1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác phẩm Vụ án của Kafka

18 1,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 165 KB

Nội dung

Xuất thân trong một gia đình tư sản, có nguồn gốc Do Thái, lại theo học các trường của Đức, vì vậy, Kafka mang trong mình một nền văn hóa đa bản sắc, một sự hiểu biết đáng phục về các tô

Trang 1

Tác giả Franz Kafka 2

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác: 2

Đặc trưng trong sáng tác của Franz Kafka: 4

Tác phẩm “Vụ án” 5

Những nét khái quát chung 5

Tóm tắt tác phẩm 6

Cách hiểu tiểu thuyết “Vụ án” của Franz Kafka: 7

Đọc tác phẩm “Vụ án” dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện sinh: 7

Khái niệm liên quan đến chủ nghĩa hiện sinh: 7

Chủ nghĩa hiện sinh trên các phương diện phi lí 8

Đọc tác phẩm “Vụ án” dưới góc nhìn tôn giáo – chính trị: 12

Một số chi tiết về chính trị và tôn giáo xuất hiện trong tác phẩm trừ chương 9 12

Một số nghịch lí 15

Một số hình ảnh xuyên suốt tác phẩm 16

Hé mở qua cuộc trò chuyện giữa K và linh mục tuyên úy của nhà giam trong chương 9 17

Hoàn cảnh, không gian, thời gian 17

Cuộc trò chuyện 17

Đề xuất lí giải 18

Tổng kết: 18

DANH MỤC THAM KHẢO 19

Bài thuyết trình: Cách hiểu về tác phẩm “Vụ án” của Franz Kafka

Trang 2

I ,

Tác giả Franz Kafka

I.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

Kafka niên biểu sơ lược :

1883 Franz Kafka sinh ngày 3/7 ở Praha

1889-1893 Học trường tiểu học Đức

1893-1901 Học trường trung học Đức – tú tài

1901 Học luật tại trường đại học Đức ở Praha

1902 Tháng 10 : gặp và kết bạn với Max Brod

1904 Bắt đầu sáng tác

1906 Tháng 6 : hoàn thành luận án tiến sĩ

1907 Trợ tá tại công ty bảo hiểm Assicurazioni Generali

1908 Tháng 7 : nhân viên của Cơ quan Bảo hiểm Tai nạn lao dộng của

Vương quốc Boheme ở Praha

1912 Bắt đầu phác thảo đầu tiên của tiểu thuyết Kẻ mất tích(Amerika),

sau bị Kafka hủy Tháng 8 : gặp Felice Bauer, phác thảo lần 2 tiểu thuyết Kẻ mất tích Tháng 12 : hoàn thành tiểu thuyết Hóa thân

1913 Tháng 11 : bỏ dở tiểu thuyết Kẻ mất tích

1914 1/6 : hứa hôn với Felice Bauer

12/7 : từ hôn 28/7 : thế chiến I bùng nổ Tháng 8 : bắt đầu viết Vụ án

1915 Tháng 1 : bỏ sáng tác Vụ án

Tháng 7 : dưỡng bệnh tại Bắc Boheme

1916 Hoàn tất 1 loạt truyện ngắn

Trang 3

1917 Tháng 7 : hứa hôn lần 2 với Felice Bauer

Tháng 9 : bị lao Tháng 12 : từ hôn lần 2

1918 Tháng 1 : gặp Julie Wohryzek rồi hứa hôn vào mùa hè

Tháng 11 : viết “Thư gửi cha” (nhưng không gửi)

1919 Tháng 4 : gặp Milena Jesenska ( người dịch 1 số tác phẩm của

Kafka sang tiếng Tiệp) Tháng 7 : từ hôn Julie Wohryzek

1922 Tháng 7 : gặp Dora Diamant

Tháng 9 : dọn về Berlin ở với Dora Diamant Sức khỏe suy giảm Các truyện ngắn cuối cùng “Hang ổ”, “ Nữ ca sĩ Josefine hay dân chuột” và “Một nghệ sĩ trò nhịn đói”

1924 Tháng 3 : về lại Praha

Tháng 4 : được Dora Diamant đưa vào ba dưỡng đường khác nhau

ở Áo 3/6 : mất, an táng tại nghĩa trang Do Thái ở Praha

Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn

viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, được giới phê bình xem như một trong những tác giả có ảnh hưởng nhất thế kỉ 20

Xuất thân trong một gia đình tư sản, có nguồn gốc Do Thái, lại theo học các trường của Đức, vì vậy, Kafka mang trong mình một nền văn hóa đa bản sắc, một

sự hiểu biết đáng phục về các tôn giáo lớn (Do Thái giáo, Thiên chúa giáo và Đạo giáo, ), đặc biệt là những nhận thức, tiên đoán sâu sắc của ông về sự vận động của con người và thời đại trong tương lai

Theo định hướng của gia đình, Kafka theo học ngành luật để nối nghiệp cha, năm 23 tuổi ông lấy bằng tiến sĩ Luật và làm việc tại hãng bảo hiểm tai nạn công nhân ở Prague Trong thời gian này, thiên hướng văn chương của Kafka phát lộ, ông say mê các tác phẩm văn chương và tập tành sáng tác Trong thời gian làm việc tại hãng bảo hiểm, nhận thấy rõ khía cạnh tầm thường, phi lý và nực cười của

bộ máy quan liêu, nơi những nhân viên văn phòng ngày ngày phải vật lộn với một

Trang 4

mạng lưới những rào cản để đạt được những mục tiêu của mình Điều này trở thành tư liệu cho các tác phẩm sau này của ông như Hóa thân, Vụ án,

Do không tự tin vào khả năng văn học của mình mà Kafka ít cho in truyện, tới năm 1913, mới cho in rải rác trên các báo và in thành sách : Chiêm ngưỡng, Lời phán quyết và Người tài xế.Năm 1915, Metamorphosis, truyện ngắn nổi tiếng nhất cảu Kafka ra mắt bạn đọc, cùng với đó là hai tập truyện : A Country doctor, A Hunger Artist

Năm 1917, căn bệnh lao tấn công Kafka, cuộc hôn nhân của ông với Felice Bauer thất bại Năm 1924, ông qua đời trên đất Áo, căn dặn người bạn thân là Max Brod đốt hết các bản thảo của ông đi, nhưng M.Brod không nghe, tự mình biên tập lại các trang viết vĩ đại còn sót lại cho in thành tiểu thuyết The Trial (1925), The Castle(1926) và Amerika(1927)

Sau khi Kafka mất, chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền, gây nên Chiến tranh thế giới thứ 2 thảm khốc, thì người đọc mới nhận thức được khả năng tiên tri của Kafka Kẻ từ đó thuật ngữ Kafkaesque ra đời và đi vào nhiều ngôn ngữ Âu châu

để mô tả những hoàn cảnh siêu thực như trong truyện của ông, những trường hợp

mà trong đó người ta bị chế ngự bởi những bộ máy quan liêu, tạo nên những cảm giác vô nghĩa, mất phương hướng, không ai giúp đỡ Các nhân vật trong một bối cảnh Kafkaesque thường thiếu một cách thức hành động rõ ràng để thoát khỏi hoàn cảnh đó

I.2 Đặc trưng trong sáng tác của Franz Kafka:

Kafka được xem như người khai sinh ra khuynh hướng hiện thực huyền ảo thế kỉ XX, người sử dụng giọng văn trắng khi trần thuật và đan cài trong tác phẩm của mình những yêu tố hiện thực và hoang đường một cách độc đáo, đặc biệt ông còn là bậc thầy miêu tả những nhân vật vằng mặt như độc tài, quan liêu, Người ta thường ví lối viết của ông như Kinh thánh và tập trung khai thác tính ẩn dụ, tượng trưng trong hình tượng nghệ thuật Kafka Rõ ràng, Kafka là hiện tượng phức tạp nhất của thế kỉ XX (các nhà Hiện sinh cũng suy tôn ông là thủy tổ của dòng văn học này) song không thể phủ nhận Kafka được coi là là bậc thầy hiếm hoi của văn chương nhân loại

Đặc trưng tiêu biểu của Kafka được nhận định “ sự tội phạm hóa bản thân,

sự nhức nhối, trò chơi của con dao, chấp nhận những tội lỗi mơ hồ; miêu tả bản thân như là một món ăn không ngon, một kẻ vụng về, một người không có khát vọng; sự so sánh, giữa cái tôi nhếch nhác của một ai đó với sự thịnh vượng của thế giới bên ngoài; những hình ảnh bí ẩn đang đến và đi trong cuộc đời của một cá

Trang 5

nhân; sự bất lực trong việc tìm kiếm ý nghĩa trong các mô hình của chính cuộc đời họ; tính chất dễ vỡ và đứt đoạn của trải nghiệm, đặc biệt đối với những người có cảm giác và trực giác nhạy; sự di chuyển vào nội tâm như là chiến địa của cuộc tranh đấu; sự bất lực để nhận dạng những gì là bản chất trong hằng hà các sự kiện

và kinh nghiệm; sự đập vỡ bản thân và cảnh vật thành những thành tố tách ly, bé nhỏ, như thể trong tranh của phái lập thể hoặc phái tượng trưng, sự mất mát tiết tầu hài hòa trong cuộc sống con người, như thể sự lỗi nhạc điệu đã đi vào tinh thần hoặc linh hồn của ai đó và những hợp âm có thể nhận biết đã tuột mất tất cả những điều đó và cảm giác về bản thân như là sự lãng phí, sự thừa thãi, đồ rác rưởi – thứ vật chất bị vứt bỏ nằm bên lề cuộc đời” Đoạn nhận định trên đã khái quát một cách độc đáo về đặc trưng nghệ thuật của Kafka Nó là sự diễn giải cụ thể hơn cái nhìn phi lý, tha hóa, cô đơn, hoài nghi, bất lực, bi quan, về cuộc đời Sự khác biệt giữa Kafka và các nhà văn khác là ở chỗ nếu các nhà văn khác xác định được cho nhân vật của mình lý tưởng sống thì nhân vật của Kafka phải đối diện với sự hư vô, trống rỗng của thực tiễn xung quanh

II,

Tác phẩm “Vụ án”

II.1, Những nét khái quát chung

The Trial (tựa gốc tiếng Đức: Der Process, sau: Der Prozess, Der Proceß và Der Prozeß) là tiểu thuyết được viết bởi Franz Kafka từ năm 1914, bỏ dở vào tháng 2/1915 (“Đình trệ hoàn toàn Bị dằn vặt triền miên” – Nhật ký 7/2/1915), được xuất bản năm 1925 Đây là một trong những tác phẩm được biết đến rộng rãi nhất của ông, cuốn tiểu thuyết xoay quay Josef K, một người đàn ông bị bắt và bị truy

tố bởi 1 cơ quan từ xa, không thể tiếp cận được “Vụ án” là ám ảnh về số phận con người mong manh trong cuộc sống hiện đại bất an Cuốn tiểu thuyết chịu ảnh hưởng bởi các tác phẩm của Dostoyevsky là Tội ác và Trừng phạt, Anh em nhà Karamazov Giống như các tiểu thuyết khác của Kafka, “Vụ án” không hoàn chỉnh, mặc dù đã có một chương đưa chúng ta tới cái kết

Năm 1915, Kafka rút truyện ngắn “Trước cửa pháp luật” từ chương chín của tiểu thuyết thành truyện ngắn độc lập

Một số đánh giá về Vụ án:

-“Tác phẩm của Kafka tiêu biểu cho loại tác phẩm mở: Vụ án, Lâu đài, đợi chờ, kết án, tra tấn không thể được hiểu theo nghĩa đen” _Umberto Eco_

-“Vụ án” là câu chuyện siêu hình về cuộc sống bi thương của con người, sống trong một xã hội phi lý như sống trong trại giam chờ ngày lên máy chém Vụ

Trang 6

án là câu chuyện con người sống trong xã hội vĩnh viễn xa lạ với mình, như người không có giấy khai sinh, không có phép cư trú Là bị cáo, cá nhân không biết mình

có tội cụ thể, song người ta vẫn phải sống trong mặc cảm tội lỗi như kẻ kế thừa tội gốc.” _Phạm Văn Sỹ_

II.2, Tóm tắt tác phẩm

Chương 1 Vụ bắt bớ - Cuộc trò chuyện với bà Grubach, rồi với cô

Burstner Chương 2 Cuộc thẩm vấn đầu tiên

Chương 3 Trong phòng họp vắng hoe – gã sinh viên – các văn

phòng tòa án Chương 4 Bạn gái của cô Burstner

Chương 5 Gã đánh đòn

Chương 6 Ông chú – nàng Leni

Chương 7 Luật sư – nhà công nghiệp – họa sĩ

Chương 8 Thương gia Block – miễn nhiệm luật sư

Chương 9 Ở nhà thờ lớn

Chương 10 Kết

Những chương chưa hoàn tất : Đến thăm Elsa, đi thăm mẹ, công tố viên, ngôi nhà, cuộc xung đột với phó giám đốc, một mẩu chuyện

III, Cách hiểu tiểu thuyết “Vụ án” của Franz Kafka:

III.1, Đọc tác phẩm “Vụ án” dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện sinh:

III.1.1 Khái niệm liên quan đến chủ nghĩa hiện sinh:

Chủ nghĩa hiện sinh là một trường phái triết học duy tâm chủ quan, chủ yếu trong trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý Các nhà triết học đưa ra nhiều học thuyết nhưng nhìn chung nó xuất phát từ chủ thể con người Không chỉ là chủ thể

tư duy, mà còn là cá thể sống, cảm xúc và hoạt động Trong chủ nghĩa hiện sinh, xuất phát điểm của cá nhân được đặc tả bởi cái từng được gọi là “thái độ hiện sinh”

Trang 7

hay một tình trạng mất định hướng và bối rối khi đứng trước một thế giới có vẻ như vô nghĩa và phi lý Có thể hiểu đơn giản thì chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa đặt nhân vật văn học vào thế giới phi lý, không thể giải thích Nơi mà họ thấy mọi giá trị tinh thần đang dần mất hết, nhân vật như thấy mình bị bỏ rơi, cô đơn lạc lõng giữa cuộc sống đầy thù nghịch, cuộc đời trở nên vô nghĩa Chính vì vậy con người phải đi tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống và nổi loạn

Vậy phi lý là gì? Theo cuốn “ Văn học phi lý” của Nguyễn Văn Dân, khái niệm phi lý trong triết học được hiểu trên hai phương diện : Thứ nhất, trên phương diện logic học người ta quan niệm những gì tồn tại trái với quy tắc logic đều bị coi

là phi lý, Thứ hai, trên bình diện lý luận nhận thức, người ta cho rắng tất cả những

gì chống lại năng lực nhận thức, chống lại lý trí không thể lý giải được bằng tư duy đều được coi là phi lý Như vậy, phi lý là cái phản lý tính

Cũng theo Nguyễn Văn Dân thì “khái niệm phi lý trong văn học được dùng

để chỉ loại hình văn học phi lý có nhiệm vụ nhận thức và mô tả cái hiện thực vô nghĩa, phi logic, phi lý tính, trái với năng lực nhận thức của con người” Tuy nhiên, ông vẫn không bỏ qua nguyên tắc cho những gì tồn tại trái với năng lực nhận thức

lý tính là phi lý “chúng tôi chỉ coi những sáng tác nào có khung cảnh cốt truyện trái với tư duy, lí trí thông thường là sáng tác phi lý khi tác giả đặt sáng tác của mình trong hệ thống logic thông thường”

Cái phi lý trong văn chương Kafka biểu hiện qua thế giới nhân vật, kết cấu, cách kể chuyện, thủ pháp kể chuyện,…

III.1.2, Chủ nghĩa hiện sinh trên các phương diện phi lí

III.1.2.1 Nhân vật

III.1.2.1.1 Nhân vật Josef K.

Nhân vật trong tác phẩm của Kafka là những nhân vật mất đi căn tính của một con người Các nhân vật ở tiểu thuyết thường có tên tuổi rõ ràng, nhưng trong tiểu thuyết “Vụ án”, nhân vật được xây dựng không có tên như thiếu phụ, gã sinh viên, viên dự thẩm, hoặc tên bị thu gọn như Josef K., điều này vừa chỉ ra sự tồn tại phi lý của cá nhân con người, nhân vật không có tên tuổi biểu trưng cho sự tồn tại vô nghĩa trong cuộc sống Bên cạnh đó, tác giả để cho những nhân vật của mình không có những đặc điểm ngoại hình, tính cách, các đặc điểm cá nhân,… Điều này không chỉ gợi nên thân phận mong manh, bi đát của con người trong xã hội hiện đại, con người như mất đi cả căn tính, không còn mang ý nghĩa của một sự tồn tại Đồng thời nó còn gợi cho người đọc về số phận của vô vàn những con người bình

Trang 8

thường trong xã hội – những con người nhỏ bé bình thường, tên tuổi cũng như sự tồn tại của họ không được ai biết đến Thêm đó, những cái tên như đem đến cho người đọc sự mong manh, dễ dàng lẫn vào nhau của con người thời hiện đại là lớn hơn bao giờ hết, con người hòa tan trong cộng đồng, không xác định được nhân diện, con người tưởng chừng như tự do nhưng lại bị cầm tù giữa thế giới thực tại

mà mình đang sống như K bị cầm tù, dồn nén đến nghẹt thở của một tòa án hữu hình nhưng rất đỗi mơ hồ

Và con người trong thế giới đó chỉ được nhận diện khi con người ta bị đẩy vào trong một tình cảnh đầy phi lí Nhân vật chính trong Vụ án là Joseph K, một nhân viên ngân hàng, bỗng nhiên anh bị bắt trong buổi sáng đầu tiên chào đón tuổi

30 của mình mà chẳng hề biết mình bị bắt vì tội gì Người bắt không hề có trát bắt, người bắt không cần xem giấy tờ căn cước và cũng không được thông báo tội danh cho tội phạm Anh bị bắt bởi hai gã thanh tra ngốc nghếch và thiển cận, chúng làm việc mà không hiểu mình đang làm việc gì mặc dù chúng luôn khẳng định "chúng tôi làm theo pháp luật" Joseph K từ người vô tội bị buộc tội và trở thành có tội Từ một con người bình thường con người phải đối diện với những điều phi lí Chỉ khi mang trong mình một tội danh từ trên trời rơi xuống con người mới trở nên khác biệt Chính sự khác biệt ấy khiến con người trở nên bơ vơ, lạc lõng, cô độc trong chính cuộc đời mà con người ta thường quen

Khi bị ném vào xã hội với những bất công phi lý, nhân vật của Kafka không chịu chấp nhận số phận phũ phàng mà đấu tranh Phải chăng hành trình đấu tranh

là hành trình con người ta đi tìm bản thể của chính bản thân mình Một cái bản ngã

mà con người ta chưa bao giờ ý thức được, một bản ngã bị những sự “bình thường” che lấp Đấu tranh trước những điều tưởng như phi lí để thấy được cái ý nghĩa của bản thân trong cuộc đời đầy những sự “bình thường” mà con người ta chấp nhận sống trong đó Con người ý thức được sự khác biệt của bản thân, muốn tách mình

ra nhưng con người vấp phải những lý lẽ tưởng chừng như có lý Nhưng càng đấu tranh, càng va chạm con người ta như càng mất đi cái khao khát tìm thấy bản ngã của mình Con người dần quy hàng và khuất phục trước số phận, trước những điều

“phi lí” Và cái đích cho sự đấu tranh ấy là tích cách con người dần dần “biến dạng”, trở nên quen thuộc với cái phi lý ấy Nực cười và bi kịch ở chỗ dù họ kiên cường với ý chí đấu tranh ấy nhưng rốt lại họ cũng sống cuộc sống phi lý mà họ bị

ép phải sống: giống như K chấp nhận mình là một tội phạm dù không có tội chứng, giống như Samsa chấp nhận sống như một loài bọ, K lao vào tìm chứng

cứ chứng minh mình vô tội trong khi vẫn mặc định bản án trên người mình, điều

đó khiến K trở thành tù nhân của chính mình và rơi vào bế tắc Nhân vật dần dần

Trang 9

tha hóa trong cái phi lý, K sẵn sàng quen sử dụng phụ nữ như lỗi đi tới giải quyết bản án của mình : làm quen người thiếu phụ trong tòa án, tán tỉnh cô gái Leni, Nhưng rồi K lại chấp nhận bản án vào sinh nhật thứ 31, một năm sau khi

vụ án được khởi tố, với câu nói nhức nhối trước khi chết “Như một con chó”, phải chăng K đã nhận thức rõ chế độ độc tài toàn trị đày đọa con người, nô lệ con người như một con chó Dẫu ý thức được sự nhục nhã nhưng con người không có cách nào thoát ra được và chấp nhận chịu kết cục là cái chết Phải chăng khi con người ta nhận ra bản thân mình khác biệt, nhận ra mình là cái phi lí với những thứ còn lại cũng là lúc con người ta phải tự học cách chấp nhận sự thua cuộc, chấp nhận cái chết dù bản thân mình không muốn

Con người không chỉ đơn thuần bị ném vào hoàn cảnh phi lí mà ngay trong chính bản thân nhận thức và suy nghĩ của nhân vật cũng chứa đựng những điều phi

lí.Khi bị bắt, anh không lo lắng nhiều về việc vì sao mình bị bắt, cái anh băn khoăn hơn cả là khi đến văn phòng, anh sợ mọi người biết mình bị buộc tội, sợ mình bị mất uy tín ở văn phòng và khu nhà trọ Sau khi lớn tiếng biện minh cho mình ở tòa

án, mà vẫn không thay đổi được tình hình, anh mặc nhiên chấp nhận mình bị buộc tội với một thái độ dửng dung đến kì lạ, đến nỗi ông chủ của anh đã phải thốt lên:

“sự dửng dung của mày làm tao phát điên lên được” Cái con người quan tâm đến không phải là sự trong sạch của bản thân mình mà con người sợ mọ người sẽ nghi

kị mình Con người dường như mất đi niềm tin ở tất cả mọi thứ trong cuộc sống

III.1.2.1.2Các nhân vật khác

Các nhân vật xung quanh K cũng được miêu tả một cách đầy nghịch dị, bị tha hóa bởi xã hội phi lý Nhân vật dị tất và biến dạng như cô người hầu Leni có đôi bàn tay với lớp màng, tình tự với tất vả các thân chủ của luật sư Huld, là luật sư Huld với thân thể quắt queo bệnh tất luôn gắn với chiếc giường nhưng vẫn nhận những vụ án bởi ông có quan hệ rộng với những quan chức cấp cao trong ngành, thương gia Blok từ một người giàu có và có vị thế nay phải sống nô lệ vào các luật

sư, trở thành nô lệ cho hệ thống pháp lý phi lý, Các nhân vật này khắc họa sâu sắc sự tha hóa của con người trong một xã hội tưởng như bình thường lại ẩn chứa những bất thường nguy hiểm Con người như bị chính cái xã hội đầy ngột ngạt và khắc nghiệt bóp méo đến mức biến dạng không còn mang cuộc sống của một con người bình thường Đó là những dự cảm của Kafka về sự biến dạng của con ngươi không chỉ biến dạng về ngoại hình mà nó còn sự biến dạng trong bản chất mỗi con người

Trang 10

III.1.2.2 Kết cấu tác phẩm mở

Kết cấu mở được thể hiện ở việc tác giả xây dựng chương đầu tiên và chương cuối cùng trước sau đó mới viết các chương giữa Điều này tạo nên sự dễ dàng trong việc thêm bớt các chương trong tác phẩm Mỗi chương như một câu chuyện nhỏ riêng biệt ít có liên hệ với các chương còn lại Chính kết cấu này đã phá tan kết cấu thể hiện một câu chuyện lớn của tiểu thuyết Kết cấu ấy, kiến con người ta liên tưởng đến quá trình K đi tìm chính mình Con người được hiện ra khi nhận ra sự tồn tại khác biệt và cái kết cho điều ấy chỉ là một cái chết Hành trình con người ta đi tìm chân lý là hành trình phi lí là một hành trình rời rạc, không thể xác định điểm kết và hành trình ấy chỉ kết thúc khi con người ta chấp nhận cái chết Bên cạnh đó là một kết thúc mở, tuy nhân vật chết đi nhưng những câu hỏi về hành trình đi tìm ra nguyên nhân của những điều phi lí của Josef K còn mãi trong người đọc Người đọc cùng suy ngẫm cùng lí giải, cùng sáng tạo với tác giả

III.1.2.3 Thời gian phi lí

Thời gian trong tác phẩm của Kafka cũng không còn là thời gian tuyến tính nữa Cùng với sự xuất hiện bị cứt đứt quá khứ của nhân vật, chấp chới giữa hiện tại

và phải đối mặt với tương lai mịt mùng Thời gian trong tác phẩm của Kafka như

bị đóng băng trong không gian ngột ngạt và u mê Tất cả tạo nên màu sắc huyền thoại của tác phẩm

III.1.2.4 Không gian phi lí

Không gian – Vụ án là không gian ngột ngạt đến nghẹt thở vì sự bao trùm và đeo đuổi của tòa án ở khắp nơi nhưng lại không hể hình dung nó ở một chỗ cụ thể nào, ta có thể xác định được các địa điểm nhưng không thể biết nó nằm chính xác

ở nơi nào: như K lạc đường ngay trong chính tòa án, ông khách Ý đột nhiên biến mất, Không gian thường thấy là không gian khép kín, không gian của sự bừa bộn bởi đồ đạc (phòng tranh của Titorelli) và bởi con người (phòng xử án của K.), điều này tạo nên bầu không khí ngột ngạt luôn ngự trị, khiến con người không thể sống được nhưng nếu quen với nó thì cũng mất dần sự sống thường nhật bên ngoài Bên cạnh không gian khép kín, bóng tối cũng là một trong những nét đặc thù của không gian Kafka, là hình ảnh ẩn dụ cho sự hoang mang, vô định của con người, là ẩn dụ cho bóng tối cuộc đời nhân vật

III.1.2.5 Mê cung

Mê cung là một trong những thủ pháp quan trọng của Kafka trong việc diễn đạt cái phi lý Chủ đề mê cung chính là cơ sở để tác giả xây dựng những “con

Ngày đăng: 19/04/2018, 22:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w