau đáng kể, tiền giữ được phần lớn gía trị của nó từ năm này qua năm khác, những kế hoạch dự đoán tương đối ổn định không bị xáo trộn. b)Lạm phát phi mã: Là loại lạm phát khi giá cả tăng với tỷ lệ 2 và 3 con số như 20%, 100%, 300% 1 năm. Khi lạm phát phi mã kéo dài sẽ nảy sinh những biến dạng nghiêm trọng cho nền kinh tế. Đồng tiền mất giá nhanh chóng, nhân dân tránh giữ tiền mặt. Trong khi lãi xuất danh nghĩa rất cao thì lãi xuất thực tế xuống tới âm 50% và 100%. c)Siêu lạm phát: Xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao lạm phát phi mã. Lạm phát ở Đức năm 1992 – 1993 là hình ảnh siêu lạm phát trong lịch sử lạm phát thế giới, giá cả tăng từ 1 đến 10 triệu lần. Siêu lạm phát thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng và sâu sắc, tuy nhiên chúng cũng ít khi xảy ra. d)Lạm phát ỳ: Ngoài 3 mức lạm phát chính: Lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát chúng ta còn có một loại lạm phát khác là lạm phát ỳ. Lạm phát ỳ là một khái niệm của các nhà kinh tế tư bản là lạm phát chỉ tăng với tỷ lệ không đổi hàng năm trong một thời gian dài, ở những nơi có lạm phát ỳ xảy ra, có nghĩa là ở nước đó có một sự cân bằng mong đợi, tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ được mong đợi và được đưa vào các hợp đồng, các thoả thuận không chính thức. Tỷ lệ lạm phát đó được ngân hàng trung ương, chính sách tài chính của nhà nước, giới tư bản và cả giới lao động thừa nhận và phê chuẩn nó. Đó là một sự lạm phát nằm trong kết cấu biểu hiện một sự cân bằng trung hoà và nó chỉ biến đổi khi có sự chấn động kinh tế xảy ra và tỷ lệ ỳ tăng hoặc giảm.